Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

xác định cha, mẹ cho con theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.88 KB, 45 trang )


MỤC LỤC
1
Phần mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Việc xác định quan hệ cha, mẹ cho con vừa có ý nghĩa về mặt pháp lý vừa có
ý nghĩa về mặt tự nhiên.Quan hệ cha, mẹ cho con được xác lập sẽ được pháp luật và
cộng đồng thừa nhận, là cơ sở để thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ và
con.Đồng thời còn là cơ sở để giải quyết những tranh chấp xảy ra trong thực tiễn
đối với việc xác định quan hệ cha, mẹ cho con. Hệ thống pháp luật Việt Nam đã có
những quy định về vấn đề này nhằm tạo hành lang pháp lý để xác định mối quan hệ
cha, mẹ cho con, tuy nhiên pháp luật Việt Nam về xác định cha, mẹ cho con còn
nhiều bất cập và hạn chế. Pháp luật quy định chưa thực sự rõ ràng, còn tản mản và
chưa đầy đủ, thủ tục chưa nhất quán, còn nhiều chồng chéo. Chưa có căn cứ cụ thể
để xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú dẫn đến tình trạng khi xảy ra tranh chấp
thì cơ quan chức năng còn lúng túng trong vấn đề áp dụng pháp luật. Do đó, cần có
những nghiên cứu, sửa đổi nhằm tạo ra các cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh
chấp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cha, mẹ cho con.
Vì những lý do cơ bản trên, nên em chọn vấn đề: “Xác định cha mẹ cho con theo
pháp luật Việt Nam” làm đề tài khóa luận của mình.
2.Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là tập trung tìm hiểu, phân tích và làm
sáng tỏ việc xác định cha, mẹ, con trong hệ thống pháp luật Việt Nam, thực tiễn áp
dụng về việc xác định cha, mẹ, con, qua đó nêu lên những điểm hạn chế trong các
quy định của pháp luật hoặc những khó khăn trong giải quyết các vụ việc xác định
cha, mẹ ,con trên thực tế. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật và thực hiện việc xác định cha, mẹ cho con trên thực tế.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật về xác định cha, mẹ,
con và thực tiễn áp dụng pháp luật về việc xác định cha, mẹ, con.
3.Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương


pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh
trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của học thuyết Mác-
Lê nin nhằm nghiên cứu việc xác định cha, mẹ cho con từ nhiều góc độ, nhằm hiểu
rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
2
4.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về xác
định cha, mẹ, con trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đặc biệt tập trung nghiên cứu
các quy định của pháp luật hiện hành về xác định cha, mẹ cho con và thực tiễn áp
dụng.
5.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Với việc đi sâu khai thác những nội dung cụ thể từng vấn đề trong chế định
pháp lý về xác định cha, mẹ, con. Khóa luận đã khái quát được những vấn đề cơ bản
của pháp luật về vấn đề này.
Khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu
của sinh viên Trường đại học Luật Hà Nội cũng như sinh viên khoa Luật các trường
đại học khác.
6.Kết cấu khóa luận
Cơ cấu của khóa luận được bố cục như sau:
- Phần mở đầu.
- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về xác định cha, mẹ cho con trong
hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Chương 2: Xác định cha, mẹ cho con theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm
2000 và thực tiễn áp dụng.
- Chương 3: Một sốgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật về
việc xác định cha, mẹ cho con theo pháp luật hiện hành.
Chương 1
3
Những vấn đề lý luận chung về việc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống
pháp luật Việt Nam

1.1.Khái niệm xác định cha, mẹ, con
Theo từ điển Tiếng Việt “Xác định” nghĩa là“qua nghiên cứu, tìm tòi, biết
được rõ ràng, chính xác”, vậy xác định cha, mẹ cho con là việc nghiên cứu, tìm tòi
để tìm ra nguồn gốc của một con người một cách rõ ràng và chính xác.
Theo từ điển Luật học, xác định cha, mẹ cho con được hiểu là:“định rõ một
người là cha hoặc một người là mẹ cho con trên cơ sở các quy định của pháp luật”,
ngoài ra còn có khái niệm xác định con cho cha, mẹ là: “định rõ một người là con
của cha hoặc mẹ trên cơ sở các quy định của pháp luật”. Tuy vậy, mối quan hệ
giữa cha, mẹ và con là mối quan hệ hai chiều và không thể tách rời, xác định cha,
mẹ cho con cũng chính là xác định xác định con cho cha, mẹ vì sau khi xác định
được ai là cha, mẹ hoặc ai là con cũng sẽ phát sinh những quyền và nghĩa vụ giữa
cha, mẹ và con.
+ Dưới góc độ sinh học- xã hội:
Xác định cha, mẹ cho con là việc nghiên cứu, tìm kiếm, nhận diện mối quan
hệ huyết thống giữa hai thế hệ kế tiếp nhau thông qua sự kiện sinh đẻ [12.Tr20]
+ Dưới góc độ pháp lý:
Xác định cha, mẹ cho con là một chế định pháp lý bao gồm các quy phạm
pháp luật, quy định về căn cứ pháp lý, thủ tục pháp lý xác định cha, mẹ, con, cơ sở
để hình thành ở các chủ thể quyền và nghĩa vụ theo luật định. [12.Tr23]
Với ý nghĩa là một quan hệ pháp luật: xác định cha, mẹ, con là quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình tìm kiếm, nhận diện tư cách cha, mẹ, con về mặt huyết
thống của các chủ thể được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. [12.Tr26]
1.2.Ý nghĩa của việc xác định cha, mẹ, con
Việc xác định cha, mẹ, con là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm song lại rất
cần thiết, việc xác định đó không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân từng chủ thể mà
còn mang ý nghĩa pháp luật và xã hội sâu sắc. Do đó, việc xác định cha, mẹ, con
chứa đựng nhiều ý nghĩa về mặt xã hội và pháp lý:
+ Ý nghĩa về mặt xã hội:
Mối quan hệ giữa cha, mẹ và con là mối quan hệ thiêng liêng. Do đó xác
định rõ mối quan hệ cha, mẹ, con có ý nghĩa đặc biệt quan trong đối với đời sống

4
Hôn nhân và Gia đình. Việc xác định cha, mẹ, con sẽ đảm bảo cho trẻ em có một
mái ấm gia đình thực sự, được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục một cách tốt nhất,
được bảo đảm cả về thể chất lẫn tinh thần giúp trẻ em phát triển toàn diện cả về mặt
thể lực và thế lực.
Việc xác định cha, mẹ, con một cách chính xác cũng là cơ sở cho việc tuân
thủ Hiến pháp “Nhà nước không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con” (Điều
64) vì nó góp phần xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu, xóa bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối
với trẻ em được sinh ra ngoài cuộc hôn nhân, đảm bảo cho mọi đứa trẻ đều bình
đẳng với nhau dù đứa trẻ đó ra đời từ cuộc hôn nhân hợp pháp hay không hợp pháp.
Đồng thời còn giúp cho việc quản lý dân số và hộ tịch của nhà nước tốt hơn.
Việc xác định cha, mẹ, con là cơ sở giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của cha,
mẹ, con cũng như các chủ thể khác có liên quan theo quy định của pháp luật. Mục
đích cuối cùng của việc xác định cha, mẹ, con là dung hòa được lợi ích của gia đình
và xã hội.
+ Ý nghĩa về mặt pháp lý:
Việc xác định cha, mẹ cho con được quy định trong hệ thống pháp luật Việt
Nam phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là phù hợp với công ước quốc tế về quyền
trẻ em.
Xác định cha, mẹ cho con là một chế định của Luật HN&GĐ năm 2000, phù
hợp với quy định của Hiến pháp và BLDS, điều này thể hiện sự thống nhất đồng bộ
trong việc xây dựng pháp luật, đặc biệt đã thể hiện được tầm quan trọng của chế
định xác định cha, mẹ cho con cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Khi xác định một người là cha, mẹ, con của nhau thì ngoài tình cảm máu mủ,
ruột thịt thì giữa họ cũng hình thành một quan hệ cha, mẹ, con trước pháp luật. Điều
đó cũng có nghĩa giữa họ đã có những quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy
định của pháp luật. Do đó, chế định xác định cha, mẹ, con còn là cơ sở pháp lý để
cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ này
như: xác định dân tộc, chia di sản thừa kế, cấp dưỡng
1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về xác định cha, mẹ, con qua các thời kỳ

1.3.1.Xác định cha, mẹ, con trong pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến
Hệ thống pháp luật thời kỳ này phản ánh rõ tư tưởng Nho giáo. Mối quan hệ
cha, mẹ và con theo quan niệm đạo đức và pháp lý là tuyệt đối định đoạt và tuyệt
5
đối phục tùng, những đứa con sinh ra từ cuộc hôn nhân phong kiến đương nhiên trở
thành thành viên của gia đình và theo phụ hệ. Việc xác định này hầu như là chắc
chắn chính xác bởi phong tục tập quán, đạo đức truyền thồng và các nguyên tắc do
Luật định. Nếu một người phụ nữ không đoan chính và gây ra hậu quả thì theo
phong tục và luật định họ sẽ phải chịu những hình phạt hà khắc. Chính những
khuôn giáo khắt khe và những hình phạt nghiêm khắc này mà đương nhiên khi
người vợ sinh con ra thì đứa trẻ đó mặc nhiên được thừa nhận là con chung của vợ
chồng. Tuy nhiên, người chồng có thể không thừa nhận đứa trẻ đó nếu phát hiện vợ
mình không chính chuyên hoặc thông gian với người khác. Để chứng minh, theo
phong tục tập quán thì trước sự chứng kiến của các chức sắc trong làng, họ sẽ lấy
hai giọt máu của đứa trẻ và người chồng hòa vào một bát nước lã, nếu thấy hai giọt
máu không hòa đồng màu sắc thì đứa trẻ đó được coi là con riêng của vợ và người
khác, khi đó người chồng không phải có trách nhiệm gì với đứa trẻ và có quyền bỏ
vợ, còn người vợ thì bị coi là phạm một trong bảy tội lớn. Như vậy dù với cách
hành xử của phong tục tập quán hay các quy định về hình phạt của pháp luật phong
kiến đều nhằm hạn chế tình trạng có con ngoài giá thú, giữ vững trật tự gia đình,
đảm bảo đứa con do người vợ sinh ra là con chung của vợ chồng.
Xã hội phong kiến thực hiện chính sách phân biệt đối xử giữa các con trong
gia đình và sự phân biệt sâu sắc nhất chính là giữa con trong giá thú (con chính
thức) với con ngoài giá thú (con tư sinh hay con ngoại hôn). Pháp luật chỉ quy định
hành vi tự nhìn nhận con của người cha và người mẹ đứa trẻ, còn đứa con không thể
nhận cha. Vì thế con tư sinh chỉ được coi là con chính thức khi được sự thừa nhận
của người cha.
Như vậy, hệ thống pháp luật thời kỳ này không đề cập một cách cụ thể và chi
tiết về việc xác định cha, mẹ, con. Mối quan hệ cha, mẹ, con là mối quan hệ tuyệt
đối định đoạt và phục tùng. Đây được xem là một điểm hạn chế của pháp luật.Chính

sự chi phối của tư tưởng Nho giáo, đề cao quyền gia trưởng và sự cam chịu của
người phụ nữ đã tạo nên sự bất bình đẳng sâu sắc tồn tại trong gia đình, quyền lợi
của phụ nữ và trẻ em bị lấn át.
1.3.2.Xác định cha, mẹ, con trong pháp luật Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc
6
Trong thời kỳ thực dân pháp xâm lược, thực dân Pháp thực hiện chính sách
“chia để trị”, đã chia nước ta thành ba kỳ khác nhau với mỗi kỳ lại ban hành từng
bộ dân luật cụ thể:
+ Ở Bắc kỳ áp dụng những qui định của Bộ Dân Luật Bắc kỳ được ban hành năm
1931;
+ Ở Trung kỳ áp dụng những qui định của Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật hay còn
gọi là Bộ Dân Luật Trung Kỳ;
+ Ở Nam kỳ áp dụng những quy định của Bộ luật Dân luật Giản Yếu năm 1883.
Cả ba bộ dân luật này đều có những quy định cụ thể về hôn nhân và gia đình mà đặc
biệt đã có những quy định riêng về việc xác định cha, mẹ, con. Các bộ luật này quy
định về vấn đề xác định cha, mẹ, con có những nét tương đồng nhau, trong đó bộ
dân Luật Bắc kỳ (DLBK) là bộ luật tiêu biểu.
Pháp luật thời kỳ này đều thừa nhận chế độ đa thê, cho phép người chồng có
quyền được lấy nhiều vợ, hiện tượng “năm thê, bảy thiếp” được xem là bình
thường. Điều 79 BDLBK đã quy định : có hai cách xác định giá thú hợp phép là
“giá thú về chính thất và giá thú về thứ nhất”. Đặc biệt là đã có sự phân biệt đối xử
giữa “con chình thức” và “con hoang” (theo BDLBK) hoặc phân biệt giữa “con
chính thức” và “con ngoại tình” (theo Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật):
+ “Con chính thức” là con do người mẹ có giá thú chính thức mà sinh ra;
+ “Con hoang” hay “con ngoại tình” là con không có giá thú chính thức mà sinh ra.
Việc xác định cha, mẹ cho con hầu như chỉ được chú trọng về việc xác định
cha, mẹ cho con trong giá thú. Tuy nhiên nhà làm luật thời kỳ này chỉ đặt việc xác
định cha cho con mà không có việc xác định mẹ cho con vì quan hệ mẹ con là quan
hệ đương nhiên được xác định từ sự kiện sinh đẻ. Việc xác định cha cho con, trước
hết là căn cứ vào giá thú người mẹ như Điều148, Điều 151 BDLBK.

Đứa con chỉ được thừa nhận là “con chính thức” khi người mẹ thụ thai trong
thời kỳ giá thú, đó là khoảng thời gian mang thai tối thiểu và tối đa của người phụ
nữ kể từ thời điểm thụ thai đến thời điểm sinh con, các nhà làm luật đã đưa ra khái
niệm tại Điều 151 BDLBK như sau: “thụ thai trong thời kỳ giá thú, tức là kể từ sau
khi đã làm lễ cưới cách ngoại một trăm tám mươi ngày sinh con, hay là kể từ sau
khi đã tiêu hôn mà trong khoảng ba trăm ngày sinh con”. Đây được coi là nguyên
tắc suy đoán pháp lý xác định cha cho con (trong giá thú- còn gọi là con chính
7
thức). Tức là những đứa trẻ chỉ được công nhận là “con chính thức” khi được sinh
ra sau 180 ngày kể từ ngày có hôn thú hoặc là trong vòng 300 ngày sau khi hôn thú
đoạn tiêu. Do vậy, nếu đứa trẻ đó sinh ra khi chưa đủ 180 ngày kể từ ngày bố mẹ lập
hôn thú thì người cha có quyền khởi kiện không nhận con theo Điều 153 BDLBK.
Tuy nhiên cũng theo Điều 152 BDLBK thì người chồng đương nhiên phải nhận con
sinh ra trước khi lập hôn thú 189 ngày là “con chính thức” khi: “1. Trước khi lập
giá thú đã biết người đàn bà ấy có thai; 2. Đã chứng kiến việc khai sinh và ký vào
chứng thư khai sinh, hay là trong chứng thư ấy đã biên lời khái rằng không biết ký
tên”.
Việc phân biệt đối xử giữa các loại con trong gia đình được thừa nhận, đặc
biệt đối với con ngoài giá thú: “nếu là con loạn luân hay con ngoại tình của người
me thì hộ lại không được đăng ký sự khai nhận đứa con hoang ấy. Nếu hộ đã trót
khai nhận thì coi như không và vô hiệu” (Điều 168BDLBK). Con ngoài giá thú
không được hưởng các quyền lợi như con trong giá thú cả về quyền nhân thân và
quyền tài sản, chúng không có quyền mang họ của cha đẻ và đương nhiên không có
quyền thừa kế tài sản của người cha đó và ngay cả quyền xin xác nhận một người là
cha đẻ của mình mà pháp luật cũng không cho phép “con ngoài giá thú không được
xin truy nhận cha, mẹ của mình trước tòa án”. Tuy nhiên, pháp luật thời kỳ này có
sự tiến bộ khi quy định các trường hợp thừa nhận “con hoang” thành “con chính
thức” tại các Điều 169 và Điều 170 BDLBK.Trong BDLBK cũng quy định một số
trường hợp có thể xác định một người nào đó là cha đứa con hoang.
Như vậy có thể thấy rằng, vấn đề xác định cha, mẹ, con đã được quy định

khá cụ thể, chi tiết trong chế định riêng với nội dung tương đối đầy đủ và hoàn thiện
hơn so với pháp luật thời kỳ trước đã phần nào làm căn cứ cho việc xác định cha,
mẹ, con trên thực tế trong thời kỳ này.
1.3.3. Xác định cha, mẹ, con trong pháp luật Việt Nam thời kỳ từ Cách mạng
tháng Tám năm 1945 đến nay
* Giai đoạn 1945-1954
Trong giai đoạn nàyđối với việc xác định cha mẹ cho con pháp luật không có
quy định một cách rõ ràng và cụ thể. Tuy nhiên, Đảng và nhà nước ta đã chủ trương
tiến hành phong trào vận động nhân dân tự nguyện xóa bỏ những hủ tục phong kiến
lạc hậu trong đời sống hôn nhân và gia đình. Theo Sắc lệnh số 90/SL ngày
8
10/10/1945 của Chủ tịch nước thì vẫn tạm thời cho phép áp dụng những quy định
cũ nhưng phải có sự chọn lọc theo nguyên tắc không trái với lợi ích của nhân dân,
của chính thể nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Như vậy, về cơ bản thì các quy
định trong ba bộ dân luật thời Pháp thuộc vẫn được áp dụng trong giai đoạn này và
đương nhiên cũng sẽ được áp dụng đối với nguyên tắc xác định cha, mẹ, con.
Năm 1946 Hiến pháp đầu tiên của nước ta ra đời đã quy định những vấn đề cơ bản
của xã hội cũng như các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình. Trong Điều 9
Hiến pháp đã quy định về quyền bình đẳng giữa nam và nữ về mọi mặt, đây là cơ sở
pháp lý để đấu tranh xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, xây dựng một
chế độ hôn nhân và gia đình dân chủ và tiến bộ.
Ngày 22/05/1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành Sắc
lệnh số 97/SL nhằm sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật, sắc lệnh này
bao gồm 15 điều, trong đó có 8 điều để điều chỉnh quan hệ Hôn nhân và gia đình.
Việc xác định cha, mẹ cho con không được quy định thống nhất thành một chế định
riêng mà nó được quy định rải rác trong sắc lệnh. So với thời kỳ trước, Sắc lệnh có
đưa ra những quy định tiến bộ hơn, chẳng hạn tại Điều 3 Sắc lệnh số 97/SL đã quy
định thời gian tái giá của của người vợ khi chồng chết nhằm tránh sự lẫn lộn về con
cái: “trong thời kỳ tang chế vẫn có thể lấy vợ lấy chồng được. Song người vợ góa
chỉ có thể lấy chồng sau 10 tháng kể từ ngày chồng chết. Nhưng trong thời hạn ấy

người vợ góa cũng có thể tái giá nếu chứng minh được rằng mình không có thai
hoặc đã có thai với người chồng trước để tránh sự lẫn lộn về con cái”. Đối với
những người ly hôn, Sắc lệnh đã dự liệu: “người đàn bà ly dị có thể lấy chồng khác
ngay sau khi có án tuyên ly dị nếu dẫn chứng được rằng mình không có thai hoặc
đang có thai” [34.Điều 4]. Những quy định đó nhằm xác định chính xác cha của
đứa trẻ đó sau này và thời kỳ thai nghén tối đa của người phụ nữ theo tinh thần của
sắc lệnh này là 10 tháng (300 ngày) kể từ ngày thụ thai đứa trẻ đó. Trong thời kỳ
này người vợ có thể bị hạn chế quyền tái giá nhằm tránh sự lẫn lộn về con cái giữa
người chống trước và người chồng sau. Việc phân biệt con hoang, con loạn luân hay
con ngoại tình không được đặt ra trong sắc lệnh này và đặt biệt lần đầu tiên trong
lịch sử pháp luật của Việt Nam, nhà làm luật đã quy định:“người con hoang vô thừa
nhận được phép thưa trước tòa án để truy nhận cha hoặc mẹ cho mình” [34.Điều
9]. Có thể thấy đây là một điểm vô cùng tiến bộ của pháp luật thời kỳ này.
9
* Giai đoạn 1954-1975
Năm 1959, bản Hiến pháp thứ hai của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra
đời đã ghi nhận những nguyên tắc cơ bản quan trọng của Luật Hôn nhân gia đình
như quyền bình đẳng nam nữ về mọi mặt, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ
em tạo nền tảng cho việc xây dựng chế độ hôn nhân gia đình mới. Luật HN&GĐ
năm 1959 đã được Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 11 chính thức thông qua ngày
29/12/1959, với sáu chương, trong đó quan hệ cha, mẹ và con được quy định tại
chương VI. Các quy định này tuy chưa đầy đủ nhưng cũng có sự tiến bộ đáng kể về
cách nhìn nhận các loại con.
Luật HN&GĐ năm 1959 quy định quyền xin nhận cha, mẹ, con ngoài giá thú
trước Ủy ban hành chính cơ sở (Điều 21) hoặc kiện trước Tòa án (Điều 22). Cũng
như theo quy định tại Điều 21 Luật HN&GĐ năm 1959 các chủ thể có quyền khởi
kiện xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú bao gồm: người con ngoài giá thú đã thành
niên, người mẹ của người con ngoài giá thú, người thay mặt cho đứa trẻ ngoài giá
thú chưa thành niên. Việc con ngoài giá thú được cha, mẹ nhận hoặc được Tòa án
nhân dân cho nhận cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ như con chính thức (Điều 23).

Các quy định trên đã phần nào bảo vệ quyền lợi của con ngoài giá thú, xóa bỏ sự
phân biệt đối xử giữa các con.
Điểm hạn chế của pháp luật thời kỳ này là không quy định nguyên tắc suy
đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con. Khi giải quyết các vụ án kiện Tòa án đã thiếu
đi cơ sở pháp lý để áp dụng luật. Điều này dẫn đến việc giải quyết các tranh chấp về
xác định cha, mẹ, con thường dựa vào tình cảm, ý chí chủ quan của Thẩm phán khi
xét xử, khó tránh được sự tùy tiện, không thống nhất giữa các cấp Tòa án [5.Tr11].
Ở miền Nam: Thời kỳ này, việc xác định cha, mẹ, con chủ yếu được quy
định trong các văn bản pháp luật: Luật gia đình năm 1959 dưới chế độ Ngô Đình
Diệm (thiên thứ ba, gồm hai chương); Sắc lệnh số 15/64 năm 1964 quy định về giá
thú, tử hệ và tài sản cộng đồng (Chương thứ ba, gồm hai tiết); Bộ Dân luật Sài Gòn
năm 1972 của chính quyền Việt Nam cộng hòa (Thiên thứ sáu, gồm ba chương).
Các văn bản đã quy định một số điều cơ bản về việc xác định cha, mẹ, con có
nét tương đồng so với các Bộ Dân luật thời kỳ Pháp như quy định về việc xác định
con chính thức (con trong giá thú): là người con được thành thai trong thời kỳ hôn
thú (Điều 100 sắc lệnh số 15/64) đồng thời Điều 207 Bộ Dân luật Sài Gòn quy định:
10
“đứa trẻ thụ thai trong thời kì hôn thú là con của chồng người mẹ”. Và điều luật này
cũng quy định thời kỳ thụ thai của một đứa trẻ trong thời kỳ hôn thú: “được coi là
thụ thai trong thời kỳ hôn thú đứa trẻ nào sinh đủ một trăm tám chục ngày sau khi
hôn thú thành lập hay không quá ba trăm ngày sau khi hôn thú đoạn tiêu”. Do trong
thời kỳ này quan hệ mẹ con đương nhiên được thừa nhận thông qua sự kiện sinh đẻ,
việc xác định cha, mẹ, con chỉ nhằm xác định cha cho đứa trẻ thông qua nguyên tắc
suy đoán rằng nếu người mẹ có chồng chính thức thì khi sinh con, đứa con đó mặc
nhiên là con của người chồng, dựa vào thời kỳ thụ thai đã được quy định trong luật,
đó là khoảng thời gian mang thai tối thiểu và tối đa là 180 ngày và 300 ngày. Cả ba
văn bản pháp luật này đều dự liệu dựa theo BLDS Cộng hòa Pháp, trên cơ sở y học
để quy định về thời kỳ thụ thai và nếu đứa trẻ được thụ thai trong thời kỳ đó thì
được coi là con của người chồng, đây có thể được coi là nguyên tắc suy đoán pháp
lý xác định cha, mẹ cho con (con trong giá thú). Vậy nếu đứa trẻ sinh ra khi chưa đủ

180 ngày sau khi lập hôn thú thì có được coi là con chính thức hay không? Điều 208
Bộ luật Sài Gòn đã quy định các trường hợp đứa trẻ đó được coi là con chính thức
khi: “đứa trẻ sinh ra chưa đủ 180 ngày sau khi kết hôn cũng được coi là con của
người chồng, trừ khi bị người này khước từ. Sự khước từ đương nhiên được chấp
nhận ngoại trừ trường hợp người chồng:
+ Trước khi kết hôn biết rằng người đàn bà đã thụ thai
+ Có mặt khi lập giấy khai sinh cho đứa trẻ hay đã tự mình đứng khai sinh cho
đứa trẻ”.
Nhưng nếu có sự khước từ của người chồng thì cũng phải có chứng cứ chứng
minh rằng trong thời gian từ 180 ngày đến 300 ngày trước khi sinh, vợ chồng không
thể gần gũi nhau vì xa cách hoặc vì tai nạn rủi ro làm cho người chồng bất lực hoặc
nếu sự sinh đẻ lại giấu diếm và có sự kiện chứng minh người chồng không thể là
cha của đứa trẻ [20.Điều 209]
Đối với những đứa trẻ sinh quá 300 ngày sau khi hôn thú đoạn tiêu, theo quy
định của Bộ luật Dân sự năm 1972 đứa trẻ được sinh ra sau 300 ngày kể từ ngày
hôn thú của cha, mẹ đoạn tiêu thì không được coi là con chính thức.
Ngoài ra, pháp luật thời kỳ này đã có điểm tiến bộ trước khi quy định về
việc chính thức hóa con ngoại hôn, thừa nhận con ngoại hôn, truy tìm phụ hệ ngoại
hôn
11
Tương tự như pháp luật thời kỳ trước, con ngoại hôn được phép thừa nhận và
việc thừa nhận này chỉ phụ thuộc vào ý chí của người thừa nhận, tuy nhiên đối với
con loạn luân hay con ngoại tình thì không được phép khai nhận (Điều 99 và Điều
102 Luật gia đình năm 1959). Đồng thời các nhà làm luật cũng đưa ra thế nào là con
ngoại tình hay con loạn luân trong Bộ Dân luật Sài Gòn:
+ Con loạn luân là con của một người đàn ông và một người đàn bà có họ hàng vào
trường hợp cấm kết hôn;
+ Con ngoại tình là con của một người đàn ông đã có vợ với một người đàn bà đã
có chồng hoặc một trong hai bên đã có vợ, có chồng.
Về truy tìm phụ hệ tư sinh, theo Điều 107 Luật gia đình năm 1959, Điều số 24

SL số 15/64 và Điều 229 Bộ Dân luật Sài Gòn thì phụ hệ tư sinh có thể do Tòa án
công nhận tuyên bố một trong năm trường hợp:
+ Khi người đàn bà bị bắt đem đi hay bị hãm hiếp mà sự thụ thai lại đúng vào thời
kỳ bị bắt hay bị hãm hiếp;
+ Khi người đàn bà bị người ta dùng mưu chước lừa gạt, lạm dụng quyền uy hay
hứa kết hôn hay đính hôn;
+ Khi người đàn ông bị hồ nghi là cha và người mẹ đã sống công khai trong tình
trạng ngoại hôn, trong thời kỳ thụ thai;
+ Khi có thư từ, giấy má của người đàn ông bị hồ nghi là cha biểu lộ một sự thú
nhận rõ ràng người ấy là cha đứa trẻ;
+ Khi người bị hồ nghi là cha đã cấp dưỡng, dạy dỗ đứa trẻ với tư cách là cha.
Về vấn đề chính thức hóa con ngoại hôn thì điều kiện để con ngoại hôn được
chính thức hóa chính là hôn thú hợp pháp của cha mẹ. Việc chính thức hóa con
ngoại hôn sẽ là đương nhiên nếu các con ngoại hôn đã được cha mẹ khai nhận khi
cha mẹ làm giá thú [20.Khoản 1 Điều 243] còn đối với trường hợp các con ngoại
hôn chưa được cha mẹ khai nhận cũng có thể được chính thức hóa nếu đồng thời
khi lập giá thú, cha mẹ khai nhận con ngoại hôn là con mình.
Đối với trường hợp con ngoại hôn được khai nhận sau khi cha mẹ lập giá
thú: “con ngoại hôn được thừa nhận sau khi cha, mẹ kết hôn với nhau chỉ được
chính thức hóa bởi một bản án công khai xác nhận đứa trẻ có thân trạng con chung
của hai người từ ngày lập hôn thú và tuyên nhận sự chính thức hóa”. [20.Điều 244].
Pháp luật thời kỳ này tiến bộ hơn khi quy định về việc bồi thường cho người mẹ và
12
cấp dưỡng cho con tư sinh khi đã được Tòa án ra bản án công nhận tại các Điều
234, 235 Bộ Dân luật Sài Gòn.
Như vậy, qua các phân tích trên có thể thấy quy định của pháp luật về việc
xác định cha, mẹ cho con thời kỳ này còn tản mản và vẫn còn thể hiện sự bất bình
đẳng giữa các con, đề cao sự gia trưởng của người cha. Tuy nhiên so với pháp luật
thời kỳ trước đã có nhiều tiến bộ hơn trong việc chính thức hóa và thừa nhận con
ngoại hôn

*Giai đoạn từ năm 1975 đến nay
Thời kỳ này, bản Hiến pháp thứ ba của nước ta đã ra đời, làm nền tảng cho
bước phát triển mới của Luật HN&GĐ.Luật HN&GĐ năm 1986 đã được Quốc hội
khóa VII kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 29/12/1987 và được hội đồng nhà nước
công bố ngày 3/1/1987. Luật HN&GĐ năm 1986 đã dành hẳn chương V với sáu
điều luật quy định về việc xác định cha, mẹ, con. Đây là một bước tiến mới thể hiện
sự hoàn thiện của Luật hôn nhân và gia đình. Đặc biệt Điều 28 Luật HN&GĐ năm
1986 đã quy định: “con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai
trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng. Trong trường hợp có yêu cầu xác định
lại vấn đề này thì phải có chứng cứ khác”. “chứng cứ khác” được giải thích tại Mục
5 Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/1/1988 đó là: người vợ công nhận là mình
có thai với người khác từ trước khi kết hôn; người chồng chứng minh rằng mình đã
đi công tác xa trong thời gian mà người vợ có thể có thai đứa trẻ Ngoài ra tại Điều
31 Luật HN&GĐ năm 1986 đã quy định quyền xin nhận cha, mẹ của con ngoài giá
thú ngay cả khi cha, mẹ đã chết. Về hậu quả pháp lý của việc xác định cha, mẹ, con
ngoài giá thú, Luật đã quy định: “con ngoài giá thú được cha, mẹ nhận hoặc được
Tòa án nhân dân cho nhận cha, mẹ có mọi quyền và nghĩa vụ như con trong giá
thú” [21.Điều 31], quy định này nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các con.
Tóm lại, trong giai đoạn này pháp luật đã quy định khá đầy đủ về vấn đề xác
định cha, mẹ, con phù hợp với thời kỳ đổi mới của đất nước.Tuy nhiên, trong thời
kỳ đổi mới của đất nước Luật HN&GĐ năm 1986 còn nhiều điểm hạn chế cần phải
sửa đổi.Căn cứ trên những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp năm 1992 và BLDS
năm 1995, Luật HN&GĐ năm 2000 được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua
ngày 9/6/2000 và có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2001. Luật gồm 13 chương, 110
điều, trong đó vấn đề xác định cha, mẹ, con được quy định ở một chương riêng đó
13
là chương VII, từ Điều 63 đến Điều 66. Về cơ bản, việc xác định cha, mẹ cho con
vẫn dựa trên những quy định của Luật HN&GĐ năm 1986 như các quy định về
nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con trong giá thú, quyền nhận cha,
mẹ, con Luật HN&GĐ đã thể hiện được điểm mới tại Điều 63 quy định về việc

xác định cha, mẹ, con được sinh ra theo phương pháp khoa học, hay tại Điều 66 đã
quy định về quyền yêu cầu xác định cha mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành
niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành
vi dân sự.
Như vậy trong hệ thống pháp luật của nhà nước ta từ sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945 đến nay, vấn đề xác định cha, mẹ, con được quan tâm đáng kể.
Những quy định của pháp luật trong việc xác định cha, mẹ cho con luôn có sự phát
triển, thể hiện xu thế ngày càng hoàn thiện hơn nhằm đảm bảo giải quyết tốt mối
quan hệ trong việc xác định cha, mẹ, con.
14
Chương 2
Xác định cha, mẹ cho con theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và thực
tiễn áp dụng
2.1. Các trường hợp xác định cha, mẹ cho con
2.1.1. Xác định cha, mẹ cho con trong giá thú
Thuật ngữ con trong giá thú được đề cập đến trong Luật HN&GĐ năm 2000. Tuy
nhiên như thế nào là con trong giá thú thì luật này không có giải thích cụ thể.Theo
từ điển Tiếng Việt thì “con trong giá thú” là con của cha mẹ có hôn nhân hợp pháp,
cha mẹ đã đăng ký kết hôn và tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn mà Luật
HN&GĐ năm 2000 quy định.
Tuy nhiên, có trường hợp hai bên nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng được
nhà nước thừa nhận. Bởi vậy, con của họ cũng là con của một cặp vợ chồng cho nên
phải được xác định là con trong giá thú.Vì vậy, có thể hiểu con trong giá thú là con
của cặp vợ chồng có quan hệ hôn nhân được Nhà nước thừa nhận.
*Cơ sở pháp lý xác định cha, mẹ, con:
Luật HN&GĐ năm 2000 đã đưa ra nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ,
con khi cha mẹ có hôn nhân hợp pháp tại điều 63 như sau:
“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là
con chung của vợ chồng.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con

chung của vợ chồng.
2.Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải
được Tòa án xác định
Việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do Chính
phủ quy định”
Đồng thời theo hướng dẫn tại mục 5 Nghị quyết 02/2000/NQ-HDTP ngày
23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định
của Luật HN&GĐ thì trong các trường hợp sau đây phải được coi là con chung của
vợ chồng:
-Con sinh ra sau khi đã tổ chức đăng ký kết hôn cho đến trước khi chấm dứt quan
hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng
hoặc của cả hai vợ chồng;
15
-Con sinh ra sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết
định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng, nhưng người vợ đã có
thai trong thời kỳ hôn nhân (trong thời kỳ từ khi đã tổ chức đăng ký kết hôn cho đến
trước khi chấm dứt quan hệ hôn nhân).
-Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn (ngày tổ chức đăng ký kết hôn) nhưng
được cả hai vợ chồng thừa nhận.
Tại Điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 đã xác định con chung của vợ chồng:
“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn
nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật hôn nhân và gia đình được xác
định là con chung của vợ chồng.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cùng là con
chung của vợ chồng.
2.Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày
bản án, quyết định của Tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì
được xác định là con chung của hai người”.
Theo quy định trên thì căn cứ suy đoán mối quan hệ cha, mẹ, con trong giá thú bao

gồm:
+ Căn cứ vào thời kỳ hôn nhân: “thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại
quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”
[30.Khoản7, Điều8]. Theo thủ tục đăng ký kết hôn, ngày đăng ký kết hôn sẽ được
tính từ ngày hai bên nam nữ ký vào giấy chứng nhận kết hôn và được cán bộ tư
pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Ngày
này cũng chính là ngày tổ chức đăng ký kết hôn và cấp giấy chứng nhận đăng ký
kết hôn cho hai bên nam nữ để họ có thể trở thành vợ chồng [9.Tr57]. Hôn nhân sẽ
chấm dứt khi một trong hai bên vợ hoặc chồng bị chết, bị tuyên bố là đã chết hoặc
hai bên được Tòa án cho phép ly hôn bằng bản án hay quyết định thuận tình ly hôn
có hiệu lực pháp luật. Nếu người vợ sinh con trong thời kỳ hôn nhân này, về nguyên
tắc con đó được xác định là con chung của vợ chồng.
Tuy nhiên, việc xác định thời kỳ hôn nhân trong một số trường hợp còn gặp nhiều
vướng mắc. Chẳng hạn, theo Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2003
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn đối với những trường
16
hợp kết hôn trái pháp luật mà không máy móc xử hủy, thì thời điểm bắt đầu của thời
kỳ hôn nhân được tính từ thời điểm nào? Có quan điểm cho rằng thời điểm bắt đầu
thời kỳ hôn nhân được tính từ ngày đăng ký kết hôn.Theo chúng tôi, lấy thời điểm
này là chưa phù hợp. Bởi tại thời điểm đó họ đang vi phạm điều kiện kết hôn. Vì
vậy, đối với trường hợp này thời kỳ hôn nhân được xác định bắt đầu từ thời điểm
hai bên không còn vi phạm điều kiện kết hôn nữa là hợp lý. Điều này sẽ đảm bảo
việc xác định cha, mẹ, con khi đứa trẻ sinh ra trong điều kiện hợp lệ sẽ được xác
định là con trong giá thú của cha, mẹ.
Ngoài ra đối với trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng thuộc các trường
hợp quy định trong Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội
khóa VII về việc thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 và Thông tư tịch 01/2001/TTLT-
TANDTC-BTP của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư
pháp hướng dẫn Nghị quyết số 35 về việc thi hành Luật HN&GĐ thì thời gian tồn
tại quan hệ vợ chồng được tính từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ

chồng (ngày họ tổ chức lễ cưới, ngày họ về ở với nhau được tổ chức chứng kiến )
chứ không phải là ngày họ đăng ký kết hôn. Do vậy, khi họ đăng ký kết hôn, thời
điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân sẽ được xác định từ ngày họ bắt đầu chung sống
trong quan hệ vợ chồng (được ghi rõ trong giấy chứng nhận kết hôn. [13.tr84].
+ Căn cứ dựa trên cơ sở thụ thai và sự kiện sinh đẻ của người mẹ đứa trẻ:
“Có thai” là đang mang thai trong bụng, thụ thai là bắt đầu có thai. [12.Tr85]. Được
coi là con sinh ra do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân nếu “con sinh ra trong
vòng 300 ngày kể từ ngày chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa
án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật” [21.Điều 23]. Theo đó, những đứa
trẻ được sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ khi hôn nhân chấm dứt trước pháp luật,
đứa trẻ mặc nhiên được xác định là con do người vợ có thai với người chồng khi
người chồng còn sống hoặc khi vợ chồng chưa ly hôn. Như vậy, việc mở rộng căn
cứ suy đoán pháp lý này có ý nghĩa sâu sắc với việc xác định cha, mẹ, con, góp
phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người liên quan. Đặc biệt là
quyền lợi chính đáng của người phụ nữ và trẻ em.
+ Căn cứ vào sự thừa nhận của cha, mẹ:
Đây được xem là căn cứ đặc biệt vì chỉ áp dụng với trường hợp con sinh ra trước
ngày đăng ký kết hôn. Điều kiện để xác định đứa trẻ là con trong giá thú của vợ
17
chồng là dựa vào việc đăng ký kết hôn của cha, mẹ đứa trẻ và sự thừa nhận đứa trẻ
đó là con chung của vợ chồng.
Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định “trong trường hợp cha, mẹ không nhận
con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”. Thực tế cho thấy, khi
người vợ sinh con, người chồng đã làm giấy khai sinh cho đứa trẻ, lấy họ tên mình
là họ tên cha của đứa trẻ. Thậm chí, đứa trẻ đó về mặt sinh học không phải con của
người chồng nhưng về nguyên tắc trước tiên người chồng vẫn được xác định là cha
của đứa trẻ, sự im lặng của người chồng chính là sự mặc nhiên mối quan hệ cha
con. Pháp luật không can thiệp sâu vào mối quan hệ này.
Nếu người chồng thấy nghi ngờ người vợ đã ngoại tình với người khác; sau khi
người vợ sinh con mà không “thừa nhận” đứa trẻ đó là con của mình thì phải có

nghĩa vụ chứng minh. Việc chứng minh của người chồng dựa trên sự thừa nhận của
người vợ là đã “có thai” với người khác từ trước khi kết hôn hoặc người chồng mắc
bệnh vô sinh, bị bất lực hoàn toàn về sinh lý, không thể có khả năng có con; người
chồng thực sự đi “ công tác xa vắng”, không thể có “quan hệ vợ chồng” ở vào thời
kỳ người vợ có thể thụ thai đứa con đó Nếu người chồng chỉ vì nghi ngờ, không
chứng minh được thì Tòa án buộc họ phải nhận con do người vợ sinh ra là con
chung của vợ chồng. Chúng tôi cho rằng, đối với các trường hợp này, trước khi kết
luận giải quyết vụ việc, Tòa án cần phải điều tra cẩn trọng và đánh giá chính xác.
Ngoài ra trên thực tế có nhiều trường hợp vô ý hoặc cố ý dẫn đến việc nhiều đứa trẻ
bị đánh tráo hoặc có sự nhầm lẫn Trong trường hợp này nếu người cha, người mẹ
không thừa nhận là con của mình, thì họ cũng phải cung cấp chứng cứ để chứng
minh.Tuy nhiên, hiện nay trong các văn bản pháp luật có liên quan không có một
hướng dẫn cụ thể nào về vấn đề này.Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền
lợi của các chủ thể. Vì vậy, theo chúng tôi, pháp luật cần đưa ra hướng dẫn về hệ
thống chứng cứ chứng minh mà đương sự cần thiết phải đưa ra để chứng minh mối
liên hệ cha, mẹ, con trong đó chứng cứ khoa học có khả năng chứng minh cao là kết
luận giám định ADN.
*Một số trường hợp xác định là con chung của vợ chồng theo nguyên tắc suy
đoán pháp lý
+ Trường hợp thứ nhất, con do người vợ sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và
được cha mẹ thừa nhận.Khi đứa trẻ được sinh ra vì người mẹ không đang tồn tại
18
một quan hệ hôn nhân hợp pháp, do đó, đứa trẻ là con ngoài giá thú. Nhưng khi cha
mẹ kết hôn thì đứa trẻ sẽ trở thành con chung của vợ chồng. Tuy nhiên, không mang
tính chất đương nhiên như các trường hợp khác, mà phải có điều kiện được cha mẹ
thừa nhận.Ở đây, pháp luật quy định là “được cha mẹ thừa nhận” có nghĩa là, cả cha
và mẹ đều phải thừa nhận đứa trẻ đó là con của mình. Đó là điều kiện để xác định
đứa con đó là con chung của vợ chồng và là con trong giá thú.
+ Trường hợp thứ hai, con do người vợ thụ thai trước ngày đăng ký kết hôn và sinh
ra trong thời kỳ hôn nhân. Đây là trường hợp thực tế và diễn ra khá phổ biến trong

quan hệ hôn nhân hiện nay. Đứa con đó cũng được coi là con chung của vợ chồng.
Luật HN&GĐ không quy định về thời gian mang thai tối thiểu sau khi kết hôn mà
chỉ quy định đứa con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng, vậy
nên người mẹ sinh ra ở bất kỳ thời điểm nào sau khi kết hôn đều được thừa nhận là
con chung của vợ chồng. Quy định này phù hợp với tình hình xã hội hiện nay nhằm
bảo vệ quyền lợi cho bà mẹ và trẻ em, khi mà thực trạng vấn đề hôn nhân và gia
đình ngày nay, nam nữ được tự do yêu đương và tìm hiểu nhau trước khi đăng ký
kết hôn.
+ Trường hợp thứ ba, con do người vợ thụ thai và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân
Đây là trường hợp đương nhiên, phù hơp với thực tế về hôn nhân và gia đình.
+ Trường hợp thứ tư, con do người vợ thụ thai trong thời kỳ hôn nhân và sinh ra
sau khi hôn nhân chấm dứt trong thời hạn luật định tối đa là 300 ngày: được coi là
con của người chồng trong quan hệ hôn nhân trước khi đứa trẻ được sinh ra. Theo
nghiên cứu khoa học và cả kinh nghiệm dân gian, thời gian mang thai tối đa của
người phụ nữ khoảng 300 ngày, điều này phù hợp với thai gian mang thai tối đa quy
định tại Điều 21 Nghị định 70/2001/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết Luật
HN&GĐ năm 2000: “con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chống chết
hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực
pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người”. Trên cơ sở thời gian
mang thai tối đa này, Luật HN&GĐ năm 2000 đã dự liệu trường hợp đứa trẻ được
sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày hôn nhân chấm dứt vẫn được coi là con
chung của vợ chồng, nghĩa là không loại trừ trường hợp đứa trẻ được thụ thai vào
đúng ngày hôn nhân chấm dứt.
19
+ Trường hợp thứ năm, con do người vợ thụ thai trước thời kỳ hôn nhân và sinh ra
sau khi hôn nhân chấm dứt trong một khoảng thời gian luật định: cũng được coi là
con chung của vợ chồng. Đây là một trường hợp đặc biệt của nguyên tắc suy đoán
pháp lý xác định cha, mẹ, con. Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “ con do
người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng” nên có thể hiểu
là người vợ chỉ cần có thai trong thời kỳ hôn nhân (thời điểm thụ thai có thể trước

và trong thời kỳ hôn nhân) và sau đó sinh con sau khi hôn nhân chấm dứt cũng có
thể xác định đây là con chung của vợ chồng, không loại trừ trường hợp người vợ
thụ thai vào cuối cùng của của cuộc hôn nhân nên thời gian tối đa là 300 ngày sau
khi hôn nhân chấm dứt, nếu người vợ sinh con trong khoảng thời gian này thì đứa
con vẫn được xác định là con của người chồng trong quan hệ hôn nhân đó.
Như vậy, nguyên tắc suy đoán pháp lý đã được Luật HN&GĐ năm 2000 quy định
có vai trò rất quan trọng nhằm xác định cha, mẹ cho con trong giá thú một cách
chính xác và rõ ràng nhất. Điều đó đã góp phần vào việc ổn định các mối quan hệ
gia đình, bảo vệ quyền lợi cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là phụ nữ và
trẻ em.
*Thực tiễn xác định cha, mẹ, con trong giá thú
Thực tiễn xác định cha, mẹ, con trong giá thú xảy ra không nhiều. Tuy nhiên, trên
thực tế đã xảy ra một số trường hợp đặc biệt, gây khó khăn và lúng túng cho UBND
khi tiến hành giải quyết các vụ việc này. Chẳng hạn như trường hợp em gái chưa kết
hôn đã dùng tên chị gái để sinh con, làm giấy khai sinh cho cho con theo tên trong
giấy chứng sinh (tên của chị gái). Do đó, họ tên cha cũng không chính xác. Sau
này, khi cha, mẹ thực của đứa trẻ kết hôn và tự nguyện nhận con. Họ giả mạo giấy
tờ để khai sinh cho con, vậy trường hợp này đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật về
đăng ký hộ tịch. Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi, nên quy định cụ thể về thẩm
quyền xác định cha, mẹ, con đối với những trường hợp này để có cơ sở giải quyết.
Còn đối với những trường hợp như: nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng,
sau khi người phụ nữ sinh con, hai bên nam nữ mới tiến hành đăng ký kết hôn và
người chồng thừa nhận con; trong thời kỳ hôn nhân, người vợ đã ngoại tình và có
con với người đàn ông khác, nhưng người chồng vẫn làm giấy khai sinh cho đứa
con lấy họ tên mình là cha của đứa trẻ trong giấy khai sinh. Sau khi ly hôn, người
mẹ đứa trẻ đã kết hôn với người đàn ông là cha thực tế của đứa trẻ. Hai người đã tự
20
nguyện nhận con, người cha về mặt pháp lý cũng tự nguyện chấp nhận đứa trẻ
không phải là con của mình và các chủ thể này đã cùng yêu cầu UBND xác định
quan hệ cha con. Những trường hợp này sẽ xác định cơ quan nào có thẩm quyền

giải quyết?
Trong thực tế cũng có nhiều nơi sinh con theo phong tục tập quán như tập quán cư
trú trên núi cao của một số dân tộc ít người, tập quán thủy cư, tục gửi rể ba năm mới
tổ chức lễ cưới Vì vậy, việc xác định cha, mẹ, con còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều
địa bàn được coi là điểm trắng về đăng kí khai sinh, hoặc nếu đi đăng kí khai sinh
thì không xuất trình được giấy chứng sinh, những trường hợp này UBND vẫn làm
giấy khai sinh cho trẻ em đó, khi có giấy cam đoan về việc sinh là có thực của
người đi khai sinh cho trẻ em, nếu như không có người làm chứng. Điều này có thể
dẫn tới việc xác định cha, mẹ, con là không chính xác [13.Tr97].
Về tranh chấp trong việc xác định lại quan hệ cha mẹ và con trong thực tiễn thường
ít hơn đối với những tranh chấp trong việc xác định quan hệ cha, mẹ, con ngoài giá
thú.Xét một cách khái quát thì những vụ việc về HN&GĐ hiện nay ngày càng gia
tăng.Trong đó những vụ việc về ly hôn chiếm tỉ lệ cao nhất. Đối với những tranh
chấp về cha, mẹ, con trong thực tiễn hiện nay so với các vụ việc về HN&GĐ là
không nhiều. Những tranh chấp về quan hệ cha, mẹ, con nhiều khi liên quan đến các
vụ việc khác như ly hôn, tranh chấp về tài sản và con cái khi ly hôn, hủy việc kết
hôn trái pháp luật, thừa kế.
2.1.2. Xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú
Khái niệm con ngoài giá thú được Luật HN&GĐ năm 2000 sử dụng nhưng lại
không đưa ra định nghĩa cụ thể thế nào là con ngoài giá thú. Có thể thấy, đây là khái
niệm mà hầu hết pháp luật các nước sử dụng để chỉ những đứa con được sinh ra khi
cha mẹ chúng không có hôn nhân hợp pháp. Con ngoài giá thú là “con của cha mẹ
không có hôn nhân hợp pháp”.[12.Tr45]
Từ khái niệm này có thể hiểu con ngoài giá thú là đứa con được sinh ra khi ở vào
một trong các trường hợp sau:
-Người phụ nữ không có chồng nhưng có quan hệ sinh lý với một người đàn ông
dẫn đến có thai và sinh con;
- Người phụ nữ có chồng nhưng ngoại tình, có thai với người đàn ông khác và sinh
con;
21

- Người phụ nữ chung sống như vợ chồng với một người đàn ông dẫn đến có thai và
sinh con;
- Hai người kết hôn trái pháp luật, việc kết hôn bị hủy theo quy định của pháp luật
thì con của hai người cũng là con ngoài giá thú.
Vấn đề xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú rất phức tạp khi có yêu cầu. Vì giữa
cha mẹ đứa con không có hôn nhân hợp pháp nên không thể suy đoán pháp lý theo
quy định tại Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 được. Luật HN&GĐ năm 2000
không đưa ra các quy định cụ thể rõ ràng đối với việc xác định cha, mẹ cho con khi
cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp, mà chỉ dừng lại ở việc quy định về quyền yêu
cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con [30.Điều 64, 65,66], còn cơ sở pháp lý để xác
định cha, mẹ, con ngoài giá thú vẫn chưa được pháp luật quy định. Điều này dẫn
đến thực tiễn nảy sinh án kiện về vấn đề xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú gặp
nhiều khó khăn và vướng mắc. Tòa án đã thiếu hẳn cơ sở pháp lý để giải quyết.
Ngoài ra, trên thực tế có thể vì lý do danh dự, uy tín, thể diện mà người đàn ông
được khai là cha của đứa con ngoài giá thú không muốn nhận đứa trẻ đó là con của
mình, họ sẽ tìm mọi cách để từ chối mối quan hệ cha-con. Do vậy, việc điều tra, xét
xử các loại án kiện này càng gặp nhiều khó khăn, phức tạp.
Như vậy, so với pháp luật trước đây thì có thể thấy rõ đây là một điểm hạn chế của
Luật HN&GĐ năm 2000. Luật HN&GĐ năm 1986 quy định rất cụ thể về nguyên
tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ có hôn nhân hợp pháp đồng
thời cũng quy định về việc xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú. Vì vậy, Luật
HN&GĐ cần phải có những sửa đổi để bổ sung về vấn đề này.
Trước đây,việc xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú theo Thông tư số 15/DS ngày
27/09/1974 của TANDTC hướng dẫn đường lối xử lí ly hôn, một vài loại tranh chấp
về dân sự, hôn nhân và gia đình, đã hướng dẫn TAND các cấp dựa vào một số
chứng cứ để giải quyết việc “truy nhận cha cho con” như sau:
“1. Trong thời gian có thể thụ thai đứa con, người đàn ông được coi là cha của đứa
trẻ và người mẹ đứa trẻ đã công nhiên chung sống với nhau như vợ chồng;
2. Hai người đã thương yêu nhau, hứa hẹn kết hôn vơi nhau và trong thời gian có
thể thụ thai đứa con đã ăn nằm với nhau như vợ chồng, rồi sau khi có con, bỏ

không cưới xin gì nữa;
22
3. Người mẹ đã bị người này hiếp dâm, cưỡng dâm trong thời gian có thể thụ thai
đứa con;
4. Sau khi sinh đứa con, người này đã thăm nom, chăm sóc đứa con như là con của
mình;
5. Có những thư từ mà người này viết xác nhận đứa con đó do người phụ nữ đó
sinh ra là con của họ”.
Theo hướng dẫn trên thì vấn đề suy đoán quan hệ cha-con ngoài giá thú sẽ tính từ
ngày người mẹ sinh con ngoài giá thú, suy ngược trở về thời kỳ mà người mẹ có
khả năng thụ thai đứa con (khoảng từ 180 ngày đến 300 ngày trước ngày người mẹ
sinh con). Người phụ nữ đó có quan hệ với người đàn ông nào vào thời gian người
phụ nữ có thể thụ thai, người đó sẽ bị nghi vấn là cha của đứa trẻ. Chúng tôi thấy
rằng, với các chứng cứ quy định trên, tuy khả năng chứng minh chỉ mang tính tương
đối, nhưng để đảm bảo quyền lợi của hai mẹ con đứa trẻ trước pháp luật thì những
chứng cứ này là cơ sở cần thiết để chứng minh quan hệ cha-con là có thực.
Tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64 Luật HN&GĐ năm 2000 có quy định khi có yêu
cầu Tòa án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ
thì phải có chứng cứ. Vấn đề này cũng được Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP
hướng dẫn như sau “khi người yêu cầu Tòa án xác định một người nào đó là con
của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ. Trong trường hợp cần
thiết thì giám định gien, người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định
gien”. Tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP cũng quy định trong
trường hợp vợ hoặc chồng không nhận đứa trẻ là con chung thì phải có chứng cứ và
phải được Tòa án xác định. Như vậy, về nguyên tắc khi khởi kiện các đương sự phải
đưa ra được các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có cơ sở. Tuy nhiên
những chứng cứ mà đương sự dựa vào đó để chứng minh mối quan hệ cha, mẹ, con
và được Tòa án chấp nhận bao gồm những chứng cứ nào thì pháp luật vẫn chưa có
quy định cụ thể.
Cho tới nay thông tư số 15/DS không còn hiệu lực, pháp luật hiện hành lại không

quy định cụ thể các chứng cứ xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú. Do đó, vấn đề
cần thiết đặt ra là phải có quy định về các chứng cứ để tạo ra hành lang pháp lý khi
giải quyết các tranh chấp về vấn đề này.
23
Với những khó khăn nêu trên, chúng tôi cho rằng pháp luật cần dự liệu các vấn đề
còn thiếu xót trong quy định của pháp luật như : những căn cứ pháp lý để xác định
cha, mẹ, con ngoài giá thú, những chứng cứ để chứng minh mối quan hệ đó để giải
quyết các tranh chấp xảy ra trong thực tế. Yêu cầu đặt ra đối với người Thẩm phán
giải quyết những vụ việc này phải là người có trình độ pháp luật, vốn sống, kinh
nghiệm, thực tế, am hiểu được đặc tính tâm lý của đương sự. Đồng thời, trong quá
trình điều tra, thu thập chứng cứ, cần kết hợp với các biện pháp khác như giám định
y học: thử máu, khả năng sinh lý và đặc biệt là giám định về gien khi có yêu cầu.
Tuy nhiên, biện pháp này hiện nay chưa phổ biến và chi phí rất cao, gây khó khăn
cho đương sự khi phải chứng minh mối quan hệ cha-con Tòa án cần đánh giá tổng
hợp các chứng cứ để có quyết định chính xác, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự.
* Thực tiễn xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú
Hiện nay, việc tự nguyện nhận cha, mẹ, con trong thực tế diễn ra khá thuận lợi. Bởi
vì trong trường hợp này tất cả các chủ thể đều tự nguyện mong muốn xác nhận quan
hệ giữa cha con và mẹ con. Giữa các chủ thể không hề có sự mâu thuẫn hay tranh
chấp nào. Nếu so với số vụ án xác định cha, mẹ, con được tiến hành ở Tòa án, thì
việc tự nguyện nhận cha, mẹ, con là khá cao. Tuy nhiên trên thực tế việc đăng kí
nhận cha, mẹ, con cũng còn gặp nhiều vướng mắc:
+ Trường hợp người cha đăng kí nhận con, UBND khi nhận được tờ khai đăng kí
nhận con phải xác định tại thời điểm đó người nhận đã có giấy chứng nhận đăng ký
kết hôn với mẹ đứa trẻ chưa. Đây là động tác có tính chất quyết định đến quá trình
làm thủ tục đăng ký nhận con.Đây cũng chính là vướng mắc trên thực tế. Hiện nay,
một số UBND khi tiến hành thủ tục cho người đăng ký nhận con, nếu tại thời điểm
đó họ đã đăng ký kết hôn với người mẹ đứa trẻ thì cán bộ tư pháp hộ tịch sẽ căn cứ
vào giấy chứng nhận kết hôn, mặc nhiên bổ sung tên người đó vào phần họ tên cha

trong giấy khai sinh của đứa trẻ (nếu đứa trẻ đã được đăng kí khai sinh trước đó)
theo đúng tinh thần của Điều 9-NĐ70, mà không cần phải thông qua thủ tục đăng
ký nhận con nữa. Nếu sau khi đăng ký kết hôn, vợ chồng mới tiến hành đăng ký
khai sinh cho đứa con đã sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn thì sẽ tiến hành thủ tục
đăng ký khai sinh cho đứa trẻ với tư cách là con trong giá thú, miễn rằng vợ chồng
không phản đối. Nếu người đó không đăng kí kết hôn với người mẹ đứa trẻ, thì khi
24
đó mới tiến hành thủ tục nhận con. Trong khi đó, một số UBND lại tiến hành thông
qua thủ tục đăng ký nhận con cho dù người đàn ông đó đã đăng ký kết hôn với
người mẹ đứa trẻ trước đó. Bởi vì như vậy mới đảm bảo đúng tinh thần của Điều
63- Luật HN&GĐ năm 2000 “con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha
mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng” kể cả đối với trường hợp cha mẹ
đứa trẻ đó đã sống chung như vợ chồng được coi là có giá trị pháp lý.
+ Theo biểu mẫu đăng ký hộ tịch thì việc đăng ký nhận cha, mẹ, con chỉ có hai biểu
mẫu đó là đăng ký khai nhận cha, mẹ (dùng cho trường hợp con đã thành niên nhận
cha, mẹ) và tờ khai đăng ký nhận con. Vì vậy, trên thực tế có trường hợp xảy ra là
người cha, người mẹ chưa thành niên muốn nhận con có được chấp nhận không?Đa
số các UBND vẫn tiến hành thủ tục đăng ký vì vẫn đảm bảo sự phù hợp với biểu
mẫu về tờ khai đăng ký nhận con.Nhưng có UBND lại không giải quyết vì khi
người đó là người chưa thành niên thì chưa đủ năng lực hành vi dân sự để tự mình
đăng ký nhận con hay ủy quyền cho người khác. Hơn nữa, đối với việc đăng ký
nhận cha, mẹ, con không thuộc trường hợp được ủy quyền cho người khác đăng ký
thay. Mặt khác, người con thành niên mới được tự mình đăng ký nhận con thì người
cha, người mẹ chưa thành niên không thể đăng ký nhận con được. Nếu giải quyết
theo thủ tục tại Tòa án thì cũng không có cơ sở pháp lý vì Điều 66-Luật HN&GĐ
năm 2000 không đề cập đến người cha, người mẹ chưa thành niên sẽ được ai yêu
cầu xác định con cho họ.
+ Thực tế đã và đang xảy ra hiện tượng người mẹ của đứa trẻ đã thông tin không
đúng sự thật về nhân thân của mình khi sinh con tại cơ sở y tế. Từ đó dẫn đến việc
giấy chứng sinh cũng không có những thông tin chính xác về họ tên người mẹ, nơi

thường trú, tạm trú. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho việc xác định cha, mẹ, con.
Hoặc trường hợp khi sinh con, người mẹ lấy tên và địa chỉ giả rồi sau khi sinh con
bỏ con lại, bệnh viện xác định theo địa chỉ không đúng. Do vậy, coi như đứa trẻ bị
bỏ rơi, sau khi làm các thủ tục cần thiết đã cho đứa trẻ đi làm con nuôi của người
khác. Một thời gian sau người mẹ đẻ của đứa trẻ quay lại muốn nhận đứa trẻ đó là
con của mình theo thủ tục hành chính có được không, nếu người hiện đang là cha
mẹ nuôi đứa trẻ không đồng ý. Do vậy, cần giải thích cụ thể “người hiện đang là
cha hoặc mẹ” theo NĐ số158/2005/NĐ-CP có bao gồm cả cha mẹ nuôi hay không?
25

×