Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

kinh tế vi mô thuyết trình phân tích sự biến động của giá gạo trên thị trường hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.16 KB, 14 trang )

Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa quản trị
Lớp Quản trị - Luật 35
KINH TẾ VI MÔ
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ GẠO
TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
Danh sách nhóm “Quản Trị Lúa”:
● Đoàn Thị Thiên Nga (nhóm trưởng) 1055060093
● Hoàng Thị Thu Hà 1055060046
● Đặng Thị Mỹ Hạnh 1055060055
● Lê Hoàng 1055060064
● Vũ Hoàng Xuân Hà 1055060043
● Nguyễn Đăng Dương 1055060036
● Hồ Thị Thảo Nguyên 1055060102
● Tạ Ngọc Bích 1055060018
● Trịnh Trần Thùy Linh 1055060076
● Trần Thị Hoàng Yến 1055060183
Thành phố Hồ Chí Minh
1
Mục lục:
I.Tình hình chung thị trường hiện nay: 3
1.Tình hình thế giới: 3
2.Tình hình trong nước 4
3.Nguyên nhân và giải thích: 6
II. Ảnh hưởng của sự biến động thị trường gạo: 10
III.Giải pháp: 11
1.Đối với xuất nhập khẩu gạo : 11
2.Đối với doanh nghiệp và nông dân: 11
a.Giải pháp trước mắt: 11
b.Giải pháp lâu dài: 12


IV.Dự báo: 12
1.Thế giới 12
2.Việt Nam 13
2
Đề tài: Thị trường gạo hiện nay
Thị trường xuất khẩu gạo cũng như tình hình cung cầu về gạo luôn là một vấn đề
đáng quan tâm của toàn xã hội.Thời gian gần đây, giá gạo liên tục biến động
cũng như do những tin đồn xung quanh vấn đề thiếu, đủ gạo là điều đang được
rất nhiều người quan tâm. Những tác động của thị trường lúa gạo đã làm ảnh
hưởng đến tâm lý, cũng như hành vi của người tiêu dùng. Điều này góp phần
không nhỏ trong việc giá gạo biến động mạnh hơn.
I. Tình hình chung thị trường hiện nay:
1. Tình hình thế giới:
- Lúa gạo là nguồn cung cấp thực phẩm thiết yếu cho hơn 50% dân số thế
giới. Thị trường lúa gạo thế giới liên tục phát triển về quy mô và chất
lượng.
- Nhìn chung, tình trạng sản xuất và thương mại lúa gạo trên thế giới trong
những năm gần đây tương đối ổn định.
- Năm 2011 sản xuất lúa gạo thế giới tăng 3,7% so với 2010 dù khí hậu
bất thường xảy ra tại một số nước.
- Năm 2012, hầu hết các nước đều được mùa, sản lượng lúa gạo tăng.
- Những tháng đầu năm 2012 giá gạo xuất khẩu có những biến động
mạnh, mặt bằng chung thế giới giá gạo đang có xu hướng giảm.
Ta có thể nhận thấy sự biến động của thị trường gạo thông qua biểu đồ
thể hiện khối lượng xuất khẩu gạo của một số nước như sau: (nguồn:
)
3
2. Tình hình trong nước.
- Biến động giá gạo của thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình
giá gạo của Việt Nam. Giá gạo nội địa cũng như giá gạo xuất khẩu của

Việt Nam có xu hướng giảm.
- Nhìn chung hoạt động xuất khẩu gạo đầu năm 2012 chưa có chuyển biến
tích cực. Các doanh nghiệp chưa kí được nhiều hợp đồng xuất khẩu, thị
trường chính của Việt Nam là Indonesia cũng giảm hẳn khối lượng nhập
khẩu bằng 2/3 so với cùng kì năm ngoái.
4
- Tính từ đầu năm đến giữa tháng 2, cả nước xuất khẩu được 430.000 tấn
gạo, trị giá hơn 226triệu USD, giảm 47% về lượng, 44% về giá trị so với
cùng kì năm ngoái.
- Số lượng hợp đồng xuất khẩu gạo đã kí đến giữa tháng 2 chỉ đạt 1,5triệu
tấn giảm hơn 23% so với năm 2011.
- So với hồi cuối năm ngoái, giá lúa gạo các loại hiện thấp hơn khoảng
1.500- 2.000 đồng/kg.
BẢNG BÁO GIÁ LÚA GẠO 2011
1/. Giá lúa
+ Lúa loại I Từ 5.850 đ/kg đến 5.950 đ/kg
+ Lúa loại II Từ 5.700 đ/kg đến 5.800 đ/kg
2/. Giá lúa Đông xuân
3/. Giá gạo nguyên liệu xô
+ Gạo loại I Từ 7.850 đ/kg đến 7.950 đ/kg
+ Gạo loại II Từ 7.750 đ/kg đến 7.800 đ/kg
4/. Giá gạo xuất cặp mạn tàu TP. Hồ Chí Minh
+ Gạo 5% Từ 9.300 đ/kg đến 9.400 đ/kg
+ Gạo 15% Từ 8.900 đ/kg đến 9.000 đ/kg
+ Gạo 25% Từ 8.400 đ/kg đến 8.500 đ/kg
5/. Giá xuất khẩu tại Châu Á Việt Nam Thái Lan Pakistan
+ Gạo 5% 490 FOB 505 FOB 475 FOB
+ Gạo 15% 480 FOB 475 FOB 450 FOB
+ Gạo 25% 470 FOB 455 FOB 422 FOB
Giá theo chất lượng hàng hóa của từng địa phương.

5

 Giá gạo xuất khẩu tháng 2 năm 2012:
- Giá gạo Việt 5% của tháng 2 năm 2012 là 439 USD/tấn (FOB) so với
năm 2011 là 477 USD/tấn, giảm 8.1%.
- Giá gạo Việt 25% của tháng 2 năm 2012 là 403 USD/tấn (FOB) so với
năm 2011 là 438 USD/tấn, giảm 8.0%.
- Giá gạo Thái 5% của tháng 2 năm 2012 là 539 USD/tấn (FOB) so với
năm 2011 là 531 USD/tấn, tăng 1.4%.
- Giá gạo Thái 25% của tháng 2 năm 2012 là 536 USD/tấn (FOB) so với
năm 2011 là 481 USD/tấn, tăng 11.4%. (Nguồn: http :// iasvn . org)
- Số lượng gạo thơm không đủ cung làm cho thị trường gạo thơm khan
hiếm. Trong khi đó, lượng gạo cấp thấp tồn kho tăng do không xuất khẩu
được, không có đầu ra.
3. Nguyên nhân và giải thích:
 Cung tăng:
- Theo thông tin của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn thì dự báo
nguồn cung gạo trong nước năm 2012 là 42,5 triệu tấn (tăng khoảng
200.000 tấn so với năm ngoái) trong đó sẽ dư ít nhất là 13,5 triệu tấn lúa
( tương đương với 7,3 triệu tấn gạo ). Bởi lẽ ĐBSCL là vựa lúa chính
cung cấp lúa gạo hàng đầu Việt Nam, mở đầu vụ lúa Đông xuân đạt
khoảng 10.5 triệu tấn, dự báo cân đối cung cầu trong bốn tháng đầu năm
sẽ dư thừa 7,3 triệu tấn lúa.
- Số lượng gạo dự trữ của năm 2011 còn tồn kho khá nhiều (1,1 triệu tấn).
Mà gạo là mặt hàng không thể dự trữ lâu dài được nên lượng gạo tồn kho
này phải bán tống, bán tháo với giá thấp.
6
- Tính tới thời điểm hiện tại thì, Việt Nam vẫn còn hợp đồng xuất khẩu
1250 nghìn tấn gạo. Tuy nhiên, con số này chủ yếu là của niên vụ cuối
năm 2011 chuyển sang, thời gian giao hàng kéo dài đến quý III năm

2012. Riêng trong tháng giêng vừa rồi, nước ta mới xuất được 200.000
tấn, giảm 42% so với cùng kỳ năm trước, đây là con số còn rất khiêm tốn
so với mọi năm. Sự kiện này sẽ dẫn tới dư cung lúa gạo nội địa.
 Giải thích bằng đồ thị:
- Khi cung tăng thì lượng hàng hóa trên thị trường bị dư thừa (hay thặng
dư)
- Lúc đầu mức giá cân bằng tại E
0
(S
1
cắt D tại E
0
). Khi cung tăng =>
Đường cung S
1
dịch chuyển qua phải => S
2
.
.
Lúc này S
2
cắt D tại E
1

điểm cân bằng mới E
1
(Q
1
, P
1

).
- Giá gạo giảm với mức giá mới là P
1
(P
1
< P
0
)
P
S
1

S
2
E
0
P
0
P
1
E
1
0 Q
0
Q
1
Q
 Cầu giảm:
- Thị trường Châu Phi vốn nhập khẩu gạo cấp thấp của Việt Nam rất mạnh
cũng đã chuyển sang mua gạo của Ấn Độ và Pakistan do giá rẻ và thuận

tiện giao dịch.
7
- Nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước giảm (thị trường chính của Việt
Nam là Indonesia cũng giảm hẳn khối lượng nhập khẩu bằng 2/3 so với
cùng kì năm ngoái)
- Gạo cấp thấp Việt Nam không có đầu ra do sự cạnh tranh giữa các nước;
Ấn Độ, Paskistan liên tục tung ra khối lượng lớn gạo cấp thấp với giá rẻ
hơn gạo cùng loại của Việt Nam gần 100USD/tấn.
- Cầu nội địa không tăng tương ứng với lượng cung tăng. Gạo là một mặt
hàng thiết yếu, nên độ co dãn về cầu không biến chuyển nhiều trong khi
đó lượng cung lại tăng lên đáng kể.
- Lãi suất ngân hàng cao nên các doanh nghiệp không dám vay vốn để thu
mua gạo dự trữ.
 Giải thích bằng đồ thị:
- Khi cầu giảm (mức tiêu thụ gạo trên thị trường giảm) đường cầu D
1
dịch
chuyển sang trái => D
2
. Lúc này D
2
cắt S tại E
2
là điểm cân bằng mới E
2
(Q
2;
P
2
). Giá gạo giảm với mức giá mới là P

2
(P
2
< P
0
).
P

P
0
E
2

P
2
E
1
D
2
D
1

0 Q
2
Q
0
Q
• Khi những nhân tố, nguyên nhân trên diễn ra đồng thời tức đồng thời cung tăng
và cầu giảm thì ta có thể thể hiện qua đồ thị như sau:
- Đường cung dịch chuyển sang phải, đường cầu dịch chuyển sang trái.

8
- Lúc này S
2
cắt D
2
tại điểm cân bằng mới E
1
( P
1
; Q
1
)
- Giá giảm so với điểm cân bằng cũ (P
1
< P
0
)
P
S
1
P
0
E
0
S
2


P
1

E
1
D
1
D
2

0 Q
0
Q
1
Q
 Một số nguyên nhân khác:
- Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi, chuyển sang thích tiêu thụ loại
gạo dẻo thơm, gạo hạt dài… (gạo có chất lượng cao), nhu cầu tiêu dùng
gạo cao cấp chiếm 35% và có xu hướng tăng. Nhưng nguồn cung chỉ tập
trung vào loại gạo cấp thấp.
- Sự cạnh tranh mạnh mẽ về gạo phẩm cấp cao của Thái Lan với Việt
Nam cùng với việc sản xuất, xuất khẩu gạo tốt và tăng thêm diện tích đất
trồng của Myanmar làm lung lay vị thế xuất khẩu gạo của Việt Nam.
- Giá gạo giảm nên các thương lái rơi vào tình trạng lỗ, vì thế rất nhiều
thương lái đã chấp nhận bán ra với giá thấp và dừng thu mua => nông
dân không biết bán lúa gạo cho ai, lượng lúa gạo dự trữ tăng.
- Các doanh nghiệp thu mua gạo ép giá người dân.
- Giá gạo thế giới nhìn chung giảm:
9
- Với quá trình toàn cầu hóa, Việt Nam đứng trước thách thức cạnh tranh
cao với các nước trên thế giới (các nước chạy đua cạnh tranh giảm giá,
đó cũng là vấn đề lớn đối với Việt Nam). Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ
hầu như liên tục ở mức thấp, Pakistan cũng liên tục hạ giá, trong khi các

doanh nghiệp nước ta lại tăng cùng các doanh nghiệp Thái Lan. Theo
như ước tính, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ giảm đi trong năm nay, đạt
6.5 triệu tấn, giảm 6.4% so với năm 2011.(web: nongnghiep.vn)
II. Ảnh hưởng của sự biến động thị trường gạo:
- Việc xuất khẩu gạo của thị trường trong nước có sự thay đổi như vậy đã
làm cho giá gạo nước ta cũng có sự thay đổi theo. Giá sàn xuất khẩu sẽ
điều chỉnh theo hướng cạnh tranh để xuất khẩu gạo cấp cao đồng thời
hạn chế cạnh tranh gạo cấp thấp.
- Việc thay đổi của giá gạo đã làm ảnh hưởng rất nhiều tới tình hình trong
nước, không những chỉ có mặt hàng lúa gạo mà còn tác động đến những
mặt hàng khác.
- Ảnh hưởng của giá gạo giảm đến người trồng lúa và người tiêu dùng:
- Những người nông dân sẽ chịu thiệt, có thể bị thua lỗ không thu hồi đủ
số vốn đã bỏ ra.
- Tác động tích cực với những nhà thu mua, nhà xuất khẩu gạo khi mà
người ta không phải bỏ ra nhiều chi phí để mua gạo vào, kéo theo đó thì
cũng ảnh hưởng tích cực tới người mua gạo khi không phải tăng chi tiêu
để mua gạo trong khi thu nhập vẫn không tăng.
- Từ những số liệu và thống kê trên ta thấy được nguyên nhân chủ yếu làm
thay đổi giá gạo trong nước là do thị trường xuất khẩu của nước ta không
ổn định. Sự thay đổi giá cả đã ảnh hưởng không ít tới đời sống của người
dân, các nhà thu mua gạo… Kéo theo là sự thay đổi của các mặt hàng
khác, cũng tác động không ít tới đời sống của người dân.
10
III. Giải pháp:
- Như những phân tích trên thì nguyên nhân chủ yếu làm giảm giá gạo
trong thời gian gần đây là do lượng cung tăng mạnh vì sản xuất được
mùa và lượng gạo dự trữ nhiều, trong khi đó cầu giảm do không có
nguồn tiêu thụ. Trước tình hình giá gạo đang biến động, Nhà nước không
ngừng đề ra những chính sách, chủ trương và kế hoạch nhằm bình ổn giá

gạo, củng cố thị trường xuất nhập khẩu và tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho người dân.
1. Đối với xuất nhập khẩu gạo :
- Xuất khẩu gạo năm 2012 được dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn, nhất
là đối với gạo chất lượng thấp vì Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều
nước khác như Ấn Độ, Pakistan và Myanmar. Chính vì vậy, Bộ
NN&PTNT cho rằng trong thời gian tới cần nâng cao chất lượng gạo
xuất khẩu để đáp ứng được thị trường gạo chất lượng cao.
- Tăng cường tiếp thị để mở rộng thị trường, trong đó có cả châu Á và
châu Phi.
- Loại bỏ bớt thành phần xuất khẩu tự phát, chạy theo lợi nhuận thương
mại mà cần có cơ chế xuất khẩu hợp lý. Việc xuất nhập khẩu gạo nên
chủ động hơn để ít chịu ảnh hưởng bởi các nước đối tác lớn.
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ hợp lý cho nông dân và doanh nghiệp
trong việc bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm. Có như vậy, Việt Nam mới có
thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
2. Đối với doanh nghiệp và nông dân:
a. Giải pháp trước mắt:
11
- Thành lập các cơ quan chuyên trách giám sát việc hỗ trợ các doanh
nghiệp tham gia chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ Đông
Xuân 2011-2012.
- Đề ra chính sách hỗ trợ vốn, giãn nợ để tạo điều kiện cho bà con nông
dân giảm thiểu việc bán tháo lúa với giá rẻ.
- Tăng cường kiểm tra giá gạo trong các hợp đồng xuất khẩu.
- “Quan điểm của Bộ Công thương và các bộ, ngành liên quan là thống
nhất giữ giá lúa theo hướng có lợi cho người trồng lúa, giúp tạo động lực
mở rộng sản xuất lúa gạo. Ngành công thương sẽ theo dõi sát thông tin
sản xuất, diễn biến cung - cầu lúa gạo trong và ngoài nước, tăng cường
công tác dự báo, đẩy mạnh công tác phối hợp để có biện pháp, định

hướng, tham mưu kịp thời và sẵn sàng ứng phó với các biến động thị
trường khi cần thiết.” (theo báo tuổi trẻ)
b. Giải pháp lâu dài:
- Cần xây dựng cụ thể cơ chế thu mua lúa gạo giữa doanh nghiệp, bộ phận
trung gian và bà con nông dân để đảm bảo lợi ích cho các bên.
- Khuyến khích nông dân sản xuất lúa gạo với chất lượng cao.
- Tăng cường việc dự báo và theo dõi thị trường.
- Có các hợp đồng lâu dài về vấn đề thu mua gạo để đảm bảo việc tiêu thụ
(đảm bảo cầu).
IV. Dự báo:
- Với những tác động thì cung – cầu về gạo sẽ dần được cân bằng và giá
gạo sẽ tăng trở lại trong thời gian tới.
1. Thế giới
- Theo đánh giá mới nhất về thị trường gạo thế giới vừa được Tổ chức
Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) công bố ngày 11/11, thị trường gạo
12
thế giới năm 2012 sẽ ít biến động mạnh nhờ sự bình ổn nhất định về sản
lượng, tiêu dùng, cung cầu trên thị trường và tỉ trọng dự trữ.
- Giá gạo sẽ có xu hướng tăng giá trong thời gian tới, tùy theo từng loại
gạo, thị trường và nguồn gốc xuất xứ mà giá gạo sẽ ổn định trong thời
gian ngắn hay dài khác nhau.
2. Việt Nam
- Giá gạo ở thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu Việt Nam
đang giảm mạnh. Với những biến chuyển về tình hình gạo quốc tế, tuy
có sự cạnh tranh cao của các đối thủ mạnh như Thái Lan, Ấn Độ…cùng
với sự phát triển của các thành viên mới Myanmar, nhưng với những
năm kinh nghiệm, những tác động, giải pháp tích cực thì Việt Nam dần
đứng vững trên thị trường cũng như dần khẳng định thương hiệu gạo
Việt Nam, hi vọng Việt Nam có thể lấy lại được thế cân bằng.
- Như vậy với những chính sách của Chính Phủ và những tác động tích

cực khác thì giá gạo trong thời gian tới sẽ tăng trở lại và dần ổn định với
mức cung cầu phù hợp.
13
Các nguồn tài liệu đã tham khảo và trích dẫn:
1. Đề nghị bỏ thuế xuất khẩu gạo để "cứu" nông dân:

2. Đừng quá nôn nóng xuất khẩu gạo:
3.
4.
5. Sẽ giám sát việc hỗ trợ doanh nghiệp mua tạm trữ gạo:

6. Giá lúa xuống thấp quá, nhà nước có nên mua tạm trữ hay không?:

7. Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo:

8. Lúa gạo:
9. Xuất khẩu nông sản quý 1: Chỉ gạo mất giá:
10.Thị trường gạo thế giới 2011 và một số dự báo - Phần 2:

11.Lúa gạo thế giới 2011-2012:
/>2011-2012.aspx
12.Nâng cao sức cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam:

13.Sớm có giải pháp tiêu thụ lúa gạo:
14

×