Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ
Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Vấn đề này rất rộng, nếu bàn tới các khác nhau giữa nói và viết ở tất cả các mặt;
nên ở đây chỉ trình bày những điều có liên quan tới cải tiếng chữ viết và chuẩn
mực hoá chính tả.
Ngày xưa, trong truyền thống ngữ văn học thì văn bản là đối tượng nghiên cứu, và
lời nói, tức là ngôn ngữ nói, không thể coi là có giá trị để nghiên cứu như ngôn ngữ
viết được. Quan niệm ấy có lí do: ngôn ngữ viết tức là ngôn ngữ đã thành văn
chương, thành những tác phẩm biểu hiện cái hay, cái đẹp, cái tinh hoa đã có giá trị
định hình của một ngôn ngữ; ngôn ngữ thì biến dộng, cho nên rất dễ trở thành “pha
tạp”, “hư hỏng”. Vì thế, trước đây, sự chuẩn mực hoá cũng dựa trên ngôn ngữ viết
để quy định cái đúng, cái sai. Như vậy, mặt chữ có uy thế hơn hẳn mặt âm. Vả lại,
trong đời sống trước đây thì ở đâu sách cũng là công cụ chủ yếu của sự truyền đạt
tư tưởng, văn hoá. Vai trò quan trọng như vậy của sách cũng là vai trò quan trọng
của mặt chữ.
Sự chuyển biến lớn trong quan niệm về giá trị của mặt chữ đã xảy ra với ngôn ngữ
học hiện đại: không, ngôn ngữ nói mới là cái cơ bản, và mặt chữ chỉ để biển hiện
mặt âm mà thôi. Mặc chữ còn nguy hiểm ở chỗ nó gây ra nhận thức sai lạc về ngôn
ngữ. Quả nhiêm, trong phạm vi nghiên cứu ngôn ngữ, đặc biệt về mặt ngữ âm lịch
sử, nếu lấy mặt chữ làm căn cứ thì sai lệch là khó tránh, và cũng khó xử lí, theo
yêu cầu chuẩn mực hoá, đối với những biến đổi ngữ âm đang diễn ra.
Trong đời sống xã hội hiện nay, ngôn ngữ nói lại càng có vai trò quan trọng hơn.
Không phải chỉ có sách, có báo, mà còn có sân khấu, điện ảnh; không phải chỉ gặp
nhau mới nói được với nhau được mà còn nói qua các thứ máy móc, truyền âm,
truyền hình; không phải chỉ viết để truyền đạt tư tưởng mà còn phải nói, phải vận
động quần chúng nhân dân bằng lời nói trực tiếp.
Tuy vậy, những sự thay đổi như vừa kể không thể dẫn tới kết luận rằng ưu thế đã
hoàn toàn thuộc về ngôn ngữ nói rồi, và xử lí mọi chuẩn mực hoá đều phải dựa vào
ưu thế đó.
Kết luận đúng đắn, được thừa nhận rộng rãi hiện nay là mặc dù không có một thứ
chữ viết nào hoàn toàn độc lập với mặc ngữ âm mà từ đó sinh ra, nhưng vẫn phải
thấy ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói, mặt chữ và mặt âm, có đặc điểm khác nhau,
chức năng khác nhau, và do đó, sự tồn tại cùng sự hành chức và phát triển không
giống nhau.
Trong chất liệu hình thức của ngôn ngữ, có thể phân biệt chất liệu âm và chất liệu
chữ. Xét về mặt vật chất của tín hiệu, thì chất liệu âm được tiếp nhận bằng tai là rất
tiện, so với những loại chất liệu khác, trong đó có chất liệu chữ, phải tiếp nhận
bằng mắt. Nhưng chất liệu âm vẫn bất tiện là sau khi đi được phát ra, thì không có
ai hay có ai nghe, nó cũng tan biến. “Lời nói gió bay”! Trái lại, chất liệu chữ thì
bền hơn nhiều. Cho nên, viết ra, tức là dùng chữ thì về mục đích là khác với dùng
âm, tức là nói ra. Một mục đích hết sức quan trọng của chữ, của ngôn ngữ viết là
truyền lại những thông điệp cho tương lai, vì thế tuy chỉ là mặt hình hức, chữ viết
cũng mang ý nghĩa di sản của những đời trước để lại cho những đời sau.
Mục đích cơ bản và khái quát ấy của chữ viết làm cho nó trở thành một thực thể
được coi là tồn tại riêng, chứ không phải chỉ là cái chuyển thân tự mặt âm mà có.
Thái độ quý trọng, chăm sóc đến chữ viết, chứ không phải quá tuỳ tiện với nó,
cũng từ đó mà hình thành trong một xã hội có truyền thống văn hoá. Tuy vậy,
trong thái độ ấy, có những màu sắc khác nhau và rõ ràng là có những màu sắc
không thể nào nói khác hơn là sai lệch, ở nhà tu hành chỉ thấy chữ viết trên bản
kinh linh thiêng, ở nhà học giả chỉ thấy chữ viết trên văn bản cổ điển, ở nhà pháp
luật chung và nhà pháp luật ngôn ngữ chỉ thấy những quy chế đã ban hành và cần
được giữ vững (có khi đó là quy chế của chính mình đã làm ra), và ở cả nhà nghệ sĩ
có quá nhiều tưởng tượng và nghĩ ngợi kiểu Rim-bô về chữ viết… Thực tế là trong
lịch sử vẫn có những dân tộc đã chấp nhận một sự li khai gian khổ với truyền thống
và cương quyết tiến hành cải cách chữ viết. Dân tộc ta là một trường hợp như vậy.
Và phải thừa nhận rằng đối với dân tộc ta, cũng như đối với những dân tộc đã cải
cách chữ viết của mình theo chữ La tinh, sự kiện ấy đều có tác dụng hết sức quan
trọng. Điều này cho thấy là còn phải nhìn tới mục đích thiết thực của chữ viết.
Nhằm vào mục đích ấy là phải làm cho chữ viết trở thành một công cụ văn hoá dễ
học, dễ dùng đối với quần chúng nhân dân. Sự La tinh hoá chữ viết của các dân tộc
thuộc địa đã có một tác dụng dân chủ hoá, ngoài ý muốn của các vị giáo sĩ và các
vị toàn quyền!
Nhìn lại lịch sử của “chữ quốc ngữ” ở nước ta, có thể thấy rằng nhân dân ta, sau
một thời gian do dự, đã nhận ra cái lợi mà thứ chữ này có thể đem lại cho đất nước
và đã chấp nhận nó. Quả nhiên, trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta trên các mặt
chính trị, văn hoá, “chữ quốc ngữ” là một công cụ lợi hại, và đúng thế, thực là
ngoài ý đồ của những người làm ra nó và khuyến khích dùng nó lúc đầu. Nhưng
đối với nhân dân ta, vấn đề lại còn là làm cho nó trở thành một công cụ hoàn hảo
hơn, có hiệu lực hơn. Cho nên, từ trước Cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
chủ trương, một mặt, triệt để sử dụng và truyền bá chữ quốc ngữ; mặt khác, chuẩn
bị cải tiến nó. Những cách viết như “kách mệnh” mà đồng chí Hồ Chí Minh đã viết
là nhưng gợi ý về một nhiệm vụ chính trị và văn hoá mà nhân dân ta phải hoàn
thành, vì lợi ích lâu dài, lớn lao của đất nước, của những thế hệ mai sau. “Chữ quốc
ngữ” cần được cải tiến là vì thế; đó là nhiệm vụ mà ngày nay, chúng ta phải thực
hiện. Công lao của những người làm ra nó là rất đáng kể, và cũng rất đáng kể,
phương pháp của họ. Tuy vậy, từ bấy giờ tới nay, trải qua một thời gian sử dụng,
đặc biệt từ khi được sử dụng rộng rãi, nó đã có phần biến đổi, và chính đông đảo
những người sử dụng nó đã bằng kinh nghiệm và suy nghĩ của mình góp phần tạo
nên những biến đổi ấy. Cho nên, ngày nay, “chữ quốc ngữ” cần được cải tiến và
đồng thời chuẩn mực hoá cho thực sự trở thành chữ Việt, tức là đúng đắn chữ viết
của tiếng Việt hiện đại, của thời đại chúng ta.
Muốn vậy, sự suy nghĩ để tiến hành chuẩn mực hoá chữ viết cần phải toàn diện.
Không những có yêu cầu đưa ra giải pháp cụ thể cho các trường hợp mà còn có
yêu cầu định ra những nguyên tắc theo những quan điểm chỉ đạo chung.
Quả vậy, quan điểm chưa rõ, thì không thể rõ các nguyên tắc, và giải pháp đưa ra
khó có hiệu lực. Chẳng hạn, viết Sếch-xpia, viết axit phải chăng là vừa dễ, vừa đảm
bảo tính cách bản ngữ, mà trái lại, viết Shakespeare viết a-xít hay (acid) là vừa
khó, vừa xúc phạm tính cách bản ngữ? Đổi chữ cái ghép ph thành f phải chăng chỉ
là gây ra một phiền toái vô ích, mặc dù quả là có phiền lúc đầu trong thực tiễn?…
Đối với những câu hỏi như vậy, sự nhất trí đạt được là khi đã có sự nhất trí về
những nguyên tắc và những quan điểm, quan điểm chính trị về một nhiệm vụ quan
trọng, quan điểm khoa học về những hiện tượng ngôn ngữ không thể không phân
tích kĩ, về cả những quá trình nhận thức của con người đối với ngôn ngữ, và đối
với chữ viết…