Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Rễ cỏ tranh chữa bệnh đường tiết niệu pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.16 KB, 4 trang )

Rễ cỏ tranh chữa bệnh
đường tiết niệu

Rễ cỏ tranh, tên khác là bạch mao căn, nhả cà, lạc cà. Tên
khoa học: Imperata cylindrica (L.) Beauv. họ lúa (Poaceae).
Cỏ tranh là loại cỏ sống lâu năm, mọc rất nhiều ở nước ta.
Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ (bạch mao căn) và hoa.
Trong thân rễ có đường, arundoin, cylindrin, ferneol,
simiarenol…
Theo Đông y, bạch mao căn vị ngọt, tính hàn, vào 2 kinh
phế và vị; tác dụng thông tiểu tiện, lương huyết, chỉ huyết,
thanh nhiệt giải độc. Hoa có vị ngọt tính ôn, vào 3 kinh
tâm, tỳ, vị; có tác dụng thanh nhiệt lương huyết và cầm
máu (thổ huyết, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu). Bạch mao
căn chữa bệnh phiền khát, tiểu tiện khó khăn, đái ít, đái
buốt, đái ra máu, viêm phù thận cấp, ho ra máu, chảy máu
cam, hen suyễn. Liều dùng: 12 - 63g. Nếu dùng tươi thì
nhiều hơn. Hoa cỏ tranh chữa ho ra máu, chảy máu cam,
nôn ra máu, vết thương chảy máu. Liều dùng 8 - 15g/ngày

Một số cách dùng cỏ tranh làm thuốc:
Thanh nhiệt giáng hỏa: Các chứng phiền khát do nhiệt ở
trong, hen do nhiệt ở phế, nôn mửa do nhiệt ở vị.
- Bạch mao căn sống 63g. Sắc uống lúc còn ấm. Trị hen do
phế nhiệt.
- Thang mao cát: bạch mao căn 12g, cát căn 12g. Sắc uống
lúc còn ấm. Trị chứng ợ nóng.
Lương huyết, cầm máu: các chứng nhiệt quá thịnh gây thổ
huyết, đổ máu cam.
- Nước tam tiên: bạch mao căn tươi 63g, tiểu kế tươi 20g,
ngẫu tiết tươi 63g. Sắc uống. Trị chứng hư lao trong đờm


có máu; cũng có thể dùng trong trường hợp lao phổi, phế
quản nở rộng ho ra máu.
- Bạch mao căn 125g, cỏ ba tiêu 125g. Sắc uống. Trị thổ
huyết, đổ máu cam.
- Bạch mao căn 125g, biển súc 63g. Sắc nước, thêm đường
cát vào uống nhiều lần. Trị té ngã thương tổn bên trong nên
thổ huyết.
- Bạch mao căn 63g, rễ đại kế 20g. Sắc uống. Trị tiểu tiện
ra máu.
Lợi niệu tiêu phù: Dùng cho bệnh phù thũng do viêm thận
cấp tính, tiểu tiện không lợi; còn dùng cho chứng hoàng
đản do thấp nhiệt.
- Bạch mao căn tươi 63g, vỏ dưa hấu 63g, râu ngô 12g,
xích tiểu đậu 16g. Sắc uống. Trị phù thũng do viêm thận
cấp tính.
- Bạch mao căn tươi 125g, cẩm kê nhi 63g. Sắc uống. Trị
thận viêm cấp tính, phù thũng.
- Bạch mao căn tươi (bỏ vỏ áo) 125 - 250g, thịt lợn nạc
125g. Nấu lên mà dùng. Trị hoàng đản do thấp nhiệt, tiểu
tiện không lợi.
- Bạch mao căn 20g, cam thảo 8g, bắc sa sâm 12g. Sắc
uống, ngày 1 thang; có thể phòng bệnh ho gà.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, người thể chất hư hàn, đái nhiều
mà miệng không khát thì kiêng dùng

×