VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ VĂN HOÁ TRONG NỀN VĂN MINH
TS. Hồ Sĩ Quý
Cho tới tận hôm nay, những định nghĩa về văn hóa được coi là có giá
trị nhất vẫn chưa làm thỏa mãn giới nghiên cứu. Vì thế việc định nghĩa khái
niệm này còn đang được xem như một điều thách thức - những định nghĩa
mới, xuất phát từ những cách hiểu khác nhau tiếp tục xuất hiện.
Nếu vào năm 1964, theo thống kê của A.Crêle và K. Clakhôn, số lượng định
nghĩa về văn hóa ở phương Tây, mà phần lớn là của các nhà văn hóa học Mỹ đã
đạt tới con số 257 thì đến nay, nhà nghiên cứu Phan Ngọc cho biết con số đó lên
tới gần 400. Đúng như một học giả Ba Lan đã nhận xét: khó mà hình dung được
một khái niệm nào nhiều nghĩa hơn và rộng hơn là khái niệm văn hoá. Tình trạng
này không chỉ có trong ý thức thường ngày mà còn có cả trong các ngành khác
nhau của các khoa học về văn hoá nói chung.
Thật ra trong nghiên cứu hệ vấn đề tổng hợp này, để có một định nghĩa đủ
phù hợp với mọi cách tiếp cận hẳn không phải dễ. Văn hóa là một đối tượng
nghiên cứu mà khách thể của nó thuộc loại quá rộng. Nó dùng để chỉ một thuộc
tính có trong mọi sự vật, mọi hiện tượng và mọi quá trình có liên quan đến con
người (nói chính xác hơn, đến tính xã hội của con người) bất kể sự vật, hiện tượng
và quá trình đó là thuộc về vật chất hay thuộc về tư duy. Cái gì đụng đến con
người cũng đều có khía cạnh văn hoá của nó. Ngành khoa học nào cũng chính là
văn hoá về phương diện nó là tri thức của con người. Ngoài một vài bộ môn coi
văn hoá là đối tượng nghiên cứu trực tiếp của nhau (văn hóa học, triết học văn hoá,
lý luận và lịch sử văn hoá, xã hội học văn hoá), còn có không ít ngành dường như
cũng có quyền nói tiếng nói có trọng lượng của mình về văn hoá (sử học, khảo cổ
học, ngôn ngữ học, các bộ môn nghệ thuật học ) Thêm vào đó, còn phải kể đến
một điều phức tạp khác của tiếng Việt: trong tiếng Việt, văn hoá vừa là danh từ,
vừa là tính từ đôi khi nói về văn hoá, người ta không biết là nói về nền văn hóa
hay nói đến cái chất văn hoá.
Do sự phức tạp của việc nhận biết khái niệm, cho nên để có thể sử dụng văn
hoá như một khái niệm thao tác (làm việc) trong bài này, chúng tôi muốn lưu ý
một vài điểm như sau:
1. Khái niệm văn hóa dù được xem xét từ góc độ nào, cũng đều làm lộ ra
(một cách trực tiếp hay là kín đáo), những đặc trưng về con người và về đời sống
của con người. "Con người là cơ sở của toàn bộ vấn đề văn hóa học. Khái niệm
văn hoá bằng cách này hay bằng cách khác phản ánh đặc thù loài của hoạt động
người" (cần chú ý đặc thù mang tính loài chứ không phải đặc thù của loài người
nói chung).
2. Đặc thù mang tính loài của hoạt động người, được thể hiện trong phương
thức (cách thức) của sự tồn tại người, ở một mức độ lớn, có liên quan đến tinh
thần. Thế giới tâm linh, biểu tượng, ý thức của con người là cái rất cơ bản của văn
hoá, kể cả văn hóa vật chất, chúng ẩn tàng trong văn hóa vật chất, nếu văn hóa vật
chất được hiểu tách thoát khỏi thế giới đó thì văn hóa không còn là văn hóa (có thể
hình dung điều này tương tự như sự khác nhau giữa thiên thạch và vật phẩm của
người xưa).
3. Đơn vị có ý nghĩa để phân biệt các bản sắc văn hóa khác nhau là vùng văn
hóa. Sở dĩ nền văn hóa thế giới luôn luôn phong phú và đa dạng, đồng thời lại luôn
luôn được xem như một chỉnh thể toàn vẹn chính là nhờ có sự "đóng góp" những
nét đặc thù và độc đáo từ các vùng văn hóa. Mỗi vùng văn hóa bao giờ cũng có
bàng giá trị riêng của mình. Trong khái niệm văn hóa có ngu ý thừa nhận sự bình
đẳng tương đối giữa các bảng giá trị.
4. Do văn hóa không phải là một khái niệm bản thể luận mà chỉ là khái niệm
chỉ một khía cạnh, một thuộc tính của thế giới người, cho nên ngay việc đặt câu
hỏi: một cái gì đó có phải là văn hóa hay không? cũng đã bao chứa sai lầm. Toàn
bộ vấn đề của việc định nghĩa khái niệm này là ở chỗ thuộc tính nào hay khía cạnh
nào của thế giới người được coi là văn hóa? Nói cách khác, cái thuộc tính của thế
giới người vẫn được gọi là văn hóa ấy có thể diễn đạt bằng ngôn từ khác được
không? Chúng tôi hiểu sự nan giải của việc định nghĩa là ở chỗ đó.
Theo chúng tôi, thuộc tính đó là thái độ của con người đổi với thế giới, kể cả
thế giới bên ngoài và thể giới bên trong của chính con người (để có được thái độ
này cần phải có sự phản tư và tự phản tư. "Các khoa học về văn hóa khác hẳn các
khoa học về tự nhiên ở chỗ chúng là một bộ phận của chính đối tượng được
nghiên cứu" - M. Epstein. Sự thể hiện thái độ đó chính là tổng thể các giá tri vật
chất và tinh thần trong đời sống con người. Đây là nội dung thứ nhất của khái
niệm văn hóa. Nội dung thứ hai của khái niệm là sự biểu hiện của phương thức
(cách thức) của sự tồn tại mà chỉ riêng loài người mới có.
Như vậy, trong bài viết này, văn hóa được chúng tôi hiểu như một khía cạnh
của quan hệ giữa con người với thế giới bên trong và bên ngoài của nó, nghĩa là
như một "lát cắt" đi qua toàn bộ mối quan hệ phong phú và phức tạp của con
người với thế giới hiện thực. Văn hóa là sự biểu hiện của phương thức (cách thức)
của sự tồn tại người, là tổng thể mọi giá trị người.
Trên cơ sở hiểu khái niệm văn hóa như trên sau đây chúng tôi xin thử kiến
giải một vài vấn đề có tính phương pháp luận về vai trò của nhân tố văn hóa trong
sự phát triển của xã hội nói chung.
1/ Vấn đề đầu tiên, theo chúng tôi, là cần phải phân biệt văn hóa với nhân tố
văn hóa khi kiến giải vai trò của chúng đối với sự phát triển. Đây không phải là
chuyện chữ nghĩa, mà là vấn đề chọn cách tiếp cận, định hướng nghiên cứu. Thực
tế của hai cuộc hội thảo do ủy ban quốc gia về thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa
chủ trì (6 /1991 và 11/1992) đã cho thấy rằng chính tiêu đề của hội thảo "Vai trò
của văn hóa trong sự phát triển" đã làm cho một số người thiên về xem xét vai trò
của các loại hình văn hóa, của các hoạt động văn hoá hay của đời sống văn hóa.
Chúng tôi cho rằng nếu chỉ xem xét vai trò của các hoạt động văn hóa hay của đời
sống văn hóa nói chung của xã hội, thì đôi khi, vấn đề không nhất thiết phải tiếp
cận từ góc độ triết học văn hóa. Còn xem xét vai trò của nhân tố văn hóa thì đây
đích thực là một vấn đề triết học văn hóa, thể hiện tập trung nhất mối quan hệ biện
chứng giữa văn hoá và phát triển. Với tính cách là khái niệm triết học văn hóa,
nhân tố văn hóa là những nguyên nhân hay những động lực về mặt vãn hóa (với tư
cách là cái văn hóa thì chúng đóng vai trò là nguyên nhân hoặc động lực), tức là
cái có khả năng tạo ra hoặc thúc đẩy sự tạo ra những kết quả hay những quá trình
nào đó trong những chuỗi nhân quả kế tiếp nhau của đời sống xã hội.
Như vậy, sự tìm kiểm các nhân tố văn hóa không phải chỉ là sự tìm kiếm hạn
hẹp trong các lĩnh vực của hoạt động văn hóa hay là của đời sống văn hóa. Các
nhân tố văn hóa cần phải được tìm kiếm trong toàn bộ đời sồng xã hội, ở tất cả các
mặt và trên một phạm vi của nó, đặc biệt là ở những lĩnh vực mà đối với ý thức
thông thường dường như chẳng có gì gắn với văn hóa.
2. Trong việc xem xét vai trò của nhân tố văn hóa, một vấn đề có ý nghĩa đặc
biệt là cần phải phân biệt văn hóa với văn minh.
Sự kiến giải sẽ mang một ý nghĩa khác và chuyển hẳn sang một hướng khác
nếu khái niệm nhân tố văn hóa bị lầm hiểu thành nhân tố văn minh (trong thực tế
nghiên cứu, điều này không phải là hiếm thấy). Ở thập kỷ này của sự phát triển xã
hội loài người cái mà UNESCO cảm thấy là cấp bách là những vấn đề của nhân tố
văn hóa, chứ không phải của nhân tố văn minh, nói chính xác hơn, đó là những
vấn đề văn hóa của sự phát triển của nền văn minh, chứ không phải những vấn đề
tự thân của nền văn minh.
Đành rằng văn minh, trong không ít trường hợp được sử dụng gần như đồng
nghĩa với văn hoá. Tuy thế, trước hết và cơ bản, văn minh là khái niệm đặc trưng
cho trình độ của con người trong việc chiếm lĩnh thế giới nói chung.
Xét về mặt giá trị, giá trị tự thân của nền văn minh mang tính khách quan
hơn so với giá trị Văn hóa. Bản thân sự sáng tạo ra của cải vật chất, sự tiến bộ của
khoa học và công nghệ là khách quan đối với mọi bảng giá trị. Sự đánh giá là phi
đạo đức hay tiêu cực đối với một hiện tượng nào đó của nền văn minh, ngay cả
trong trường hợp sự đánh giá đó là xác đáng thì cũng chỉ là sự đánh giá những giá
trị phát sinh của văn minh, tức là những giá trị xuất hiện trong sự chi phối của các
giá trị văn hóa (mục đích lành mạnh hay không lành mạnh của việc sử dụng những
thành tựu của nền văn minh - khía cạnh văn hóa của vấn đề). Tính trung hòa này
của văn minh (trong sự so sánh nó với văn hóa, nếu có thể nói như vậy) đã khiến
cho văn minh trở thành tiêu chí đầu tiên để xem xét trình độ phát triển của các xã
hội. Với một xã hợi nào đó, nếu nó được coi là phát triển hoặc chậm phát triển thì
thước đo đầu tiên và chủ yếu để đánh giá điều đó chính là trình độ phát triển của
nền văn minh, dù rằng trong thước đo đó có sự tham gia của một số thành tố văn
hóa. Người ta có thể coi nền văn minh của một xã hội nào đó là ưu việt hơn so với
các xã hội khác, song rất khó (và có lẽ, không thể) coi nền văn hóa nào ưu việt hơn
nền văn hóa nào, kể cả đối với những nền văn hóa còn dựa trên một trình độ văn
minh thấp. (Hiện thời, có thể có một số tộc người sống ở trình độ dã man về mặt
văn minh. Tuy vậy, sẽ là bất hợp lý nếu coi nền văn hóa của họ là thấp kém hoặc
không có giá trị).
Liên quan tới những điều đang nói là vấn đề mục đích của sự phát triển xã
hội. Chúng tôi cho rằng, mục đích cuối cùng của sự phát triển của bất kỳ một xã
hội lành mạnh nào bao giờ cũng đặt ở những phẩm chất nào đó của nền văn hóa,
chứ không chỉ thuần túy nhằm vào một trình độ nào đó của nền văn minh. Hay nói
một cách khác, việc đạt tới trình độ tiên tiến của nền văn minh loài người là mục
đích hiển nhiên đối với mọi xã hội. Song đó chưa phải là mục đích cuối cùng. Sự
tiến bộ của công nghệ và khoa học, riêng nó, chưa đủ đảm bảo cho các xã hội trở
nên lành mạnh. Sống ở một trình độ tiên tiến của nền văn minh con người vẫn cố
thể cảm thấy bất hạnh và thiếu hụt về mặt tinh thần, nếu như ở độ nền văn minh
tiên tiến không hài hòa hoặc không là bạn đồng hành với văn hóa. Có thể coi là
lành mạnh nếu sự phát triển của một xã hội đạt tới đồng bộ, hài hòa giữa văn hóa
và văn minh.
Cần phải thừa nhận rằng một trong những xu hướng phát triển của các nền
văn minh nói chung là chúng thường chèn ép và làm yếu đi một số phẩm chất nào
đó của văn hóa, đặc biệt là ở những trường hợp mà các nền văn hóa còn gắn với
một trình độ văn minh thấp hơn, phải chịu sự chi phối, du nhập của những nền văn
minh ngoại sinh có trình độ phát triển cao hơn. ‘Tiếng kêu cứu của các giá trị” và
"nỗi thất vọng thống trị trong nền văn hoá” mà A. Toffler phê phán đâu phải chỉ là
điều bịa đặt hay "những cơn ác mộng của các nhà tư tưởng có uy tín". Trái lại, cần
phải xem đó là lời cảnh tỉnh của những đầu óc lành mạnh đối với những kể hoạch
xã hội lao theo"cơn lốc” của sự thay đổi giá trị (có thể coi những báo cáo của câu
lạc bộ Roma hay những chương trình nghiên cứu liên ngành về văn hóa của
UNESCO là thuộc vào loại này).
Văn minh không phải bao giờ cũng là bạn đồng hành của văn hóa. Đôi khi,
trong những trường hợp nhất định nó còn là kẻ thù của văn hóa. Hy sinh một vài
giá trị văn hóa nào đó, thậm chí cả một hệ giá trị văn hóa để đổi lấy văn minh ở
trình độ cao hơn là điều đã từng và thường diễn ra. Cố nhiên, sẽ có những giá trị
mới và hệ những giá trị văn hóa mới ra đời "thay thế một cách lịch sử" cho cái cũ.
Tuy vậy, vấn đề là ở chỗ phải chăng mọi sự hy sinh các giá trị văn hóa (cũ) đều là
hợp lý. Và phải chăng mọi giá trị văn hóa đều có thể dễ dàng bị biến thành "vật tế
sinh" trước "cú sốc của tương lai"?
3. Để có thể trả lời những câu hỏi này một cách thấu đáo, thiết nghĩ, cần phải
có một lý thuyết về vai trò của văn hóa và nhân tố văn hóa trong sự phát triển. Rất
tiếc, cho tới nay, những tri thức về vấn đề này còn chưa được hệ thống hóa thành
một lý thuyết. Những kiến giải về nó còn khá tản mạn, và ở một mức độ nào đó,
còn chưa thoát khỏi trình độ của sự cảm nhận. Do vậy trên con đường đi tới một lý
thuyết có hệ thống cho vấn đề này, chúng tôi xin thử đưa ra một vài ý kiến dưới
đây.
Với tính cách là một nhân tố của sự phát triển, văn hóa, trên thực tế, quan
trọng hơn cách mà nhiều người vẫn hình dung.
Vì văn hoá là sự biểu hiện của cách thức mà con người tồn tại, là tổng thể
những giá trị mà con người đã, đang và sẽ tạo ra, cho nên, xét trên bình diện của
sự phát triển thì văn hóa cũng chính là sự phát triển về mặt "phong cách" hay
"dáng vẻ" của nó. Văn hóa là kiểu của sự phát triển.
Cần chú ý rằng quan hệ của văn hóa với phát triển không giống như mối
quan hệ giữa hai sự vật riêng rẽ, cụ thể trong thế giới vật chất, mặc dù văn hóa vẫn
thường được coi là tồn tại một cách độc lập (tương đối). Văn hóa là một khía cạnh
của đời sống xã hợi, trong khi đó, phát triển lại là một trình độ của sự vận động
của đời sống xã hội ấy. Bởi vậy, trong hiện thực, nhân tố văn hóa không thoát ly
hoặc nằm ngoài các nhân tố khác, mà ngược lại nó có mặt và thể hiện mình
(thường là kín đáo) trong mọi nhân tố (có thể có) của sự phát triển xã hội.
Theo logic của riêng mình - logic của cái văn hóa, dựa vào sức mạnh của các
bảng giá trị xã hội, văn hóa không chỉ chi phối, tác động mà còn có khả năng quy
đinh sự phát triển của xã hội. Trong sự tương tác với nền văn minh văn hóa có thể
bi chèn ép, bị phủ định bởi những thành tựu mới của nền văn minh. Tuy vậy, nếu
những thành tựu mới của nền văn minh không đủ sức để kiến tạo những giá trị văn
hóa mới, thì những giá trị văn hóa cũ sẽ không dễ bị thủ tiêu. Ngay cả trong
trường hợp bi thủ tiêu các giá trị văn hóa cũ vẫn có khả năng được tái sinh với
những bọ mặt mới, trong những điều kiện nào đó. Khi bị chèn ép, ở văn hóa
thường xuất hiện những phản ứng đối với nền văn minh. Nó có khả năng kìm hãm,
thậm chí làm đổ vỡ những bước đi nào đó của nền văn minh. Có thể đưa ra một
vài thí dụ để dễ hình dung hơn điều vừa nói trên như sau:
a) Với sự thâm nhập của nền văn minh Châu Âu, nho giáo ở các nước khối
NIC tưởng như đã vĩnh viễn đi vào lịch sử ngay từ đầu thế kỷ. Thế nhưng, chẳng
những không bị chôn vùi bởi nền văn minh hiện đại văn hóa nho giáo còn tác động
trực tiếp tới nền văn minh, và như nhiều người thừa nhận, đã trở thành mạt trong
những nguyên nhân làm cho các nước này đạt tới nhịp điệu "rồng" của sự phát
triển.
b) Nếu như trên hành trình đi về tương lai, Nhật Bản và phương Tây ngày
càng nhích lại gần nhau ở độ mặt của nền văn minh thì điều đó không có nghĩa là
Nhật Bản và phương Tây sẽ "na ná như nhau" về mặt văn hóa. Nhật Bản sẽ vẫn là
Nhật Bản, còn phương Tây sẽ vẫn là phương Tây cho dù trong tương lai các xã hội
này sề giống nhau đến mức độ nào về trình độ văn minh.
c) Đối với cộng đồng người Việt đang định cư ở phương Tây, có thể nói văn
minh của họ là văn minh phương Tây. Thế nhưng, về thực chất, họ vẫn là người
Việt, kể cả trường hợp họ mang quốc tịch khác. Điều này là do văn hoá quy định.
d) Hiện tượng Sex Tourism của Thái Lan, lúc đầu là một chương trình không
tính đến (hoặc cố hình không tính đến) khía cạnh văn hóa của những lợi ích kinh
tế. "Sự trả thù của văn hóa" hiện đang làm cho Thái Lan phải nhức nhối với những
hậu quả xã hội của chương trình này. Giải quyết "sự trả thù" này, hóa ra không chỉ
là một bài toán về đạo đức hay văn hóa mà còn là một bài toán của bản thân nền
văn minh.
Qua những thí dụ trên, thiết nghĩ, vai trò của nhân tố văn hoá phần nào đã
được lộ ra một cách tường minh hơn. Văn hóa của mỗi dân tộc hay mỗi vùng văn
hóa, khi đã được hình thành và định hình qua những tình huống cụ thể của lịch sử,
thành những bản sắc riêng thì nó là tính quy định của sự phát triển. Và điều này là
đặc biệt quan trọng đối với việc hoạch định các kế hoạch xã hội. Có thể chi tiết
hoá thêm một bước tính quy định này như sau:
Với tư cách là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội, trong đời
sống xã hội, văn hoá luôn luôn can thiệp vào các quá trình xã hội thông qua sự
đánh giá của tất cả các chủ thể xã hội, từ những cá nhân riêng lẻ đến toàn thể cộng
đồng. Khi dựa vào bằng giá trị xã hội, nhân tố văn hóa tác động đến quá trình phát
triển thường trở nên tiềm ẩn hơn, tinh tế hơn và có sức sống bền vững hơn so với
các nhân tố khác. Vũ khí của nó không chỉ là những chuẩn mực xã hội có tính chất
cường bức như kinh tế, pháp quyền mà còn là những chuẩn mực khác có khả năng
điều chỉnh hành vi không bằng con đường cưỡng bức, hoặc cưỡng bức thông qua
tự nguyện, chẳng hạn đạo đức, tôn giáo, phong tục tập quán Bằng cách đó văn
hoá có khả năng tác động đến mỗi thành viên xã hội, buộc mỗi thành viên xã hội
phải tỏ thái độ của mình trước mỗi sự biến xã hội. (Văn hóa của mỗi xã hội và của
toàn nhân loại được duy trì, thực hiện và sáng tạo ở tất cả các thành viên của nó).
Bởi vậy, bất kể một chương trình xã hội nào, dù là chương trình thuần túy
kinh tế hay thuần túy công nghệ, khi đã được hoạch đinh và triển khai thì kèm theo
nó và ẩn giấu đằng sau nó bao giờ cũng là sự phản ứng hay bày tỏ thái độ xã hội
về mặt văn hoá, cái là trách nhiệm xã hội tự nhiên của mọi thành viên xã hội, kể cả
những người không tham dự vào những chương trình đó. Trong lịch sử của sự tiến
triển văn minh, như đã biết, đã có không ít những bài học đầy sức thuyết phục về
sự gánh chịu những hậu quả văn hóa nặng nề do những chương trình kinh tế và kỹ
thuật gây ra, khi nhân tố văn hóa (do vô tình hoặc hữu ý) không được xem xét như
là những thành tố của sự phát triển. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng mọi sự vi phạm
các nhân tố văn hóa, sớm hay muộn cũng đều phải trả giá, cho dù điều đó có mang
lại một sự phát triển nhất thời nào đó cho xã hội. Điều đáng chú ý là người phải
chịu trả giá luôn luôn là tất cả mọi thành viên của xã hội, mặc dù vi phạm các nhân
tố văn hóa có thể chỉ là một cá nhân nào đó.
Tất cả những gì đã nói ở trên có thể (và có lẽ, cần phải) được trình bày một
cách chi tiết hơn. Tiếc rằng, ở đây, trong khuôn khổ của một bài viết, điều đó
không thực hiện được. Để có thể nhìn nhận vấn đề từ những chiều cạnh khác nhau,
chúng tôi muốn kết thúc bài viết này bằng cách dẫn ra đây một ý kiến của G.V.
Đrach và A.V. Lubski nói về chính những điều đang bàn, trong bối cảnh của nước
Nga hiện thời: "Sự thiếu hụt về văn hóa ở nước ta (Nga-T.G) đã lộ ra ở tất cả các
tầng của đẳng cấp xã hội. Một thời gian dài trong ý thức lý luận và thực tiễn xã hội,
vai trò của nhân tố văn hóa đã không được đánh giá đúng múc, đôi khi còn bị
khinh miệt. Chủ nghĩa cắt xén thống trị trong phương pháp luận nhận thức xã hội
đã quy giản toàn bộ thế giới người về những đặc tính có tính chất công thức, khi
nó coi thường chính văn hóa - cái là đỉnh điểm tinh thần của mọi quan hệ xã hội,
cái trực tiếp quy định hoạt động sống của con người".
Nếu nhận xét này không phải là quá cường điệu, thì đó là điều rất đáng suy
nghĩ.