Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PACIFIC STAR LOGISTICS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.28 KB, 47 trang )

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG
HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
1.1 Khái niệm về người giao nhận
Trong xu thế thương mại toàn cầu hoá cùng với sự phát triển nhiều hình thức
vận tải mới trong những thập niên qua, việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đến
người mua thường phải trải qua nhiều hơn một phương thức vận tải với các thủ tục
xuất khẩu, nhập khẩu và những thủ tục khác liên quan. Vì vậy xuất hiện người giao
nhận với nhiệm vụ thu xếp tất cả những vấn đề thủ tục và các phương thức vận tải
nhằm dịch chuyển hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác một cách hợp lý và
giảm thiểu chi phí. Những dịch vụ mà người giao nhận thực hiện không chỉ dừng lại
ở các công việc cơ bản truyền thống như đặt chỗ đóng hàng, nơi dùng để kiểm tra
hàng hoá, giao nhận hàng hoá mà còn thực hiện những dịch vụ chuyên nghiệp hơn
như tư vấn chọn tuyến đường vận chuyển, chọn hãng tàu vận tải, làm thủ tục hải
quan, đóng gói bao bì hàng hoá, .v.v...
Về người giao nhận, hiện tại chưa có một khái niệm thống nhất được Quốc tế
công nhận. Người ta thường hiểu người kinh doanh giao dịch vụ giao nhận hay các
doanh nghiệp giao nhận là người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder,
Forwading Agent). Theo Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội giao nhận thì “Người giao
nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hoạt
động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người vận tải.
Người giao nhận cũng đảm bảo thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng
giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa”.
Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công
việc giao nhận hàng hóa của mình), chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt chủ hàng thực
hiện dịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên
nghiệp hay bất kì người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hóa. Theo Luật Thương mại Việt Nam thì người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là
thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.
Từ các định nghĩa trên ta có thể rút ra nhận xét:
 Người giao nhận hoạt động theo hợp đồng ủy thác ký với chủ hàng, bảo vệ


lợi ích của chủ hàng.
 Người giao nhận lo liệu việc vận tải nhưng chưa hẳn là người vận tải. Anh ta
có thể sử dụng phương tiện vận tải, thuê mướn người vận tải.
 Cùng với việc tổ chức vận tải, người giao nhận còn làm nhiều việc khác
trong phạm vi ủy thác của chủ hàng để đưa hàng từ nơi này đến nơi khác
theo những điều khoản đã cam kết.
Dù ở các nước khác nhau, tên gọi của người giao nhận có khác nhau, nhưng tất
cả đều cùng mang một tên chung trong giao dịch quốc tế là “người giao nhận hàng
hóa quốc tế” (international freight forwarder), và cùng làm một dịch vụ tương tự
nhau, đó là dịch vụ giao nhận.
Theo Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam thì người giao nhận được
định nghĩa như sau:
Điều 164: Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng
nhận kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.
1.2 Khái niệm và đặc điểm của nghiệp vụ giao nhận
1.2.1 Khái niệm
Trong mua bán quốc tế, người mua và người bán thường ở những vị trí cách
xa nhau. Để có thể vận chuyển hàng hoá từ người bán sang người mua được cần
phải thực hiện hàng loạt các công việc liên quan đến quá trình chuyên chở như bao
bì, đóng gói, bốc xếp, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm các thủ tục gửi hàng, xếp
hàng lên tàu, chuyển tải, dỡ hàng và giao cho người nhận ... Tất cả những công việc
đó được gọi là dịch vụ giao nhận.
Vậy, giao nhận là những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối, thực
hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ cuối cùng. Giao nhận
thực chất là việc tổ chức vận chuyển hàng hoá và thực hiện tất cả các công việc liên
quan đến vận chuyển hàng hoá đó.
Theo Quy tắc mẫu của Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Giao nhận
(International Federation of Freight Forwarders Associations - FIATA) về dịch vụ
giao nhận thì “Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding Service) là bất kỳ loại dịch
vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân

phối hàng hoá cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên ,
kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ
liên quan đến hàng hóa”. Theo Luật Thương mại Việt Nam thì “Dịch vụ giao nhận
hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá
nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục
giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ
thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác
(gọi chung là khách hàng)”.
Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên
quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng
đến nơi nhận hàng. Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc
thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.
Căn cứ vào vai trò của người giao nhận, chúng ta có thể hiểu hoạt động giao
nhận là tập hợp các nghiệp vụ bao gồm từ việc chuẩn bị hàng hóa, kho bãi và các
thủ tục liên quan đến việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua.
Theo Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam thì dịch vụ giao nhận được
định nghĩa như sau:
Điều 163: Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm
dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho,
lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho
người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm
dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng).
Như vậy về cơ bản, giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc có liên
quan đến quá trình vận tải nhằn thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng
(người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).
1.2.2 Đặc điểm của nghiệp vụ giao nhận
Do cũng là một loại hình dịch vụ nên dịch vụ giao nhận vận tải cũng mang
những đặc điểm chung của dịch vụ, đó là nó là hàng hóa vô hình nên không có tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất, không thể cất giữ trong kho, sản xuất và tiêu
dùng được diễn ra đồng thời, chất lượng của dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận của

người được phục vụ.
Nhưng do đây là một hoạt động đặc thù nên dịch vụ này cũng có những đặc
điểm riêng:
 Dịch vụ giao nhận vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ làm đối
tượng thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không tác động về mặt kỹ thuật
làm thay đổi các đối tượng đó. Nhưng giao nhận vận tải lại có tác động tích
cực đến sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
 Mang tính thụ động: Đó là do dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu
của khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về luật
pháp, thể chế của chính phủ (nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước thứ ba,
…).
 Mang tính thời vụ: Dịch vụ giao nhận là dịch vụ phục vụ cho hoạt động xuất
nhập khẩu nên nó phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Mà
thường hoạt động xuất nhập khẩu mang tính chất thời vụ nên hoạt động giao
nhận cũng chịu ảnh hưởng của tính thời vụ.
 Ngoài những công việc như làm thủ tục, môi giới, lưư cước, người làm dịch
vụ giao nhận còn tiến hành các dịch vụ khác như gom hàng, chia hàng, bốc
xếp nên để hoàn thành công việc tốt hay không còn phụ thuộc nhiều vào cơ
sở vật chất và kinh nghiệm của người giao nhận.
1.3 Phạm vi các dịch vụ giao nhận:
Trừ trường hợp người gửi hàng hay người nhận hàng tự mình thực hiện giao
nhận hàng hóa, làm các thủ tục và các loại giấy tờ có liên quan thì thông thường
người giao nhận sẽ thay mặt cho người gửi hàng hoặc người nhận hàng đảm nhận
tất cả, thậm chí cả việc vận chuyển hàng hóa. Người giao nhận có thể cung ứng dịch
vụ thông qua các đại lý nước ngoài của mình, các chi nhánh hoặc cũng có thể sử
dụng các dịch vụ này thông qua các nhà thầu phụ.Cho dù người giao nhận thực hiện
rất nhiều dịch vụ khác nhau liên quan đến hàng hóa nhưng có thể tổng hợp thành
các nhóm như sau:
1.3.1 Thay mặt người gửi hàng (xuất khẩu)
Theo yêu cầu của người gửi hàng (người xuất khẩu), người giao nhận sẽ:

 Chọn tuyến đường, phương thức vận chuyển hay người chuyên chở thích
hợp sao cho hàng được di chuyển nhanh chóng, an toàn, chính xác, tiết kiệm.
 Lưu cước với người chuyên chở đã chọn.
 Nhận hàng và cung cấp những chứng từ có liên quan như biên lai nhận hàng
- the Forwarder Certificate of Receipt hay chứng từ vận tải - the Forwarder
Certificate of Transport…
 Kiểm tra tất cả những điều khoản trong thư tín dụng (L/C) cũng như những
quy định của Chính phủ áp dụng cho việc giao hàng ở nước xuất khẩu, nước
nhập khẩu, nước chuyển tải.
Thay
mặt
người
gửi
hàng
Thay
mặt
người
nhận
hàng
Dịch
vụ
hàng
hóa
đặc
biệt
Dịch
vụ
khác
Phạm vi dịch vụ của người giao nhận
 Đóng gói hàng hóa phù hợp, thuận lợi cho việc chuyên chở đến nước nhập

khẩu (trừ khi việc này đã được người gửi hàng thực hiện trước khi giao hàng
cho người giao nhận) có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải và những
qui chế áp dụng nếu có ở nước xuất khẩu, nước quá cảnh và nước nhập khẩu.
 Thu xếp việc lưu kho, cân đo, mua bảo hiểm cho hàng hóa khi khách hàng
yêu cầu.
 Vận chuyển hàng hóa đến ga, cảng và làm thủ tục khai báo Hải quan và các
thủ tục khác có liên quan để giao hàng cho người chuyên chở.
 Thanh toán phí và những chi phí khác bao gồm cả tiền cước.
 Thu xếp việc chuyển tải hàng hóa khi cần thiết.
 Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở và giao hàng cho người gửi
hàng.
 Giám sát việc vận chuyển hàng hóa đến người nhận hàng thông qua mối
quan hệ với người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở nước ngoài.
 Ghi nhận những tổn thất và giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại với
người chuyên chở khi có tổn thất xảy ra.
1.3.2 Thay mặt người nhận hàng (nhập khẩu)
Theo yêu cầu của người nhận hàng (người nhập khẩu), người giao nhận sẽ:
 Thay mặt người nhận hàng giám sát người vận tải hàng hóa khi trách nhiệm
vận tải hàng hóa thuộc về người nhận hàng.
 Nhận hàng và kiểm tra các chứng từ có liên quan đến việc vận chuyển hàng
hóa, quan trọng nhất là tính chính xác của vận đơn đường biển.
 Nhận hàng của người chuyên chở và trả các cước phí cần thiết nếu có.
 Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí, thuế và những chi phí khác cho
hải quan và các cơ quan có liên quan.
 Thu xếp việc lưu kho, quá cảnh hàng hóa khi cần.
 Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng.
 Giúp người nhận hàng giải quyết các khiếu nại đối với người chuyên chở về
tổn thất hàng hóa nếu có.
 Giúp đỡ người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối hàng hóa nếu hai
bên có hợp đồng.

1.3.3 Dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt
Giao nhận hàng hóa đặc biệt khác giao nhận hàng hóa thông thường ở chỗ
công việc này đòi hỏi người giao nhận phải có thêm thiết bị chuyên dùng, đồng thời
cũng yêu cầu người giao hàng phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững chắc.
Đó là do hàng hóa không đồng nhất mà có thể là hàng bách hóa gồm nhiều loại
thành phẩm, bán thành phẩm, hay hàng sơ chế hoặc những hàng hóa khác giao lưu
trong buôn bán quốc tế.
Một số dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt mà người giao nhận thường gặp
hiện nay:
 Giao nhận hàng công trình
Hàng công trình chủ yếu là hàng máy móc nặng, thiết bị để xây dựng những
công trình lớn như nhà máy hóa chất, nhà máy thủy điện, sân bay, cơ sở lọc dầu.
Giao nhận hàng hóa loại này là phải từ nơi sản xuất tới tận công trường xây dựng
trong đó trong đó việc di chuyển cần phải có kế hoạch cẩn thận để đảm bảo giao
hàng đúng thời hạn. Đây là một lĩnh vực chuyên môn của người giao nhận vì nó cần
những thiết bị đặc biệt như cần cẩu loại nặng, xe tải ngoại cỡ, tàu chở hàng lọa đặc
biệt,…
 Giao quần áo treo trên mắc
Quần áo may mặc được chuyên chở bằng những chiếc mắc áo treo giá trong
những container đặc biệt (hanging container). Đây cũng chỉ là những chiếc
container 20’, 40’ bình thường nhưng được lắp đặt thêm những thanh bar ngang
hoặc dọc hay những sợi dây có móc để móc mắc treo vào. Loại container này có
những yêu cầu vệ sinh rất nghiêm ngặt. Cách này loại bỏ được việc phải chế biến lại
quần áo nếu đóng nhồi trong container, đồng thời tránh được ẩm ướt, bụi bẩn.
 Giao nhận triển lãm
Người giao nhận thường được người tổ chức triển lãm hay các đơn vị tham
gia triển lãm giao cho việc chuyên chở hàng đến nơi triển lãm ở nước ngoài. Đây
thường là hàng tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tại nhập nên cũng có những thủ tục
riêng trong giao nhận không giống hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường đòi hỏi
người giao nhận phải có kinh nghiệm.

1.3.4 Các dịch vụ khác
Ngoài các dịch vụ nêu trên , tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, người giao
nhận có thể làm những dịch vụ khác nảy sinh trong quá trình chuyên chở và cả
những dịch vụ đặc biệt như gom hàng, dịch vụ liên quan đến hàng công trình, công
trình chìa khóa trao tay,…
Người giao nhận cũng có thể thông báo cho khách hàng của mình về nhu cầu
tiêu dùng, thị trường mới, tình hình cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, những điều
khoản cần đưa vào hợp đồng mua bán ngoại thương, tóm lại là tất cả những vấn đề
liên quan đến công việc kinh doanh của khách hàng, cho dù khách hàng có yêu cầu
hay không.
1.4 Phân loại
1.4.1 Căn cứ vào phạm vi hoạt động:
♣ Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận phục vụ cho các tổ chức chuyên
chở quốc tế.
♣ Giao nhận nội địa (giao nhận truyền thống) : là hoạt động giao nhận chỉ
chuyên chở hàng hóa trong phạm vi một nước.
1.4.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:
♣ Giao nhận thuần túy: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm việc gửi hàng đi
hoặc gửi hàng đến.
♣ Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận ngoài hoạt động thuần túy còn
bao gồm vả xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, vận chuyển đường ngắn, lưu kho,
lưu bãi,…
1.4.3 Căn cứ vào phương tiện vận tải:
♣ Gíao nhận hàng hóa bằng đường biển.
♣ Giao nhận hàng không.
♣ Giao nhận đường thủy.
♣ Giao nhận đường sắt.
♣ Giao nhận ô tô.
♣ Giao nhận bưu điện.
♣ Giao nhận đường ống.

♣ Giao nhận vận tải liên hợp (Combined Transportation – CT), vận tải đa
phương thức (Montimodal Transportatio – MT).
1.5 Vai trò và chức năng:
Từ trước đến nay các “Forwarders” vẫn được coi như những người trung gian
trong quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa. Nhiều người cho rằng sự tồn tại
của nghề này không còn được bao lâu nữa bởi lẽ công nghệ thông tin trên mạng
toàn cầu phát triển mạnh mẽ và trở nên phổ biến, các chủ hàng có thể giao dịch trực
tiếp với các nhà vận chuyển lớn.
Tuy nhiên nhận định như vậy còn quá sớm vì người giao nhận vẫn đóng vai trò
rất quan trọng. Họ là người điều phối làm sao để toàn bộ quá trình vận chuyển hàng
hóa được thông suốt. Chúng ta biết thương mại điện tử là rất tốt, nhưng người ta
phải cần một ai đó thực hiện giao nhận món hàng. Các hãng tàu chỉ quan tâm làm
sao cho các container của họ được đầy hàng. Các nhà cung cấp hàng hóa đôi khi
cũng có thể chấp nhận vận chuyển một container đầy hàng của họ cho một khách
hàng nào đó. Nhưng nếu một container lại chứa hàng của rất nhiều người mua thì có
lẽ chẳng ai khác ngoài người giao nhận có thể đưa chúng đến tay người mua hàng.
Có thể nói, người giao nhận đóng một vai trò rất quan trọng trong thương mại quốc
tế.
Hiện nay sự trao đổi giao thương giữa các nước ngày càng phát triển, số lượng
hàng ngày càng lớn và đa dạng, và Việt Nam cũng đang trên đường hòa nhập từng
bước với sự phát triển nền Kinh tế Thế Giới. Đường lối đúng đắn của chính phủ đã
và đang khuyến khích các công ty trong nước xuất nhập khẩu, do đó lượng hàng
xuất nhập khẩu ngày càng tăng và chủng loại ngày càng phong phú hơn, số lượng
các công ty đăng ký kinh doanh ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều
hợp đồng mua bán hàng hóa trong và ngoài nước được kí kết thúc đẩy nền kinh tế
phát triển, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước và sự sống còn của
đa số các công ty trong nước.
Để thực hiện tốt và hoàn thành các hợp đồng thì không thể không nhắc đến vai
trò của các công ty giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, cụ thể như:
 Hoạt động giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an

toàn và tiết kiệm mà không cần có sự tham gia của người gửi cũng như
người nhận tác nghiệp.
 Hoạt động giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay
vòng của phương tiện vận tải tận dụng tối đa và hiệu quả sử dụng của các
phương tiện vận tải cũng như các phương tiện hỗ trợ khác.
 Hoạt động giao nhận giúp giảm giá thành các hàng hóa xuất nhập khẩu do
giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt chi phí như: chí phí đi lại, chi phí đào
tạo nhân công, chi phí cơ hội,…
Cùng với sự phát triển về kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, công tác giao
nhận xuất nhập khẩu ngày càng trở nên quan trọng và số lượng nhân viên trong
công tác ngày một tăng giúp cho sự lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước trở nên
dễ dàng hơn. Tuy nhiên giao nhận là một việc làm tương đối phức tạp, đòi hỏi
người làm giao nhận phải có kiến thức chuyên môn và sự năng động nhanh nhẹn.
Nếu một nhân viên giao nhận yếu về nghiệp vụ thì có khi lô hàng sẽ bị chậm trễ và
dẫn đến nhiều khó khăn như: giao nhận hàng chậm. Điều này sẽ làm cho doanh
nghiệp hay chủ hàng thiếu nguyên vật liệu để sản xuất, không có hàng để bán ra thị
trường trong khi thị trường đang khan hiếm, hoặc phải đóng tiền lưu kho, lưu bãi,…
1.6 Cơ sở pháp lí của hoạt động giao nhận
Hoạt động giao nhận về thực chất là hoạt đông tác nghiệp liên quan đến nhiều
vấn đề như vận tải, hợp đồng mua bán, thanh toán, thủ tục Hải quan cho nên khi
thực hiện nghiệp vụ giao nhận cần quan tâm đến những cơ sở pháp lí trực tiếp và
gián tiếp điều tiết hoạt động đó.
Cơ sở pháp lí cho việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm các quy
phạm pháp luật quốc tế (các Công ước về vận đơn vận tải, Công ước về hợp đồng
mua bán hàng hóa…); các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam về
giao nhận vận tải; các hợp đồng và tín dụng thư…
Công ước quốc tế bao gồm:
 Công ước viên 1980 về buôn bán quốc tế.
 Các công ước về vận tải như Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc
về vận đơn đường biển ký tại Brussels ngày 25/08/1924 còn được gọi là quy

tắc Hague. Công ước này cho đến nay đã được sửa đổi chỉnh lý hai lần, lần
thứ nhất vào năm 1968 tại Visby nên được gọi là Nghị định thư Visby 1968
và lần sửa đổi thứ hai vào năm 1979, gọi là Nghị định thư SDR. Ngoài ra còn
có Công ước Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển ký tại
Hamburg ngày 31/03/1978, thường gọi tắt là Công ước Hamburg hay qui tắc
Hamburg 1978.
 Điều kiện kinh doanh tiêu chuển Incoterm 2010 giải thích các điều kiện
thương mại của phòng thương mại quốc tế.
 Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP 500 của phòng
thương mại quốc tế Paris.
Bên cạnh luật pháp quốc tế, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản
quy phạm pháp luật liên quan đến vận tải, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu như
Bộ luật Hàng hải Việt Nam 1990, Luật Thương mại Việt Nam 1997, Quyết định
2106/QĐ-GTVT qui định thể lệ bốc dỡ , giao nhận và bảo quản hàng hóa tại cảng
biển Việt Nam (do VIFAS ban hành trên cơ sở của FIATA), Luật kinh doanh bảo
hiểm, rồi Luật thuế,…
Các hợp đồng làm cơ sở cho hoạt động giao nhận bao gồm hợp đồng mua bán
ngoại thương, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng ủy thác giao nhận, hợp đồng bảo hiểm.
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG GIAO
NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
PACIFIC STAR LOGISTICS
2.1 Giới thiệu tổng quan về PACIFIC STAR LOGISTICS
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty
Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Sao Thái Bình Dương chính thức thành
lập ngày 16 tháng 6 năm 2006 và số đăng ký kinh doanh: 410202310 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Tên doanh nghiệp trong nước: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN GIAO NHẬN VẬN TẢI SAO
THÁI BÌNH DƯƠNG.

Tên doanh nghiệp quốc tế: PACIFIC STAR LOGISTICS.
Tên giao dịch: PASL.
Trụ sở chính: 65 Lê Quốc Hưng, Phường 2, Quận 4,
Tp Hồ Chí Minh
Mã số thuế: 0303411918
Điện thoại: (84- 8) 9414212
Fax: (84- 8) 914213
Email:
Website: www.pasl.com.vn
Công ty PACIFIC STAR LOGISTICS có đầy đủ tư cách pháp nhân, có đầy đủ
quyền và nghĩa vụ quân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh
trong phạm vi vốn điều lệ do công ty quản lý.
Công ty PACIFIC STAR LOGISTICS được thành lập bởi ba thành viên với số
vốn điều lệ ban đầu 900 triệu (VND), lại phải đối đầu với những khó khăn khi mới
thành lập và sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty logistics lớn mạnh trên thị
trường, công ty đã nổ lực để kinh doanh đi vào ổn định và từng bước phát triển.
Đầu năm 2007 công ty quyết định mở rộng qui mô kinh doanh với hai chi nhánh ở
Quy Nhơn, Hải Phòng và Hà Nội đã thu hút được nguồn nhân lực đông đảo và đầy
linh hoạt phù hợp với qui mô của công ty.
Ngày 12 tháng 3 năm 2009, công ty đã đăng ký lần hai và chuyển thành công
ty TNHH hai thành viên.
Chỉ trong vòng ba năm thành lập và hoạt động, công ty PACIFIC STAR
LOGISTICS đã khẳng định được tên tuổi cả về nhân lực lẫn trách nhiệm phục vụ.
Hoạt động kinh doanh phát triển thu nhiều lợi nhuận, thuận lợi cho việc phát triển
lớn mạnh của công ty, góp phần rất nhiều cho nền kinh tế Việt Nam.
Trong ba năm hoạt động, hiện nay công ty không những là một công ty giao
nhận được biết đến trong kinh doanh dịch vụ logistics, mà còn đại diện cho nhiều
hãng tàu uy tín nước ngoài, thành lập được một mạng lưới giao nhận tại hầu hết các
quốc gia trên Thế giới như: Trung Quốc, Đài Loan, Singapo, Thái Lan, Úc, Nhật
Bản, Mỹ,… và hiện đang hoạt động rất hiệu quả, luôn cung cấp cho khách hàng

những giá tốt nhất.
Các chi nhánh của công ty:
 Chi nhánh tại Quy Nhơn.
124 Nguyễn Thái Học, TP. Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.
Tel: (84-56) 3520726 Fax: (84-56) 352727
Email:
 Chi nhánh tại Hà Nội
302 Khâm Thiên, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 3572 0424 Fax: (84-4) 3572 0424
Email:
 Chi nhánh tại Hải Phòng
Phòng 1, Tầng 5, Tòa nhà Thành Công, sô3 Lê Thánh Tông, Quận Ngô Quyền,
TP. Hải Phòng.
Tel: (84-31) 3652345 Fax: (84-31) 3652678
Email:
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
1.2.6.1 Chức năng:
 Giao nhận quốc tế hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, đường hàng
không và cả đường bộ, kết hợp nhiều phương thức vận tải và dịch vụ giao
nhận khai thuê Hải quan, nhận ủy quyền làm đại diện cho khách hàng làm
mọi quy trình và thủ tục hải quan cho hàng xuất nhập khẩu.
 Tư vấn và hỗ trợ quy trình, chứng từ và thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập
khẩu, cả vấn đề bảo hiểm tàu biển.
 Đại lý vé máy bay cho các hãng máy bay như: AMADEUS (Anh),
SHANGHAI AIRLINES (Trung Quốc), EMIRATES (Indonesia), BRITISH
AIRWAYS (Anh), VIETNAM AIRLINES,… Mua bán vé máy bay của các
hãng theo nhu cầu của khách hàng khi được yêu cầu.
 Đại lý cho các hãng tàu nước ngoài như: SEAWAYS, AMASIS,
FEDERATED. Cung cấp cho khách hàng cước phí ưu đãi nhất và dịch vụ tốt
nhất của các tuyến mà các hãng tàu này sở hữu.

 Thiết lập, kết nối mối quan hệ kinh doanh giữa khách hàng trong nước và
khách hàng nước ngoài.
 Giao nhận hàng hóa nội địa.
1.2.1.2 Nhiệm vụ:
Trên cơ sở kết quả hoạt động của năm thực hiện dự đoán khả năng phát triển
nhu cầu của các đối tượng phục vụ trong năm kế tiếp, công ty sẽ xây dựng kế hoạch
kinh doanh hàng năm, tổ chức thực hiện thật tốt ké hoạch đề ra.
Chấp hành nghiêm túc các chế độ chính sách pháp luật nhà nước và tập quán
quốc tế về lĩnh vực có liên quan đến công tác giao nhận vận tải, các quy định về tài
chính tài sản cố định, tài sản lưu động của công ty được bảo vệ và sử dụng đúng
mục đích.
Bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội và phòng cháy chữa cháy trong khu vực
hoạt động của công ty.
Quản lý toàn bộ nhân viên của công ty theo chính sách chế độ hiện hành của
nhà nước, không ngừng cải thiện tình hình lao động, sinh hoạt của nhân viên.
Có kế hoạch bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên nhằn
phục vụ tốt cho sự phát triển của công ty: ví dụ như phân công nhân viên tham gia
các lớp đào tạo nghiệp vụ như: IATA (International Air Transport Association-Hiệp
hội vận tải Hàng không Quốc Tế), Visaba (Vietnam Ship Agents and Brokers
Association-Hiệp hội Đại lý và Môi giới Hàng Hải Việt Nam),…
1.3.6 Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu của Công ty PACIFIC STAR LOGISTICS
Công ty PACIFIC STAR LOGISTICS haọt động trong lĩnh vực giao nhận vận
tải hàng hóa quốc tế và nội địa, bao gồm những loại hình dịch vụ sau:
 Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển đường biển, đường hàng
không, đường bộ cả quốc tế lẫn nội địa.
 Thực hiện các dịch vụ giao nhận hàng trọnh gói cho khách hàng, giao hàng
tận nơi theo yêu cầu của quý khách (Door to door service).
 Gom hàng lẻ xuất khẩu.
 Dịch vụ khai báo hải quan, thông quan cho các công ty hoạt động xuất nhập
khẩu.

 Thực hiện hợp đồng giao nhận xuất nhập khẩu ủy thác.
 Làm đại diện cho các đại lý, hãng tàu ở nước ngoài thu cước, gom hàng, môi
giới hàng hóa.
PACIFIC STAR LOGISTICS luôn cố gắng hết mình để làm tốt các khâu trong
chuỗi dịch vụ mà công ty cung cấp. Công ty luôn phấn đấu nhằm chuẩn hóa chất
lượng dịch vụ: chuẩn xác từ khâu giao nhận hàng hóa, nhanh chóng trong khâu vận
chuyển và hiệu quả với phương thức vận chuyển đa dạng và giá cả cạnh tranh. Từ
mục tiêu pấn đấu đó, Công ty đã không ngừng mang lại sự tín nhiệm cho các công
ty xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Vươn xa hơn nữa nhằm tạo ra sự đồng nhất
trong phong cách phục vụ khách hàng, PACIFFIC STAR LOGISTICS cũng đang
phấn đấu hoàn thiện chất lượng dịch vụ của ba chi nhánh ở Quy Nhơn, Hải Phòng
và Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ và củng cố nièm tin nơi khách
hàng thúc đẩy PACIFIC STAR LOGISTICS bay cao bay xa hơn hòa mình vào xu
hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế Thế Giới.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty
2.1.4.1 Bộ máy quản lý
Công ty PACIFIC STAR LOGISTICS được tổ chức theo mô hình qunả lý trực
tuyến, khá gọn nhẹ, giúp Giám đốc Công ty quản lý dễ dàng và chặt chẽ từ cấp nhỏ
nhất phù hợp với quy mô của Công ty. Mỗi bộ phận có nhiệm vụ và chức năng
riêng nhưng các bộ phận có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng nhằm hỗ trợ lẫn
nhau trong quá trình hoạt động tạo nên một môi trường làm việc năng động hiệu
quả, đảm bảo về chất lượng phục vụ và thời gian cho khách hàng.
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty.
2.1.4.2 Chức năng các phòng ban:
 Giám đốc
- Chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty.
- Lập kế hoạch hoạt động cụ thể, định hướng cho sự phát triển của Công ty.
- Ban hành quy chế nội bộ và bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trong
Công ty.
- Ký kết hợp đồng với đối tác.

 Bộ phận kinh doanh:
* Sales & Maketing (Phòng kinh doanh và tiếp thị)
Đây là phòng phụ trách công việc nghiên cứu thị trường; giưới thiệu với khách
hàng hình ảnh của Công ty cùng các loại dịch vụ mà Công ty cung cấp và có các
nhiệm vụ sau:
BỘ PHẬN
CHỨNG TỪ
BỘ PHẬN KẾ
TOÁN
THỦ QUỸ
KINH DOANH
VÀ TIẾP THỊ
GIÁM ĐỐC
BỘ PHẬN
GIAO NHẬN
ĐẶT CHỖ
BỘ PHẬN
KINH DOANH
- Tìm kiếm khách hàng mới có tiềm năng trên các website, báo, đài,… và
thuyết phục khách hàg sử dụng dịch vụ của mình.
- Giữ vững và liên lạc thường xuyên với các khách hàng cũ nhằm củng cố
niềm tin để khách hàng tiếp tục giao dịch với Công ty.
- Lấy thông tin về lô hàng.
- Luôn tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, xác định thế mạnh của Công ty
để tung ra giá cước ưu đãi kèm theo những dịch vụ hậu mãi nhằm thỏa mãn
yêu cầu của khách hàng và biết được các nhu cầu còn tiềm ẩn của họ.
- Nhân viên phòng kinh doanh và tiếp thị phải luôn thống kê lại lượng hàng
mà khách hàng đã đặt chỗ trong tháng, trong quý, trong năm nhằm đưa ra
những chiến lược mới và những dịch vụ hậu mãi thích hợp.
* Booking ( Phòng đặt chỗ).

*** Với tư cách là Forwarder:
- Nhận thông tin chi tiết của khách hàng về lô hàng.
- Gởi phiếu giữ chỗ đến các hãng tàu.
- Nhận xác nhận đặt chỗ từ hãng tàu gửi cho bộ phận giao nhận và gửi thông
tin chi tiết cho các bộ phận chứng từ để làm House Bill of Lading (Vận đơn
nhà) nháp.
- Đồng thời gửi xác nhận đặt chỗ tàu cho khách hàng.
*** Với tư cách là hãng tàu:
- Bộ phận đặt chỗ và giao nhận phải hỗ trợ lẫn nhau, tìm hiểu lô hàng nào
cùng tuyến đường hay không để thực hiện gom hàng nhằm tiết kiệm chi phí và
tăng thêm khoản thu về cho Công ty.
- Khi có lô hàng bị rớt nhân viên Đặt chỗ cần nhanh chóng liên hệ với nhân
viên kinh doanh và tiếp thị để thông báo cho khách hàng đồng thời tranh thủ
tìm kiếm chuyến đi thay thế nào gần nhất để tư vấn thực hiện đặt chỗ nhằm
đảm bảo về mặt thời gian và an toàn cho lô hàng.
- Có mối quan hệ thật tốt với các hãng tàu, đại lý của hãng tàu nhằm xin
được giá tốt nhất.

×