Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 7) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.18 KB, 9 trang )

Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 7)

Cách dùng thuốc amiodarone
Mẹ tôi 65 tuổi, vừa rồi đi khám và phát hiện bị rối loạn nhịp tim. Bác sĩ cho
uống thuốc amiodarone để điều trị. Xin cho biết tác dụng của thuốc này và nếu
dùng thuốc kéo dài có ảnh hưởng gì không? Khi nào thì nên dừng thuốc? Tôi xin
cảm ơn!
Bùi Minh Trí (Hải Dương)
Amiodarone là dẫn xuất iod của benzofuranic được sử dụng trong điều trị
rối loạn nhịp tim. Thuốc hấp thu chậm qua đường tiêu hóa, là thuốc ưa lipid nên
tập trung nhiều ở mô, nhất là mô mỡ, gan, phổi, tim, da, mắt... và có tác dụng kéo
dài. Thuốc có tác dụng ức chế kênh kali tốt, kéo dài điện thế hoạt động và thời
gian trơ của các tế bào thần kinh tim và do đó làm chậm dẫn truyền trong nhĩ và
nút nhĩ thất. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng làm chậm nhịp tim và giãn mạch
vành, tăng cung lượng mạch vành; giảm vừa nhu cầu ôxy của tim, giảm nhẹ sức
cản ngoại vi, giảm huyết áp và công năng của tim. Vì vậy, thuốc được chỉ định
dùng trong điều trị rối loạn nhịp, nhất là rối loạn nhịp nhĩ nhanh, rung nhĩ, cuồng
nhĩ; ngoại tâm thu thất, rối loạn nhịp thất trong nhồi máu cơ tim; suy mạch vành
và cơn đau thắt ngực.
Tuy nhiên, khi dùng thuốc sẽ xuất hiện một số tác dụng không mong muốn
như gây nhịp chậm hoặc ức chế tim nhất là ở những người bị rối loạn nút xoang,
nghẽn nhĩ thất và như vậy có thể dẫn đến suy tim, đặc biệt ở những trường hợp
nhạy cảm với thuốc. Ngoài ra vì thuốc gây lắng đọng ở gan, phổi, mắt, tuyến giáp,
mỡ, da... nên gây ra nhiều yếu tố độc hại cho các cơ quan này như gây hoại tử tế
bào gan, gây bệnh gan nhiễm mỡ hoặc viêm gan do thuốc, gây cường hoặc suy
chức năng tuyến giáp, nhức đầu, dị ứng, mất điều hòa... đặc biệt gây lắng đọng
trên giác mạc gây rối loạn thị lực, nhất là về đêm, do đó cần giảm liều, dùng ngắt
quãng và thường xuyên đi khám mắt trong quá trình dùng amiodarone. Do đó
thuốc không được sử dụng trong các trường hợp có nhịp tim dưới 50 lần/phút, có
block nhĩ - thất, người mẫn cảm với iod, người bị bệnh xơ phổi, người huyết áp
thấp, người rối loạn chức năng tuyến giáp, phụ nữ mang thai và cho con bú.


Không dùng thuốc chung với các thuốc trợ tim digitalis, thuốc chẹn beta, thuốc lợi
tiểu giảm kali và thuốc kháng vitamin K.
Trong trường hợp của mẹ bạn, bạn không kể có triệu trứng gì khi dùng
thuốc, nên chúng tôi không thể đưa ra lời khuyên cụ thể. Tuy nhiên, việc dùng
thuốc của cụ nhà cần được theo dõi chặt chẽ và theo đúng chỉ định. Bạn nên đưa
mẹ đi khám lại bệnh định kỳ để có những tư vấn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.
Có phải ngừng thuốc điều trị bệnh gút?
Tôi bị bệnh gút và đang được điều trị bằng thuốc colchicin. Tuy nhiên khi
dùng thuốc này tôi lại bị tiêu chảy, đôi lúc thấy buồn nôn. Vậy tôi nên ngừng hay
tiếp tục dùng thuốc này?
Hà Thu (Hải Phòng)
Colchicin là một trong những loại thuốc được chỉ định dùng điều trị gút.
Thuốc dùng trong đợt cấp của bệnh gút, phòng tái phát viêm khớp do gút và điều
trị dài ngày bệnh gút... Tuy nhiên thuốc nào cũng vậy, bên cạnh tác dụng chữa
bệnh (tác dụng chính), thuốc còn có những tác dụng không mong muốn, nhưng
không phải bất cứ ai dùng thuốc cũng gặp các tác dụng không mong muốn này.
Đối với colchicin, rối loạn tiêu hóa là tác dụng phụ thường gặp với các biểu
hiện như buồn nôn, đau bụng, nôn và tiêu chảy. Với liều cao có thể gây tiêu chảy
nặng, chảy máu dạ dày - ruột, nổi ban. Ngoài ra đối với những trường hợp điều trị
dài ngày có thể gặp viêm thần kinh ngoại biên, rụng tóc, rối loạn về máu, hay giảm
tinh trùng (trường hợp giảm tinh trùng sẽ hồi phục được sau ngừng thuốc).
Khi gặp các triệu chứng rối loạn nhẹ về tiêu hóa như trường hợp của bác
cần ngừng dùng thuốc (vì đây có thể là những dấu hiệu báo động sớm về khả năng
sẽ bị ngộ độc nặng hơn). Trị liệu chỉ được tiếp tục khi hết các triệu chứng trên và
thường sau 24 - 48 giờ hoặc có thể thay thế điều trị bằng loại thuốc khác (cần tham
khảo ý kiến của bác sĩ điều trị). Có thể dùng thuốc chống tiêu chảy hay thuốc làm
chậm nhu động ruột để điều trị tiêu chảy do colchicin gây ra.




Khó tiêu - Dùng thuốc gì?
Bố tôi năm nay 68 tuổi, mỗi khi ăn uống xong thường rất khó chịu, thậm
chí đau bụng... Xin hỏi, bố tôi bị làm sao? Có cách nào giải quyết không? Uống
thuốc có giúp cải thiện tình trạng bệnh không?
Đỗ Chiến Thắng (Nam Định)
Theo như bạn nói trong thư thì có
thể bác bị khó tiêu. Đây là một bệnh rất
hay gặp, nhưng định nghĩa còn mơ hồ,
thường gắn với hiện tượng khó chịu vùng
thượng vị và đau bụng. Có thể đó chỉ là
triệu chứng của một số bệnh như loét dạ
dày, tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày -
ruột, ung thư dạ dày, viêm tuỵ mạn, sỏi mật. Tuy nhiên, ở nhiều bệnh nhân không

Ăn ít giúp dễ tiêu.
tìm thấy bệnh toàn thân nào. Khi đó thường là bệnh khó tiêu không loét hay khó
tiêu chức năng.
Điều đầu tiên với khó tiêu chức năng là nên tránh rượu, thuốc lá và một số
thức ăn nặng, nên ăn ít, chia làm nhiều bữa, dùng các thực phẩm quen thuộc nhằm
dễ tiêu. Những hiệu quả của thuốc trong khó tiêu chức năng rất khó đánh giá vì
bệnh nhiều khi tự khỏi và hiệu ứng placebo lớn.
Các thuốc kháng acid và các chất đối kháng histamin H2 là loại thuốc hay
được chọn đầu tiên. Các kháng acid thường làm hết triệu chứng và thường được tự
điều trị. Các thuốc đối kháng H2 cho kết quả không khích lệ, nhưng hay được
dùng để loại triệu chứng trào ngược. Nên dùng thuốc trong một thời gian ngắn, khi
không có những triệu chứng rõ ràng về một bệnh toàn thân trước khi khám bệnh
toàn diện. Tuy nhiên, việc dùng các chất đối kháng H2 có thể che lấp các triệu
chứng ung thư dạ dày. Đối với người có tuổi thì nên khám toàn diện sớm.
Dùng các chất làm tăng nhu động ruột như: metoclopramid hay cisaprid
nếu có nghi ngờ. Thuốc làm tăng nhu động ruột có hiệu quả hơn các thuốc đối

kháng H2 trong khó tiêu chức năng. Một số người dùng các muối bismuth không
tan và các thuốc kháng muscarin để chống co thắt. Hiện chưa rõ là Helicobater
pylori có vai trò gì không trong khó tiêu chức năng, nhưng việc loại trừ ở những
bệnh nhân có test Helicobater pylori dương tính cho thấy liệu pháp mang lại nhiều
lợi ích và tránh cho bệnh nhân khỏi phải nội soi.

×