Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.93 KB, 1 trang )
Heo đã chích ngừa viêm phổi nhưng heo vẫn ho?
Hỏi: Tôi có tổng đàn 250 con heo. Với heo cai sữa và heo thịt tôi có trộn kháng sinh Ceftiofur + Bcomlex
C hoặc Florencol + Bcomlex C. Mỗi tháng cho ăn 5 ngày. Nhưng heo vẫn ho, hỏi làm cách nào để không
xảy ra tình trạng ho mặc dù đã chích ngừa viêm phổi lúc 7 ngày và 21 ngày.
Trả lời: Chứng ho trên heo cai sữa và heo thịt do rất nhiều nguyên nhân: ẩm độ chuồng nuôi cao, gió lùa,
không khí lạnh, tình trạng vệ sinh chuồng nuôi kém, thức ăn không phù hợp, mật độ nuôi nhốt quá chật,
vi sinh vật gây bệnh trong trại…
Thông thường chúng ta chỉ chú ý đến nguyên nhân vi sinh vật và cố gắng kiểm soát chứng ho bằng
kháng sinh và vaccine. Mức độ hiệu quả của biện pháp này tùy theo từng trang trại, phụ thuộc vào khả
năng kiểm soát các yếu tố khác không phải là yếu tố vi sinh vật gây nên chứng ho. Việc bổ sung kháng
sinh và chích ngừa viêm phổi lúc 7 ngày và 21 ngày của trại, chủ yếu kiểm soát Mycoplasma và một số vi
khuẩn gây bệnh trên đường hô hấp như Pasteurella multocida, Haemophyllus parasuis parasuis,
Actinobacillus suis, Streptococus suis…nhưng không tác động được trên một số virus có tác động quan
trọng đến bệnh trên đường hô hấp như: virus PRRS, PVC2, virus cúm.
Mặt khác hiệu quả của việc bổ sinh kháng sinh còn phụ thuộc vào sự đề kháng kháng sinh của một số vi
khuẩn gây bệnh tại trại. Do đó để giảm thiểu chứng ho ngoài việc kiểm soát nguyên nhân do vi khuẩn,
cần phải làm tốt các biện pháp kiểm soát những nguyên nhân thuộc về quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng…
Đồng thời phải thực hiện tốt quy trình tiêm phòng các bệnh so virus như bệnh PRRS, bệnh còi cọc do
Circovirus type 2 (PVC 2) nhất là trong tình hình nghiêm trọng của dịch bệnh PRRS và bệnh liên quan
đến Circovirus. Việc vệ sinh tiêu độc thường xuyên và đúng cách (dọc dẹp, rửa sạch sẽ, để khô chuồng
trước khi phun thuốc sát trùng) sẽ làm giảm mật độ vi sinh vật gây bệnh trong trại. Đặc biệt PCV2 có rất
nhiều trong phân heo, vì thế cần áp dụng biện pháp rửa chuồng ít nhất 2 lần để giảm thiểu tối đa lượng
PCV2 có trong chuồng.
Tóm lại chứng ho trên heo là hậu quả của nhiều nguyên nhân trong đó cách quản lý, chăm sóc nuôi
dưỡng, chuồng trại là những yếu tố quyết định. Các biện pháp bổ sung kháng sinh, tiêm phòng là biện
pháp quan trọng nhưng không loại trừ được chứng ho trên heo. Để làm giảm thiệt hại trên heo do chứng
ho gây nên cần áp dụng quy trình kiểm soát tổng hợp trên tất cả các yếu tố nói trên