Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng mất cân bằng giới tính khi sinh ở tỉnh Bắc Giang và hiệu quả một số biện pháp can thiệp (20122013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 25 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) đã xuất hiện từ đầu những
năm 80 của thế kỷ XX, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế, an
ninh, chính trị, xã hội của nhiều quốc gia ở Châu Á.
Ở Việt Nam, mất cân bằng giới tính khi sinh xuất hiện muộn hơn, từ những
năm đầu của thế kỷ XXI, diễn ra với tốc độ nhanh, ngày càng lan rộng và đã đến
mức nghiêm trọng. Bắc Giang là một trong 10 tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh
(TSGTKS) cao. Nếu để tình trạng này kéo dài, không có sự can thiệp mạnh mẽ thì
sẽ gây hệ luỵ nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Giang nói
riêng và của cả nước nói chung.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng, các
yếu tố ảnh hưỏng mất cân bằng giới tính khi sinh ở tỉnh Bắc Giang và hiệu quả
một số biện pháp can thiệp”(2012 - 2013) với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng mất cân bằng giới tính khi
sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (2007 – 2011);
2. Đánh giá hiệu quả bước đầu một số biện pháp can thiệp làm giảm tốc độ
gia tăng tỷ số giới tính khi sinh ở tỉnh Bắc Giang (2012 -2013).
Những đóng góp mới về khoa học thực tiễn của đề tài
Đã mô tả được thực trạng và xác định được một số yếu tố ảnh hưởng
MCBGTKS: Tuổi, trình độ học vấn, tập quán cư trú, thừa kế; kiến thức, thái độ,
thực hành lựa chọn giới tính thai nhi (LCGTTN); tình hình cung cấp dịch vụ.
Sau 19 tháng thực hiện một số biện pháp can thiệp trên địa bàn toàn tỉnh và
tại 6 xã thuộc 3 huyện nghiên cứu: Ban hành Chỉ thị của UBND tỉnh, Kế hoạch
thực hiện Chỉ thị, truyền thông và can thiệp đối với cơ sở cung cấp dịch vụ. Kết
quả, TSGTKS của tỉnh còn 117,4, giảm được 2,3 điểm phần trăm; TSGTKS của 3


2


huyện nghiên cứu đều giảm so với trước can thiệp; kiến thức, thái độ, thực hành
LCGTTN của các đối tượng chuyển biến rõ rệt.
Bố cục của luận án gồm 145 trang : Đặt vấn đề 2 trang; Chương 1- Tổng
quan 35 trang; Chương 2- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 22 trang;
Chương 3- Kết quả nghiên cứu: 40 trang; Chương 4- Bàn luận: 43 trang; Kết
luận 2 trang; Kiến nghị 1 trang; 31 bảng số; 28 biểu đồ; 2 hình; 7 phụ lục; 123 tài
liệu tham khảo (108 tài liệu tiếng Việt, 15 tài liệu tiếng Anh).
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Tỷ số giới tính khi sinh: là một chỉ số thống kê, được xác định bằng
số trẻ em trai được sinh ra trong một năm trên 100 trẻ em gái sinh ra.
1.1.1.2. Mất cân bằng giới tính khi sinh: TSGTKS theo quy luật 104-106/100;
mức chuẩn sinh học 105/100. MCBGTKS khi TSGTKS vượt mức 108/100.
1.1.2. Thực trạng vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh
1.1.2.1. Mất cân bằng giới tính khi sinh ở một số nước trên thế giới
1.1.2.2. Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam
1.1.2.3. Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở tỉnh Bắc Giang
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng mất cân bằng giới tính khi sinh
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến mất cân bằng giới tính khi sinh trên thế giới
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam
1.2.2.1. Nghiên cứu chung ở Việt Nam
1.2.2.2. Nghiên cứu ở một số tỉnh
1. 3. Hệ lụy và các giải pháp kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh
1.3.1. Hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh
1.3.1.1.

Ảnh hưởng về mặt xã hội


1.3.1.2.

Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế


3

1.3.1.3. Ảnh hưởng đến an ninh, chính trị
1.3.2. Các giải pháp kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh
1.3.2.1. Can thiệp của một số nước trên thế giới
1.3.2.2. Các giải pháp can thiệp ở Việt Nam
CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các cặp vợ chồng sinh con từ 1/2007 - hết 12/2011; người cao tuổi, lãnh
đạo cấp ủy, chính quyền, cán bộ dân số huyện, xã, cán bộ y tế, thống kê, tư pháp,
phụ nữ, thanh niên, mặt trận tổ quốc, văn hóa thông tin, phụ nữ có chồng thực
hiện phá thai từ 08 tuần tuổi trở lên; chủ các cơ sở cung cấp dịch vụ CSSKSS.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng 5 tháng (từ 01/2012 đến hết
5/2012); nghiên cứu can thiệp 19 tháng (từ 6/2012 đến hết 12/2013).
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: Tại 03 huyện Lục Nam, Lạng Giang, Việt Yên;
mỗi huyện 01 thị trấn và 01 xã có TSGTKS cao để nghiên cứu và can thiệp.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu
định lượng, định tính, hồi cứu số liệu thống kê và nghiên cứu can thiệp cộng
đồng (có so sánh trước – sau), không có nhóm chứng.
2.2.2. Nghiên cứu mô tả

2.2.2.1. Thực trạng TSGTKS từ 2007- 2011: TSGTKS (1999-2011), theo thứ tự
sinh; đặc điểm của đối tượng...bằng phương pháp hồi cứu số liệu thống kê.
2.2.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến MCBGTKS:
- Thiết kế: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. kết hợp định tính, định lượng
- Cách chọn mẫu:
+ Chọn mẫu đối tượng các cặp vợ chồng sinh con từ 1/2007- 12/2011,
theo công thức tính cỡ mẫu nghiên cứu mô tả cắt ngang, tính được số mẫu cần


4

điều tra ở mỗi xã, thị trấn là 194 x 6 = 1.164 (cặp vợ chồng), thực tế đã thu thập
được 1.164 phiếu đạt (Lục Nam 387; Lạng Giang 387; Việt Yên 390).
+ Chọn mẫu toàn bộ 319 phụ nữ có chồng phá thai từ 8 tuần tuổi trở lên,
thực tế phỏng vấn được 300 (mỗi huyện 100); 108 chủ cơ sở cung cấp dịch vụ
SKSS, phỏng vấn 100 (Lục Nam 33; Lạng Giang 34; Việt Yên 33); mỗi xã 10
phỏng vấn sâu = 60; 3 thảo luận nhóm ở 3 huyện, 6 thảo luận nhóm ở 6 xã.
2.2.3. Nghiên cứu can thiệp
2.2.3.1. Nội dung và các hoạt động can thiệp
- Can thiệp trên quy mô toàn tỉnh: Thực hiện biện pháp quản lý nhà nước;
truyền thông; can thiệp đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ (thanh tra liên ngành,
kiểm tra, phổ biến các quy định, tổ chức ký cam kết không LCGTTN).
- Can thiệp tại địa bàn nghiên cứu: Tổ chức Hội thảo, truyền thông nhóm,
truyền thông tư vấn trực tiếp tại gia đình, biểu dương phụ nữ tiêu biểu, xây dựng
đội ngũ; tập huấn; phổ biến quy định; phát tờ rơi, tranh, treo pano...; viết bài
tuyên truyền; cung cấp thông tin; ký cam kết, hoạt động ngoại khoá, báo tường.
2.2.3.2. Đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp
- Thiết kế nghiên cứu: Can thiệp cộng đồng có so sánh trước sau
- Đối tượng nghiên cứu, cỡ mẫu và cách chọn mẫu
+ Đối tượng sinh con sau thời gian can thiệp, tính theo công thức đánh

giá hiệu quả can thiệp, được n = 244. Tuy nhiên, đến thời điểm điều tra, trên
địa bàn có 413 đối tượng sinh con nên điều tra toàn bộ, thực tế phỏng vấn
được 400 đối tượng (Lục Nam 133; Lạng Giang 134; Việt Yên 133).
+ Chọn mẫu toàn bộ 104 phụ nữ có chồng phá thai từ 08 tuần tuổi trở
lên tại thời điểm điều tra sau can thiệp, thực tế phỏng vấn được 99 (mỗi huyện
33); 107 chủ cơ sở cung cấp dịch vụ CSSKSS, thực tế đã thu thập được 101
phiếu đạt (Lục Nam 34; Lạng Giang 33; Việt Yên 34).
2.2.3.3. Chỉ số đánh giá hiệu quả can thiệp


5

Hiệu quả đối với TSGTKS toàn tỉnh và 3 huyện nghiên cứu; hiệu quả
làm thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành LCGTTN; hiệu quả đối với tình
hình cung cấp dịch vụ; sự lựa chọn cơ sở cung cấp dịch vụ; hiệu quả làm thay
đổi TSGTKS tại địa bàn nghiên cứu; làm giảm áp lực phải phá thai để đẻ con
trai, giảm tỷ lệ biết GTTN trước khi phá thai và phá thai LCGT.
2.2.4. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu
2.2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp định lượng: Dùng bảng hỏi; sử dụng số liệu thứ cấp.
- Phương pháp định tính: Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.
2.2.4.2. Công cụ thu thập số liệu: Bao gồm 6 mẫu phiếu, điều tra các cặp vợ
chồng, chủ cơ sở siêu âm, chủ cơ sở cung cấp dịch vụ phá thai, phụ nữ phá
thai từ 08 tuần tuổi trở lên, phiếu phỏng vấn sâu, hướng dẫn thảo luận nhóm.
2.3. Tổ chức nghiên cứu
2.3.1. Khảo sát, điều tra thu thập số liệu
2.3.2. Triển khai các hoạt động can thiệp
2.4. Biện pháp khống chế sai số: Thiết kế bộ công cụ, lựa chọn Điều tra viên,
Giám sát viên có kinh nghiệm, điều tra thử, làm sạch phiếu.
2.5. Xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng phần mềm Epiinfo 6.04 và SPSS 16.0; sử

dụng một số thuật toán thống kê y sinh học; tổng hợp kết quả định tính.
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu: Tuân thủ y đức trong nghiên cứu, đảm bảo
bí mật riêng tư; phỏng vấn khách quan; thông tin trung thực; bảo mật số liệu.
2.7. Hạn chế của nghiên cứu: Địa bàn nghiên cứu hẹp, cỡ mẫu nhỏ, tính đại diện
chưa cao; nghiên cứu can thiệp so sánh trước – sau không có nhóm đối chứng,
không thực hiện trên cùng một đối tượng; thời gian can thiệp ngắn (19 tháng);
CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng mất cân bằng giới tính khi sinh ở
tỉnh Bắc Giang


6

3.1.1. Tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2007 - 2011
- Từ năm 1999-2002, TSGTKS chưa tăng (101,0-106,0); đến năm 2004,
TSGTKS bắt đầu tăng (108,4), đặc biệt từ năm 2006 (115,8).
- TSGTKS, giai đoạn 2009-2011: Tăng ngay từ lần sinh thứ nhất 112,0;
lần thứ hai 113,4 và tăng đột biến ở lần thứ ba 217,3; lần thứ tư trở lên 293,7.

3.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến mất cân bằng giới tính khi sinh
3.1.2.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi sinh của người mẹ
Bảng 3.3. Tỷ số giới tính của con theo tuổi người mẹ (n=1.164)
Nhóm tuổi
Giới
tính

SL


Trai

241

Gái

218

<25
TSGT

25 - 34
SL

35 - 44

TSGT

SL

508
110,5

442

Tổng
>44

TSGT


287
114,9

238

SL

TSGT

62
120,5

25

SL

TSGTKS

1.098
248,0

923

119,0

950
525
87
2.021

Tổng 459
TSGT con của mẹ nhóm tuổi <35 là 113,5; nhóm từ 35 trở lên là 132,7.

Bảng 3.4. Tỷ số giới tính của con theo trình độ học vấn người mẹ
(n=1.164)
Số con

THCS trở xuống

THPT trở lên

Tổng

Số lượng

TSGT

Số lượng

TSGT

Số lượng

TSGT

Con trai

561

116,4


537

121,8

1098

119,0

Con gái

482

441

923

Tổng số
1043
978
2021
TSGT con của nhóm mẹ có trình độ học vấn THCS trở xuống là 116,4;
từ THPT trở lên là 537/441= 121,8. TSGT chung là 119,0.
- Dân tộc: Phần lớn các cặp vợ chồng đối tượng nghiên cứu là dân tộc
kinh (vợ 98,6%; chồng 99,8%);
- Họ của con: 100% đối tượng nghiên cứu lấy họ cho con bằng họ cha;


7


- Hoàn cảnh sống: 50,4% đối tượng có chồng là con trai trưởng.
- Điều kiện kinh tế: 67,9% cặp vợ chồng đối tượng tự đánh giá kinh tế
trung bình; 27,0% cặp tự đánh giá là khá giả; có 4,5 % cho rằng còn nghèo.

- Số con trai, con gái và tỷ số giới tính theo thứ tự sinh
Bảng 3.5. Số con trai, con gái của đối tượng theo thứ tự sinh (n=1.164)
Thứ tự
Lục Nam
Lạng Giang
Việt Yên
Chung
sinh, giới
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
tính
Con thứ 1
Con trai
211 54,7
203
53,2
198
51,3
612
52,5

Con gái
176 45,3
184
46.8
192
48,7
552
47,5
Con thứ 2
Con trai
104 55,9
121
53,1
119
50,6
344
53,0
Con gái
82
44,1
107
46,9
116
49,4
305
47,0
Con thứ 3
Con trai
42
71,2

54
71,0
46
64,0
142
68,3
Con gái
18
28,9
22
29,0
26
36,0
66
31,7
+
TSGT lần sinh thứ nhất là 110,9; lần thứ hai: 112,8; lần thứ 3 là 215,1;
+

TSGT chung cho tất cả các lần sinh: 119,0; tỷ lệ sinh con lần 3 chiếm 10,3%.

3.1.2.2. Kiến thức, thái độ và thực hành lựa chọn giới tính thai nhi
- Kiến thức của đối tượng về lựa chọn giới tính thai nhi

Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ đối tượng biết các biện pháp lựa chọn giới tính thai nhi
đã được sử dụng trong cộng đồng (n=1.164)


8


Có 28,0% biết các biện pháp LCGTTN đã sử dụng trong cộng đồng.
Bảng 3.6. Các biện pháp thường được áp dụng để lựa chọn
giới tính thai nhi mà đối tượng biết (n=1.164)
Lục Nam Lạng Giang Việt Yên
Chung
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Siêu âm, phá thai
83 21,4 27
7,0
27
6,9
137
11,8
Tính ngày giờ
48 12,4 32
8,3
18
4,6
98
8,4
Theo kinh nghiệm
53 13,7
9

2,3
16
4,1
78
6,7
Xem tử vi, cầu cúng
7
1,8
9
2,3
5
1,3
21
1,8
Chế độ ăn
43 11,1 46
1,9
15
3,8
104
8,9
Khác
44 11,4 24
6,2
12
3,1
80
6,9
Các đối tượng biết nhiều biện pháp để LCGTTN, trong đó nhiều nhất là
Biện pháp


siêu âm, phá thai lựa chọn giới tính (11,8%).
Bảng 3.7. Hiểu biết của đối tượng về ảnh hưởng của lựa chọn giới tính
thai nhi và các hành vi bị pháp luật cấm (n=1.164)
Lục Nam
Lạng Giang Việt Yên
SL
%
SL
%
SL %
Ảnh hưởng của lựa chọn giới tính thai nhi
Không ảnh hưởng gì
62
16,0
62
16,0
23 5,9
Ảnh hưởng/hành vi

Chung
SL
%
147

12,6

973
678
6


83,6
58,2
0,5

88,

Thừa nam, thiếu nữ
315 81,4 313
80,9 345
Nam sẽ khó lấy vợ
217 56,1 159
41,1 302
Các ý kiến khác
1
0,3
1
0,3
4
Các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi bị pháp luật cấm
Tuyên truyền LCGTTN
174 45,0
168
43,4 231
Thông báo GTTN
232 59,9
221
57,1 284
Bỏ thai nhi vì giới tính
257 66,4

189
48,8 299
Không biết
51 13,2
67
17,3
22

5
77,4
1,0
59,2
72,8
76,7
5,6

573
737
745
140

49,2
63,3
64,0
12,0

Còn 12,6% đối tượng cho là việc LCGTTN không ảnh hưởng gì
đến xã hội; 12,0% không biết hành vi LCGTTN nào bị pháp luật cấm.
+ Ý kiến của đối tượng về lý do lựa chọn giới tính thai nhi
Bảng 3.9. Áp lực sinh con trai ở địa phương và lý do thực hiện (n=1.164)

Lý do

Lục Nam
SL

%

Lạng Giang
SL

%

Việt Yên
SL

%

Chung
SL

%


9
Có áp lực về việc phải sinh con trai

Có bị áp lực
205 53,0
50
12,9 106 27,2 361 31,0

Không bị áp lực
182 47,0 336
86,8 283 72,6 801 68,8
Không trả lời
0
0
1
0,3
1
0,3
2 0,2
Lý do để các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi vẫn được thực hiện
Không bị phạt
306 79,1 250
64,6 317 81,3 873 75,0
Không ai nhắc nhở
99 25,6
92
23,8 60 15,4 251 21,6
Nhiều dịch vụ hỗ trợ
314 81,1 199
51,4 302 77,4 815 70,0
Khác
0
0,0
6
1,6 23
5,9
29 2,5
Có 31,0% trả lời có bị áp lực phải sinh được con trai; có nhiều lý do để

các hành vi LCGTTN vẫn thực hiện được.

+ Ý kiến của đối tượng về biện pháp hạn chế tình trạng LCGTTN:
Bảng 3.12. Ý kiến về các loại hình truyền thông hiệu quả (n=1.164)
Loại hình

Lục Nam

SL
truyền thông
Phát thanh, truyền hình 210
Báo, tạp chí
10
Áp phích, tờ rơi
23
Internet
4
Truyền thông nhóm
77
Tư vấn tại nhà
59
Khác
0
Loại hình truyền thông

Lạng Giang

%

SL


%

54,3 194
2,6
6
5,9
12
1,0
0
19,9 147
15,2 28
0,0
0
hiệu quả chưa

Việt Yên
SL

%

Chung
SL

%

50,1 242 62,1 646 55,5
1,6
8
2,1

24
2,1
3,1
32 8,2
67
5,8
0,0
0
0,0
4
0,3
38,0 56 14,4 280 24,1
7,2
42 10,8 129 11,1
0,0
7
1,8
7
0,6
áp dụng ở địa phương: truyền

thông nhóm (24,1%); tư vấn trực tiếp tại hộ gia đình (11,1%).

- Thái độ của đối tượng về việc lựa chọn giới tính thai nhi
Bảng 3.13. Dự định sinh thêm con của đối tượng và mong muốn giới tính
của con trong lần sinh tiếp theo (n=1.164)
Dự định/ mong
muốn
Có dự định
Mong con trai

Mong con gái
Không quan trọng
Không dự định
Không trả lời

Lục Nam
SL

218
109
60
49
160
9

Lạng Giang

%

SL

%

56,3
50,0
27,5
22,5
41,3
2,3


130
85
23
22
254
3

33,6
65,4
17,7
16,9
65,6
0,8

Việt Yên
SL

168
88
35
42
221
1

Chung

%

SL


%

43,1
3,4
20,8
25,0
56,7
0,3

516
282
118
113
635
13

44,3
54,6
22,9
21,9
54,6
1,1


10

Có 516 người (44,3%) có dự định sinh thêm con; trong đó 54,6% mong
con trai; 22,9% mong con gái (22,9%); 21,9% không quan trọng trai hay gái.

- Thực hành lựa chọn giới tính thai nhi của đối tượng:

+ Tỷ lệ đối tượng LCGTTN trong lần sinh gần nhất:

Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ đối tượng lựa chọn giới tính thai nhi trong lần sinh gần
nhất (n=1.164)
Có 18,0% trả lời là có LCGTTN trong lần sinh gần nhất;

+ Lý do thực hiện phá thai của các đối tượng


11

Biểu đồ 3.10. Lý do phá thai của các đối tượng (n=183)
Trong số 183 đối tượng phá thai, có 8,7% phá với lý do thai nhi là gái;

3.1.3.3. Tình hình cung ứng dịch vụ lựa chọn giới tính thai nhi
- Tình trạng biết giới tính thai nhi trước khi sinh:

Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ biết giới tính thai nhi trước khi sinh (n=1.164)
Có 74,7% đối tượng trả lời biết GTTN trước khi sinh.

- Tình trạng siêu âm chẩn đoán GTTN:


12

Biểu đồ 3.15.Tỷ lệ đối tượng biết giới tính thai nhi qua siêu âm (n=1.155)
Có 70,3% đối tượng biết GTTN khi đi siêu âm.

3.1.3.4. Thực trạng phá thai ở tỉnh Bắc Giang qua số liệu điều tra các
phụ nữ có chồng thực hiện phá thai từ 8 tuần tuổi trở lên, ở 3 huyện

nghiên cứu, năm 2012
- Tình hình siêu âm trước khi phá thai và lý do phá thai của đối tượng
Bảng 3.20. Tỷ lệ đối tượng biết giới tính thai nhi trước
khi phá thai và cách biết giới tính thai nhi (n=300)
Lục Nam
Lạng Giang
Việt Yên
Chung
Giới tính và
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
cách biết
Tỷ lệ biết GTTN trước khi phá thai
Ko rõ, ko biết
70
70,0
75
75,0
68
68,0 213 71,0
Biết GTTN
29
29,0
25

25,0
28
28,0
82
27,4
Không trả lời
1
1,0
0
0,0
5
4,0
5
1,6
Cách biết GTTN của đối tượng (n=biết GTTN )
Siêu âm
29
100,0
24
96,0
27
96,0
36
97,7
Đoán
0
0,0
1
4,0
1

4,0
2
2,3
Có 27,4% biết GTTN trước khi phá thai; trong đó 97,7% biết qua siêu âm.


13

Biểu đồ 3.16. Lý do các đối tượng thực hiện phá thai (n=300)
Có 10,7% đối tượng thực hiện phá thai khi biết thai nhi là gái.

- Áp lực phải phá thai để đẻ con trai
Bảng 3.21. Áp lực phải phá thai để đẻ con trai (n=300)
Lục Nam
Lạng Giang
Việt Yên
Chung
Áp lực phải phá
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
thai
Có bị áp lực
65
65,0

62
62,0
58
58,0 185 61,7
Không bị áp lực
35
35,0
37
37,0
32
32,0 114 38,0
Không trả lời
0
0,0
1
1,0
0
0,0
1
0,3
Có 61,7% trả lời có bị áp lực phải phá thai để đẻ con trai.

3.2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp
3.2.1. Hiệu quả can thiệp trên quy mô toàn tỉnh
Bảng 3.24. Số sinh, tỷ số giới tính khi sinh toàn tỉnh và 3 huyện nghiên
cứu năm 2013
Giới tính

Lạng Giang


Lục Nam

Trai

2.016

Gái

1.745 115,5 1.814 121,8

1.598

3.761

3.452

Tổng

2.209

Việt Yên

4.023

1.854

Toàn tỉnh
16.774

116,0


14.292
31.066

117,4


14

Biểu đồ 3.17. Tỷ số giới tính khi sinh trước và sau can thiệp
TSGTKS toàn tỉnh và các huyện nghiên cứu sau can thiệp đều giảm.
3.2.2. Hiệu quả tại địa bàn nghiên cứu qua điều tra đối
tượng bà mẹ sinh con
- Làm thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành LCGTTN (ĐVT: Tỷ lệ %)
Bảng 3.25. Thay đổi kiến thức về ảnh hưởng của lựa chọn giới tính thai nhi
SCT
(n=400)
8,3

(Tăng, giảm)

Không ảnh hưởng gì

TCT
(n=1.164)
12,6

- 4,3

34,1


Thừa nam, thiếu nữ

83,6

91,8

+ 8,2

9,8

Nội dung

So sánh

CSHQ

Thiếu nữ, khó lấy vợ
58,2
66,3
+ 8,1
13,9
Số cho là LCGTTN không ảnh hưởng gì đối với xã hội giảm, CSHQ 34,1%.
Bảng 3.26. Hiệu quả thay đổi dự định sinh thêm con của đối tượng
Dự định

TCT
(n=1.164)

SCT

(n=400)

So sánh
(Tăng,
giảm)

CSHQ

Có dự định
44,3
48,8
- Có 1 con còn sống
83,5
88,7
- Có 2 – 3 con còn sống
16,5
11,3
- 5,2
31,5
Không có dự định
54,6
51,3
Số đối tượng có 2 - 3 con còn sống có dự định sinh thêm con giảm.


15

Bảng 3.27. Hiệu quả thay đổi mong muốn của đối tượng về
giới tính con tiếp theo
TCT

SCT
So sánh
CSHQ
(tăng, giảm)
(n=516)
(n=195)
Mong muốn con trai
54,6
40,0
- 14,6
26,7
- Đã có con trai
9,3
3,6
- Chưa có con trai
45,4
36,4
9,0
19,8
Mong muốn con gái
22,9
32,3
+ 9,4
41,0
- Đã có con gái
0,6
0,5
- Chưa có con gái
22,3
31,8

+ 9,5
42,6
Không quan trọng
21,9
27,7
+ 5,8
26,5
Số đối tượng mong giới tính con tiếp theo là con trai, giảm.
Mong muốn

CSHQ=51,1%

Biểu đồ 3.18. Tỷ lệ lựa chọn giới tính thai nhi trong lần sinh gần nhất
Tỷ lệ LCGTTN trong lần mang thai gần nhất giảm, CSHQ 51,1%.

- Hiệu quả đối với tình hình cung ứng dịch vụ sau thời gian can thiệp


16
CSHQ=9,1%

Biểu đồ 3.19. Tỷ lệ biết giới tính thai nhi qua siêu âm
Tỷ lệ đối tượng biết GTTN qua siêu âm sau can thiệp 63,9%, giảm được
6,4% so với trước can thiệp, CSHQ đạt 9,1%.
CSHQ=12,4%

Biểu đồ 3.20. Tỷ lệ đối tượng biết giới tính thai nhi trước khi sinh
Tỷ lệ đối tượng biết GTTN trước khi sinh sau can thiệp 64,8%, giảm
được 9,2% so với trước can thiệp, CSHQ đạt 12,4%.


- Hiệu quả đối với tỷ số giới tính khi sinh tại địa bàn nghiên cứu:
Bảng 3.29. Tỷ số giới tính khi sinh theo thứ tự sinh trước và sau can thiệp
ĐVT: Tỷ lệ (%)
Lần sinh

TCT

SCT

So sánh

CSHQ


17

(n=1.164)

(n=400)

(tăng, giảm)

Thứ nhất

110,9

109,6

-1,3


1,2

Thứ 2

112,8

108,4

-4,4

3,9

Thứ 3+

221,9

166,7

-55,2

24,9

Các lần sinh

119,0

112,8

- 6,2


5,2

Tỷ lệ sinh con 3+
10,2%
8,0%
-2,2%
21,6
+
Tỷ lệ sinh con lần 3 , số trẻ em trai/số trẻ gái được sinh ra theo thứ tự
sinh và trong tất cả các lần sinh sau can thiệp đều giảm so với trước can thiệp,
+

CSHQ từ 1,2 – 24,9%; đặc biệt là lần sinh thứ 3 , TSGT giảm 55,2%, CSHQ
+

24,9%; tỷ lệ sinh con lần 3 giảm 2,2% và CSHQ đạt 21,6%.

3.2.3. Hiệu quả tại địa bàn nghiên cứu qua điều tra đối tượng phá thai
- Hiệu quả đối với cơ sở cung cấp dịch vụ :

CSHQ=52,2%

Biểu đồ 3.21. Hiệu quả đối với tình trạng biết giới tính
thai nhi trước khi
phá thai
Tỷ lệ đối tượng biết GTTN trước khi phá thai sau can thiệp (13,1%),
thấp hơn trước can thiệp (27,4%); CSHQ đạt 52,2%.

- Hiệu quả làm giảm áp lực phải phá thai của gia đình, cộng đồng



18
CSHQ=32,9%

Biểu đồ 3.23. Hiệu quả làm giảm áp lực phải phá thai
để đẻ con trai
Tỷ lệ đối tượng có bị áp lực phải phá thai để đẻ con trai sau can thiệp
còn 41,4%, giảm được 20,3% so với trước can thiệp, CSHQ 32,9%.

- Hiệu quả đối với việc thực hiện phá thai để LCGTTN:
CSHQ=62,6%

Biểu đồ 3.24. Hiệu quả đối với việc phá thai lựa
chọn giới tính


19

Tỷ lệ đối tượng phá thai do thai nhi là gái sau can thiệp còn 4,0%, giảm
được 6,7% so với trước can thiệp, CSHQ đạt 62,6%.
CHƯƠNG 4

BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở tỉnh Bắc Giang và các
yếu tố ảnh hưởng
4.1.1. Tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh Bắc Giang, từ 1999-2011
TSGTKS ở Bắc Giang xuất hiện muộn (2004), rõ rệt nhất từ 2006, tốc
độ tăng nhanh chóng; TSGTKS tăng cao ở tất cả các lần sinh theo thứ tự sinh.
4.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến mất cân bằng giới tính khi sinh ở tỉnh
Bắc Giang

4.1.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi sinh người mẹ: Tuổi người mẹ càng cao thì TSGT con càng cao.
- Trình độ học vấn của đối tượng: TSGT của con các nhóm đối tượng có
trình độ học vấn trung học phổ thông trở lên (121,8) cao hơn nhiều so với
nhóm đối tượng trình độ học vấn trung học cơ sở trở xuống (116,4);

- Số con trai, gái của đối tượng và tỷ số giới tính khi sinh theo thứ tự sinh
TSGT chung cho tất cả các lần sinh của đối tượng nghiên cứu (119,0) cao
tương đương với kết quả chung toàn tỉnh, phù hợp với kết quả TGGTKS chung,
TSGTKS theo thứ tự sinh của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009-2011 và khẳng
định sự LCGTTN có liên quan đến số con trai, con gái theo thứ tự sinh.
4.1.2.2. Kiến thức, thái độ và thực hành lựa chọn giới tính thai nhi
- Kiến thức của đối tượng về lựa chọn giới tính thai nhi:
+ Có 29,0% đối tượng trả lời biết các biện pháp để LCGTTN; các đối
tượng này sẽ tìm đến các dịch vụ hỗ trợ rất sẵn có ở địa phương để LCGTTN,
làm tăng tỷ lệ phá thai, tỷ lệ biết GTTN trước sinh và tăng TSGTKS.


20

+ Biện pháp LCGTTN đối tượng biết đến nhiều nhất là siêu âm, phá thai
(11,8%), các biện pháp khác ít hơn; kết quả này cho thấy để có thể hạn chế
tình trạng LCGTTN, cần tập trung nhiều hơn cho việc kiểm soát chặt chẽ các
cơ sở cung cấp dịch vụ siêu âm, phá thai.
+ Còn 12,6% đối tượng cho là LCGTTN không ảnh hưởng gì đến xã
hội, 12,0% không biết hành vi LCGTTN nào bị pháp luật cấm; số đối tượng
này sẽ trực tiếp hoặc tuyên truyền vận động người khác tham gia LCGTTN;
kết quả này cho thấy nhiệm vụ của công tác tuyên truyền còn rất nặng nề.
+ Ý kiến của đối tượng về lý do LCGTTN: Có 31,0% trả lời bị áp lực về
việc phải sinh được con trai, thể hiện tâm lý ưa thích con trai còn rất nặng nề,

trong đó ở nông thôn 21,4%, thành thị 9,6%; đây là một trở ngại lớn đối với
công tác tuyên truyền bởi ở Bắc Giang, hơn 90% dân số sống ở nông thôn.
Theo ý kiến của các đối tượng, việc giám sát thực hiện quy định của
pháp luật của các cơ quan chức năng còn hạn chế, bên cạnh đó thì các dịch vụ
hỗ trợ LCGTTN lại rất sẵn có, nên các hành vị LCGTTN vẫn thực hiện được.
+ Để hạn chế tình trạng LCGTTN: Ngoài những loại hình truyền thông
phổ biến mà các đối tượng đã tiếp cận (64,3%), cần tăng cường truyền thông
nhóm, sinh hoạt câu lạc bộ (24,1%), tư vấn trực tiếp tại hộ gia đình (111,1%).
- Thái độ của đối tượng về lựa chọn giới tính thai nhi: Trong số 44,3 %
đối tượng có dự định sinh thêm con, có 13,5% đã có 2 con nhưng vẫn muốn
sinh thêm, kết quả này cảnh báo vấn đề tăng tỷ lệ sinh con lần 3 trở lên, ở lần
sinh này nguy cơ LCGTTN cao sẽ làm cho TSGTKS tăng cao; kết quả 54,6%
đối tượng mong muốn giới tính của con tiếp theo là trai, cho thấy, tâm lý ưa
thích con trai trong cộng đồng rất mạnh mẽ.
- Thực hành lựa chọn giới tính thai nhi của đối tượng: Trong lần sinh
gần nhất, có 18,0% đối tượng trả lời là có LCGTTN, cho thấy, đã có một tỷ lệ
khá cao các đối tượng LCGT cho đứa con của mình.


21

Có 8,7% đối tượng trả lời phá thai với lý do thai nhi là gái; nếu tính theo
tỷ số phá thai chung toàn tỉnh, mỗi năm có trên 7000 phụ nữ phá thai thì có
khoảng hơn 600 thai nhi gái bị phá bỏ, dẫn đến sự chênh lệch về số trẻ trai và
trẻ gái được sinh ra, làm cho TSGTKS của tỉnh Bắc Giang tăng lên.
4.1.2.3. Tình hình cung ứng dịch vụ lựa chọn giới tính thai nhi
Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 74,7% biết GTTN trước khi sinh,
70,3% biết GTTN qua siêu âm, như vậy việc sử dụng siêu âm để chẩn đoán
GTTN là rất phổ biến;
4.1.2.4. Thực trạng phá thai ở tỉnh Bắc Giang qua số liệu điều tra các phụ

nữ có chồng thực hiện phá thai từ 8 tuần tuổi trở lên, năm 2012
- Tình hình siêu âm trước khi phá thai và lý do phá thai:
Tỷ lệ biết GTTN trước khi phá thai 27,4%, trong đó 97,7% biết qua siêu
âm, cho thấy tỷ lệ phá thai to khá cao, bởi hầu hết các cơ sở siêu âm chỉ biết
GTTN khi thai đã trên 3 tháng tuổi; điều này cũng cho thấy việc đối tượng biết
GTTN từ các dịch vụ siêu âm là rất phổ biến.
Trong số đối tượng đã phá thai, có 10,7% đối tượng nói rõ lý do phá thai
khi biết thai nhi là gái, chỉ có 1,7% phá thai khi biết thai nhi là trai. Tỷ lệ này đã
góp phần làm tăng cao TSGTKS tại địa bàn nghiên cứu và khẳng định có sự hỗ
trợ của các cơ sở cung cấp dịch vụ cho mục đích phá thai vì lý do giới tính.
- Áp lực về việc phải phá thai để đẻ con trai: Có tới 61,7% đối tượng trả lời
có bị áp lực của gia đình về việc phải phá thai để đẻ con trai, cho thấy có nhiều
đối tượng phải chịu áp lực trước quyết định phá thai để LCGTTN theo ý muốn.
4.2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp
4.2.1. Hiệu quả can thiệp trên quy mô toàn tỉnh
Hiệu quả đối với TSGTKS của cả tỉnh và 3 huyện nghiên cứu


22

TSGTKS của tỉnh còn 117,4, giảm 2,3 điểm phần trăm so với trước can
thiệp (119,7); năm 2014 vẫn tiếp tục giảm (115,7); 6 tháng đầu năm 2015 còn
115,0. TSGTKS của 3 huyện nghiên cứu đều giảm, cho thấy việc triển khai
đồng bộ các giải pháp can thiệp đã có hiệu quả trong việc làm giảm TSGTKS.
4.2.2. Hiệu quả can thiệp tại địa bàn nghiên cứu qu điều tra đối tượng vợ
chồng sinh con trong thời gian từ tháng 5 đến hết tháng 8 năm 2013
- Hiệu quả làm thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành LCGTTN
+ Kiến thức của đối tượng về LCGTTN: Tỷ lệ đối tượng biết hậu quả
của LCGTTN tăng lên... Những thay đổi về kiến thức sẽ có sự tác động đến
thực hành LCGTTN, cho thấy hiệu quả rõ rệt của công tác truyền thông.

+ Thái độ của đối tượng: Dự định sinh thêm con ở những đối tượng có
2-3 con còn sống, mong muốn sinh con trai có giảm hơn, quan niệm về giới
tính của con không quan trọng tăng và có hiệu quả rõ rệt, cho thấy thái độ của
đối tượng về việc nhất định phải có con trai đã có sự chuyển biến.
+ Thực hành LCGTTN: Tỷ lệ LCGTTN trong lần sinh gần nhất giảm rõ
rệt, còn 8,8%, giảm 9,2% so với trước can thiệp (18,0%).
Sau can thiệp, sự thay đổi về kiến thức, thái độ của các đối tượng về
LCGTTN có tác động tích cực đến thực hành LCGTTN, làm giảm TSGTKS.
- Hiệu quả đối với tình hình cung cấp dịch vụ
Tình trạng biết GTTN trước khi sinh cũng đã giảm rõ rệt, đặc biệt là tỷ lệ biết
qua siêu âm, cho thấy tình trạng thông báo GTTN nói riêng và ý thức của người cung
cấp dịch vụ hỗ trợ LCGTTN đã có những chuyển biến rõ rệt.
Tỷ lệ đối tượng biết GTTN qua siêu âm đã giảm còn còn 63,9%, nhưng vẫn còn
cao cho thấy việc kiểm soát các cơ sở cung cấp dịch vụ này chưa chặt chẽ.
- Hiệu quả đối với tỷ số giới tính khi sinh tại địa bàn nghiên cứu


23

Kết quả nghiên cứu cho thấy, TSGTKS của cả 3 huyện nghiên cứu,
TSGTKS chung của tất cả các lần sinh và của từng lần sinh theo thứ tự sinh của các
đối tượng tại địa bàn nghiên cứu đều giảm hơn so với trước can thiệp.
4.2.3. Hiệu quả can thiệp tại địa bàn nghiên cứu qua điều tra đối tượng phụ nữ
có chồng thực hiện phá thai trên 8 tuần tuổi, từ tháng 5 đến hết tháng 8/2013
- Tỷ lệ biết GTTN trước khi phá thai giảm cho thấy có sự thay đổi rõ rệt về ý
thức chấp hành pháp luật của các cơ sở cung cấp dịch vụ về LCGTTN.
- Tỷ lệ có bị áp lực về việc phải phá thai để đẻ con trai giảm góp phần làm
giảm tỷ lệ phá thai chung, tỷ lệ phá thai LCGTTN và làm giảm TSGTKS.
- Tỷ lệ đối tượng phá thai khi biết thai nhi là gái sau can thiệp còn 4,0%,
giảm được 6,7% só với trước can thiệp, cho thấy, sự tác động của các hoạt động

can thiệp đã có ảnh hưởng tích cực, từng bước, ban đầu là đến nhận thức, sau nữa
là đến thái độ của đối tượng đối với phá thai LCGT và cuối cùng là làm thay đổi
việc thực hành LCGTTN của đối tượng.

KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng mất cân bằng giới tính khi sinh
ở tỉnh Bắc Giang (2007 – 2012)
- Thực trạng tỷ số giới tính khi sinh: Mất cân bằng giới tính khi sinh
xuất hiện từ năm 2004; tỷ số giới tính khi sinh tăng rõ rệt từ năm 2006, sau đó
tăng liên tục và dao động xung quanh mức 120,0; tăng cao ngay từ lần sinh
thứ nhất, tăng cả ở lần sinh thứ hai và tăng đột biến ở lần sinh thứ 3 trở lên.
- Một số yếu tố ảnh hưởng mất cân bằng giới tính khi sinh:
+ Tuổi sinh, trình độ học vấn người mẹ, tập quán cư trú bên nội, con
mang họ cha và tập quán thừa kế tài sản cho con trai, giới tính con đã có.
+ Kiến thức của đối tượng: Biết biện pháp lựa chọn giới tính thai nhi
(28,0%); biết nhiều biện pháp lựa chọn giới tính: siêu âm, phá thai (11,8%),
tư vấn của bác sỹ (9,9%); biết pháp luật cấm: thông báo giới tính thai nhi


24

(63,3%), loại bỏ thai nhi vì giới tính (64,0%); cho rằng lựa chọn giới tính thai
nhi không ảnh hưởng gì (12,6%); có áp lực phải sinh con trai (31,0%). Thái
độ: 16,5% đã có 2-3 con vẫn có dự định sinh thêm con, 58,8% muốn có con
trai để nỗi dõi. Thực hành lựa chọn giới tính thai nhi: 18,0% lựa chọn giới
tính thai nhi trong lần sinh gần nhất; 8,7% phá thai khi biết thai nhi là gái.
+ Tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ hỗ trợ lựa chọn giới tính thai nhi:
Biết giới tính thai nhi trước khi sinh (74,7%), biết giới tính thai nhi qua siêu
âm (70,3%), biết giới tính thai nhi trước khi phá thai (27,4%), phá thai khi biết

thai nhi là gái (10,7%), có áp lực phải phá thai để đẻ con trai (61,7%).
2. Hiệu quả bước đầu một số biện pháp can thiệp làm giảm tốc độ gia
tăng tỷ số giới tính khi sinh ở tỉnh Bắc Giang (2012 -2013)
- Các biện pháp can thiệp:
+ Quản lý nhà nước, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở cung cấp dịch vụ.
+ Truyền thông thay đổi nhận thức của cộng đồng về sự ưa thích con
trai; thay đổi hành vi lựa chọn giới tính thai nhi của các đối tượng chuẩn bị
sinh con, chưa có con trai, học vấn cao, kinh tế khá; truyền thông, tư vấn
không lựa chọn giới tính thai nhi lồng ghép với hoạt động của “Câu lạc bộ phụ
nữ không sinh con thứ 3”, tập trung truyền thông nhóm, truyền thông tư vấn
trực tiếp tại hộ gia đình.
- Hiệu quả can thiệp:
+ Tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn toàn tỉnh (giảm được 2,3 điểm
phần trăm) và các huyện nghiên cứu năm 2013 đều giảm so với năm 2011. Tỷ
số giới tính khi sinh ở các lần sinh và tỷ lệ sinh con lần 3 trở lên đều giảm.
+ Kiến thức của đối tượng chuyển biến rõ rệt: tỷ lệ biết về hậu quả của
mất cân bằng giới tính khi sinh tăng (tỷ lệ cho rằng lựa chọn giới tính thai nhi
không ảnh hưởng gì giảm 4,3%, chỉ số hiệu quả 34,1%); biết các hành vi liên
quan đến lựa chọn giới tính thai nhi bị pháp luật cấm tăng (tỷ lệ biết pháp luật
cấm thông báo giới tính thai nhi tăng 15,0%, chỉ số hiệu quả 23,7%).


25

+ Thái độ của đối tượng chuyển biến rõ: Dự định sinh thêm con của các
đối tượng đã có 2-3 con giảm 5,2% (chỉ số hiệu quả 31,5%); mong muốn giới
tính con tiếp theo là trai giảm 14,6% (chỉ số hiệu quả 26,7%).
+ Thực hành lựa chọn giới tính thai nhi thay đổi rõ rệt: Tỷ lệ lựa chọn
giới tính thai nhi trong lần sinh gần nhất giảm 9,2%, chỉ số hiệu quả 51,1%;
tỷ lệ phá thai nhi là gái giảm 6,7%, chỉ số hiệu quả 62,6%.

+ Các cơ sở cung cấp dịch vụ lựa chọn giới tính thai nhi được kiểm soát
tốt hơn: Tỷ lệ biết giới tính thai nhi qua siêu âm giảm 6,4%, chỉ số hiệu quả
9,1%; biết giới tính thai nhi trước khi sinh giảm 9,2%, chỉ số hiệu quả 12,4%;
biết giới tính thai nhi trước khi phá thai giảm 14,3%, chỉ số hiệu quả 52,2%; bị
áp lực phải phá thai để đẻ con trai giảm 20,3%, chỉ số hiệu quả 32,9%; tỷ lệ
siêu âm ở cơ sở y tế nhà nước tăng 12,8%, chỉ số hiệu quả 62,4%.

KIẾN NGHỊ
1. Tăng cường đầu tư nguồn lực, triển khai đồng bộ, quyết liệt và rộng
khắp các hoạt động can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh trên
phạm vi cả nước, có sự vào cuộc và cam kết của hệ thống chính trị.
2. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về y tế; kiểm soát nghiêm
ngặt hoạt động của các cơ sở cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản; nhân rộng và duy trì loại hình hoạt động truyền thông nhóm, sinh hoạt
câu lạc bộ, truyền thông, tư vấn trực tiếp tại hộ gia đình, tuyên truyền vận
động nhân dân không tham gia lựa chọn giới tính thai nhi .
3. Cần có các nghiên cứu tiếp theo để đánh giá sự ảnh hưởng của các
yếu tố tôn giáo, điều kiện kinh tế của các đối tượng đến tỷ số giới tính khi sinh
và hiệu quả bền vững của các giải pháp can thiệp./.


×