Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Xây dựng cơ sở pháp lý hoàn thiện cho môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.61 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
TÓM TẮT 3
NỘI DUNG 4
KẾT LUẬN 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế đang ngày càng được quốc tế hóa và toàn cầu hóa như hiện nay,
hội nhập và tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế đang trở thành một xu hướng nổi
bật và phổ biến, và Trung Quốc không nằm ngoài xu thế chung này.
WTO là tên viết tắt từ tiếng Anh của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organisation). WTO được thành lập theo Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại
Thế giới ký tại Marrakesh ngày 15/04/1994. WTO chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 01/01/1995. Đây là tổ chức quốc tế duy nhất đề ra những nguyên tắc thương
mại giữa các quốc gia trên thế giới, là khuôn khổ định chế chung điều chỉnh là quản
lý hoạt động thương mại quốc tế, đồng thời cũng là cơ quan giải quyết tranh chấp
thương mại đa biên.
Nằm ở Đông Bắc Á, Trung Quốc có biên giới lục địa giáp với 15 nước, biên giới
biển với 8 nước, với diện tích lãnh thổ 9.6 triệu km
2
– đứng thứ 3 trên thế giới (sau
Nga và Canada) và dân số luôn thuộc nhóm đông nhất thế giới là những lợi thế đối
với Trung Quốc. Nhận thức rõ được các ưu điểm này, các nhà hoạch định chính
sách Trung Quốc đã tìm ra hướng đi riêng bên cạnh những cam kết bắt buộc của
các nước thành viên WTO.
Gần một thập kỉ đã qua kể từ ngày 11/12/2001 – Trung Quốc chính thức trở thành
thành viên thứ 143 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đối với tiến trình cải
cách mở cửa của Trung Quốc, gia nhập WTO là một cột mốc cực kỳ quan trọng.
Trong 10 năm qua, kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, nước này đã dần
khẳng định được vị thế của một nền kinh tế có ảnh hưởng đối với nền kinh tế toàn
cầu và thu được những kết quả khởi sắc. Cả thế giới cũng đã chia sẻ cơ hội do sự


phát triển của Trung Quốc mang lại, việc Trung Quốc gia nhập WTO trở thành sự
kiện thắng lợi của hai bên có ý nghĩa điển hình nhất trong lịch sử WTO.
TÓM TẮT
NỘI DUNG
I. NHẬN XÉT CHUNG
Gia nhập WTO đã đánh dấu một bước mới trong quá trình mở cửa của Trung Quốc.
Đây là khởi đầu để thu hút vốn đầu tư nước ngoài; cũng như tham gia vào quá trình
toàn cầu hóa; thực hiện cải cách sâu rộng hơn; đồng thời giúp Trung Quốc xây
dựng một cơ chế đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa: một
hệ thống luật ổn định, thông thoáng và có thể dự đoán được, hệ thống chính trị hiệu
quả cao đạt tiêu chuẩn đề ra của WTO, tạo môi trường công bằng và thuận lợi hơn.
Trung Quốc đẩy mạnh hơn xuất khẩu các loại mặt hàng lợi thế cụ thể là hàng tiêu
dùng xuất khẩu sử dụng nhiều nhân công, đáp ứng cho mọi thị trường trên thế giới.
Từ năm 2001- 2005, Trung Quốc kế hoạch nhập khẩu thiết bị, công nghệ và các
sản phẩm khác với tổng trị giá 1400 tỷ USD. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ mười,
Chính phủ Trung Quốc khuyến khích đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực và dự
án: cải cách nông nghiệp truyền thống; phát triển sản phẩm điện tử liên quan đến
công nghệ thông tin; kỹ thuật sinh học; nguyên liệu mới; ngành công nghiệp hàng
không, không gian và các ngành công nghiệp kỹ thuật cao khác; xây dựng nhiều
trung tâm nghiên cứu và phát triển; phát triển ngành hoá học và hoá dầu; xây dựng
các ngành công nghiệp cơ sở khác; áp dụng công nghệ cao và thiết bị để thay đổi
các ngành công nghiệp truyền thống như cơ khí, đèn, dệt may.
Từ những cố gắng về cải cách kinh tế, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu vô
cùng to lớn. Theo số liệu của Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc, trong 10 năm
qua, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng 5.9 lần, kim ngạch nhập khẩu
tăng 5.7 lần. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng hơn 3 lần, GDP bình quân đầu
người tăng từ 800 đô la Mỹ lên tới 4000 đô la Mỹ năm 2010. Vốn đầu tư nước
ngoài lên tới hơn 100 tỷ đô la Mỹ, trong vòng 10 năm đầu tư hơn 700 tỷ đô la Mỹ.
Vốn đầu tư vào Trung Quốc của các công ty xuyên quốc gia khiến nhiều doanh
nghiệp thực hiện lợi nhuận đáng kể, các công ty xuyên quốc gia còn thành lập hơn

1400 trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc
cũng đang xây dựng thị trường trong nước, nhanh chóng kích thích tiêu dùng.
Trước kia, hàng năm tiêu dùng trong nước tăng khoảng 15%, hiện nay tiêu dùng
trong nước lên tới khoảng 2400 tỷ đô la Mỹ một năm, nhiều hơn 1000 tỷ đô la Mỹ
so với xuất khẩu. Trong 5-10 năm tới, tiêu dùng trong nước sẽ tiếp tục duy trì đà
tăng mạnh. Trung Quốc khuyến khích doanh nghiệp đi ra thế giới để mở rộng dịch
vụ, để các nước được chia sẻ thành quả cải cách mở cửa của Trung Quốc.
Như vậy, với những kết quả tích cực trên cho thấy việc Trung Quốc gia nhập WTO
là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và lợi ích riêng
của Trung Quốc. Bên cạnh những thành tựu cải cách đã đạt được trong những năm
qua, Trung Quốc có thể tự tin thực hiện được các mục tiêu đã đặt ra là trở thành
một cường quốc kinh tế.
II. MỘT SỐ ĐỔI MỚI CỤ THỂ
II.1. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ
II.1.1 Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa
Từ khi ra nhập WTO đến nay, Trung Quốc luôn nằm trong những nước có nền kinh
tế lớn nhất thế giới và là thị trường phát triển nhanh nhất thế giới. Việc giao thương
với nước ngoài ngày càng được mở rộng hơn cùng với chính sách đẩy mạnh xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt tập trung vào những mặt hàng có thế mạnh xuất
khẩu phù hợp với từng thời kì.
Kể từ năm 2001, xuất khẩu của nước này có sự gia tăng hết sức nhanh chóng. Năm
2003 và 2004, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đạt tới 35% mức kỷ lục kể từ
khi nước này bắt đầu cuộc cải cách mở cửa. Năm 2005, giá trị kim ngạch xuất nhập
khẩu của Trung Quốc lên đến 1400 tỷ USD, trở thành quốc gia có kim ngạch
thương mại lớn thứ 3 trên thế giới.Từ năm 2005 đến tháng 6 năm 2007, tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu tuy có giảm nhưng vẫn đạt mức cao lần lượt là 28,4%, 27,2% và
27,6%.
Quy mô xuất khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn 2006-2010 liên tục tăng, đặc
biệt là trong năm 2010 với sự phục hồi sau khủng hoảng.
Biểu đồ 1: Xuất khẩu Trung Quốc giai đoạn 2007-2010( đơn vị : tỷ USD)

Nguồn: />Trong 6 tháng đầu năm 2006, Trung Quốc đã vượt Mĩ (367 tỉ USD) xuất khẩu hàng
hoá đạt 404 tỉ USD và trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Năm 2007, đứng đầu thế giới là Đức với kim ngạch xuất khẩu đạt 1330 tỉ USD ,
trong khi đó, Trung Quốc tụt xuống vị trí thứ hai trong lĩnh vực xuất khẩu với
1217,8 tỉ USD. Tuy nhiên, tháng 10/2007, thặng dư thương mại của Trung Quốc đã
lên đến mức kỷ lục, 27 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm 2006, đây là mức thặng dư
hàng tháng cao nhất từ trước đến nay của Trung Quốc.
Năm 2008, giá trị xuất khẩu năm 2008 đạt 1430,7 tỉ USD, thị phần của Trung Quốc
tăng lên 8,9%
Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá trị xuất khẩu của
Trung Quốc giảm xuống còn 1201,6 tỉ USD. Tuy vậy, Trung Quốc một lần nữa đã
vượt Đức trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu
Trung Quốc trong tổng kim ngạch toàn cầu tăng 9,6% trong năm 2009 theo WTO.
Sau khủng hoảng kinh tế, Trung Quốc vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu đỉnh cao với
1577,9 tỷ USD trong đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và Liên minh châu
Âu tăng hơn 40%, xuất khẩu sang Nga tăng 84%, xuất khẩu sang Braxin tăng
125%. Giá trị hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2010 tăng lên mức kỷ
lục 137,4 tỷ USD. Mức đỉnh cao trước đây được thiết lập vào tháng 7/2008 khi đó
giá trị hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đạt 136,68 tỷ USD. Tháng 11 năm
2010, xuất khẩu của Trung Quốc tăng lên đến 35% so với cùng kì năm 2009. Trong
nửa đầu năm 2010, Trung Quốc đã xuất khẩu 23,58 triệu tấn sản phẩm thép tăng
1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Biểu đồ 2: Xuất khẩu Trung Quốc sang các nước thu nhập cao( trong tổng
xuất khẩu hàng hóa) giai đoạn 2006-2009.
Nguồn: />economies-percent-of-total-merchandise-exports-wb-data.html
2007 2009
II.1.2 Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ
Biểu đồ 3: Xuất khẩu thương mại dịch vụ của Trung Quốc(đơn vị USD)
/>Giá trị thương mại dịch vụ cuả Trung Quốc liên tục tăng trong giai đoạn 2001-
2010. Từ 2005 đến 2009, tổng giá trị thương mại dịch vụ của Trung Quốc tăng từ

157,1 tỉ USD đến 287 tỉ USD, tức là tăng 1,8 lần , xuất khẩu dịch vụ tăng 14,9%,
cao hơn 2 lần so với sự gia tăng trong nhập khẩu dịch vụ.Về lĩnh vực xuất khẩu
dịch vụ, với 87,0 tỷ USD, Trung Quốc xếp thứ 8 trong bảng xếp hạng thế giới.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu dịch vụ tăng nhanh 31,7% đạt 166 tỉ USD.
Trung Quốc đang chú trọng phát triển các dịch vụ như giao thông vận tải, du lịch,
công nghệ thông tin, quảng cáo trong khuôn khổ WTO và Hiệp định chung về
thương mại dịch vụ. Với sự phát triển của các ngành dịch vụ, Trung Quốc đang trở
thành điểm đến của thương mại dịch vụ toàn cầu.
Nguyên nhân của việc xuất khẩu tăng mạnh là do từ khi ra nhập WTO, song hành
với việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách trong nước, Trung Quốc chủ trương áp dụng
chính sách thu hút và khai thác có hiệu quả dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
2007 2009200720032001
vào các hoạt động sản xuất để xuất khẩu. Nhờ đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài ồ ạt đổ vào Trung Quốc có xu hướng ngày càng gia tăng và những ngành
xuất khẩu mà Trung Quốc có lợi thế so sánh. Công tác huy động các nguồn đầu tư,
đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc , đã tạo ra nguồn lực vật
chất đáng kể cho hoạt động nhập khẩu, góp phần quan trọng làm tăng quy mô sản
xuất và hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc. Tính đến năm 2010, Trung Quốc là
nước thu được số vốn đầu tư trực tiếp FDI lớn nhất thế giới, lên tới 105,7 tỷ USD
và vượt Mỹ trở thành quốc gia hấp dẫn nhất về đầu tư. Bên cạnh đó, Trung Quốc
vẫn áp dụng chính sách can thiệp có lựa chọn để hướng FDI vào các lĩnh vực ưu
tiên, từ đó góp phần thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Trung
Quốc. Những cải cách định hướng thị trường góp phần làm cho hệ thống ngoại
thương của Trung Quốc ngày càng có tính trung lập cao hơn, tạo điều kiện khuyến
khích hoạt động xuất khẩu.
II.2. Thúc đẩy chính sách nhập khẩu
Biểu đồ 4: Phần trăm thay đổi giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của
Trung Quốc giai đoạn 2001-2010
Nguồn: worldbank
Trong giai đoạn năm 2001-2005, tỷ lệ giá trị nhập khẩu hàng hóa dịch vụ không

ngừng tăng lên, năm 2001 là 20,48% đến năm 2005 là 31,55%. Tuy nhiên, trong
giai đoạn 2006-2010, tỉ lệ giá trị nhập khẩu hàng hóa dịch vụ trên GDP của Trung
Quốc có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2006 là 31%, năm 2007 là 30%, năm
2008 là 27% và năm 2009 giảm mạnh còn 22%.
Nhằm đảm bảo cho ngoại thương Trung Quốc phát triển cân đối, Chính phủ Trung
Quốc đã áp dụng một loạt biện pháp chính sách nhằm đẩy mạnh thêm một bước
công tác nhập khẩu. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ vẫn kiên trì phương hướng
thúc đẩy chính sách nhập khẩu. Theo đó, năm 2010, chính phủ Trung Quốc đã áp
dụng một loạt các biện pháp như là hạ thấp thuế suất nhập khẩu, thực hiện việc
thông thoáng trong nhập khẩu, tăng cường thêm một bước trong công tác phục vụ
thông quan, kiểm nghiệm kiểm dịch, mậu dịch tiền tệ, nới rộng mức ưu đãi thuế
suất bằng không cho các nước kém phát triển, tổ chức hơn 10 đoàn xúc tiến thương
mại đến các nước thuộc châu Âu, châu Mỹ và châu Á để triển khai hoạt động xúc
tiến thương mại, đồng thời khuyến khích và ủng hộ doanh nghiệp nước ngoài tham
gia triển lãm hoặc tổ chức triển lãm chuyên ngành tại Trung Quốc. Đến năm 2010,
tỷ lệ giá trị nhập khẩu hàng hóa dịch vụ trên tổng GDP đã tăng lên 24,76%.
Theo số liệu công bố của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, từ tháng 1 đến tháng
4/2010 NK đạt 419,9 tỷ USD, tăng 60,1%, trong tháng 4/2010 NK đạt 118,24 tỷ
USD, tăng 49,7%. So sánh với 4 tháng đầu năm 2008, NK tăng 14,2%. Trong đó,
kim ngạch NK của tháng 4/2010 so sánh với cùng kỳ năm 2008 tăng 15,5%. Trong
4 tháng đầu năm 2010, NK đạt 234,17 tỷ USD, tăng 66,4%. Mậu dịch thông thường
xuất hiện nhập siêu với giá trị là 39,29 tỷ USD, trong khi đó cùng kỳ năm 2009, giá
trị xuất siêu là 12,48 tỷ USD. Cũng trong thời gian 4 tháng, NK đạt 124,29 tỷ USD,
tăng 52,9%. Xuất siêu trong mậu dịch gia công đạt 84,58 tỷ USD, tăng 6,5%, tương
đương với 5,2 lần so với mức xuất siêu tổng thể trong cùng thời gian.
II.3. Thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã có những chuyển biến rõ rệt theo hướng tăng tỷ
trọng nhóm hàng có hàm lượng công nghệ, chất xám và tạo ra nhiều giá trị gia
tăng, giảm dần xuất khẩu các mặt hàng thô. Hiện nay, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
của Trung Quốc đã vô cùng đa dạng, các sản phẩm thuộc hầu hết các lĩnh vực. và

nhiều mặt hàng xuất khẩu đã mở rộng được quy mô sản xuất, nâng cao giá trị và
giành được thị phần lớn và chủ yếu trên thị trường thế giới. Nhiều mặt hàng mới có
tốc độ tăng trưởng cao đang và sẽ là những nhân quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam trong những năm tới đây như sản phẩm….
Năm 2007, máy móc thiết bị và vận chuyển thiết bị cấu thành gần một nửa tổng
kim ngạch nhập khẩu. Một phần lớn hàng xuất khẩu bao gồm dệt may, cao su và
các sản phẩm luyện kim chiếm đến 18% tổng kim ngạch xuất khẩu. Sản phẩm hóa
chất, thực phẩm, khoáng sản và vật liệu nhiên liệu lên 10% của tổng kim ngạch
xuất khẩu. Đặc biệt với thiết bị máy móc và vận chuyển hàng xuất khẩu đến năm
2007 đã tăng lên 47%.
Biểu đồ 5: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu năm 2007
Nguồn: />Năm 2008 so với năm 2007, trong các mặt hàng XK, XK mặt hàng cơ điện đạt
761,32 tỷ USD, tăng 20%, chiếm 57,8% tổng giá trị XK. Trong XK các mặt hàng
truyền thống với số lượng lớn, XK hàng may mặc và nguyên phụ liệu đạt 108,7 tỷ
USD, tăng 3,1%; XK sợi, hàng dệt đạt 60,41 tỷ USD, tăng 18,1%, tốc độ tăng 2,8
điểm %; XK giày dép đạt 26,77 tỷ USD, tăng 16,2%. Năm 2009, trong các mặt
hàng XK, kể từ tháng 8/2008 Trung Quốc đã 7 lần điều chỉnh tỷ lệ hoàn thuế XK
liên quan đến 676,02 tỷ USD trị giá hàng hóa XK, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm
trước. Trong đó, mức giảm XK hàng hóa có mật độ tập trung lao động cao đều thấp
hơn so với mức giảm 16% của tổng thể XK cùng kỳ, điều này đóng góp cho việc
bảo đảm đời sống dân sinh và tạo ra công ăn việc làm. Theo số liệu thống kê của
hải quan, trong tháng 12/2009, XK đạt kết quả tốt. Trong tháng 12/2009, XK sản
phẩm cơ điện đạt 78,05 tỷ USD, tăng 26,9%; XK mặt hàng dệt đạt 6,22 tỷ USD,
tăng 25,2%; XK dụng cụ gia đình đạt 3,09 tỷ USD, tăng 10,8%; XK đồ chơi đạt
0,62 tỷ USD, tăng 4,4%; XK valy, túi xách đạt 1,48 tỷ USD, tăng 1,9%; XK giày
dép đạt 2,82 tỷ USD, giảm 2,2%; XK đồ may mặc đạt 10,57 tỷ USD, giảm 4,8%.
Năm 2010, xuất khẩu chủ yếu hàng điện tử và máy móc khác, bao gồm cả thiết bị
xử lý dữ liệu, may mặc, dệt may, sắt thép, thiết bị quang học và y tế. Nhờ sự phát
triển mạnh mẽ của internet và chính sách mở cửa của chính phủ, hạn chế những
rào cản thanh toán điện tử mà doanh thu của trung quốc tăng chóng mặt trong thị

trường thương mại điện tử.
Trước đây, nói đến Trung Quốc, người ta thường nghĩ đến hình ảnh “xưởng gia
công lớn nhất thế giới”, chuyên sản xuất những mặt hàng rẻ tiền, không đòi hỏi giá
trị gia tăng cao. Nhưng hiện tại, Trung Quốc đã khẳng định được vị trí của mình
trong nền sản xuất và xuất khẩu công nghệ cao.
II.4. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Công tác hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển thị trường xuất khẩu đạt
được nhiều thành tựu quan trọng. Giai đoạn 2006 – 2010, Trung Quốc đã mở rộng
thêm được rất nhiều thị trường mới, đặc biệt với những thị trường lớn như : Mỹ,
EU, Nga, Nhật Bản, các nước ASEAN… Trung quốc vẫn liên tục tăng nhanh
chóng sản lượng và mở rộng thị phần. Và cho đến thời điểm 2010 hàng hóa Trung
Quốc đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ký kết thêm nhiều hiệp định
song phương về thương mại, hợp tác kinh tế - thương mại và kỹ thuật .
EU, Mỹ và Nhật Bản là 3 bạn hàng chủ yếu của Trung Quốc.Trong quan hệ thương
mại song phương với các bạn hàng chủ yếu, trong 4 tháng đầu năm 2010 EU vẫn
là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc với kim ngạch song phương đạt 137,77 tỷ
USD, tăng 34,6%. Kim ngạch song phương giữa Trung Quốc và Mỹ đạt 107,18 tỷ
USD, tăng 25%. Nhật Bản vượt nhẹ ASEAN trở thành bạn hàng lớn thứ 3 của
Trung Quốc, kim ngạch song phương giữa Trung Quốc và Nhật Bản đạt 88,66 tỷ
USD, tăng 37,5%. Trong đó, Trung Quốc XK sang Nhật Bản 35,47 tỷ USD, tăng
19,5%; Trung Quốc NK từ Nhật Bản đạt 53,19 tỷ USD, tăng 52,8%; nhập siêu từ
Nhật Bản đạt 17,72 tỷ USD, tăng 2,5 lần. Kim ngạch thương mại song phương giữa
Trung Quốc và ASEAN đạt 87,09 tỷ USD, tăng 58,5%. Trong đó, Trung Quốc XK
đạt 40.61 tỷ USD; và NK từ ASEAN đạt 46,48 tỷ USD, tăng 71,7%; Trung Quốc
nhập siêu từ ASEAN là 5,87 tỷ USD, trong khi đó 4 tháng đầu năm 2009, Trung
Quốc xuất siêu đạt 830 triệu USD. Trung Quốc thường xuất khẩu sang Việt Nam
các mặt hàng : máy móc thiết bị, sắt thép, phân bón và vật tư nông nghiệp, hoá
chất, phương tiện vận tải, nguyên phụ liệu dệt may, da. Các nhóm hàng trên chiếm
trên 90% kim ngạch nhập khẩu hàng năm từ Trung Quốc. Kim ngạch XNK song
phương giữa Trung Quốc và Việt Nam trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2010 đạt

lần lượt là 2,37 tỷ USD và 7,92 tỷ USD, tăng lũy kế là 50,1%. Trong đó, Trung
Quốc XK sang Việt Nam đạt lần lượt là 1,82 tỷ USD và 6,04 tỷ USD, tăng lũy kế là
52,2%; Việt Nam XK sang Trung Quốc đạt lần lượt là 0,54 tỷ USD và 1,87 tỷ
USD, tăng lũy kế là 42,9%. Trung Quốc xuất siêu đạt 4,17 tỷ USD
II.5. Mở rộng, đa dạng hóa các chủ thể tham gia xuất khẩu
Từ 7/1979, chính phủ Trung Quốc đã trực tiếp chỉ đạo việc thí điểm "Chính sách
đặc biệt và biện pháp linh hoạt" tại hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến, để khuyến
khích và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu. Từ sau khi ra nhập
WTO, cho đến năm 2005, Trung Quốc có những điều chỉnh phù hợp hơn với thời
đại mới, trên cơ sở xu hướng tự chủ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, xí
nghiệp tư nhân. Các chủ thể tham gia Xuất khẩu không ngừng được mở rộng, đa
dạng hóa và hoạt động ngày càng hiệu quả, đặc biệt là các khu vực kinh tế tư nhân
và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Chính phủ khuyến khích các xí nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục tự chủ trong sản xuất,
xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, tạo thêm nhiều ưu đãi và hỗ trợ. Tiếp tục mở rộng
quyền kinh doanh ngoại thương cho tổng công ty xuất nhập khẩu của Trung Quốc.
Trước đây chỉ có một số công ty chỉ định là được phép hoạt động ngoại thương.
Ngày nay, quyền này đã được phân quyền và mở rộng quyền tới các xí nghiệp khác
nhau ở các cấp khác nhau. Một kết quả của việc tăng cường cải cách hoạt động
ngoại thương là sự dẫn đến hệ thống hoạt động được phân quyền rất cao nhằm trao
quyền kinh doanh ngoại thương cho tất cả các loại hình xí nghiệp. Đến năm 2005,
có hơn 300.000 xí nghiệp có quyền kinh doanh ngoại thương.
- Nhà nước đề ra các biện pháp cụ thể như: cho phép các địa phương có thể thành
lập các công ti ngoại thương địa phương; các thành phố trực thuộc Trung ương và
tỉnh cũng được phép thành lập tổng công ti ngoại thương riêng
- 19 Bộ, ngành của Trung ương được thành lập tổng công ty xuất nhập khẩu để
phân tán một số hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc bộ ngoại thương trước đây, kinh
doanh sang các công ty xuất nhập khẩu thuộc Bộ, ngành hữu quan, tạo điều kiện
kênh buôn bán và tăng cường kết hợp giữa sản xuất và tiêu thụ.
- Đổi mới trong cơ chế, chính sách quản lý xuất khẩu , mở cửa thị trường… cũng

như những chính sách nhằm mở rộng quyền kinh doanh trong nước và chính sách
nhằm mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước đã góp phần
quan trọng tạo ra sự chuyển biến trong hoạt động đầu tư, sản xuất và xuất khẩu
hàng hóa của Trung Quốc giai đoạn 2006 – 2010.
Trung Quốc đã xoá bỏ từng bước quyền lực kinh tế tập trung thống nhất, dành
quyền tự chủ rộng rãi trong mậu dịch ngoại thương cho các địa phương, xí nghiệp
và công ti ngoại thương; cải cách đồng bộ các thể chế có liên quan. Nhờ đó mà
quan hệ mậu dịch đã phát triển với quy mô lớn, từng bước hoà nhập với xu thế phát
triển ngoại thương thế giới; mặt khác, thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất nhập
khẩu tăng trưởng mạnh mẽ, làm cho địa vị kinh tế của Trung Quốc ngày càng cao.
II.6. Xây dựng cơ sở pháp lý hoàn thiện cho môi trường kinh doanh xuất
nhập khẩu
Môi trường pháp lý và cơ chế chính sách liên quan đến môi trường kinh doanh xuất
nhập khẩu tiếp tục được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt
động sản xuất và xuất khẩu phát triển, khuyến khích sự tham gia ngày càng rộng rãi
của nhiều doanh nghiệp vào hoạt động xuất khẩu. Công tác cải cách thủ tục hành
chính có nhiều chuyển biến tích cực , tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm nhẹ
gánh nặng về thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và cạnh
tranh trên thị trường.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, khi đã gia nhập vào tổ chức WTO, Trung
Quốc sẽ phải xoá bỏ hay sửa đổi bổ sung khoảng 90 điều luật chủ chốt và 1000 các
quy định cũ. Hội đồng nhà nước Trung Quốc đã công bố quy chế chống trợ cấp có
hiệu lực từ ngày 1/1/2002 bao gồm các quy định liên quan đến khoản trợ cấp và
thiệt hại, hạn chế thời gian và đánh giá lại những biện pháp bù đắp và các cam kết
cùng một danh sách các sản phẩm xuất khẩu được hỗ trợ.
Ngày 22/10/2001, các DNNN được lệnh ngưng bán cổ phiếu do Nhà nước nắm giữ
trên thị trường chứng khoán nhằm bình ổn thị trường tài chính. Ngày 29/10/2001,
Trung Quốc đã cho phép các công ty quản lý tài sản được quyền dùng các tài sản
nợ để bán hoặc liên doanh vốn các nhà đầu tư nước ngoài. Một số công ty, tập đoàn
lớn đã được phép niêm yết trong nước.

Trung Quốc rất chú trọng về chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Từ năm
2007, Trung Quốc đang có xu hướng mở rộng chính sách ưu đãi về thuế, thông qua
một dự luật về thuế suất thu nhập đơn nhất cho tất cả các công ty. Trong kế hoạch 5
năm lần thứ 11(2006-2010), Trung Quốc đã đưa ra các chỉ dẫn nhằm cải thiện công
bằng trong việc sử dụng vốn nước ngoài và sự hội nhập của thuế thu nhập công ty.
Hơn nữa, tháng 11/2006, lần đầu tiên “ Kế hoạch 5 năm” về sử dụng vốn nước
ngoài đã được ban hành, trong đó, nới lỏng các luật và quy định như những nỗ lực
để giảm số khoản mục mà giấy phép đầu tư yêu cầu và đơn giản hóa một loạt các
thủ tục hành chính, nỗ lực hơn để tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Hiện nay, Trung Quốc hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong một số
lĩnh vực như: ngân hàng, bảo hiểm, pháp lý; hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô; các
biện pháp hàng rào kỹ thuật (TBT) và vệ sinh kiểm dịch động thực vật (SPS).
Quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại (hay còn gọi là TRIPs) cho phép
các công ty giành được bằng sáng chế các nguồn tài nguyên sinh học thiên nhiên
của nhiều cộng đồng và quốc gia.
Trung Quốc cũng giống như các nước phát triển khác gặp phải hiện thực ngặt
nghèo của bảo hộ bản quyền trí tuệ. Do ảnh hưởng khá lớn của cách làm du nhập
và bắt chước dẫn đến thay thế hệ thống của ngoại thương vốn có của Trung Quốc
hình thành trong thời gian dài. Muốn thay đổi tình trạng này phải tăng cường ý thức
bảo hộ bản quyền trí tuệ, thiết lập những pháp quy hữu quan. Việc bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ của Trung Quốc thu được tiến triển và hiệu quả thực tế to lớn là sự thực.
Năm 2010, Toà án sơ thẩm của Trung Quốc đã thụ lý mới 3992 vụ án hình sự sở
hữu trí tuệ, tăng 9,58% so với cùng kỳ, số lượng vụ án dân sự càng lớn, các vụ mới
thụ lý và xét xử kết án lần lượt tăng 40% và 36% so với cùng kỳ. Những con số này
đã cho thấy quyết tâm kiên định và hiệu quả của Chính phủ Trung Quốc bao gồm
các cơ quan tư pháp trong việc tấn công hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc luôn chú trọng đến vấn đề Bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ (QSHTT) trong lĩnh vực Hải quan. Công tác bảo vệ QSHTT của Hải quan
Trung Quốc đến nay đã thu được nhiều thành công là nhờ có hệ thống pháp luật
hoàn thiện và tiên tiến; thực thi hiệu quả; và thực thi một cách công khai và minh

bạch. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO công tác bảo vệ QSHTT càng được tăng
cường, kể từ năm 2001 số hàng hoá bị bắt giữ hàng năm trung bình tăng 30%, qua
đó lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu Trung Quốc và người nước ngoài được bảo vệ
một cách hiệu quả.
KẾT LUẬN
Việc Trung Quốc, một quốc gia lớn với 1,3 tỷ dân ra nhập WTO đã đánh dấu một
bước ngoặt kinh tế không chỉ đối với đất nước này, mà cả với các quốc gia khác
trên thế giới. Sau một thập kỉ không ngừng nỗ lực phát triển, Trung Quốc đã gặt hái
được những thành quả vô cùng to lớn về kinh tế, đưa vị thế của Trung Quốc lên
một tầm cao mới. Để đạt được những thành tựu to lớn ấy, Trung Quốc đã phải áp
dụng rất nhiều các biện pháp, mà đặc biệt phải kể đến là những cải cách phù hợp
cho chính sách thương mại.
Trong thời đại toàn cầu hoá, dòng chảy vốn, công nghệ và tri thức di chuyển rất
nhanh từ nước này sang nước khác. Đây là cơ hội rất lớn để các nước đang phát
triển tiếp thu những bài học và thành tựu từ các nước phát triển để mở rộng nền
kinh tế của mình. Tiến hành hội nhập, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo ra nhiều cơ hội
việc làm hơn cho xã hội, nghĩa là góp phần tạo cơ hội để ngày càng nhiều lao động
tham gia vào quá trình phát triển. Toàn cầu hoá còn thúc đẩy việc tạo lập môi
trường cạnh tranh bình đẳng. Bên cạnh đó, toàn cầu hoá gắn liền với sự phát triển
của công nghệ thông tin và kinh tế tri thức.
Việt Nam chịu khá nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc kể cả ảnh hưởng trực tiếp của
hoạt động đầu tư, kinh doanh thương mại khi phải cạnh tranh với một nước lớn
như Trung Quốc. Đó là lý do Việt Nam cần phải có cái nhìn đúng đắn về những
gì mà Trung Quốc đã làm được, học tập, rút ra bài học kinh nghiệm từ những gì
Trung Quốc đã làm và sử dụng một cách sáng tạo cho phù hợp với điều kiện của
mình. Cùng với việc ra nhập tổ chức WTO, hy vọng rằng Việt Nam sẽ có thêm
những cơ hội để mở rộng thương mại như những gì Trung Quốc đã đạt được.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> />ml
/> />record-60-years.html

/>711.html
/>idUSTRE7070CY20110108
/>01-17
/> /> />

×