Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần dược trung ương i - pharbaco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.54 KB, 74 trang )

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I – PHARBACO
LỜI MỞ ĐẦU
Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai
thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: vốn, cơ sở vật chất, tiến bộ khoa học kĩ
thuật, người lao động, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động
lại với nhau. Những yếu tố như: máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kĩ
thuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì
không thể. Con người, với khả năng sáng tạo, lao động cần cù, siêng năng của
mình, đã phát minh ra những dụng cụ từ ban đầu là thô sơ cho đến phát triển công
nghệ cao, khoa học kĩ thuật cao như ngày nay đã phục vụ được nhu cầu bản thân và
phát triển xã hội.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì nhu cầu về tài chính, nhu cầu
nhân lực,… là hết sức quan trọng. Với cách nhìn con người vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, việc doanh nghiệp muốn tuyển đúng
người, đúng việc là hết sức cần thiết, nó là tiền đề cho sự phát triển của doanh
nghiệp trong hiện tại cũng như trong tương lai. Hơn nữa, quá trình tuyển dụng mà
diễn ra tốt đẹp thì sẽ giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp có được những con người
có kĩ năng phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức. Và tuyển chọn tốt cũng giúp
doanh nghiệp giảm bớt chi phí do việc không phải tuyển lại, bố trí lại lao động…
Nhận thức được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác tuyển dung lao
động đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế bước đầu
hội nhập vào nền kinh tế thế giới, sự cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt và khốc liệt, sự
cạnh tranh tìm kiếm, thu hút nhân tài cũng là đặc điểm nổi trội của nền kinh tế đang
bước vào hội nhập.
Từ những kiến thức đã học được ở nhà trường về công tác tuyển dụng nhân sự
và tầm quan trọng của nó, trong thời gian tìm hiểu thực tế và được sự hướng dẫn tận
tình của thầy Nguyễn Ngọc Huyền và cô Phan Thanh Hoa cùng với cán bộ trong
Công ty em đã chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại Công
ty Cổ phần dược phẩm trung ưong I- Pharbaco” cho chuyên đề tốt nghiệp của


mình.
PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Cấu trúc chuyên đề:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ Phần Dược Trung Ương I –
Pharbaco
Chương 2: Thực trạng tuyển dụng lao động của công ty Cổ Phần Dược
Trung Ương I – Pharbaco
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại công ty
Cổ Phần Dược Trung Ương I – Pharbaco
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I – PHARBACO
PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
1. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1.1. Lịch sử hình thành
- Quyết định thành lập: Căn cứ Quyết định số: 286/ QĐ-BYT ngày 25- 01- 2007 và
Quyết định số: 2311/QĐ-BYT ngày 27-06- 2007 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc
quyết định chuyển Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 1 thành Công ty cổ phần
Dược phẩm trung ương I – Pharbaco.
- Tên Công ty bằng tiếng Việt:
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I- PHARBACO
- Tên bằng tiếng Anh:
PHARBACO CENTRAL PHARMACEUTICAL JOINT- STOCK COMPANY N°
1
- Tên viết tắt: PHARBACO
- Logo:
Trụ sở đăng ký của Công ty là:
- Địa chỉ: Số 160 Phố Tôn Đức Thắng, Phường Hàng Bột, Quận Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: (84-4) 8454 561 / 8454562 Fax: (84-4) 8237460

- Website: www.pharbaco.com.vn; www.pharbaco.vn
- Email:
- Email:
Tên, địa chỉ các chi nhánh và đơn vị sản xuất:
- Chi nhánh Tp. HCM:
+ Địa chỉ: 2F Phạm Hữu Chí, Phường 12, Quận 5, Tp. HCM.
+ Điện thoại: (08) 9571961 / 68
+ Fax: (08) 9571962
- Chi nhánh Nghệ An:
+ Địa chỉ: 128 Phan Đình Phùng, Tp. Vinh, Nghệ An
+ Điện thoại: (038) 3833341
PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
- Chi nhánh Hải Phòng:
+ Địa chỉ: 129 Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng
+ Điện thoại: (031) 3717415
- Chi nhánh Thanh Hoá:
+ Địa chỉ: 536 Bà Triệu, P. Trường Thi, TP. Thanh Hoá
+ Điện thoại: (037) 850713
- Chi nhánh Nam Định:
+ Địa chỉ: 74 Bến Thóc, Tp. Nam Định
+ Điện thoại: (0350) 860040
- Chi nhánh Đà Nẵng:
+ Địa chỉ: 49 Trần Quốc Toản, Tp. Đà Nẵng
+ Điện thoại: (0511) 821371
- Cơ sở sản xuất 1:
+ Địa chỉ: 160 Tôn Đức Thắng, P. Hàng Bột, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội
- Cơ sở sản xuất 2:
+ Địa chỉ: Xã Thanh Xuân, H. Sóc Sơn, Tp. Hà Nội.
- Thời hạn hoạt động của Công ty: không xác định.

- Hình thức pháp lí: Công ty là một pháp nhân kinh tế có mục tiêu lợi nhuận, hoạt
động theo nguyên tắc tự nguyện, hoàn toàn tự chủ, tự quản, tự định đoạt về mọi
mặt.
Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo qui định của pháp luật, có con dấu và
được mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn kinh doanh.
- Quyền và nghĩa vụ của công ty
Công ty là đơn vị kinh doanh tự chủ, tự quản về tổ chức, tài chính, quản lý, hoạt
động và có quyền làm mọi việc mà pháp luật không cấm. Công ty có nghĩa vụ tuân
thủ các qui định của pháp luật trong việc tổ chức và hoạt động của mình; thực hiện
các nghĩa vụ với Nhà nước theo qui định của pháp luật; tôn trọng cam kết với khách
hàng và chịu trách nhiệm vật chất theo qui định của pháp luật.
- Mục tiêu của Công ty
Huy động và sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có, hợp tác, liên kết, liên doanh để
phát triển sản xuất kinh doanh, nhằm tối đa hoá lợi nhuận, tạo công ăn việc làm ổn
định cho người lao động, tăng lợi ích cho các cổ đông, đóng góp nhiều cho ngân
sách Nhà nước, phát triển Công ty và góp phần vào sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ
nhân dân.
PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
- Lĩnh vực kinh doanh của Công ty
+ Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên, phụ liệu làm thuốc, dược phẩm,
hoá chất (trừ các hoá chất Nhà nước cấm), mỹ phẩm, thực phẩm, vật tư và máy móc
thiết bị sản xuất dược phẩm và y tế.
+ Tư vấn dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y dược.
+ Xây dựng, quản lý, khai thác các công trình công nghiệp và dân dụng.
+ Tư vấn đầu tư trong và ngoài nước (không bao gồm tư vấn luật và tư vấn tài
chính).
1.2. Sự thay đổi của doanh nghiệp cho đến nay
Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Trung Ương I - Pharbaco tiền thân là Viện bào
chế Trung ương cơ sở ở tại Phố Phủ Doãn Hà Nội. Trong thời kỳ kháng chiến

chống Pháp Viện bào chế được chuyển lên chiến khu Việt Bắc và được giao nhiệm
vụ sản xuất thuốc phục vụ kháng chiến. Sau ngày hoà bình lập lại năm 1954 được
chuyển về Hà nội, năm 1955 chuyển cơ sở từ Phố Phủ Doãn về trụ sở Công ty hiện
nay 160 Tôn Đức Thắng - Đống Đa - Hà Nội và được sát nhập thêm các đơn vị, đổi
tên thành Xí nghiệp I với nhiệm vụ sản xuất thuốc men, bông băng và các vật tư y tế
phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và phục vụ Nhân dân. Do nhiệm vụ
sản xuất đa dạng, số lượng mặt hàng nhiều và để đảm bảo tính chuyên môn nên
năm 1961 Xí nghiệp 1 đã tách thành 3 Xí nghiệp:
Xí nghiệp Dược phẩm 1: Chuyên sản xuất thuốc tân dược.
Xí nghiệp hoá dược nay là Công ty cổ phần hoá dược Hà nội: sản xuất hoá chất làm
thuốc và một số loại vật tư y tế.
Xí nghiệp dược phẩm 3 nay là Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương III tại Hải
Phòng.
Năm 1993 Xí nghiệp dược phẩm 1 đổi tên thành Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương
1 nay là Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương I – Pharbaco
Từ ngày thành lập ( năm 1955 đến nay) doanh nghiệp luôn là con chim đầu đàn của
ngành công nghiệp dược Việt nam và Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều
huân huy chương các loại: Huân Chương Lao động hạng nhất, nhì, ba. Huân
chương độc lập và nhiều huân huy chương, bằng khen khác…
* Cơ sở 1 tại 160 Tôn Đức Thắng, Công ty hiện có: 03 dây chuyền đạt tiêu chuẩn
GMP ASEAN 01 phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP và hệ thống kho đạt tiêu
chuẩn GSP.
PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
* Cơ sở 2 tại Sóc Sơn - Hà Nội, Công ty đang Đầu tư xây dựng và hoàn thiện Nhà
máy mới hiện đại, dây chuyền thiết bị Châu Âu, đạt các tiêu chuẩn GMP - WHO,
GLP, GSP.
* Trụ sở chính: 160 Phố Tôn Đức Thắng- Phường Hàng Bột – Quận Đống Đa - Hà
Nội
2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
a) Sản phẩm chủ yếu
Pharbaco sản xuất trên 200 loại sản phẩm gồm các nhóm thuốc kháng sinh,
thuốc hạ sốt giảm đau, thuốc tim mạch, thuốc chống lao, chống sốt rét, các vitamin,
thuốc chống tiểu đường…với các dạng bào chế khác nhau: viên nang, viên nén,
viên bao film, viên bao đường (trên 2 tỷ viên/năm); thuốc tiêm bột (chục triệu
lọ/năm), tiêm dung dịch (50 triệu ống/năm)
Các sản phẩm thuốc của Pharbaco được sản xuất theo công nghệ tiên tiến
trên các dây chuyền và hệ thống kiểm soát chất lượng hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP.
Đặc biệt Pharbaco có các dây chuyền riêng biệt để sản xuất các loại kháng sinh
nhóm β- lactam như:
Dây chuyền sản xuất thuốc bột, cốm, viên nén, viên bao, viên nang cứng
chứa kháng sinh nhóm penicillin
Dây chuyền sản xuất thuốc bột, cốm, viên nén, viên bao, viên nang cứng
chứa kháng sinh nhóm Cephalosporin
Dây chuyền sản xuất thuốc bột tiêm chứa kháng sinh nhóm Cephalosporin
Sản phẩm của Pharbaco được bao phủ rộng khắp toàn quốc và xuất khẩu
sang nhiều nước Đông Âu, Châu Á và Châu Phi.
b) Doanh thu thuần, chi phí và lợi nhuận sau thuế
Bảng 1- Doanh thu thi phí và lợi nhuận sau thuế của Công ty
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Doanh thu thuần Chi phí Lợi nhuận sau thuế
2006 166,954 160,104 6,850
2007 187,376 183,593 3,782
2008 281,257 277,457 3,800
2009 352,362 345,054 7,307
2010 385,858 377,147 8,710
PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Qua đó ta có nhận xét:

Doanh thu của Công ty đều tăng qua các năm từ 2006 -2010. Cụ thể, năm
2006-2007 tăng ít nhất và tăng khoảng 21 tỉ đồng tương ứng tăng 12,23%, và giai
đoạn 2007-2008 tăng nhiều nhất : 94 tỉ đồng tương ứng tăng 50,1%, giai đoạn 2008-
2009 tăng chậm hơn: 71 tỉ đồng tương ứng 25,28%, và giai đoạn 2009-2010 tăng 33
tỉ đồng tương ứng 9,5% . Đặc biệt năm 2008, mặc dù khủng hoảng kinh tế diễn ra
trên toàn cầu nhưng doanh thu của Công ty đã tăng vọt lên hơn 281 tỷ đồng, tức là
gấp 1.7 lần so với năm 2006 và 1.5 lần so với năm 2007. Năm 2009 tuy gặp nhiều
khó khăn do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng doanh thu của Công ty vẫn
tăng lên hơn 352 tỷ gấp 2.12 lần so với năm 2006 , tăng 1.88 lần so với năm 2007
và 1.3 lần so với năm 2008. Lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2006 – 2007 giảm từ
hơn 6.8 tỷ xuống còn 3.7 tỷ nhưng bước sang năm 2008 có tăng nhẹ lên 3.8 tỷ.
Nguyên nhân là do năm 2007 Công ty chuyển sang hình thức cổ phần hoá có nhiều
sự thay đổi lớn dẫn đến lợi nhuận sụt giảm mạnh. Lợi nhuận của doanh nghiệp giai
đoạn 2007- 2008 tăng chậm tuy nhiên đến năm 2009 tăng mạnh đến hơn 7.3 tỷ đồng
gấp 1.92 lần so với năm 2008. Sở dĩ có doanh thu và lợi nhuận cao mặc dù tình hình
kinh tế đang khó khăn là do Công ty đã biết tận dụng các cơ hội mở rộng thị trường
tiêu thụ, thực hiện xuất khẩu thuốc sang các nước trên thế giới, từ đó đẩy mạnh hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, Công ty còn kiểm soát chặt
chẽ các khoản chi phí hoạt động và hàng tồn kho nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Lợi nhuận giai đoạn 2009-2010 tăng 1,4 tỷ tương ứng với 19,2%. Ta thấy doanh thu
PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
của Công ty qua 5 năm tăng 218,904 tỷ đồng, trung bình mỗi năm tăng 54,726 tỷ,
tức là mỗi năm tăng 18,24%. So với chi phí qua 5 năm tăng 217,043 tỷ, mỗi năm
tăng 43,408 tỷ tương ứng 18,69% mỗi năm thì 2 đại lượng này xấp xỉ nhau, nhưng
chi phí tăng ít hơn nên lợi nhuận có tăng nhưng tăng ít, tính ra mỗi năm lợi nhuận
chỉ tăng 4,9%.
Bảng 2 - Mức độ hoàn thành
Mức độ hoàn thành so với
thực hiện năm trước đó

2007 2008 2009 2010
1. Doanh thu (%) 112.23 150.1 125.28 109,5
2. Lợi nhuận (%) 54.41 100.5 192.3 119.2
3. Trả cổ tức (%) - 100 233.33 142.85
c) Thu nhập bình quân đầu người:
Pharbaco có đội ngũ lao động trẻ, năng động, sáng tạo và nhiệt tình;đội ngũ
Dược sỹ, công nhân giỏi về chuyên môn, tâm huyết, lành nghề trong lĩnh vực sản
xuất và nghiên cứu sản phẩm. Lực lượng lao động của Công ty trong những năm
vừa qua luôn có sự gia tăng, không chỉ về mặt số lượng mà còn có sự thay đổi về cơ
cấu nguồn lao động theo xu hướng trình độ lao động ngày càng được nâng cao.
Đơn vị tính: người
Loại lao động Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Dược sĩ Đại học 82 86 88 90
Đại học khác 58 60 64 66
Trung cấp dược 115 120 124 127
Sơ cấp 98 100 109 110
Trình độ khác 90 95 108 110
Tổng 443 461 493 503
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Bảng 3 - Cơ cấu lao động của Công ty
Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao của Công ty trong thời gian
vừa qua có sự gia tăng nhưng hoạt động vẫn chưa thực sự hiệu quả. Trong công tác
tổ chức quản lý người lao động, Công ty đã cố gắng bố trí sắp xếp lao động hợp lý
cho từng công đoạn sản xuất, và áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm để khuyến
khích nâng cao năng suất lao động và tinh thần trách nhiệm của người lao động.
Đối với bộ phận hành chính Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian
đồng thời cũng dựa vào kết quả công việc để có hình thức khen thưởng hợp lý.
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đội ngũ lao động của Công ty luôn cố
gắng hoàn thành kế hoạch đề ra, đảm bảo chất lượng và cung cấp đầy đủ hàng hoá
cho khách hàng.

PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Thu nhập
bình quân
3.400.000 3.700.000 3.830.000 4.145.000 4.850.000
Bảng 4 – Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2006 – 2010
Qua bảng trên ta có nhận xét:
Thu nhập bình quân đầu người tăng đều qua các năm. Ngoài tiền lương chính
thì các nhân viên còn được nhận thêm tiền thưởng theo doanh số bán ra. Điều này
chứng tỏ mức sống của cán bộ công nhân viên luôn được đảm bảo, đồng thời thể
hiện được khả năng sinh lời của công ty, ngoài ra với mức thu nhập gần
5.000.000đ/người đây cũng là mức thu nhập tương đối cao trong nghành y tế nói
chung và các nghành nghề kinh doanh khác.
d) Tỉ suất lợi nhuận
Đơn vị: %
Tỉ suất lợi
nhuận
Lợi nhuận sau
thuế / tổng tài sản
Lợi nhuận sau
thuế / doanh thu
thuần
Lợi nhuận sau
thuế / nguồn vốn
chủ sở hữu
2006 1.59 4.1 13.87
2007 0.49 2.02 3.87
2008 0.69 1.09 5.94

2009 1.21 1.57 10.1
2010 1.76 2.26 14.78
Bảng 5 - Tỉ suất lợi nhuận của Công ty từ 2006-2010
Ta thấy, tỉ suất lợi nhuận của Công ty là chưa cao so với toàn ngành. Tỉ lệ
này nói chung là tăng trong giai đoạn 2006-2010 nhưng tăng nhẹ, trong đó năm
2007 là năm có tỉ suất lợi nhuận sụt giảm nhất, đặc biệt là tỉ suất lợi nhuận sau thuế
trên nguồn vốn chủ sở hữu, lí do là vì trong năm này doanh nghiệp tiến hành cổ
phần hóa, có nhiều thay đổi dẫn đến lợi nhuận sụt giảm. Từ năm 2008 trở đi, lợi
nhuận tăng dần lên nên các chỉ số này cũng có xu hướng tăng lên.
e) Tình hình nộp ngân sách Nhà Nước
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Nộp ngân sách
(Tỷ VNĐ)
6.1 7.9 10.976 12.866 13.755
Độ lệch so với kế
hoạch năm (%)
122 131.7 156.8 183.8 171.9
PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Bảng 6 - Tình hình nộp ngân sách nhà nước 2006 - 2010
Ta thấy, công ty dự tính nộp ngân sách qua các năm nhưng tất cả 5 năm trở
lại đây thực tế đều cao hơn so với kế hoạch, cao hơn trung bình khoảng 1,5 lần. Đặc
biệt năm 2009 thực tế khác nhiều so với dự tính do ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế, giá cả biến động, thị trường bất ổn, công tác dự đoán không thể chuẩn xác
được.
2.2. Đánh giá kết quả các hoạt động khác
Công ty thực hiện tốt các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệ
trong Công ty. Hàng năm doanh nghiệp tổ chức các cuộc thi cầu lông, bóng bàn,
bóng đá …cho các cán bộ nhân viên trong công ty tham gia. Bên cạnh các hoạt
động đó, Công ty còn tổ chức các ngày nghĩ lễ cho cán bộ nhân viên trong Công ty

như: ngày giỗ tổ 10/03 công ty tổ chức cho các cán bộ nhân viên trong Công ty trở
về cội nguồn. Điều này giúp nêu cao tinh thần dân tộc của nhân viên Công ty. Ngày
trung thu có tổ chức vui trung thu, tặng quà cho con cháu của nhân viên. Bên cạnh
đó, trong công việc doanh nghiệp còn tổ chức các cuộc thi chuyên môn giúp cán bộ
công nhân viên trong doanh nghiệp giao lưu, học hỏi thêm kinh nghiêm. Tổ chức
cho cán bộ công nhân viên được đi bồi dưỡng thêm để nắm các kiến thức mới.
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của HĐQT
Hiện tại, hội đồng quản trị (HĐQT) công ty cổ phần Dược phẩm TƯ1-Pharbaco
gồm có 05 thành viên:
- Ông Đinh Xuân Hấn - Chủ tịch HĐQT
- Ông Nguyễn Đức Sơn - Thành viên HĐQT
- Ông Trần Thắng Lợi - Thành viên HĐQT
- Ông Hoàng Quốc Cường - Thành viên HĐQT
- Bà An Thị Anh Thư - Thành viên HĐQT
HĐQT là cơ quan quản trị Pharbaco, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông
về kết quả hoạt động kinh doanh của Pharbaco, có toàn quyền nhân danh Pharbaco
để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Pharbaco, trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông và của Ban kiểm soát.
- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể:
• Trình Bộ Tài chính và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoặc
chuẩn y các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐQT liên quan đến tổ chức và
PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
hoạt động kinh doanh của Pharbaco theo quy định của pháp luật và điều lệ
của Pharbaco.
• Trình Đại hội đồng cổ đông của Pharbaco:
- Định hướng và chiến lược phát triển của Pharbaco.
- Sửa đổi, bổ sung điều lệ của Pharbaco.
- Tăng giảm vốn điều lệ của Pharbaco.

- Các loại cổ phần có thể phát hành, tổng số cổ phần phát hành theo từng loại
và giá chào bán.
- Việc mua lại bằng hoặc trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại đã
được chào bán trong mỗi 12 tháng của Pharbaco.
- Báo cáo Tài chính đã được kiểm toán hàng năm và phương án phân phối lợi
nhuận. Mức chi trả cổ tức hàng năm và mức cổ tức tạm thời.
- Việc lựa chọn công ty kiểm toán độc lập cho năm tài chính tiếp theo.
- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản Pharbaco.
- Tổng mức thù lao, tiền thưởng và các lợi ích khác đối với thành viên Hội
đồng quản trị và thành viên Ban Kiểm soát.
- Các vấn đề khác mà HĐQT phải trình Đại hội đồng cổ đông theo quy định.
• Quản lý Pharbaco theo quy định của Pháp luật và điều lệ Pharbaco vì lợi ích
của Pharbaco, của các cổ đông và tự quyết định các vấn đề:
- Phê duyệt kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và đơn giá tiền
lương cho toàn bộ hệ thống của Pharbaco.
- Quyết định tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp khác, trừ các trường hợp
thuộc thẩm quyển của ĐHĐCĐ, cử người đại diện phần vốn của Pharbaco để
tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp khác và các quyền lợi của họ.
- Có thể đình chỉ các quyết định của Tổng Giám Đốc nếu xét thấy trái Pháp
luật, vi phạm Nghị quyết và các quy định của ĐHĐCĐ.
- Ban hành các quy chế, quy định quản lí nội bộ liên quan đến tổ chức, quản trị
và hoạt động kinh doanh của Pharbaco phù hợp với các quy định của Pháp luật
và điệu lệ của Pharbaco, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban kiểm
soát và ĐHĐCĐ.
- Xem xét, phê duyệt và công bố báo cáo thường niên và báo cáo tài chính
hàng quý, hàng năm của Pharbaco theo quy định Pháp luật.
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp ĐHĐCĐ, triệu tập họp
ĐHĐCĐ hoặc lấy ý kiến bằng văn bản để thông qua quyết định của ĐHĐCĐ.
PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

- Ban hành văn bản dưới hình thức phù hợp để ủy quyền cho Tổng Giám đốc
thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ của HĐQT theo quy định tại điều lệ của
Pharbaco khi cần thiết.
- Phê duyệt quy chế hoạt động của BĐH, ban hành hệ thống chỉ tiêu đánh giá
chất lượng công việc của BĐH, giám sát, chỉ đạo BĐH thực hiện các Nghị
quyết, quyết định của ĐHĐCĐ và HĐQT, tiến hành đánh giá hàng năm về
hiệu quả hoạt động của Tổng Giám đốc, các thành viên BĐH và các cán bộ
quản lí khác do HĐQT bổ nhiệm.
3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc của Công ty là Ông Đinh Xuân Hấn
Nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của công ty trước Hội đồng cổ đông
và pháp luật hiện hành.
- Chịu trách nhiệm về công tác đối ngoại.
- Là người quyết định các chủ trương, chính sách, mục tiêu chiến lược của
công ty.
- Phê duyệt tất cả các quy định áp dụng trong nội bộ công ty.
- Giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động về sản xuất kinh doanh, đầu tư của
công ty.
- Đề xuất các chiến lược kinh doanh, đầu tư cho Hội đồng cổ đông.
- Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong khu vực và trên thế giới.
Quyền hạn:
- Trực tiếp ký các hợp đồng XNK.
- Quyết định toàn bộ giá cả mua bán sản phẩm, nguyên vật liệu.
- Quyết định ngân sách hoạt động cho các đơn vị và các phòng ban cụ thể
trong công ty theo kế hoạch phát triển do Hội đồng cổ đông phê duyệt.
- Quyết định các chỉ tiêu về tài chính.
- Giám sát toàn bộ hệ thống hoạt động trong công ty.
3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Phó Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc của Công ty là Ông Trần Thắng Lợi, Hoàng Quốc Cường và

Bà Phạm Thị Ngọc Lan.
Nhiệm vụ:
- Nhận chỉ tiêu kế hoạch sản xuất của Công ty, khai thác nguồn hàng ngoài thị
trường.
PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
- Báo cáo kết quả tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp cho
Tổng Giám đốc công ty.
- Tổ chức điều hành sản xuất, thực hiện hoàn thành kế hoạch của công ty giao
đồng thời đảm bảo kế hoạch nguồn hàng bên ngoài để thu về lợi nhuận cao
nhất.
- Quản lí, điều hành, đào tạo đội ngũ CBCBV, xây dựng hệ thống quản lí sản
xuất và chất lượng sản phẩm trong phạm vi toàn xí nghiệp.
- Thực hiện các nội quy, quy chế về quản lí lao động, quản lí vật tư thiết bị, tài
sản của xí nghiệp.
- Xây dựng mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh theo quý, năm và đảm bảo
lợi nhuận và vốn Công ty đầu tư.
Quyền hạn:
- Quyền kí quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động nhân sự.
- Tự chủ về hoạt động tài chính của Xí nghiệp, ưu tiên nhận kế hoạch sản xuất
từ Công ty, tự chủ động nguồn hàng đối với năng lực sản xuất dư thừa.
- Ký hợp đồng kinh tế theo ủy quyền của Tổng Giám đốc, phê duyệt một số
văn bản giấy tờ liên quan đến hoạt động sản xuất trong Công ty theo ủy
quyền của Tổng Giám đốc.
3.4. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các phòng chức năng
- Phòng kinh doanh: Là phòng nghiệp vụ có chức năng thực hiện các công tác
sản xuất kinh doanh, xây dựng các kế hoạch sản xuất và bán hàng của công ty.
+ Các nhiệm vụ chủ yếu: Đón tiếp khách hàng, phân tích và nghiên cứu thị
trường, tìm thị trường, khách hàng cho công ty; lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
cho từng tháng, quí, năm; nhận các đơn đặt hàng, dự thảo các hợp đồng kinh tế trình

giám đốc kí; báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng cho tổng giám đốc công ty kí.
+ Quyền hạn:
• Được chủ động giao dịch với cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan hữu
quan để tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên.
• Được quyền yêu cầu các phòng cấp thông tin, tài liệu có liên quan để phục
vụ quá trình kinh doanh theo yêu cầu của Giám đốc công ty.
+ Trách nhiệm:
• Hoàn thành chỉ tiêu về doanh số bán hàng công ty giao kể cả sản phẩm và số
lượng khách hàng.
• Đệ trình các báo cáo được cấp trên yêu cầu theo đúng hạn.
PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
• Chịu trách nhiệm về hàng gia công như sản lượng, mặt hàng, khách hàng.
- Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ có chức năng thực hiện các
công tác tổng hợp hành chính, văn thư, tuyên truyền dữ liệu trong công ty.
+ Các nhiệm vụ chủ yếu: Đề xuất xây dựng và phát triển mô hình, bộ máy tổ
chức của công ty phù hợp với định hướng phát triển của từng giai đoạn; duy trì và
phát triển nguồn nhân lực của công ty; thực hiện công tác văn thư, trực tổng đài, tạp
vụ, vệ sinh môi trường, tổ chức quản lý, phục vụ các bữa ăn giữa ca và bồi dưỡng
hiện vật cho cán bộ công nhân viên, thực hiện lưu trữ tài liệu theo quy định. Đồng
thời theo dõi và quản lý các loại văn bản ở các bộ phận chức năng trong công ty.
Quyền hạn:
• Kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ và nội quy, quy chế tại các đơn
vị.
• Đề xuất các biện pháp giải quyết, xử lí những sai phạm của CBCNV Công
ty.
• Được quyền thừa lệnh Tổng Giám đốc Công ty xử lí những CBCNV vi phạm
nội quy trong Công ty, đảm bảo chấp hành đúng luật lao động.
• Thừa ủy nhiệm của Tổng Giám đốc truyền đạt chủ trương chỉ đạo, chỉ thị của
Tổng Giám đốc đến các đơn vị.

• Tham gia góp ý kiến về hệ thống quản lí chung của Công ty.
• Đề xuất áp dụng các văn bản, chính sách, chế độ của Nhà nước mới ban
hành.
+ Trách nhiệm:
• Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về nội dung công tác thuộc chức
năng nhiệm vụ của phòng.
• Đảm bảo sự phối hợp công việc với Ban Tổng Giám đốc và các đơn vị trong
công ty.
• Đảm bảo an toàn lao động, an toàn tài sản vật chất, an toàn thông tin.
• Tự đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn.
- Phòng kế toán tài chính: Là phòng có chức năng quản lý tài chính và quản
lý nguồn vốn, các quỹ trong công ty.
+ Các nhiệm vụ chủ yếu: Giải quyết các nhiệm vụ có liên quan đến công tác
tài chính kế toán của công ty; đảm bảo cân bằng thu chi, ổn định nguồn tài chính
cho các đơn vị trong công ty; tham mưu giúp giám đốc giải quyết việc cấp kinh phí
cho các đơn vị theo quy chế của công ty; thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo về
PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
hoạt động tài chính theo chế độ kế toán hiện hành. Bảo quản, lưu trữ các chứng từ
kế toán theo qui định.
+ Quyền hạn:
• Có quyền đề nghị các phòng của công ty cung cấp các tài liệu, số liệu có liên
quan đến công tác báo cáo cho Giám đốc và các cơ quan hữu quan theo quy
định.
• Được quyền yêu cầu các phòng của công ty tổ chức các biện pháp nhằm sử
dụng tiết kiệm, có hiệu quả và bảo vệ an toàn tài sản của công ty.
• Có quyền yêu cầu các phòng cung cấp đầy đủ kịp thời các chứng từ số liệu
liên quan đến công tác lập kế hoạch, kế toán, kiểm tra kế toán và kiểm kê tài
sản của đơn vị.
• Được chủ động giao dịch với các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan

hữu quan để tổ chức thực hiện tốt các nhiệm nêu trên.
+ Trách nhiệm:
• Đại diện cho công ty làm việc với các cơ quan bên ngoài về các nội
dung của kế toán tài chính, với các công ty chứng khoán có kí hợp đồng hợp
tác với công ty.
• Thực hiện chế độ báo cáo định kì, đột xuất về hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty lên Tổng Giám đốc.
• Tham mưu cho Ban lãnh đạo về:
Các kế hoạch kinh doanh – tài chính, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, các
dự toán chi phí kinh doanh, các dự toán chi tiêu tài chính, các định mức kinh tế kĩ
thuật.
Kết quả và hiệu quả kế hoạch kinh doanh của Công ty, phát hiện những hao
hụt và thiệt hại đã xảy ra và có thể xảy ra, những việc làm không có hiệu quả, để có
biện pháp khắc phục.
Thông qua công tác tài chính – kế toán, nghiên cứu cải tiến tổ chức kinh
doanh nhằm khai thác khả năng tiềm tàng, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả đồng vốn.
Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn kinh doanh.
Tham gia xây dựng và thực hiện theo đúng các quy trình quy pham, quy định
của Hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
- Phòng kế hoạch & phát triển: Là phòng có chức năng tham mưu, định
hướng cho Ban Giám đốc cùng các phòng ban trong công ty thực hiện tốt các hoạt
động sản xuất và cung ứng trên thị trường.
PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
+ Các nhiệm vụ cụ thể: Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc xây dựng
và đề ra các chính sách, giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty
trong từng giai đoạn cụ thể; trong việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh hàng ngày, tối
đa hoá lợi nhuận của công ty; tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc phát triển
mạng lưới hoạt động.
+ Quyền hạn:

• Đề xuất với Tổng Giám đốc Công ty cung cấp các nguồn lực cần thiết phục
vụ công việc.
• Từ chối hợp tác công việc trong các trường hợp không thuộc trách nhiệm
được giao hoặc đối tác không tuân thủ theo các yêu cầu phối hợp được quy
định.
+ Trách nhiệm:
• Đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực được cung cấp như:
máy móc, nhân lực, các công cụ hỗ trợ công việc.
• Kiểm soát việc mua, bảo quản, cấp phát, bán, lập và điều động sản
xuất của Công ty. Hạn chế sai sót tránh lãng phí trong phạm vi phụ trách.
• Tham gia xây dựng, duy trì và cải tiến có hiệu quả các hệ thông quản
lí chung của Công ty.
- Phòng kiểm nghiệm: phòng có chức năng giám sát, kiểm định các sản phẩm
để đưa vào sản xuất kinh doanh.
+ Các nhiệm vụ chủ yếu: Kiểm tra, giám định chất lượng, mẫu mã sản phẩm
từ cơ sở sản xuất trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ; nghiệm thu sản phẩm về các
mặt như chất lượng, công dụng, tính năng, khả năng tiêu thụ, … theo quy định hiện
hành.
+ Quyền hạn:
• Kí phiếu và thông báo kết quả kiểm nghiệm.
• Đề xuất với ban Tổng Giám đốc Công ty cung cấp đầy đủ nhân lực, vật lực
cho phòng Kiểm Nghiệm để xây dựng và duy trì phòng Kiểm nghiệm theo
GLP.
+ Trách nhiệm:
• Chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo tất cả các thử nghiệm được thực hiện
theo đúng với các tài liệu, văn bản đã được ban hành.
• Chịu trách nhiệm về chất lượng của các kết quả thử nghiệm.
PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
• Tham gia phối hợp các công việc theo đề nghị của phòng Đảm bảo chất

lượng, phòng Nghiên cứu phát triển và các phân xưởng sản xuất.
- Phòng nghiên cứu phát triển: Phòng có chức năng nghiên cứu thị trường,
sản phẩm, khách hàng, đối thủ cạnh tranh cũng như phát triển các công nghệ sản
xuất mới phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Các nhiệm vụ chủ yếu: Phối hợp với các đơn vị và cá nhân liên quan để
triển khai thực hiện hoạt động nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ, liên
kết và hợp tác; xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới đối tác trong nước và quốc
tế; nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+ Quyền hạn:
• Có quyền yêu cầu các bộ phận trong Công ty cung cấp đầy đủ, kịp thời
nguyên phụ liệu, số liệu nghiên cứu cho phòng Nghiên cứu phát triển để có
thể hoàn thành được nhiệm vụ.
• Được quyền đưa ý kiến, đề nghị thay đổi mặt hàng nghiên cứu dựa trên
tình hình nghiên cứu thực tế của đề tài.
• Có quyền đề xuất điều kiện làm việc đáp ứng yêu cầu công việc, đề xuất,
khen thưởng cho những sáng kiến, cải tiến nhằm đáp ứng yêu cầu công
việc được tốt hơn.
• Có quyền tham gia và đóng góp ý kiến tại các cuộc họp bàn của Công ty,
nhà máy, phòng ban khi được mời tham dự.
+ Trách nhiệm:
• Triển khai một cách có hiệu quả các quy trình sản xuất ở quy mô nhỏ sang
quy mô công nghiệp.
• Nghiên cứu thành công những dạng bào chế mới, triển khai áp dùng vào
các đề tài cụ thể cho các chuyên viện nghiên cứu khác.
- Phòng đảm bảo chất lượng: Tham mưu tổng hợp đề xuất ý kiến giúp công
ty tổ chức quản lý và thực hiện công tác khảo thí và kiểm định chất lượng.
+ Các nhiệm vụ cụ thể: Xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng cho sản
phẩm; giám sát các hoạt động đảm bảo chất lượng sản phẩm; phối hợp các phòng
ban trong việc đảm bảo chất lượng.
+ Quyền hạn:

• Được tham gia đề xuất ý kiến cho việc quyết định chấp nhận hay bác bỏ
nguyên liệu hay thành phẩm.
PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
• Quyết định tạm ngừng 1 bộ phận sản xuất khi thấy tại đó có vi phạm nghiêm
trọng quy trình, quy định, hoặc những dấu hiệu có thể gây ảnh hưởng xấu tới
chất lượng sản phẩm. Đồng thời báo cáo lãnh đạo – giám sát việc chấp hành
quyết định của lãnh đạo xử lí vụ việc đó.
• Được triển khai, điều tra, truy xét các vấn đề liên quan đến tình trạng kém
chất lượng: nguyên liệu và sản phẩm.
• Được ưu tiên cung cấp các loại tài liệu và tham dự các cuộc họp, khóa học về
chất lượng GMP và công nghệ sản xuất hiện đại.
+ Trách nhiệm:
• Kiểm soát được quá trình sản xuất theo từng công đoạn sản xuất. Đảm
bảo tiến độ xuất xưởng.
• Kiểm soát được dôi hao của nguyên vật liệu ban đầu, nang, pvc, foil
trong từng lô sản phẩm.
• Điều chỉnh cho phù hợp giữa cách thức hoạt động của đơn vị và hệ
thống tài liệu hiện hành.
• Giúp hệ thống duy trì việc thực hiện GMP.
• Theo sát chương trình kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo lường.
3.5. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận sản xuất
- Phân xưởng thuốc bột tiêm: sản xuất các sản phẩm thuốc bột tiêm theo đúng kế
hoạch và quy trình của Công ty.
+ Quyền hạn:
• Được liên hệ và cung cấp thông tin phục vụ công việc.
• Đề xuất các điều kiện làm việc đáp ứng yêu cầu sản xuất theo khuyến cáo
WHO – GMP. Từ chối các nhiệm vụ được giao trái quy định pháp luật,
không đúng quy chế chuyên môn, điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn
– vệ sinh lao động.

• Quyết định dừng sản xuất khi điều kiện lao động không đảm bảo an toàn vệ
sinh.
+ Nhiệm vụ:
• Tiếp nhận và triển khai quy trình sản xuất các sản phẩm mới do phòng
Nghiên cứu và phát triển bàn giao.
• Soạn thảo và triển khai áp dụng hệ thống Quy trình thao tác chuẩn liên quan
đến sản xuất.
PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
• Xây dựng triển khai và giám sát chương trình vệ sinh phân xưởng đảm bảo
điều kiện sản xuất dược phẩm.
• Lập dự trù máy móc, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho sản xuất.
+ Trách nhiệm:
• Chịu trách nhiệm về năng suất, chất lượng và định mức lao động, định mức
kĩ thuật của sản phẩm do phân xưởng sản xuất. Đảm bảo sản phẩm được sản
xuất theo đúng hồ sơ tài liệu đã được phê duyệt với giá thành cho phép.
• Chịu trách nhiệm về an toàn vệ sinh lao động trong phân xưởng.
• Đảm bảo an toàn tài sản vật chất của Công ty trong phạm vi được phân công.
• Phối hợp, có mối liên hệ thường xuyên, kịp thời với lãnh đạo Công ty, lãnh
đạo các phòng ban chức năng, nhân viên phân xưởng.
- Phân xưởng thuốc tiêm: sản xuất các sản phẩm thuốc tiêm nước, thuốc dịch
truyền, thuốc đông khô theo kế hoạch, quy trình của Công ty.
Quyền hạn và Nhiệm vụ: giống phân xưởng thuốc bột tiêm
- Phân xưởng viên: sản xuất các sản phẩm viên nén, viên nén bao, viên nén sủi
bọt, viên nang, thuốc bột, thuốc cốm theo kế hoạch và quy định.
Quyền hạn và Nhiệm vụ:giống như phân xưởng thuốc bột tiêm
- Phân xưởng cơ điện: quản lí toàn bộ máy móc, thiết bị, duy tu, bảo dưỡng
nhằm nâng cao tuổi thọ đồng thời giảm chi phí cho việc duy trì hoạt động
của các máy móc thiết bị đó. Tham gia việc lắp đặt, vận hành, thẩm định, sửa
chữa và bảo dưỡng tất cả các máy móc, thiết bị, nhà xưởng và cơ sở hạ tầng

khu vực sản xuất và phụ trợ. Đảm bảo cung cấp các hệ thống năng lượng.
Cùng với các đơn vị liên quan tham gia liên kết lắp đặt về mặt bằng công
nghệ máy móc thiết bị và hệ thống năng lượng của các nhà xưởng theo yêu
cầu cụ thể và phù hợp khả năng chuyên môn.
+ Quyền hạn:
• Đề xuất các danh mục phụ tùng thay thế, bảo dưỡng và các giải pháp kĩ
thuật để sửa chữa, bảo dưỡng và cải tiến máy móc thiết bị nhằm đạt hiệu
quả cao nhất.
• Liên hệ công việc với các tổ trong PX, các đơn vị liên quan.
• Báo cáo nhân lực, vật tư, thời gian lao động cho quản đốc và các cấp có
liên quan.
• Đề xuất các phụ tùng thay thế, các giải pháp kĩ thuật cho các hệ thống điều
hòa, thông gió.
PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
• Sửa chữa, bảo dưỡng, vận chuyển, lắp đặt các máy móc của công ty theo
yêu cầu.
+ Nhiệm vụ:
• Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống năng lượng: hệ thống cung
cấp điện, điện động lực, chiếu sáng, điều khiển tự động, hệ thống cấp nước
sạch, nước ngầm và xử lí nước ngầm, nước thải và thoát nước, cấp hơi, cấp
chân không, điều hòa không khí và thông gió.
• Bảo dưỡng, lắp ráp và sửa chữa các máy sản xuất, thiết bị phục vụ cho sản
xuất
• Sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng và xây dựng cơ bản: nhà xưởng, đường
sá, cống rãnh và các thiết bị vệ sinh trong toàn Công ty
• Quản lí máy móc, thiết bị và phụ tùng thay thế
• Xây dựng và quản lí hệ thống tài liệu kĩ thuật
• Đề ra các biện pháp cải tiến kĩ thuật các máy và thiết bị sản xuất để tối đa
hóa hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị, nâng cao năng suất lao động và tiết

kiệm chi phí.
4. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CỦA CÔNG TY
4.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Trong những năm gần đây, mức sống của người Việt Nam ngày càng tăng đã
làm tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Cụ thể, nhu cầu tiêu dùng thuốc trên đầu
người tăng từ 6 USD năm 2001 lên 16.45 USD năm 2008 và dự kiến đạt 25 USD
vào năm 2015. Tổng nhu cầu tiêu dùng thuốc năm 2008 đạt 1,426 tỷ USD , tăng
25,4% so với mức 1,136 tỷ USD năm 2007. Ngành Dược Việt Nam đạt mức tăng
trưởng 2 con số, trung bình 20 – 29% / năm trong giai đoạn 2003 – 2008, theo một
số dự báo hiện nay thì tốc độ tăng trưởng của ngành Dược trong năm 2011 sẽ đạt
trên 15% với giá trị tiêu thụ là 1,6 tỷ USD.
Trong tương lai, ngành Dược Việt Nam đang tiến đến đạt chuẩn GMP-WHO
( tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt) cho các công ty trong ngành, càng củng cố thêm sức
mạnh của ngành Dược trong nước. Số doanh nghiệp đạt GMP ngày càng tăng, trong
năm 2009, co 97 cơ sở đạt tiêu chuẩn GMP. Ngành Dược Việt Nam hoàn toàn có
khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực về đầu tư, công nghệ, nhân lực.
Xuất khẩu dược phẩm cũng có thể coi là thế mạnh của Việt Nam nếu được kinh
PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
doanh đúng mức, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức thực tế và ngoại
ngữ.
Như vậy, ngành Dược Việt Nam hứa hẹn sẽ có những bước tiến đáng kể, đây
sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong ngành nói chung và cho Công ty Cổ
Phần Pharbaco nói riêng trong thời gian tới.
Hiện nay cả nước có hơn 170 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong đó có
93 doanh nghiệp sản xuất tân dược, còn lại là các doanh nghiệp về đông dược.
Ngoài ra còn có 6 doanh nghiệp sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế. Trong thời gian
vừa qua, đa số các doanh nghiệp đã tích lũy được nguồn vốn khá lớn từ việc gia
tăng sản lượng tiêu thụ và một phần đến từ phát hành cổ phiếu huy động vốn, nhờ

vậy mà các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng để tiếp tục đầu tư nâng cao
hơn nữa năng lực sản xuất.
Thuốc sản xuất trong nước đang cố gắng thoát ra khỏi những danh mục hoạt
chất generic, hướng tới những nhóm thuốc đang tăng tỉ lệ sử dụng, thuốc chuyên
khoa ( như : thuốc tim mạch, tiểu đường, thần kinh, nội tiết…). Các dạng bào chế
cũng được phát triển hơn ( như: thuốc tác dụng kéo dài, thuốc tiêm đông khô, thuốc
sủi bot…)
Trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội phát triển, đời sống của người
dân được nâng cao, chi tiêu cho thuốc hàng năm tăng dần. Với lợi thế về dân số
đông và trẻ, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ tiềm năng đối với các doanh nghiệp
sản xuất thuốc trong nước cũng như đa quốc gia. Do đó, các doanh nghiệp trong
nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nước ngoài, đặc biệt khi
thời hạn bảo hộ các doanh nghiệp dược trong nước khi gia nhập WTO đã sắp hết.
Ở nước ta, cùng sự phát triển kinh tế và hội nhập với thế giới, lĩnh vực hoạt
động của ngành dược đang ngày càng được mở rộng, tham gia thường xuyên và tích
cực hơn vào công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Tại buổi hội thảo về ngành Y – Dược vừa được tổ chức tại TPHCM, các
chuyên gia nhận định: sự thiếu hụt nhân lực trong ngành Y – Dược mà Bộ Y tế vừa
công bố chính là nguyên nhân “lên ngôi” của ngành này trong năm 2009.
Theo số liệu từ hội thảo, trung bình mỗi năm, mỗi công ty trong ngành dược
sẽ tuyển từ 40 - 80 lao động, chủ yếu là sinh viên mới tốt nghiệp để đảm nhận các vị
trí trình dược viên, nhân viên trong các công ty dược, bệnh viện và sở y tế các tỉnh,
thành. Đó là chưa kể sự thiếu hụt lớn các y, bác sỹ.
PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Cũng theo báo cáo này, hiện mỗi năm cần thêm khoảng 6.000 bác sỹ, 1.500
dược sỹ, 10.000 điều dưỡng viên và khoảng 7.000 nhân viên cho các vị trí khác.
Theo ước tính, đến 2010 ngành Y – Dược sẽ cần trên 74.000 người.
Hiện nay, nước ta vẫn còn tồn tại tình trạng thiếu nhân lực trong ngành dược nên ở
một số địa phương vùng núi, vùng sâu, vùng xa, dược sĩ trung học được ủy nhiệm

vai trò của dược sĩ đại học. Những dược sĩ trung học này thường được giao giữ vị
trí chủ nhiệm quầy thuốc huyện, phụ trách khoa dược của trung tâm y tế huyện…
Muốn đến được với mọi người, thuốc trước hết cần phải được sản xuất ra. Ngày
nay, việc nghiên cứu và sản xuất thuốc tại Việt Nam, làm ra những viên thuốc mang
nhãn hiệu “made in Việt Nam”, hợp với túi tiền người dân nước ta đang ngày càng
được quan tâm đầu tư.
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, nhu cầu về dược sĩ, dược tá, công nhân
dược rất lớn và không ngừng tăng. Hiện nay, nước ta mới có khoảng 0,8 dược
sĩ/10.000 dân, tỷ lệ thấp so với thế giới. Chúng ta đang phấn đấu tới năm 2010 đạt
1,5 dược sĩ/10.000 dân, tức là tăng gấp 2 lần số dược sĩ trong vòng 5 năm. Đó là
chưa kể tới lương dược sĩ cần để bù vào số lượng dược sĩ về hưu tương đối lớn
trong những năm tới. Khác với một số ngành như kinh tế, tài chính, công nghệ
thông tin số trường đào tạo nghề dược ở nước ta không nhiều, chỉ tiêu đào tạo lại
ít. Những người tuyển dụng vào các công ty Dược sẽ tránh được việc phải cạnh
tranh quá gắt gao. Trên thế giới, các dược sĩ luôn có đồng lương đáng ghen tị còn
tại Việt Nam, thu nhập trung bình của dược sĩ cũng có thể khiến người ta hài lòng.
Kinh doanh dược phẩm ít đối thủ cạnh tranh hơn nghề khác vì nó đòi hỏi sự
am hiểu về thị trường thuốc trong nước và trên thế giới. Ngoài lợi nhuận, chữ “tâm”
trong kinh doanh dược phẩm rất quan trọng, bởi công việc bạn đang làm liên quan
trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người.
Với lợi thế sẵn có cùng các ưu đãi hiện tại về giá cả, thuế suất… của Chính phủ, các
doanh nghiệp trong nước có thể tận dụng thời cơ này tập trung đầu tư xây dụng hệ
thống nhà xưởng, mua máy móc thiết bị sản xuất cải tiến công nghệ, đồng thời mở
rộng thị phần ra nước ngoài.
Muốn được như thế, công ty phải đặc biệt chú trọng tới nguồn nhân lực, vì
chỉ có con người mới có thể sáng tạo, nghiên cứu, tạo ra và điều khiển công nghệ,
máy móc thiết bị để đạt được mục tiêu.
4.2. Uy tín và vị thế của tổ chức
+ Vị thế về độ nhận biết thương hiệu
PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Kể từ sau khi cổ phần hóa, Công ty đã vươn lên trở thành doanh nghiệp trong
top 10 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm hàng đầu của Tổng Công ty Dược phẩm
Việt Nam, một trong năm doanh nghiệp có doanh thu xuất khẩu lớn nhất của Tổng
Công ty Dược Việt Nam.
Sản phẩm tân dược của Pharbaco được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường dược
phẩm trong nước và quốc tế. Cho đến thời điểm hiện nay, sản phẩm có thế mạnh
của Công ty vẫn là các sản phẩm thuốc phòng chống lao, sốt rét, kháng sinh,
vitamin, cảm sốt,…
+ Vị thế về chất lượng sản phẩm
Pharbaco đã xây dựng bộ phận quản lí sản xuất chuyên nghiệp để kiểm soát
chất lượng gia công tại các nhà máy. Bộ phận này đánh giá khả năng của các nhà
máy để chọn làm đối tác gia công sản phẩm thông qua các tiêu chí:
- Quan điểm về chất lượng của đội ngũ lãnh đạo.
- Khả năng quản trị sản xuất.
- Mức độ hiện đại của trang thiết bị, máy móc.
- Trình độ và kinh nghiệm sản xuất.
- Trình độ và kinh nghiệm quản lí chất lượng.
- Mức độ cam kết của đối tác.
Nhờ ý thức đề cao chất lượng, sản phẩm của Pharbaco luôn có chất lượng cao
hơn chất lượng trung bình của ngành dược, đạt mức chất lượng hàng đầu trong
ngành dược.
+ Vị thế về nguồn nhân lực ngành dược:
Con người là yếu tố mấu chốt tạo nên thành công trong ngành dược nói chung
và Pharbaco nói riêng. Pharbaco được đánh giá là một trong những công ty hàng
đầu ngành dược về các tiêu chí nhân lưc: thâm niên trung bình của nhân viên, mức
thu nhập trung bình của các nhân viên, số lượng nhân viên. Công ty có đội ngũ cán
bộ có trình độ đại học và trên đại học thuộc các lĩnh vực dược phẩm, hóa học, kinh
tế, tài chính, xây dựng, cơ khí, y khoa và có đội ngũ kĩ thuật viên, công nhân có tay
nghề cao.

+ Vị thế về hệ thống phân phối:
Công ty có hàng trăm nhà phân phối tại 64/64 các tỉnh thành. Công ty được
đánh giá là có mạng lưới hệ thống phân phối rộng lớn hàng đầu Việt Nam. Do đó,
sự tiếp cận của hàng hóa Công ty với khách hàng tại tất cả các tỉnh thành được đảm
PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
bảo, tạo sự thông suốt trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng vòng quay của hàng
tồn kho.
+ Vị thế về khả năng cạnh tranh:
Công ty được đánh giá là 1 trong 10 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm hàng
đầu của Tổng Công ty Dược Việt Nam với các thế mạnh về:
• Thế mạnh thương hiệu
• Kênh phân phối hàng đầu ngành dược
• Thế mạnh về lựa chọn và phát triển sản phẩm
• Thế mạnh về quan hệ khách hàng
4.3. Quan hệ cung cầu trên thị trường lao động
Đặc thù của công ty là công ty dược vì vậy cần những người hiểu biết về
dược phẩm do vậy đối tượng tuyển dụng chính của công ty vào làm công nhân cũng
phải là những người tốt nghiệp trung cấp dược trở lên.
Như ta được biết hầu hết những lao động được đào tạo trong ngành dược
phẩm hiện nay tốt nghiệp ra trường không phải dẽ dàng tìm được việc nhất là trung
cấp dược mà không phải chính quy tại trường có uy tín thì cũng khó xin được việc
cho mình mà tự mở cho mình hiệu thuốc lại càng khó khăn do vậy lượng lao động
mà công ty muốn thu hút không phải là khó khăn để tìm kiếm.
+ Thị trường lao động
Có thể nói thị trường lao động ở nước ta đang khởi sắc, ấm lên sau một thời
gian bị ảnh hưởng bởi cơn dư chấn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Để lấy lại nhịp độ
sản xuất kinh doanh và mở rộng các dự án đầu tư, nhu cầu tuyển lao động tăng đều
ở các lĩnh vực, vị trí, ngành nghề.
Điều đáng lưu ý hiện nay do Pharbaco là công ty dược, lượng lao động chủ

yếu mà Pharbaco cần dùng là lao động có trình độ từ trung cấp dược trở lên. Hiện
nay đã có rất nhiều trung tâm đào tạo trung cấp, cao đẳng dược mà hầu hết để xin
vào làm các công ty nhà nước các bệnh viện là rất khó do vậy lượng lao động mà
công ty cần tuyển dụng hiện nay là không thiếu.
+ Sự cạnh tranh lao động của các tổ chức khác
Trung bình mỗi năm, mỗi công ty trong ngành dược sẽ tuyển từ 40 - 80 lao
động, chủ yếu là sinh viên mới tốt nghiệp từ các trường đại học để đảm nhận những
công việc như trình dược viên, nhân viên trong các công ty dược, bệnh viện và sở y
tế các tỉnh, thành.
PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Tuy công ty cổ phần dược phẩm trung ương I – Phabaco hiện nay đang gần
như đứng đầu trong các hãng dược phẩm trong nước song điều đó không có nghĩa là
công ty không cần phải chú ý đến việc thu hút nhân tài. Ngoài ra công ty cũng phải
cạnh tranh với các hãng thuốc nhập khẩu nếu công ty không có một chính sách giữ
chân nhân viên giỏi thì rất dẽ mất đi người tài trong tình hình cạnh tranh khốc liệt
này.
4.4. Các chính sách của Nhà nước liên quan đến tuyển dụng và sử dụng lao
động
Các hoạt động sản xuất kinh doanh của Pharbaco chịu sự điều chỉnh của Luật
Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan, đặc biệt là các
quy định liên quan đến tuyển dụng và sử dụng lao động.
Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam vẫn đang trong quá trình
hoàn thiện, vì thế các luật và văn bản dưới luật trên có thể sẽ còn được điều chỉnh
cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, những sự thay đổi của hệ thống pháp
luật, chính sách trong nước có thể ảnh hưởng đến kế hoạch tuyển dụng lao động của
Công ty. Để hạn chế rủi ro này, Công ty luôn chú trọng nghiên cứu, nắm bắt các
quy định của Nhà nước để từ đó xây dựng chiến lược, kế hoạch tuyển dụng lao
động phù hợp. Tuy nhiên, với xu thế phát triển chung của nền kinh tế, chính phủ
đang từng bước hoàn chỉnh hệ thống pháp luật tạo sự thông thoáng hơn về các thủ

tục hành chính để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Theo quyết định 108 của chính phủ năm 2002 về việc phát triển chiến lược đối
với ngành dược đến năm 2010 mục tiêu: “Phát triển ngành Dược thành một ngành
kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chủ động
hội nhập khu vực và thế giới nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc thường xuyên và có
chất lượng, bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý và an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc
và bảo vệ sức khoẻ nhân dân”.
Chính phủ rất quan tâm và chú ý phát triển đến ngành dược nhất là việc tăng
thêm số lượng dược sỹ, dược tá, mở thêm các trung tâm đào tạo dược sỹ dược tá
đáp ứng nhu cầu về lao động trong ngành này. Điều này đã góp phần làm tăng
nguồn cung lao động đối với công ty. Giúp cho việc lựa chọn các ứng viên có chất
lượng cao được nhiều hơn.
PHẠM THỊ HOÀI GVHD: NGUYỄN NGỌC HUYỀN

×