Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Biến tấu với sắc độ đậm nhạt của tông màu ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.88 KB, 6 trang )

Biến tấu với sắc độ đậm nhạt của tông màu
Đã bao giờ bạn bước vào một căn phòng và cảm thấy đó là nơi hội tụ của
hàng chục màu sắc một cách vô cùng hài hoà nhưng trên thực tế chỉ được
trang trí với 1 đến 2 màu cơ bản?
“Tone on tone” hay còn gọi là "tạo các lớp màu" là kỹ thuật trang trí chỉ sử dụng
một hoặc một vài màu chính ở những sắc độ khác nhau cho toàn bộ không gian.
Kết quả đạt được là gian phòng sẽ có những chuyển đổi đáng kể chỉ với việc điều
chỉnh sắc độ tối sáng của 1 đến 2 màu cơ bản.
Nếu bạn đã khá hài lòng với căn phòng, nhưng đôi khi vẫn cảm thấy thiếu đi điểm
nhấn làm nổi bật vẻ đẹp hay tạo phong cách riêng cho căn phòng, bạn có thể áp
dụng 1 trong 10 cách biến tấu màu sắc sau đây:


1. Tạo lớp màu cho các bức tường: Phương pháp “tone on tone” có hiệu quả đối
với hầu hết tất cả các màu sắc. Để tạo ra điểm nhìn ấn tượng, bạn nên sơn một bức
tường màu tối làm tâm điểm của căn phòng. Tiếp đó, bạn hãy lựa chọn 2 hoặc 3
màu ở sắc độ nhạt hơn của cùng tông màu đó cho những bức tường còn lại. Nếu
bạn muốn tạo cảm giác nhẹ nhàng hãy chọn 2 sắc độ của cùng 1 tông màu. Còn
nếu bạn muốn tạo ấn tượng mạnh mẽ, hãy sử dụng nhiều sắc độ hơn cho những
bức tường khác ngoài bức tường chính làm điểm nhấn.

2. Tạo cảm hứng nghệ thuật: Khi bạn sở hữu một tác phẩm nghệ thuật mà mình
yêu thích, nhưng băn khoăn không biết làm thế nào để trang trí xung quanh mà
không làm mất đi sự chú ý dành cho nó? Bạn hãy chọn màu yêu thích và sử dụng
những gam đậm, nhạt của nó cho toàn bộ không gian căn phòng. Điều này sẽ giúp
căn phòng tránh khỏi cảm giác rối mắt, thu hút ánh mắt tập trung vào tác phẩm
nghệ thuật của bạn.
3. Pha trộn và kết hợp các mẫu trang trí: Một xu hướng mới trong trang trí là
pha trộn và kết hợp các vật liệu và mẫu trang trí với nhau nhưng giữ tất cả trong
cùng một tông màu. Trong phòng khách sử dụng 1 màu cho các bức tường, tiếp
theo là sử dụng sắc độ nhạt hơn của màu đó cho những đồ trang trí nội thất như vỏ


gối, thảm và các không gian lân cận. Kết quả đạt được là một không gian tổng thể
hài hoà và bắt mắt.

4. Phòng trung tính với 1 màu: Nếu bạn muốn có một bảng màu trung tính sắc
nét cho căn phòng của mình, hãy sử dụng tông màu này cho tất cả các bức tường
và đồ dùng nội thất. Thêm vào đó những điểm nhấn nổi bật để tạo cho căn phòng
nét cá tính, tránh phạm phải lỗi sơ đẳng là căn phòng một màu nhạt nhoà, nhàm
chán. Bạn có thể thêm một bình hoa màu ngọc lam, hoặc một chiếc bàn màu vàng
để tạo điểm nhấn nhưng vẫn đảm bảo được nét trung tính của căn phòng.

5. Thêm màu sắc cho cửa chính và cửa sổ: Màu sắc của cánh cửa, khung cửa và
rèm cũng có thể được áp dụng phương pháp phối màu “tone on tone” này. Các
phối các sắc độ đậm nhạt càng đa dạng thì càng tạo được cảm giác ấm cúng và thể
hiện phong cách riêng của bạn hơn.


6.Tạo sự thân thiện cho căn phòng có trần quá cao: Nếu trần quá cao tạo cho
ngôi nhà cảm giác thênh thang và lạnh lẽo, bạn có thể khiến cho ngôi nhà trở nên
ấm cúng hơn bằng việc sử dụng màu một cách thông minh. Hãy sử dụng cùng một
tông màu ở những sắc độ sáng tối khác nhau cho các bức tường để tạo cho không
gian cảm giác sâu và rộng, “đánh lạc hướng” sự chú ý khỏi chiều cao quá khổ của
trần nhà.

7. Cặp đôi “đen – trắng”: Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với hai tông
màu cơ bản là đen và trắng. Vì đây là màu trung tính có thể hoà trộn vào nhau một
cách tự nhiên mà không tạo ra cảm giác gượng gạo. Sử dụng màu đen trắng trên
các loại vải và các đồ trang trí để thêm các chi tiết nhấn nhá cho căn phòng của
bạn.

8. Màu cho phần ngoại thất: Các chi tiết bên ngoài nhà như cửa chớp, máng

nước và ống xối nước cũng có thể áp dụng cách trang trí này. Để tạo sự tương
phản, hãy sử dụng màu ở sắc độ rất tối kết hợp với màu ở sắc độ sáng hơn cho
những đồ trang trí bên ngoài. Sắc độ của màu sắc sẽ rất có hiệu quả trong việc tạo
sự hài hoà với những ngôi nhà lân cận, đặc biệt là trong những khu phố có những
điều khoản chặt chẽ và hạn chế về màu sơn.
9. “Tone on tone” cho sàn nhà: Đối với thiết kế mở bạn có thể phá vỡ sự liên kết
không gian bởi việc sử dụng màu sắc không hợp lý. Vì thế, để các không gian có
sự kết nối, liền mạch với nhau thì những khoảng chuyển tiếp cần được xử lý một
cách nhẹ nhàng, uyển chuyển. Bạn có thể chuyển từ màu sẫm sang màu nhạt (hoặc
ngược lại) khi chuyển từ không gian này sang không gian khác. Sàn gỗ hoặc bê
tông sẽ rất thích hợp khi sử dụng phương pháp này.



10. Phòng ngủ, phòng tắm, nhà bếp và phòng sinh hoạt là các không gian phổ
biến nhất được sử dụng phương án "tone on tone". Trên thực tế, bạn có thể sử
dụng xuyên suốt ngôi nhà để tạo những hiệu quả tốt nhất trong việc tạo được nét
mềm mại trong việc chuyển đổi không gian.

×