Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Quy hoạch nông thôn mới xã Thuận huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.69 MB, 94 trang )

Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH XÂY DỰNG NTM 1
II. MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH 2
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ QUY HOẠCH 2
1. Phạm vi quy hoạch 2
2. Đối tượng quy hoạch 2
3. Nhiệm vụ quy hoạch 2
4. Thời gian lập quy hoạch 2
IV. CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH 2
PHẦN THỨ HAI 4
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI. .4
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 4
1. Vị trí địa lý 4
2. Khí hậu thời tiết 5
3. Địa hình: 5
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 6
1. Thực trạng phát triển kinh tế 6
2. Hiện trạng sản xuất nông - lâm - thủy sản 7
3. Hiện trạng phát triển văn hóa – xã hội 14
4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội 17
III. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 19
IV. HIỆN TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG 22
V. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIAI ĐOẠN 2006-2010 32
PHẦN THỨ BA 37
CÁC DỰ BÁO TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN MỚI XÃ THUẬN ĐẾN NĂM 2015 37
I. TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XA HỘI 37
1. Xác định các tiềm năng: 37


2. Định hướng phát triển 38
II. MỘT SỐ DỰ BÁO VỀ QUY MÔ DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ ĐẤT ĐAI
41
Báo cáo tổng hợp
Trang i
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa
1. Dự báo dân số, lao động 41
2. Dự báo nhu cầu sử dụng đất và xây dưng thiết chế văn hoá – TT khu trung tâm
xã và các thôn 42
PHẦN THỨ TƯ 44
ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 44
I. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT 44
1. Quy hoạch vùng sản xuất tập trung: 44
2. Quy hoạch ngành sản xuất nông nghiệp: 45
3. Ngành chăn nuôi 50
4. Quy hoạch ngành lâm nghiệp: 51
5. Lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất phù hợp để thúc đẩy phát triển sản xuất
trên địa bàn xã Thuận 52
6. Quy hoạch đường giao thông phục vụ sản xuất 54
II. QUY HOẠCH CÁC NGÀNH PHI NÔNG NGHIỆP 55
1. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 55
2. Thương mại - dịch vụ 55
III. QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG 55
1. Định hướng quy hoạch các thôn bản: 55
2. Định hướng quy hoạch trung tâm xã: 58
3. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật: 59
4. Củng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính
trị cơ sở 63
5. An ninh trật tự xã hội 65
IV. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 66

1. Phương án Quy hoạch sử dụng đất 66
2. Kế hoạch sử dụng đất 71
V. KINH TẾ VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ 73
1. Tổng kinh phí 73
2. Nguồn kinh phí và cơ cấu đầu tư 73
3. Kế hoạch đầu tư: 74
4. XÁC ĐỊNH CÁC DANH MỤC ƯU TIÊN 75
PHẦN THỨ TƯ 76
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA QUY HOẠCH 76
1. Hiệu quả về kinh tế 77
Báo cáo tổng hợp
Trang ii
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa
2. Hiệu quả xã hội 78
3. Hiệu quả về môi trường 78
4. Các giải pháp thực hiện 79
4.1. Tuyên truyền vận động dân thực hiện xây dựng nông thôn mới 79
4.2. Giải pháp về huy động vốn 79
4.3. Giải pháp về các dự án ưu tiên 79
4.4. Đền bù giải phóng mặt bằng 80
4.5. Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ 80
4.6. Giải pháp tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 81
4.7. Giải pháp xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng 82
4.8. Giải pháp về bảo vệ môi trường 82
4.9. Giải pháp về chính sách 83
PHẦN THỨ NĂM 85
TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH 85
I. CÔNG BỐ, CÔNG KHAI ĐỒ ÁN QUY HOẠCH 85
II. NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN ĐƠN VỊ LIÊN QUAN 85
1. Đối với UBND huyện và các ban ngành của huyện 85

2. Đối với UBND xã Thuận 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
I. KẾT LUẬN 90
II. KIẾN NGHỊ 91
Báo cáo tổng hợp
Trang iii
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa
PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH XÂY DỰNG NTM
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai
đoạn 2010-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010. Đây là một chương trình tổng thể về phát triển
kinh tế-xã hội, chính trị và an ninh, quốc phòng, góp phần quan trọng vào phát
triển nông thôn toàn diện nâng cao đời sống người dân về mọi mặt.
Tỉnh Quảng Trị hiện có 117 xã thuộc phạm vi thực hiện chương trình
Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-
2020. Từ năm 2010, tỉnh Quảng Trị tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng nông
thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia. Kết quả cho thấy, toàn tỉnh đạt bình quân
24,4% so với Bộ tiêu chí quốc gia, đa số các xã đạt từ 15-25%; chỉ có 7 xã đạt
trên 50%. Số xã đạt dưới 5 tiêu chí là 67/117 xã, chiếm 57,2%.
Các tiêu chí đã đạt được hầu hết đều kế thừa từ hiệu quả mà các chương
trình, dự án trước đó mang lại như chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo
và tạo việc làm, chương trình 134, 135 Các tiêu chí về hạ tầng, kinh tế và các
hình thức khác đạt thấp.
Xã Thuận là xã duy nhất của huyện Hướng Hóa được tỉnh Quảng Trị chọn
làm xã điểm xây dựng NTM. Đây là xã vùng cao, đồng bào dân tộc thiểu số
chiếm 80% dân số, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Từ ngày được chọn làm xã điểm xây dựng NTM, người dân và chính
quyền xã Thuận không ngừng nỗ lực trong phát triển kinh tế cũng như các lĩnh
vực khác nhằm đạt các tiêu chí NTM. Trong đó, phát triển kinh tế được địa

phương coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và là động lực để thúc đẩy
các lĩnh vực khác phát triển.
Bên cạnh những thuận lợi đó chương trình NTM trên địa bàn xã cũng gặp
nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là việc nhận thức về chương trình xây dựng
NTM ở cấp thôn bản cũng chưa rõ ràng và thiếu thông tin. Cơ chế huy động nội
lực, ưu tiên lồng ghép nguồn vốn của các chương trình mục tiêu còn lung túng.
Việc định hướng quy hoạch, lộ trình quy hoạch xây dựng NTM phù hợp với
thực tế của địa phương đang là một thách thức lớn, đặc biệt là tiêu chí chuyển
đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân là không hề dễ
dàng, đòi hỏi phải có thời gian lâu dài và tập trung đầu tư nguồn lực lớn, đồng
bộ, từ nhiều phía.
Để tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã Thuận
một cách hiệu quả thì công tác “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa
2015” là hết sức cần thiết và phải đi trước một bước nhằm tạo tiền đề cho việc
xây dựng các chương trình, lập kế hoạch đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm,
hiệu quả và bền vững.
II. MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH
1. Đến năm 2015 xã Thuận đạt 19 tiêu chí về Nông thôn mới.
2. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với quá trình hiện đại hóa nông thôn về sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp – TTCN, phát triển dịch vụ…Nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn tiến tới thu hẹp khỏang cách với
cuộc sống đô thị.
3. Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp nước…); xây
dựng, cải tạo công trình; chỉnh trang làng xóm, cảnh quan.
4. Giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa địa phương và bảo vệ môi trường.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ QUY HOẠCH
1. Phạm vi quy hoạch.
Phạm vi quy hoạch: Dự án được nghiên cứu trong phạm vi ranh giới hành
chính của xã Thuận, diện tích tự nhiên 2.214,29 ha.

Phạm vi nghiên cứu phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của xã, bộ
tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, quy chuẩn của các ngành và phù hợp với
quy hoạch phát triển KT-XH của huyện, đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu
dài.
2. Đối tượng quy hoạch
- Quy hoạch bố trí sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển nông
nghiệp hàng hóa, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
- Quy hoạch phát triển hạ tầng (hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường).
- Quy hoạch mặt bằng trung tâm xã và khu dân cư mới, chỉnh trang khu
dân cư hiện có.
3. Nhiệm vụ quy hoạch
Quy hoạch tổng thể mang tính định hướng làm cơ sở cho quy hoạch chi
tiết và xây dựng các chương trình, đề án sau này.
4. Thời gian lập quy hoạch
Thời gian lập quy hoạch: ngắn hạn đến 2015, dài hạn đến 2020.
IV. CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH
1. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
Báo cáo tổng hợp
Trang 2
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa
2. Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới;
3. Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng ban
hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn;
4. Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn xây dựng quy hoạch nông
nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
5. Quyết định số 800/QĐ-TTG ngày 04/6/2010 của Thủ tường Chính phủ

về việc phê duyệt chương trình nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;
6. Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ Giao thông
vận tải về việc ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông
nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gia
đoạn 2010 – 2020;
7. Thông tư 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011
của liê bộ: Nông nghiệp và PTNT – Kế hoạch và Đầu tư – Tài chính hướng dẫn
thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ;
8. Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/20/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-
BTN&MT ngày 28/10/2011 về việc quy định lập, thẩm định, phê duyệt quy
hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
9. Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC
nhày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn-Bộ Kế hoạch và
đầu tư- Bộ Tài chính
10. Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2010 của
UBND tỉnh Quảng Trị về việc chọn xã xây dựng thí điểm nông thôn mới tỉnh
Quảng Trị giai đoạn 2010 – 2015;
11. Quyết định số 2601/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2010 của
UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt đề cương lập Quy hoạch xây dựng
nông thôn mới 8 xã điểm tỉnh Quảng Trị đến năm 2020;
12. Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Quảng Trị lần thứ 15 nhiệm kỳ 2010
– 2015;
13. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hướng Hóa lần thứ 15 nhiệm kỳ
2010 – 2015;
14. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Thuận lần thứ 12 nhiệm kỳ 2010-2015
Báo cáo tổng hợp
Trang 3
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa
PHẦN THỨ HAI
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
- Xã Thuận nằm về phía Nam của huyện Hướng Hóa có tổng diện tích tự
nhiên là 2.214,29 ha và có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc: giáp xã Tân Lập và
Tân Long
+ Phía Nam: giáp xã Thanh.
+ Phía Đông: giáp xã Hướng Lộc.
+ Phía Tây: giáp nước CHDCND
Lào.
- Những thuận lợi của vị trí địa lý xã Thuận đó là:
+ Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây
dựng Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị đến năm 2025.
Theo đó, khu vực quy hoạch có tổng diện tích khoảng 15.804 ha, bao gồm toàn
bộ hai thị trấn Lao Bảo, Khe Sanh và 05 xã: Tân Thành, Tân Long, Tân Lập,
Tân Liên, Tân Hợp thuộc huyện Hướng Hóa. Dự báo dân số đến năm 2015 vào
khoảng 52.500 người và đến năm 2025 khoảng 75.150 người. Tính chất của Khu
kinh tế là khu vực khuyến khích phát triển kinh tế thương mại, đầu mối giao
thông và cửa khẩu quốc tế quan trọng, có vai trò thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh
tế, thương mại giữa các nước trên hành lang kinh tế Đông Tây, đồng thời là
trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Trị với 02 đô thị động lực của vùng biên giới
phía Tây.
Báo cáo tổng hợp
Trang 4
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa
+ Ngoài ra xã Thuận còn có có lợi thế do nằm trên trục đường Tỉnh lộ 586
và cách ngã ba Tân Long 10 km, từ Ngã ba Tân Long đi khu kinh tế thương mại
đặc biệt Lao Bảo 8 km và thị trấn Khe Sanh 12 km. Đây là điều kiện rất thuận
lợi để xã Thuận mở rộng phát triển kinh tế - xã hội, giao thương hàng hóa, phát
triển thương mại và dịch vụ góp phần đẩy nhanh tốc độ xây dựng nông thôn mới

của xã trong thời gian tới.
2. Khí hậu thời tiết
- Nhiệt độ: Xã Thuận chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu phân hóa bởi độ
cao địa hình của đỉnh Trường Sơn với nền nhiệt độ bình quân trong năm tương
đối ôn hòa.
Nhiệt độ trung bình năm là 23,08
0
C, thấp hơn nhiệt độ bình quân của các
vùng trong tỉnh từ 2-3
0
C.
Nhiệt độ cao nhất là 32,3
0
C
Nhiệt độ thấp nhất là 16,9
0
C.
- Lượng mưa:
Lựợngmưa bình quân 1850 mm/năm, lượng nưa tập trung từ tháng 5 đến
tháng 11 chiếm đến 88% lượng mưa cả năm, tập trung lớn nhất vào tháng10-11.
Độ ẩm không khí trung bình khoảng 88,5%, cao nhất vào tháng 8 - 12
(chiếm 89-91%), độ ẩm thấp nhất vào các tháng 3 - 7 (chiếm 80-85%).
Lượng bốc hơi trung bình 874,3mm/năm trong đó các tháng l - 4 có lượng
bốc hơi cao nhất, đây là thời kỳ dễ gây khô hạn.
- Chế độ gió:
Xã Thuận chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, tuy nhiên nhẹ hơn nhiều
so với các địa bàn khác trong tỉnh. Thời kỳ có gió khô nóng độ ẩm hạ thấp,
lượng bay hơi lớn và nền nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, xã còn chịu ảnh hưởng của
gió Nam từ tháng 5 - 8.
Nhìn chung khí hậu thời tiết của xã Thuận nói riêng và huyện Hướng Hoá

nói chung có chế độ ôn hòa nên thuận tiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp
và đời sống của nhân dân.
3. Địa hình:
Xã Thuận nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp của huyện Hướng Hóa,
địa hình của xã Thuận thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam và được chia
thành 2 dạng địa hình chính như sau:
- Dạng địa hình đồi núi thấp: Phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc và thấp
dần về phía Nam của xã với độ cao địa hình từ 250-390m, độ phân cắt từ sâu
đến trung bình, diện tích 950 ha chiếm 42,9% diện tích tự nhiên.
Báo cáo tổng hợp
Trang 5
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa
Dạng địa hình này rất thuận tiện cho phát triển lâm nghiệp, một số diện
tích phía Nam có thể trồng cây công nghiệp dài ngày nhất là cây Cao Su.
- Dạng địa hình bằng phẳng: Dạng địa hình này có hình thái bề mặt đất ít
bị phân cách, bề mặt địa hình tương đối đồng đều, không chênh lệch nhau nhiều
và được phân bố chủ yếu ở phía Bắc và Đông Nam của xã với độ cao địa hình từ
150-250 m, diện tích 1.264 ha chiếm 57,1% diện tích tự nhiên.
Dạng địa hình này rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, xây
dựng các công trình công cộng và nhà ở.
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Thực trạng phát triển kinh tế
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2005 -
2010, kinh tế của xã có những chuyển biến mạnh, sản xuất nông nghiệp phát
triển theo định hướng, từng bước phát triển sản xuất chuyên canh cây công
nghiệp lâu năm, đa dạng các mô hình kinh tế. Giá trị sản xuất toàn xã năm 2008
đạt 9,4 tỷ đồng (Nông nghiệp 8,1 tỷ đồng, thương mại dịch vụ 0,6 tỷ đồng, chăn
nuôi 0,7 tỷ đồng), đến năm 2010 đạt tới 22,7 tỷ đồng (Nông nghiệp đạt 19 tỷ
đồng; thương mại dịch vụ 2,5 tỷ đồng, chăn nuôi 1,6 tỷ đồng), cao gấp 2,4 lần so
với năm 2008.

Giai đoạn 2008-2010, cơ cấu kinh tế xã chuyển dịch theo hướng tích cực.
Tỷ trọng nông nghiệp đạt 83,7%; tỷ trọng Thương mại dịch vụ 11,0 %, công
nghiệp-TTCN là 5,3%.
Trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch theo hướng tăng
dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2010 như sau:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 7,2 %/năm
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 6,6 triệu đồng; tăng 1,78 triệu đồng so
với năm 2008.
- Sản lượng lương thực đạt 254,04 tấn;
- Lương thực bình quân đầu người/năm đạt: 95 kg;
- Thu ngân sách địa bàn đạt 1,47 tỷ đồng;
- Tổng chi ngân sách trên địa bàn: 1,28 tỷ đồng;
- Tỷ lệ hộ nghèo 27,16%
Tuy nhiên, có thể đánh giá nông nghiệp ở xã Thuận còn chiếm tỷ trọng
cao; cần phải có những giải pháp tích cực cho sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất
Báo cáo tổng hợp
Trang 6
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa
mạnh mẽ mới có thể thực hiện được đúng chuẩn nông thôn mới trong một vài
năm tới.
2. Hiện trạng sản xuất nông - lâm - thủy sản
2.1. Sản xuất nông nghiệp:
2.1.1. Ngành trồng trọt:
a. Cây lương thực:
- Diện tích gieo trồng cây lương thực là 171,2 ha, trong đó:
+ Lúa cả năm 2010 là 0,65 ha;
+ Ngô 170,5 ha
- Sản lượng lương thực bình quân cả năm đạt 254,04 tấn; trong đó:
+ Lúa: 2,34 tấn;

+ Ngô: 251,7 tấn.
Một trong những loại cây lương thực chủ lực được trồng trong chiến lược
phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững của xã Thuận đó là cây ngô lai.
Trong thời gian qua cây ngô là cây xoá hộ đói giảm nghèo của xã và nhờ
đó mà toàn xã đã hạ thấp tỷ lệ hộ nghèo từ gần 50% (năm 2005) xuống còn
27,16% (đầu năm 2010), đẩy nhanh quá trình xoá đói giảm nghèo và đưa xã
Thuận trở thành một xã có nền kinh tế phát triển.
Bên cạnh đó cây ngô lai cũng được
trồng và phát triển tốt, người dân đã
trồng thay thế vào những diện tích sắn
lâu năm hiệu quả kinh tế thấp, kết hợp
trồng xen canh với sắn KM94 và
chuối, vừa tận dụng được công chăm
sóc vừa đem lại nguồn thu nhập đáng
kể. Vì thế, ngô lai đã thực sự “bén rễ”
trên đất xã Thuận, từ chỗ trồng 10ha
thí điểm, đến nay toàn xã đã nhân rộng
diện tích ngô lai lên đến 84 ha, chiếm
49,26% diện tích ngô toàn xã. Rất
nhiều hộ gia đình từ chỗ đói nghèo nay
đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
(Cây ngô lai xen sắn phát triển tốt trên đất xã Thuận)
Biểu 1: Diện tích-năng suất-sản lượng cây lương thực năm 2010
TT Hạng mục Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
1 Lúa cả năm 0,65 36 2,34
2 Ngô 170,5 14,8 251,7
* Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hướng Hóa năm 2010
Báo cáo tổng hợp
Trang 7
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa

b. Cây hàng năm:
* Cây sắn:
Sắn là một trong những cây trồng chủ
lực của xã. Trong những năm qua diện tích
tăng khá nhanh do trên địa bàn xã có nhà máy
chế biến tinh bột sắn nên nhờ đó mà cây sắn
trở thành cây trồng quan trọng góp phần xoá
đói giảm nghèo trong thời gian qua.
Giống sắn được trồng chủ yếu là KM94
(Sắn là loại cây trồng chủ lực)
Năm 2005 toàn xã trồng 470 ha, đến năm 2010 diện tích tăng lên 695 ha.
Năng suất trung bình năm 2005 là 139 tạ/ha, đến năm 2010 do nhân dân
đầu tư trồng sắn cao sản nên năng suất tăng và đạt 163 tạ/ha, tăng 24 tạ/ha so với
năm 2005.
Sản lượng: Năm 2010 đạt 11.328,5 tấn tăng 4.795,5 tấn so với năm 2005.
* Cây Khoai lang:
Cây khoai lang được trồng với mục đích chính là phục vụ chăn nuôi nên
diện tích không nhiều.
Năm 2005 diện tích khoai lang là 7.5 ha đến năm 2010 là 8 ha tăng 0,5 ha.
Sản lượng đạt 40,8 tấn tăng 5,5 tấn so với năm 2005.
c. Cây thực phẩm:
Cây thực phẩm chủ yếu là rau và đậu đỗ các loại, diện tích năm 2010 là
33,4 ha, trong đó rau 31 ha và đậu đỗ 2,4 ha.
Sản lượng 215,9 tấn trong đó: rau 214,6 tấn, đậu đỗ 1,3 tấn.
Biểu 2: Diện tích-năng suất-sản lượng cây hàng năm năm 2010
TT Hạng mục Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
1 Sắn 695,0 163,0 11.328,5
2 Khoai lang 8,0 51,0 40,8
3 Cây thực phẩm 33,4 64,6 215,9
Tr.đó: Rau 31,0 69,2 214,6

Đậu 2,4 5,4 1,3
* Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hướng Hóa năm 2010
Báo cáo tổng hợp
Trang 8
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa
d. Cây lâu năm:
d.1. Cây cao su:
Cây cao su mới được đưa vào trồng trên địa bàn xã từ năm 2009, diện tích
hiện có là 30 ha.
Một số thuận lợi và khó khăn khi phát triển cao su trên địa bàn xã là:
- Thuận lợi: Cây cao su đã được trồng thử nghiệm thành công trên đất xã
Thuận. Đây là cơ sở thực tiễn rất thuận lợi cho sự hình thành và phát triển cao su
những năm tiếp theo. Cấp uỷ, Chính quyền, Mặt trận và các Đoàn thể các cấp
quan tâm chỉ đạo, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện và nhận thức của
người dân từ lợi ích cây cao su đã được nâng lên, người dân đã mạnh dạn
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh, áp dụng KHKT.
- Khó khăn: Tác động biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến trồng và
chăm sóc cây trồng nói chung, cây cao su nói riêng. Một số vùng đất đai tập
trung, diện tích khá lớn, khả năng phát triển cây cao su phù hợp, nhưng chưa có
hệ thống đường giao thông nên khó khăn cho việc tổ chức sản xuất. Nguồn lực
tài chính trong nhân dân và kỹ thuật còn nhiều hạn chế đã làm ảnh hưởng không
nhỏ đến đầu tư trồng và chăm sóc cây cao su.
d.2. Cây cà phê:
Mặc dù trong năm qua điều kiện thời tiết không thuận lợi nhưng năng suất
cây cà phê ở xã Thuận vẫn đạt từ 9 đến 10 tấn quả tươi/ha. Với diện tích cà phê
hiện có trong toàn xã là hơn 10 ha (tăng 3,15% so với năm 2005), trong đó có
gần 90% diện tích đã cho thu hoạch, sản lượng thu được gần 9 tấn cà phê nhân.
Bên cạnh việc mở rộng diện tích trồng mới ở những vùng quy hoạch, xã
đang khuyến khích và hỗ trợ người dân đầu tư thâm canh, đưa giống mới vào
sản xuất, cải tạo vườn cây, kiên quyết chặt bỏ những cây đã già cỗi thay thế cây

giống mới để tăng năng suất, sản lượng và chất lượng cây trồng.
d.3. Cây hồ tiêu:
Báo cáo tổng hợp
Trang 9
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa
Cây Hồ tiêu được trồng trong các vườn gia đình, hiện nay xã đã có chủ
trương phát triển Hồ tiêu thành vùng tập trung.
Năm 2010, tổng diện tích hồ tiêu của xã đạt 7,8 ha, sản lượng 5,1 tấn.
Diện tích hồ tiêu giảm sút qua các năm, do các nguyên nhân sau:
+ Mật độ sống trung bình hiện nay quá thấp; tuổi cây trung bình quá cao;
hệ thống tưới tiêu không có.
+ Những năm trước giá cả xuống thấp, nông dân không đầu tư chăm sóc,
cây suy yếu tạo thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại làm cho vườn tiêu chết
hàng loạt, bên cạnh đó do biến động của thời tiết khá phức tạp nên người trồng
tiêu chán nản không đầu tư trở lại.
+ Việc chăm sóc hồ tiêu còn quảng canh, trình độ áp dụng tiến bộ KHKT
còn thấp, việc đưa quá nhiều cây trồng xen vào vườn hồ tiêu làm phá vỡ hệ sinh
thái, tăng nguồn lây lan bệnh
e. Cây ăn quả:
Do điều kiện khí hậu thuận lợi nên
các loại cây ăn quả như Chuối, cam
chanh, nhãn, vải… phát triển tốt và mang
lại thu nhập khá cao cho người dân.
Năm 2005 tổng diện tích cây ăn quả
các loại là 151,4 ha, đến năm 2010 tổng
diện tích cây ăn quả là 341 ha tăng 190,6
ha chủ yếu là cây chuối.
Năm 2010 tổng thu nhập từ cây chuối
của toàn xã đạt 3,7 tỷ đồng.


Nhiều năm trở về trước dân bản chỉ trồng chuối để ăn nhưng ngày nay,
chuối đã trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị, đem lại một nguồn thu nhập lớn
cho người dân xã Thuận, trong đó có không ít hộ đồng bào dân tộc ít người, với
trên 100 ha, mỗi năm đem về nguồn thu cho người trồng chuối hàng trăm triệu
đồng.
2.1.2. Ngành chăn nuôi:
a. Chăn nuôi gia súc
Xã Thuận là một trong những xã có địa hình đồi núi thuận lợi cho phát
triển chăn nuôi, từ năm 2005-2010 ngành chăn nuôi của xã phát triển với tốc độ
nhanh, nhiều con nuôi chủ lực như bò lai, dê, lợn và gia cầm đã sinh sản và phát
triển tốt. Nhiều hộ gia đình ở Úp Ly 1, Bản 3, Bản 7 đã có nguồn thu từ phát
triển chăn nuôi gia súc góp phần cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo.
- Đàn trâu, bò:
Báo cáo tổng hợp
Trang 10
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa
Trong giai đoạn 2005 - 2010 tổng đàn tăng trưởng ổn định, năm 2005 đạt
567 con, năm 2010 đạt 1.285 con tăng 718 con, tốc độ tăng trưởng bình quân
0,24%. Sản lượng thịt hơi năm 2010 đạt 38,6 tấn, tăng 21,54 tấn so với năm
2005.
- Đàn dê:
Dê là con vật dễ nuôi, thức ăn lại dễ kiếm, chuồng trại, chăn thả đơn giản,
phù hợp với những hộ thiếu vốn. Hiện nay, trong xã đã có trên 50 hộ chăn nuôi
dê với tổng đàn dê lên đến 1.304 con, tăng 599 con so với năm 2000 và tốc độ
tăng trưởng bình quân đạt 0,17%.
- Đàn lợn: Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của thời tiết giá rét,
các đại dịch (dịch lở mồm long móng, dịch tai xanh) vì vậy chăn nuôi lợn tăng
trưởng chậm, tổng đàn lợn năm 2005 đạt 412 con, năm 2010 đạt 524 con tăng
112 con so với năm 2005; bình quân hàng năm thời kỳ 2005-2010 tăng trưởng
0,06%.

Năm 2005 đạt sản lượng thịt hơi đạt 3,1 tấn, năm 2010 đạt 5,5 tấn tăng 2,4
so với năm 2005.
b. Chăn nuôi gia cầm
Tổng đàn năm 2005 là 4,5 ngàn con, tăng lên 6,4 ngàn con vào năm
2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 0,1%/năm.
Biểu 3: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi
TT Vật nuôi
Năm
2005
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2010
Tốc độ tăng
trưởng BQ (%)
I Tổng đàn
1 Trâu,bò 567 800 1250 1285 0,24
2 Lợn 412 480 512 524 0,06
3 Dê 705 1050 1200 1304 0,17
4 Gia cầm 4500 5540 6100 6475 0,10
II S.lượng thịt hơi

1 Trâu,bò
17,0 24,0 30,0 38,6
0,23
2 Lợn
3,1 4,3 4,6 5,5
0,16

3 Dê
2,1 4,2 4,8 5,2
0,27
4 Gia cầm
2,7 4,2 5,5 5,8
0,22
* Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hướng Hóa năm 2010
* Tóm lại: sản xuất chăn nuôi trong thời gian vừa qua đã đạt được những
thành tựu đáng kể, tỷ trọng ngành chăn nuôi không ngừng được tăng lên. Tuy
nhiên vẫn còn nhiều những tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của
ngành trong thời gian qua như:
Báo cáo tổng hợp
Trang 11
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa
- Tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi còn chậm, giá trị sản xuất trong
nông nghiệp còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh về chăn nuôi
của địa phương.
- Đất đai, xây dựng chuồng trại, nguồn vốn cho chăn nuôi còn hạn chế,
dịch bệnh thường xuyên xảy ra nên làm giảm tốc độ tăng trưởng của ngành chăn
nuôi.
- Do thiếu vốn nên nhiều hộ dân vẫn chăn nuôi theo hình thức chăn thả là
chính do đó gây ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân.
- Diện tích đất dùng để chăn thả gia súc ngày càng bị thu hẹp, trong khi
địa phương chưa có quy hoạch khu chăn nuôi tập trung và đồng cỏ chăn nuôi,
mô hình trồng cỏ - chăn nuôi chưa nhiều.
2.2. Sản xuất lâm nghiệp:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp năm 2010 là 351,72 ha chiếm 21,32% diện
tích tự nhiên. Trong đó toàn bộ là đất rừng sản xuất.
Trong cơ cấu đất rừng sản xuất thì rừng tự nhiên sản xuất là 78,63 ha
chiếm 22,36%.

Đất rừng khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất là 8,38 ha chiếm 2,38%.
Đất trồng rừng sản xuất là 264,71 ha chiếm 75,26%.
Trong giai đoạn 2005-2010 công tác bảo vệ và và phát triển tài nguyên
rừng được cấp ủy và chính quyền địa phương coi trọng và đã được đưa vào nghị
quyết lãnh đạo hàng năm. UBND xã đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế
gắn với công tác quy hoạch, bảo vệ rừng, tuyên truyền vận động nhân dân về
công tác phòng chống cháy rừng nên đã
góp phần quan trọng trong việc bảo vệ
môi trường sinh thái, ngăn ngừa nạn phá rừng để trồng chuối mà còn góp phần
quan trọng trong việc giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu
nhập cho người dân ở các bản khó khăn.
2.3. Sản xuất thủy sản:
Ngành thủy sản của xã không phát triển do diện tích đất nuôi trồng thủy
sản ít chỉ có 0,6 ha chiếm 0,04% đất nông nghiệp.
2.4. Hiện trạng phát triển công nghiệp-Xây dựng:
- Phát triển công nghiệp:
+ Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá (Công ty
TNHH một thành viên Thương mại Quảng Trị) đóng
tại xã Thuận đi vào hoạt động từ năm 2004. Những
năm qua, mỗi năm Nhà máy thu mua hơn 40 ngàn
tấn sắn củ tươi, doanh thu đạt hơn 40 tỷ đồng, giải
quyết việc làm cho 93 lao động trực tiếp, thu nhập
bình quân hơn 1,5 triệu đồng/tháng/người.
Báo cáo tổng hợp
Trang 12
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa
Để giúp người dân nâng cao thu nhập cũng như đảm bảo sản xuất, từ khi
đi vào hoạt động đến nay. Nhà máy hết sức quan tâm xây dựng vùng nguyên
liệu ổn định. Nhà máy đã làm việc với chính quyền các xã quy hoạch vùng
nguyên liệu, tích cực vận động nhân dân mở rộng diện tích hiện nay lên hơn 695

ha. Đồng thời đã có nhiều biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân như làm đường
giao thông, hỗ trợ giống, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh, trợ giá,
trợ cước thu mua sản phẩm. Tính bình quân, 1 hộ trồng 1 ha sắn mỗi năm lãi
hơn 20 triệu đồng.
Hiện nay Nhà máy đang mở rộng công suất từ 90 ngàn tấn/ngày lên 120
tấn tinh bột/ngày. Cùng với việc cải tiến dây chuyền sản xuất, giảm chi phí,
nâng cao chất lượng, tăng giá thu mua sản phẩm, mở rộng thị trường, Nhà máy
đang thực hiện các biện pháp để giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng ô
nhiễm môi trường.
+ Ngoài ra trên địa bàn xã còn có một số cơ sở tiểu thủ công nghiệp cá
thể, với các ngành chủ yếu là chế biến, sửa chữa xe máy, chế tạo công cụ đơn
giản
- Xây dựng:
Được sự quan tâm của các ban ngành, các chương trình dự án, trong nhiều
năm qua xã đã được đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình phục vụ dân
sinh như: Điện, đường giao thông, trường trạm, trụ sở UBND, nhà văn hóa xã,
nhà sinh hoạt cộng đồng của 8 thôn, bản, nhà công vụ và chương trình nước tự
chảy nên đã tạo điều kiện thúc đấy kinh tế xã hội của xã phát triển. Tổng vốn
đầu tư xây dựng cơ bản đạt 9,93 tỷ đồng.
2.5. Hiện trạng dịch vụ thương mai:
- Ngành dịch vụ thương mại của xã không phát triển và số hộ không tăng
so với năm 2008.
Toàn xã hiện có 58 hộ khi doanh dịch vụ thương mại với tổng giá trị sản
phẩm hàng hóa ước tính đạt 2,5 tỷ đồng.
Một số hạng mục dịch vụ thương mại được thể hiện ở biểu sau:
Biểu 4: Hiện trạng dịch vụ thương mại năm 2010
TT Hạng mục Toàn huyện Xã Thuận
Tỷ lệ so
với huyện
(%)

I Tổng số cơ sở 2835 58 2,05
1 Thương mại 2045 44 2,15
Báo cáo tổng hợp
Trang 13
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa
2 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 456 6 1,32
3 Dịch vụ khác 334 8 2,40
II Lao động 4674 94 2,01
1 Thương mại 3345 72 2,15
2 DV lưu trú và ăn uống 871 11 1,26
3 Dịch vụ khác 458 11 2,40
* Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hướng Hóa năm 2010
- Chợ: Được xây dựng năm 2003 và bàn giao cho 24 hộ đăng ký sử dụng
nhưng đến nay chợ gần như không hoạt động vì các hộ không đến kinh doanh.
2.6. Hình thức tổ chức sản xuất:
- Doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã: Từ năm 2004 khi Công ty TNHH
MTV Thương mại Quảng Trị đầu tư xây dựng ở đây nhà máy chế biến tinh bột
sắn, được nhà máy hỗ trợ về giống, tập huấn kỹ thuật và thu mua sản phẩm nên
nhà nào cũng trồng sắn, mỗi năm thu nhập thấp nhất cũng được 15 triệu đồng,
có nhà trên 100 triệu đồng.
- Không có HTX
- Trang trại: Theo thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011
của Bộ NN&PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế
trang trại thì xã Thuận không có trang trại nào đạt tiêu chí, vì vậy các trang trại
được xếp vào dạng gia trại.
Toàn xã có 27 gia trại, diện tích bình quân mỗi gia trại được cấp khoảng 2
ha, trong đó:
Gia trại trồng trọt có 19 gia trại;
Chăn nuôi 1 gia trại,
Nông lâm kết hợp 7 gia trại.

Tổng vốn đầu tư gia trại lớn nhất khoảng 450 triệu đồng, gia trại đầu tư
thấp nhất là 20 triệu đồng. Bình quân 35,9 triệu/gia trại.
Nguồn vốn đầu tư được vay từ ngân hàng chính sách xã hội.
Nhìn chung hiệu quả kinh tế từ các gia trại chưa cao do thiên tai, dịch
bệnh và đầu ra không ổn định, thu nhập bình quân mỗi gia trại từ 35-40 triệu
đồng.
3. Hiện trạng phát triển văn hóa – xã hội
3.1. Dân số - lao động:
Những năm qua dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền xã, phong
trào thực hiện kế hoạch hoá gia đình được tuyên truyền sâu rộng tới từng hộ gia
đình, được kết hợp giữa giáo dục, tuyên truyền với các biện pháp hành chính,
công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình của người dân trong xã đã có chuyển
biến rõ rệt, năm 2010 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã là 1.9%.
Một số chỉ tiêu cụ thể như sau:
Báo cáo tổng hợp
Trang 14
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa
- Tổng dân số toàn xã năm 2010 là: 2.672 người, trong đó:
Nam: 1.350 người, Nữ: 1.322 người
- Mật độ dân số bình quân: 1.207 người/km
2
.
- Tổng số hộ toàn xã là: 548 hộ trong đó:
Hộ người kinh: 148 hộ, Vân Kiều: 384 hộ, Pa Cô: 16 hộ.
- Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay của xã là 27,16%
- Tổng số lao động trong độ tuổi của xã là 1.274 lao động
+ Lao động nông, lâm, ngư nghiệp là 1.031 lao động.
+ Lao động phi nông nghiệp: 243 lao động.
- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư
nghiệp ở xã là 80,9%

- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 35% (Theo báo cáo KT-XH của xã).
Nhìn chung nguồn nhân lực của xã khá dồi dào song chất lượng nguồn
nhân lực chưa thật cao, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ lệ lao
động đã qua đào tạo đến năm 2010 là 35%, tuy đã đạt so với tiêu chí nông thôn
mới song trong thời gian tới để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương thì cần thiết phải đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực.
3.2. Văn hóa – xã hội:
3.2.1. Giáo dục và đào tạo
Trong những năm qua vấn đề giáo dục và đào tạo được UBND xã rất
quan tâm, công tác xã hội hoá giáo dục ngày càng được chú trọng, xã đã duy trì
và củng cố được kết quả phổ cập THCS và tiến dần đến phổ cập THPT.
- Công tác phổ cập giáo dục ở các cấp đạt tỷ lệ cao:
+ Phổ cập THCS đúng độ tuổi đạt 98,8%, tăng 10 em so với năm 2005.
+ Phổ cập tiểu học đạt 91 % tăng 0,8% so với năm 2005
+ Mẫu giáo đạt 98,8% tăng 0,8% so với năm 2005.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt tỷ lệ 98,6%.
Toàn trường có 216 học sinh và 16 giáo viên.
- Công tác xây dựng cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học thường xuyên
được quan tâm, đầu tư và ưu tiên thông qua kế hoạch phân bổ vốn của huyện
hàng năm nên đã đáp ứng được công tác giáo dục ở cả 3 cấp học.
- Công tác xã hội hóa giáo dục được chính quyền quan tâm và đã hình
thành được hội khuyến học nhằm cổ vũ động viên con em học tập.
- Xã đã lồng ghép với các chương trình mục tiêu Quốc gia, tổ chức tập
huấn trao đổi kiến thức nâng cao trình độ dân trí để ứng dụng vào sản xuất và
đời sống của nhân dân góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Báo cáo tổng hợp
Trang 15
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa
3.2.2. Y tế:
Trạm y tế xã thuộc bản 6 được xây dựng kiên cố đạt chuẩn quốc gia, hiện

tại trạm y tế có có 1 bác sỹ, 3 điều dưỡng, 2 nữ hộ sinh. Tổng số giường bệnh
hiện có là 11 giường.
Hàng năm trạm y tế xã thực hiện khám chữa bệnh cho khoảng hơn một
nghìn lượt người.
Tiêm chủng mở rộng 76 cháu.
Cho trẻ uống Vitamin A 450 cháu, bà mẹ uống Vitamin A 60 người.
Số người tham gia đóng bảo hiểm y tế là 2106 người đạt tỷ lệ 78,8%.
Đội ngũ y tế các thôn bản được bổ sung, tập huấn nghiệp vụ hàng năm,
trong thời gian qua được sự quan tâm của trung tâm y tế huyện, quân y Đồn biên
phòng 613 đã thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia như: Chương trình
tiêm chủng mở rộng; Chương trình phòng chống các bệnh xã hội; Chương trình
phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và chăm sóc bà mẹ trong thời gian mang
thai; Đặc điệt là chương trình phòng chống sốt rét, nhờ đó mà đến nay tỷ lệ
người mắc sốt rét giảm từ 3,6% năm 2005 xuống còn 3% năm 2010.
3.2.3. Nước sạch sinh hoạt
- Nước sinh hoạt: Hiện nay dân cư trong xã được sử dụng 3 nguồn nước
chính đó là:
+ Nước máy: Hiện nay có 3 thôn là Bản 1 cũ, thôn 1 mới và thôn Thuận
Trung 1 được sử dụng nước máy dẫn từ nguồn của Nhà máy chế biến tinh bột
sắn Hướng Hóa, nhưng không chủ động, tổng số hộ được sử dụng nguồn nước
này là 205 hộ, chiếm 49,8% số hộ.
+ Nước sông SêPôn: Các hộ còn lại của 3 thôn trên và các hộ của thôn
Thuận Hòa, Úp Ly người dân phải đi lấy nước từ sông Sê Pôn nên không đảm
bảo tiêu chuẩn VSMT.
+ Nguồn nước tự chảy: Các thôn còn lại (hơn 130 hộ) đều sử dụng nguồn
nước tự chảy lấy từ khe Xây nhưng chưa qua xử lý.
Nhìn chung ý thức sử dụng nước của người dân còn kém, do đầu nguồn
thường để nước chảy tự nhiên cả ngày lẫn đêm, trong khi đó cuối nguồn nước
người dân không có nước để dùng.
Tỷ lệ hộ được dùng nước sạch hợp vệ sinh: 65%.

3.2.4. Văn hóa – thể thao, phát thanh – truyền hình:
- Đi đôi với việc xây dựng và phát triển kinh tế, Đảng ủy, UBND xã đã
chú trọng quan tâm đến việc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư theo tinh thần Nghị quyết TW5 và TW7 (khóa IX) của BCHTW
Đảng. Nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, đồng thời tổ
Báo cáo tổng hợp
Trang 16
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa
chức triển khai chỉ thị 27 của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong
việc cưới, tang, lễ hội cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong xã.
- Qua 5 năm phát động xã đã xây dựng được 5 thôn, bản văn hóa, nâng
tổng số lên 8 thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hóa chiếm tỷ lệ 61,5%. Có 3 làng và 1
đơn vị được công nhận cấp huyện, đạt tỷ lệ 50% và 117 hộ gia đình văn hóa, đạt
tỷ lệ 22,54%.
- Xã đã đầu tư xây dựng 8 nhà sinh hoạt cộng đồng và trang thiết bị phục
vụ như loa, bàn ghế, thiết bị khác phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân.
- Hàng tháng Đảng ủy đều có thông báo bản tin nội bộ, một tuần có 2 số
báo Quảng Trị và 19 loại báo, tạp chí khác nhau, góp phần nâng cao dân trí cho
cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong xã.
- Thông tin liên lạc: Hiện tại toàn xã có 3 cụm lắp đặt loa từ tự động, 1
điểm bưu điện văn hóa xã, có 215 hộ sử dụng điện thoại các loại đạt tỷ lệ
41,42%, về cơ bản đã đáp ứng được thông tin liên lạc kịp thời.
- Hàng năm UBND xã thường tổ chức các buổi lễ tọa đàm nhằm ôn lại
truyền thống quê hương đất nước vào các ngày lễ lớn, trọng đại của dân tộc,
thường xuyên giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hội trại với các đơn
vị đóng trên địa bàn xã, các đơn vị kết nghĩa với địa phương, qua đó nhận thức
của người dân được nâng lên, đời sống văn hóa ở cơ sở được xây dựng và phát
triển.
4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội
4.1. Những lợi thế

- Vị trí địa lý của xã rất thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội, và giao
lưu hàng hóa do nằm không xa ngã ba Tân Long của huyện và khu kinh tế
Thương mại Lao Bảo.
- Trên địa bàn xã có Nhà máy chế biến tinh bột sắn nên thuận lợi cho đầu
ra của sản phẩm.
- Điều kiện khí hậu, thời tiết, địa hình và thổ nhưỡng của xã phù hợp với
sự sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng, phát triển ngành chăn nuôi.
- Trên địa bàn xã đã hình thành các loại cây mang lại thu nhập cao như
Sắn, Chuối, Cao Su, cà phê và hạt tiêu…
- Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Hệ
thống giao thông đi lại thuận tiện, khả năng tiếp nhận thông tin và trao đổi hàng
hoá thuận lợi. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và các hoạt động khác ngày một
khang trang.
- Nguồn lao động dồi dào và đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao và đã đạt theo
tiêu chí nông thôn mới.
- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã được
giữ vững. Bộ mặt nông thôn khởi sắc, nhất là vùng trung tâm xã có xu hướng
Báo cáo tổng hợp
Trang 17
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa
phát tiển nhanh. Các lĩnh vực y tế, văn hóa, văn nghệ, thể thao có nhiều bước
phát triển và tiến bộ. Công tác xoá đói, giảm nghèo đạt kết quả tốt.
4.2. Những khó khăn
- Giao thông đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa, đặc biệt là tỉnh lộ 586 và
đường liên thôn, thôn xóm.
- Số hộ sử dụng nước sạch sinh hoạt còn thấp, một số thôn rất khó khăn
như thôn Thuận Hòa và Úp Ly
- Nội lực nền kinh tế của xã chưa đủ để tạo ra sự bứt phá. Cơ sở hạ tầng
phục vụ phát triển sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu, nông nghiệp vẫn là ngành có
tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế; CN-TTCN thương mại dịch vụ chưa phát

triển. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức
thực hiện của các cấp chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Tập quán canh tác lạc hậu vẫn còn tồn tại kéo dài ở một số bộ phận dân
cư, mức độ đầu tư cho thâm canh nhìn chung còn thấp, nên năng suất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế chưa cao.
- Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ lẻ. Thị
trường tiêu thụ hàng hoá lâm – nông sản trong và ngoài xã không ổn định, giá cả
phụ thuộc nhiều vào thương lái, nhiều sản phẩm tiêu thụ chậm, sức cạnh tranh
trên thị trường thấp.
- Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất và đời sống nông
thôn, vẫn dựa vào nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Một số công trình chưa
mang tính quy hoạch lâu dài, nên khi đưa vào sử dụng phát sinh nhiều bất cập.
- Bình quân thu nhập đầu người còn rất thấp.
- Các lĩnh vực giáo dục, văn hóa - xã hội tuy đã phát triển sâu rộng nhưng
vẫn còn ở mức thấp so với yêu cầu tiêu chí nông thôn mới. Cơ sở vật chất, các
điều kiện phục vụ dạy và học còn nhiều thốn thiếu, việc xây dựng làng văn hoá,
gia đình văn hóa ở một số thôn chất lượng chưa cao. Những hủ tục trong ma
chay, cưới xin vẫn còn xảy ra ở một số nơi. Kết quả xoá đói, giảm nghèo chưa
thực sự bền vững, xu hướng tái nghèo có nguy cơ diễn ra.
Tóm lại; Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua cùng
với sự gia tăng dân số, đã và đang tạo nên những áp lực đối với đất đai của xã.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, với việc xây dựng nông thôn mới trong
đó có cải tạo và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, mở rộng và xây dựng mới
các khu dân cư dự báo sẽ có những thay đổi lớn về đất đai, nguồn vốn đầu tư,
nguồn nhân lực do đó cần thiết phải có sự đồng thuận cao của cả bộ máy chính
quyền xã và người dân.
Báo cáo tổng hợp
Trang 18
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa
III. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên xã
Thuận là 2.214,29 ha. Trong đó có 1.650,07ha đất nông nghiệp chiếm 74,52%
tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp là 163,36 ha chiếm 7,38%
tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất chưa sử dụng là 400,86 ha chiếm 18,1%
tổng diện tích tự nhiên.
Biểu đồ: Cơ cấu sử dụng đất năm 2010
1. Nhóm đất nông nghiệp:
Toàn xã hiện có 1297,75 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, chiếm
58,61% tổng diện tích tự nhiên gồm các loại đất sau:
Biểu 5: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
STT Chỉ tiêu Mã Diện tích Cơ cấu
(ha) (%)
Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1297,75 58,61
1 Đất trồng cây hàng năm CHN 775,55 35,02
1.1 Đất lúa nước DLN 0,65 0,04
1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 774,90 46,96
2 Đất trồng cây lâu năm CLN 522,20 31,65
3 Đất rừng sản xuất RSX 351,72 21,32
4 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 0,6 0,04
Nguồn: Kiểm kê đất đai năm 2010
Việc sử dụng quỹ đất nông nghiệp những năm qua có đặc điểm sau:
- Đa số diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chính đều tăng.
- Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp qua các năm đều tăng.
Báo cáo tổng hợp
Trang 19
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa
- Người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng (từ ngô, sắn sang
chuối) nên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trên một đơn vị diện tích.
2. Nhóm đất phi nông nghiệp
Với tổng diện tích 163,36 ha chiếm 7,38% tổng diện tích. Phân bổ cụ thể

cho các mục đích sử dụng như sau:
Biểu 6: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
STT Chỉ tiêu Mã Diện tích Cơ cấu
(ha) (%)
Đất phi nông nghiệp PNN 163,36 7,38
1.1 Đất XD trụ sở cơ quan, c.trình SN CTS 0,48 0,33
1.2 Đất quốc phòng CQP 4,61 3,21
1.3 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 17,09 11,90
1.4 Đất xử lý, chôn lấp chất thải DRA 0,00
1.5 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,1 0,07
1.6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 22 15,32
1.7 Đất sông, suối SON 66,67 46,43
1.8 Đất phát triển hạ tầng DHT 32,65 22,74
1.9 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,00
Nguồn: Kiểm kê đất đai năm 2010
Các loại đất phát triển hạ tầng trong xã được sắp xếp khá hợp lý và sử
dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, diện tích dành cho các mục đích này còn ít, hạng
mục các công trình văn hoá, phúc lợi công cộng cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật
còn hạn chế.
3. Đất chưa sử dụng
Hiện còn 400,86 ha, chiếm 18,1% diện tích đất tự nhiên.
Phần lớn diện tích này được phân bố về phía Đông của xã trên những dãy
núi cao và rất khó khăn cho việc khai thác sử dụng.
4. Đất khu dân cư nông thôn
Theo số liệu thống kê năm 2010 diện tích đất khu dân cư nông thôn của
toàn xã là 27,28 ha chiếm 1,23% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất ở nông
thôn là 19,76 ha, với 548 hộ, bình quân mỗi hộ có 360,58m
2
đất ở.
Biểu 7: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010

STT Chỉ tiêu Mã Diện tích Cơ cấu
(ha) (%)
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 2214,29 100,00
Báo cáo tổng hợp
Trang 20
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa
1 Đất nông nghiệp NNP 1650,07 74,52
1.1 Đất lúa nước DLN 0,65 0,04
1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 774,90 46,96
1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 522,20 31,65
1.4 Đất rừng sản xuất RSX 351,72 21,32
1.5 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 0,60 0,04
2 Đất phi nông nghiệp PNN 163,36 7,38
2.1 Đất XD trụ sở cơ quan, công trình SN CTS 0,48 0,33
2.2 Đất quốc phòng CQP 4,61 3,21
2.3 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 17,09 11,90
2.4 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,1 0,07
2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 22 15,32
2.6 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN 0,00
2.7 Đất sông, suối SON 66,67 46,43
2.8 Đất phát triển hạ tầng DHT 32,65 22,74
2.9 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,00
3 Đất chưa sử dụng DCS 400,86 18,10
4 Đất khu dân cư nông thôn DNT 27,28 1,23
Trong đó: Đất ở tại nông thôn ONT 19,76 0,89
Nguồn: Kiểm kê đất đai năm 2010
5. Đánh giá hiệu quả và tính hợp lý của việc sử dụng đất
5.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất
- Nhờ công tác giao đất, giao rừng cùng với các chính sách khuyến nông
đẩy mạnh sản xuất đã giúp cho người dân chủ động trong việc chuyển đổi cơ

cấu cây trồng, vật nuôi. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ngày càng tăng lên.
- Việc bố trí quỹ đất cho nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, dịch vụ, mở
rộng các khu dân cư, quản lý việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang các
mục đích phi nông nghiệp một cách đồng bộ đã tạo điều kiện cho nền kinh tế
của xã có những bước phát triển rõ rệt trong giai đoạn vừa qua.
- Do diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhiều chiếm (58,61%) diện tích tự
nhiên, trong đó cây sắn chiếm diện tích khá lớn (695 ha) chiếm 89,7% diện tích
đất trồng cây hàng năm do đó vấn đề môi trường đất đang bị suy giảm nghiêm
trọng dẫn đến việc đất đai bị bạc màu, chai lì đất
- Để cải tạo và nâng cao độ phì của đất cần thiết phải ứng dụng ngay các
biện pháp canh tác tiên tiến trên đất dốc nhằm làm tăng độ phì cho đất; giúp nâng
cao năng suất cây trồng
- Ngoài ra, tập quán sinh hoạt của người dân, các chất thải, nước thải, rác
Báo cáo tổng hợp
Trang 21
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Thuận – Huyện Hướng Hóa
thải trong các khu dân cư được thải trực tiếp ra môi trường xung quanh cũng là
một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sống cũng như tác động
xấu đến môi trường đất của xã.
5.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất
- Đối với sản xuất nông nghiệp: Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, thời tiết, địa
hình, thổ nhưỡng, và thực tế, đất nông nghiệp của xã thích hợp cho phát triển cây
hàng năm , cây lâu năm và cây ăn quả. Một số diện tích sông hồ, nước mặt được
người dân tận dụng để nuôi cá, hoặc kết hợp với trồng lúa. Nhìn chung đất nông
nghiệp đã được bố trí sử dụng phù hợp.
- Đối với các loại đất xây dựng hạ tầng, đất ở:
+ Đất khu dân cư: dân cư sống khá tập trung, các điểm dân cư được phân bố
dọc theo theo các tuyến giao thông, nên thuận tiện cho đi lại và sản xuất.
+ Các loại đất phi nông nghiệp khác:
Thường được đầu tư xây dựng ở khu vực trung tâm xã, gần khu dân cư, tuy

nhiên một số diện tích đất ở, đất xây dựng tỷ lệ sử dụng còn thấp dẫn đến tình
trạng bỏ hoang còn nhiều.
5.3. Những tồn tại trong việc sử dụng đất
Trong quá trình sử dụng đất, việc quản lý chưa chặt chẽ đã dẫn đến việc
sử dụng đất chưa hợp lý, kém hiệu quả và còn sai mục đích.
- Trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất trồng cây hàng
năm là chủ yếu. Song trong quá trình khai thác sử dụng người dân còn chưa ý
thức được việc áp dụng những biện pháp cải tạo đất mà chỉ quan tâm đến lợi
nhuận, năng suất cây trồng nên ảnh hưởng đến môi trường đất. Những năm tới
cần tăng cường công tác khuyến nông, hướng dẫn nhân dân sản xuất theo các
phương pháp khoa học, hình thành các mô hình sản xuất thâm canh tập trung,
quá trình khai thác cần được kết hợp chặt chẽ giữa sử dụng và cải tạo nhằm
không ngừng nâng cao độ phì của đất, tránh thoái hoá tăng dần hiệu quả sử
dụng đất.
- Đất ở và các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, văn hóa
công cộng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu ở thời điểm hiện tại song về lâu
dài và đặc biệt là theo chuẩn nông thôn mới thì cần thiết phải mở rộng rất nhiều.
IV. HIỆN TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG
1. Nhà ở và phân bố dân cư nông thôn:
a. Hiện trạng nhà ở
Báo cáo tổng hợp
Trang 22

×