Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Căn bệnh “màu nâu sậm” Kẻ thù mới! potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.94 KB, 5 trang )


Căn bệnh “màu nâu
sậm” Kẻ thù mới!
Tạp chí y học nổi tiếng Annals of Internal Medicine (Mỹ) vừa công bố một
kết luận khoa học gây chấn động dư luận: việc thừa chất sắt trong cơ thể có
thể dẫn đến hàng loạt căn bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, tim mạch,
thấp khớp…
Rối loạn máu do thừa sắt
Bệnh nhân tên David Tom 55 tuổi được đưa đến bệnh viện trong tình trạng
suy tim và gan nặng. 7 ngày sau thì Tom qua đời. Điều đáng ngạc nhiên là
lúc chết, thân thể của Tom có một màu nâu sậm rất lạ mắt. Kết quả xét
nghiệm sau đó cho thấy, nguyên nhân tử vong là do một căn bệnh mà trước
đó 20 năm chưa bác sĩ nào biết rõ và nhận ra nó khi xuất hiện những triệu
chứng đầu tiên.
Việc tích trữ bất hợp lý chất sắt trong cơ thể đã tác động tiêu cực đến nồng
độ testosteron, dẫn đến viêm khớp và sậm da. Sắt cũng tác động xấu đến tim,
gan thông qua việc làm rối loạn chức năng của các cơ quan này. Chính điều
tồi tệ đó đã diễn ra với Tom - các bác sĩ khẳng định như vậy. Trái tim của
Tom không đủ năng lực bơm máu bình thường, còn buồng gan - không thể
thực hiện chức năng lọc các chất độc cũng như tạo ra những sản phẩm cần
thiết khác cho cơ thể.
Bộ mặt thật của kẻ thù
Riêng tại Mỹ, người ta ước tính rằng, trung bình cứ 300 công dân thì có một
là nạn nhân của chứng bệnh kỳ lạ trên. Bệnh lần đầu tiên được bác sĩ người
Pháp Armand Trusseau mô tả ở Paris, năm 1865. Thế nhưng phải chờ đến
năm 1996, các nhà khoa học mới nhận mặt được rõ con bệnh và tìm ra
nguyên nhân gây bệnh. Bệnh này xuất phát từ sắc tố mô Hemochromatosis.
Thông thường, cơ thể hấp thụ từ 10-15% lượng sắt trong thức ăn. Nhưng
những ai trong cơ thể có nhiễm sắc tố mô Hemochromatosis thì sự hấp thụ
sắt sẽ mạnh hơn gấp nhiều lần, gây tình trạng thừa hoặc bão hòa sắt. Theo
nghiên cứu của các nhà khoa học, đặc tính nguy hiểm nhất của tình trạng dư


thừa sắt trong cơ thể là sắt sẽ bị hút và lắng đọng lại trong các tế bào đã bị
phá hủy. Nếu lượng sắt lắng đọng nhiều trong tuyến yên, dưới đồi - nơi điều
khiển việc sản xuất hormon cho não - thì có thể dẫn đến mãn kinh sớm ở phụ
nữ và bất lực ở nam giới; sắt thừa nhiều ở tuyến tụy tạng gây bệnh đái tháo
đường; sắt thừa nhiều ở tế bào thần kinh dẫn đến bệnh Alzheimer; sắt nhiều
ở tim dẫn tới những cơn đau tim bất thường; nhiều ở khớp - là tiền đề cho
bệnh thấp khớp; và khi ta thấy nhiều bộ phận trong cơ thể bị tổn thương thì
nên nghi ngờ sắt đã bão hòa ở gan. Hiện các nhà khoa học chưa biết được
liệu sắt là nguồn gốc phát sinh bệnh hay chính các mô nhiễm bệnh hút sắt rồi
sau đó sắt mới khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nhưng dù là do nguyên
nhân nào thì việc thừa chất sắt trong cơ thể cũng đều đặc biệt nguy hiểm. Đã
có một số thống kê cho thấy, sự thừa sắt có thể là nguyên nhân của nhiều
bệnh tật và cái chết ở Bắc Mỹ hơn bất kỳ tác động nào khác, trừ việc hút
thuốc lá.
Căn bệnh màu nâu sậm do cơ thể tích tụ quá nhiều chất sắt.
Lâu nay chúng ta đã bị cuốn theo luồng suy nghĩ và quan niệm rằng chất sắt
là một nguyên tố vi lượng thiết yếu trong cấu tạo cũng như trong quá trình
sinh hóa của con người, do đó nếu cơ thể ai đó có thừa chất sắt thì cũng
chẳng có gì phải băn khoăn. Trong khi các kim loại khác như chì, thủy ngân,
catmi, mangan, nhôm và asen đều đã được cảnh báo là có nồng độ độc hại
cao thì không hề có bất kỳ nghi ngờ gì về tác hại của việc thừa chất sắt trong
cơ thể. Đến giờ mọi người mới vỡ lẽ: sắt là thủ phạm của nhiều bệnh tật và
chết chóc hơn tất cả các kim loại trên cộng lại! Làm thế nào để biết được
trong cơ thể ta có chất Hemochromatosis nguy hiểm kia - kẻ gây nên bệnh
thừa chất sắt? Cách tốt nhất là đi kiểm tra máu định kỳ. Để đo được tương
đối chính xác lượng sắt trong cơ thể, cần tránh việc ăn các thức ăn giàu chất
sắt trước đó một tuần. Các nhà khoa học cũng khuyến cáo: tuyệt đối không
được uống thuốc bổ sung sắt bừa bãi, thừa sắt có thể khiến người lớn ngã
bệnh và có thể giết chết một đứa trẻ chập chững biết đi.
Hiện y học chưa có cách gì để điều trị tận gốc căn bệnh “màu nâu sậm” này,

các bác sĩ chỉ có thể dựa vào một phương pháp hết sức lạc hậu mà y khoa
gọi là flebotomia: hằng tuần phải tháo một lượng máu nhất định ra khỏi cơ
thể. Điều đó có thể ngăn chặn khá hiệu quả hiện tượng tích trữ thái quá
nguyên tố sắt. Nếu biện pháp này bắt đầu vào thời điểm thích hợp, thì có thể
kìm hãm được đáng kể quá trình phát bệnh.
Điều đáng nói là rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường,
thấp khớp, bất lực… không hề nghĩ rằng nguyên nhân là do thừa chất sắt.
“Tôi đã gặp nhiều bệnh nhân - những người có lượng sắt bão hòa 100%
trong cơ thể - nhưng họ không biết. Thậm chí với nhiều bác sĩ, cũng coi thừa
sắt là điều vô hại và chẳng liên quan gì đến các bệnh kể trên”, GS. Geoffrey
Blook, Giám đốc Phòng nghiên cứu Hemochromatosis thuộc Đại học y tế
Pittsburgh, Mỹ cho biết: “Đã đến lúc chúng ta phải nhìn thẳng và chống lại
kẻ thù nguy hiểm số một này”, GS. Blook khuyến cáo!

×