Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.38 KB, 86 trang )



1
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
***




























































KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
Ở VIỆT NAM





Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thƣơng
Lớp : Anh 3
Khoá : K43A - KT&KDQT
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S. Nguyễn Thị Hoàng Anh


















Hà Nội – Tháng 06/2008


1
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƢƠNG 1 4
TỔNG QUAN VỀ CỔ TỨC VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 4
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CỔ TỨC 4
1.1.1. LỢI NHUẬN VÀ CỔ TỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 4
1.1.2. CÁC HÌNH THỨC TRẢ CỔ TỨC 4
1.1.2.1. TRẢ BẰNG TIỀN MẶT (CASH DIVIDEND) 5
1.1.2.2. TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU (STOCK DIVIDEND) 5
1.1.3. QUY TRÌNH TRẢ CỔ TỨC 7
1.2. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ CÁC LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH
SÁCH CỔ TỨC 8
1.2.1. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 8
1.2.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 10
1.2.3. CÁC CHÍNH SÁCH TRẢ CỔ TỨC PHỔ BIẾN TRÊN THẾ
GIỚI 17
1.2.3.1. HAI LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH MỨC CHI
TRẢ CỔ TỨC 17
1.2.3.2. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH TRẢ CỔ TỨC PHỔ BIẾN TRÊN
THẾ GIỚI 19
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ĐỐI VỚI CÔNG TY

CỔ PHẦN 22
1.3.1. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ TÀI SẢN CỦA CÁC CỔ ĐÔNG 22
1.3.2. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ CỦA
CÔNG TY 24
1.3.3. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CỔ
ĐÔNG VÀ CÁC CHỦ NỢ CỦA CÔNG TY 25
1.3.4. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY 26
1.4. CÁC CĂN CỨ LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 27
1.4.1. CÁC YẾU TỐ CHỦ QUAN 28


2
1.4.1.1. CHU KỲ KINH DOANH CỦA NGÀNH VÀ CÁC CƠ HỘI
ĐẦU TƢ 28
1.4.1.2. KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TRÊN CÁC THỊ TRƢỜNG
THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH 30
1.4.1.3. TÌNH HÌNH LUỒNG TIỀN CỦA CÔNG TY 31
1.4.1.4. QUYỀN KIỂM SOÁT CÔNG TY 31
1.4.2. CÁC YẾU TỐ KHÁCH QUAN 32
1.4.2.1. CHI PHÍ PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ
TRƢỜNG TÀI CHÍNH 32
1.4.2.2. SỰ ƢA THÍCH CỔ TỨC CỦA NHÀ ĐẦU TƢ 32
1.4.2.3. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 33
1.4.2.4. PHẢN ỨNG CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƢ ĐỐI VỚI NHỮNG
THAY ĐỔI CỦA CÁC THÔNG BÁO LIÊN QUAN ĐẾN CỔ TỨC 34
1.4.2.5. NHỮNG RÀNG BUỘC VÀ QUY ĐỊNH MANG TÍNH PHÁP
LÝ 34
CHƢƠNG 2 37
CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở
VIỆT NAM 37

2.1. HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM
YẾT Ở VIỆT NAM 37
2.1.1. CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM 37
2.1.2. HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM
YẾT TẠI VIỆT NAM, XÉT CỤ THỂ TẠI TRUNG TÂM GIAO
DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HOSE) 39
2.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG
TY NIÊM YẾT TRÊN TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG
KHOÁN HOSE 51
2.2.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC 51
2.2.1.1. DUY TRÌ MỘT CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ỔN ĐỊNH LÀ MỘT
TRONG NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG LÀM CHO HÌNH ẢNH
CỦA CÔNG TY ĐẸP HƠN TRONG MẮT CÁC NHÀ ĐẦU TƢ 51


3
2.2.1.2. CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT ĐÃ CÓ NHỮNG PHẢN ỨNG
LINH HOẠT VỚI TÌNH HÌNH THỊ TRƢỜNG 52
2.2.2. HẠN CHẾ 53
2.2.2.1. VIỆC CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY THƢỜNG
KHÔNG ĐƢỢC XÂY DỰNG TRÊN CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH
NGHIỆP VÀ NHU CẦU VỐN ĐẦU TƢ 54
2.2.2.2. CÁC CTCP PHẦN LỚN ĐỀU CHỊU SỨC ÉP TỪ MỨC CHI
TRẢ CỔ TỨC CAO 55
2.2.2.3. VIỆC CHI TRẢ CỔ TỨC CAO Ở MỨC CAO ĐƢỢC CÁC
CÔNG TY SỬ DỤNG NHƢ LÀ MỘT CÔNG CỤ ĐỂ ĐÁNH BÓNG
HÌNH ẢNH CỦA CÔNG TY MÌNH 56
2.3. NGUYÊN NHÂN 57
2.3.1. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN 58
2.3.1.1. CỔ ĐÔNG – CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY CHƢA QUAN TÂM

ĐẾN LỢI ÍCH LÂU DÀI 58
2.3.1.2. TRÌNH ĐỘ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC QUYẾT ĐỊNH
CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CỔ ĐÔNG CÒN HẠN CHẾ 59
2.3.1.3. CÁC CỔ ĐÔNG CÒN THIẾU THÔNG TIN TRÊN TTCK. 60
2.3.1.4. HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY YẾU KÉM
60
2.3.1.5. TRÌNH ĐỘ CỦA ĐỘI NGŨ QUẢN LÝ CÒN YẾU KÉM 61
2.3.2. NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN 62
2.3.2.1. THIẾU KHUNG PHÁP LÝ CHO VIỆC THỰC HIỆN CHI
TRẢ CỔ TỨC 62
2.3.2.2. DIỄN BIẾN CỦA TTCK VÀ TÂM LÝ CỦA CÁC CỔ ĐÔNG
63
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM 65
3.1. DỰ BÁO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
65
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM 66


4
3.2.1. VỀ PHÍA CÁC CÔNG TY 66
3.2.1.1. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC PHẢI DỰA TRÊN MỘT CƠ CẤU
VỐN HỢP LÝ 68
3.2.1.2. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC PHẢI PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN
CỤ THỂ CỦA TỪNG DOANH NGHIỆP 68
3.2.1.3. DUY TRÌ MỘT MỨC CỔ TỨC ỔN ĐỊNH HÀNG NĂM 69
3.2.1.4. THEO ĐUỔI MỘT TỶ LỆ CHI TRẢ CỔ TỨC MỤC TIÊU 70
3.2.1.5. TĂNG CƢỜNG GIÁO DỤC, NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CHO CÁC NHÀ QUẢN LÝ 71

3.2.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ 72
3.2.2.1. BAN HÀNH QUY ĐỊNH HƢỚNG DẪN VIỆC CHI TRẢ CỔ
TỨC BẰNG CỔ PHIẾU VÀ GIAO DỊCH CỔ PHIẾU QUỸ CỦA
CÁC CÔNG TY 72
3.2.2.2. QUẢN LÝ VIỆC CHI TRẢ CỔ TỨC, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ
CÔNG BỐ THÔNG TIN 73
3.2.2.3. TUYÊN TRUYỀN PHỔ CẬP KIẾN THỨC CHO NGƢỜI
ĐẦU TƢ 74
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78











5

DANH MỤC VIẾT TẮT

1. CTCP : Công ty cổ phần
2. DNNN : Doanh nghiệp nhà nƣớc
3. ĐHCĐ : Đại Hội Cổ Đông
4. HĐQT : Hội Đồng Quản Trị
5. HOSE : Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ

Chí Minh
6. HaSTC : Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội
7. TTCK : Thị trƣờng chứng khoán
8. UBCKNN : Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc









6
DANH MC BNG, BIU

Bng 1.1: Quy trỡnh tr c tc 7
Bng 2.1: Quy mụ niờm yt trờn TTCK Vit Nam qua mt s nm 38
Bng 2.2: Tỡnh hỡnh chi tr c tc qua cỏc nm ca cỏc cụng ty niờm yt trờn
Trung tõm giao dch chng khoỏn TP H Chớ Minh. 41
Bng 2.3: T l c tc v thay i giỏ c phiu ca mt s cụng ty niờm yt
trờn sn HOSE sau khi chi tr c tc bng c phiu 46
Bng 2.4: T l c tc v thay i giỏ c phiu ca mt s cụng ty niờm yt
trờn HOSE sau khi chi tr c tc tin mt 48

Biểu đồ 1: Tỷ lệ trả cổ tức của một số cổ phiếu qua các năm 43


1
LỜI NÓI ĐẦU


1. Tinh cấp thiết của đề tài:
Chính sách cổ tức hiện vẫn là một khái niệm mới đối với nhiều ngƣời.
Chính sách cổ tức là gì và nó đóng vai trò nhƣ thế nào đối với công ty vẫn là
một vấn đề chƣa đƣợc tổng kết đầy đủ. Chính sách cổ tức phụ thuộc vào từng
điều kiện cụ thể của mỗi công ty. Ngƣời ta không thể có một câu trả lời rõ
ràng về chính sách cổ tức, nhƣng vẫn phải đặt ra những căn cứ để lựa chọn
một chính sách cổ tức sao cho có lợi nhất cho công ty.
Với chủ trƣơng đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các
DNNN, đƣợc triển khai từ năm 1992 mà thực chất là việc sắp xếp lại các
DNNN, trọng tâm là tiến hành cổ phần hoá nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh. Hình thức công ty cổ phần vẫn còn khá mới mẻ ở
Việt Nam và thực sự chƣa phát huy hết đƣợc những ƣu điểm của nó. Ở Việt
Nam hiện nay, thậm chí là có một số công ty cổ phần vẫn chƣa hình dung rõ
nét chính sách cổ tức là nhƣ thế nào. Việc trả cổ tức của công ty còn mang
nặng tính tự phát, chƣa có tính chiến lƣợc. Hiện nay, việc các công ty chi trả
cổ tức cho các cổ đông có rất nhiều vấn đề nảy sinh nhƣ: trả cổ tức bằng cổ
phiếu, trả cổ tức bằng tiền mặt, trả cổ tức bằng tài sản hay mua lại cổ phiếu,…
Xuất phát từ thực tế đó việc nghiên cứu làm rõ về cổ tức và chính sách
cổ tức, cách thức xây dựng chính sách cổ tức tối ƣu, cũng nhƣ việc đánh giá
tầm quan trọng của nó đối với công ty là rất cần thiết. Do vậy, “Chính sách
cổ tức của các công ty niêm yết ở Việt Nam” đƣợc chọn làm đề tài cho bài
khoá luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu


2
- Đƣa ra những vấn đề lý luận cơ bản về cổ tức và chính sách cổ tức,
xác định những nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức, đƣa ra những luận
cứ để lựa chọn một chính sách luận cứ tối ƣu.

- Đánh giá chung về tình hình chi trả cổ tức của các công ty niêm yết ở
Việt Nam: những hiệu quả và bất cập trong việc thực hiện chính sách cổ tức
của các công ty niêm yết.
- Đƣa ra một số gợi ý cho việc xây dựng và hoàn thiện chính sách cổ
tức của các công ty niêm yết ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt
Nam, xét cụ thể tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chính
Minh.
Phạm vi nghiên cứu: Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên
Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm
gần đây (2005-2007), đặc biệt là đánh giá tới các yếu tố tác động chủ yếu
chính sách cổ tức của công ty, cũng nhƣ ảnh hƣởng của việc thực hiện chính
sách cổ tức đó.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp chung đƣợc sử dụng cho quá trình cho quá trình nghiên
cứu là phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, các quan điểm của Đảng
và Nhà nƣớc về hội nhập kinh tế quốc tế.
Những phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng là phƣơng pháp thống kê so
sánh phân tích tổng hợp, nghiên cứu lý thuyết tổng hợp thực tiễn để đƣa ra
quyết định.


3
5. Kết cấu:
Phù hợp với mục đích đối tƣợng, phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài,
ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục viết tắt,
bài khoá luận bao gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về cổ tức và chính sách cổ tức
Chƣơng 2: Chính sách chi trả cổ tức của các công ty niêm yết ở Việt Nam

Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách cổ tức của các công ty
niêm yết ở Việt Nam

Do lĩnh vực nghiên cứu còn mới mẻ, thời gian và nguồn tài liệu tham
khảo hạn chế, nên trong quá trình thực hiện bài khoá luận không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô
và các bạn để bài khoá luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ths. Nguyễn Thị Hoàng Anh,
các thầy cô trong trƣờng cũng nhƣ các cô chú trong thƣ viện Trƣờng Đại học
Ngoại Thƣơng đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình làm bài khoá
luận này.









4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CỔ TỨC VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC

1.1. Giới thiệu về cổ tức
1.1.1. Lợi nhuận và cổ tức của công ty cổ phần
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh
doanh, là chỉ tiêu chất lƣợng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động
của công ty. Lợi nhuận của công ty là số tiền chênh lệch giữa doanh thu và
chi phí mà công ty bỏ ra để đạt đƣợc doanh thu đó.

Thông thƣờng lợi nhuận sau thuế của công ty đƣợc chia làm 2 phần:
Một phần giữ lại để tái đầu tƣ và một phần dùng để chi trả cho các cổ đông
của công ty.
Nhƣ vậy, cổ tức là phần lợi nhuận sau thuế của công ty dùng để trả cho
những ngƣời chủ sở hữu (cổ đông). Cổ tức có thể đƣợc trả bằng tiền mặt,
hoặc trả bằng cổ phiếu.
Việc có trả cổ tức hay không, tỷ lệ và hình thức chi trả cổ tức cho cổ
đông tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động, chính sách của công ty và quyết định
của HĐQT. Về cơ bản, các công ty có những chính sách khác nhau trong việc
phân chia lợi nhuận của công ty mình. Nếu lợi nhuận giữ lại nhiều thì phần
dùng để trả cổ tức sẽ ít và ngƣợc lại. Tỷ lệ lợi nhuận phân bổ cho hai mục
đích giữ lại và chia cổ tức nhƣ thế nào là tuỳ thuộc vào chiến lƣợc của từng
công ty.
1.1.2. Các hình thức trả cổ tức
Sau khi đƣa ra quyết định về việc chi trả cổ tức trong cuộc họp HĐQT
và thông qua tại ĐHCĐ, HĐQT sẽ công bố thông tin về quy mô trả cổ tức vào


5
ngày công bố. Thông thƣờng, hầu hết các công ty kinh doanh có lãi sẽ chia sẻ
lợi nhuận cho các nhà đầu tƣ của họ bằng cách trả cổ tức. Tuy nhiên, không
có quy định nào về mặt pháp lý bắt buộc các công ty phải trả cổ tức cho các
cổ đông khi công ty làm ăn có lãi. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể, HĐQT của
công ty có thể tăng, giảm, hoặc từ bỏ việc chi trả cổ tức.
Thông thƣờng, các công ty đang trong giai đoạn tăng trƣởng thƣờng
giữ lại phần lớn hoặc thậm chí toàn bộ lợi nhuận của họ để tái đầu tƣ vào
công ty nên họ sẽ trả cổ tức rất thấp hoặc thậm chí không trả cổ tức. Các công
ty lâu đời và đã trƣởng thành thƣờng chi trả cổ tức rất ổn định do các công ty
này khi đã tăng trƣởng đến một mức nào đó, họ đã trở thành những công ty
đầu ngành, thì nhịp độ tăng trƣởng chậm lại nhƣng tỷ lệ tăng trƣởng thu nhập

lại vô cùng ổn định.
Cổ tức thƣờng đƣợc trả theo quý, theo tháng, nửa năm hoặc một năm.
Thông thƣờng các công ty trả cổ tức dƣới dạng tiền mặt hoặc cổ phiếu.
1.1.2.1. Trả bằng tiền mặt (cash dividend)
Khi chi trả cổ tức bằng tiền mặt, trên bảng cân đối kế toán, khoản mục
tiền mặt và lợi nhuận giữ lại của công ty giảm đi. Cổ tức tiền mặt đƣợc trả
tính trên cơ sở mỗi cổ phiếu. Nó cũng có thể đƣợc trả theo phần trăm mệnh
giá. Mệnh giá là giá trị đƣợc ấn định trong giấy chứng nhận cổ phiếu theo
điều lệ hoạt động của công ty.
Ví dụ:
Một ngƣời sở hữu 1.000 cổ phần của một công ty. Công ty tuyên bố trả
cổ tức tiền mặt là 0,50$ /cổ phần. Ngƣời đó sẽ nhận đƣợc cổ tức là:
1.000 x 0,50$ = 500$.
1.1.2.2. Trả cổ tức bằng cổ phiếu (stock dividend)


6
Trả cổ tức bằng cổ phiếu là cách thức công ty đƣa ra những cổ phiếu
thêm của chính công ty đó và phát hành cho các cổ đông dựa trên một tỷ lệ đã
đƣợc quy định bởi ĐHCĐ. Ví dụ, công ty tuyên bố trả cổ tức bằng cổ phiếu là
5% một năm. Điều này nghĩa là các cổ đông hiện hành cứ sở hữu 100 cổ
phiếu thì sẽ đƣợc nhận thêm 5 cổ phiếu.
 Lý do công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu
- Nhằm mục tiêu giảm giá thị trƣờng của cổ phiếu. Các công ty thƣờng
trả cổ tức bằng cổ phiếu khi giá cổ phiếu của công ty ở mức quá cao so với
mức giá trung bình mà các nhà đầu tƣ mong muốn. Vì thế công ty thông báo
trả cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng lƣợng cổ phiếu lƣu hành trên thị trƣờng
lên, do đó làm cho giá thị trƣờng trên mỗi cổ phần giảm đi. Điều này làm cho
các nhà đầu tƣ cá nhân, cùng với một lƣợng tiền, có thể mua đƣợc nhiều cổ
phiếu hơn so với trƣớc.

- Các công ty đang trong giai đoạn tăng trƣởng, có nhiều cơ hội đầu tƣ,
thƣờng thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu để giữ lại nguồn vốn nhằm tăng
khả năng đầu tƣ, mở rộng sản xuất, kinh doanh đem lại lợi tức thu nhập cao
hơn trƣớc cho các cổ đông.
Ngoài những lý do trên, công ty sử dụng hình thức trả cổ tức bằng cổ
phiếu có thể nhằm mục tiêu che đậy việc công ty thiếu khả năng trả cổ tức
bằng tiền mặt. Đây là cách thức hợp lý để nhà quản lý giấu đi sự quản lý
không hiệu quả của họ về luồng tiền.
Trả cổ tức bằng cổ phiếu không phải là chi trả cổ tức theo đúng nghĩa,
vì nó không làm cho tài khoản tiền mặt của công ty giảm đi. Trả cổ tức bằng
cổ phiếu cũng tƣơng tự nhƣ chia tách cổ phiếu (stock split). Khi công ty chia
tách cổ phiếu sẽ làm gia tăng số cổ phần đang lƣu hành và mỗi cổ phần bây
giờ đƣợc tham gia chia một phần ngân lƣu của công ty nên giá cổ phiếu sẽ


7
giảm đi tuy nhiên vốn cổ phần của cổ đông không thay đổi. Còn với việc trả
cổ tức bằng cổ phiếu, vốn điều lệ của công ty tăng lên và cổ đông sẽ nhận
đƣợc nhiều cổ phiếu hơn tuy nhiên giá thị trƣờng của cổ phiếu giảm đi.
1.1.3. Quy trình trả cổ tức
Quyết định về việc chi trả cổ tức đƣợc đặt trong tay của HĐQT công ty.
Việc chi trả cổ tức của công ty đƣợc ghi nhận vào một ngày cụ thể. Khi cổ tức
đƣợc công bố, nó trở thành một trách nhiệm tài chính đối với công ty và công
ty không thể dễ dàng thay đổi đƣợc.
Cơ chế chi trả cổ tức của công ty có thể đƣợc minh họa nhƣ sau:
Bảng 1.1: Quy trình trả cổ tức

Thứ năm
15/01
Thứ tƣ

28/01
Thứ sáu
30/01
Thứ hai
16/02
Ngày công bố
(Declaration date)
Ngày giao dịch
không hƣởng quyền
(Ex-dividend)
Ngày chốt danh
sách cổ đông
(Record date)
Ngày chi trả cổ tức
(Payment date)

Trƣớc khi chi trả cổ tức, ngoài việc công bố cổ tức đƣợc hƣởng công ty
còn phải chuẩn bị danh sách cổ đông sẽ chính thức đƣợc thụ hƣởng cổ tức vào
ngày chi trả. Giữa hai thời điểm ngày công bố và ngày chi trả cổ tức còn có
hai mốc thời gian để công ty chuẩn bị. Nhƣ vậy có tất cả bốn ngày đƣợc xem
là mốc thời gian cần xét. Ví dụ trong hình cho thấy:
- Ngày công bố: Vào ngày này (15/01) HĐQT thông qua và công bố cổ
tức sẽ đƣợc trả cho mỗi cổ phần là bao nhiêu vào ngày 16/02 cho tất cả cổ
đông đƣợc ghi nhận trong danh sách sẽ chốt sổ vào ngày 30/01.


8
- Ngày chốt danh sách cổ đông: Vào ngày này (30/01) công ty lập danh
sách tất cả cổ đông đƣợc hƣởng cổ tức. Những ai không có tên trong danh
sách cổ đông vào ngày này sẽ không đƣợc hƣởng cổ tức.

- Ngày giao dịch không hƣởng quyền cổ tức: Do việc mua bán và
chuyển quyền sở hữu cổ phiếu mất một số ngày nên sẽ không công bằng nếu
ngƣời nào mua cổ phiếu vào ngày 29/01 nhƣng hoàn tất đƣợc thủ tục vào
ngày 30/01 và đƣợc hƣởng cổ tức trong khi ngƣời khác mua cổ phiếu cùng
ngày nhƣng mãi đến ngày 2/02 mới hoàn tất thủ tục và nhƣ vậy không đƣợc
hƣởng cổ tức. Để tránh vấn đề này, các công ty môi giới ấn định mốc thời
gian là 3 ngày làm việc trƣớc ngày chốt danh sách cổ đông, gọi là ngày giao
dịch không hƣởng quyền cổ tức (ex- dividend date), trong ví dụ đang xem xét
là vào ngày 28/01. Nếu ai mua cổ phiếu vào hoặc sau ngày này sẽ không đƣợc
hƣởng cổ tức.
- Ngày chi trả: Vào ngày này cổ tức sẽ đƣợc trả cho cổ đông bằng tiền
mặt hoặc bằng chuyển khoản (đối với cổ tức tiền mặt). Trƣờng hợp trả cổ tức
bằng cổ phiếu, cổ đông sẽ nhận đƣợc số cổ phiếu tƣơng ứng với số cổ phiếu
hiện họ đang nắm giữ và tỷ lệ chi trả cổ tức mà công ty công bố.
Quy trình chi trả cổ tức nhƣ trình bày trên hình trên cho thấy ngày giao
dịch không hƣởng quyền rất quan trọng bởi vì cá nhân nào mua cổ phiếu
trƣớc ngày này sẽ đƣợc hƣởng cổ tức năm hiện tại trong khi cá nhân nào mua
cổ phiếu đúng vào ngày này hoặc sau ngày này sẽ không đƣợc hƣởng cổ tức.
Ngoài ra, vào lúc mở cửa của thị trƣờng của ngày giao dịch không hƣởng
quyền cổ tức, giá cổ phiếu sẽ giảm một khoản bằng hoặc xấp xỉ bằng cổ tức
(nếu có thuế thu nhập đối với cổ tức).
1.2. Chính sách cổ tức và các lý thuyết về chính sách cổ tức
1.2.1. Chính sách cổ tức


9
Chính sách cổ tức là một trong những chính sách tài chính quan trọng
ảnh hƣởng đến sự tồn tại, phát triển và thịnh vƣợng của một công ty, nó liên
quan tới việc xác định lƣợng tiền và phƣơng thức dùng để trả cổ tức cho các
cổ đông thƣờng của công ty.

Nhƣ vậy, chính sách cổ tức bao gồm 2 quyết định:
- Bao nhiêu thu nhập của công ty nên đƣợc phân phối cho cổ đông thông
thƣờng dƣới dạng cổ tức và bao nhiêu thu nhập nên giành cho tái đầu tƣ.
- Phƣơng thức chi trả cổ tức.
Việc chi trả cổ tức cho cổ đông đƣợc ghi nhận vào một ngày cụ thể.
Tầm quan trọng của chính sách cổ tức:
- Chính sách phân chia cổ tức ảnh hƣởng quan trọng đến lợi ích của các
cổ đông, bởi lẽ có những nhà đầu tƣ mong đợi đƣợc nhận cổ tức và có những
nhà đầu tƣ lại thích công ty giữ lại phần lợi nhuận để tái đầu tƣ. Những nhà
đầu tƣ nhƣ ngƣời già, quỹ hƣu bổng, công ty bảo hiểm, thƣờng kế hoạch
hoá và kỳ vọng có dòng tiền thu nhập tƣơng lai ổn định và đáng tin cậy từ cổ
tức. Ngƣợc lại, những nhà đầu tƣ chiến lƣợc luôn có xu hƣớng nắm giữ lâu
dài cổ phiếu và sẵn sàng hi sinh lợi nhuận ban đầu (cổ tức) để dành vốn đầu tƣ
phát triển doanh nghiệp và hƣởng những giá trị nâng cao trong tƣơng lai. Do
vậy, một sự thay đổi trong chính sách cổ tức sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi
ích của cả hai nhóm nhà đầu tƣ và giá cổ phiếu của công ty.
- Chính sách phân chia cổ tức ảnh hƣởng quan trọng đến sự phát triển
của công ty. Nếu công ty có nhiều dự án kinh doanh khả thi, khi đó công ty sẽ
cần đến một lƣợng vốn để đầu tƣ cho các dự án này. Do vậy, công ty sẽ đứng
trƣớc hai lựa chọn: một là, công ty giữ lại lợi nhuận để tái đầu tƣ; hai là, công
ty vẫn duy trì mức trả cổ tức cao và huy động vốn từ những nguồn khác. Nếu
công ty giữ lại lợi nhuận để tái đầu tƣ thì chính sách này sẽ làm nản lòng


10
những nhà đầu tƣ mà mối quan tâm hàng đầu của họ là thu nhập từ cổ tức chứ
không phải là lợi vốn do tăng giá cổ phiếu trong tƣơng lai. Những nhà đầu tƣ
này sẽ bán cổ phiếu của công ty mà họ đang nắm giữ, từ đó làm giảm giá thị
trƣờng của cổ phiếu, điều này mâu thuẫn với mục tiêu tối hậu mà công ty theo
đuổi là tối đa hoá giá trị cho cổ đông. Ngoài ra, việc cổ phiếu của công ty

giảm giá do các nhà đầu tƣ bán cổ phiếu mà họ đang nắm giữ sẽ đặt công ty
trƣớc tình huống đe dọa bị thao túng mua. Còn nếu tiếp tục duy trì việc trả cổ
tức cao, công ty sẽ phải huy động vốn từ các nguồn khác nhƣ vay nợ hoặc
phát hành thêm cổ phiếu mới. Nếu vay nợ bên ngoài, công ty sẽ phải chịu một
khoản lãi vay; còn nếu phát hành cổ phiếu mới công ty sẽ phải đối diện với
các vấn đề sau:
- Tốn kém phát sinh do chi phí phát hành cổ phiếu mới (trung bình bằng
15% tổng giá trị phát hành).
- Quyền kiểm soát của cổ đông hiện hành có thể bị đe dọa.
Nhƣ vậy, tuỳ vào từng trƣờng hợp cụ thể mà công ty nên lựa chọn
phƣơng án nào mang lại lợi ích cao nhất cho các bên tham gia CTCP.
1.2.2. Các lý thuyết về chính sách cổ tức
Tầm quan trọng cũng nhƣ ý nghĩa của chính sách cổ tức hiện vẫn là vấn
đề gây nhiều tranh cãi. Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc công ty có trả cổ
tức hay không không có ý nghĩa quan trọng vì nó không ảnh hƣởng gì đến giá
trị của công ty. Một số khác lại chỉ ra rằng quyết định chi trả cổ tức sẽ ảnh
hƣởng đến các nhà đầu tƣ, làm thay đổi giá cổ phiếu do đó làm thay đổi giá trị
công ty.
 Quan điểm chính sách cổ tức không tác động đến giá trị của công ty
của Merton Miller và Franco Modigliani (M&M dividend irrelevance
proposition)


11
Theo Merton Miller và Franco Modigliani (1961) thì trong một thị
trƣờng hoàn hảo (không có thuế, không có chi phí phát hành, chi phí giao dịch
chứng khoán và chi phí thông tin, ), chính sách cổ tức không ảnh hƣởng đến
tổng thu nhập của cổ đông hay nói cách khác mọi chính sách cổ tức đều nhƣ
nhau. Lý thuyết này của M&M đối lập với quan điểm truyền thống là cổ đông
đều thích trả cổ tức cao, nghĩa là đề cao chính sách cổ tức; cổ tức trả càng cao

thì thu nhập của cổ đông càng cao.
Theo quan điểm này quyết định đầu tƣ của công ty không chịu ảnh
hƣởng của chính sách cổ tức. Chính sách đầu tƣ của công ty đóng vai trò quan
trọng nhất vì nó quyết định dòng thu nhập trong tƣơng lai của công ty, quyết
định giá trị của công ty. Còn việc dòng thu nhập đó đƣợc phân chia giữa cổ
tức và thu nhập giữ lại nhƣ thế nào là không quan trọng, bởi vì trong bất kỳ
trƣờng hợp nào thì giá trị của công ty cũng không thay đổi. Còn về phía các
nhà đầu tƣ, họ hoàn toàn có thể biến đổi chính sách cổ tức của công ty thành
một chính sách cổ tức khác bằng việc tái đầu tƣ cổ tức nhận đƣợc hoặc bán đi
cổ phần của mình. Do vậy, mỗi nhà đầu tƣ đều có thể tự tạo cho mình đƣợc
một chính sách cổ tức riêng, điều này có nghĩa là nếu nhƣ nhà đầu tƣ không
thoả mãn với chính sách cổ tức của công ty thì họ hoàn toàn có thể biến đổi
chính sách cổ tức đó thành một chính sách cổ tức sao cho phù hợp với mình.
Nhƣ vậy, dù công ty lựa chọn chính sách cổ tức nào thì chính sách cổ tức đó
cũng không có tác động gì đến cổ đông cũng nhƣ giá trị của công ty.
Lý thuyết M&M đƣợc xây dựng trong điều kiện giả định thị trƣờng vốn
hoàn hảo. Tuy nhiên, trong thực tế không tồn tại một thị trƣờng không có chi
phí giao dịch, không có sự khác biệt về thuế, v.v… Thông thƣờng, việc tăng
cổ tức thƣờng đƣợc coi là một thông tin tốt dẫn đến việc tăng giá cổ phiếu, và
ngƣợc lại khi các công ty giảm hoặc không trả cổ tức nữa thì giá cổ phiếu sẽ
sụt giảm. Nếu quả thực chính sách cổ tức không quan trọng thì tại sao lại có


12
những phản ứng nhƣ vậy trên thị trƣờng? Xuất phát từ điều này, nhiều nhà
kinh tế khác đã đƣa ra các quan điểm để lý giải vấn đề này.
 Quan điểm chính sách cổ tức là tín hiệu dự báo sự phát triển của công
ty (Dividend signaling hypothesis)
Theo nghiên cứu của Bhattachar (1979) và Miller và Rock (1985) thì
các nhà đầu tƣ không phản ứng với chính sách cổ tức mà với các thông tin

chứa đựng bên trong chính sách cổ tức. Việc tăng cổ tức có thể là một tín hiệu
cho rằng các nhà quản trị công ty rất lạc quan về dòng thu nhập trong tƣơng
lai của công ty. Vì thông thƣờng các công ty rất ngại cắt giảm cổ tức nên họ
chỉ quyết định tăng cổ tức nếu tin rằng có thể duy trì mức cổ tức cao đó trong
tƣơng lai. Do vậy mà tăng cổ tức sẽ dẫn đến giá cổ phiếu tăng lên do nhà đầu
tƣ tin rằng dòng thu nhập trong tƣơng lai sẽ tăng lên.
Nhƣ vậy, theo các nhà nghiên cứu này thì chính sách cổ tức có chứa
đựng thông tin và có thể đƣợc coi là một tín hiệu về khả năng phát triển trong
tƣơng lai của công ty. Tuy nhiên quan điểm này chỉ có ý nghĩa khi thoả mãn
hai điều kiện: Thứ nhất, các nhà đầu tƣ coi trọng thông tin này; thứ hai, cổ tức
là một tín hiệu về triển vọng phát triển của công ty và là một tín hiệu đáng tin
cậy hơn các tín hiệu khác. Quan điểm này cho rằng cả hai điều kiện trên đều
tồn tại. Thực tế, nếu công ty tuyên bố tăng cổ tức mà không có đủ thu nhập để
trả thì sẽ phải huy động vốn từ bên ngoài hoặc phải hy sinh các khoản đầu tƣ
trong tƣơng lai. Vì thế, tăng cổ tức là một tín hiệu có độ tin cậy cao hơn và
ràng buộc trách nhiệm của nhà quản lý công ty nhiều hơn các tín hiệu khác.
Mặc dù quan điểm này vẫn còn nhiều tranh cãi nhƣng có một điểm mà
các nhà đầu tƣ không nhận thấy rõ ràng, đó là việc cắt giảm cổ tức nói chung
sẽ gây ra phản ứng tiêu cực trên TTCK. Tuy nhiên, mức độ ảnh hƣởng còn
phụ thuộc vào kỳ vọng của các nhà đầu tƣ. Chẳng hạn nhƣ khi IBM công bố
giảm 55% cổ tức vào ngày 26/1/1993 thì giá cổ phiếu IBM lại tăng nhẹ, điều


13
này là do việc giảm cổ tức đã đƣợc dự đoán và phản ánh vào giá cổ phiếu từ
trƣớc đó. Giá cổ phiếu của IBM giảm mạnh từ trƣớc đó 1 tháng, khi IBM
tuyên bố rằng công ty đang cân nhắc về việc cắt giảm cổ tức. Cũng có trƣờng
hợp mức cổ tức tăng nhƣng không cao nhƣ dự kiến làm cho giá cổ phiếu giảm
vì các nhà đầu tƣ cho rằng dòng thu nhập trong tƣơng lai của công ty sẽ thấp
hơn mong đợi.


 Những quan điểm chính sách cổ tức có ảnh hƣởng đến giá trị công ty
trong điều kiện thị trƣờng không hoàn hảo
Quan điểm của Miller và Modigliani dựa trên giả định một thị trƣờng
vốn hoàn hảo. Trên thực tế, cổ tức và lãi vốn đều bị đánh thuế, việc phát hành
và giao dịch chứng khoán đều phải chịu chi phí và có sự bất đối xứng thông
tin giữa các nhà các nhà quản lý công ty và ngƣời đầu tƣ. Trong một thị
trƣờng vốn không hoàn hảo nhƣ vậy, các nhà đầu tƣ sẽ có bàng quan với
chính sách cổ tức của công ty hay không? Chúng ta sẽ lần lƣợt nghiên cứu
vấn đề này:
- Thứ nhất, tác động của thuế
Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong một thế giới không có thuế
thì các nhà đầu tƣ sẽ bàng quan với việc nhận cổ tức hay lãi vốn. Nhƣng trong
thực tế, thu nhập từ cổ tức và thu nhập lãi vốn đều bị đánh thuế. Thuế là một
yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ của cá nhân cũng nhƣ
quyết định chi trả cổ tức của công ty. Thông thƣờng, mức thuế đánh trên thu
nhập lãi vốn thấp hơn mức thuế đánh trên thu nhập từ cổ tức và thu nhập lãi
vốn chỉ bị đánh thuế khi bán chứng khoán, nghĩa là khi thu nhập đƣợc thực
hiện; do đó, ngƣời đầu tƣ có những cân nhắc trƣớc các mức chi trả cổ tức của
công ty trong mối quan hệ với mức thuế phải trả. Khi đó chính sách cổ tức mà


14
công ty theo đuổi sẽ có ảnh hƣởng rất lớn đến quyết định của nhà đầu tƣ là
liệu có nên nắm giữ cổ phiếu của công ty đó hay không, do đó nhà đầu tƣ sẽ
có những phản ứng bằng cách giữ hoặc bán cổ phiếu, từ đó tác động đến giá
trị cổ phiếu của công ty.
Nhƣ vậy, mặc dù việc trả cổ tức xét trên khía cạnh thuế là không có lợi
cho cổ đông nhƣng phải có những lý do nào đó khiến công ty vẫn quyết định
làm việc này. Theo nghiên cứu của Black vf Scholes (1974), khi các công ty

quyết định trả cổ tức thì điều đó chứng tỏ việc trả cổ tức mang lại một số lợi
ích cho cổ đông. Các lợi ích đó bao gồm: Việc trả cổ tức có lợi cho những cổ
đông đang cần thu nhập và tránh cho họ khỏi việc phải bán cổ phiếu và chịu
phí môi giới; Giúp các cổ đông đánh giá đƣợc rủi ro của công ty, nhất là khi
công ty do trả cổ tức cao phải huy động vốn từ bên ngoài. Điều này sẽ phần
nào làm giảm sự bất đối xứng về thông tin giữa nhà quản lý công ty và các cổ
đông.
Với một mức thuế nhất định, chính sách cổ tức cũng tác động khác
nhau đến từng nhóm các nhà đầu tƣ. Các nhà kinh tế chia các nhà đầu tƣ làm
ba nhóm: Nhóm một là những ngƣời thích cổ tức; Nhóm hai là những ngƣời
bàng quan với cổ tức; Nhóm ba là những ngƣời không thích cổ tức. Các cổ
phiếu trả cổ tức cao sẽ thu hút những ngƣời thích cổ tức, chẳng hạn nhƣ các
nhà đầu tƣ có tổ chức ở Mỹ, vì họ chỉ phải chịu thuế đối với 30% cổ tức nhận
đƣợc từ một công ty khác, hoặc thu hút những nhà đầu tƣ cá nhân có mức
thuế thu nhập thấp. Ngƣợc lại, những cổ phiếu trả cổ tức thấp sẽ thu hút
những ngƣời không thích cổ tức, ví dụ nhƣ nhà đầu tƣ cá nhân phải chịu mức
thuế thu nhập cao. Khi công ty chọn một chính sách cổ tức nhất định, công ty
sẽ thu hút một nhóm nhà đầu tƣ nhất định. Khi thay đổi chính sách thì công ty
sẽ thu hút nhóm nhà đầu tƣ khác. Giả sử 40% các nhà đầu tƣ thích cổ tức cao,
nhƣng chỉ có 20% các công ty trả mức cổ tức cao. Khi đó, các công ty trả mức


15
cổ tức cao sẽ không đáp ứng đƣợc nhu cầu và giá cổ phiếu của họ sẽ tăng. Kết
quả là các công ty trả cổ tức thấp sẽ chuyển sang trả cổ tức cao, và đến khi số
công ty trả cổ tức cao chiếm 40%, thì thị trƣờng cổ tức cân bằng và lúc này
chính sách cổ tức không ảnh hƣởng đến giá cổ phiếu nữa.
- Thứ hai, tác động của chi phí phát hành và sự pha loãng quyền sở
hữu
Việc trả cổ tức cao cũng có nghĩa công ty phải huy động vốn bên ngoài

khi cần vốn đầu tƣ. Khi đó, công ty phải chịu chi phí phát hành và sự pha
loãng quyền sở hữu (khi phát hành thêm cổ phiếu). Những chi phí này có thể
khiến công ty không muốn trả cổ tức cao.
Ngoài chi phí phát hành, các CTCP còn phải chịu một chi phí khác nữa
là chi phí uỷ thác. Thông thƣờng trong các CTCP, các nhà quản lý thƣờng
đƣợc HĐQT thuê để điều hành các hoạt động của CTCP. Khi đó, các cổ đông
là những ngƣời chủ sở hữu công ty nhƣng ban quản lý lại là ngƣời đƣợc uỷ
nhiệm kiểm soát và chịu trách nhiệm về hoạt động hàng ngày của công ty. Do
đó, để giám sát hoạt động của ban quản trị, công ty thƣờng phải thuê các
chuyên gia bên ngoài, khi đó công ty sẽ phải trả một chi phí gọi là phí uỷ thác.
Với những công ty có nhiều cổ đông lớn, đặc biệt là khi các cổ đông này tham
gia quản lý thì công ty sẽ ít có nhu cầu thuê các chuyên gia giám sát, khi đó
chi phí uỷ thác của công ty sẽ thấp, do vậy công ty có thể áp dụng chính sách
trả cổ tức thấp hơn những công ty do nhiều cổ đông nắm giữ.
Tóm lại, công ty có nên trả cổ tức hay không và trả với tỷ lệ nhƣ thế
nào vẫn là một vấn đề còn nhiều tranh cãi. Kết hợp các kinh nghiệm thực tế
và một số lý thuyết nêu ra, trƣớc khi quyết định về chính sách cổ tức của
mình, các công ty nên cân nhắc các yếu tố sau:


16
- Cơ hội đầu tƣ trong tƣơng lai: Cân nhắc tới những cơ hội đầu tƣ trong
dài hạn khi quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ giúp công ty có đƣợc sự chủ động
về tài chính và giảm các chi phí do việc phải huy động các nguồn vốn từ bên
ngoài. Một công ty đang có tốc độ tăng trƣởng cao với nhiều dự án hấp dẫn
nên trả cổ tức ở mức thấp hơn một công ty không có nhiều cơ hội đầu tƣ.
- Các rủi ro kinh doanh: Vì việc cắt giảm cổ tức thƣờng gây tác động
tiêu cực lên giá cổ phiếu, các công ty phải đƣa ra một mức cổ tức mà họ có
thể duy trì trong tƣơng lai. Vì thế, một công ty với thu nhập không ổn định
hoặc theo chu kỳ nên đặt một tỷ lệ trả cổ tức thấp để tránh những phiền phức

khi phải cắt giảm cổ tức.
- Yêu cầu của cổ đông của công ty: Thông thƣờng cổ đông sẽ chọn
công ty có chính sách cổ tức phù hợp với họ. Nếu cổ đông là các cá nhân có
mức thuế thu nhập cao và mong muốn đƣợc nhận lãi vốn thì họ sẽ không chọn
những công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức cao và ngƣợc lại.
- Tính thanh khoản và khả năng huy động vốn của công ty: Khối lƣợng
tài sản có tính thanh khoản cao và khả năng huy động vốn trên thị trƣờng tài
chính cũng là yếu tố quyết định mức chi trả cổ tức của công ty. Một công ty
có tốc độ tăng trƣởng nhanh với thu nhập cao có thể không muốn trả cổ tức
cao nếu phần lớn vốn của công ty đƣợc tái đầu tƣ vào các tài sản cố định và
các khoản tài sản lƣu động có tính thanh khoản thấp nhƣ hàng tồn kho và tài
khoản phải thu. Khả năng huy động vốn trên thị trƣờng càng thấp thì càng
khiến công ty muốn giữ thu nhập để tái đầu tƣ thay vì trả cổ tức cho cổ đông.
- Khả năng mất quyền kiểm soát công ty: Nếu các nhà quản lý công ty
e ngại về khả năng mất quyền kiểm soát công ty thì họ sẽ rất ngại phát hành
thêm cổ phiếu mới. Trong trƣờng hợp này thì giữ lại thu nhập để phục vu nhu
cầu đầu tƣ, và do đó duy trì mức cổ tức thấp, là chính sách hợp lý, đặc biệt là
khi tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần của công ty đã ở mức tối đa cho phép.


17
1.2.3. Các chính sách trả cổ tức phổ biến trên thế giới
1.2.3.1. Hai lý thuyết cơ bản về việc xác định mức chi trả cổ tức
Các công ty cổ phần tuỳ theo tình hình kinh doanh và tình hình tài
chính mà có cách lựa chọn chính sách cổ tức khác nhau. Tuy nhiên, các công
ty cổ phần đều dựa vào một trong hai lý thuyết trả cổ tức chủ yếu là lý thuyết
chi trả cổ tức dựa trên phần lợi nhuận còn lại và lý thuyết ổn định cổ tức.
 Lý thuyết chi trả cổ tức dựa trên phần lợi nhuận còn lại (Residual
Dividend Policy)
Theo lý thuyết này thì công ty chỉ tiến hành chi trả cổ tức sau khi đã

đáp ứng các nhu cầu về đầu tƣ và duy trì đƣợc tỷ lệ cơ cấu vốn mục tiêu của
công ty.
Ví dụ:
- Nếu công ty cần 5 triệu USD cho các dự án đầu tƣ mới
- Cơ cấu vốn mục tiêu: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 2/3
- Thu nhập ròng (NI) : 4 triệu
Nhƣ vậy, theo lý thuyết cổ tức sử dụng phần còn dƣ thì 5 triệu USD
nhu cầu vốn đầu tƣ của công ty sẽ đƣợc tài trợ bằng 40% nợ (2 triệu USD),
60% vốn chủ sở hữu (3 triệu USD). Do đó, cổ tức đƣợc trả sẽ là: Thu nhập
ròng (NI) – Tài trợ vốn chủ sở hữu = 4 triệu – 3 triệu = 1 triệu USD.
Xét từ góc độ của công ty, cơ sở của lý thuyết cổ tức sử dụng phần còn
dƣ là nếu công ty có nhu cầu vốn đầu tƣ cho những dự án đầu tƣ triển vọng
tuy nhiên công ty lại muốn giữ một cơ cấu vốn mục tiêu nhất định, khi đó
công ty sẽ chi trả cổ tức sau khi đã đảm bảo cơ cấu vốn mục tiêu của mình.
Có thể thấy, lý thuyết cổ tức sử dụng phần còn dƣ thích hợp với những
công ty có nhiều cơ hội đầu tƣ tăng trƣởng. Đối với những công ty này, việc


18
tăng cƣờng đầu tƣ cho phát triển tạo ra thế mạnh cho công ty là vấn đề đƣợc
ƣu tiên hàng đầu. Vì thế, trong quá trình phân chia lợi nhuận ròng, trƣớc hết
công ty dành phần lợi nhuận cần thiết để đáp ứng yêu cầu đầu tƣ. Số lợi
nhuận giữ lại đƣợc xem xét trên cơ sở nhu cầu tái đầu tƣ của công ty trong
mối liên hệ với cơ cấu vốn mục tiêu của công ty.
Nhƣợc điểm của lý thuyết này là ở chỗ nếu các công ty áp dụng một
cách cứng nhắc lý thuyết này sẽ dẫn đến sự bất ổn cao đối với tỷ lệ chi trả cổ
tức. Điều này sẽ ảnh hƣởng lớn tới giá cổ phiếu của công ty cũng nhƣ hình
ảnh của công ty trong con mắt các cổ đông. Do vậy, các công ty đều cố gắng
duy trì một tỷ lệ chi trả cổ tức ổn định để không làm ảnh hƣởng đến giá cổ
phiếu của công ty cũng nhƣ duy trì hình ảnh của mình trong mắt các nhà đầu

tƣ. Do đó, bên cạnh việc xác định mức chi trả cổ tức theo lý thuyết chi trả cổ
tức dựa trên phần lợi nhuận còn lại, công ty còn chi trả cổ tức dựa trên lý
thuyết ổn định cổ tức.

 Lý thuyết ổn định cổ tức (Stability Dividend Policy)
Mục tiêu của lý thuyết ổn định cổ tức là nhằm duy trì cổ tức ở một mức
độ nhất định và chỉ tăng cổ tức lên mức cao hơn khi công ty có thể đạt đƣợc
sự gia tăng lợi nhuận một cách vững chắc, đủ khả năng cho phép tăng cổ tức
và một khi đã tăng cổ tức thì công ty cố gắng duy trì cổ tức ở mức đã định cho
đến khi công ty thấy rõ không thể hi vọng ngăn chặn đƣợc sự giảm sút lợi
nhuận kéo dài trong tƣơng lai.
Nhƣ vậy sự ổn định cổ tức ở đây không có nghĩa là cố định. Điều trƣớc
tiên cần phải thấy là cổ tức đƣợc trả không bị gián đoạn, tiếp đó, mức độ tăng
(hoặc bất đắc dĩ phải giảm) của cổ tức thƣờng không có nhiều sự đột biến nhƣ
tăng giảm lợi nhuận.

×