Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

5 nguyên tắc đảm bảo an toàn trong bếp ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.25 KB, 5 trang )

5 nguyên tắc đảm bảo an toàn trong bếp
Bếp là nơi dễ xảy ra những “sự cố” nhất trong nhà. Thực phẩm chưa được nấu
chín, những đồ vật sắc nhọn, xoong chảo đang nóng, sàn nhà ướt dễ trơn trợt…
đều có thể trở thành nguyên nhân gây ra những tai nạn bất ngờ cho các thành viên
trong gia đình.
Nguy cơ bị thương hoặc nhiễm khuẩn trong bếp rất cao. Để phòng tránh tai nạn
trong bếp, bạn nên tuân thủ theo những chỉ dẫn dưới đây về việc đảm bảo an toàn
trong bếp.
1. Đừng quên rửa tay
Phải luôn rửa tay thật sạch trước khi cầm nắm thức ăn hoặc sau khi đã chạm tay
vào các loại thịt, gia cầm, trứng hoặc hải sản. Để rửa tay đúng cách, bạn cần dùng
xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch rửa tay và chà xát hai bàn tay, các kẽ ngón tay
cũng như lòng bàn tay với nhau ít nhất là 20 giây. Ngoài ra, đừng quên lau khô
tay. Bằng cách này, bạn sẽ phòng tránh được tình trạng thức ăn bám dính trong các
kẽ ngón tay và lây nhiễm vi khuẩn cho nhau thông qua đôi bàn tay.
Sau khi rửa trái cây và rau xanh, cần gọt bỏ những phần bị hư, thối vì đây là
những nơi vi khuẩn thường tích tụ và sinh sôi rất nhanh.
2. Giữ cho các bề mặt trong bếp luôn sạch sẽ
Luôn vệ sinh sạch sẽ tất cả các bề mặt bếp và quầy bếp đồng, thời thường xuyên
thay các khăn lau để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Không nên sử dụng miếng bọt
biển để thực hiện công việc chùi rửa vì đây chính là một trong những vật dụng vi
khuẩn rất thích trú ngụ. Khi có vết bẩn đổ tràn trên sàn bếp, bạn nên lau chùi ngay
vì chúng có thể gây trơn trợt cho những người vô tình đi ngang qua và giẫm phải.
Cho tất cả những thức ăn đã được nấu chín vào đĩa hoặc đặt trên thớt sạch.
Sau khi kết thúc công việc nấu nướng, cần vệ sinh và diệt khuẩn cho quầy bếp,
thớt và những dụng cụ nấu nướng.
3. Cẩn thận xung quanh khu vực bếp lò
Trước khi mở bếp, cần chú ý phòng tránh tất cả các mối nguy hiểm tiềm tàng có
khả năng sẽ xảy ra. Lúc này, bạn nên buộc chặt tóc, xắn ống tay áo lên cao và
không nên mặc những bộ quần áo rộng thùng thình vì chúng có thể bắt lửa và gây
cháy bất thình lình.


Xoay phần tay cầm của xoong, chảo vào bên trong bếp lò để bạn không bị vướng
xoong, chảo đang nóng trong quá trình nấu nướng.
Giữ dây điện tránh xa khu vực bồn rửa (nơi có thể gây chập và nhiễm điện do ẩm
ướt hoặc dính nước) và bếp lò - nơi có nhiệt độ cao, dễ gây cháy nổ, chập điện.
Thường xuyên kiểm tra tất cả các loại dây điện và gọi thợ tới sữa chữa ngay khi
phát hiện chúng bị hư hỏng.
4. Phòng tránh những tai nạn
Để phòng tránh những tai nạn liên quan đến vấn đề cắt gọt, bạn không nên để dao
hoặc bất kỳ vật sắc nhọn nào vào bồn rửa đang chứa đầy nước.
Nếu trong bếp bị cháy, không nên dùng nước để dập tắt lửa vì điều này có thể
khiến ngọn lửa bốc cháy dữ dội hơn. Thay vào đó, hãy dùng bột nở hoặc bột mì để
dập lửa.
Trước khi rời khỏi phòng bếp, cần kiểm tra bếp lò để đảm bảo rằng bạn đã tắt bếp
hoàn toàn và đã khóa van an toàn của bình gas phòng tránh trường hợp gas bị rò rỉ
ra ngoài.

Đặt tất cả những dụng cụ nguy hiểm tránh xa tầm tay của trẻ em. Tốt nhất bạn nên
cho chúng vào tủ đựng chén bát hoặc kệ bếp trên cao, những nơi mà con của bạn
không thể mở được và tránh cho những dụng cụ này vào những vật đựng nhiều
màu sắc, có khả năng thu hút sự chú ý của trẻ.
5. Những biện pháp phòng ngừa khác
- Một số chất liệu được sử dụng để chế tạo ra các vật dụng phục vụ cho công việc
nấu nướng chứa đựng nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Do
đó, nên cẩn thận trong việc lựa chọn vật dụng nấu nướng như xoong, chảo để
chúng không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn và gia đình mình.

Lập danh sách những số điện thoại khẩn cấp mà bạn có thể dùng đến trong trường
hợp cần đến sự hỗ trợ hoặc cấp cứu, bao gồm số điện thoại của cơ quan công an,
trung tâm cấp cứu về y tế, cứu hỏa hoặc bác sĩ mà bạn quen biết…


×