Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.1 KB, 6 trang )

nguyễn thị hơng
nghiên cứu trung quốc
số 9 (79) - 2007

70






ths. nguyễn thị hơng
Khoa Sử- Trờng Đại học Vinh


ào cuối thế kỷ XVIII và nửa
đầu thế kỷ XIX, Trung Quốc
đang ở trong thời kỳ cuối
của chế độ phong kiến chuyên chế. Tính
chất của nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự
túc hầu nh chi phối toàn bộ nền kinh
tế. Trong khi đó, ở các quốc gia phong
kiến châu âu, giai cấp t sản đã và đang
liên tục bớc lên vũ đài chính trị, rồi
"xâm lấn khắp hoàn cầuvà thiết lập
mối dây liên hệ ở khắp nơi"
(1)
. Có nghĩa
là, làn sóng toàn cầu hoá đã bắt đầu và
những nớc thức thời đã hội nhập, thế
nhng Trung Quốc vẫn bảo thủ, "đóng


cửa", do đó đã trở thành một nguyên cớ
lịch sử cho sự lạc hậu và cuối cùng bị nô
dịch. Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực
dân vào Trung Quốc từ nửa cuối thế kỷ
XIX đến đầu thế kỷ XX đã mở ra một
giai đoạn mới trong lịch sử Trung Quốc,
giai đoạn có sự chuyển biến toàn diện và
sâu sắc mang những đặc trng không
giống một thời đại nào trớc đó.
1. Không lâu sau những phát kiến địa
lý, các nớc châu âu bắt đầu xâm nhập
Trung Quốc. Tuy vậy, cho đến đầu thế
kỷ XVIII, những sự xâm nhập ấy đều
không đạt kết quả khả quan. Từ năm
1840 trở đi, các nớc đế quốc tích cực
phát động chiến tranh xâm lợc Trung
Quốc. Mở đầu là các cuộc Chiến tranh
Thuốc phiện, tiếp đến là hàng loạt các
cuộc chiến tranh xâm lợc vào các vùng
biên cơng của Trung Quốc, rồi cuộc
Chiến tranh Giáp Ngọ v.v Qua đó,
hàng loạt hiệp ớc bất bình đẳng đợc
ký kết. Sau khi tạo đợc áp lực đối với
Trung Quốc, các nớc đế quốc tiến hành
xây dựng những căn cứ vững chắc và lâu
dài, đua nhau lập tô giới ở hầu khắp các
thành phố lớn của Trung Quốc. Những
phạm vi thế lực này ngày càng đợc mở
rộng và trở thành cứ điểm làm bàn đạp
v


Những chuyển biến kinh tế
nghiên cứu trung quốc
số 9 (79) - 2007


71
để họ đẩy mạnh các hoạt động xâm nhập
vào Trung Quốc.
Nh vậy, bằng vũ lực quân sự, các
nớc đế quốc nhanh chóng mở rộng dần
cánh cửa vốn đóng kín của Trung Quốc.
Theo đó, kinh tế t bản chủ nghĩa xâm
nhập với tốc độ ngày càng nhanh chóng
vào Trung Quốc. Hàng hóa của ngoại
quốc từ phía Nam tràn lên phía Bắc và
tiến sâu vào lục địa.
Bên cạnh việc xuất khẩu hàng hóa, họ
còn du nhập, xây dựng những cơ sở công
nghiệp hiện đại ở Trung Quốc. Việc t
bản ngoại quốc đầu t rầm rộ vào Trung
Quốc đã trở thành điểm nổi bật ở thời kỳ
từ sau Chiến tranh Giáp Ngọ (1894-
1895) trở đi. Do đó, số t bản nớc ngoài
đầu t vào Trung Quốc tăng lên nhanh
chóng: nếu từ sau năm 1840 đến năm
1902, số t bản đầu t là 788 triệu đô la,
thì đến cuối năm 1914 đã tăng lên gấp
hơn hai lần
(2)

.
Đồng thời với những hoạt động về
quân sự, chính trị, kinh tế, các nớc thực
dân cũng rất tích cực trong việc xâm
nhập văn hóa, giáo dục, y tế. Trong lúc
chính quyền Mãn Thanh cấm không cho
ngời Trung Quốc mở tòa soạn báo thì
ngời phơng Tây mở nó ở khắp các
thành phố lớn của Trung Quốc và mời
ngời Trung Quốc làm chủ bút. Ngoài
ra, các hội truyền giáo, trờng dòng và
các trung tâm y tế đợc mở ra khắp nơi.
Nhiều nớc còn cử các giáo s sang
Trung Quốc mở mang trờng học, giảng
dạy và nhận đa ngời Trung Quốc đến
nớc mình đào tạo. Văn minh phơng
Tây vì thế đợc giới thiệu, truyền bá đến
đông đảo quần chúng.
Chủ nghĩa thực dân tiến hành xâm
nhập vào Trung Quốc thông qua hàng
loạt các cuộc chiến tranh xâm lợc, hiệp
ớc bất bình đẳng, những hoạt động văn
hóa, giáo dục và nhất là các hình thức
đầu t kinh tế, cho nên tác động của nó
đối với Trung Quốc đợc quy định bởi tất
cả sức mạnh trên. Vì thế, những nhân tố
mới đợc du nhập "cỡng ép" vào Trung
Quốc đã tạo nên những chuyển biến
quan trọng ở Trung Quốc, trớc hết là
những chuyển biến trong các ngành kinh

tế.
2. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,
bức tranh kinh tế của Trung Quốc đã có
những nét mới. Đó là sự chuyển biến,
thay đổi trong những ngành kinh tế cũ
của xã hội phong kiến và các hình thức
kinh doanh t bản chủ nghĩa hiện đại
xuất hiện, phát triển dới ảnh hởng
trực tiếp của bên ngoài.
Khi ấy, với sự du nhập ngày càng
nhiều các nhân tố kinh tế t bản chủ
nghĩa, nền kinh tế tự nhiên của Trung
Quốc dần bị giải thể. Biểu hiện trớc hết
ở sự phân hóa một cơ sở hình thái kinh
tế cơ bản, hết sức trì trệ - đó là sự kết
hợp giữa nông nghiệp và thủ công
nghiệp ở nông thôn. Trong nông nghiệp
đã diễn ra sự sụp đổ của những nền tảng
nguyễn thị hơng
nghiên cứu trung quốc
số 9 (79) - 2007

72
kinh tế cũ, sự thay đổi trong chính sách
bóc lột của địa chủ đối với nông dân,
thay đổi trong các hình thức lĩnh canh
và sự tan rã nhanh chóng của các loại
đất công thời trung cổ. Cùng với quá
trình ấy là những thay đổi với việc tăng
cờng các xu thế mới.

Trớc Chiến tranh Thuốc phiện, ở
một số vùng nông thôn thuộc các tỉnh
ven biển Trung Quốc có tồn tại sản xuất
hàng hóa, lao động làm thuê. Tuy vậy,
cho đến giữa thế kỷ XIX, mức độ phát
triển hàng hóa và việc sử dụng lao động
làm thuê trong nông nghiệp vẫn còn rất
ít ỏi. Đến giai đoạn này, các quá trình
kinh tế - xã hội ấy đã phát triển rõ rệt.
Hơn nữa, sự xâm nhập của kinh tế t
bản chủ nghĩa đã từng bớc đa Trung
Quốc đi vào quỹ đạo thơng mại quốc tế.
Do đó, sản xuất nông nghiệp hàng hóa
đợc kích thích phát triển: "Đây là thời
kỳ phổ biến mạnh mẽ nhất cha từng
thấy về nhiều loại cây công nghiệp:
bông, dâu, chè, đậu tơng, thuốc phiện,
thuốc lá, lạc, vừng và nhiều loại cây có
dầu khác"
(3)
. Sự chuyên môn hóa với việc
hình thành các khu chuyên canh của
nông nghiệp hàng hóa và xu hớng tăng
cờng gieo trồng các loại cây hàng hóa
quan trọng nhất cũng xuất hiện. Vì thế,
đặc điểm nổi bật của nông nghiệp thời
kỳ này là kinh tế địa chủ t nhân bị lôi
cuốn vào kinh tế hàng hóa. Các địa chủ
tích cực ràng buộc nông dân vào việc sản
xuất nông phẩm cho thị trờng và trồng

các loại cây có lợi hơn. Việc sản xuất và
tiêu thụ đều mang tính chất hàng hóa.
Rõ ràng, hình thái kinh tế tiểu hàng hóa
đã phát triển hơn nhiều so với giai đoạn
trớc. Theo đó, lực lợng lao động làm
thuê trong nông nghiệp tăng lên đáng
kể, nhất là ở các khu vực nông nghiệp
hàng hóa.
Rõ ràng, nền kinh tế tự nhiên từ đơn
điệu dần dần đã đa dạng và nhộn nhịp
về hình thức sản xuất hàng hóa. Kỹ
thuật sản xuất có bớc phát triển và sự
phân hóa kinh tế giữa nông dân đợc
đẩy mạnh. Quá trình chuyên canh diễn
ra trong từng tỉnh cũng phá dần sự trì
trệ, bó hẹp của chế độ cũ. Tuy nhiên,
việc đi vào quỹ đạo thơng mại quốc tế
với những quy luật khắc nghiệt của nền
kinh tế thị trờng cũng đã bộc lộ những
mặt tiêu cực của nó, đó là các cuộc
khủng hoảng tiêu thụ ở một số mặt hàng
nông phẩm trong từng thời điểm nhất
định.
Bên cạnh nông nghiệp, từ giữa thế kỷ
XIX, sự phát triển tự thân của các nghề
thủ công ở nông thôn và thành thị Trung
Quốc đã bị phá vỡ và thiết chế lại bởi sự
can thiệp của các yếu tố bên ngoài.
Những nghề thủ công mang hình thức
kinh tế trung cổ nhanh chóng sụp đổ.

Trên cơ sở đó có sự ra đời, phát triển của
những nghề mới mà ngay từ đầu đã đợc
tổ chức theo phơng thức t bản chủ
nghĩa và sự phục hồi của những nghề cũ
trên cơ sở kỹ thuật, nguyên liệu, cách
Những chuyển biến kinh tế
nghiên cứu trung quốc
số 9 (79) - 2007


73
thức hoạt động theo lối mới. Hiện tợng
bao thầu sản phẩm đến từng hộ thủ công
làm thuê, sự xuất hiện các công trờng
thủ công t bản hay trong lòng các công
trờng cũ có sự ra đời, lớn mạnh của
những quan hệ t bản đã trở nên phổ
biến.
ở nông thôn, sự tách rời nghề thủ
công khỏi nghề nông và quá trình phân
hóa tiếp theo diễn ra rất rõ rệt. Việc sử
dụng nguyên liệu mới và những tiến
triển, mà khuynh hớng chủ yếu là nghề
thủ công của nông dân chuyển thành
kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa. ở một
mức độ nào đó, điều này đã kéo các nghề
thủ công nông thôn gần với trình độ của
các nghề thủ công thành thị. Kỹ thuật
thủ công vì thế mà có những tiến bộ
nhất định. Ngoài việc cải tiến các loại

máy trớc đây, ngời ta đã sử dụng máy
dệt dậm chân có trục kim khí của Nhật.
Trong khâu ơm tơ, bắt đầu chuyển từ
máy gỗ cầm tay sang máy kim loại dậm
chân. Máy cán bông kim loại cũng đợc
sử dụng rộng rãi.
Trong giai đoạn này, thủ công nghiệp
tơng đối phát triển. Sản phẩm thủ công
nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc tăng
một cách có hệ thống: từ năm 1875 đến
những năm 20 của thế kỷ XX, trung
bình tăng 2,6% / năm
(4)
.
Tuy vậy, sự tồn tại của nền tảng
phong kiến, mặc dù tính chất xã hội đã
thay đổi nhng vẫn còn phát huy đợc
tác dụng to lớn của nó. Sản xuất nông
nghiệp tuy đã hớng ra thị trờng,
nhng cái cơ bản nhất là quan hệ chiếm
hữu ruộng đất, quan hệ bóc lột phong
kiến vẫn còn giữ giá trị. Ngoài ra, trong
nhiều vùng còn tồn tại nền kinh tế tự
nhiên và nửa tự nhiên, cho nên, ở đây,
nếu có cũng mới chỉ xuất hiện một số
hình thức của kinh tế hàng hóa. Tơng
tự, đối với thủ công nghiệp tuy có chuyển
biến sâu sắc, mạnh mẽ hơn nhiều so với
nông nghiệp thì vẫn nổi lên sự yếu kém
và không vững chắc. Quá trình chuyển

biến từ hình thức thấp lên hình thức cao
diễn ra chậm chạp và không đồng đều
mà chậm dần về phía Bắc và Tây Bắc
của đất nớc.
Trong lĩnh vực công nghiệp, cùng với
việc các nớc t bản xây dựng những cơ
sở công nghiệp hiện đại trên đất Trung
Quốc, nhất là trong thời kỳ họ tăng
cờng xuất khẩu t bản vào Trung Quốc,
công nghiệp của t bản dân tộc Trung
Quốc đã ra đời. Và nh Lênin nói: "Việc
xuất khẩu t bản ảnh hởng đến sự
phát triển của chủ nghĩa t bản và thúc
đẩy mạnh mẽ sự phát triển đó trong
những nớc đã đợc đầu t
(5)
. Đó chính
là sự tăng lên về số lợng nhà máy và
nguồn vốn đợc đầu t. Nếu trớc Chiến
tranh Giáp Ngọ (1894-1895), t sản dân
tộc Trung Quốc mới chỉ có 108 xí nghiệp
thì đến thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ
nhất, con số đó đã tăng lên 1.759 xí
nghiệp
(6)
.
nguyễn thị hơng
nghiên cứu trung quốc
số 9 (79) - 2007


74
Những công xởng của t bản dân tộc
Trung Quốc đã xuất hiện, phát triển
dới tác động trực tiếp từ các nớc tiên
tiến, xong quá trình ấy lại không diễn ra
trên cơ sở xoá bỏ mọi yếu tố lạc hậu của
phong kiến mà có sự thích nghi, hòa trộn
giữa cũ và mới. Vì thế, ngời ta thờng
nói đến tính chất què quặt, sự yếu đuối
và mất cân đối, việc phát triển và phân
bố không hợp lý của ngành công nghiệp
Trung Quốc thời kỳ này.
Cùng với những chuyển biến trên,
ngành thơng nghiệp của Trung Quốc
cũng đã có sự thay đổi. Thị trờng nội
địa đợc mở rộng hơn bao giờ hết. Các
mối quan hệ kinh tế, sự trao đổi sản
phẩm giữa khu vực nông thôn với thành
thị và giữa các tỉnh đều phát triển, làm
xuất hiện khuynh hớng tập trung thị
trờng. Đồng thời, buôn bán giữa Trung
Quốc với các nớc bên ngoài đợc mở
rộng. Trong giao dịch trao đổi, bắt đầu
chuyển từ độc quyền phong kiến sang
cạnh tranh tự do, từ kinh doanh hớng
nội sang kinh doanh hớng ngoại với
việc tiếp nhận mô hình kinh doanh của
phơng Tây Song song với những
chuyển biến tích cực đó, cán cân thơng
mại bất lợi đã chuyển hớng về phía

Trung Quốc: "Trớc năm 1830, khi cán
cân thơng mại có lợi cho ngời Trung
Quốc thì bạc từ ấn Độ, Anh và Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ không ngừng đợc
nhập vào Trung Quốc. Nhng từ năm
1833, nhất là từ năm 1844, số lợng bạc
từ Trung Quốc xuất sang ấn Độ đã
mang những quy mô to lớn"
(7)
.
Đối với ngành tài chính tín dụng, giao
thông vận tải, thông tin liên lạc đều có
sự thay đổi. Đó là sự xuất hiện các tổ
chức tiền tệ, tín dụng kiểu mới với kỹ
thuật kinh doanh tiến bộ hơn, sự ra đời
của Tổng cục điện báo và sự xuất hiện
những cơ sở vật chất hiện đại của ngành
giao thông, nhất là việc xây dựng hệ
thống đờng sắt (đến năm 1913, Trung
Quốc đã có 9.618 km đờng sắt đợc đa
vào sử dụng).
3. Nh vậy, sự xâm nhập của chủ
nghĩa thực dân vào Trung Quốc một mặt
đã làm cho nền kinh tế tự cấp tự túc của
Trung Quốc bắt đầu bị phá vỡ một cách
rộng lớn, xúc tiến sự giải thể của cơ sở
kinh tế phong kiến, tạo điều kiện cho
chủ nghĩa thực dân bòn rút của cải ở
Trung Quốc. Mặt khác, ngoài ý muốn
của chủ nghĩa thực dân, việc du nhập

theo phơng thức "cỡng ép" những cái
mới đã đẩy sản xuất t bản chủ nghĩa
của Trung Quốc phát triển lên.u Tuy
những nhân tố của chủ nghĩa t bản dân
tộc Trung Quốc đã có mầm mống từ lâu
trong lòng xã hội phong kiến, nhng sau
khi bị những nớc t bản âu Mỹ xâm
nhập và bị những nớc t bản âu Mỹ
kích thích thì những nhân tố ấy mới bắt
đầu nảy nở
(8)
. Một thị trờng từng bớc
đi theo hớng thống nhất, một nền kinh
tế dân tộc mới dần hình thành. Kinh tế
phong kiến tuy vẫn chiếm u thế, nhng
hệ thống kinh tế nhiều thành phần đã
Những chuyển biến kinh tế
nghiên cứu trung quốc
số 9 (79) - 2007


75
dần dần thay cho hệ thống một thành
phần truyền thống. Mặc dù chỉ có thể
xem đây là giai đoạn chuyển tiếp, giai
đoạn quá độ để chuyển đổi nền kinh tế,
nhng những chuyển biến nêu trên, đặt
trong tiến trình phát triển của lịch sử, rõ
ràng đã có tác dụng cận đại hóa Trung
Quốc. Và đúng nh nhận định của Mác:

chủ nghĩa thực dân đã thực hiện hai sứ
mệnh, sứ mệnh phá hoại và sứ mệnh
xây dựng - một mặt là phá hoại xã hội cũ
của châu á, mặt khác là đặt cơ sở vật
chất cho xã hội phơng Tây ở châu á
(9)
.




Chú thích
(1)
C.Mác và Ph.ănghen (1976), Tuyên
ngôn Đảng Cộng sản, Nxb Sự thật, Hà
Nội, tr. 49.
(2)
Lịch sử hiện đại Trung Quốc (1917 -
1927) (1983), Nxb Khoa học, Matxcơva
(bản dịch của Phan Văn Ban), tr. 2.
(3)
Nepômnin, Lịch sử kinh tế Trung
Quốc (1864-1895), (bản dịch lu tại Th
viện Khoa Lịch sử - Trờng Đại học KHXH
& NV, Hà Nội), tr. 308.
(4)
Lịch sử hiện đại Trung Quốc (1917 -
1927) (1983), Nxb "Khoa học",
Matxcơva (bản dịch của Phan Văn Ban),
tr. 6.

(5)
Nguyễn Văn Hồng (1972), Lịch sử cận
đại thế giới - Phần 2, Tập 1 (1870 -
1919), Nxb Tổng hợp, Hà Nội, tr. 97.
(6)
Lịch sử hiện đại Trung Quốc (1917 -
1927) (1983), Nxb "Khoa học",
Matxcơva (bản dịch của Phan Văn Ban),
tr. 7.
(7)
C.Mác và Ph.ănghen (1981), Tuyển
tập, Tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 541.
(8)
Mao Trạch Đông (1959), Mâu thuẫn
giai cấp giữa công nhân và t sản dân tộc,
Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 85.
(9)
C.Mác và Ph.ănghen (1981), Tuyển
tập, Tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 562.


Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Hồng (1972), Lịch sử
cận đại thế giới - Phần 2, Tập 1 (1870 -
1919), Nxb Tổng hợp, Hà Nội.
2. Lịch sử hiện đại Trung Quốc (1917 -
1927) (1983), Nxb "Khoa học",
Matxcơva (bản dịch của Phan Văn Ban).
3. C.Mác và Ph.ănghen (1976), Tuyên
ngôn Đảng Cộng sản, Nxb Sự thật, Hà

Nội.
4. C.Mác và Ph.ănghen (1981), Tuyển
tập, Tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.
5. Mao Trạch Đông (1959), Mâu thuẫn
giai cấp giữa công nhân và t sản dân tộc,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
6. Nepômnin, Lịch sử kinh tế Trung
Quốc (1864 - 1895), (bản dịch lu tại Th
viện Khoa Lịch sử - Trờng Đại học KHXH
& NV Hà Nội)

×