Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu việt nam trên thị trường thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.58 KB, 76 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề môi trường hiện nay đang là chủ đề được cả thế giới quan tâm.
Nhận thức về việc bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao và được cụ
thể hóa bằng những quy định, hành động. Các doanh nghiệp sản xuất phải chú
trọng đến những vấn đề xử lý rác thải, độ an toàn của sản phẩm, vấn đề ô
nhiễm môi trường. Người tiêu dùng thế giới khi lựa chọn sản phẩm không chỉ
quan tâm đến chất lượng, mẫu mã, giá cả của hàng hóa mà còn căn cứ vào sự
thân thiện đối với môi trường của sản phẩm. Để định hướng, điều chỉnh hành
vi, hoạt động của các doanh nghiệp và đánh giá độ an toàn của sản phẩm với
môi trường, thế giới đã xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn môi trường. Những
tiêu chuẩn môi trường này mang tính quốc tế và ngày càng được các nước áp
dụng rộng rãi. Trong xu thế toàn cầu hóa và tự do thương mại như hiện nay,
khi các hàng rào thuế quan dần dần bị dỡ bỏ thì những tiêu chuẩn môi trường
này lại càng có ý nghĩa quan trọng, trở thành rào cản mới cho hàng hóa xuất
nhập khẩu.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, xuất khẩu
là một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế. Mặc dù sản
phẩm của Việt Nam đa dạng, phong phú, có khả năng xuất khẩu nhưng thực
tế chưa xứng với tiềm năng do chưa đạt được tiêu chuẩn khắt khe của thị
trường nhập khẩu, đặc biệt là những tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Chúng ta
đã được nghe rất nhiều về chuyện Nhật Bản trả Việt Nam lô hàng tôm xuất
khẩu do vượt quá dư lượng kháng sinh cho phép, hay lô chè xuất khẩu vượt
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hay những sản phẩm dệt may bị trả lại do sử
dụng nhiều thuốc nhuộm ảnh hưởng tới môi trường,… Những thiếu sót này
không chỉ gây thiệt hại nặng nề về tài chính mà còn ảnh hưởng lớn uy tín của
hàng Việt Nam, làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Vì
1
vậy, để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, một trong những biện pháp cần thiết là
đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường đối với hàng hóa xuất khẩu
Xuất phát từ thực tế đó, em tiến hành nghiên cứu đề tài :
“Áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của


hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới”.
Bố cục của luận văn gồm 3 phần chính:
Chương I: Lý luận chung về tiêu chuẩn môi trường và sức cạnh
tranh của hàng hóa xuất khẩu
Chương II: Thực trạng áp dụng các tiêu chuẩn môi trường đối với
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp để áp dụng có hiệu quả các tiêu chuẩn
môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt
Nam
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Lê Huyền Trang, giáo viên bộ
môn Kinh tế môi trường đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian em làm
khóa luận, giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ
VAI TRÒ CỦA CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG TRONG VIỆC NÂNG CAO
SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (TIÊU CHUẨN
MÔI TRƯỜNG)
1. Khái niệm tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn là tài liệu được thiết lập bằng cách thỏa thuận và do một cơ
quan được thừa nhận phê duyệt nhằm cung cấp những quy tắc, hướng dẫn
hoặc đặc tính cho các hoạt động hoặc kết quả hoạt động để sử dụng chung và
lặp đi lặp lại nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất
định.
Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (hay tiêu chuẩn môi trường) là nguyên
tắc, chính sách điều chỉnh những tác động của hoạt động con người đối với
môi trường.
Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2005 của Việt Nam: “Tiêu chuẩn môi
trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, về hàm lượng của các chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan

nhà nước có thẩm quyền quy định là căn cứ để quản lý và bảo vệ môi
trường”.
Có nhiều cách phân loại tiêu chuẩn môi trường. Thứ nhất, có thể phân
chia tiêu chuẩn môi trường thành tiêu chuẩn về chất lượng nước (chất lượng
nước, tiêu chuẩn nước thải), chất lượng không khí (nồng độ chất độc hại trong
không khí, tiêu chuẩn khí thải), tiêu chuẩn tiếng ồn, độ rung, chất lượng đất
(dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất). Đó là cách phân chia của Tiêu
chuẩn môi trường Việt Nam. Thứ hai, tiêu chuẩn môi trường được nhóm lại
trong các bộ tiêu chuẩn quốc tế áp dụng trong thương mại như tiêu chuẩn ISO
14000, HACCP, Tiêu chuẩn về phương pháp sản xuất chế biến… Trong
những tiêu chuẩn này có chứa các nội dung liên quan đến việc bảo vệ môi
3
trường trong quá trình sản xuất, giới hạn tác động xấu của sản xuất, thương
mại. Những bộ tiêu chuẩn này được áp dụng phổ biến trên thế giới, các doanh
nghiệp muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa phải quan tâm đến các
tiêu chuẩn này.
Trong giới hạn của khóa luận này nghiên cứu các tiêu chuẩn môi
trường liên quan đến thương mại quốc tế nên sẽ đi vào phân tích các tiêu
chuẩn môi trường quốc tế mang tính quản lý, chính sách.
2. Tiêu chuẩn môi trường trong hoạt động thương mại
2.1. Tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (đặc biệt là các tiêu chuẩn ISO 14001 và ISO
14004 về Hệ thống quản lý môi trường) là các tiêu chuẩn quản lý môi trường
đầu tiên được đưa ra áp dụng ở phạm vi toàn cầu đã được ban hành vào tháng
9 năm 1996. Rất nhiều các doanh nghiệp đã áp dụng và bắt đầu xin chứng
nhận phù hợp tiêu chuẩn này để có thể sản xuất ra các sản phẩm hoặc là thực
hiện các quá trình thân thiện với môi trường dựa trên việc sử dụng các công
nghệ sản xuất sạch hơn. Nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt nam đã
chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường này thành các tiêu
chuẩn quốc gia.

Tiêu chuẩn ISO 14000 do 2 hệ thống tiêu chuẩn cấu thành, đó là hệ
thống tiêu chuẩn áp dụng cho việc tổ chức và quản lý; hệ thống các tiêu chuẩn
áp dụng với các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. ISO 14001 là tiêu chuẩn duy
nhất của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 quy định các yêu cầu đối với Hệ thống
quản lý môi trường bao gồm các yếu tố của HTQLMT mà các tổ chức/ doanh
nghiệp muốn được chứng nhận phải thỏa mãn. Các tiêu chuẩn còn lại là các
tiêu chuẩn mang tính chất hướng dẫn giúp cho việc xây dựng và thực hiện
HTQLMT có hiệu quả. Các yêu cầu của ISO 14000 về hệ thống QLMT đề
cập đến tất cả các khía cạnh môi trường của hoạt động, sản phẩm và dịch vụ
của tổ chức bao gồm chính sách môi trường, nguồn lực, đào tạo, vận hành,
4
đáp ứng các trường hợp khẩn cấp, đánh giá, kiểm tra , đo đạc và xem xét lại
của lãnh đạo. Việc áp dụng ISO 14001 đem lại nhiều lợi ích cho doanh
nghiệp. Để xây dựng một hệ thống Quản lý môi trường (QLMT) phù hợp với
tiêu chuẩn đòi hỏi những nỗ lực và chi phí. Các nỗ lực và chi phí sẽ phụ thuộc
vào thực trạng môi trường của doanh nghiệp. Chính vì vậy, áp dụng hệ thống
QLMT ISO 14001 sẽ hướng đến việc bảo toàn nguồn lực thông qua việc giảm
thiểu sự lãng phí nguồn lực. Việc giảm chất thải sẽ dẫn đến việc giảm số
lượng hoặc khối lượng nước thải, khí thải hoặc chất thải rắn. Không chỉ như
vậy, nhiều trường hợp nồng độ ô nhiễm của nước thải, khí thải hoặc chất thải
rắn được giảm về căn bản. Nồng độ và lượng chất thải thấp thì chi phí xử lý
sẽ thấp, nhờ đó giúp cho việc xử lý hiệu quả hơn và ngăn ngừa được ô nhiễm.
Ngoài ra, việc thực hiện hệ thống QLMT sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào
như nước, năng lượng, hóa chất,… Sự tiết kiệm này sẽ trở nên quan trọng và
có ý nghĩa nếu nguyên vật liệu là nguồn khan hiếm như điện năng, than,
dầu, Việc xin chứng chỉ ISO 14001 là hoàn toàn tự nguyện và không được
áp dụng như là công cụ hàng rào phi thuế quan của bất kỳ nước nhập khẩu
hàng hóa từ các nước khác. Tuy nhiên, khách hàng trong những nước phát
triển có quyền lựa chọn mua hàng hóa của một tổ chức có hệ thống QLMT
hiệu quả như ISO 14001. Điều này rất hữu ích đối với các doanh nghiệp

hướng đến việc xuất khẩu.
Một nội dung đáng lưu ý khác của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 trong mối
quan hệ đối với thương mại là vấn đề nhãn môi trường. Đây là nội dung quan
trọng nhất của ISO 14000 đối với sản phẩm, hàng hóa. Các kế hoạch cấp nhãn
hiệu sinh thái, chú yếu là dựa trên những khởi xướng của chính phủ, nhằm
gây ảnh hưởng vào các quyết định tiêu thụ để chọn lựa những sản phẩm thân
thiện về mặt môi trờng và thúc đẩy việc tạo ra những sản phẩm như vậy. Đối
với khu vực tư nhân, các nhãn hiệu sinh thái là thuộc mối quan tâm từ triển
vọng tiếp thị. Chúng là phương thức chứng tỏ chất lượng môi trường của một
5
sản phẩm, có tác động tích cực đến việc quyết định lựa chọn một sản phẩm.
Các tiêu chuẩn về cấp nhãn hiệu sinh thái có tác dụng đưa ra một cách tiếp
cận phù hợp giữa các quốc gia nhằm đánh giá các đặc tính môi trường của
một sản phẩm và cung cấp thông tin đó tới người tiêu dùng. Các tài liệu dự
thảo tiêu chuẩn ISO xác định ba kiểu cấp nhãn hiệu:
Nhãn sinh thái kiểu I – ISO 14024: Đây là chương trình tự nguyện mà
nhà sản xuất hay các doanh nghiệp không bị bắt buộc tham gia. Những doanh
nghiệp nào muốn nâng cao uy tín sản phẩm của mình, hoặc muốn thể hiện
tính ưu việt của sản phẩm có thể tham gia chương trình. Sản phẩm muốn đăng
ký Nhãn sinh thái sẽ được bên thứ 3 kiểm định vòng đời của sản phẩm. Nếu
như sản phẩm hội đủ các tiêu chí sẽ được cấp giấy chứng nhận Nhãn sinh
thái.
Kiểu II – ISO 14021: Nhãn sinh thái kiểu II là do nhà sản xuất hoặc các
đại lý bán lẻ tự nghiên cứu, đánh giá và công bố cho mình, đôi khi còn được
gọi là “Công bố xanh”, có thể công bố bằng lời văn, biểu tượng hoặc hình vẽ
lên sản phẩm do nhà sản xuất hoặc các đại lý bán lẻ quyết định. Việc công bố
này không có sự chứng nhận của bên thứ ba độc lập.
Kiểu III – ISO 14025: Đây là chương trình mang tính chất tự nguyện
do một ngành công nghiệp hoặc một tổ chức độc lập xây dựng nên. Mỗi
ngành công nghiệp hay mỗi nhóm hàng có thể thành lập tổ chức có chức năng

cấp NST cho đúng chủng loại của ngành, đã có sự phân khu trong việc cấp
nhãn ở kiểu III này không còn do một tổ chức hay cơ quan nào đảm nhiệm
việc cấp nhãn, mà do các ngành nghề tự đứng ra thành lập
2.2. Chương trình Quản lý và Kiểm tra Sinh học (EMAS)
Bên cạnh tiêu chuẩn môi trường ISO 14001, một tiêu chuẩn môi trường
khác cũng đang được áp dụng ở EU là Chương trình Quản lý và Kiểm tra
Sinh học (EMAS). EMAS - Ecological Management and Audit Scheme được
thành lập bởi Uỷ Ban Tiêu Chuẩn Hoá Châu Âu (CEN) vào năm 1993. Tuy
6
nhiên, chỉ các doanh nghiệp có trụ sở tại EU mới được đăng ký EMAS. Khác
với ISO 14001, EMAS là của riêng EU. Mục tiêu của EMAS là đẩy mạnh sự
cải thiện tiếp tục việc thực hiện môi trường của các doanh nghiệp Châu Âu,
cùng với việc cung cấp thông tin cho cộng đồng và các đối tác quan tâm.
Chương trình quản lý và kiểm tra sinh học của EU (EMAS) là một công cụ
quản lý đối với các doanh nghiệp để đánh giá, báo cáo và cải thiện việc thực
hiện bảo vệ môi trường của họ. Chương trình có giá trị hiệu lực thi hành từ
năm 1995 (Quy định của Hội đồng ủy ban Châu Âu số 1836/93/EEC ngày
29/7/1993) và ban đầu chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp trong các lĩnh
vực công nghiệp. Để nhận được đăng ký EMAS, doanh nghiệp phải tuân theo
các bước sau đây: (1) Kiểm soát việc đánh giá về môi trường; (2) Thiết lập
một hệ thống quản lý môi trường; (3) Thực hiện việc kiểm tra môi trường; (4)
Báo cáo kết quả về việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường
2.3. Tiêu chuẩn nhãn môi trường (Nhãn sinh thái)
Nhãn sinh thái là một loại nhãn được cấp cho những sản phẩm thỏa
mãn một số tiêu chí nhất định do một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức
được chính phủ ủy nhiệm đề ra. Các tiêu chí này tương đối toàn diện nhằm
đánh giá tác động đối với môi trường trong những giai đoạn khác nhau của
chu kỳ sản phẩm: từ giai đoạn sơ chế, chế biến, gia công, đóng gói, phân phối,
sử dụng cho đến khi bị vứt bỏ. Cũng có trường hợp người ta chỉ quan tâm đến
một tiêu chí nhất định đặc trưng cho sản phẩm, ví dụ mức độ khí thải phát

sinh, khả năng tái chế, v.v…
Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người
tiêu dùng biết là sản phẩm đó được coi là tốt hơn về mặt môi trường. Các quy
định và tiêu chuẩn về dán nhãn sinh thái đang được sử dụng như một công cụ
định hướng đối với các chính sách môi trường.
Nhãn mác môi trường có thể phân chia thành hai loại. Loại thứ nhất
bao gồm các dạng nhãn mác tiếp thị vì an toàn môi trường, là loại mà thông
7
qua đó nhà sản xuất và nhà bán lẻ muốn tuyên bố rằng sản phẩm mang nhãn
mác đó có những thuộc tính hoặc chất lượng vì môi trường riêng biệt nhất
định. Trong một số trường hợp, để đảm bảo với người tiêu dùng về độ chính
xác của các tuyên bố đó, chúng sẽ được chứng nhận bởi các phòng thí nghiệm
và các cơ quan thanh tra độc lập. Loại thứ hai là loại mà giấy phép sử dụng
nhãn hiệu do các cơ quan được chính phủ bảo trợ, hoặc các cơ quan độc lập
cấp, khi các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp thỏa mãn được các tiêu chuẩn và
điều kiện của cơ quan cấp giấy phép. Các nhãn hiệu thuộc loại hai này thường
được gọi là "nhãn hiệu sinh thái".
Chương trình nhãn sinh thái trên thế giới được khởi xướng áp dụng lần
đầu tiên ở Đức vào năm 1978 với nhãn sinh thái loại 1. Năm 1993, tổ chức
quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) bắt đầu quá trình xây dựng tiêu chuẩn về
nhãn môi trường. Đến năm 1994, Tổ chức Nhãn sinh thái toàn cầu ra đời
(GEN). Tổ chức ISO 14020 (1999) và ISO 14021 về Nhãn môi trường loại I
và loại II (2000), ban hành tiêu chuẩn ISO 14025 về Nhãn môi trường loại III.
Đến nay, nhãn loại I là loại được áp dụng phổ biến hơn cả, với khoảng 40
quốc gia tham gia với các tên gọi khác nhau như: Dấu xanh (Green Seal) ở
Mỹ, Sự lựa chọn Môi trường, Biểu trưng sinh thái ở Cannada, Ôxtraylia, Niu
Di Lân, Dấu Sinh thái (Ecomark) ở Nhật, Ấn Độ, Nhãn xanh (Green
Mark/Label) ở EU. Tại 4 nước dẫn đầu là Mỹ, Canada, Nhật và Hàn Quốc có
khoảng 20-30% sản phẩm có hoạt động môi trường tốt nhất được cấp nhãn
sinh thái loại I

2.4. Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP
Đối với các sản phẩm thực phẩm yếu tố an toàn và vệ sinh được chú
trọng hàng đầu, vì thế thay bằng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
theo ISO 9000, các cơ sở sản xuất thường áp dụng hệ thống phân tích mối
nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP trên cơ sở thực hành sản xuất tốt
8
GMP. HACCP là công cụ quản lý nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, là hệ
thống phòng ngừa đối với an toàn sản phẩm/quản lý chất lượng. HACCP không
phải là một hệ thống đơn độc mà phải đồng hành với các chương trình an toàn
thực phẩm hiện hành như:
- Quy phạm sản xuất (GMP): GMP quy định các biện pháp giữ vệ sinh
chung cũng như các biện pháp ngăn ngừa thực phẩm bị lây nhiễm do điều
kiện vệ sinh kém. GMP đề cập đến nhiều mặt hoạt động của xí nghiệp và tập
trung vào các thao tác của công nhân. Những nội dung cơ bản của điều kiện
thực hành sản xuất tốt GMP gồm: các điều kiện về nhà xưởng và phương tiện
chế biến, những yêu cầu về kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, kiểm soát quá trình
chế biến, kiểm soát khâu bảo quản và phân phối cũng như các yêu cầu về con
người.
- Quy phạm vệ sinh chuẩn (SSOP): đây là loại quy phạm được sử dụng
để giúp thực hiện mục tiêu duy trì các GMP, thông thường SSOP mô tả một
hệ thống các mục tiêu riêng rẽ liên quan đến việc xử lý vệ sinh thực phẩm đến
vệ sinh môi trường xí nghiệp và các hoạt động được tiến hành để đạt được các
mục tiêu đó. Một khi SSOP được thực thi, HACCP trở nên hiệu quả hơn vì nó
có thể tập trung vào các mối nguy liên quan đến thực phẩm hoặc chế biến mà
không phải quan tâm đến môi trường chế biến.
- Các chương trình điều kiện tiên quyết khác: đào tạo, chương trình
truy xuất và triệu hồi sản phẩm, các hoạt động kiểm tra đại lý cung cấp,
chương trình bảo dưỡng, bảo trì và dịch vụ, điều kiện nhà xưởng…
7 nguyên tắc của hệ thống HACCP:
Nguyên tắc 1: Phân tích mối nguy: Nhóm HACCP cần phải nhận biết

tất cả các mối nguy tiềm tàng và các biện pháp phòng ngừa đối với các mối
nguy đó cho mỗi sản phẩm cụ thể từ khâu nguyên liệu đến sản phẩm cuối
9
cùng. Kết quả của việc phân tích này tốt nhất nên được thể hiện ngay trên sơ
đồ của quá trình sản xuất.
Nguyên tắc 2: Nhận biết các điểm kiểm soát quan trọng trong quá trình:
Khi tất cả các mối nguy và các biện pháp phòng ngừa đã được nhận biết và
được lập thành văn bản thì nhóm HACCP cần xác định xem công đoạn nào
cần phải có các biện pháp kiểm soát đặc biệt để đảm bảo độ an toàn của sản
phẩm. Những công đoạn này khi đó được gọi là các kiểm soát quan trọng
(CCP).
Nguyên tắc 3: thiết lập các ngưỡng tới hạn cho các CCP: Các ngưỡng
tới hạn này là các giới hạn tuyệt đối, nó là ranh giới phân biệt giữa sự an toàn
và mất an toàn của sản phẩm. Do vậy, ngưỡng tới hạn này phải là một đại
lượng có thể đo được. Các ngưỡng tới hạn này được nhóm HACCP đặt ra sau
khi xem xét, cân nhắc đến mức độ rủi ro có thể xảy ra cho thực phẩm.
Nguyên tắc 4: Xác định các thủ tục giám sát và tần suất giám sát.
Nhóm HACCP cần phải xác định rõ trách nhiệm và các hoạt động cụ thể để
thực hiện nguyên tắc này.
Nguyên tắc 5: Các thủ tục tiến hành khắc phục phòng ngừa khi giới hạn
tại các điểm CCP bị vi phạm: Đôi khi trong quá trình sản xuất, các giới hạn
tại các điểm CCP bị vi phạm. Khi đó các hành động khắc phục cần phải được
thực hiện để đưa quá trình trở về dưới sự kiểm soát và các biện pháp xử lý đối
với các sản phẩm đã được sản xuất ra trong lúc quá trình bị vi phạm, cũng cần
phải được lập thành văn bản.
Nguyên tắc 6: Thiết lập các thủ tục lưu giữ hồ sơ của hệ thống HACCP:
Nguyên tắc 6 đảm bảo rằng hoạt động đảm bảo an toàn trong sản xuất thực
phẩm có thể được thể hiện với bên ngoài và có thể truy xét khi cần thiết. Nó
10
cũng duy trì các bằng chứng khách quan về những gì đã xảy ra có thể chấp

nhận và hệ thống đã được thực hiện theo một cách thức thống nhất.
Nguyên tắc 7: Thiết lập các thủ tục thẩm tra để xác định tính phù hợp
của hệ thống: Hoạt động thẩm tra này có thể được tiến hành nội bộ hoặc do 1
cơ quan độc lập thực hiện nhằm kiểm tra mức độ, hiệu quả của hệ thống
HACCP
Hệ thống này nhận biết những mối nguy có thể xảy ra trong quá trình
sản xuất thực phẩm và đặt ra các biện pháp để tránh những mối nguy xảy ra.
Trong đó, “mối nguy” được định nghĩa như tác nhân hoặc điều kiện sinh học,
hóa học hoặc vật lý, thực phẩm có khả năng gây ra hậu quả có hại cho sức
khỏe. Ví dụ, mối nguy của thực phẩm là các mảnh kim loại (thuộc vật lý),
thuốc trừ sâu (thuộc hóa học) và chất gây ô nhiễm thuộc vi trùng học như vi
khuẩn pathogenic (thuộc sinh học). Nguy cơ đáng kể hơn đối với công nghiệp
thực phẩm ngày nay là các chất ô nhiễm thuộc vi trùng học, như khuẩn
Samonella, E.coli 0157:H7, Lysteria, Compylobater, và Clostridim Botulium.
Kiểm soát mối nguy đối với thực phẩm đồng nghĩa với việc hạn chế được
những hậu quả, những tác động xấu của quá trình sản xuất, chế biến thực
phẩm đến môi trường. Trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm có sử
dụng các loại hóa chất, những hóa chất này không chỉ ảnh hưởng đến sức
khỏe người tiêu dùng mà còn có ảnh hưởng xấu đến môi trường. Các loại hóa
chất bao gồm: hóa chất tẩy rửa các dụng cụ chế biến, các loại thuốc diệt các
loài gây hại: thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt nấm mốc, thuốc
diệt mối mọt, thuốc bảo quản thực phẩm, thuốc diệt các loài gặm nhấm,…
HACCP đưa ra những tiêu chuẩn quy định về giới hạn của việc sử dụng các
loại hóa chất này, vì vậy nó hạn chế việc sử dụng các hóa chất nguy hại này
trong quá trình nuôi trồng, chế biến thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe
người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
11
2.5. Tiêu chuẩn Sản xuất nông nghiệp bền vững GAP
2.5.1. Tiêu chuẩn GAP là gì
Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices – GAP) là

những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an
toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như
chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm
phải đảm bảo an toàn tư ngoài đồng đến khi sử dụng.
GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử
dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn
trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm,v.v… nhằm phát triển nền
nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo :
+ An toàn cho thực phẩm
+ An toàn cho người sản xuất
+ Bảo vệ môi trường
+ Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm
2.5.2. Các tiêu chí của tiêu chuẩn GAP về thực phẩm an toàn
 Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất
Mục đích là càng sử dụng ít thuốc BVTV càng tốt, nhằm làm giảm
thiểu ảnh hưởng của dư lượng hóa chất lên con người và môi trường.
+ Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (Intergrated Pest Management =IPM)
+ Quản lý mùa vụ tổng hợp (Intergrated Crop Management =ICM)
+ Giảm thiểu dư lượng hóa chất (MRL=Maximum Residue Limits)
trong sản phẩm.
 Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm
Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để đảm bảo không có hóa chất,
nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch:
+ Nguy cơ nhiễm sinh học: virus, vi khuẩn, nấm mốc
12
+ Nguy cơ hóa học
+ Nguy cơ về vật lý
 Môi trường làm việc
Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân:

+ Các phương tiện chăm sóc sức khỏe cho công nhân
+ Đào tạo tập huấn cho công nhân
+ Phúc lợi xã hội
 Truy nguyên nguồn gốc
GAP tập trung nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc. Nếu khi có sự cố
xảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi các
sản phẩm bị lỗi. Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác định được những vấn
đề từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
Mỗi nước có thể xây dựng tiêu chuẩn GAP của mình theo tiêu chuẩn
Quốc tế. Hiện nay có USGAP (Mỹ), EUREGAP (Liên minh Châu Âu),
ASEANGAP
2.6. Tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt nhất (BAP-Best Aquaculture
Practices Standards) của Liên minh nuôi trồng thuỷ sản toàn cầu.
Tiêu chuẩn này xác định những yếu tố quan trọng nhất trong nuôi trồng
thuỷ sản có trách nhiệm cung cấp tài liệu hướng dẫn và quy trình kiểm tra,
đánh giá các hoạt động thực hành nuôi. Những cơ sở được chứng nhận là đạt
tiêu chuẩn BAP có thể sử dụng dấu chứng chỉ để quảng cáo và in dấu đó trên
nhãn hàng hoá sản phẩm bán buôn của mình.
Cho tới nay liên minh nuôi trồng thuỷ sản toàn cầu mới phác thảo
những tiêu chuẩn cơ bản về BAP cho trại nuôi tôm cộng đồng.
- Tiêu chuẩn cơ bản: Quyền sở hữu và chế độ quản lý đồng thuận: Các
trại phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương,
thực hiện các quy định về quản lý môi trường và trình các giấy tờ xác nhận
13
quyền sử dụng đất, nước, giấy phép xây dựng và giấy phép kinh doanh. Mối
quan hệ cộng đồng: Trại nuôi không được ngăn cản cộng đồng địa phương
tiếp cận các khu vực rừng ngập mặn công cộng, khu vực đánh cá hoặc các
nguồn tài nguyên công cộng khác. Quan hệ người lao động và an toàn cho
công nhân: Các trại nuôi phải tuân theo luật lao động của địa phương và quốc
gia để đảm bảo an toàn lao động, chế độ bồi dưỡng và điều kiện sống phù hợp

tại địa phương.
- Về môi trường: các trại nuôi phải đảm bảo các yêu cầu bảo vệ rừng
ngập mặn: trong trường hợp cần thiết và được phép chặt rừng thì trại phải
trồng lại gấp 3 lần diện tích rừng đã bị chặt. Quản lý chất lượng nước: Các
trại nuôi định kỳ giám sát chất lượng nước theo quy định đáp ứng các tiêu
chuẩn BAP. Các chỉ tiêu về chất lượng nước phải đáp ứng cả tiêu chuẩn BAP
và tiêu chuẩn theo quy định của địa phương. Các trại nuôi phải thực hiện tiêu
chuẩn BAP cuối cùng trong vòng 5 năm. Quản lý chất thải rắn: từ các ao
nuôi, kênh mương và các ao lắng, không làm mặn hoá hoặc gây hại tới hệ
sinh thái của đất và nước ở vùng xung quanh. Bảo vệ đất và nước: Xây dựng
trại và các hoạt động sản xuất không được làm mặn hoá đất và nước hoặc làm
suy kiệt nguồn nước ngầm ở khu vực xung quanh. Nguồn giống: không được
sử dụng con giống thu ngoài tự nhiên và phải tuân theo các quy định của
chính phủ về nhập tôm giống có nguồn gốc bản địa hoặc giống ngoại nhập.
Bảo quản và huỷ bỏ hàng hoá của trại nuôi: Nhiên liệu, dầu nhờn, hoá chất
nông nghiệp được bảo quản và huỷ bỏ một cách an toàn và có trách nhiệm.
- An toàn thực phẩm:
Quản lý thuốc và hoá chất: Không được sử dụng những thuốc kháng
sinh và các hoá chất khác bị cấm. Thuốc dùng để chữa bệnh được sử dụng
theo hướng dẫn ghi trên nhãn sản phẩm để kiểm soát những bệnh đã được xác
định hoặc theo nhu cầu quản lý ao, không nhằm các mục đích phòng ngừa
14
bệnh. Tôm sẽ được kiểm tra định kỳ các dư lượng thuốc trừ sâu, PCBs và các
kim loại nặng đã được khẳng định là có trong môi trường xung quanh.
Vệ sinh phòng bệnh do vi khuẩn: Không được dùng chất thải của người
và phân động vật chưa qua xử lý cho các ao nuôi tôm. Phải xử lý nước thải
của trại để không làm ô nhiễm khu vực xung quanh.
Thu hoạch và vận chuyển: Tôm được thu hoạch và vận chuyển trong
điều kiện nhiệt độ được kiểm soát, giảm tối đa tổn hại đến thân tôm và nhiễm
bẩn. Trường hợp xử lý bằng sulfite hoặc các chất gây dị ứng khác phải được

ghi trên nhãn kèm theo lô hàng.
- Truy xuất nguồn gốc: cung cấp đầy đủ các thông tin riêng cho từng ao
và từng chu kỳ sản xuất gồm số chứng thư của ao, diện tích ao và ngày thả
giống; Chất lượng giống thả, nguồn giống; Các thuốc kháng sinh, hoá chất,
thuốc diệt cỏ, diệt tảo và các loại thuốc trừ sâu khác đã sử dụng; Cơ sở sản
xuất và số lô của từng loại thức ăn đã dùng; Ngày thu hoạch, sản lượng; Sulfite
và biên bản sử dụng; Nhà máy chế biến hoặc người mua (tôm nguyên liệu)
2.7. Tiêu chuẩn về phương pháp chế biến và sản xuất :
Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như
thế nào. Các tiêu chuẩn PPM áp dụng cho giai đoạn sản xuất, nghĩa là các giai
đoạn trước khi sản phẩm được bán ở thị trường. Về mặt môi trường, việc xem
xét quy trình sản xuất là để giải quyết một trong 3 câu hỏi trọng tâm của quá
trình quản lý môi trường được sản xuất như thế nào. Sản phẩm được sử dụng
như thế nào? Sản phẩm được loại bỏ như thế nào và những quá trình này có
làm tổn hại đến môi trường hay không? Những tiêu chuẩn về phương pháp
chế biến được áp dụng để hạn chế chất thải ô nhiễm và lãng phí tài nguyên
không tái tạo. Đây là những tiêu chuẩn đối với công nghệ, quá trình để sản
xuất sản phẩm nhằm đánh giá quá trình sản xuát có gây ô nhiễm và hủy hoại
môi trường hay không.
15
2.8. Quản lý đồ phế thải bao bì
Liên minh châu Âu đã đưa ra quy định rất chặt chẽ về vấn đề quản lý
bao bì và phế thải bao bì. Quy định bao bì và phế thải bao bì của EU được áp
dụng chung cho cả hàng sản xuất nội địa và hàng nhập khẩu.
Phế thải bao bì là các loại bao bì hay vật liệu làm bao bì được bỏ ra sau
khi đã kết thúc quá trình vận chuyển, chuyên chở, phân phối hay tiêu dùng.
Chẳng hạn như container thải ra sau khi kết thúc quá trình vận chuyển hàng
hóa, túi ni lông loại ra sau khi dùng sản phẩm.
Các nước thành viên EU (trừ Ailen, Bồ Đào Nha, Hy Lạp) đã nhất trí
phấn đấu mức tái sử dụng 50 – 65% lượng rác thải từ bao bì. Các quy định về

bao bì và phế thải bao bì nhằm mục đích hạn chế tối thiểu lượng phế thải bao
bì từ nguồn rác thải sinh hoạt để bảo vệ môi trường sinh thái.
Chỉ thị quy định tỷ lệ kim loại nặng tối đa trong bao bì và đưa ra những
yêu cầu đối với quá trình sản xuất và thành phần của bao bì. Quá trình sản
xuất và thành phần của bảo bì phải tuân theo các yêu cầu sau:
• Bao bì phải được sản xuất theo cách sao cho có thể tích và khối lượng
được giới hạn đến mức tối thiểu nhằm duy trì mức an toàn, vệ sinh
cần thiết đối với sản xuất sản phẩm có bao bì và đối với người tiêu
dùng.
• Bao bì phải được thiết kế, sản xuất, buôn bán theo cách thức cho phép
tái sử dụng hay thu hồi, bao gồm tái chế và hạn chế đến mức tối thiểu
tác động đối với môi trường khi chất phế thải bao bì bị bỏ đi.
• Bao bì phải được sản xuất theo cách có thể hạn chế tối đa sự có mặt của
nguyên liệu và chất độc hại do sự phát xạ, tro tàn khi đốt cháy hay chôn
bao bì, chất cặn bã.
Đối với bao bì có thể tái sử dụng, ngoài việc tuân thủ các yêu cầu nêu trên còn
phải đáp ứng được các yêu cầu dưới đây:
16
• Tính chất vật lý và các đặc trưng của bao bì phải được cho phép sử dụng một
số lần nhất định trong điều kiện sử dụng được dự đoán trước là bình thường.
• Quá trình sản xuất bao bì phải đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao
động
• Phải đáp ứng các yêu cầu đặc biệt về thu hồi bao bì khi bao bì không
được tái sử dụng trong thời gian và trở thành phế thải.
Đối với việc thu hồi và tái chế bao bì phải tuân thủ theo các quy định sau:
• Bao bì thu hồi ở dạng vật liệu tái sử dụng được thì phải được sản xuất theo
cách làm để nó có thể chiếm một tỷ lệ phần trăm khối lượng vật liệu được
dùng vào việc sản xuất thành những sản phẩm có thể bán được, chỉ cốt sao
phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành của châu Âu. Việc định ra tỷ lệ này
có thể khác nhau, phụ thuộc vào loại vật liệu làm bao bì.

• Loại bao bì thu hồi dạng phế phẩm năng lượng phải thu được tối thiểu
lượng calo cho phép.
• Nói chung là phải tái chế đạt 50 – 60% rác bao bì tính bằng số nguyên
liệu tái chế hay đốt để thu lại năng lượng.
• Loại bao bì không thể tái sử dụng phải đem đốt thì phải đảm bảo là
không làm ảnh hưởng môi trường bởi các khí độc hại thải ra.
Các nhà sản xuất muốn trở thành đối tác thương mại của EU thì không
thể không quan tâm đến các yêu cầu này. Các nhà sản xuất phải đảm bảo thực
hiện tốt các yêu cầu về môi trường nghĩa là bao bì (bao bì vận chuyển, bao bì
thương mại…) phải được giới hạn và có thể tái chế.
Bảng 1: Mức giới hạn đối với một số hóa chất sử dụng trong sản xuất bao bì
STT Các chất bị hạn chế hoặc giới hạn Giới hạn
1 Pentachlorophenol (PCP) ≤ 0.01%
2 Benzene ≤ 0.01%
3 TEPA, TRIS, PBB Cấm
4 Polychlorinated Biphenyles (PCBs), Terphenyles Cấm
17
(PCTs)
5 Asbestos Cấm
6 Cadmium ≤ 0.01%
7 Formaldehyde 1500 ppm
8 Nickel 0.5mg/cm
2
9 Thủy ngân Cấm
10 Zinc Cấm
11 CFC Cấm
12 Bao bì bằng gỗ rừng không tái sinh Cấm
Nguồn: Chỉ thị 94/62/EEC của Liên minh châu Âu về bao bì và phế thải bao bì.
Website: www.cbi.nl
18

II. VAI TRÒ CỦA CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG TRONG VIỆC NÂNG CAO
SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
1. Một số khái niệm cơ bản về hàng hóa, sức cạnh tranh của hàng hóa
1.1. Hàng hóa
Hàng hóa hiểu theo nghĩa hẹp là vật chất tồn tại có hình dáng xác định
trong không gian và có thể trao đổi, mua bán được. Theo nghĩa rộng, hàng
hóa là tất cả những gì có thể trao đổi và mua bán được.
Theo Điều 3, Luật Thương mại 2005, hàng hóa bao gồm
+ Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai
+ Những vật gắn liền với đất đai
1.2. Sức cạnh tranh của hàng hóa
 Cạnh tranh
Khái niệm cạnh tranh có thể hiểu là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay
gắt, quyết liệt giữa các chủ thể kinh doanh với nhau trên một thị trường hàng
hóa cụ thể nào đó nhằm giành giật khách hàng, thông qua đó tiêu thụ được
hàng hóa và thu được lợi nhuận cao, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất
phát triển. Cạnh tranh có thể đem lại lợi ích cho cá nhân, doanh nghiệp này
nhưng gây thiệt hại cho các nhân, doanh nghiệp khác. Song, xét dưới giác độ
lợi ích toàn xã hội, cạnh tranh có tác động tích cực, là phương thức phân bổ
các nguồn lực một cách tối ưu và do đó nó trở thành động lực bên trong thúc
đẩy nền kinh tế phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, để có thể tồn tại và
phát triển được, các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, phải luôn nâng
cao sức cạnh tranh của mình để giành được ưu thế tương đối so với đối thủ.
Có 3 cấp độ cạnh tranh: sức cạnh tranh quốc gia, sức cạnh tranh của
doanh nghiệp và sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ.
 Sức cạnh tranh của hàng hóa
Sức cạnh tranh của hàng hóa là “sức mạnh” hoặc “tính vượt trội” của
hàng hóa đó trên thị trường, nó có thể thay thế hàng hóa cùng loại do doanh
19
nghiệp khác cung cấp để chiếm lấy vị trí thống lĩnh tại cùng một thời điểm.

Đồng thời nó thỏa mãn yêu cầu của khách hàng về giá cả, chất lượng, số
lượng, tính tiện dụng, độc đáo hay kiểu dáng, bao bì, thương hiệu, … nhờ đó
thị phần mà nó chiếm lĩnh cao hơn so với thị phần của hàng hóa cùng loại trên
cùng một thị trường.
2. Vai trò của các tiêu chuẩn môi trường trong việc nâng cao sức cạnh
tranh của hàng hóa xuất khẩu.
Sức cạnh tranh của hàng hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố và hiện nay
yếu tố bảo vệ môi trường, an toàn với môi trường trong sản phẩm ngày càng
được chú trọng. Vai trò thúc đẩy sức cạnh tranh của hàng hóa của việc áp
dụng các tiêu chuẩn môi trường được thể hiện qua:
2.1. Tiêu chuẩn môi trường được xem như một trong những tiêu chuẩn
quan trọng về chất lượng của hàng hóa
Ngày nay khi kinh tế phát triển, hàng hóa sản xuất ra vô cùng đa dang
và phong phú, người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn. Họ không chỉ căn cứ
vào mẫu mà, giá cả, chất lượng sử dụng của hàng hóa mà còn quan tâm đến
vấn đề liệu những sản phẩm đó có an toàn với sức khỏe, an toàn với môi
trường, quy trình sản xuất ra sản phẩm đó có gây hại với môi trường hay
không. Việc đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, thân thiện với môi trường đã
trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để người tiêu dùng quyết định
có nên lựa chọn sản phẩm hay không, đặc biệt là ở những nước phát triển.
Hàng hóa muốn tăng khả năng cạnh tranh so với hàng hóa cùng loại của các
doanh nghiệp khác nhau, các quốc gia khác nhau phải đáp ứng được những
tiêu chuẩn môi trường nhất định đang được áp dụng phổ biến như ISO 14000,
HACCP, GAP, được dán nhãn môi trường,…
2.2. Tiêu chuẩn môi trường nâng cao uy tín của hàng hóa xuất khẩu
Một sản phẩm khi được công nhận là đã đáp ứng các tiêu chuẩn môi
trường nghĩa là nó đã phải trải qua quá trình sản xuất, chế biến nghiêm ngặt,
20
sử dụng những công nghệ tiên tiến hiện đại. Việc sử dụng các sản phẩm đó là
an toàn đối với sức khỏe của người tiêu dùng, an toàn với môi trường sống.

Những chứng chỉ, công nhận, nhãn sinh thái do các tổ chức cấp cho hàng hóa
là bằng chứng xác thực uy tín của hàng hóa, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Người tiêu dùng, nhà nhập khẩu sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm có
uy tín cao. Thông thường, những hàng hóa an toàn với môi trường thì cũng an
toàn đối với sức khỏe của con người. Thực phẩm, hải sản không chứa chất
bảo quản có hại, không vượt hàm lượng kháng sinh, chè, cà phê, hay rau
không chứa thuốc bảo vệ thực vật vượt quá hàm lượng cho phép,… với sự
chứng nhận của các tổ chức về an toàn vệ sinh thực phẩm hay tổ chức bảo vệ
môi trường tạo niềm tin cho người tiêu dùng, khuyến khích họ sử dụng các
sản phẩm so với những sản phẩm cùng loại khác chưa được chứng nhận.
2.3. Tiêu chuẩn môi trường góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của
doanh nghiệp, của quốc gia trên trường quốc tế
Vấn đề bảo vệ môi trường hiện được cả thế giới quan tâm, vì vậy,
những doanh nghiệp, quốc gia chú trọng, áp dụng tốt các tiêu chuẩn môi
trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa sẽ được mọi người quan
tâm, hưởng ứng. Người tiêu dùng biết đến các doanh nghiệp hay quốc gia đó
với tư cách là doanh nghiệp sản xuất sạch hay thân thiện với môi trường. Đó
cũng là một hình thức quảng bá thương hiệu, một cách định vị mới. Một khi
vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thế giới được nâng cao, được nhiều
người biết đến, điều tất nhiên là hàng hóa do các doanh nghiệp, công ty này
sản xuất sẽ có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường.
2.4. Tiêu chuẩn môi trường giúp giảm chi phí sản xuất và kinh doanh
Theo quan niệm thông thường, việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường
sẽ làm tăng chi phí sản xuất sản phẩm do phải đầu tư vào công nghệ máy
móc. Tuy nhiên, đây là khoản đầu tư cố định ban đầu, là vốn bỏ ra nhưng
trong thời gian lâu dài, việc triển khai hiệu quả sẽ đem lại lợi ích to lớn. Quy
21
trình sản xuất mới, công nghệ mới, chương trình quản lý môi trường giúp tiết
kiệm nguồn nguyên liệu đầu vào, tiết kiệm điện, nước, giảm lượng khí thải,
rác thải ra môi trường, giúp doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có sức

cạnh tranh cao. Chi phí giảm nhờ tiết kiệm được các yếu tố đầu vào bù đắp
vốn bỏ ra để xây dựng quy trình công nghệ sản xuất, nhờ vậy giá thành hàng
hóa không trội lên nhiều, hoặc thậm chí giảm, mà đáp ứng được tiêu chuẩn
môi trường, tăng tính hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Theo nghiên cứu ở
Anh, việc giảm thiểu lượng thải tiết kiệm được 6.4 tỉ EUR chi phí hoạt động
hàng năm của các nhà sản xuất, tương đương với 7% lợi nhuận năm 2004,
60% lượng tiết kiệm đó là từ chi phí nguyên vật liệu tiết kiệm trong khâu cuối
cùng sản xuất sản phẩm. Ngành công nghiệp có thể tiết kiệm 2.7 tỉ EUR
thông qua việc sử dụng năng lượng có hiệu quả, ngành nông nghiệp tiết kiệm
1.3 tỉ EUR nhờ các chương trình quản lý môi trường cải tiến.
2.5. Thuận lợi cho hàng hóa tiếp cận thị trường
Quá trình tự do hóa toàn cầu đang thúc ép các quốc gia hạn chế và tiến
tới loại bỏ các rào cản thương mại để hàng hóa được di chuyển dễ dàng giữa
các quốc gia, tạo nên sự tăng trưởng thương mại toàn cầu. Tuy nhiên khi các
rào cản thương mại bị bãi bỏ thì các tiêu chuẩn môi trường ngày càng có vai
trò quan trọng trong cạnh tranh thương mại quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh
các vấn đề môi trường toàn cầu đang có nguy cơ ngày càng gia tăng, nhu cầu
người tiêu dùng về các sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng cao thì
việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường càng trở nên phổ biến và bắt buộc.
Các quốc gia càng phát triển thì các tiêu chuẩn môi trường đặt ra càng ngặt
nghèo, chặt chẽ. Những hàng hóa đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường đặt
ra sẽ dễ dàng thâm nhập vào những thị trường khó tính này, dễ được chấp
nhận hơn so với các sản phẩm không tuân thủ các tiêu chuẩn đặt ra. Hàng hóa
khi đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường sẽ giảm khả năng bị
kiểm soát chặt chẽ, được chấp nhận ở nhiều thị trường khác nhau.
22
2.6. Được hưởng các chính sách ưu đãi
Việc bảo vệ môi trường ngày càng được đề cao và khuyến khích nên ở
một số quốc gia có chính sách ưu đãi đối với những hàng hóa an toàn, thân
thiện với môi trường như được giảm thuế hay được nhập khẩu với giá cao

hơn. Ở phạm vi quốc gia, những doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn môi
trường, có những hành động thiết thực bảo vệ môi trường trong quá trình sản
xuất, được cấp các chứng chỉ như ISO 14000, HACCP sẽ được nhà nước ưu
đãi hơn trong việc cấp tín dụng, giảm lãi suất. Nhờ đó họ có điều kiện cải
thiện công nghệ sản xuất, chế biến, cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng
sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu. Ở bình diện quốc tế, những quốc gia có ý thức,
nỗ lực trong viêc áp dụng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường sẽ được các tổ
chức tài chính quốc tế IMF, WB ghi nhận, hỗ trợ vốn, công nghệ, nâng vị thế
cạnh tranh trên trường quốc tế, mở đường cho hàng hóa xuất khẩu
3. Một số tác động tiêu cực của các tiêu chuẩn môi trường đối với sức
cạnh tranh của hàng hóa
Mọi vấn đề đều có 2 mặt của nó, bên cạnh những tác động tích cực,
trên một số phương diện, và trong một vài trường hợp, các tiêu chuẩn môi
trường lại có tác động tiêu cực đối với xuất khẩu hàng hóa.
3.1. Áp dụng các tiêu chuẩn môi trường có thể làm tăng chi phí sản xuất
của sản phẩm.
Để có thể triển khai áp dụng tiêu chuẩn môi trường như ISO 14000,
HACCP đòi hỏi phải đầu tư khoa học công nghệ, quy trình sản xuất sạch. Đây
là những khoản đầu tư cố định ban đầu tương đối lớn. Ngoài ra còn phải mất
một khoản vào việc thuê chuyên gia tư vấn, đào tạo cán bộ, tất cả những
khoản này đều được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm. Vì vậy, đối với các
nước đang phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc triển khai áp dụng
công nghệ sản xuất sạch là điều không đơn giản.
23
3.2. Các tiêu chuẩn môi trường có thể tạo rào cản trong thương mại quốc
tế
Về bản chất các tiêu chuẩn môi trường xuất phát từ ý thức bảo vệ môi
trường với mục đích trong sáng. Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại, nhiều
quốc gia lại xem nó như một rào cản hữu hiệu để bảo hộ hàng hóa trong nước.
Việc bảo hộ mậu dịch thông qua các hàng rào phi thuế quan đang được nhiều

quốc gia áp dụng khi các rào cản về thuế quan buộc phải loại bỏ. Xu thế dùng
các yêu cầu về hệ thống quản lý môi trường hoặc nhãn môi trường như một
trong những rào cản thương mại phi thuế quan là hoàn toàn có thể xảy ra
trong tương lai khi mà các khu vực mậu dịch tự do được thiết lập và mở rộng
ở nhiều khu vực trên thế giới. Vì vậy, việc vượt qua rào cản này có thể là một
thách thức đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nhiều năm tới, đặc
biệt là các quốc gia đang phát triển, nơi đang còn thiếu nhiều các điều kiện để
đáp ứng yêu cầu các nhà nhập khẩu. Như vậy, có thể thấy rằng các tiêu chuẩn
và quy định quốc tế về môi trường đối với sản phẩm một mặt giúp gỡ bỏ các
hàng rào trong thương mại. nhưng mặt khác nó có thể là rào cản tiềm ẩn trong
thương mại mà các doanh nghiệp phải tính đến.
Với những mặt tích cực và tiêu cực như vậy, các doanh nghiệp khi áp
dụng các tiêu chuẩn môi trường cần phải cân nhắc kỹ, có chiến lược, kế hoạch
phù hợp để khuếch đại mặt tích cực, hạn chế phần tiêu cực. Hơn nữa, những
mặt tiêu cực là rất nhỏ so với những lợi ích mà doanh nghiệp đạt được khi đáp
ứng được các tiêu chuẩn môi trường.
4. Kinh nghiệm của một số nước trong việc áp dụng các tiêu chuẩn môi
trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu
4.1. Kinh nghiệm của Indonesia
24
Indonesia là một trong số những quốc gia Đông Nam á tương đối thành
công trong phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu. Hiện nay tổng kim ngạch
xuất khẩu của Indonesia khoảng 60 tỷ USD. Những mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu là dầu thô, gỗ , cao su, thuỷ sản và cà phê, nhạy cảm với môi trường và có
nhu cầu cao ở các nước nhập khẩu như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Indonesia tăng cường việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000. Nhằm tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp có được các chứng nhận về môi trường, các
cơ quan chức năng đã phối hợp với các tổ chức quốc tế lập các cơ sở cấp
chứng nhận môi trường cho các doanh nghiệp trong nước, hỗ trợ họ về thông
tin và một phần kinh phí. Việc cấp nhãn sinh thái đối với sản phẩm cũng là

một cố gắng của Indonesia trong việc thích nghi dần với môi trường cạnh
tranh mới. Nhãn hiệu sinh thái quốc gia Indonesia cấp cho các sản phẩm gỗ
và các sản phẩm có nguồn gốc đa dạng sinh học khác. Điều này đã hạn chế
được sức ép nhập khẩu gỗ từ Indonesia. Hiện tại ở Indonesia đã sử dụng hai
loại nhãn đối với sản phẩm gỗ: (1) dán nhãn toàn bộ căn cứ vào việc phân tích
toàn bộ vòng đời sản phẩm. Tức là đánh giá tác động môi trường của sản
phẩm đó từ khi còn là nguyên liệu thô cho đến khi trở thành phế liệu và (2)
Nhãn sinh học đơn, tức là chỉ xác định ảnh hưởng môi trường của sản phẩm
tại một giai đoạn nhất định. Tuy nhiên việc áp dụng này đã làm hạn chế
thương mại ngành gỗ do tăng chi phí ở khâu chứng nhận mác sinh học và
kiểm định chất lượng rừng trồng.
Riêng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và đánh bắt
hải sản, Indonesia ngoài việc quan tâm tới việc nâng cao chất lượng, đa dạng
hoá sản phẩm, còn đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường và bảo tồn
tài nguyên thiên nhiên. Indonesia đã có những chính sách, biện pháp mạnh và
đồng bộ để quản lý hoạt động nuôi trồng và chế biến nông, thuỷ sản, hạn chế
tối đa mức ô nhiễm môi trường để đảm bảo sức khoẻ cho người dân, nâng cao
25

×