Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh học đường: Áp lực lên sức khỏe học sinh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.43 KB, 5 trang )


Bệnh học đường: Áp lực lên sức khỏe học
sinh


Áp lực học tập đối với trẻ em ngày càng lớn, cơ sở vật chất các trường
học chưa đảm bảo về chất lượng và tiêu chuẩn, thiếu thốn (nhất là vùng
miền núi, vùng sâu, vùng xa), thời gian học tập, nghỉ ngơi không hợp
lý, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, làm giảm khả năng học tập của trẻ
và là nguyên nhân ngày càng gia tăng các bệnh học đường, nhất là cận
thị và cong vẹo cột sống.
Bệnh cận thị trở nên phổ biến
Cận thị có thể do di truyền hoặc do lớp học không đảm bảo ánh sáng (làm
cho mắt trẻ phải điều tiết nhiều), kích thước bàn, ghế không phù hợp, ngồi
học tư thế sai như nhìn gần, nằm, quỳ khi học ở nhà, sử dụng máy vi tính
quá lâu và một số yếu tố bất lợi khác: sách vở, chữ viết chưa đạt tiêu
chuẩn.

Bệnh cận thị ngày càng gia tăng trong lứa tuổi học
đường. Ảnh: MH
Cho đến nay, vẫn chưa có số liệu thống kê các bệnh học đường của học sinh
trên phạm vi toàn quốc. Nhưng qua kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa
học tiến hành ở các địa phương, tỷ lệ mắc tật cận thị ở học sinh Việt Nam
tăng lên ở mức báo động.
Trong thời gian 10 năm (từ năm 1998 đến 2009), tỷ lệ học sinh mắc tật khúc
xạ ở các bậc học tăng khoảng 2 lần. Đặc biệt, ở các trường chuyên, lớp chọn
tỷ lệ học sinh bị cận thị xấp xỉ 60%. Một thống kê cho thấy: số người mắc
tật khúc xạ tại Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 30% trong
tổng số bệnh nhân đến khám; tỷ lệ bệnh và mức độ cận cũng tăng lên theo
cấp học của học sinh, tỷ lệ cận thị ở học sinh đầu cấp là 18%. Năm 2009, tại
thành phố Hà Nội tỷ lệ học sinh Hà Nội bị cận thị chiếm khoảng gần 37% và


một báo cáo nghiên cứu tại Hải Phòng thì số học sinh bị cận thị chiếm 36%.
Nguyên nhân của thực trạng này là do nhu cầu sử dụng thị lực nhìn gần
trong học tập và sinh hoạt trong cuộc sống hiện đại ngày càng tăng cao,
cường độ học quá nhiều, quá căng thẳng, hay kích thước bàn ghế không
đúng tiêu chuẩn, tư thế ngồi học không đúng, thiếu ánh sáng, nhất là tình
trạng sử dụng vi tính hoặc xem ti vi quá nhiều.
Cong vẹo cột sống cũng gia tăng
Sau cận thị, thực trạng cong vẹo cột sống cũng đang có xu hướng gia tăng
trong học sinh. Nguyên nhân do độ cong cột sống của trẻ nhỏ hơn của người
lớn. Độ mềm dẻo, linh hoạt cột sống lớn hơn. Vì vậy, khi trẻ học tập, sinh
hoạt, nếu tư thế không đúng, cột sống dễ mắc các tật khó chữa như: Cong
lưng (đoạn cột sống ngực quá cong lồi); vẹo lưng (đoạn cột sống ngực cong
sang hai bên) và ưỡn lưng (đoạn cột sống thắt lưng ưỡn ra trước). Cong vẹo
cột sống gây lệch trọng tâm cơ thể, ảnh hưởng đến hoạt động của tim, phổi,
cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của khung chậu Nếu mắc bệnh
nặng mà không được điều trị có thể dẫn đến rối loạn thể chất, các hội chứng
viêm nhiễm, rối loạn chức năng tuần hoàn, hô hấp.
Tỷ lệ học sinh Việt Nam bị mắc bệnh cong vẹo cột sống chiếm tỷ lệ từ 15
đến 25%. Nguyên nhân là kích thước bàn ghế không phù hợp với chiều cao
học sinh, tư thế ngồi, mang vác nặng. Tỷ lệ chung trong độ tuổi học sinh ở
Hà Nội bị cong vẹo cột sống năm 2004-2005 là 18,9%, đến nay đã tăng lên
trên 20%. Đáng lưu ý, HS càng lớp trên càng bị CVCS nhiều hơn, cụ thể
khối 1 là 17%, khối 5 là 17,6%, khối 9 là 22,2%.
Hiện nay, học sinh tiểu học phải mang quá nhiều sách. Trong khi quy định
với 40 kg trọng lượng cơ thể, thì chỉ nên mang tương đương 1/10, thì nhiều
học sinh tiểu học nặng 25kg phải đeo cặp tới 4kg. Ngoài ra, trẻ thường thích
xem tivi, chơi máy tính sau giờ học nên không có thời gian vui chơi giải
trí, hoạt động cơ bắp thể dục, thể thao, gây quá tải cho hệ cơ xương kéo dài
dẫn đến cong vẹo cột sống.
Củng cố hoạt động y tế trường học

Hiện cả nước có trên 36.000 trường học thuộc các cấp học khác nhau, với
gần 25 triệu học sinh, sinh viên, chiếm khoảng 26% tổng dân số. Do đó, việc
quan tâm chăm sóc sức khỏe cho đối tượng này có một vị trí vô cùng quan
trọng và cần thiết, song hiện nay cơ sở vật chất trường học và hệ thống y tế
học đường vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt ở các vùng nông thôn,
vùng sâu, vùng xa. Mạng lưới y tế nhà trường ở nước ta hiện nay vẫn còn
thiếu và yếu, chưa đảm bảo về chất lượng, cơ sở vật chất, nhân lực để chăm
sóc sức khỏe cho học sinh, dẫn đến tình trạng sức khỏe học sinh có phần
giảm sút làm gia tăng một số bệnh học đường như bệnh cận thị, cong vẹo cột
sống Đặc biệt, hiện có 15 tỉnh, thành phố hoàn toàn không có các trang
thiết bị thiết yếu phục vụ công tác giám sát các yếu tố vệ sinh trường học

Khám mắt cho học sinh tại Trường THCS Thành
Công (quận Ba Đình - Hà Nội). Ảnh: Bảo
Lâm
Trong giai đoạn 2010-2015, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống
bệnh học đường sẽ tập trung can thiệp cho học sinh các bậc tiểu học, THCS
và THPT trong cả nước. Năm 2011 tổng kinh phí thực hiện dự án y tế học
đường là 10 tỷ đồng nhằm củng cố hoạt động y tế trường học trên phạm vi
cả nước, tập trung vào việc quản lý sức khỏe học sinh trong các nhà trường,
ưu tiên cho những vùng khó khăn. Dự án y tế học đường sẽ triển khai tập
huấn về kỹ thuật giám sát yếu tố vệ sinh trường học, kỹ thuật khám phân
loại sức khỏe học sinh và kỹ năng truyền thông về y tế trường học cho 100%
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và 20% trung tâm y tế huyện; trang bị phương
tiện kiểm tra giám sát yếu tố vệ sinh trường học cho các Trung tâm y tế dự
phòng của 20 tỉnh có huyện nghèo góp phần giảm tỷ lệ mắc, kiểm soát và
hạn chế một số yếu tố nguy cơ của một số bệnh tật học đường phổ biến hiện
nay, như tật khúc xạ, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng và thay đổi hành
vi vệ sinh ở học sinh, tạo điều kiện cho các em phát triển toàn diện thể chất
và tinh thần, có sức khỏe tốt để học tập.


×