Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Các giai đoạn suy thận mãn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.29 KB, 3 trang )

Các giai đoạn suy thận mãn:

- Giai đoạn 1: Gỉam khả năng dự trữ của thận. Không có các triệu chứng
và các xét nghiệm chức năng thận còn bình thường.

- Giai đoạn 2: Suy thận bắt đầu có các triệu chứng: tiểu đêm,tiểu nhiều
và thiếu máu nhẹ. XN có BUN tăng nhẹ, giảm khả năng cô đặc nước tiểu.

- Giai đoạn 3: Suy thận trở nên rõ rệt,bệnh nhân bị thiếu máu khá nặng,
tiểu ít đi, vẫn còn tiểu về đêm, Ca++ giảm, Phosphat tăng, toan chuyển
hoá.

- Giai đoạn 4: Suy thận giai đoạn cuối với đây đủ các biểu hiện về lâm
sàng của suy thận về tiêu hoá, tim mạch, thần kinh, da và máu.

Trước khi được lọc máu, người bị suy thận phải theo chế độ ăn giới hạn
về muối và chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, gà, vịt…).
Thận nhân tạo giúp loại bỏ khỏi cơ thể các chất dư thừa do ăn uống đưa vào. Tuy
nhiên, chức năng của nó không thể hoàn hảo như thận bình thường, nên chế độ ăn của
bệnh nhân lọc thận có thể thay đổi hơn so với trước khi lọc thận, nhưng không được ăn
uống như bình thường.
Nước và trọng lượng cơ thể
Suốt trong thời gian dài bị suy thận và trước khi được chạy thận nhân tạo,
người bệnh phải ốm đi, vì nếu cân nặng không giảm nghĩa là đã có sự ứ đọng muối
và nước trong cơ thể. Có nhiều bệnh nhân phải mất đi hơn 10kg trong một thời gian
ngắn chạy thận nhân tạo do khối lượng nước và muối dư thừa đã được rút bỏ, và
nhờ vậy nhiều trường hợp huyết áp cao sẽ mất đi mà không cần dùng thuốc.
Người bệnh phải theo dõi cân nặng mỗi ngày vào một giờ cố định với trang
phục giống nhau và dùng cùng một cân. Không được tăng cân hơn 0,5kg/ngày. Nếu
cân nặng tăng quá nhiều, nghĩa là đã dùng quá nhiều nước, muối. Khi đó bắt buộc
phải giới hạn lượng nước uống và kiểm tra chế độ dinh dưỡng.


Cảm giác khát nước tùy thuộc rất nhiều vào số lượng muối ăn. Do đó, nếu
giảm được muối trong thức ăn, số lượng nước đưa vào cơ thể sẽ tự động giảm đi vì
bệnh nhân ít cảm thấy khát nước hơn.
Theo nguyên tắc, bệnh nhân lọc thận có thể dùng tổng cộng khoảng
500ml/ngày (nước, cà phê, cháo, súp, canh...) và có thể gia tăng thêm một lượng
bằng với lượng nước tiểu còn lại, tức là:
Lượng nước uống/ngày (tính cả lượng nước có trong thức ăn) = 500ml +
lượng nước tiểu.
Thí dụ: Nếu người bệnh đi tiểu 200ml/ngày thì có thể dùng tổng cộng 700ml
nước/ngày.
Cần giới hạn nước uống vì trong tất cả các loại thức ăn cũng đều có nước, nhất là trái
cây và rau.
Sự theo dõi cân nặng là yếu tố cơ bản và chính yếu. Sau các tuần lễ đầu chạy
thận nhân tạo, nếu chế độ dinh dưỡng được tuân thủ nghiêm ngặt, người bệnh có
thể dần dần lên cân thật sự nhưng huyết áp không tăng. Tuy nhiên, cân nặng ổn
định với thể trạng khỏe mạnh bình thường chỉ có được sau 6 tháng đến 1 năm chạy
thận nhân tạo.
Muối
Bình thường cơ thể hấp thu khoảng 8-12g muối mỗi ngày, phần lớn số muối
này sẽ được thải bỏ qua đường tiểu vì không cần thiết cho cơ thể. Khi cả hai thận
đều bị suy, muối sẽ không được loại bỏ mà ứ lại trong cơ thể; lúc đó phù, cao huyết
áp sẽ xuất hiện, gây suy tim, ứ nước trong phổi và tổn thương các mạch máu. Vì
vậy phải giới hạn muối tối đa để tránh cao huyết áp. Khi nào huyết áp chưa bình
thường tức là cơ thể còn chứa quá nhiều muối.
Thận nhân tạo có thể loại bỏ bớt muối với điều kiện lượng muối ăn vào không
quá nhiều. Khi huyết áp trở lại bình thường, bệnh nhân có thể dùng thêm một ít
muối nhưng phải rất cẩn thận, càng cữ được càng tốt.
Bệnh nhân không được tăng cân quá 0,5kg/ngày và huyết áp trước khi chạy
thận nhân tạo không được quá 160/90mmHg.
Nếu tăng cân quá nhiều hoặc huyết áp trước khi chạy thận quá cao, cần kiểm

tra xem có phải đã dùng quá nhiều muối hay không (sự tăng cân quá nhiều thường
là do dùng muối quá nhiều). Khi tăng cân nhiều, cần phải rút nhiều nước trong lúc
chạy thận, điều này không dễ dàng và thường gây nhiều tai biến và biến chứng.
Chế độ kiêng muối không những bắt buộc không được cho thêm muối vào
thức ăn mà còn phải kiêng cả các loại thức ăn có chứa nhiều muối như khô, mắm,
tương, chao...
Chất kali
Chất kali bị ứ đọng lại trong cơ thể khi bị suy thận, kali trong máu trên
6,5mmol/l sẽ cực kỳ nguy hiểm vì có thể làm tim loạn nhịp và đưa tới ngừng tim đột
ngột, gây tử vong bất cứ lúc nào mà không có triệu chứng báo trước. Vì vậy, bệnh
nhân suy thận cần tránh các thức ăn chứa nhiều kali như trái cây, nhất là cam,
chuối, nho, đào, chanh, bưởi, dâu... Một số loại trái cây chứa ít kali hơn như táo, lê,
dưa hấu... Các loại trái, hạt khô như đậu phộng, hạt điều, hạt dẻ, sô-cô-la, cà phê
chứa kali nhiều hơn chuối đến 10 lần.
Các loại rau tươi cũng có nhiều kali nhưng có thể dùng được sau khi đun nấu
2-3 lần và bỏ nước đã luộc rau. Gạo, nui, mì... chứa ít kali.
Để làm giảm phần nào lượng kali trong máu, có thể dùng thêm 5-15g/ngày
Keyexalate. Thuốc gây táo bón hiện thời giá trên thị trường còn khá cao.
Chất đạm
Đạm là chất cấu tạo chính của bắp thịt, là chất không thể thiếu cho đời sống
của các tế bào trong cơ thể. Nhưng sử dụng các chất này sẽ sinh ra urê và urê bị
tích tụ lại trong cơ thể khi bị suy thận. Vì vậy, trước khi lọc thận, người bệnh phải
theo chế độ ăn giảm đạm; Nhưng khi đã được chạy thận thì thận nhân tạo thải
được urê khỏi cơ thể, nên người bệnh có thể và bắt buộc phải ăn vào một lượng
đạm như người bình thường.
Trong khẩu phần ăn cần phải có thịt, gà, cá, trứng (lòng trắng) vì các loại này
chứa đạm có chất lượng cao, giúp bù đắp cho hoạt động thường ngày của hệ cơ.
Ngoài đạm động vật, cũng có thể dùng đạm có nguồn gốc thực vật như đậu nành,
đậu xanh..., nhưng cần cẩn thận vì các loại đậu chứa khá nhiều kali.
Phosphore

Phosphore ít được lọc qua thận nhân tạo, phosphore có trong hầu hết các loại
thức ăn, nhất là các loại có chứa nhiều chất đạm, đặc biệt là sữa.
Khi phosphore trong máu tăng, sẽ làm tăng hoạt động tuyến cận giáp và cùng
với calci bám đóng vào thành mạch máu.
Các thuốc ngăn cản sự hấp thu phosphore ở máu không đủ để kiểm soát tình
trạng tăng phosphore máu, vì vậy cần giảm các loại thức ăn có chứa nhiều
phosphore như sữa, pho-mát, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, các loại rau quả khô.
Năng lượng
Cần phải được cung cấp đầy đủ để sử dụng chất đạm. Bình thường cơ thể
cần 35-40calo/kg/ngày, có thể được cung cấp dưới dạng đường hay dầu mỡ;
đường có nhiều trong các loại thức ăn chế biến từ lúa và lúa mì như bánh mì, gạo,
nui.
Sinh tố
Người bình thường với chế độ ăn đầy đủ không cần cung cấp thêm sinh tố.
Tuy nhiên, người chạy thận sẽ bị mất đi một số sinh tố, nhất là các loại sinh tố tan
trong nước như nhóm sinh tố B, C. Vì vậy có thể phải cung cấp thêm các sinh tố
này.
Tóm lại, với bệnh nhân suy thận, không bắt buộc phải cấm tuyệt đối bất kỳ loại thức
ăn nào, nhưng chỉ nên dùng với số lượng vừa phải và khẩu phần ăn hàng ngày phải quân
bình đầy đủ đạm, năng lượng, sinh tố. Cần chú ý hạn chế các thức ăn chứa nhiều kali và
phosphore.
(TS. BS. PHAN VĂN BÙI TT Đào tạo & Bồi dưỡng CB y)

Bệnh nhân suy thận mạn nên hạn chế chất đạm
Các thực nghiệm trên cả người và động vật đều cho thấy, chế độ ăn hạn chế
protein giúp kiểm soát tình trạng tăng urê máu và làm chậm tiến triển của suy thận
mạn. Còn chế độ ăn giàu protein sẽ làm tăng urê máu và làm cho bệnh tiến triển
nhanh hơn.
Suy thận mạn là một hội chứng bệnh lý tồn tại suốt đời bệnh nhân, tiến triển
nặng dần. Nếu mắc bệnh này thì chế độ ăn của bạn phải tuân theo nguyên tắc: hạn

chế lượng protein, đủ năng lượng, đủ vitamin và các yếu tố vi lượng.
Lượng protein được phép ăn hằng ngày tùy thuộc mức độ nặng của bệnh. Nếu bị
suy thận mạn giai đoạn 1, bạn được ăn 0,8 g đạm)/kg thể trọng. Chỉ số này ở giai đoạn 2
là 0,6; giai đoạn 3a là 0,5; giai đoạn 3b là 0,4 và giai đoạn 4 là 0,2. Nếu bạn đang lọc máu
chu kỳ bằng thận nhân tạo, lượng đạm trong chế độ ăn có thể tăng lên như người bình
thường: 1-1,2 g/kg mỗi ngày.
Nên căn cứ vào lượng đạm có trong 100 g thực phẩm để tính ra lượng thực
phẩm ăn hằng ngày. Ví dụ, người bị suy thận giai đoạn 2 có cân nặng 50 kg nếu chỉ
lấy đạm từ thịt bò thì được phép ăn mỗi ngày 0,6 x 50): 20 = 150 g thịt. Tuy nhiên,
gạo, ngô, bột mỳ, đậu phụ, rau, quả... trong bữa ăn đã chứa một lượng đạm nên số
thịt trên phải giảm đi khoảng 1/3, nghĩa là không quá 1 lạng mỗi /ngày. Lượng thịt
đó có thể thay bằng cá, trứng, đậu phụ, sữa...
Mặc dù cần giảm protein, nhưng cơ thể bạn vẫn phải được cung cấp đủ 8 axit
amin cần thiết. Vì vậy, bạn nên chọn các loại thực phẩm giàu các axit amin này như
thịt bò, thịt lợn nạc, tim, cá, lòng đỏ trứng... Bên cạnh đó, phải bảo đảm đủ năng
lượng (khoảng 1.800 - 2.000 cal), nước, vitamin và khoáng để giúp cho quá trình
chuyển hóa được tốt.
Bệnh nhân suy thận mạn nên ăn nhiều rau, quả ngọt; hạn chế quả chua;
không ăn những món có nhiều kali như các loại quả đã được chế biến khô (ô mai,
nước quả mơ, nước quả sấu, nho khô). Có thể uống thêm các vitamin nhóm B.
Suy thận mạn và chế độ hạn chế đạm thường gây chán ăn, ăn không ngon. Vì
vậy, bạn cần thay đổi thực phẩm và cách chế biến để có thể ăn được hết khẩu phần.

×