Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cảnh báo suy thận mạn ở tuổi học đường pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.56 KB, 5 trang )

Cảnh báo suy thận mạn ở tuổi học đường


Suy thận mạn (STM) là một hội chứng lâm sàng và sinh
hóa tiến triển mạn tính qua nhiều năm tháng, hậu quả của
sự xơ hóa các nephron chức năng gây giảm sút từ từ mức
lọc cầu thận dẫn đến tình trạng tăng nitơ phi protein máu
như urê, creatinin máu, acid uric Ở nước ta chưa có số
liệu thống kê về STM trẻ em, nhưng tỷ lệ STM giai đoạn
cuối chung cho cả người lớn và trẻ em là 0,06 - 0,08% dân
số. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bệnh lý này?
Nguyên nhân gây suy thận mạn
- Viêm cầu thận dẫn đến STMở trẻ em chiếm tỉ lệ cao nhất,
trong đó đáng lưu ý là nguyên nhân viêm cầu thận liên
quan đến nhiễm khuẩn (viêm cầu thận cấp). Bệnh thường
gặp ở trẻ em sau viêm họng hoặc viêm da. Các nghiên cứu
ở nước ta cho thấy có 5 - 10% bệnh nhi, bệnh tiếp tục tiến
triển mạn tính và gây suy thận sau 10 năm bị viêm cầu thận
cấp. Có 80% trẻ bị viêm cầu thận cấp xảy ra sau viêm họng
hoặc viêm da do liên cầu khuẩn, số còn lại do các vi khuẩn
khác. Độ tuổi thường gặp là 6-9, bệnh xảy ra quanh năm
nhưng tập trung nhiều vào các tháng 9 - 12. Nghiên cứu
sinh thiết thận ở trẻ viêm cầu thận cấp sau 10 - 15 năm cho
thấy có tới 70% trường hợp có tổn thương xơ cứng cầu thận
từng phần hoặc hoàn toàn, trong đó 30 - 40% có biểu hiện
triệu chứng lâm sàng. Riêng ở tỉnh Vĩnh Phúc trong 10 năm
(1995 - 2005) có 274 bệnh nhi bị viêm cầu thận cấp vào
điều trị tại bệnh viện tỉnh, trong đó có 5,4% bệnh nhi bệnh
tiến triển thành mạn tính và suy thận, sau 7 - 10 năm có
1,8% bệnh nhi phải lọc máu chu kỳ (Tạ Ngọc Cầu, Hà
Hoàng Kiệm). Nếu làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe, vệ


sinh thân thể, vệ sinh răng miệng, đề phòng và điều trị sớm
nhiễm khuẩn họng và da thì có thể làm giảm được bệnh
này, góp phần làm giảm tỉ lệ STM ở trẻ em.
Viêm thận kẽ là một nguyên nhân chính gây suy thận.
- Viêm bể thận/viêm thận kẽ
đứng hàng thứ hai, trong đó tắc nghẽn đường dẫn niệu
chiếm 6,2%, thường do hẹp khúc nối bể thận - niệu quản
bẩm sinh. Có thể phát hiện sớm bằng siêu âm thận và phẫu
thuật để sửa chữa. Bệnh thận do trào ngược nước tiểu từ
bàng quang lên niệu quản mỗi lần rặn đái chiếm 6,9%. Có
thể phát hiện sớm bệnh này bởi triệu chứng trẻ thấy đau tức
vùng hố thắt lưng mỗi lần rặn đái. Nếu trẻ có triệu chứng
trên thì cần chụp bàng quang có bơm thuốc cản quang kết
hợp rặn đái để xác định. Hình ảnh Xquang sẽ cho thấy
nước tiểu trào ngược từ bàng quang lên niệu quản. Bệnh lý
này là do khuyết tật ở van giữa niệu đạo và bàng quang, có
thể điều trị sửa chữa khuyết tật này.
- Bệnh thận bẩm sinh gặp 16,2% số trẻ STM, trong đó bệnh
thận nang chiếm 1,9% có thể phát hiện sớm bằng siêu âm
thận. Hội chứng Alport chiếm 1,5% - đây là hội chứng
bệnh lý có tính chất gia đình, bệnh biểu hiện bằng suy thận
và 50% bệnh nhi có kèm theo điếc. Ngoài ra có thể gặp các
bệnh thận bẩm sinh khác như Cystinosis, Oxalosis.
- Các bệnh hệ thống gặp 7% số trẻ STM, trong đó viêm
thành mạch dị ứng (Henoch - Schonlein - pupura) chiếm
2,4%. Bệnh biểu hiện bằng từng đợt xuất huyết dưới da thể
chấm, chủ yếu ở hai chân, đối xứng, có thể kèm theo đau
sưng các khớp, có protein niệu, có thể điều trị lui bệnh
bằng các thuốc corticoid. Hội chứng tan máu - urê máu
chiếm 3,1% biểu hiện bằng vàng da, bilirubin máu tăng,

thiếu máu, urê máu tăng.
Hậu quả do suy thận mạn
Khi đã bị STM tính thì bệnh sẽ tiến triển dẫn đến suy thận
giai đoạn cuối. Lúc này để duy trì cuộc sống của bệnh nhân
phải điều trị thay thế thận bằng lọc máu hoặc ghép thận,
đây là các kỹ thuật cao hết sức tốn kém. Các phương pháp
điều trị bảo tồn STM chỉ có vai trò kéo dài thời gian ổn
định chức năng thận và làm chậm tiến triển của suy thận
đến giai đoạn cuối. Vì vậy vấn đề chăm sóc sức khỏe cho
trẻ em như vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng, phòng và
điều trị sớm các nhiễm khuẩn ở họng hoặc da và các nhiễm
khuẩn khác, phát hiện sớm các bệnh thận bẩm sinh như hẹp
khúc nối bể thận niệu quản, trào ngược nước tiểu bàng
quang lên niệu đạo, bệnh thận nang để có biện pháp điều trị
sớm, có thể làm giảm được tỉ lệ trẻ em bị STM.

×