Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vitamin C trong dược – mỹ phẩm: Nhiều lợi ích song không ít nguy cơ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.74 KB, 5 trang )

Vitamin C trong dược – mỹ phẩm: Nhiều
lợi ích song không ít nguy cơ
Vitamin C được dùng trong dược – mỹ phẩm và lợi ích của nó được
con người biết đến từ lâu. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần biết dùng
loại vitamin này như thế nào cho an toàn ít tai biến, không nên coi
nó là loại thuốc bổ dùng không giới hạn.
Vitamin C trong dược phẩm
Đâu là chỉ định của vitamin C?
Vitamin C tham gia vào nhiều chức năng hoạt động cơ thể trong các quá
trình: sản sinh năng lượng, tạo miễn dịch, trung hòa đào thải chất độc,
tổng hợp các chất, vận chuyển trung gian hệ thần kinh, hấp thu canxi,
sắt. Được dùng bổ sung (khi bị thiếu trong khẩu phần ăn) cho người
mang thai nuôi con bú (nhằm tăng sự hấp thu sắt, canxi giúp sự phát
triển bào thai và trẻ nhỏ, tránh một số tai biến khi sinh nở), cho trẻ trong
độ tuổi trưởng thành (nhằm đảm bảo sự phát triển), cho người sống
trong môi trường ô nhiễm, bị stress, vận động viên, người bị nhiễm
khuẩn (nhằm nâng cao sức đề kháng). Một trong các ứng dụng này vẫn
còn tranh luận: có người cho vitamin C làm tăng sức đề kháng, chủ
trương dùng liều cao (1.000mg trở lên). Có người lại thấy trong thực tế
lâm sàng vitamin C không làm thay đổi tiến trình bệnh nhiễm khuẩn,
không giảm số ngày mắc và tỷ lệ người mắc bệnh chuyển sang nặng,
không làm nhanh hơn quá trình hồi phục (khi so sánh nhóm dùng và
nhóm không dùng vitamin C).
Gốc tự do làm tăng quá trình oxy hóa, thúc đẩy lão hóa. Với vai trò
chống gốc tự do, vitamin C thường được phối hợp với vitamin E,
betacaroten, selenium chống lão hóa.

Vitamin C có nhiều trong cam, chanh
Cách dùng cho hiệu quả an toàn
Nếu dùng bảo vệ thành mạch chống các biểu hiện bệnh scorbus không
điển hình thì chỉ cần khoảng 200 - 500mg/ngày, kèm với thực phẩm giàu


vitamin C (cam, chanh). Khi khỏi các triệu chứng này nên ngừng thuốc,
duy trì chế độ ăn này.
Khi thiếu vitamin C, nếu ăn đầy đủ rau quả (khoảng 500g mỗi ngày, chế
biến đúng) thì hoàn toàn có thể cung cấp đủ nhu cầu, không nhất thiết
phải dùng thuốc.
Khi dùng vitamin C tăng cường sức đề kháng thì cần liều cao (khoảng
1.000mg/ngày) trong thời gian ngắn phải theo chỉ định của bác sĩ.
Vitamin C kết hợp với các chất khác (betacaroten, selenium, vitamin E)
kết hợp với các chất nội sinh (glutathion, coenzym 10) tạo thành màng
lưới chống oxy hóa, trong đó chúng kích hoạt làm tăng hiệu lực lẫn
nhau. Do đó nếu dùng chống lão hóa thì cần dùng vitamin C cũng như
các chất khác với liều cao.
Các tai biến cần tránh
Theo FAO, nhu cầu vitamin C mỗi ngày từ sơ sinh đến 3 tuổi 25 - 30mg,
từ 4 - 18 tuổi 30 - 40mg, người lớn trung bình 45mg. Nếu thiếu phải bổ
sung, nhưng không nên thừa vì thừa sẽ hấp thu thừa sắt gây hại, đồng
thời làm giảm sự hấp thu đồng, niken làm cho xương chậm phát triển, dễ
biến dạng, hay bị viêm kết mạc. Cũng theo FAO, nhu cầu vitamin C mỗi
ngày trong thai kỳ là 50mg, khi nuôi con bú là 70mg. Nếu thiếu cần bổ
sung nhưng không nên thừa vì có thể gây dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Dùng vitamin C liều cao (1.000mg/ngày hay hơn) thường xuyên lúc đầu
sẽ thấy khỏe khoắn (vì vitamin C có tính kích thích nhẹ) nhưng về sau
cơ thể quen đi, nếu không dùng thì thấy mệt mỏi mà tiếp tục dùng sẽ
thừa, gây hại: rối loạn tiêu hóa (nóng rát dạ dày, tiêu chảy), gây thừa sắt,
giảm độ bền của hồng cầu, giảm khả năng diệt khuẩn của bạch cầu, ở
người thiếu men G6PD còn có thể bị tán huyết.
Sản phẩm chuyển hóa trung gian của vitamin C là acid oxalic. Việc dùng
liên tục liều cao có thể gây nên sỏi thận (sỏi oxalat canxi).
Gần đây, một số nghiên cứu cho thấy: việc dùng thừa vitamin C sẽ làm
“mất đi sự cân bằng vốn có của cơ thể” làm tăng sự tích tụ những phân

tử kép, sự tích tụ này có một vai trò nhất định trong các bệnh như: ung
thư, thấp khớp, xơ vữa động mạch. Còn cần phải thu thập thêm chứng cứ
nhưng đây là điều cảnh báo đáng quan tâm.
Vitamin C gây kích thích nhẹ làm khó ngủ, không nên dùng vào buổi
tối. Vitamin C có thể gây dị ứng, loại tiêm hay gây dị ứng hơn. Một
phần trong các nguyên nhân gây dị ứng là do sự biến chất của vitamin C
và các chất bảo quản. Không dùng cho người có mẫn cảm với thuốc,
tuyệt đối không dùng sản phẩm bị biến màu.
Vì những lý do trên, không nên coi vitamin C như là một thuốc bổ, dùng
không giới hạn (đặc biệt là trẻ em, thai phụ), nên chọn cách dùng thích
hợp, an toàn nhất là uống.
Vitamin C trong mỹ phẩm
Trước đây, dựa vào tính chất chống oxy hóa và xúc tác trong quá trình
tổng hợp collagen của vitamin C, các hãng mỹ phẩm quảng cáo dùng
cream dưỡng da chứa vitamin C sẽ tái tạo lại da, làm trẻ da. Ngay cả khi
uống với liều cao, đơn độc, vitamin C cũng không làm được chức năng
tổng hợp collagen. Còn khi uống collagen trực tiếp cũng chưa hẳn tạo
được collagen theo ý muốn. Dùng cream dưỡng da chứa dưới 5%
vitamin C vì có liều thấp, đơn độc, ít thấm qua da, nên đương nhiên
chẳng có hiệu quả gì! Theo các chuyên gia dinh dưỡng, da liễu thì không
có cách làm đẹp da nào tốt, bền vững hơn là cải thiện chế độ ăn, trong
đó cần cân đối giữa các chất chủ yếu đạm - lipid, glucid - vitamin - vi
chất (đã bao hàm đủ các acid amin “đặc thù”, vitamin C).
Da chịu nắng quá nhiều da bị sạm thì phải chờ ít nhất 80 ngày tế bào
biểu bì bị sạm tróc ra, thay thế bằng lớp tế bào khác hay dùng cách lột da
(làm mất lớp biểu bì bị sạm, lộ ra lớp tế bào mới), nhưng phải kiêng
nắng, nếu không lớp da mới chưa có sức chống lại tia cực tím sẽ bị sạm
nặng hơn. Có trường hợp sạm da bệnh lý như bị bệnh suy thận mạn.
Trong cả hai trường hợp, không thể dùng vitamin C liều cao chữa được.
Nhưng một số hiệu thẩm mỹ, một số người hành nghề y tư, hoặc một số

người bệnh tự ý tiêm vitamin C liều cao, lâu dài (2 - 3 tháng) với hy
vọng chống sạm da (!). Điều này chưa có cơ sở khoa học xác đáng, có
khi còn nguy hiểm (thừa, bị dị ứng vitamin C).
Kỹ thuật điện chuyển ion
Kỹ thuật này xuất phát từ Nhật, hiện áp dụng rất rộng rãi ở Nhật, Hàn
Quốc, Singapore, Trung Quốc, ở các nước tiên tiến khác. Nội dung:
dùng provitamin C, một dung dịch vitamin C đã ion hóa, chứ không phải
là dung dịch vitamin C thông thường. Dùng thiết bị chuyên dùng tạo ra
dòng điện đặc biệt. Dòng điện này “đẩy” provitamin C đi sâu vào da.
Provitamin C sau khi vào da có 97 - 100% chuyển hóa thành vitamin C.
Với kỹ thuật này, vitamin C thẩm thấu mạnh, sâu, tạo ra nồng độ cao ở
da (gấp hàng trăm lần khi ra ngoài da). Do tạo được nồng độ cao nên
hoạt tính vitamin C được tăng cường mà không một chế phẩm dùng
ngoài nào sánh kịp, đưa lại các hiệu quả đặc biệt: làm giảm sự gia tăng
hắc tố melanin bất thường, điều trị được nám và các kiểu thâm da (do
mụn nhọt, sẹo, phỏng, tắm nắng, lột da mặt). Xúc tác trong việc tạo ra
collagen ở lớp bên dưới da, làm đầy căng lớp da bên trên, do đó làm
giảm nếp nhăn, giảm sẹo lõm (do rổ, mụn trứng cá). Tác động vào các
chuỗi nhiễm sắc thể, ngăn chặn quá trình lão hóa da. Ngăn chặn tế bào
chết do lipoperoxit, từ đó hạn chế tiết bã nhờn. Loại trừ oxy hoạt tính, từ
đó phối hợp với các kem chống nắng, hạn chế ảnh hưởng tia tử ngoại.
Ngay sau điều trị bằng điện chuyển ion vitamin C, bề mặt da căng chắc,
trên da đóng một lớp trắng (vitamin C), quá trình di chuyển vitamin C
còn tiếp tục một vài giờ sau. Vì vậy không tẩy rửa vùng điều trị ngay.
Để đạt hiệu quả, phải lặp lại nhiều lần, mỗi lần cách nhau một hai tuần.
Sau đó lặp lại duy trì hàng tháng.
Phương pháp này có du nhập vào ta nhưng chỉ lẻ tẻ chỉ ở một số thành
phố lớn nên chưa đánh giá thực tế thật đầy đủ. Tuy nhiên cần biết là giá
thành rất cao, nếu phối hợp với các phương pháp khác cho hoàn chỉnh
thì càng cao, cần tính toán kỹ


×