SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HƯNG YÊN
TRUNG TÂM NƯỚC SINH HOẠT VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH
XÃ CHỈ ĐẠO HUYỆN VĂN LÂM
1 - Chủ đầu tư: Trung tâm nước sạch SH – VSMT tỉnh Hưng Yên
2 - Đơn vị lập dự án: Công ty tư vấn đầu tư xây dựng TNHH Thành Trung
3 - Địa điểm xây dựng: xã Chỉ Đạo - Huyện Văn Lâm
4 - Mục tiêu của dự án: Cấp nước sinh hoạt cho 8.603 người
5 - Quy mô chiếm đất: Diện tích toàn bộ khu xử lý 920 m
2
6 - Công suất thiết kế và nguồn nước:
- Công suất thiết kế: 880 m
3
/mgđ
- Nguồn nước: Khai thác nguồn nước ngầm
1. BỐI CẢNH CỦA DỰ ÁN
1.1 Tính cấp thiết của dự án
Xã Chỉ Đạo huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên là nơi đang gặp nhiều khó khăn
về vấn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhân dân trong xã chủ yếu dựa vào làm nông
nghiệp trồng lúa, cây rau màu, một phần sống buôn bán và phát triển các ngành nghề tiểu
thủ công nghiệp, nghề đúc trì.
Đời sống sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và nhân dân trong xã còn gặp
nhiều khó khăn, đặc biệt là nhu cầu nước sinh hoạt, ăn uống. Hiện nay nguồn nước (nhưng
bị gián đoạn) và nước giếng khoan chỉ qua xử lý đơn giản. Nước mặt vốn đã bị ô nhiễm
nặng do chất thải trực tiếp từ chuồng trại chăn nuôi, rác thải sinh hoạt, cơ sở dịch vụ, làng
nghề đúc trì. Dư lượng thuốc trừ sâu và hàm lượng phân hữu cơ lớn, hàm lượng Ecoli,
colifom vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Từ thực trạng sử dụng nước chưa hợp vệ sinh như vậy dẫn đến tỉ lệ nhiễm
bệnh của nhân dân trong xã hàng năm vẫn xảy ra có những năm thành dịch lây lan, một số
bệnh chủ yếu như: Đường ruột, phụ khoa, ngoài da, đau mắt hột…
Cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế trong xã, việc
xây dựng cho xã Chỉ Đạo một hệ thống cấp nước sạch phục vụ ăn, uống sinh hoạt của
nhân dân để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong xã là vấn đề cần thiết và
cấp bách.
Tuy nhiên, do đời sống của nhân dân còn khó khăn, kinh tế chưa phát triển.
Vì vậy sẽ gặp nhiều khó khăn về kinh phí đầu tư, xây dựng các công trình hạ tầng và phúc
lợi. Xuất phát từ thực trạng đó UBND xã Chỉ Đạo đề nghị Trung tâm nước SH-VSMT tỉnh
Hưng Yên lập dự án khả thi cung cấp nước sinh hoạt tập trung cho toàn bộ cán bộ công
nhân viên, nhân dân trong xã. Vậy kính mong Trung ương cùng các tổ chức quan tâm hỗ
trợ về kinh phí đầu tư xây dựng công trình này.
Được sự chỉ đạo của UBNd tỉnh và sự giúp đỡ của Trung tâm nước SH &
VSMT Trung ương. Trung tâm nước SH & VSMT Tỉnh Hưng Yên tiến hành khảo sát và
lập dưn án khả thi với những nội dung sau:
1.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và KTXH
1.2.1 Đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên:
1.2.1.1. Vị trí địa lý:
Xã Chỉ Đạo nằm ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên, có danh giới địa lý như
sau:
- Phía Đông: Giáp xã Đại Đồng
- Phía Nam: Giáp xã Minh Hải
- Phía Tây: Giáp xã Lạc Đạo
- Phía Bắc: Giáp tỉnh Bắc Ninh
1.2.1.2. Địa hình
Đây là khu vực trhuộc vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng có địa hình
tương đối bằng phẳng có cao độ trung bình là + 4.0m
Xã Chỉ Đạo có tổng diện tích tự nhiên: 597.17ha
Trong đó:
- Đất thổ cư: 63.57ha
- Đất nông nghiệp 380.96ha
- Đất khác (Thủy lợi, ao hồ,…) là 152.62ha
1.2.1.3. Khí hậu
Khu vực xã Chỉ Đạo mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng10, mùa khô từ tháng11 đến tháng 4 của năm sau
- Lượng mưa: Trung bình năm 1680mm, phân bố không đều trong năm.
Lượng mưa tăng dần từ tháng 1 và cực đại vào tháng 8, sau đó giảm dần vào cuối năm.
- Nhiệt độ: Trung bình trong năm khoảng 23,2
0
C. Nhiệt độ trung bình mùa
hè khoảng 28,6
0
C. Nhiệt độ trung bình mùa đông khoảng 18
0
C.
- Nắng: Số giờ nắng trung bình trong nhiều năm là 1.690 giờ/năm
- Độ ẩm: Trung bình hàng năm: 86%
- Bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng864,8mm
- Gió: Hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam (với tần suất 49% vào mùa
hè, 31% vào mùa đông)
1.2.1.4. Mạng lưới Thủy văn
Mạng lưới Thuỷ văn trong xã chủ yếu là sông ngòi nội đồng, đây là các
nhánh của hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải
Hệ thống sông, ngòi hiện đã và đang phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông
nghiệp,… tạo nguồn nước cho sinh hoạt.
1.2.1.5. Đánh giá sơ bộ về điều kiện tự nhiên
Qua phân tích ta thấy:
- Xã Chỉ Đạo thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhân dân chủ yếu
làm nông nghiệp, nghề thu gom phế liệu đúc trì…
- Nước sinh hoạt của nhân dân chủ yếu lấy từ ao, hồ, đầm, và nước mưa
(gián đoạn).
- Một số công trình giếng đào, giếng khoan sử dụng trực tiếp nguồn nước
ngầm chỉ qua sử lý đơn giản, việc thi công không tuân thủ theo đúng quy định nên chất
lượng chưa đảm bảo vệ sinh.
1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.2.1. Dân số
Theo số liệu điều tra dân số UBND xã Chỉ Đạo cung cấp tháng 6 năm 2011
dân số trong toàn xã hiện có: 7.559 người.
Tỷ lệ tăng dân số: 1%
Thu nhập bình quân trên đầu người: 400.000 đ/ng.th.
1.2.2.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
1.2.2.3. Giao thông
- Chạy qua địa bàn xã Chỉ Đạo có quốc lộ liên tỉnh 196 và đường nhựa song
song với đường sắt, đây là các tuyến giao thông quan trọng nối Chỉ Đạo với khu công
nghiệp phố nối, Như Quỳnh, tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương. Đây là hai tuyến giao thông rất
quan trọng để giao lưu hàng hoá và đi lại. Tuy nhêin quốc lộ 196 chạy qua địa bàn xã đã bị
xuống cấp cũng cần được thường xuyên bảo dưỡng và nâng cấp nhằm đảm bảo giao thông
an toàn và thông suốt
- Các đường giao thông liên thôn, xóm trong xã hầu hết được dải bằng bê
tông, lát gạch, số ít còn lại là đường đất.
Tóm lại, mạng lưới giao thông trong xã tương đối thuận tiện cho việc đáp
ứng vận tải, giao lưu Văn hoá - Kinh tế - Chính trị.
1.2.2.4. Mạng lưới cấp điện
Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện Văn Lâm, xã Chỉ Đạo luôn quan tâm, ưu
tiên phát triển mạng lưới điện, đến nay 100% người dân đã có điện lưới Quốc gia. Lưới
điện hiện nay xã đang sử dụng là lưới điện quốc gia với đường dây AC 35.
1.2.2.5. Cấp thoát nước
- Thoát nước: Hình thức cống chung chảy vào hệ thống mương, cống qua hệ
thống kênh mương thuỷ lợi đổ ra sông hồ. Nhưng nhìn chung trước mật độ xây dựng còn
thưa, hầu hết các hộ đều có vườn, ao hồ nên việc thoát nước thải diễn ra tự nhiên do tự
thấm và tự chảy ra vườn, xuống ao, hồ… Nhưng đến nay hầu hết mật độ dân cư cao, diện
tích ao hồ, vườn bị thu hẹp, chăn nuôi cso quy mô lớn hơn, nước dùng cho sản xuất tiểu
thủ công nghiệp do vậy hiện tượng nước thải chảy ra rãnh tràn lan, đôi khi bị tắc nghẽn
gây nên tình trạng mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường và mỹ quan của làng xã.
- Cấp nước: Hiện tại người dân xã chủ yếu sử dụng nguồn nước mặt (ao, hồ,
sông ngòi), nước mưa, nước giếng k hoan qua xử lý đơn giản nhưng nhìn chung đã bị ô
nhiễm chất lượng nước không đảm bảo cho ăn uống và sinh hoạt.
1.3. Đánh giá chung về hiện trạng
Xã Chỉ Đạo là một xã đang có hiện trạng cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn
lạc hậu, nhân dân trong xã đang phải đối mặt với tình trạng sử dụng nước không đảm bảo
vệ sinh dẫn đến một số bệnh tật, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của nhân dân. Nhân dân
xã không đủ khả năng đầu xây dựng cơ sở hậ tầng còn thiếu vốn, kỹ thuật, công nghệ
v.v…
2. Phân tích vấn đề
CÂY VẤN ĐỀ
Nhân dân trong xã thường dùng nước ao, hồ, sông ngòi, một số giếng khoan qua
xử lý đơn giản, và một số bể nước mưa (gián đoạn).
Như trên đã nếu các nguồn nước hiện tại đang cung cấp cho xã đều không
đảm bảo hợp vệ sinh nên làm ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khoẻ của nhân dân. Việc sử
dụng nước không hợp vệ sinh như vậy đã dẫn đến tỉ lệ nhiễm bệnh của nhân dân rất lớn
như: Đường ruột, đau mắt hột, ngoài da, phụ khoa…làm giảm chất lượng cuộc sống của
người dân.
Nguồn nước sinh hoạt của người dân ngày càng ô nhiễm do vệ sinh môi trường đã
trong xã đang có nguy cơ ô nhiễm do vứt rác thải bừa bãi, sử dụng thuốc trừ sâu.
Hơn nữa, do trình độ nhận thức về việc sử dụng nước sạch, hiểu biết về
những nguy cơ gặp phải khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm của người dân còn thấp kém,
nên cũng dẫn đến tình trạng người dân sử dụng nước trong một thời gian dài.
Đánh giá chung
Nhân dân trong xã đã cố gắng cải thiện vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch.
Tuy nhiên, số người được sử dụng nước hợp vệ sinh là rất ít.
Hiện nay với sự phát triển kinh tế, môi trường đang có nguy cơ bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Nên việc giải quyết nước sạch và vệ sinh môi trường cho nhân dân trong xã
là một việc làm cần thiết và cấp bách.
3. Miêu tiêu, phân tích nhu cầu và lựa chọn phương án
CÂY MỤC TIÊU
3.1 Mục tiêu của dự án
3.1.1 Mục tiêu chung chung của dự án
Công trình hệ thống cấp nước tập trung xã Chỉ Đạo sẽ cung cấp nước sạch cho
sinh hoạt cuả người dân, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, làm tỷ lệ
bệnh tật đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em do dùng nước không hợp vệ sinh gây ra.
3.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Cung cấp nước sạch cho toàn dân trong xã, các đơn vị cơ quan trên địa bàn xã và
các nhu cầu công cộng khác bằng cách xây dựng hệ thống cung vấp và vân hành nước sạch
đảm bảo chất lượng.
- Tổ chức vận hành trạm cung cấp nước hiệu quả.
- Vận động nhân dân giữ gìn nguồn nước sạch để chương trình mục tiêu Quốc gia
nước sạch nông thôn đạt kết quả cao. Nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử
dụng nguồn nước sạch tại địa phương.
3.2. Nhu cầu sử dụng nước.
Tổng số dân hiện tại của xã là: 7.559 người.
Tỷ lệ tăng dân số là 1%.
Dự báo tỷ lệ tăng dân số.
Năm 2011 2013 2015 2020
Số dân (người) 7.559 7711 8104 8603
Vậy dân số tính toán đến năm 2020 sẽ là: 8603 người.
Tiểu chuẩn dùng nước cho ăn uống và sinh hoạt: 70 lít/người.
Hệ sống không điều hoà ngày Kng = 1,2.
Tỉ lệ đảm bảo cấp nước
α
= 80%.
- Lưu lượng nước dùng cho sinh hoạt là:
Q
SH
= (N*q*Kng*
α
)/100 = (8.603 * 70 * 1,2 * 80)/100 (1/s)
Q
SH
= 578 m
3
/ngày đêm
- Nước dùng cho công cộng và công nghiệp
Qcc,cn = 15%. Q
SH
= 87 m
3
/ng.đ.
- Nước dùng cho tưới cây:
Q
TC
= 7%. Q
SH
= 40 m
3
/ng.đ.
- Nước dùng cho tưới đường:
Q
TĐ
= 8 %.Q
SH
= 46 m
3
/ng.đ.
- Nước thất thoát dò rỉ:
Q
TĐ
= 15%.Q
SH
= 87 m
3
/ng.đ.
Vậy nhu cầu dùng nước lớn nhất trong một ngày đêm là:
Q
max
= Q
SH
+ Q
CC,CN
+ Q
TC
+ Q
TĐ
= 838 m
2
/ngày đêm.
Công suất tạm xử lý, trạm bơm I là:
Q
TBI
= Q
XL
= 880 m
3
/ng.đ.
Vậy công suất hệ thống cấp nước tập trung xã Chỉ đạo là 880m
3
/ngđ.
3.3 Lựa chọn và phân tích phương án
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
Mục tiêu Phương án cụ thể Lựa chọn
1. Nâng cao nhận thức của
người dân về sử dụng nước sạch
1.1 Tập huấn
1.2 Phát trên đài truyển thanh.
1.3 Lồng ghép vào các buổi
sinh hoạt
1.4 Kết hợp cả ba phương án
Kết hợp cả ba phương án.
2. Xây dựng công trình cung
cấp nước sạch
2.1 Xây dựng trạm cấp nước.
- Nguồn nước từ nước ngầm.
- Nguồn nước từ nước mặt.
- Nguồn nước từ nước mưa.
2.2 Xử lý nước
2.3 Cấp nước
2.3 Phương án xây dựng
- Nguồn nước từ nước ngầm.
- Như sơ đồ cấp nước bên
- Như trình bày bên dưới
3. Tổ chức vận hành trạm
cung cấp nước
3.1 Trung tâm nước SH &
VSMT nông thôn.
3.2 Tổ chức đấu thầu.
3.3 UBND xã và nhân dân
quản lý
3.3 UBND xã và nhân dân
quản lý
3.3.1 Phương án cho mục tiêu 1:
Để nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch từ đó cảo thiện điều
kiện sức khoẻ của người dân trong vùng dự án thì việc vần làm trước tiên là tập huấn cho
người nông dân hiểu biết được lợi ích của việc sử dụng nước sạch, tầm quan trọng của sử
dụng nước sạch trong sinh hoạt. Bên cạnh đó cũng rất cần chính quyền địa phương cơ sở
thường xuyên phát thông tin về nước sạch trên các phương tiện truyền thanh để tranh thủ
những lúc rảnh rỗi người dân có thể nghe, nhìn từ đó nắm được thông tin của dự án, dần
dần tạo thói quen tốt cho người dân. Trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, khi mọi người
dân đều có thể đóng góp ý kiến của mình cũng như tham khảo ý kiến của các hộ xung
quanh về các vấn đề ở địa phương, lúc đó chính quyền cơ sở cũng có thể nhắc lại vấn đề sử
dụng nước sạch và tầm quan trọng của nó cũng có thể phát huy được tác dụng của nó.
Chính vì vậy cần kết hợp cả 4 phương án trên để dự án được thành công.
3.3.2. Phương án cho mục tiêu 2: Xây dựng công trình cung cấp nước sạch
đẩm bảo chất lượng
Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi đưa ra những phương án về lụa chọn nguồn
nước, lựa chọn phương án cấp nước, lựa chọn phương án xử lý nước, thiết kế hệ thống
theo những chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuât …
3.3.2.1 Về lựa chọn nguồn nước để khai thác trong công trình:
Hiện nay, các nguồn nước ở địa phương có đặc điểm sau:
- Nước dưới đất.
Theo tài liệu nghiên cứu điều tra Đại chất - Địa chất thủy vân do trung tâm
nghiên cứu môi trường địa chất khảo sát tại khu vực dự án thì nguồn nước ngầm trong
vùng bao gồm các tầng sau.
- Tầng chứa nước lỗ hổng Holocen:
Đây là tầng chứa nước bao gồm các thành tạo đất đá của tầng Thái
Binìn(aQIV3tb) thành phần chủ yếu là cát hạn mịn đến trung màu xám trắng, có bề dày
tương đối mỏng ở độ sau từ 3
÷
11 m nên khi hút thí nghiệm không tập trung vào đối
tượng này.
- Lớp cách Plexitocen – Holocen (LCN).
Bao gồm các đất đá thuộc tập trên của tầng Vĩnh Phúc, thành phần thạch
học chủ yếu là bùn sét màu xám đen, chiều sâu từ 11
÷
23 m.
- Tầng chứa nước áp lực vỉa yếu - lỗ hỏng Plexitocen trên (TCN qp
2
)
Thành tạo đất đá bao gồm các tập dưới của tầng Vĩnh Phúc, thành đất đá
chủ yếu là cát hạt nhỏ đến cát hạt mịn nằm ở độ sâu từ 23
÷
45 m.
- Tầng chứa nước áp lực vỉa - lỗ hỏng Plexitocen giữa – trên (TCN qp
1
)
Đất đá chứa nước của tầng này là san sỏi nhỏ thuộc tầng Hải Hưng có tính
thấm chúa tốt và cho phép khai thác với lưu lượng lớn. Tầng này bắt gặp ở độ sâu từ 45 m
là một trong những đối tượng được quan tâm nghiên cứu.
- Tầng chứa nước phức hệ Neogen.
Phân bố khắp vùng nghiên cứu bao gồm các thành tạo trầm tích của tầng
Vĩnh Bảo. Các đất đá chứa nước chủ yếu là cuội kết, cát kết, bột kết, sét kết có chứa tàn
tích thực vật, màu xám, xám nâu, xám sẫm. Thành phần chủ yếu là thạch anh gắn kết yếu.
Chiều sâu phân bố từ 43 m có bề dày khoảng 250 m. Đây là tầng nghèo nước, không có ý
nghĩa cung cấp nước lớn, có thể coi là tầng cách nước.
Như đã nêu ở phần mạng lới Thủy văn. Các sông ngòi thuộc nhánh của sông
Bắc Hưng lưu lượng chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho Nông nghiệp, mức độ nhiễm bẩn do dư
lượng thuốc trừ sâu chất thải từ các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Vì vậy
nếu đưa vào khai thác nguồn nước này yêu cầu phải đầu tư chi phí cho công nghệ xử lý và
vận hành cao.
- Nước mưa.
Đặc điểm khí hậu nhìn chung lượng mưa phân bố không đều trong năm.
Cùng với sự phát triển kinh tế của xã hội, môi trường hàng ngày hàng giờ bị ô nhiễm do
phải hứng chịu đủ các loại khí thải, do vậy nước mưa cũng bị ô nhiễm không đảm bảo hợp
vệ sinh. Hơn nữa lượng nước cung cấp bị gián đoạn, không ổn định, không đảm bảo cung
cấp nước ổn định.
Phương án chọn nguồn nước.
Qua kết quả tài liệu điều tra địa chất thuỷ văn khu vực về nước mặt, ngầm
và phân tích trên cho thấy. Việc lựa chọn nguồn nước ngầm (nước dưới dất) làm nguồn
nước cung cấp cho nhân dân xã có hiệu quả kinh tế nhất.
Tầng nước được lựa chọn là tầng chứa nước áp lực vỉa - lỗ hỏng Plexitocen
giữa – trên (TCN qp
1
).
3.3.2.2 Về phương án xử lý nước:
Căn cứ vào kết quả phân tích chỉ tiêu nguồn nước của xã.
Căn cứ vào tính chất của nguồn nước ngầm có hàm lượng Fe, Mn, Ca tương
đối cao (xem bảng phân tích ) nên cần phải có phương án xử lý thích hợp.
Từ đó chúng tôi đưa ra phương án xử lý sau:
3.3.2.3 Phương án cấp nước:
Xã Chỉ Đạo là một địa bàn tương đối rộng với tổng diện tích 597.17 ha. Do đặc
điểm phân bố dân cư trong khu vực thành từng cụm, mỗi thôn là 01 cụm, vì vậy phương án
cấp nước là bố trí hệ thống đường ống phân phối dùng mạng vòng kết hợp với nhánh cây.
Giếng
khoan
TB cấp I
TB làm thoáng
Bể lắng tiếp xúc
TB cấp II
Bể chứa
Bể lọc nhanh
Bể lọc nổi
Mạng lưới đường ống phân phối
Khử trùng Clo
Phương án này có ưu điểm làm giảm tổn thất áp lực dọc theo đường ống và hao tổn điện
nặng. Trạm bơm cấp II cùng khu xử lý đặt ở đầu thôn Trịnh Xá của xã (Xem phụ lục tính
toán thủy lực và sơ đồ mặt bằng bố trí khu xử lý).
3.3.2.4 Phương án xây dựng, thiết kế hệ thống nước và các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật:
3.3.2.4 .1 Tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước.
- Lưu lượng vào mạng max:
Q
h
max
= 6.47%Q
max
= 54.696 m
3
/h.
Q
h
max
= 14,9558 1/s
- Lượng đơn vị:
)./1(000906852,0
max
ms
Ltt
Qh
q
dv
==
∑
Lưu lượng dọc đường của các đoạn ống:
q
d.đ
i
= q
đv
* 1
i
.
- Lưu lượng tại các nút.
Q
n
= 0,5
iq
dd
∑
3.3.2.4.2. Tính toán thiết kế sơ bộ hệ thống cấp nước.
3.3.2.4.3. Công trình thu nước:
Công trình thu nước gồm 02 giếng khoan sâu 90 m (01 giếng dự phòng).
Kết cấu giếng khoan được thiết kế như sau:
- Từ 0 – 30 m: Đường kiính khoan 450mm, chống ống kín đường kính
273mm.
- Từ 30 – 45 m: Đường kính khoan 450mm, chống ống kín đường kính
219mm.
- Từ 45 – 60 m: Đường kính khoan 450mm, chống ống lọc INOX đường
kính 219mm.
- Từ 60 – 64 m: Đường kính khoan 450mm, ống lắng đường kính 219mm.
3.3.2.4.4. Trạm bơm cấp I:
Trạm bơm cấp I được sử dụng 2 máy bơm chìm trực tiếp trong giếng khoan
bơm lên tháp làm thoáng cao tải.
H
b
: 28 – 3.5 + 1.5 + 1.5 = 34.5m
Trong đó H
hh
= 28 m.
H
wb
= 1.5 m
H
dđ
= 3.5 m
H
td
= 1.5 m.
Như vậy hai máy bơm cấp I phải có thông số kỹ thuật:
Q = 46 m
3
/h, H = 35. Theo phụ lục 5 chọn máy bơm PENTAX mã hiệu
6S48-8 có công suất N = 11kw
Thời gian làm việc của trạm bơm cấp I trong ngày T = 19h
3.3.2.4 .5. Thiết bị làm thoáng cao tải:
Căn cứ vào hiện trạng chất lượng nước tại khu vực. Sử dụng thiết bị làm
thoáng cao tải có công suất 46 m
3
/h
Thiết bị làm thoáng 46 m
3
/h làm bằng INOX dày 2mm là thiết bị chế tạo địa
hình của Công ty tư vấn môi trường Việt Nam sản xuất, hoạt động theo phương pháp dòng
không khí đối lưu để hoà trộn ô xy với nước.
3.3.2.4.6. Bể lắp tiếp xúc.
Qua kết quả phân tích mẫu nước tại một số giếng khoan. Nước thuộc loại
trung tính có độ PH trung bình 7.2. Do đó chọn thời gian tiếp xúc giữa ô xy và nước để tạo
phản ứng là 50 phút.
Tính toán dung tích của phần ngăn lắng là:
W = 46m
3
/h x 50 phút/60 phút = 38,3m
3
Bể lắng tiếp xúc chia làm 2 ngắn kích thước mỗi ngăn là:
b x l x h = 2,7 x 2,7 x 2,8 (m)
Chiều cao dự phòng : 0.8m
Chiều cao ngăn chứa cặn: 1.3m.
Tổng chiều cao: 4.9n
Dung tích bể: (2,7 x 2,7 x 4,9) x 2 = 71.4 m
3
. Kết cấu BTCT # 250.
3.3.2.4.7. Bể lọc nổi.
Chọn vận tốc lọc: v = 5.8 m/h
Tổng diện tích mặt lọc: F = Q/v = 46/5.8 = 8m
2
Bể lọc được chia làm 4 ngăn, mỗi ngăn có diện tích là 2m
2
, chọn kích thước
mỗi ngăn B x L x H = 1.4 x 1.4 x 3.9m. Kết cấu BTCT liền khối với bể lọc nhanh.
3.3.2.4.8. Bể lọc nhanh;
Chọn vận tốc: v = 5m/h
Tổng diện tích mặt lọc: F = Q/v = 46/5 = 9.2m
2
Bể lọc được chia làm 4 ngăn, mỗi ngăn có diện tích lọc là 2.3m
2
, chọn kích
thước mỗi ngăn là 1.7 x 1.4m
Chiều cao bể lọc gồm:
- Chiều cao lớp nước trên mặt vật liệu lọc = 1.9m
- Chiều cao lớp vật liệu lọc = 1.0m
- Chiều cao sàn thu nước lọc = 0.5m
- Chiều cao dự phòng = 0.5m
Cộng = 3.9m
Kích thước mỗi ngăn bể lọc nhanh chọn là: B x L x H = 1.7 x 1.4 x 3.9m
Bể lọc được rửa thường xuyên theo định kỳ, để tiết kiệm kinh phí ta bố trí
máy bơm rửa lọc đặt tại trạm bơm cấp II. Lần lượt ta tiến hành xúc rửa từng ngăn, lưu
lượng xúc rửa của mỗi ngăn được tính toán như sau:
Q
xúc rửa
= 12lit/sm
2
x 2.3m
2
= 27.6 1/s . H = 15m
Theo phụ lục 6 chọn bơm ly tâm PENTAX mã hiệu CM65 – 125A có công
xuất N = 7.5 Kw
Bể lọc nhanh xây dựng hợp khối với bể lọc nổi, kết cấu BCTC # 250.
3.3.2.4. 9 Trạm bơm cấp II:
Trạm bơm cấp hai có nhiệm vụ chính đưa nước sạch từ bể chứa đến các hộ
tiêu thụ trong xã. Ngoài ra trạm còn có một số chứuc năng kết hợp káhc như: Khử trùng,
bơm rửa, lọc, kho hoá chất vv. Hệ thống điều kiển bơm được đặt trong nhà trạm.
Trạm bơm cấp II được sử dụng 3 máy bơm ly tâm hiệu PENTAX (Trong đó
có một máy dự phòng). Bơm có các thông số kỹ thuật sau:
Căn cứ các thông số được xác định theo bảng tính thủy lực, phụ lục 1,6 chọn
bơm bơm ly tâm hiệu PENTAX mã hiệu CM – 160A có thông số: Q = 27 m
3
/h; H =
36.8m, N 7,5 Kw. Thời gian làm việc của trạm bơm cấp II là 19 giờ trong ngày
Kết cấu nhà trạm: Trường xây gạch, khung và mái bê tông cốt thép. Diện
tích 40m
2
Thời gian làm việc của trạm bơm cấp II là 19 giờ trong ngày
3.3.2.4. 10. Bể chứa nước sạch
Bể chứa nước sạch có tác dụng làm điều hoà lượng nước giữa trmạ bơm cấp
I và trạm bơm cấp II. Cũng là nơi diễn ra quá trình khử trung nước.
Dung tích bể chứa được tính toán trong phục lục 2
W
b
= W
dh
+ W
tr
= 6.259% x 838 + 42 = 94.4m
3
Chọn dunh tích bể chứa 100m
3
Bể được chia thành 4 bngăn, kích thước mỗi ngăn là:
B x L x H = 3 x 5.6 x 2.8m,
Kết cấu bể: Thân tường, sàn và mái kết cấu bê tông cốt thép.
3.3.2.4. 11. Trạm khử trùng:
Hệ thống khử trùng được bố trí trong nhà điều khiển và trạm bơm cấp II
Lưu lượng Clo sát trùng là : 1mg/1
Lượng Clo dùng cho trmạ 1 ngày là:
1mg/1 x 880 x 10
3
= 880.000mg = 0,88kg
Clo được đưa vào ống dưới dạng lỏng, có áp (Máy bơm định lượng,) Có
nồng độ ổn định, được đưa vào trong ống dẫn nướ từ bể lọc tới bể chứa.
3.3.2.4. 12Nhà quản lý + Kho xưởng:
Là nhà 2 tầng, tầng 1 dùng làm kho xưởng, tầng 2 dùng làm phòng làm việc.
Diện tích là 1990 m
2
, nhà được làm có kết cấu khung chịu lực, trường xây gạch, san mái bê
tông cốt thép
3.3.2.4. 13Cổng tường rào – San nền, mương thoát nước:
Tường rào xây bằng gạch cao 1,8m, móng xây gạch đặc biệt, bố trí 3m có 1
trụ, có giằng tường bê tông cốt thép. Cứ 20m bố trí 1 khe lún co giãn, đáy tường rào có bê
tông lót đá 4 x 6; # 50 rộng 600mm
Mặt bằng khu xử lý hiện tại là khu đất ruộng canh tác. Với diện tích yêu cầu
cần san lấp cát 975m
2
chiều
cao là 1m. Trong đso 920m
2
diện tích san nền đất xây sử dụng
trạm . 55m
2
diện tích sau lấp đường cổng vào trạm
Hệ thống thoát nước trong khu xử lý dùng bằng mương thoát xây gạch đặc
đáy bê tông đá 4 x 6, # 100.
3.3.2.4.14 Hồ thu cặn bùn, sân phơi bùn:
Do trong quá trình vận hành của trạm sử lý phải định kỳ rửa bể lọc, bể lắng.
sẽ tạo ra khối lượng cặn bùn. Vì vậy ta thiết kế mương dẫn nước xả cặn, rửa bể có b x h =
0.6x 0.5m dẫn ra hố thu cặn bùn có dung tích 4m
3
(Kích thước r 1.1m; h 1.3m). Phần
nước trong từ hố thu bùn được dẫn theo kênh thoát nước nội bộ trên xân phơi bùn có kích
thưwcs B x L = 2.5 x 3, xây bỏ vỉa 0.3m rồi bán cho nhân dân sử dụng làm vật liệu san đắp
nền.
3.3.2.4.15 Hệ thống điện mang ngoài:
Để đảm bào nguồn điện cung cấp cho hoạt động liên tục cho trạm cấp nước,
thì cần phải làm trạm biến áp riêng cho trạm. Phương án cấp điện là lấy điện từ đường dây
tải điện AC35 chạy qua khu vực xã. Chiều dài dây sử dụng cần thiết là 700m
Tính toán phần điện:
- Máy bơm cấp I bơm chìm N = 11Kw
- Máy bơm cấp II bơm ly tâm N = 7.5Kw
Bơm rửa lọc: N = 7.5Kw
Bơm Clo, chiếu sáng: N = 2kw
Công xuất định mức là : Q
max
= 11 + 7.5 *2 +7.5 + 2 = 33.5kw
Vậy chọn máy biến áp 50KVA (không khởi động đồng thời các máy bơm)
Trạm biến áp được đặt trong khu xử lý
3.3.2.4.16 Nhu cầu về điện năng trong ngày:
- Máy bơm cấp I: 19 giờ x 11 = 2009kw
- Máy bơm rửa lọc: ½ giờ x 7.5 kw = 3.75 kw
- Máy bơm cấp II: 19 giờ x 2 x7.5 = 285 kw
- Bơm Clo = 19 giờ x 0.75 = 14.25kw
Tổng nhu cầu điện năng: 545.75kwh
3.3.2.4.17. Hệ thốn đường ống:
- Hệ thống đường ống kỹ thuật trong trạm xử lý dùng ống thép từ d80
÷
d150 mm
- Hệ thống ống truyền tải phân khối dùng mạng vòng kết hợp với các nhánh.
Đường kính các ống được thiết kế theo chương trình tính toán thủy lựuc LOOP các thông
số kỹ thuật được thể hiện trong phụ lục.
3.3.2.4.18. Phân tích về công nghệ khai thác và hệ thống thiết bị đường ống.
- Nguồn nước được khai từ giếng khoan ở độ sâu 61
÷
76m tại vị trí trong
trạm xử lý thuộc tầng tầng chứa nước áp lực vỉa - lỗ hỏng Plexitoncen giữa – trên
(TCNqp1), đây là tầng chứa nước áp lực có lưu lượng phong phú. Công nghệ khai thác sử
dụng máy bơm chìm PenTax đặt trong giếng khoan. Sự lựa chọn máy bơm chìm có ưu điêm
là không tốn diện tích xây dựng công trình, không phai xây riêng nhà trạm cho trạm bơm cấp
I do đó có hiệu quả về kinh tế hơn.
- Nước khai thác từ giếng khoan được đưa lên thiết bị làm thoáng cao tải,
nhằm mục đích làm cho nước được hòa trộn với không khí, tăng khả năng kết tủa Fe, Mn
- Nước sau khi qua thiết bị làm thoáng cao tải sẽ đi xuống đáy bể lắng tiếp
xúc bằng ống trung tâm. Bể lắng tiếp xúc có tác dụng giữ lại các hạt cặn có kích thước
tương đối và phần nước trong sẽ đi lên trên sang bể lọc bằng máng thu và ống dẫn.
- Sau khi nước qua bể lọc nổi sẽ đi xuống bể lọc nhanh và đi vào bể chứa.
Trên đoạn ống từ bể lọc nhanh đến bể chứa có bố trí điểm trích Clo trước khi nước vào bể
chứa. Máy bơm II sẽ hút nước từ bể chứa vào mạng tiêu thụ.
- Hệ thống đường ống được dùng trong trạm xử lý cụ thể như sau:
+ Đường ống dẫn nước thô từ giếng khoan lên cụm xử lý dùng ống thép
D150 dài 60m
+ Đường ống dẫn nước từ bể lọc về bể chứa, ống xúc bể rửa bể lọc, ống dẫn
nước từ trạm bơm II trong trạm xử lý ra mạng tiêu thụ dùng ống thép D150 dài 45m
+ Ống dẫn dung dịch khử trung bơm trích Clo dùng ống PVC D25 dài 18m
- Hệ thống đường ống truyền tải và phân phối trong mạng tiêu thụ:
+ Ống trong mạng tiêu thụ là ống HDPE có D20
÷
D150
+ Các đoạn ống cắt qua đường giao thông dùng ống lồng thép
Về việc sử dụng ống HDPE đảm bảo an toàn về chất lượng (đã được kiểm
nghiệm ở một số công trình tương tự) và hạ giá thành công trình đi nhiều lần đem lại hiệu
quả kinh tế cao hơn.
Trong bảng tính thuỷ lực thể hiện đường kính thủy lực là đường kính trong
của ống. Đường kính ống HDPE được ghi là đường kính ngoài, do đó trong khái toán và
trong thiết kế kỹ thuật sẽ tính với các ống HDPE CLASs 3 cụ thể như sau:
ĐK thủy lực (mm) 150 100 80 65 50 40 32 25 15
ĐK ống HDPE
CLASS 3 (mm)
180 110 90 75 63 50 40 32 20
Chiều dài (m) 465.2 2120
127
650
2205.
2173
5030.
2308.5 260
3.4. Phương án cho mục tiêu 3: Tổ chức vận hành trạm cung cấp nước:
Qua tình hình thực tế các dự án phát triển cộng động đã triển khai cũng như
thảo luận cùng với chính quyền địa phương cho thấy: để nâng cao trách nhiệm sử dụng và
bảo quản nguồn nước thì nên có sự tham gia của người dân tại địa phương. Bên cạnh đó
cần sự giúp đỡ của chính quyền địa phương để nâng cao hiệu quả quản lý.
4. Hoạt động và kết quả
HOẠT ĐỘNG KẾT QỦA
1. Tuyên truyền và tập huấn cho người dân
1.1 Chuẩn bị tài liệu tập huấn - Xây dựng 1500 bộ tài liệu
1.2 Tập huấn, tuyên truyền - 10 buối tập huấn
- Số người được tập huấn: 80% chủ hộ tham
gia tập huấn.
- Số người được tuyên truyền: tất cả người dân
được biết thông tin về công trình xây dựng nước sạch.
- Người dân nhận thức được tầm quan trọng
của việc sử dụng nước sạch.
2. Xây dựng trạm cấp nước
- Xây dựng giếng khoan
- Xây dựng trạm bơm cấp 1.
- Xây dựng trạm bơm làm thoáng.
- Xây dựng bể lắng tiếp xúc+ bể lọc nổi+ bể
lọc nhanh+ bể chứa.
- Xây dựng trạm bơm cấp 2, trạm khử trùng
- Xây dựng mạng lưới đường ống phân phối
- Xây dựng nhà quản lý kho xưởng
- Xây dựng công trình thiết kế ban đầu
- Xây dựng 2 giếng khoan sâu 64m + 2 Bơm
- Trạm bơm cấp 1 hoàn thành theo đúng thông
số kỹ thuật (phụ lục 5)
- Nghiệm thu công trình đúng theo yêu cầu kỹ
- Công trình được hoàn thành theo đúng kỹ
thuật thiết kế ban đầu. (Xem lại phần chỉ tiêu kinh tế kỹ
- Trạm bơm cấp 2 được hoàn thành đúng theo
kỹ thuật, sử dụng 3 máy bơm ly tâm hiệu PENTAX.
+ Đường ông d>= 50mm: 8958,7 m
+ Đường ông d<= 50mm: 7.599,3 m
Đảm bảo đúng yêu cầu về chất lượng. (xem
phụ lục bên dưới)
- Công trình gồm nhà 2 tầng, diện tích
…
……………………
3. Đào tạo tập huấn cho cán bộ địa phương có
đủ trình độ để vận hành tốt công trình.
- Có 5 người được đào tạo.
Kết quả dự án:
- Xây dựng được một trạm cung cấo nước sạch với công suất 880m
3
/ngày, đảm bảo chất
lượng đề ra.
- 100% số hộ nông dân được sử dụng nước sạch.
- Đào tạo được 05 cán bộ, nhân viên vận hành thành thạo kỹ thuật.
- Tất cả người dân có nhận thức đầy đủ về sử dụng nước sạch.
- Vận hành và quản lý hệ thống tốt.
5. Đầu vào của dự án
* Khái toán kinh phí tuyến ống
Đơn vị: Đồng
TT Chủng loại Đơn vị
Khối
lượng
Đơn giá Thành tiền
A/ Tuyến ống chính D 50 trở lên
1 Ống thép D 150 mm m 60 148289.3 8897360.4
2 Ống thép D100mm m 15 136757.8 2051367
3 Ống nhựa HDPE CLASS 3 d 180mm m 456.2 239500 109259900
4 Ống nhựa HDPE CLASS 3 d 110mm m 2120 98000 207760000
5 Ống nhựa HDPE CLASS 3 d 90mm m 1279 60700 77635300
6 Ống nhựa HDPE CLASS 3 d 75mm m 650 41800 27170000
7 Ống nhựa HDPE CLASS 3 d 63mm m 2205.5 29900 65944450
8 Ống nhựa HDPE CLASS 3 d 50mm m 2173 18700 40635100
9 Phụ kiện đường ống 30% 161806043.2
10 Lắp ống m 8958.7 4000 35834800
11 Đào đất m
3
5016.9 58.000 290978576
12 Lấp cát m
3
1935.1 55.000 106429356
13 Lấp đất m
3
2580.1 30000 77403168
14 Hoàn trả mặt đường BT m
3
501.7 460000 230776112
Cộng A 1442581533
Tuyến ống nhánh D50 trở xuống
B/ Ống nhựa HDPE CLASS 3 d 40mm m 5030.8 12100 60872680
1 Ống nhựa HDPE CLASS 3d 32mm m 2308.5 7700 17775450
2 Ống nhựa HDPE CLASS 3d 20mm m 260 3600 936000
3 Phụ kiện đường ống 30% 23875239
4 lắp đặt đồng hồ Cái 1800 350000 630000000
5 lắp ống m 7599.3 4000 30397200
6 Đào đất m
3
4255.6 58000 246825264
7 Lấp cát m
3
1641.4 55000 90279684.0
8 Lấp đất m
3
2310.2 30000 69305616.0
9 Hoàn trả mặt đường BT m
3
304.0 460000 139827120
10 Cộng B 1310094253
Tổng cộng A + B 2752675786
* Khái toán giá thành xây dựng hệ thống cấp nước:
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Nội dung đầu tư
Chi phí xây Chi phí
công nghệ
Chi phí
thiết bị
Tổng
A/ Chi phí đầu tư trực tiếp
1
Công trình thu 2 giếng
khoan sâu 64m + hai bơm giếng
120.00 70.00 65.00 255.00
2 Tháp làm thoáng 46m
3
/h 5.00 35.00 40.00
3
Bể lắng + bể lọc nổi +
Bể lọc nhanh
300.00 120.00 420.00
4 Bể chứa 100m
3
150.00 25.00 175.00
5
Hố thu cặn r = 1m, h =
1.2, w = 4m
3
11.00 11.00
6
Thiết bị khử trùng + bình
5.00 35.00 40.00
7 Trặm bơm cấp II 67.00 30.00 95.00 192.00
8
Nhà quản lý và hóa chất
190m
2
180.00 25.00 205.00
9
Trạm biến thế + 700m
đường dây cao thế
45.00 205.00 250.00
10
Đường ống kỹ thuậ trong
trạm xử lý
16.00 90.00 106.00
11
San nền (920m
2
+ 55m
2
)
* 1m = 975m
3
50.00 50.00
12
Cổng tường rào, thoát
nước, điện nội bộ
180.00 15.00 195.00
13
Mạng lưới đường ống
d>=50mm
741.42 476.31 1217.73
14
Mạng lưới đường ống
d<50mm
576.63 702.81 1279.44
Cộng phí trực tiếp 2442.06 1559.12 435.00 4436.17
Gxl Gtb
B/ Chi phí đầu tư
1
Thu nhập tài liệu địa
chất thủy văn ở mức độ phục vụ 10.00
2
Phân tích mẫu nước (2
0.80
3
Chi phí thu nhập khảo
sát địa hình ở mức độ phục vụ dự 20.00
4
Chi phí khảo sát điều tra
xã hội học
2.00
5
Chi phí khoan khảo sát
địa chất thủy văn
72.70
6 Chi phí lập dự án khả thi 21.38
II. Giai đoạn thực thi đầu tư
1
Khảo sát địa hình đo vẽ
bản đồ, trắc dọc trắc ngang
TT 40.00
2
Khảo sát địa chất công
TT 15.00
3 Thiết kế kỹ thuật 2.562%*(Gxl+Gtb)*(0.81+0.1)*1.05*1.1 119.19
4
Chi phí thẩm định thiết
kế kỹ thuật
(Gxl+Gtb)*0,0950%*1,05 1.43
5
Chi phí thẩm định tổng
dự toán
(Gxl+Gtb)*0,085%*1,05 3.98
6 Chi phí quản lý dự án (Gxl*1,3%+Gtb*0,56%) 54.45
7
Chi phí lập hồ sơ mời
thầu, PT đánh giá HS dự thầu Gxl*0,231%*1,05 9.70
8
Chi phí giám sát kỹ thuật
thi công xây dựng
Gxl*0,932%*1,05 39.16
9
Chi phí lập hồ sơ mời
thầu, PT đánh giá HS dự thầu
mua sắm thiết bị
Gtb*0,156%*1,05 0.71
10
Chi phí giám sát lắp đạt
thiết bị
Gtb*0,363%*1,05 1.66
11
Chi phí đền bù giải toả
mặt bằng khu xử lý, tuyến ống
cấp nước
TT 20.00
12
Chi phí bảo hiểm xây lắp
công trình
Gxl*0.3% 12.00
III- Giai đoạn kết thúc đầu tư
1
Chi phí đào tạo công
nhân hỗ trợ kỹ thuật
TT 10.00
2
Chi phí vận hành chạy
thử, nghiệm thu, bàn giao
TT 5.00
Cộng chi phí gián tiếp:
CPGT
462.17
Chi phí dự phòng thay
đổi hệ số NC, hệ số ca máy, giá (CPTT + CPGT)*15% 734.75
Tổng giá trị công trình CPTT + CPGT + CPDP 5633.09
6. Tổ chức thực hiện
6.1 Tổ chức quản lý
* Song song trong quá trình thực hiện xây dựng công trình, Trung tâm nước sạch
SH & VSMT nhận 5 người do UBND xã Chỉ Đạo đề cử để đào tạo, tập huấn đủ trình độ
để vận hành tốt công trình.
* Khi công trình hoàn thành Trung tâm nước SH & VSMT bàn giao lại cho UBND
xã Chỉ Đạo trực tiếp quản lý vận hành trạm cấp nước. UBND xã Chỉ Đạo tiếp quản công
trình và tổ chức hoạt động như một đơn vị kinh doanh độc lập theo mô hình hợp tác xã
hoặc công ty nước sạch vệ sinh môi trường.
- Để đảm bảo việc quản lý nước được tốt và công bằng cho các hộ sử dụng nước,
mỗi hộ dùng nước phải có đồng hồ đo nước để xác định mức tiêu thụ cụ thể chính xác đối
với từng hộ.
- Giáo dục tuyên truyền cho toàn dân thấy rõ tầm quan trọng cũng như trách nhiệm
của mình đối với việc sử dụng nước sạch mà công trình đã mang lại, giáo dục ý thức bảo
vệ, không phá hoại đường ống và các hạng mục công trình khác.
- Có kế hoạch đào tạo, thành lập bộ phận quản lý có đủ năng lực, phẩm chất để
điều hành hệ thống cấp nước.
6.2 – Bố trí nhân lực:
Để đảm bảo cho công trình hoạt động liên tục, hiệu quả chúng tôi dự kiến bố trí
nhân lực sau khi dự án thành công:
- Trạm trưởng: 01 người
- Công nhân viên vận hành quản lý: 04 người
Tổng cộng: 05 người, lương bình quân 400.000 đồng/người/tháng.
6.3 Xác định cơ quan thực hiện dự án