Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trẻ rối loạn giấc ngủ: Người lớn cần thay đổi hành vi ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.25 KB, 5 trang )

Trẻ rối loạn giấc ngủ: Người lớn cần
thay đổi hành vi
Những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân, trẻ bị rối loạn giấc ngủ
đang có chiều hướng gia tăng. Điều này dẫn đến sức khỏe cũng như trí
tuệ của trẻ suy giảm, bị đe dọa nghiêm trọng. Điều đáng nói là việc trẻ
bị rối loạn giấc ngủ phần lớn là do sự vô ý của người lớn.
1001 lý do
Bé Phương (gần 30 tháng tuổi) mấy đêm này thường thức giấc vào lúc nửa
đêm, có khi 1 – 2 giờ sáng, khóc, la hét và tay chân đập thình thịch xuống
giường. Mẹ dỗ mãi không được, nghĩ cu cậu nhõng nhẽo nên quát lên và đét
vào mông một cái. Thế là cu cậu khóc càng dữ hơn. Mãi khoảng chục phút
sau mới nín, rồi bé ngủ thiếp đi. Hiện tượng này lặp đi lặp lại mấy đêm liền,
con mệt, ba mẹ cũng mệt, hàng xóm bị ảnh hưởng. Đưa chuyện này hỏi bác
sĩ mới biết Phương bị rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân là cả tháng nay nó lần
đầu tiên đến trường (mầm non) và bị căng thẳng do không quen với môi
trường mới, lo mẹ bỏ rơi…

Những hình ảnh trên ti-vi có thể đi vào giấc ngủ,
gây khó ngủ cho trẻ.
Trường hợp tương tự như bé Phương rất nhiều. Chị Lan, một nhân viên văn
phòng, kể rằng con chị phải mất đến 3 tháng mới hòa nhập được với trường
mầm non và từ đó mới hết rối loạn giấc ngủ.
Có bé sợ đi học đến nỗi lập tức nôn ọe khi vừa được bố mẹ mang đến cổng
trường. Và buổi tối không thể ngủ yên giấc, có khi nửa đêm ngồi nhổm dậy
nói năng lảm nhảm rồi khóc.
Bé Lâm (2 tuổi) trong mấy tháng liên tục đêm nào cũng khóc. Người gầy rộc
đi. Bệnh tật kéo đến liên tục khiến bé càng yếu hơn. Và càng mất ngủ, bé
càng quấy khóc dữ hơn. Bố mẹ phải đưa bé đi bệnh viện. Qua tìm hiểu, các
bác sĩ mới biết vì hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ là công nhân nên tách con và
gửi nó đi nhà trẻ khi mới 1 tháng tuổi. Bé Lâm thiếu thốn tình thương của
cha mẹ, nên rơi vào trạng thái trầm cảm, lo lắng, mất phương hướng…


Tương tự, con của anh Hùng, chị Hương cũng được gửi cho nhà ngoại ở
miền Tây khi mới hơn 1 tuổi, để hai vợ chồng lên TP.HCM đi làm công
nhân. Bé ở với bà ngoại và nhớ mẹ nên đêm đêm khóc, la hét…
Bé Huân cũng là trường hợp vắng mẹ. Nhưng bé là đứa trẻ đã lên 4 nên sự
chịu đựng mẹ vắng nhà đi làm cũng đở hơn những trẻ khác. Tuy nhiên, khi ở
nhà, bé thường phải xem chung phim trên ti-vi cùng người giúp việc. Thay
vì xem phim hoạt hình với liều lượng vừa phải, bé luôn căng mắt hồi hộp dõi
theo những màn bạo lực cùng người giúp việc mê xem phim hành động. Một
thời gian sau, bé Huân tối ngủ cứ ú ớ rồi khóc, la hét. Trong trường hợp này,
các bác sĩ tâm lý cho biết, do Huân chưa phân biệt được cảnh trong phim và
sự thực ngoài đời khác nhau nên lo lắng, sợ hãi cảnh đâm chém, bắn giết, có
khi đến tột độ. Sự sợ hãi đó kéo vào giấc ngủ của bé…
Thay đổi hành vi của người lớn
BS. Phạm Ngọc Thanh (trưởng đơn vị Tâm lý, BV. Nhi Đồng 1, TP. HCM)
cho biết: “Khi điều trị cho những trẻ bị rối loạn giấc ngủ, chúng tôi thường
tư vấn tâm lý luôn cho bà mẹ, thậm chí cho cả ông bố”. BS. Thanh cho biết
thêm, hiện BV. Nhi Đồng 1 hàng tháng phải điều trị cho khoảng 120 em bị
rối loạn giấc ngủ, thường là ở thể nặng, xảy ra đã nhiều ngày, hoặc trẻ có
hành vi bất thường như đập đầu vào tường…
Thông thường, đứa trẻ bị stress là do bố mẹ chúng mang lại, khi họ cãi cọ
nhau liên miên ngay trước mắt con mình. Trong trường hợp này, trẻ buồn và
căng thẳng nhưng bố mẹ lại cho rằng chúng còn nhỏ nên không biết gì nên
tiếp tục “cuộc chiến” hơn thua.
Cũng có khi, người mẹ do nhiều lý do mà bị stress đã vô tình khiến con bị
căng thẳng theo. BS. Thanh nói: “Trẻ rất cần hơi ấm của mẹ, ánh mắt, giọng
nói, cử chỉ trìu mến của mẹ, và cả những lời hát ru ngọt ngào nữa… Thế
nhưng nhiều bà mẹ tách con sớm, phó mặc chúng cho ông bà hay người giúp
việc. Điều đó khiến trẻ bị stress trầm trọng và rối loạn giấc ngủ”. Cũng có
khi do mẹ mong con mập nên vào đêm dựng con dậy cho bú dù nó đang ngủ
rất ngon. Điều này khiến trẻ rối loạn giấc ngủ, đồng thời có thể gây nên tình

trạng biếng ăn. Khi con đột nhiên khóc trong đêm, nhiều người cho rằng nó
nhõng nhẽo liền quát nạt, hoặc phát vào mông. Điều này càng làm cho trẻ bị
căng thẳng và chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn, khó điều trị hơn.
Trẻ mới đến trường rất dễ bị căng thẳng, dẫn đến rối loạn giấc ngủ vì chúng
phải ở một môi trường xa lạ và có cảm giác lo sợ bố mẹ bỏ rơi chúng. Lúc
này, bố mẹ cần cho con tập làm quen với trường lớp, có khi hàng tuần,
không nên vội phó mặc trẻ cho cô giáo sớm. Ở trường, nếu cô giáo nào quá
nghiêm khắc cũng vô tình khiến trẻ bị căng thẳng, nhất là khi nó bị mắng
hay đánh, hoặc nhìn thấy bạn trong lớp bị trừng phạt.
Nhiều khi trẻ đi học theo ý thích của người lớn. Thầy cô giáo không muốn
trò có điểm kém ảnh hưởng đến thành tích chung của lớp, của trường nên ép
trẻ học. Cha mẹ muốn con học giỏi và giỏi đủ thứ từ văn, toán đến ngoại
ngữ, vi tính… rồi bắt con giảm chơi tăng giờ học. Riết rồi đứa trẻ thiếu ngủ,
mất ngủ rơi vào tình trạng trầm cảm. Một vòng luẩn quẩn: trẻ thiếu ngủ, ngủ
không ngon thường tiếp thu bài vở chậm. Và như vậy nó phải tăng giờ học
khiến lại càng thiếu ngủ…
BS. Thanh nói, giấc ngủ rất quan trọng không kém phần ăn uống, thậm chí
là hơn. Vì giấc ngủ giúp con người hồi phục sức khỏe, tái tạo năng lượng,
giúp phát triển trí não. Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi trẻ ngủ đủ giấc
thường thông minh hơn, tiếp thu bài vở tốt hơn trẻ thiếu ngủ. Những ông bố
bà mẹ nói riêng và tất cả những người lớn nói chung cần chú ý tránh những
tác động khiến trẻ rối loạn giấc ngủ

×