Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

ứng dụng thương mại điện tử tại công ty tnhh điện tử meiko việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 28 trang )

Họ tên: Nguyễn Đức Diệu Linh
Lớp : CN3- QTKD
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỀ TÀI : ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY
TNHH ĐIỆN TỬ MEIKO VIỆT NAM
Mục lục
Chương I: Tổng quan về thương mại Điện tử và ứng dụng Thương mại
điện tử trong doanh nghiệp
1.Lý thuyết về Thương mại Điện tử
2.Ứng dụng Thương mại Điện tử trong doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng của việc ứng dụng Thương mại Điện tử tại Công
ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam
1.Giới thiệu sơ lược về công ty
2.Các ứng dụng Thương mại Điện tử trong doanh nghiệp
Chương III: Phương hướng phát triển ứng dụng Thương mại Điện tử
trong tương lai và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng Thương mại
Điện tử tại Công ty Meiko Việt Nam
Lời nói đầu
Trong xu thế hội nhập quốc tế của kinh tế thế giới hiện đại, Thương
mại điện tử đã và đang dần trở thành một xu thế tất yếu cho tất cả các doanh
nghiệp trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Thương mại Điện tử
mang lại lợi ích to lớn cho không chỉ doanh nghiệp mà còn cho cả người tiêu
dùng và cho xã hội. Tuy còn nhiều hạn chế và mới chỉ đang ở bước phát triển
sơ khai nhưng Thương mại Điện tử ở Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định
và tiềm năng vô cùng to lớn. Trong kỳ thực tập tốt nghiệp này, em chọn đề tài
“Ứng dụng Thương mại điện tử tại Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt
Nam” và đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Hồng Vân
cũng như sự giúp đỡ quý báu của các anh chị, các bạn đồng nghiệp tại Công
ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới cô giáo và các anh chị, các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ em hoàn
thành báo cáo thực tập này. Bài viết chắc chắn không tránh khỏi những thiếu


sót và hạn chế, em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo từ cô giáo, các
anh chị và các bạn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2010
Chương I: Tổng quan về Thương mại điện tử và ứng dụng
Thương mại điện tử trong doanh nghiệp
1.Tổng quan về thương mại điện tử
(1) Khái niệm:
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử là việc mua bán hàng hóa và dịch
vụ thông qua các phương tiện điện tử và các mạng viễn thông, đặc biệt là máy
tính và Internet.
Hiểu theo nghĩa rộng, thương mại điện tử bao gồm tất cả các loại giao
dịch thương mại mà trong đó các đối tác giao dịch sử dụng các kỹ thuật thông
tin trong khuôn khổ chào mời, thảo thuận hay cung cấp dịch vụ.
Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật
Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại
[commerce] cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát
sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp
đồng. Các quan hệ mang tính thương mại commercial bao gồm, nhưng không
chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc
trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý
thương mại, ủy thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây
dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp
vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh
và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng
hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường
bộ".
Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại
điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó
hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong
thương mại điện tử.

Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực
hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử
lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".
Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó:
hoạt động mua bán hàng hóa; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên
mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá
thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp
thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương
mại hàng hoá (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại
dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt
động truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới
(như siêu thị ảo)
Theo quan điểm thứ hai nêu trên, "thương mại" (commerce) trong
"thương mại điện tử" không chỉ là buôn bán hàng hoá và dịch vụ (trade) theo
các hiểu thông thường, mà bao quát một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, do đó
việc áp dụng thương mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu
hết nền kinh tế. Theo ước tính đến nay, thương mại điện tử có tới trên 1.300
lĩnh vực ứng dụng, trong đó, buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh
vực ứng dụng.
“Thương mại” được hiểu theo nghĩa rộng bao quát: mọi vấn đề nảy
sinh từ mọi mối quan hệ màn tính thương mại, dù có hay không có hợp đồng.
Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm
các giao dịch sau đây:
+) Giao dịch trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; đại diện hoặc đại lý
thương mại; ủy thác
+) Cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn kỹ thuật
+) Đầu tư cấp vốn
+) Ngân hàng; bảo hiểm
+) Liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh
doanh

+) Chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường
không, đường sắt, đường bộ
(2) Lợi ích của Thương mại Điện tử
A, Đối với doanh nghiệp
• Giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong
phú về thị trường và đối tác
Nếu so với Thương mại truyền thống, Thương mại điện tử giúp
cho doanh nghiệp tiếp cận được với lượng khách hàng đông đảo trên
phạm vi toàn cầu. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Doanh nghiệp có
cơ hội nắm được nhu cầu và thị hiếu của nhiều đối tượng khách hàng
phong phú, ở những phân đoạn thị trường khác nhau, chủng tộc, văn
hóa khác nhau… Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược
kinh doanh phù hợp nhất cho từng thị trường để giành được lượng
khách hàng lớn nhất và thu được lợi nhuận tối đa.
• Giảm chi phí sản xuất
Áp dụng các phần mềm quản lý và các ứng dụng của Thương
mại điện tử giúp doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí quản lý và chi phí
nhân lực, từ đó tiết kiệm được chi phí sản xuất và hạ giá thành sản
phẩm.
• Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị ; tiết kiệm thời gian và
chi phí giao dịch cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng
Bán hàng qua mạng, marketing điện tử, cửa hàng trực tuyến … là
những giải pháp giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí
dành cho bán hàng và tiếp thị bởi họ không cần thuê cửa hàng, không
cần nhân viên bán hàng, nhân viên thu ngân, nhân viên tiếp thị Không
những thế, họ còn mang lại tiện ích cho người tiêu dùng: không cần ra
khỏi nhà, không cần chen chúc trong các cửa hàng và quầy thu ngân, họ
vẫn có được những sản phẩm mình mong muốn chỉ với một cái click
chuột.
• Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa .

[1]

B, Đối với người tiêu dùng
• Dễ dàng tiếp cận thông tin về sản phẩm và dịch vụ
Cùng với sự phát triển và phổ cập của Internet và các mạng viễn
thông, số người thường xuyên sử dụng và truy cập Internet ngày càng
nhiều, việc tiếp cận với các thông tin trên mạng ngày càng dễ dàng và
nhanh chóng. Người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn để
có được sản phẩm đáp ứng tốt nhất những nhu cầu thiết yếu của mình.
• Nhiều cơ hội tìm kiếm, so sánh thông tin
Internet và Thương mại điện tử không chỉ cho phép doanh
nghiệp tiếp cận với khách hàng toàn cầu mà ngược lại, nó cũng mang
tới cho người tiêu dùng sự lựa chọn rộng rãi hơn khi họ có cơ hội tiếp
cận với các nhà cung cấp trong phạm vi địa lý rộng hơn.
• Nhận hàng số hóa nhanh chóng
• Tiếp cận nhà cung cấp toàn cầu.
(3) Quá trình phát triển của Thương mại Điện tử
• Giai đoạn 1
- Mua máy tính, email, lập website
- Giao dịch với khách hàng, nhà cung cấp bằng email
- Tìm kiếm thông tin trên web
- Quảng bá doanh nghiệp trên web
- Hỗ trợ khách hàng về sản phẩm, dịch vụ
Đây là giai đoạn phát triển đầu tiên, sơ khai của Thương mại điện tử
khi mà doanh nghiệp phải chuẩn bị những yếu tố cơ bản nhất để có thể tham
gia vào các hoạt động thương mại điện tử.
• Giai đoạn 2
- Xây dựng mạng nội bộ doanh nghiệp
- Ứng dụng các phần mềm quản lý Nhân sự, Kế toán, Bán hàng,
Sản xuất, Logistics

- Chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp
• Giai đoạn 3
- Liên kết doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, ngân
hàng, cơ quan quản lý nhà nước
- Triển khai các hệ thống phần mềm Quản lý khách hàng (CRM),
Quản lý nhà cung cấp (SCM), Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
2. Ứng dụng Thương mại điện tử trong doanh nghiệp
(1) Các mô hình Thương mại điện tử điển hình
Chính phủ
G
Doanh nghiệp
B
Người tiêu dùng
C
Chính phủ
G
G2G
ELVIS
(vn – usa)
G2B
Hải quan điện tử
G2C
E-Government
Doanh nghiệp
B
B2G
Đấu thầu công
B2B
Ecvn.gov.vn
B2C Amazon.com

Người tiêu dùng
C
C2G C2B
Priceline.com
C2C
E-bay
Thương mại điện tử có thể được phân loại theo tính cách của người
tham gia:
• Người tiêu dùng
o C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng
với người tiêu dùng
o C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với
doanh nghiệp
o C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng
với chính phủ
• Doanh nghiệp
o B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với
người tiêu dùng
o B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với
doanh nghiệp
o B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với
chính phủ
o B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với
nhân viên
• Chính phủ
o G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với
người tiêu dùng
o G2B (Government-To-Business) Chính phủ với
doanh nghiệp
o G2G (Government-To-Government) Chính phủ với

chính phủ
(2) Khái quát tình hình phát triển của Thương mại Điện tử tại Việt
Nam
Có thể khẳng định rằng Việt Nam hiện đã có Thương mại điện tử.
Tuy chưa thực sự phong phú và đa dạng, chúng ta vẫn có thể thấy những
trang web bán hàng trực tuyến, những cửa hàng online của các doanh
nghiệp Việt Nam và phục vụ cho người tiêu dùng Việt Nam.
Cửa hàng trên mạng:
Golmart.vn
Vinagift.net
Mua hàng qua mạng:
Sieuthithietbi.vn
Dịch vụ trực tuyến:
Nhacso.net
T uy nhiên cho tới thời điểm hiện tại, thương mại điện tử ở Việt
Nam mới chỉ ở giai đoạn phát triển sơ khai. Theo thống kê của VCCI, mới
chỉ có khoảng 3% doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng cho Thương mại điện
tử.
Đối với phần lớn người tiêu dùng Việt Nam hiện tại, cửa hàng trực
tuyển vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ. Hiện tại ở Việt Nam đã có một số
công ty có trang web bán hàng trực tuyến (www.sieuthithietbi.vn;
www.chothietbi.vn ) nhưng số lượng giao dịch vẫn rất hạn chế, tuy có đầy
đủ chức năng của một trang web bán hàng trực tuyến nhưng dường như các
trang web này tồn tại với chức năng là một kênh thông tin, tiếp thị và quảng
cáo nhiều hơn là giao dịch thương mại.
Chương II: Thực trạng của việc ứng dụng Thương mại điện tử tại Công
ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam
(I) Giới thiệu sơ lược về công ty
Từ một công ty chuyên sản xuất bản mạch in điện tử (Printed Circuit
Board –PCB) được thành lập năm 1975 tại tỉnh Kanagawa, Nhật Bản, sau hơn

30 năm phát triển, Tập đoàn Điện tử Meiko đã trở thành một trong những tập
đoàn đứng đầu thế giới về sản xuất bản mạch in điện tử và lắp ráp linh kiện
điện tử. Hiện nay tập đoàn có 4 nhà máy tại Nhật Bản, 2 nhà máy tại Trung
Quốc, 1 nhà máy tại Việt Nam (Hà Nội) và nhiều trung tâm nghiên cứu, văn
phòng đại diện trên toàn cầu.
Ngày 20 tháng 10 năm 2006, tại thủ đô Tokyo, trước sự chứng kiến của
thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các quan chức cao cấp của chính phủ, tập
đoàn Meiko đã ký kết thỏa thuận đầu tư xây dựng nhà máy điện tử tại tỉnh Hà
Tây (cũ) với tổng số vốn đầu tư 300 triệu USD.

Lễ ký thỏa thuận đầu tư tại Tokyo, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng
Ngày 14 tháng 12 năm 2006, Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam
chính thức được trao giấy chứng nhận đầu tư vào Khu Công nghiệp Thạch
Thất – Quốc Oai, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Lĩnh vực hoạt động chính gồm: Thiết kế, sản xuất và chế tạo các loại
bảng mạch in điện tử (PCB); lắp ráp các linh kiện lên PCB, lắp ráp các sản
phẩm điện tử hoàn chỉnh (EMS).
Dự án đầu tư của Meiko là một trong 10 dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) lớn nhất năm 2006 và là dự án sản xuất điện tử lớn nhất từ trước
đến nay của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và cũng là dự án
đầu tư nước ngoài lớn nhất mà Hà Tây (cũ) tiếp nhận.
Meiko Việt Nam đã bắt tay vào xây dựng nhà máy, tuyển dụng kỹ sư và cử đi
đào tào tại các nhà máy của tập đoàn tại Quảng Châu và Vũ Hán, Trung
Quốc, các nhà máy tại Nhật Bản. Thành công vượt qua khủng hoảng kinh tế
toàn cầu, Meiko đã hoàn thành và đưa vào hoạt động nhà máy lắp ráp linh
kiện điện tử (EMS) thứ nhất vào cuối năm 2008. Nhà máy sản xuất bản mạch
PCB, với chiều dài 200m, chiều rộng 100m, 3 tầng bê tông kiên cố, dự kiến sẽ
được hoàn thiện và đi vào hoạt động tháng 10 năm 2010, cùng với cả nước
đón mừng sự kiện Kỉ niệm 1000 năm Thăng Long.

Với tổng diện tích 170,000m2 (17 hec-ta), gồm các nhà máy sản xuất bản
mạch in điện tử (PCB), nhà máy lắp ráp linh kiện (EMS), khu kí túc xá cho
CBCNV, khi hoàn thành và đi vào hoạt động ổn định, Meiko Việt Nam sẽ thu
hút khoảng 7,000 lao động và doanh thu ước đạt 1.7 tỉ USD/năm.
(II) Các ứng dụng của Thương mại điện tử trong doanh
nghiệp
1. Trong liên lạc và trao đổi thông tin
Là một công ty đa quốc gia với các nhà máy thành viên trải rộng
từ Nhật Bản, Trung Quốc sang tới Việt Nam và các văn phòng đại diện
ở khắp châu Âu và Bắc Mỹ, công ty rất chú trọng vào việc xây dựng
mạng lưới trao đổi thông tin nội bộ và trao đổi thông tin với khách
hàng. Các ứng dụng cơ bản nhất có thể thấy là email, sever chung của
các bộ phận và website của công ty.
1.1Email
Nhân viên tại các nhà máy của Meiko sử dụng email công ty để liên lạc
với khách hàng, nhà cung cấp và liên lạc với các bộ phận trong nội bộ công
ty. Các nhà máy Meiko tại Trung Quốc và Nhật Bản thường dùng phần mềm
Lotus Notes, nhà máy Meiko Việt Nam hiện đang dùng Outlook Epress.
1.2Server chung của các bộ phận
Mỗi phòng ban trong công ty có một server chung, tại đó các nhân viên
chia sẻ thông tin liên quan tới các hoạt động chung của phòng ban mình. Khi
cần lấy bất kỳ thông tin gì, các nhân viên khác chỉ cần tìm trên server của bộ
phận, không cần mất thời gian gửi từ máy của người này sang máy của người
khác. Khi có một nhân viên đột xuất vắng mặt, các nhân viên khác có thể dễ
tìm thấy thông tin liên quan tới công việc mà đồng nghiệp vắng mặt đang phụ
trách và dễ dàng hỗ trợ khi cần thiết.
1.3Website của công ty
Được xây dựng để phục vụ cho việc giới thiệu hình ảnh công ty đối với
khách hàng, cung cấp cho khách hàng các thông tin cần thiết về công ty, phục
vụ cho hoạt động tuyển dụng, quảng bá thương hiệu.

2. Trong quản lý nguồn lực của doanh nghiệp
2.1Hệ thống Glovia
Glovia là một giải pháp trọn gói áp dụng cho các doanh nghiệp quy mô
trung bình và lớn trong môi trường sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối tượng
phục vụ mà Glovia tập trung là các doanh nghiệp sản xuất muốn cải tiến năng
lực của các hệ thống thông tin nội bộ cũng như thúc đẩy doanh nghiệp phát
triển.
Glovia là sản phẩm được phát triển bởi tập đoàn Fujitsu Glovia
International Inc., và đã được sử dụng rộng rãi tại trên 5.600 nhà máy của trên
1.000 nhà sản suất vừa và nhỏ trên thế giới. Trong quá trình phát triển, Glovia
đã được địa phương hoá để thích ứng với nhu cầu thực tế tại mỗi quốc gia. Hệ
thống này được lập trình trên 20 loại ngôn ngữ và có chức năng hỗ trợ đa tiền
tệ và đang được triển khai sử dụng tại trên 100 quốc gia. Glovia cung cấp một
chức năng tổng thể, toàn diện và là một công cụ mạnh trong việc hỗ trợ chu
trình quản lý vòng đời sản phẩm.
Hiện tại Meiko mới đang trong giai đoạnbắt đầu áp dụng hệ thống
Glovia với bước đi đầu tiên là xây dựng cơ sở dữ liệu dưới sự hỗ trợ của các
chuyên viên từ Fujitsu, tuy nhiên, để hệ thống Glovia có thể đưa vào áp dụng
quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất, kế toán, xuất nhập kho sẽ phải mất
một thời gian 2-3 năm và cần rất nhiều nỗ lực từ các bộ phận
3. Trong quản lý hoạt động Xuất nhập khẩu
3.1Khai báo Hải quan
Hoạt động khai báo Hải quan truyền thống thường mất rất nhiều thời
gian của doanh nghiệp bởi doanh nghiệp cần thời gian chuẩn bị bộ chứng từ,
mang tới cơ quan Hải quan, xếp hồ sơ, chờ công chức Hải quan kiểm tra
chứng từ, nhập số liệu vào sổ sách quản lý, kiểm tra lô hàng và đóng dấu
thông quan.
Với việc sử dụng phần mềm khai báo Hải quan qua mạng, doanh
nghiệp có thể truyền trước dữ liệu tới hệ thống của Hải quan, chờ công chức
Hải quan tiếp nhận và thông báo chấp nhận bộ hồ sơ khai báo. Sau đó, doanh

nghiệp chỉ cần in tờ khai theo định dạng có sẵn trên hệ thống tới cơ quan Hải
quan để đóng dấu thông quan. Nhờ đó, doanh nghiệp không cần mất thời gian
chờ đợi, nếu không may bộ chứng từ có sai sót, hệ thống sẽ báo lỗi ngay từ
khi doanh nghiệp nhập dữ liệu lên hệ thống, nhân viên xuất nhập khẩu có thể
tự sửa ngay, không cần mất thời gian mang chứng từ sai về sửa rồi mang tới
Hải quan nộp lại như khi khai báo Hải quan theo phương thức truyền thống.
3.2Xin C/O qua mạng
Tương tự như hoạt động khai báo Hải quan, việc xin cấp chứng nhận
nguồn gốc xuất xứ ( C/O) cũng khiến doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian
và công sức khi phải mang chứng từ tới cơ quan cấp C/O ( Bộ Công Thương,
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) chờ các chuyên viên kiểm tra
hồ sơ, nhập số liệu lên hệ thống và đóng dấu lên C/O. Khi áp dụng xin cấp
C/O qua mạng, doanh nghiệp có thể truyền dữ liệu trước, sau khi hệ thống
báo tiếp nhận thì mang bản gốc tới cơ quan cấp C/O xin dấu.
Hiện nay, Bộ Công Thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam đều đã áp dụng cấp C/O qua mạng và Meiko đã xin C/O qua mạng
cho tất cả các khách hàng có yêu cầu cấp C/O.
4. Đánh giá thực trạng ứng dụng Thương mại điện tử tại
Công ty TNHH Meiko Việt Nam
(*) Tiềm năng công nghệ:
Là một doanh nghiệp nước ngoài, lại hoạt động trong một ngành công
nghệ cao là sản xuất vi mạch điện tử, Meiko là doanh nghiệp có tiềm năng
công nghệ lớn, cơ sở hạ tầng tương đối hiện đại và hoàn chỉnh. Công ty cũng
có chính sách đầu tư thích hợp cho các dự án công nghệ phục vụ trực tiếp cho
hoạt động sản xuất của công ty.
(*) Những mặt hạn chế:
Có mặt ở Việt Nam từ năm 2006 nhưng Meiko mới chỉ bắt đầu đi vào
sản xuất thực sự từ tháng 11/2009. Do mới đi vào sản xuất chưa lâu, hệ thống
quản lý của công ty vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh và vẫn đang trong giai đoạn
xây dựng, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Hệ thống

nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm
thực tế để giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình ứng dụng
thương mại điện tử trong hoạt động của doanh nghiệp. Hệ thống cơ sở dữ liệu
của công ty cũng đang trong giai đoạn xây dựng, website của công ty đã có
nhưng mới chỉ có chức năng đơn thuần là cung cấp thông tin về doanh nghiệp
và phục vụ hoạt động tuyển dụng. Xét một cách tổng thể, công ty chưa sử
dụng được hết tiềm năng đang có để vận dụng hiệu quả nhất các ứng dụng
của Thương mại điện tử để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.
Chương III: Phương hướng phát triển ứng dụng Thương mại Điện tử
trong tương lai và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng Thương mại
Điện tử tại Công ty Meiko Việt Nam

×