Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Con người đã chiến đấu với bệnh ung thư như thế nào? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.22 KB, 5 trang )

Con người đã chiến đấu với bệnh ung thư như thế nào?
Ngày nay, ung thư là một căn bệnh nguy hiểm rất phổ biến, có thể coi là một
tai hoạ đối với nhân loại, chiếm gần 15% tổng số người chết mỗi năm. Tuổi
thọ tăng cao và lối sống thiếu lành mạnh là những nguyên nhân chính khiến
tỷ lệ mắc bệnh gia tăng. Sự gia tăng đó khiến cho người ta nghĩ rằng ung thư
là bệnh của thời hiện đại. Nhưng thực ra, ung thư được biết đến như một căn
bệnh tồn tại cùng lịch sử con người.
Người thiên cổ chưa biết đến ung thư
Đó là một khẳng định đã được giới khoa học thừa nhận. Khi tìm kiếm dấu
vết của căn bệnh ung thư trên hơn 300 bộ hài cốt thuộc thời thiên cổ, có tuổi
thọ trên 5000 năm, TS. Mario Slaus đến từ Viện Hàn lâm khoa học và nghệ
thuật Croatia nhận thấy, ung thư không phải là cái gì đó mà tổ tiên loài
người phải đối mặt. "Không có dấu hiệu của u xương ác tính trong toàn bộ
số hài cốt sưu tập" - Slaus cho biết - "Nguyên nhân có thể do tuổi thọ trung
bình của người thiên cổ chỉ đạt 35,6 năm, trong khi ung thư thường xuất
hiện ở tuổi 65". Theo quan điểm của Slaus, người thiên cổ có tuổi thọ tự
nhiên ngắn ngủi hoặc chết sớm vì những căn bệnh thông thường, do đó ung
thư không có cơ hội phát triển.
Trong bộ sưu tập của Viện Hàn lâm khoa học và nghệ thuật Croatia có cả
những hài cốt từ năm 5300 trước Công nguyên, được thu thập từ các khu
khai quật trên khắp lãnh thổ. Phần lớn số cá thể trong bộ sưu tập hài cốt này
có dấu hiệu tử vong vì các bệnh giang mai, hủi và lao phổi. Đây cũng là
những "tay sai đắc lực của tử thần" trong xã hội loài người buổi sơ khai,
Slaus phát biểu. Sự xuất hiện những căn bệnh mới ở các thời kỳ sau đó như
ung thư có thể xem là một phần trong quá trình tiến hóa của xã hội loài
người.

Xạ trị điều trị ung thư.
Xuất hiện ở thời cổ đại (năm 3000 đến 1500 trước Công nguyên)
Trong các thư tịch thời cổ đại, người ta tìm thấy những dấu hiệu đầu tiên
chứng tỏ căn bệnh ung thư đã xuất hiện. Những trường hợp bị bệnh được mô


tả đầu tiên trong một bản giấy papyrus có niên đại vào khoảng năm 3000-
1500 trước Công nguyên. Đó là 8 trường hợp bị khối u trên vú được chữa trị
bằng phương pháp đốt, một phương pháp phá hủy mô bằng dụng cụ nung
nóng: "khoan lửa". Trong tài liệu này, người ta nói rằng không thể nào chữa
trị hẳn ung thư mà chỉ có thể làm giảm nhẹ bệnh.
Sau đó, căn bệnh này có vẻ như xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều bức tranh
trên các ngôi mộ Aicập miêu tả con người với những khối u trên các bộ phận
khác nhau của cơ thể. Ông tổ của nền y học thế giới Hippocrates đã dùng từ
tiếng Hy Lạp là "carcinos" và "carcinoma" để mô tả những khối u. Kết hợp
lại, ung thư được gọi là "karkinos" ("karkinos" trong tiếng Hy Lạp vốn để
chỉ con cua).
Ở giai đoạn này, người Hy Lạp cổ đại đã phân biệt được u ác tính và u lành
tính. Các thầy thuốc cũng dùng phẫu thuật cắt bỏ khối u trên bề mặt theo
cách thức tương tự như ngày nay. Họ còn lấy hỗn hợp giữa lúa mạch, tai lợn
và các thứ khác làm thuốc chữa bệnh ung thư dạ dày và tử cung, ngoài ra,
còn có các loại thuốc mỡ, thuốc nước, dầu thầu dầu, thuốc đạn, thuốc đắp và
các bộ phận động vật Tuy nhiên, ở thời kỳ này, người ta vẫn tin rằng bệnh
ung thư là do các thần thánh gây ra.
Cứ ung nhọt là cắt bỏ
Trong suốt thời kỳ này, các thầy thuốc đã có được nhiều kiến thức về giải
phẫu và bệnh lý cơ thể người. Thuyết bạch huyết ra đời vào thế kỷ 17 của
Gaspare Aselli đã thay thế lý thuyết mật đen của Hippocrates, mang lại cái
nhìn sâu sắc hơn về nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư. Người ta cho rằng,
chính sự bất thường trong hệ bạch huyết đã gây ra căn bệnh này.
Các lý thuyết khác cũng xuất hiện để giải thích nguyên nhân của bệnh,
chẳng hạn như ung thư là do chấn thương, thực vật ký sinh và người ta cũng
nghĩ rằng ung thư có thể lan ra "giống như dung dịch lỏng".
John Hunter (1728-1793), một bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng người Scotland
cho rằng, một số dạng ung thư có thể được chữa trị bằng phẫu thuật. Theo
ông, nếu khối u chưa lan đến các mô gần nó và vẫn có thể cắt bỏ thì "chẳng

có lý do gì mà lại không cắt bỏ nó đi". Vậy là trong hàng thế kỷ sau đó, liệu
pháp phổ biến thường được áp dụng để chữa trị ung thư là phẫu thuật (cắt
bỏ). Tuy nhiên, tỷ lệ thành công rất thấp bởi còn những phần rất nhỏ của mô
hoặc những mô khác khuất phía sau vẫn tiếp tục phát triển cho tới khi giết
chết bệnh nhân.
Chế ngự bệnh ung thư bằng cách nào?
Nỗ lực tìm ra loại thuốc trị ung thư xuất hiện từ giữa những năm 1800 sau
khi người ta biết rằng các mô được sinh ra bởi sự sinh sôi cực nhanh của các
tế bào ung thư. Các thầy thuốc đã sử dụng một loạt các chất độc, như thạch
tín để tìm cách triệt tiêu tế bào ung thư. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn tiếp tục bị
thần chết khuất phục.
Phát hiện ra phương pháp gây mê năm 1844 của Wells đã cho phép ngành
phẫu thuật phát triển và các ca phẫu thuật ung thư cổ điển như phẫu thuật
triệt để ung thư vú ra đời. Phát minh kính hiển vi của Leeuwenhoek vào cuối
thế kỷ 17 cũng tạo động lực cho quá trình tìm hiểu nguyên nhân ung thư.
Rudolf Virchow, người được xem là cha đẻ của bệnh lý học tế bào đã đưa ra
những kiến thức khoa học hiện đại cơ bản về ung thư và liên hệ các triệu
chứng của bệnh với các phát hiện vi mô. Mô bị cắt bỏ nhờ phẫu thuật được
quan sát dưới kính hiển vi đã giúp tăng cường thêm khả năng chẩn đoán
chính xác về ung thư, qua đó người ta có thể cho các nhà phẫu thuật biết liệu
quy trình phẫu thuật đã cắt bỏ hoàn toàn khối u hay chưa.
Vào năm 1940, một số lớn thuỷ thủ Mỹ bị thương bởi ga mù tạc trong một
vụ nổ ở căn cứ hải quân. Các bác sĩ nhận thấy điểm đặc biệt là các thuỷ thủ
mất hầu hết bạch cầu và tế bào tuỷ sống - nơi sản sinh ra bạch cầu. Đây có
thể là manh mối điều trị bệnh ung thư máu (máu trắng). Năm 1943, người ta
bắt đầu điều trị bệnh nhân ung thư máu bằng mechlorethamine, một loại
thuốc có họ gần với mù tạc. Những thành công cho phép điều trị hơn một
nửa bệnh nhân ung thư máu - những người trước đây chỉ biết chờ chết.
Hơn 20 năm sau, khoa học điều chế ra hàng loạt liệu pháp chống ung thư có
nguyên tắc hoạt động tương tự. Cho tới tận bây giờ, thuốc chống ung thư

vẫn chủ yếu là độc dược để diệt khối u. Vì vậy, việc quyết định liều lượng
thuốc cho bệnh nhân là tối quan trọng và việc xuất hiện những phản ứng phụ
ghê gớm là điều đương nhiên.
Mặc dù hiện nay y học hiện đại đã phát triển rất cao với nhiều máy móc tiên
tiến được dùng vào việc chữa trị ung thư, thế nhưng căn bệnh này vẫn là một
trong những bệnh nan y đáng sợ của nhân loại. Kỹ thuật phân tích gen tiên
tiến mới đây đã khám phá ra gen D - gen đột biến gây bệnh ung thư. Với
nhận thức về nguyên nhân cơ bản của căn bệnh quái ác này, thế giới đang
chờ đón những liệu pháp vô hại ngăn chặn từ gốc hơn là tìm ra những loại
thuốc ít độc tố hơn

×