Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

một số giải pháp hoàn thiện quản trị sản xuất tại xí nghiệp 143

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.84 KB, 58 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình được thực tập ở Xí nghiệp 143 – Bộ Tư Lệnh Công Binh tôi
đã được tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp và đồng thời
được học hỏi rất nhiều những kiến thức thực tế và kinh nghiệm quản trị sản xuất từ
những nhà quản lý hoạt động sản xuất của Xí nghiệp mà tôi đã thực tập. Và trong
chuyên đề này tôi muốn đi sâu vào tìm hiểu về nội dung quản trị sản xuất của Xí
nghiệp để có nhiều kiến thức thực tế hơn nữa về quá trình quản trị sản xuất nói
chung và quản trị sản xuất của Xí nghiệp 143 – Bộ Tư Lệnh Công Binh nói riêng
đồng thời cũng tìm hiểu và đưa ra những giải pháp để hoàn thiện quản trị sản xuất
tại Xí nghiệp.
Và trong chuyên đề thực tập của tôi sẽ gửi đến chúng ta những nội dung
chính sau
Chương I : Giới thiệu khái quát về Xí nghiệp 143.
Chương II: Thực trạng quản trị sản xuất tại xí nghiệp 143
Chương III : Một số giải pháp hoàn thiện quản trị sản xuất tại Xí nghiệp 143.
Trong chuyên đề thực tập này tôi được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của:
PGS. TS Trần Việt Lâm - Giảng viên trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Bà Tô Thị Liên – Trưởng phòng Tài Chính – Kế toán Xí nghiệp 143
SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A
1
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ
XÍ NGHIỆP 143 – BỘ TƯ LỆNH CÔNG BINH
1.1. Lịch sử hình thành của Xí Nghiệp 143- Bộ Tư Lệnh Công Binh.
Xí Nghiệp 143 – Bộ Tư Lệnh Công Binh là một xí nghiệp của Bộ Quốc
Phòng Quân Đội, có lịch sử ra đời rất sớm gắn liền với những giai đoạn lịch sử đất
nước trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước giai đoạn 1968- 1975, trước sự bắn phá dội bom tàn khốc của Đế
Quốc Mĩ xuống Miền Bắc nước ta thì nhiệm vụ của Binh chủng Công binh nói


chung và Ngành kĩ thuật Công binh nói riêng rất quan trọng trong nhiệm vụ xây
dựng công trình chiến đấu và ứng cứu các sân bay quân sự . Và trước tình hình đó
tháng 10 năm 1970 Tổng cục hậu cần chính thức quyết định giao cho cục quản lý
kiến thiết cơ bản, tổ chức khởi công xây dựng xưởng có kí hiệu là X143 do sư đoàn
22 thuộc Phòng Thiết kế Cục Quản lý Kiến thiết Cơ bản quản lý và được Phòng
Thiết kế Cục Quản lý Kiến thiết Cơ bản đặt tên theo hệ thống các Xí nghiệp của
tổng cục như X141, X143
Xí nghiệp X143 bắt đầu được xây dựng năm 1970 bằng vốn của Ba Lan trên
địa bàn xã Trung Gĩa Huyện Sóc Sơn Thành Phố Hà Nội .
Diện tích sử dụng : 14,9 ha
Khu vực nhà xưởng : 8.158 m
2
Ngày 1 tháng 4 năm 1973 Thủ trưởng Tổng Cục Hậu cần đã ký Quyết định
số 467/QĐ-TC tách xưởng 143 ra khỏi Đoàn 22 trực thuộc Cục Quản lý Kiến thiết
Cơ bản thuộc Tổng cục Hậu cần. Và Xí nghiệp 143 chính thức hoạt động là một xí
nghiệp độc lập của Bộ Tư Lệnh Công Binh từ đó.
Do có chỉ thị của Bộ Quốc Phòng về việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà
nước trong quân đội và theo Quyết định số 624/QĐ – BQP đã đưa ra quyết định
hợp nhất Xí nghiệp 143 và Xí nghiệp 49 thuộc Bộ Tư Lệnh Công Binh thành
Công ty 49. Và bắt đầu từ năm 2000 Xí nghiệp 143 bắt đầu thực hiện điều lệ tổ
chức của Công ty 49.
SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A
2
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
1.2. Các đặc điểm chủ yếu của Xí nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
1.2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
- Bộ máy quản trị của Xí Nghiệp 143 được bố trí theo cơ cấu bộ phận trực
tuyến – chức năng.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp 143
Ghi chú :

Quan hệ trực tuyến :
Quan hệ chức năng :
- Chức năng và nhiệm vụ bộ máy tổ chức Xí nghiệp
+ Ban giám đốc xí nghiệp: Ban giám đốc Xí Nghiệp có chức năng nhiệm vụ
điều hành, tổ chức thực hiện các hoạt động của phân xưởng để phân xưởng hoạt
động theo đúng kế hoạch và nhiệm vụ của cấp trên giao cho và của xí nghiệp đã đặt
ra, đồng thời thường xuyên theo dõi kiểm tra quá trình thực hiện các kế hoạch để nó
hoạt động một cách hiệu quả. Trực tiếp điều hành các bộ phận chức năng trong
phân xưởng. Ban giám đốc Xí nghiệp cón chịu trách nhiệm về mọi vấn của xí
nghiệp với Bộ tư lệnh công binh, và trực tiếp nhận nhiệm vụ của bộ tư lệnh công
binh để triển khai thực hiện cho xí nghiệp nhằm hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch
của Bộ tư lệnh giao cho.
SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A
Phòng
Kế hoạch
Phòng
Vật tư
Phòng
Kĩ thuật
Phòng
Tài chính
Phòng
KCS
Ban giám đốc
Xí nghiệp
Phân xưởng
Sửa chữa
Phân xưởng
Khí tài quân cụ
Phân xưởng

Composite
3
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
+ Phòng kế hoạch: Triển khai các kế hoạch do cấp trên giao và các kế
hoạch trung hạn, ngắn hạn do xí nghiệp lập ra. Lập ra các kế hoạch cho phân xưởng
trong việc sản xuất sản phẩm Phục vụ Quốc Phòng, sản phẩm dân dụng cho xí
nghiệp để đưa ra kế hoạch sản xuất cụ thể cho từng thời kì doanh nghiệp.
+ Phòng vật tư: Đảm bảo công tác vật tư cho doanh nghiệp trong ngắn hạn
và dài hạn để doanh nghiệp có đầy đủ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất và hoạt
động, đồng thời quản lý vật tư đảm bảo về chất lượng và số lượng.
+ Phòng kĩ thuật: Quản lý kỹ thuật công nghệ, kế hoạch bảo dưỡng, kỹ thuật
an toàn - bảo hộ lao động, xây dựng chiến lược phát triển sản xuất cho xí nghiệp vê
mặt kĩ thuật trong mọi lĩnh vực hoạt động của xí nghiệp, nghiên cứu ứng dụng, phát
triển công nghệ sản xuất mới . Lập kế hoạch áp dụng tiến bộ kỹ thuật, phát triển
sản xuất và bảo vệ môi trường hàng năm phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh
của xí nghiệp.
+ Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào và đầu ra của xí
nghiệp nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn để sản xuất và bán ra thị
trường. Kiểm tra giám sát các công trình công nghiệp đảm bảo đúng chất lượng và
độ an toàn
+ Phòng Tài Chính – Kế toán: Tham mưu và giúp giám đốc về công tác tài
chính, kế toán, quản lý và sử dụng tài sản của xí nghiệp . Lập phương án phân bổ
ngân sách hàng năm cho các hoạt động của xí nghiệp. Kiểm tra, giám sát các khoản
thu, chi, thanh toán công nợ, các khoản phải thu, phải nộp cấp trên và ngân sách
Nhà nước. Kiểm tra giám sát mua sắm, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản,
lập hồ sơ sổ sách quản lý tài sản, phối hợp với các đơn vị trong xí nghiệp, kiểm kê
tài sản theo định kỳ hoặc đột xuất. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các loại báo cáo thống
kê đối với cơ quan tài chính cấp trên. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo đúng
quy định của pháp luật.
- Chức năng nhiệm vụ của các phân xưởng sản xuất của Xí nghiệp

+ Phân xưởng sửa chữa : Trực tiếp tiến hành sửa chữa các xe gắn máy cần
được tu sửa và bảo dưỡng tại phân xưởng, sửa chữa đảm bảo đúng yêu cầu chất
lượng và tiến độ theo nhiệm vụ cấp trên giao cho phân xưởng.
+ Phân xưởng khí tài quân cụ : Rèn đúc, chế tạo các quân cụ phục vụ cho Bộ
quốc phòng theo chỉ tiêu và yêu cầu của Bộ quốc phòng đề ra.
SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A
4
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
+ Phân xưởng composite : Sản xuất các vật liệu bằng composite dùng trong
công nghiệp.
1.2.2. Đặc điểm về đội ngũ lao động
Xí nghiệp 143 là một xí nghiệp thuộc Bộ quốc phòng quân đội vì vậy đội
ngũ cán bộ trong Xí nghiệp chủ yếu là lực lượng bộ đội chuyên nghiệp về kinh
tế, kĩ thuật.
Những Cán bộ - Công nhân viên ( CB-CNV ) của Xí nghiệp hầu hết là
những cán bộ đã được vào biên chế nhà nước. Ngoài ra do nhu cầu sản xuất kinh
doanh Xí nghiệp cũng tuyển thêm các lao động hợp đồng dài hạn và ngắn hạn bổ
sung cho lực lượng lao động của mình.
1.2.2.1. Sự thay đổi về số lượng và cơ cấu lao động
+ Số lượng lao động
Từ bảng quân số lao động qua các năm cho ta thấy nhìn chung tổng số CB-
CNV của Xí nghiệp từ năm 2006 đến năm 2010 tăng 6.6% tương ứng với số lượng
là 119 người ( từ 180 người lên 299 người) trong đó :
Bảng 1: Đội ngũ Cán Bộ Công Nhân Viên của Xí nghiệp giai đoạn 2006 - 2010
Nội dung
Đơn
vị
Năm
2006
Năm

2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Tổng số CB-CVN : Người 180 197 294 290 299
+ Biên chế Người 127 120 120 99 99
+ Hợp đồng dài hạn Người 33 47 57 65 68
+ Hợp đồng ngắn hạn Người 20 30 117 126 132
- Số lượng CBCNV trong biên chế giảm 22% tương ứng với số lượng 22
người ( từ 127 năm 2006 người xuống còn 99 người năm 2010 )
- Số lượng CBCNV làm hợp đồng dài hạn các năm đều tăng lên từ năm 2006
đến 2010 cụ thể là tăng 106% tương ứng với số lượng 35 người ( tăng từ 33 người
năm 2006 đến 68 người năm 2010 )
- Số lượng CBCNV làm hợp đồng ngắn hạn tăng mạnh từ năm 2006 đến
2010 tăng 565% tương ứng với số lượng 112 người ( tăng từ 20 người năm 2006
đến 132 người năm 2010 )
SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A
5
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
+ Cơ cấu lao động
Bảng 2: Bảng số liệu các cấp bậc CB CNV trong biên chế Xí nghiệp
Giai đoạn (2006 –2010 )
Đơn vị : người
Nội dung Năm
2006
Năm
2007

Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Sĩ quan chuyên Nghiệp 12 12 12 8 8
Quân nhân chuyên nghiệp 91 91 91 82 82
Công nhân viên chức quốc phòng 24 17 17 9 9
Tỉ lệ Sĩ quan Chuyên nghiệp 9.4% 10% 10% 8.1% 8.1%
Tỉ lệ Quân nhân chuyên nghiệp 71.7% 75.8% 75.8% 82.8% 82.8%
Tỉ lệ Công nhân viên chức quốc phòng. 18.9% 14.2% 14.2% 9.1% 9.1%
Do những CB – CNV trong biên chế là lực lượng lao động chính thức của
doanh nghiệp nên ta xét cơ cấu của CB –CNV trong biên chế của xí nghiệp.
Từ bảng số 2 ta thấy cơ cấu phân bổ về lực lượng sĩ quan chuyên nghiệp,
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng qua các năm chênh lệch
không đáng kể cho thấy lực lượng lao động nòng cốt của Xí nghiệp không có nhiều
thay đổi từ đó ta có thể đánh giá chất lượng lao động trong biên chế của Xí nghiệp
qua các năm không có nhiều thay đổi ảnh hưởng đến Xí nghiệp
1.2.2.2. Sự thay đổi chất lượng lao động Xí nghiệp 143 (2006 – 2010 )
Từ bảng số 3 ta thấy
- Số lượng lao động có trình độ đại học và sau đại học từ năm 2006 đến năm
2010 tăng 50 người và tỉ lệ của nó trong cơ cấu trình độ lao động phân bổ tăng
23.48% ( từ 17.22% đến 40.7%) .
- Số lượng lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trong 5
năm đã tăng 69 người và tỉ lệ của nó trong cơ cấu trình độ lao động phân bổ tăng
10.69%( từ 31.11% đến 41.8% )
- Số lượng lao động phổ thông trong xí nghiệp năm 2006 và 2010 không có
thay đổi tuy nhiên tỉ lệ của nó trong cơ cấu trình độ lao động phân bổ giảm 34.17%
( từ 51.67% xuống cón 17.5% ) .

SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A
6
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
Từ đó ta có thể rút ra nhận xét chất lượng lao động của xí nghiệp đã tăng lên
trong giai đoạn 2006 – 2010. Lao động có trình độ trong xí nghiệp chiểm tỉ lệ tăng
và lao động phổ thông giảm cho thấy đội ngũ lao động của xí nghiệp ngày càng
chuyên nghiệp , được chọn lọc và được đào tạo nâng cao hơn đó là một dấu hiệu
tốt về chất lượng lao động trong xí nghiệp cần.
Và trong năm 2010 trong số 299 lao động thì tỉ lệ lao động đại học và sau
đại học đã chiếm 40.7% , tỉ lệ lao động cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp chiếm
41.8% , tỉ lệ lao động phổ thông chỉ còn 17.5% . Từ đó cho thấy chất lượng lao
động năm 2010 tương đối tốt.
Bảng 3: Bảng số liệu thống kê trình độ học vấn lao động
Đơn vị : Người
Nội dung 2006 2007 2008 2009 2010
Số lao động có trình độ Đại học
và trên đại học
31 42 65 74 81
Lao động có trình độ cao đẳng
Và trung cấp chuyên nghiệp
56 68 112 117 125
Lao động phổ thông 93 87 117 99 93
Tổng số CB-CVN : 180 197 294 290 299
Tỉ lệ lao động có trình độ Đại học
và trên đại học
17.22% 21.32% 22% 25.5% 40.7%
Tỉ lệ Lao động có trình độ cao
đẳng Và trung cấp chuyên nghiệp
31.11
%

34.52% 38.1% 40.3% 41.8%
Tỉ lệ Lao động phổ thông 51.67
%
44.16% 39.9% 34.2% 17.5%
1.2.3. Đặc điểm về cơ sở vật chất kĩ thuật.
- Đặc điểm về cơ sở hạ tầng vật chất
+ Hệ thống văn phòng làm việc của bộ máy quản trị của xí nghiệp được bố
trí ở khu nhà tầng trung tâm của doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng tốt tạo điều kiện
thuận lợi cho việc quản lý của xí nghiệp. Tất cả các phòng ban đều được lắp đặt
điều hòa để tạo điều kiện làm việc tốt cho các CB- CNV trong xí nghiệp.
+ Hệ thống nhà xưởng của Xí nghiệp được xây dựng và mở rộng, tu sửa đến
năm 2008 thì 100% các khu nhà xưởng đều là nhà tầng với cơ sở hạ tầng vật chất tốt.
- Đặc điểm về máy móc thiết bị và dụng cụ kĩ thuật các phân xưởng
SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A
7
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
+ Máy móc thiết bị của khu vực các phân xưởng được trang bị đầy đủ và
thường xuyên được kiểm tra bảo hành và nâng cấp để phục vụ cho công việc sửa
chữa và sản xuất của xí nghiệp
+ Ở phân xưởng sửa chữa đã được đầu tư máy húc D242 và U664 có tính
năng tháo rời và lắp giáp các bộ phận cục và mảng lớn nhằm rút ngắn thời gian sửa
chữa Năm 2008 xí nghiệp đã trang bị được xe công trình xa MPIP và bộ đầu kéo
KPA3 có sức trở 40 tấn để phục vụ cho công tác sửa chữa những nơi xa. cải tiến
máy ứng dụng thủy lực hóa 10 máy xúc E350 thủy lực hóa 20 máy húc CT100,
phục vụ cho công tác sửa chữa của phân xưởng.
+ Đối với phân xưởng Khí tài quân cụ năm 2008 đã được đầu tư máy chấn
tồn và cầu chuyển
+ Với phân xưởng Composite cũng trong năm 2008 đã đầu tư hệ thống hơi
lọc độc tại phân xưởng.
- Đặc điểm về công nghệ

Xí nghiệp luôn coi trọng công tác khoa học công nghệ trong những khâu đột
phá nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của Binh chủng và của
các đơn vị vì vậy trong 5 năm qua cơ sở công nghệ của xí nghiệp có nhiều đối mới
đáng kể đánh dấu một tiến bộ mới của xí nghiệp.
- Năm 2006 xí nghiệp đã tổ chức thực hiện bốn đề tài cấp ngành: Sản xuất
thuyền DL – 10 bằng vật liệu composite, thay thế động cơ đi-ê-zen 4012-QB cho
máy ép hơi Zif55, động cơ đi-ê-zen Đ48 cho máy lu 8 – 10 tấn, rề chim bộ công
binh trong khuôn. Và thực hiện 2 đề tài cấp cơ sở : Thay thế côn ly tâm của máy ép
hơi WY9/7, rèn quân cụ cầm tay trong khuôn.
- Năm 2007 nghiên cứu và đưa vào sản xuất thành công áo giáp chống mìn
GCM – 1 để giảm thiểu thương vong cho chiến sĩ công binh đi dò mìn.
- Năm 2008 xí nghiệp đã nghiên cứu thành công và đầu tư vào sản xuất các
loại vật tư trang bị bằng phương pháp đúc như Xích DT75.
1.2.4. Đặt điểm về tình hình tài chính của Xí Nghiệp
- Quy mô vốn
Từ số liệu thống kê bảng 4 ta thấy được tổng vốn của xí nghiệp tăng rõ rệt
qua các năm trong giai đoạn 2006 – 2010.
Bảng 4: Tổng nguồn vốn của Xí Nghiệp trong gia đoạn 2006 - 2010
SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A
8
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
Đơn vị : Triệu đồng
Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng nguồn vốn 26 ,584 29 ,808 32 ,276 33 ,554 62 ,981
Vốn chủ sở hữu
11 ,548 16 ,950 20 ,267 21 ,696 50 ,096
Tổng nợ 15,036 12 ,858 12,009 11,858 12,885
Bảng 5: Cơ cấu vốn của Xí Nghiệp trong giai đoạn 2006 - 2010
Đơn vị : %
Tỉ lệ vốn

Chủ sở hữu 43.44% 56.86% 62.8% 64.66% 80.83%
Tỉ lệ vốn
nợ
56.56% 43.14% 37.2% 35.34% 19.17%
Trong đó thì giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009 tổng nguồn vốn của
doanh nghiệp tăng từ 26 .584 triệu đồng năm 2006 đến 33 .554 triệu đồng năm
2009 tức tăng 26.22% tương ứng là 6 .970 triệu đồng trong 4 năm.
Và đến năm 2010 tổng vốn doanh nghiệp tăng từ 33 .554 triệu đồng năm
2009 đến 62 .981 triệu đồng năm 2010 tức tăng 87.7% tương ứng là 2 .943 triệu
đồng trong 1 năm. Vậy năm 2010 quy mô nguồn vốn của xí nghiệp tăng rõ rệt .
Nhìn chung trong giai đoạn 2006 – 2010 quy mô vốn của doanh nghiệp đã
tăng khá nhiều cho thấy quy mô vốn có sự phát triển và mở rộng hơn.
- Cơ cấu vốn
Qua bảng 5 ta rút ra một số nhận xét sau :
+ Trong năm 2006 tỉ lệ vốn chủ sở hữu chiếm ít hơn vốn nợ là 13.12% tuy
nhiên từ năm 2007 đến năm 2010 thì cơ cấu của nguồn vốn có sự thay đổi đó là tỉ lệ
vốn chủ sở hữu chiếm nhiều hơn so với vốn nợ.
+ Tỉ lệ vốn chủ sở hữu trong các năm đều tăng lên trong cơ cấu nguồn vốn
trong giai đoạn 2006 – 2010. Cụ thể năm 2006 vốn chủ sở hữu chiểm tỉ lệ là
43.44% nhưng đến năm 2010 nó đã chiếm đến 80.83% tăng 37.39% và với mức
tăng này thì đến năm 2010 trong cơ cấu vốn của xí nghiệp thì vốn chủ sở hữu chiếm
SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A
9
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
đa số trong tổng vốn. Và cùng với sự tăng tỉ lệ vốn chủ sở hữu thì tỉ lệ vốn nợ trong
cơ cấu vốn từ 2006 đến 2010 đã giảm 37.39%. Đây là sự thay đổi tốt trong cơ cấu
vốn của xí ngiệp bởi nó thể hiện sự tự chủ về vốn của xí nghiệp ngày càng cao hơn,
xí nghiệp ít phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài hơn.
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp giai đoạn 2006 – 2010.
1.3.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp luôn được duy trì hoạt động
với ba phân xưởng đó là phân xưởng sửa chữa, phân xưởng khí tài quân cụ, phân
xưởng compositi và mỗi phân xưởng có hoạt động sản xuất riêng theo từng chức
năng nhiệm vụ và ngành nghề hoạt động sản xuất và dịch vụ. Tuy nhiên những
phân xưởng này cũng có những hoạt động hỗ trợ cho nhau nhằm tạo điều kiện cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của các phân xưởng diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả
cao. Và trong giai đoạn này thì những hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
gồm các ngành nghề sau :
- Sửa chữa các loại xe gắn máy công binh: Gồm các nhiệm vụ tiếp nhận xe
gắn máy vào sửa chữa , tháo dỡ xe gắn máy thành cụm, tháo rời khung, sửa chữa
khung, lắp ghép khung, điều chỉnh tổng thể xe gắn máy.
- Thi công xây lắp công nghiệp: Nhận các công trình công lắp đặt công
nghiệp của những dự án lắp đặt như công trình thủy lợi trống lũ các địa phương, lắp
đặt cầu phao vượt sông nhẹ cho các công trình giao thông…
- Tổ chức dịch vụ sửa chữa và sản xuất khí tài quân sự như : Áo giáp chống
mảnh mìn( GCM- 1 ), một số quân cụ cầm tay,sản xuất ống phòng lựu EBV bằng
vật liệu Composite cho Bộ Tư Lệnh Hóa Học…
- Tổ chức sản xuất một số sản phẩm dân dụng như : Máy ủi CT100, xe lội
nước GPS, máy xúc EO, xe lu
1.3.2. Kết quả về sản phẩm dịch vụ mà Xí nghiệp đã cung cấp và phục vụ
Xí nghiệp 143 có ba phân xưởng sản xuất gồm : Phân xưởng sửa chữa xe
máy, phân xưởng Compositi, phân xưởng khí tài quân cụ. Và ba phân xưởng này sẽ
cung cấp những sản phẩm và dịch vụ khác nhau.
- Phân xưởng sửa chữa
Phân xưởng sửa chữa của xí nghiệp 143 chuyên nhận sửa chữa những xe
gắn máy phục vụ cho quân sự đã hư hại, hỏng hóc hoặc những xe gắn máy cần
SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A
10
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
nâng cấp bảo hành. Và những máy móc chính mà phân xưởng đã sủa chữa trong

giai đoạn này gồm những loại sau : Máy ủi CT100. máy cẩu KRA3, máy ép hơi
E274, xe lội nước K61, máy xúc EO.
Từ bảng 6 ta có thể thấy được lượng sản phẩm sửa chữa và xuất xưởng hàng
năm đều tăng lên đáng kể qua các năm.
Bảng 6: Số lượng các xe gắn máy được sửa chữa và xuất xưởng trong
giai đoạn 2006- 2010
Đvị : chiếc
Nội dung
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Máy ủi
CT100 2 3 7 11 14
Máy cẩu
KRA3 5 8 14 15 19
Máy ép hơi
E274 5 8 10 11 11
Xe lội nước
K61 4 6 9 10 12
Máy xúc
EO. 16 19 24 26 29
Tổng số máy
xuất xưởng 31 41 62 72 85


Và mức tăng đột biến là năm 2008 từ 41 máy móc được đưa vào sử dụng
năm 2007 thì năm 2008 đã đạt 62 máy tăng 51.2% lượng máy đưa vào sử dụng,
đây là bước tăng đáng kể của phân xưởng. Và từ năm 2008 đến nay thì số lượng
máy đưa vào sử dụng vẫn được tăng đều qua các năm ( năm 2009 đạt 72 máy , 2010
đạt 85 máy) . Để có được bước tăng đột phá như vậy vào năm 2008 bởi trong năm
2008 này phân xưởng đã áp dụng quy trình tháo lắp máy móc với mảng lớn đẩy
nhanh tiến độ và hiệu quả cho phân xưởng.
- Phân xưởng khí tài quân cụ
Phân xưởng khí tài quân cụ của nhà máy sản xuất 8 loại quân cụ cầm tay gồm:
SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A
11
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
Xẻng bộ binh, cuốc bàn, cuốc chim công binh, dao tông, dao phát, rìu chặt
cây, đầm gang, bộ mộc - HM
Theo bảng số liệu bảng 2 ta thấy trong giai đoạn 2006 – 2007 số lượng quân
cụ giảm từ 22400 xuống còn 21870, giảm 530 chiếc , tuy nhiên năm 2008 số lượng
quân cụ sản xuất được tăng đáng kể so với năm 2007 , tăng 4930 chiếc ( từ 21870
lên 26800). Và từ 2009 đến năm 2010 thì số lượng quân cụ đều tăng đều qua các
năm từ 27230 năm 2009 đến 28850 chiếc năm 2010 tăng 1620 chiếc trong 3 năm vì
vậy tổng số lượng quân cụ từ năm 2006 đến năm 2010 đã tăng 6450 chiếc trong 5
năm ( từ 22400 chiếc năm 2006 lên 28850 chiếc năm 2010 ).
Bảng 7: Số lượng các loại quân cụ cầm tay sản xuất được giai đoạn 2006- 2010
Đvị : chiếc
Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Xẻng bộ binh 5000 5500 6200 6800 7200
Cuốc bàn 2000 1890 2010 2050 2100
Cuốc chim công binh 5200 6100 6900 7150 7400
Dao tông 6100 5050 7300 6200 7000
Dao phát 1500 1200 1800 2000 2100

Rìu chặt cây 1800 1250 1570 2010 2000
Đầm gang 620 680 710 780 800
Bộ mộc - HM 180 200 220 240 250
Tổng số lượng Quân cụ 22400 21870 26800 27230 28850
- Phân xưởng vật liệu Composite
Phân xưởng vật liệu Compositi của xí nghiệp chuyên sản xuất những vật liệu
composite để sử dụng cho việc sản xuất các sản phẩm khác. Phân xưởng sẽ kí hợp
đồng sản xuất nguyên liệu Compositi với các công ti có nhu cầu sử dụng các
nguyên liệu bằng Compositi. Và trong 5 qua xí nghiệp cũng kí được nhiều hợp đồng
sản xuất và một số hợp đồng sản xuất đáng kể như :
+ Năm 2006 Xí Nghiệp đã kí hợp đồng sản xuất ống phòng lựu EBV bằng
vật liệu Composite cho Bộ Tư Lệnh Hóa Học.
+ Năm 2007 kí hợp đồng bọc bể cho nhà máy điện phân Thái Nguyên trị giá
hợp đồng lên đến 1.8 tỷ đồng.
SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A
12
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
+Năm 2008 xí nghiệp đã kí được hợp đồng sản xuất hàng tháng các chi tiết
nội thất xe ô tô gổm 35 chi tiết cho hãng DAIHATSU đây là loại sản phẩm có hàm
lượng công nghệ cao.
+ Năm 2009 kí hợp đồng sản xuất toàn bộ hệ thống ghế cho sân bay Nội Bài
+ Năm 2010 sản xuất 10 vật liệu composite cho thuyền DL của bộ quốc phòng
Hợp đống sản xuất của các năm đều có quy mô lớn dần về giá trị và trình độ
công nghệ từ đó từ đó khảng định khả năng và sự tiến bộ vượt tiến bộ về trình độ
chuyên môn kĩ thuật của phân xưởng Composite.
1.3.3. Kết quả về doanh thu, lợi nhuận
Nhìn chung kết quả về doanh thu, lợi nhuận trong giai đoạn 2006 – 2010 đều
tăng theo các năm và đạt chỉ tiêu kế hoạch quốc phòng đề ra. Mặc dù nền kinh tế
trong những năm qua có nhiều biến động nhưng kết quả doanh thu và lợi nhuận mà
Xí nghiệp đạt được vẫn tăng đáng kể trong giai đoạn này.

Bảng 8: Doanh thu, lợi nhuận của xí ngiệp giai đoạn 2006 – 2010
Đơn vị : triệu đồng
Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanhthu bán
hàng,cung cấp
dịch vụ
17 ,996 17 ,694 33 ,573 37 ,687 33 ,935.
Lợi nhuận ròng 673 500 1 ,112 1 ,257 8 1 ,2356
- Kết quả về doanh thu
Từ bảng số liệu 3 ta thấy trong cả giai đoạn 2006 – 2010 doanh thu xí nghiệp
năm 2010 bằng 188.6% so với năm 2006 đã tăng 88.6% tương ứng với mức tăng là
16 triệu đồng. . Qua đó cho thấy tình hình doanh thu của xí nghiệp trong 5 năm qua
đã tăng lên khá nhiều và nó còn cho thấy hoạt động tiêu thụ sản phẩm và hoạt động
dịch vụ của xí nghiệp có hiệu quả trong giai đoạn 2006 – 2010.
- Kết quả về lợi nhuận
- Lợi nhuận năm 2010 bằng 176.4% so với năm 2006 tương ứng với mức
tăng là 713 triệu đồng. Trong năm năm qua lợi nhuận của xí nghiệp được tăng lên
cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong giai đoạn này là đạt yêu
cầu hiệu quả.
SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A
13
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP 143
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị sản xuất tại Xí nghiệp.
Quá trình quản trị sản xuất của mọi xí nghiệp nói chung và của Xí nghiệp
143 nói riêng nhìn chung đều được chi phối và ảnh hưởng từ các nhân tố môi
trường bên trong và bên ngoài xí nghiệp. Hai nhân tố này tác động đến mọi hoạt
động sản xuất của xí nghiệp và nó tác động đến kết quả sản xuất của xí nghiệp. Để
phân tích sâu hơn sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và ngoài xí

nghiệp ta xem xét từng nhân tố của chúng
2.1.1. Các nhân tố bên trong
- Đặc điểm của sản phẩm
SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A
14
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
Xí nghiệp 143 là xí nghiệp sửa chữa, chế tạo các máy móc, quân cụ cầm tay
quốc phòng và sản xuất vật liệu composite đều là những sản phẩm cơ khí công
nghiệp nên hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn chú trọng về mặt kĩ thuật
và độ chính xác của sản phẩm vì vậy công tác quản trị sản xuất cũng luôn quản lý
và kiểm tra sao sát và chỉ đạo kĩ thuật trong quá trính sản xuất đồng thời cũng có
những biện pháp để thúc đầy để nâng cao tính ứng dụng sản phẩm.
Ngoài ra thì Xí nghiệp 143 còn là xí nghiệp cung cấp đa dạng các sản phẩm
và dịch vụ vì vậy trong công tác quản trị cần có những sự phân công và điều phối
quá trình sản xuất rõ ràng cho từng bộ phận đồng thời cũng có những biện pháp
phối hợp và tương trợ giữa các phân xưởng nhằm tạo điều kiện tốt nhất để hoạt
động sản xuất các phân xưởng diễn ra được liên tục và hiệu quả.
- Đặc điểm về cơ sở vật chất
Hệ thống cơ sở hạ tầng của xí nghiệp hiện nay nói chung đã được cải thiện
và tạo môi trường làm việc tốt các hoạt động sản xuất của xí nghiệp.
Xí nghiệp hiện có một tòa nhà 3 tầng ở trung tâm là khu văn phòng và 3
khu nhà cho 3 phân xưởng đều là khu nhà tầng cấp 4 với mỗi khu là 2 dãy nhà cho
khu sản xuất và khu nhà ăn. Hệ thống nhà cửa và phòng ban của bộ máy quản trị và
các nhà xưởng của các phân xưởng sản xuất đều được xây dựng, tu sửa hoàn thiện
và khang trang tạo điều kiện làm việc tốt cho cán bộ công nhân viên của xí nghiệp
và cho quá trình quản trị sản xuất của xí nghiệp. Và đến năm 2010 tất cả hệ thống
nhá xưởng đều được ở khu nhà tầng không còn nhà cấp bốn.
Máy móc thiết bị và công cụ sản xuất của xí nghiệp được trang bị đầy đủ và
ngày càng tân tiến để phục vụ trong quá trình sản xuất. Công tác quản trị sản xuất
luôn chỉ đạo và tiến hành bảo hành bảo dưỡng các thiết bị máy móc và công cụ để

tăng độ bền và hiệu quả hoạt động phục vụ tốt hơn trong quá trình sản xuất. Không
chỉ thế việc bảo hành bảo dưỡng kiểm tra máy móc thiết bị còn phát hiện kịp thời
những máy móc thiết bị hỏng không thể sử dụng để kịp thời thay thế tránh sự dán
đoạn trong quá trình sản xuất và sửa chữa.
- Đặc điểm về đội ngũ lao động
Xí nghiệp 143 là xí nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng quân đội vì vậy đội ngũ lao
động chủ chốt của xí nghiệp là lực lượng bộ đội chuyên nghiệp của Bộ Quốc Phòng
đều là những lực lượng được đào tạo và huấn luyện và phân công phù hợp với trình
độ chuyên môn của mỗi người. Hiện nay với tổng số CB-CNV là 299 người với
SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A
15
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
50% đạt trình độ đại học trở lên và 100% đều được đào tạo qua các khóa huấn
luyện chuyên môn thì lực lượng lao động tại xí nghiệp 143 là một đội ngũ chất
lượng. Chính vì lực lượng lao động chủ chốt đều được phân công và đào tạo
đúng theo chuyên môn của từng lao động là một sự thuận lợi trong công tác quản
trị sản xuất của xí nghiệp về công tác phân công và tìm kiếm nguồn lao động với
tay nghề cao và trình độ chuyên môn tốt. Không chỉ thế trong giai đoạn 2006 –
2010 Xí nghiệp luôn chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội
ngũ lao động bằng các chính sách cử những cán bộ của Xí nghiệp đi học các
khóa học của trường Đại học Bách Khoa để tiếp thu những kiến thức kĩ thuật và
kiến thức công nghệ mới trong hoạt động sản xuất của xí nghiệp. Đây có thể coi là
một thế mạnh của Xí nghiệp 143.
Ngoài ra thì trong những năm gần đây do quá trình hoạt động sản xuất của xí
nghiệp được mở rộng bởi các hợp đồng kinh tế vì vậy Xí nghiệp cũng có công tác
tuyển lao động làm hợp đồng dài hạn và hợp đồng ngắn hạn để tăng thêm lực lượng
lao động cho hoạt động sản xuất. Những lao động hợp đồng được tuyển dụng bao
gồm cả những lao động lành nghề và những lao động học việc tùy thuộc vào yêu
cầu công việc công tác tuyển dụng sẽ có những kế hoạch tuyển dụng và phân công
bố trí nguồn nhân lực phù hợp.Và cũng để nâng cao tay nghề cho những lao động

hợp đồng thì Xí nghiệp cũng tổ chức các lớp đào tạo dạy nghề cho những lao động
này để nâng cao chất lượng lao động.
SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A
16
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
- Đặc điểm về công nghệ
Xí nghiệp luôn coi trọng công tác khoa học công nghệ trong những khâu đột
phá nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của Binh chủng và của
các đơn vị vì vậy trong 5 năm qua cơ sở công nghệ của xí nghiệp có nhiều đối mới
đáng kể đánh dấu một tiến bộ mới của xí nghiệp.
- Năm 2006 xí nghiệp đã tổ chức thực hiện bốn đề tài cấp ngành: Sản xuất
thuyền DL – 10 bằng vật liệu composite, thay thế động cơ đi-ê-zen 4012-QB cho
máy ép hơi Zif55, động cơ đi-ê-zen Đ48 cho máy lu 8 – 10 tấn, rề chim bộ công
binh trong khuôn. Và thực hiện 2 đề tài cấp cơ sở : Thay thế côn ly tâm của máy ép
hơi WY9/7, rèn quân cụ cầm tay trong khuôn.
- Năm 2008 nghiên cứu và đưa vào sản xuất thành công áo giáp chống mìn
GCM – 1 để giảm thiểu thương vong cho chiến sĩ công binh đi dò mìn.
- Năm 2010 xí nghiệp đã nghiên cứu thành công và đầu tư vào sản xuất các
loại vật tư trang bị bằng phương pháp đúc như Xích DT75.
Do cơ sở công nghệ được nâng cao vì vậy hoạt động sản xuất của các phân
xưởng cũng được mở rộng và nâng cấp hơn. Và nó cũng tác động đến quản trị sản
xuất tại xí nghiệp trong việc quản lý các hoạt động sản xuất về kế hoạch sửa chữa
và sản xuất sẽ được mở rộng và đa dạng hóa hơn, công tác đào tạo tuyển dụng và bố
trí nguồn nhân lực trong hoạt động sản xuất cần yêu cầu cao hơn…
2.1.2. Các nhân tố bên ngoài
- Đặc điểm của khách hàng, thị trường
Là một xí nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng thì nhiệm vụ chính của Xí nghiệp là
sản xuất và sửa chữa phục vụ cho Bộ Quốc Phòng và Xí nghiệp cũng nhận một số
hợp đồng kinh tế ngoài kế hoạch của Bộ Quốc Phòng khi chỉ tiêu Bộ Quốc Phòng
giao nhiệm vụ cho Xí nghiệp không sử dụng hết nguồn lực sản xuất về lao động và

máy móc của Xí nghiệp. Vì vậy khách hàng, thị trường của Xí nghiệp có sự hạn chế.
Qúa trình sản xuất và sửa chữa theo kế hoạch của Bộ Quốc Phòng đề ra thì
quản trị sản xuất cần triển khai theo đúng yêu cầu của Bộ Quốc Phòng về số lượng,
chất lượng sản phẩm và thời hạn hoàn thành kế hoạch vì vậy trong công tác quản trị
sản xuấn tại xí nghiệp luôn phải theo dõi và kiểm tra sao sát đến các phân xưởng để
có những báo cáo đến Bộ quốc phòng để Bộ Quốc Phòng biết được tiến độ và quá
trình thực hiện của Xí nghiệp.
SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A
17
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
Một số hợp đồng kinh tế mà Xí nghiệp nghiệp kí ngoài kế hoạch của Bộ
quốc phòng đều là những hợp đồng kinh tế dài hạn và những hợp đồng kinh tế theo
đơn đặt hàng vì vậy việc thực hiện sản xuất và sửa chữa theo đúng yêu cầu hợp
đồng cũng là một yêu cầu đặt ra đối với công tác quản trị sản xuất để đảm bảo chất
lượng, số lượng và từ đó tạo được lòng tin và duy trì được những hợp đồng kinh tế
của Xí nghiệp.
- Chính sách quản lý của Bộ Quốc Phòng
Chính sách quản lý của Bộ Quốc Phòng là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn và
có vai trò quyết định đến kế hoạch và chiến lược của Xí nghiệp. Vì vậy quá trình
quản trị sản xuất tại xí nghiệp luôn phải chú ý đến các chính sách của Bộ quốc
phòng để có định hướng kế hoạch sản xuất theo đúng nghị quyết của Bộ Quốc
Phòng. Mọi hoạt động quản trị sản xuất của Xí nghiệp đều được Bộ Quốc Phòng
đưa ra nghị quyết và phê duyệt mới có thể triển khai thực hiện. Những kế hoạch sản
xuất của Xí nghiệp khi triển khai thực hiện cần ưu tiên hoàn thành nhiệm vụ của
Bộ Quốc Phòng giao cho vì vậy trong hoạt động quản trị sản xuất cũng cần ưu tiên
triển khai và thực hiện sản xuất, sửa chữa theo kế hoạch của Bộ Quốc Phòng để có
thể hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ được giao.
- Chính sách kinh tế nhà nước
Những quy định của nhà nước như quy định về pháp luật trong xí nghiệp,
chính sách thuế, chỉ tiêu đóng góp ngân sách nhà nước có ảnh hưởng không nhỏ

đến mọi hoạt động trong đó có hoạt động quản trị sản xuất của xí nghiệp. Đặc biệt
Xí nghiệp 143 là một xí nghiệp thuộc nhà nước thì những quy định của nhà nước
càng phải được chấp hành nghiêm ngặt hơn. Ngoài ra, nhà quản trị khi bắt đầu xây
dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng phải có những nghiên cứu, tìm hiểu về các
quy định pháp luật có liên quan để cập nhật được những thay đổi mới nhất trong bộ
luật nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động quản trị sản xuất kinh doanh.
- Nhà cung cấp vật liệu
Là một xí nghiệp thuộc ngành cơ khí công nghiệp những vật liệu mà Xí
Nghiệp cần để đưa vào sử dụng trong hoạt động sửa chữa và sản xuất đều là những
vật liệu có giá trị kinh tế cao và cần phải được đặt trước. Vì vậy nhà cung cấp
nguyên vật liệu cho xí nghiệp cần đáp ứng đúng và đủ yêu cầu về chất lượng và số
lượng bởi khi thiếu một loại vật liệu hoặc một loại vật liệu nào không đáp ứng đúng
yêu cầu thì hoạt động sản xuất không thể tiếp tục hoạt động. Hơn nữa những vật
SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A
18
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
liệu mà Xí nghiệp cần cung cấp chủ yếu là những vật liệu như máy móc, kim loại
cơ khí và những hóa chất hóa học vì vậy khi xảy ra sự cố thì hầu như không có vật
liệu thay thế, vì vậy nhà cung cấp vật liệu của Xí nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến
quá trình hoạt động sản xuất của xí nghiệp. Trong công tác quản trị sản xuất cũng
cần tìm những nhà cung ứng nguyên vật liệu uy tín và tin cậy để đảm bảo vật liệu
cho sản xuất và sửa chữa.
2.2. Phân tích thực trạng quản trị sản xuất tại Xí nghiệp 143
2.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch sản xuất
Xí nghiệp 143 là xí nghiệp thuộc nhà máy Z49 của Bộ Quốc Phòng và hoạt
động sản xuất theo nhiệm vụ của Bộ Quốc Phòng giao cho vì vậy công tác xây
dựng kế hoạch sản xuất của Xí nghiệp sẽ được xây dựng theo kế hoạch của Bộ
Quốc Phòng .Từ đó Xí Nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm cho mình.
Các kế hoạch sản xuất hàng năm trong giai đoạn 2006 – 2010 của Xí nghiệp
được xây dựng dựa trên cơ sở nhiệm vụ được giao của Bộ Quốc Phòng và những

nghị định và quy chế mà Bộ Quốc Phòng đề ra.
Sau khi nhận nhiệm vụ được giao từ Bộ Quốc Phòng Xì nghiệp sẽ xem xét
những nhiệm vụ mà Bộ Quốc Phòng đã giao từ đó làm cơ sở và yêu cầu để Xí
nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất cho mình. Khi xem xét kế hoạch và nhiệm vụ của
Bộ Quốc Phòng Xí nghiệp sẽ đánh giá và so sánh xem những nguồn lực về lao động,
máy móc và công nghệ có thể hoàn thành được nhiệm vụ và yêu cầu của Bộ Quốc
Phòng không để từ đó có phương hướng xây dựng kế hoạch sản xuất cho phù hợp.
Căn cứ vào những yếu tố trên Xí nghiệp tiến hành xây dựng kế hoạch sản
xuất theo trình tự các bước theo sơ đồ số 2.
+ Bước 1. Phân tích các nhân tổ ảnh hưởng bên trong và ngoài Xí nghiệp.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng bên trong Xí nghiệp :Xí nghiệp cần xem
xét đánh giá nguồn lực bên trong xí nghiệp về mặt cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực,
các yếu tổ sản xuất, công nghệ để có thể đánh giá được năng lực sản xuất của toàn
xí nghiệp.
- Phân tích các nhân tố bên ngoài xí nghiệp cần xem xét đến các nhà cung
ứng, môi trường kinh tế, các chính sách của Bộ Quốc Phòng để đánh giá thuận
lợi khó khăn và những ảnh hưởng của chúng đối với quá trính Quản trị sản xuất
của Xí nghiệp.
SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A
19
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
Sơ đồ 2: Sơ đồ các bước xây dựng kế hoạch cho Xí nghiệp 143.

+ Bước 2. Phân tích nhiệm vụ của Bộ Quốc Phòng
- Vì là xí nghiệp phục vụ cho Bộ Quốc Phòng vì vậy việc phân tích những
nhiệm vụ của Bộ Quốc Phòng mà Xí nghiệp cần thực hiện là điều cần thiết. Từ
những nhiệm vụ mà Bộ Quốc Phòng giao cho Xí nghiệp xí nghiệp cần tóm tắt được
những nhiệm vụ chủ yếu về số sản lượng chỉ tiêu cho từng Phân xưởng của Xí
nghiệp từ đó đặt ra những chỉ tiêu trong kế hoạch sản xuất cho phù hợp.
+ Bước 3.Xây dựng kế hoạch sản xuất cho Xí nghiệp.

Dựa vào những phân tích ở các bước trên Xí nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch
sản xuất chung cho toàn Xí nghiệp về các nội dung gồm:
-Công tác tổ chức quản lý.
SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A

Đánh giá
và hiệu
chỉnh các
pha của
kế hoạch
Kế hoạch sản xuất
chung cho Xí nghiệp
Kê hoạch sản xuất
Phân xưởng sửa chữa
Kế hoạch Phân
xưởng composite
Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng bên trong
và ngoài Xí nghiệp
20
Phân tích nhiệm vụ
của Bộ Quốc Phòng
Kế hoạch sản xuất
Phân xưởng khí tài
quân cụ
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
- Công tác tài chính
- Công tác tổ chức sản xuất
-Công tác phát triển dịch vụ kĩ thuật
-Công tác đầu tư.

-Công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
+ Bước 4. Xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng phân xưởng.
Sau khi xây dựng kế hoạch chung cho toàn Xí nghiệp thì Xí nghiệp đi vào
xây dựng kế hoạch sản xuất chi tiết cho từng Phân xưởng. Trong kế hoạch các phân
xưởng cần chi tiết hóa sản lượng sản xuất của từng Phân xưởng, số lượng nguyên
liệu, vật tư cần dùng, số lượng nhân công cần dùng, thời hạn hoàn thành với từng
mặt hàng sản phẩm và cách thức tổ chức triển khai sản xuất trong các Phân xưởng
Bước 5. Đánh giá kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch.
Đây là bước xây dựng được thực hiện sau khi kế hoạch được triển khai.
Trong quá trình triển khai kế hoạch sản xuất phải thường xuyên có công tác kiểm
tra và đánh giá lại để xem xét những nội dung chưa hợp lý trong quá trình thực hiện
để có những điều chỉnh kịp thời nhằm hoàn thiện hơn kế hoạch sản xuất và đạt hiệu
quả cao trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Trong quá trình phân tích đánh giá nhiệm vụ được giao nếu nguồn lực sản
xuất của Xí nghiệp không đáp được nhiệm vụ yêu cầu của Bộ Quốc Phòng thì Xí
nghiệp cần xem xét những yếu tố nào và phân xưởng nào của Xí nghiệp không đủ
điều kiện nguồn lực để có thể đáp ứng đủ những chỉ tiêu và nhiệm vụ mà Bộ Quốc
Phòng đã nêu ra để từ đó có những kiến nghị phản hồi với Bộ Quốc Phòng để bổ
sung những nguồn lực còn thiếu cho sản xuất và đồng thời cũng xây dựng công tác
tự bổ sung những thiếu điểm đó để tạo đủ nguồn lực cho quá trình thực hiện nhiệm
vụ của mình.
Còn khi Kế hoạch và nhiệm của Bộ Quốc Phòng giao cho Xí nghiệp với
chỉ tiêu ít và nguồn lực và khả năng sản xuất của Xí nghiệp chưa được tận dụng
hết thì Xí nghiệp sẽ có công tác xây dựng kế hoạch triển khai tìm kiếm và nhận
những hợp đồng kinh tế triển khai sản xuất thêm ngoài nhiệm vụ và chỉ tiêu Bộ
Quốc Phòng để phát huy hết nguồn lực sản xuất và tăng thêm thu nhập cho lao
động của Phân xưởng.
Và công tác xây dựng kế hoạch của xí nghiệp còn căn cứ vào từng loại sản
phẩm sản xuất mà các Phân xưởng của Xí nghiệp sản xuất để xây dựng kế hoạch
SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A

21
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
phù hợp cho từng Phân xưởng của Xí nghiệp. Do 3 phân xưởng của xí nghiệp hoạt
động với 3 lĩnh vực khác nhau vì vậy khi xây dựng kế hoạch sản xuất Xí nghiệp cần
phân chia nội dung kế hoạch một cách độc lập cho từng Phân xưởng để phân giao
nhiệm vụ và triển khai kế hoạch đến các xí nghiệp được phù hợp và hiệu quả.
Cuối cùng sau khi Xí nghiệp công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của Xí
nghiệp được hoàn thành Xí nghiệp sẽ trình bản kế hoạch sản xuất của mình đưa
lên Nhà máy Z49 kiểm tra, đánh giá và phê duyệt. Kế hoạch sản xuất được triển
khai nếu Nhà máy Z49 đồng ý và phê duyệt. Còn khi bản kế hoạch sản xuất không
được sự phê duyệt của Bộ Quốc Phòng thì Xí nghiệp cần xem xét chỉnh sửa và hoàn
thiện lại cho đến khi được Bộ Quốc Phòng phê duyệt thì bản kế hoạch đó mới được
chấp nhận hoàn thành và triển khai cho Xí nghiệp.
Một kế hoạch sản xuất được xây dựng dựa trên những chỉ tiêu gồm :
- Thời gian triển khai và thời hạn hoàn thành
Thường trong kế hoạch hàng năm của Xí nghiệp trong 5 năm qua đều bắt
đầu triển khai kế hoạch sản xuất năm vào mùng 08 tháng 02 hàng năm sau khi đã
tổng kết và đánh giá xong kế hoạch hoàn thành năm trước và phổ biến nội dung
triển khai kế hoạch sản xuất trong năm thực hiện, tuy nhiên thời gian bắt đầu sản
xuất có thể được thay đổi tùy thuộc vào tiến độ hoàn thành sản xuất năm trước và
công tác phổ biến triển khai kế hoạch năm thực hiện nhưng với khoảng thời hạn chỉ
được ấn định trong khoảng từ đầu tháng 02 đến giữa tháng 3 hàng năm.
Thời hạn hoàn thành của kế hoạch sản xuất thường kết thúc vào cuối mỗi
năm và tùy thuộc vào lượng sản phẩm cần sản xuất và quy định của Bộ Quốc Phòng
về thời hạn hoàn thành sản phẩm quốc phòng giao nộp và tùy thuộc vào các thời
hạn hợp đồng kinh tế.
- Kế hoạch sản lượng sản phẩm, dịch vụ
Về số lượng sản phẩm trong kế hoạch sản xuất của xí nghiệp được phân định
rõ số lượng sản phẩm quốc phòng và số lượng sản phẩm kinh tế cần sản xuất trong
năm là bao nhiêu đối với từng phân xưởng.

Để xác định được số lượng sản phẩm cần sản xuất Xí Nghiệp thì trong công
tác lập kế hoạch Xí Nghiệp căn cứ vào lượng sản phẩm quốc phòng được giao theo
nhiệm vụ của Bộ Quốc Phòng và số lượng hợp đồng kinh tế mà Xí Nghiệp đã và
đang triển khai và lượng hợp đồng kinh tế dự kiến sẽ kí được trong năm đó.
- Kế hoạch sử dụng lao động
SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A
22
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
Số lượng lao động dự kiến sử dụng được dự trù sau khi xác định được lượng
sản phẩm dự kiến sản xuất. Lượng lao động dự kiến sử dụng được phân chia các nội
dung đó là:
+ Số lượng lao động cần sử dụng
+ Thời gian sử dụng lao động của một công nhân sản xuất
- Kế hoạch chi phí sản xuất năm 2010
Là các chi phí sản xuất phát sinh dự kiến của việc sản xuất sản phẩm dịch vụ.
Theo các chỉ tiêu trên Xí Nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm theo
những nội dung đó.
Sau đây là nội dung bản kế hoạch sản xuất năm 2010 của Xí nghiệp 143.
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2010
XÍ NGHIỆP 143- BỘ TƯ LỆNH CÔNG BINH
Kế hoạch sản xuất thực hiện triển khai ngày 08 tháng 02 năm 2010 và kết
thúc vào 16 tháng 11 năm 2010
Bảng 9 :Kế hoạch sử dụng lao động
STT CHỨC DANH ĐVT
Quân số định
biên
Nhu cầu năm
2010
Tổng số lao động SXCN Người 83 158
I Công nhân SXCN Người 105

1 Công nhân sản xuất chính Người 100
2 Công nhân bổ trợ Người 5
II Nhân viên quản lý Người 33
1 Nhân viên làm kinh tế Người 13
2 Nhân viên làm kĩ thuật Người 20
Bảng 10: Kế hoạch sử dụng thời gian lao động của 1 công nhân SXCN năm 2010
TT CHỨC DANH ĐVT
Kế hoạch
năm 2010
TỔNG SỐ CÔNG NHÂN SXCN Người 158
1 Tổng số ngày làm việc theo dương lịch Ngày 365
2 Số ngày làm việc thực tế theo chế độ Ngày 152
3 Tổng số ngày lễ, nghỉ cuối tuần Ngày 113
4 Tổng số ngày vắng mặt Ngày 39
a Nghỉ hưởng lương Ngày 23
b Nghỉ hưởng bảo hiểm Ngày 0
c Việc khác hưởng lương Ngày 16
SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A
23
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
d Lý do khác Ngày 0
Bảng 11: Kế hoạch sản lượng sản phẩm, dịch vụ
STT Ngành nghề ĐVT
Toàn
Xí Nghiệp
PX
Sửa Chữa
PX
Composite
PX

Khí tài
quân cụ
A Doanh thu 1000Đ 33,334,214 9,885,714 13,050,000 10,398,500
Quốc Phòng 1000Đ 9,334,214 6,285,714 1,250,000 1,798,500
1 Sửa chữa xe máy 1000Đ 5,185,714 5,185,714
2 Sản xuất TV xe máy 1000Đ 450,000
3 Sửa chữa DL-10 1000Đ 600,000
4 Sửa chữa VSN – 1500 1000Đ 400.000
5 Đồng bộ cán QCC 1000Đ 100,000
6 Sản xuất VT đồng bộ VKCB 1000Đ 600,000
7 Sản xuất vật liệu composite
polyme
1000Đ 100,000 100,000
8 Sản xuất vật liệu composite
kim loại
1000Đ 250,000 250,000
9 Sản xuất quân cụ cầm tay 1000Đ 648,500 648,500
10 Đảm bảo giúp Lào 1000Đ 1,000,000
II KINH TẾ 1000Đ 24,000,000 3,600,000 11,800,000 8,600,000
1 Sản xuất cơ khí 1000Đ 10,000,000 3,500,000 3000,000 3,500,000
1.1 Sửa chữa cơ khí 1000Đ 2,500,000 2,500,000
1.2 Sản xuất cơ khí 1000Đ 2,500,000 2,500,000
1.3 Lắp giáp ô tô 1000Đ 5,00,000 1,000,000 3,000,000 1,000,000
2 Sản xuất vật liệu phi kim loại 1000Đ 13,800,000 8,800,000 5000,000
3 Sản phẩm khác 1000Đ 200,000 100,000 100,000

SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A
24
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Trần Việt Lâm
Bảng 12 : Kế hoạch chi phí quản lý sản xuất năm 2010

ST
T
Nội dung ĐVT Quốc phòng Kinh tế Tổng chi phí
I CHI PHÍ CHUNG 1000Đ 838,940 2,157,274 2,996,214
1 Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng 1000Đ 216,697 557,174 773,852
2 Chi phí nguyên vật liệu 1000Đ 29,535 75,948 105,483
3 Chi phí dụng cụ 1000Đ 86,761 223,101 309,862
4 Chi phí khấu hao TSCĐ 1000Đ 114,337 294,011 408,348
5 Chi phí dịch vụ mua ngoài 1000Đ 31,486 80,964 112,450
6 Chi phí khác 1000Đ 360,141 926,078 1,286,219
II CHI PHÍ QUẢN LÝ XÍ NGHIỆP 1000Đ 661,762 1,725,716 2,387,477
1 Chi phí nhân viên quản lý Xí Nghiệp 1000Đ 312,380 803,264 1,115,644
2 Chi phí vật liệu quản lý 1000Đ 64,009 164,594 228,603
3 Chi phí đồ dùng văn phòng 1000Đ 13,750 59,400 73,150
4 Chi phí KHTS 1000Đ 26,352 67,764 94,116
5 Chi phí thuê, phí, lệ phí 1000Đ 4,770 12,261 17,035
6 Chi phí dự phòng 1000Đ
7 Chi phí dịch vụ mua ngoài 1000Đ 77,284 198,731 276,015
8 Chi phí khác 1000Đ 163,216 419,699 582,915
Nhìn chung công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Xí nghiệp 143 đã được
chi tiết hóa các chỉ tiêu và yêu cầu, các căn cứ để xây dựng kế hoạch hàng năm cũng
phù hợp với các nhân tố ảnh hường và điều kiện của xí nghiệp tuy nhiên trong công tác
xây dựng kế hoạch sản xuất còn nhiều hạn chế đó là chưa có kế hoạch sản xuất dài hạn
và các kế hoạch sản xuất chi tiết cho hàng quý, hàng tháng mà mới chỉ xây dựng được
các kế hoạch hàng năm, công tác xây dựng kế hoạch chưa có tính chủ động cao mà còn
phụ thuộc nhiều và định hướng của nhà máy Z49 và các quyết định của Bộ Quốc
Phòng dẫn đến sự hạn chế trong tính chủ động và độc lập trong sản xuất.
2.2.2. Hoạt động cung ứng vật tư, nguyên vật liệu
Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu của Xí nghiệp do phòng vật tư của xí
nghiệp phụ trách. Các loại vật liệu mà Xí Nghiệp đưa và sử dụng trong quá trình

sản xuất được xác định và phân loại theo từng phân xưởng.
- Vật liệu dùng trong phân xưởng sửa chữa
SV: Lưu Thị Thảo Lớp: QTKD Tổng hợp 50A
25

×