1
ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP. HCM
Khoa Xã hội học
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM
VÀ GIA ĐÌNH
ThS Nguyễn Ngọc Lâm biên tập
Năm 2005
2
MỤC LỤC
Dẫn nhập – Mục tiêu môn học
Phần 1 : Khái niệm và sự hình thành công tác xã hội với trẻ em
và gia đình
1. Khái niệm Công tác xã hội với trẻ em và gia đình
2. Sự hình thành công tác xã hội với trẻ em và gia đình
Phần 2 : Bối cảnh công tác xã hội với trẻ em
1. Chính sách chăm sóc trẻ em, quyền trẻ em và đạo luật trẻ em
2. Chế độ gia trưởng và bảo vệ trẻ em của các nước phương Tây
Phần 3 : Tiến trình phát triển tuổi thơ
1. Sự phát triển ở trẻ em là gì ?
2. Trẻ em ở giai đoạn tiền học đường
3. Trẻ ở tuổi đi học
4. Tuổi thanh thiếu niên
Phần 4 : Trẻ em, gia đình và các nhu cầu đặc biệt
1. Nhận biết nhu cầu của trẻ
2. Các phương diện đa dạng của sự phát triển ở trẻ em
Phần 5 : Công tác xã hội với gia đình
1. Làm việc với gia đình như là một nhóm nhỏ
2. Sự rối loạn trong vai trò làm cha mẹ
3. Vấn đề của gia đình
4. Chu kỳ sống của gia đình
5. Một số vấn đề của trẻ trong gia đình
Phần 6 : Tiến trình công tác xã hội với trẻ em và gia đình
1. Tìm hiểu trẻ và gia đình của trẻ
2. Các bước tìm hiểu trẻ và gia đình của trẻ
3. Các nguyên tắc hành động trong công tác xã hội
với trẻ em và gia đình
Kết luận – Phụ lục
3
DẪN NHẬP
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
Công tác xã hội với trẻ em và gia đình là một bộ phận trong ngành công tác
xã hội chuyên nghiệp. Nó được hình thành trong bối cảnh mạng lưới phát triển của
hệ thống an sinh xã hội nói chung và an sinh nhi đồng và gia đình nói riêng.
Môn học này sẽ cung ứng một số hướng dẫn về lý thuyết và thực hành để
nhân viên xã hội có được ý nghĩa rõ ràng về :
• Nhân viên xã hội cần biết gì trước khi làm việc với trẻ em.
• Nhân viên xã hội cần biết gì trước khi làm việc với đứa trẻ đặc biệt trong những
hoàn cảnh đặc biệt này.
• Nhân viên xã hội và trẻ có thể cùng làm gì với nhau.
• Làm thế nào để trở thành người làm việc tốt hơn với trẻ.
• Quan điểm lịch sử về mối quan hệ giữa trẻ em, gia đình và quốc gia. Sự phân
tích về bản chất của dịch vụ an sinh của đứa trẻ mô tả phong trào từ sự cứu vớt
đứa trẻ cho đến quyền trẻ em và những bình luận về lịch sử thực hành công tác
xã hội chăm sóc trẻ em trong công tác với trẻ em.
• Những nguyên tắc, kỹ năng cơ bản và kỹ thuật làm việc với trẻ em có thể ứng
dụng rộng rãi trong nhiều tình huống công tác xã hội.
• Vai trò của công tác xã hội với trẻ em có nhu cầu và trẻ em cần được bảo vệ.
Công tác với trẻ em là một phần của mạng lưới phức tạp về hoạt động công tác
xã hội liên quan tới mạng lưới của nhân viên chuyên nghiệp và các gia đình có
con.
• Đối với những trẻ em không còn sống với gia đình và được chính quyền địa
phương chăm sóc tại trung tâm nuôi dưỡng hay nhà nuôi hộ, nhu cầu đối với
4
đứa trẻ hiểu về sự mất mát của trẻ và tham gia vào các kế hoạch tương lai sẽ có
tác động quan trọng đối với trọng tâm công tác.
• Phương pháp và kỹ năng liên quan để làm việc với trẻ em được chăm sóc.
5
PHẦN MỘT
♣
Khái niệm và sự hình thành
Công tác xã hội với trẻ em và gia đình
1. Khái niệm “Công tác xã hội với trẻ em và gia đình”
Công tác xã hội với trẻ em và gia đình là một phần trong các lãnh vực chuyên
biệt của ngành công tác xã hội với mục tiêu đem lại sự hỗ trợ cho trẻ em trong hoàn
cảnh khó khăn, giúp bảo vệ trẻ em và gia đình và góp phần vào nền an sinh cho trẻ
em và gia đình.
Công việc của Công tác xã hội là huy động các nguồn lực giúp đỡ gia đình
thực hiện vai trò trong khả năng giới hạn của họ. Theo Beatrice Pompy, nhân viên xã
hội có trách nhiệm xác định những rối loạn của trẻ, của cha mẹ, đánh giá cho được
khả năng và hạn chế của họ và qua đó, nhân viên xã hội phải làm việc bằng các giác
quan, trực giác, bằng quan sát cá nhân, với sự hiểu biết và kinh nghiệm trong quá
trình nghề nghiệp, về nhận thức vấn đề. Nhân viên xã hội khi can thiệp giúp đỡ trẻ
em và gia đình trẻ có vấn đề thường mang theo những quá khứ thời thơ ấu xa xưa
của mình , tình cảm, cảm xúc riêng tư của mình bên cạnh những kỹ năng chuyên
nghiệp. Vì thế mà công tác xã hội với nói chung và công tác xã hội với trẻ em và gia
đình nói riêng là một công tác vô cùng khó khăn, một công tác đòi hỏi phải luôn
được đào tạo mỗi khi tiếp xúc với đối tượng.
1. Công tác xã hội với trẻ em
Công tác xã hội với trẻ em bao gồm những nội dung như sau :
♣
D ựa theo”Social Work with children c ủa Marian Brandon, Gillian Schofield v à Liz Trinder, Mac. Press
LTD, 1998
6
- Các chức năng của công tác xã hội và các nhu cầu đặc biệt của trẻ em : trị
liệu, hỗ trợ, phục hồi, bảo vệ liên quan đến trẻ em có nhu cầu đặc biệt.
- Các lãnh vực thực thi công tác xã hội với trẻ : cộng đồng, trường học, bệnh
viện, các cơ sở xã hội.
- Các vai trò của nhân viên xã hội trong công tác xã hội với trẻ em
2. Công tác xã hội với gia đình
Công tác xã hội với trẻ em được thực thi trong bối cảnh gia đình, môi
trường sống toàn diện của trẻ, do đó công tác xã hội với gia đình gắn bó chặt
chẻ với các vấn đề của trẻ em:
- Thực hành công tác xã hội lấy gia đình làm trọng tâm : con người
trong bối cảnh toàn diện ( môi trường sống ).
- Công tác xã hội trước các vấn đề của gia đình : Gia đình đơn thân,
gia đình bạo lực, gia đình tội phạm, gia đình lạm dụng trẻ em
- Các vai trò của nhân viên xã hội trong các dịch vụ gia đình.
- An sinh nhi đồng và gia đình.
2. SỰ HÌNH THÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM VÀ GIA ĐÌNH
Làm việc với trẻ em có thể là một thách thức lớn nhất nhưng cũng là phần
thưởng xứng đáng nhất của vai trò nhân viên xã hội trong lĩnh vực an sinh nhi đồng.
Làm việc với trẻ em bao gồm mối quan hệ trực diện khi nhân viên xã hội ở bên cạnh
trẻ, lắng nghe trẻ bày tỏ ý kiến và cảm xúc, tìm cách trao đổi phù hợp và tôn trọng
trẻ, và lôi kéo trẻ tham gia đầy đủ vào những quyết định cần thiết có ảnh hưởng đến
trẻ. Làm việc với trẻ em cần đến khả năng lắng nghe mà không bị tràn ngập bởi cảm
xúc và tạo mối quan hệ với trẻ em dễ bị tổn thương lẫn thù hằn hoặc là đa nghi. Nó
có thể liên quan tới việc quan sát một trẻ bé có những quan tâm về ai, dùng những
vật liệu vui chơi với một trẻ khuyết tật ở tuổi tiền học đường, làm tác phẩm truyện kể
về cuộc đời cùng với trẻ được chăm sóc ở gia đình nuôi tạm hay tham vấn cho một
trẻ gái trẻ có thai. Những công việc như thế chắc chắn rất là đòi hỏi tài nguyên
chuyên nghiệp lẫn cá nhân của người nhân viên xã hội. Nó cũng đòi hỏi kiến thức,
7
kỹ năng, và một bối cảnh cơ quan ủng hộ nó. Mặc dầu có nhiều cách mà trong đó
nhân viên xã hội làm việc vì trẻ em hay nhân danh trẻ em một cách phù hợp nhưng
những cách này sẽ không là trọng tâm chính của quyển sách này. Thay vào đó nhân
viên xã hội cần tập trung vào tiềm năng rộng lớn hơn để làm việc với trẻ. Điểm khởi
đầu phải là cái nguyên tắc như nữ thẩm phán Elizabeth Butler-Sloss đã nói là trẻ em
phải được đối xử như là “con người” chứ không phải như là “đối tượng của sự quan
tâm”. (HMSO, 1988)
1
Sự cam kết chuyên nghiệp đối với công tác trực tiếp với trẻ em được củng cố
bằng cả Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em và Đạo luật về Trẻ em năm 1989. Trẻ
em không những có quyền được bảo vệ về an sinh mà còn có quyền có ý kiến và kể
cả có ước mơ và cảm xúc. Quyền an sinh và quyền có tiếng nói cũng không thể đạt
được do trẻ em nếu không có sự dấn thân và cam kết của người lớn. Đối với trẻ em
cần sự bảo vệ được chuyển tới sở dịch vụ xã hội thì chính người nhân viên xã hội
phải có trách nhiệm để đảm bảo rằng cả sự an sinh của trẻ phải được bảo vệ và tiếng
nói của trẻ phải được lắng nghe. Nhân viên xã hội sẽ biện luận rằng hai điều này
không thể tách rời nhau. Tuy nhiên, nhiều nhiệm vụ quan trọng đang cạnh tranh để
dành tài nguyên giới hạn đó - thời gian của nhân viên xã hội - và công tác xã hội với
trẻ em rất dễ bị bỏ quên hoặc là có thứ tự ưu tiên thấp. Như vậy điều cần thiết là có
sự quan tâm tỉ mỉ đến những cách định nghĩa và bảo vệ các nguyên tắc và thực hành
công tác với trẻ em.
Nếu nhân viên xã hội bắt đầu từ khởi điểm thì một số tranh luận chủ yếu để ủng
hộ công tác với trẻ em đáng được trình bày :
• Cũng giống như người lớn, trẻ em có quyền và nhu cầu có quan điểm và cảm xúc
được người lớn lắng nghe và đối xử với sự tôn trọng. Trẻ cần được trò chuyện
với người lớn mà các trẻ tin tưởng.
1
HMSO (1988) Báo cáo về cuộc điều tra về nạn ngược đãi trẻ em ở Cleveland, Com 412, (Luân Đôn :
HMSO)
8
• Chính trẻ em nói rằng chúng muốn có cơ hội để có tiếng nói.
• Nếu trẻ em có thể trao đổi với nhân viên xã hội thì nhân viên xã hội sẽ trở nên
hiểu biết hơn về kinh nghiệm và cái nhìn của trẻ về thế giới của trẻ. Đây là một
khởi điểm cho bất kỳ sự đánh giá hay can thiệp nào trong đời sống của một đứa
trẻ.
• Trẻ em đã trải qua sự chia lìa và mất mát, ngược đãi hay thiếu chăm sóc, hay
không được lớn lên trong gia đình riêng của mình có thể cần sự giúp đỡ thêm của
nhân viên xã hội để hiểu được cái gì đã xảy ra với chúng. Hầu hết trẻ em này
cũng sẽ cần được hỗ trợ tình cảm để quen với những kinh nghiệm như thế.
• Trẻ em có khó khăn trầm trọng trong cuộc sống, thí dụ như dính líu tới phạm
pháp hay dùng thuốc sai lầm cần biết rằng có người sẵn sàng để gặp trẻ trò
chuyện và lắng nghe.
• Trẻ em cần phát triển lòng tự trọng và sự hiểu biết về phẩm chất. Trẻ em cần phải
biết rằng quan điểm của chúng phải được biết đến khi lấy quyết định.
• Trong một thế giới phức tạp, một số trẻ em cần đến những người lớn nhiệt tình và
có kỹ năng để biện hộ cho các trẻ.
Không phải tất cả công việc này có thể hoặc phải được nhân viên xã hội thực
hiện trong mọi trường hợp. Một số trẻ sẽ đến với nhân viên chăm sóc nuôi hộ; số
khác có thể cần đến sự giúp đỡ chuyên môn của những nhân viên chuyên nghiệp
khác như nhà trị liệu tâm lý hay nhà tâm lý học. Tuy nhiên, tất cả trẻ em đều sẽ cần
tới nhân viên xã hội, người có thể trao đổi một cách có hiệu quả với các trẻ và xây
dựng được mối quan hệ tốt với các trẻ. Không có kỹ năng cơ bản này, nhân viên
công tác xã hội sẽ không thể đáp ứng được trách nhiệm của mình đối với trẻ.
9
Làm việc với trẻ em có vẻ như là một ưu tiên đương nhiên đối với nhân viên xã
hội chăm sóc trẻ, tuy vậy nó lại là lĩnh vực gây tranh luận và hơi khó định nghĩa. Đặc
biệt, có những lo lắng khi trò chuyện với trẻ em để hiểu cảm xúc của trẻ hay khi
dùng những kỹ thuật vui chơi với trẻ em và trị liệu đối với nhân viên xã hội đứng
trước những khó khăn liên quan đến thế giới thường ngày của đứa trẻ, trường học,
vấn đề nhà ở, sắp xếp các buổi tiếp xúc. Để đáp ứng với sự lưỡng nan như thế, Clare
Winnicott đã đưa ra định nghĩa về vai trò đặc biệt và rõ ràng về công tác xã hội với
trẻ em như sau :
Nhân viên xã hội khởi sự như một người thực sự có quan tâm tới những con
người và biến cố bên ngoài trong đời sống của trẻ. Trong tiến trình làm việc với trẻ,
nhân viên xã hội cố gắng lấp khoảng trống giữa thế giới bên ngoài và cảm xúc của
đứa trẻ về thế giới xung quanh và để làm như thế nhân viên xã hội cũng đi vào thế
giới bên trong của đứa trẻ. Là một người có thể di chuyển từ thế giới này đến thế
giới khác, nhân viên xã hội có thể có một giá trị đặc biệt hoàn toàn của riêng mình
đối với đứa trẻ và một mối quan hệ đặc biệt. (Winnicott 1964 : 45).
Nhân viên xã hội có thể điều hành có hiệu quả cái thế giới bên ngoài của đứa trẻ,
có thể nói chuyện với cha mẹ và thầy cô giáo, có thể lo lắng về nhà ở tồi tàn, có thể
đến thăm bệnh viện hay nhà của trẻ em, có mặt ở trạm cảnh sát nếu cần. Nhân viên
xã hội cần phải có hiểu biết thật tốt về những hệ thống như thế. Tuy nhiên, cùng lúc
nhân viên xã hội cần phải suy nghĩ về và suy nghĩ với đứa trẻ, cố gắng để nhìn thế
giới này qua cặp mắt của đứa trẻ và khám phá không thế giới bên ngoài ảnh hưởng
đến đứa trẻ theo khách quan mà cả thế giới đó được trải qua theo chủ quan. Chính
tiến trình này cần đến toàn bộ kỹ năng phụ thêm. Nó đòi hỏi nhân viên xã hội ăn
khớp với đứa trẻ, bằng những cách phù hợp với tuổi tác, sự hiểu biết và hoàn cảnh
của đứa trẻ. Nó cần người nhân viên xã hội có sự hiểu biết đúng đắn về trẻ em phát
triển ra sao và trẻ em nhìn thế giới như thế nào, những gì mà trẻ em cần từ môi
trường của chúng và cách thức chúng phản ứng nếu những nhu cầu đó không được
đáp ứng.
10
Những gì nhân viên xã hội biết được từ hai thế giới khác nhau này, thế giới bên
trong và bên ngoài, giúp nhân viên xã hội nối kết lại và tạo điều kiện cho họ làm việc
với đứa trẻ để làm rõ những trải nghiệm của trẻ và bắt đầu trả lời một số những câu
hỏi phức tạp nhất. Đứa trẻ nhận ra điều gì đảo lộn nhất về sự ly dị của cha / mẹ. Cái
gì có thể là lý do đối với việc hành vi ăn cắp của đứa trẻ hay cha mẹ từ bỏ đứa trẻ.
Một khi đã làm được sự nối kết này thì lúc đó nhân viên xã hội và đứa trẻ có thể
hướng đến việc làm rõ điều gì là có ích nhất trong cả hai thế giới. Những gì đứa trẻ
cần làm về mặt tình cảm để quen dần với sự ly hôn và nỗi buồn vì mất mát, sự chuẩn
bị thực tế gì để tiếp xúc tạo thuận lợi cho tiến trình này.
Phần lớn, công tác xã hội với trẻ em diễn ra trong bối cảnh toàn bộ môi trường
đứa trẻ - gia đình, nhóm bạn chơi, trường học, góc phố. Nó cũng diễn ra trong giới
hạn thủ tục của cơ quan công tác xã hội và ranh giới chuyên môn của vai trò công tác
xã hội.
Từ quan điểm của trẻ em, sự kiện mà nhân viên xã hội biết và hiểu về thế giới
của chúng và làm việc trong thế giới đó. Nhân viên xã hội không những có thể giúp
trẻ nối kết quá khứ và hiện tại và hiểu được nguyên do mà chính mình là sự nối kết
giữa các thế giới khác nhau.
Qua tiến trình này, đứa trẻ là một người tham gia tích cực. Chính trách nhiệm của
nhân viên xã hội là làm tăng tối đa khả năng của đứa trẻ để nói lên mong ước và cảm
xúc của chính trẻ không chỉ về những quyết định chính yếu như đã được giải thích
trong đạo luật trẻ em 1989 mà còn trong các lĩnh vực công tác ảnh hưởng đến đứa
trẻ. Nói chuyện với đứa trẻ, lắng nghe trẻ và để ý đến cảm xúc của trẻ cùng với ý
kiến và các nguồn thông tin khác trong một trường hợp là một tiến trình phức tạp cần
có sự cam kết dấn thân xử lý một cách tinh tế và có hiệu quả từ phía nhân viên xã
hội.