Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

đầu tư tài chính, quyết định lựa chọn danh mục đầu tư hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.58 KB, 30 trang )

Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn
A. PHÂN TÍCH VĨ MÔ:
I. Môi trường kinh tế:
1. Tăng trưởng GDP: Tăng trưởng GDP theo quý được duy trì, nhưng nhìn chung toàn nền kinh tế
đã có dấu hiệu sụt giảm.Tăng trưởng kinh tế trong 9 tháng đầu năm 2011 giảm đáng kể so với cùng
kỳ năm 2010, cùng chung với xu hướng giảm tốc của kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng GDP 9
tháng đầu năm đạt 5.76%, thấp so với con số 6.54% cùng kỳ năm trước, trong đó, tăng trưởng khu
vực Dịch vụ chỉ đạt 6.24%, thấp hơn nhiều so với con số 7.25% cùng kỳ năm trước; khu vực Công
nghiệp và xây dựng dù tăng trưởng 6.62% nhưng vẫn thấp hơn con số 7.28% cùng kỳ năm trước.khu
vực nông-lâm-thủy sản tăng trưởng 2.39%. Tốc độ tăng GDP quý 1 đạt 5.43%, quý 2 là 5.67%, quý 3
là 6.11%. Sự tăng trưởng và ổn định kinh tế trong quý 4 còn tùy thuộc khá nhiều vào sức khỏe kinh tế
thế giới; tuy nhiên, khả năng sụt giảm mạnh như quý 4/2008 rất khó xảy ra. Việc GDP tăng trưởng
chậm lại là một hệ quả tất yếu khi mà toàn bộ nền kinh tế đang “còng lưng” chống lạm phát và các
bất ổn vĩ mô khác, với một chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước chín tháng năm 2010 và năm 2011


Tốc độ tăng so với
9 tháng năm trước
Đóng góp của các khu
vực vào tăng trưởng 9
tháng năm 2011
9 tháng năm
2010
9 tháng năm
2011
Tổng số 6,54 5,76 5,76
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3,04 2,39 0,39
Công nghiệp và xây dựng 7,28 6,62 2,76
Dịch vụ 7,25 6,24 2,61
Nguồn: />2. Cán cân thương mại: Giá trị XNK từ đầu năm đến nay đều tăng trưởng khá mạnh so với những


tháng cùng kỳ năm 2010. Tính chung 9 tháng đầu năm 2011, KNXK đạt gần 70 tỷ USD, tăng 35.4%
so với cùng kỳ năm trước; KNNK đạt 76.9 tỷ USD, tăng 26.9% so với cùng kỳ năm 2010. Thâm hụt
thương mại 9 tháng đầu năm nay ước tính chỉ khoảng 6.9 tỷ USD, bằng 9.8% kim ngạch xuất khẩu.
Nếu không kể vàng, thâm hụt thương mại 9 tháng đầu năm 2011 ước tính ở mức 7.7 tỷ USD, so với
con số 11.4 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2010. Thâm hụt thương mại liên tục duy trì ở mức cao kỷ
lục trong 5 tháng đầu năm, nhưng bắt đầu có sự giảm tốc đột ngột từ tháng 6 và đỉnh điểm là hiện
tượng xuất siêu trong tháng 7. Chúng tôi dự báo trong những tháng sắp tới, thâm hụt thương mại tiếp
tục duy trì khoảng 1.3 – 1.6 tỷ USD/tháng, và tổng thâm hụt thương mại cả năm 2011 vào khoảng 11
1
Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn
– 12 tỷ USD, tức khoảng từ 12.5% – 13.5% so với kim ngạch xuất khẩu; nếu không có biến động quá
lớn trong kim ngạch nhập khẩu vàng những tháng cuối năm đề bình ổn thị trường hàng hóa này.
3. Lạm phát: Chỉ số CPI vẫn duy trì ở mức cao nhưng đã có dấu hiệu giảm tốc. CPI T9 tăng 22.42%
so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 23.02% của tháng 8. Tính đến tháng 9/2011, CPI cả
nước tăng 16.63% so với đầu năm nay, rất gần so với con số mục tiêu 17% vào cuối năm 2011. Từ
nay cho đến cuối năm, CPI sẽ còn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu và
nguồn cung lương thực thực phẩm trong nước không ổn định. Phân tích thấy với những tác động
không quá lớn của đợt tăng lương lần này và ảnh hưởng tích cực của chương trình bình ổn giá trong
những tháng cuối năm, áp lực lên LP sẽ không có biến động quá lớn và yếu tố thắt chặt tiền tệ trước
đó sẽ góp phần kiềm chế lạm phát. Tuy vậy, thì lạm phát hàng tháng vẫn duy trì ở mức 0.6-0.9% và
lạm phát cả năm 2011 sẽ dao động trong khoảng 18-20%. Thách thức trong tương lai là khả năng giá
xăng dầu được thả dần theo thị trường và hàng loạt yêu cầu tăng giá gần đây của ngành điện, hàng
không, bệnh viện, bảo hiểm… có thể được áp dụng từ cuối năm 2011 và đầu năm 2012.
4/ Lãi suất: Năm 2011, chính phủ hạ chỉ tiêu tăng tín dụng xuống dưới 20%, tức thấp hơn 8% so với
năm trước. Với chính sách tiền tệ thắt chặt như vậy, LS NH từ đầu năm đến nay cao hơn nhiều so với
2
Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn
năm trước; DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa, rất khó vay vốn ngân hàng. Nếu tiếp cận được vốn thì LS
hiện nay đang ở mức quá sức chịu đựng so với các DN nhỏ và vừa. NHNN qui định trần LS huy động
14%/năm nhưng thả nổi trần LS cho vay. Đó là lý do tại sao mặt bằng LS cho vay hiện nay từ 20 -

24%/năm. Lãi suất này làm cho hầu hết doanh nghiệp thực hiện "án binh bất động", co cụm SX để
bảo toàn hoạt động hơn là đầu tư mở rộng SXKD. Thời gian tới, NHNN cho biết sẽ có những chính
sách thiết thực để có được mặt bằng lãi suất đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên tham gia thị trường.
Hi vọng, đây sẽ là những động thái tích cực góp phần đưa lãi suất về sát ngưỡng mục tiêu 17 - 19%.
Biểu đồ tình hình lãi suất huy dong năm 2011
Nguồn: vneconomy.vn/p6c410/lai-suat.htm
5/ Tỷ giá: Chênh lệch giữa tỷ giá niêm yết của NH và tỷ giá thị trường tự do luôn ở mức cao. Ngày
11/02/2011, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá USD/VND liên NH tăng thêm 9.3%, lên mức 20,693
USD/VND, đồng thời giảm biên độ giao động từ +/-3% về +/-1%. NHNN đã quy định trần LS huy
động bằng ngoại tệ và tăng dự trữ bắt buộc (DTBB) đối với ngoại tệ. Nhờ vậy tình trạng căng thẳng
ngoại tệ giảm kể từ cuối tháng 4 đến thời gian gần đây. Tuy nhiên, diễn biến khó lường của hoạt
động đầu cơ vàng đang gây sức ép lớn lên tỷ giá USD/VND. Việc duy trì đồng thời hai mục tiêu bình
ổn thị trường vàng thông qua cấp quota nhập khẩu và bình ổn tỷ giá sẽ khiến cho nguồn dự trữ ngoại
hối bị thách thức đáng kể. Ngoài yếu tố vàng thì các vấn đề khác như nhập siêu gia tăng, áp lực đáo
hạn những khoản vay ngoại tệ, dấu hiệu nợ xấu ngoại tệ và ẩn số từ dòng tiền kiều hối, đầu tư nước
ngoài trong những tháng cuối năm sẽ gây sức ép lên chính sách bình ổn tỷ giá của NHNN. Như vậy,
việc giữ biến động tỷ giá không quá 1% đến cuối năm hiện đang vấp phải nhiều lực cản.
6/ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) trong 9 tháng đầu năm đạt 9.9 tỷ USD, bằng 72.1%
cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước tính đạt 8.2 tỷ USD, tăng 1.9% so với cùng kỳ năm 2010. Sự
dịch chuyển khá tích cực của vốn FDI trong 9 tháng đầu năm nay là tỷ lệ vốn đăng ký cấp mới vào
3
Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm đến 46.7% trong tổng vốn FDI đăng ký cấp mới so với tỷ
trọng 25.1% cùng kỳ năm 2009; trong khi tỷ lệ này ở ngành kinh doanh bất động sản 9 tháng đầu
năm 2011 chỉ với 3.4% so với con số 45.2% cùng kỳ năm 2009. FDI đăng ký cả năm 2011 dự báo sẽ
đạt khoảng 11.5 tỷ USD, FDI giải ngân đạt khoảng 11 tỷ USD. Đây là mức khá phù hợp với nền kinh
tế Việt Nam trong bối cảnh khá ảm đạm của kinh tế thế giới hiện nay.
Tuy nhiên, dòng vốn FDI đăng ký giảm khá mạnh cho thấy tiềm năng thu hút vốn FDI tại Việt Nam
đang bị thách thức đáng kể. Nguyên nhân chính là lợi thế cạnh tranh lao động giá rẻ ngày càng giảm

đi, trong khi sự phát triển công nghiệp hỗ trợ không thể sánh bằng các nước trong khu vực.
7/ Tăng trưởng tín dụng:
Tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng đầu năm nay đạt 8,16%, tổng phương tiện thanh toán mới tăng
8,87%, thấp hơn nhiều so với mức cho phép theo Nghị quyết số 83/NQ-CP, tương ứng là 20% và 15-
16% cho cả năm. Huy động vốn tăng 9,82%. Từ số liệu được Ngân hàng Nhà nước công bố hàng
tháng, tăng trưởng tín dụng VND tại thời điểm cuối quý 3 so với cuối năm 2010 khoảng 5%,
trong khi tín dụng ngoại tệ đã tăng tới 24,04%. Tổng cho vay bằng ngoại tệ đang ở mức 30 tỷ USD,
huy động tiền gửi bằng ngoại tệ khoảng 22,5 tỷ. Dư nợ tín dụng ngoại tệ tại thời điểm cuối
tháng 9 đã giảm so với cuối tháng 8, tính ròng khoảng 700 triệu USD đã đáo hạn.
Cũng trong nỗ lực nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng ngoại tệ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi
bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đã tiếp tục được nâng lên 8% từ ngày 26/08 đối với tiền gửi có
kì hạn dưới 12 tháng. Nhớ lại trong quý 2, tỷ lệ này đã được điều chỉnh hai đợt,từ 2% lên mức 6%
vào ngày 01/05 và tăng thêm 1% lên mức 7% vào ngày 01/06. Đối với tiền gửi có kì hạn trên 12
tháng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đang ở mức 6%.
II. Môi trường chính trị:

Chính trị xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; công tác đối ngoại đạt những kết quả
tích cực, tăng cường tiềm lực quốc phòng, nâng cao sức chiến đấu cho quân đội, công an và bảo vệ
vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia. Phòng chống tội phạm được quan tâm chỉ đạo và đạt nhiều
kết quả, góp phần bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội. đặc xá được thực hiện tốt.
Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được quan tâm chỉ đạo đồng bộ, toàn diện và đạt nhiều kết
quả tích cực, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Sáng 20/10, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, đã nêu Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2012 và 5 năm 2011-2015 có nội
4
Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn
dung Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường công tác phòng chống tham
nhũng, Tăng cường quốc phòng, an ninh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.
III. Môi trường Xã hội: Lao động, việc làm: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước

chín tháng năm 2011 ước tính 51,6 triệu người, tăng 1,2 triệu người so với lực lượng lao động trung
bình năm 2010, Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế của cả nước chín
tháng năm nay ước tính 50,6 triệu người, tăng 1,5 triệu người so với số lao động bình quân năm
2010.Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi chín tháng năm 2011 ước tính 2,18%, trong đó
thành thị 3,49%; nông thôn 1,63%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi chín tháng 3,15%,
trong đó thành thị 1,72%; khu vực 3,74%.
Giáo dục, đào tạo phổ cập giáo dục tăng, công tác xây dựng trường, lớp và đào tạo giáo viên theo các
tiêu chí trường chuẩn được triển khai mạnh. Công tác đào tạo nghề cũng được quan tâm đầu tư.
Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và dạy nghề năm 2011 đang được triển khai tích cực với tổng
số vốn là 2894 tỷ đồng, trong đó kinh phí dành cho đào tạo nghề đối với lao động nông thôn là 1 nghìn
tỷ đồng với mục tiêu hỗ trợ dạy nghề cho khoảng 400 nghìn lao động.
Thiệt hại do thiên tai gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng Tổng giá trị thiệt hại trong chín tháng ước
tính gần 4,3 nghìn tỷ đồng.
IV. Môi trường Công nghệ thông tin:Năm 2011: Việt Nam tăng 3 bậc về cạnh tranh CNTT. Chỉ
số xếp hạng của Việt Nam đã tăng ba bậc, lên vị trí 53 (tăng 2,1 điểm) so với năm 2009. Hoạt động
KHCN đạt được những kết quả tích cực; Cơ chế, chính sách quản lý KHCN tiếp tục được đổi mới.
Năng lực nghiên cứu KH và phát triển CN có bước tiến đáng kể. Thị trường công nghệ từng bước
phát triển, giá trị mua bán CN 9 tháng đầu năm 2011 tăng 76% so với cùng kỳ năm 2010. Hệ thống
các tổ chức KHCN được củng cố và nâng cao hiệu quả theo hướng chuyển sang hoạt động theo cơ
chế tự chủ hoặc chuyển sang doanh nghiệp. Hoạt động hợp tác, đầu tư với nước ngoài được khuyến
khích. Đã triển khai nhiều chương trình, đề án lớn về: đổi mới, phát triển CN quốc gia; nâng cao năng
suất, chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam; hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; ứng dụng tiến
bộ KHCNphục vụ phát triển nông thôn, miền núi; phấn đấu đưa Việt Nam thành nước mạnh trong
một số lĩnh vực KHCN. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia được quản lý có hiệu quả.
Các hội chợ và triển lãm công nghệ đã đem lại những kết quả thiết thực.
V. Môi trường pháp lý: Việt Nam xếp thứ tư trong số 10 nền kinh tế có mức độ cải cách nhiều nhất,
với những cải cách nổi bật trên ba lĩnh vực: thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng và vay
vốn tín dụng. Năm 2011, Việt Nam xếp hạng 78 về mức độ thuận lợi kinh doanh, tăng 10 bậc so với
năm 2010. Việt Nam đã tạo thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp bằng cách áp dụng cơ chế một
5

Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn
cửa, kết hợp thủ tục chứng nhận đăng ký kinh doanh với đăng ký mã số thuế và bỏ quy định xin phép
khắc dấu. Việc giảm 50% lệ phí trước bạ đối với nhà và chuyển việc chứng nhận quyền sở hữu nhà
cho sở Tài nguyên và môi trường đã làm cho việc cấp phép xây dựng thuận lợi hơn nữa. Hệ thống
thông tin tín dụng được cải thiện: người đi vay được phép kiểm tra báo cáo tín dụng về họ và được
quyền sửa các thông tin sai lệch.
B. PHÂN TÍCH NGÀNH THEO MÔ HÌNH POSTER
1. Phân tích ngành thủy sản
1.1. Áp lực từ nhà cung cấp ở mức trung bình thấp:
Do tính yếu kém về quy hoạch vùng nguyên liệu cũng như do tính tự phát của các hộ nuôi trồng, DN
sản xuất đang dần tự chủ vùng nguyên liệu và thức ăn thủy sản để hướng tới đảm bảo ổn định sản
xuất. Ví dụ, tại An Giang, 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất đã tự cung cấp được 40%
nguyên liệu và ký hợp đồng với khách hàng truyền thống là 42%. Bên cạnh đó, mặc dù vùng nguyên
liệu tập trung tại vùng ĐBSCL nhưng sự gắn kết giữa các hộ nuôi là rất thấp, điều này khiến giá thủy
sản nuôi không ổn định và đa phần là bị doanh nghiệp ép giá. Có thể thấy, trong chuỗi phân chia lợi
nhuận từ cá tra, người nuôi chỉ nhận được rất ít, nhà chế biến xuất khẩu nhận ñược khoảng 25% giá
bán trong khi nhà phân phối được hơn 70%. Tuy vậy, do sự thiếu hụt về NL, các hộ nuôi tạo được
sức ép tăng giá NL khi DN sản xuất cần gấp nguyên liệu để đáp ứng yêu cầu từ phía khách hàng
1.2. Áp lực từ người mua rất cao:
Nhìn vào xu hướng giảm giá xuất khẩu cá tra, tôm, cũng có thể thấy phần nào sức mạnh của người
mua. Tại từng thị trường, khách hàng thường tập trung vào một số nhà buôn thủy sản lớn hoặc tập
đoàn siêu thị như Wal-mart, Metro, Carrefour, Cysco v.v. Cũng vì vậy, kênh phân phối thường do các
đối tượng này nắm giữ. Doanh nghiệp Việt Nam luôn phải điều chỉnh quy trình nuôi, chế biến sản
phẩm để theo kịp các tiêu chuẩn về sản phẩm do các nước nhập khẩu đưa ra. Sản phẩm thủy sản có
sự khác biệt giữa các doanh nghiệp rất ít nên khách hàng rất dễ thay đổi nguồn nguyên liệu đầu vào.
1.3. Áp lực từ sản phẩm thay thế ở mức trung bình
Sản phẩm thay thế đa dạng, tuy nhiên, thói quen sử dụng của người tiêu dùng giảm bớt Áp lực từ sản
phẩm thay thế. Trong năm 2007, theo tổ chức Nông – lương quốc tế (FAO), sản lượng thủy sản xuất
khẩu toàn thế giới đạt 54 triệu tấn với giá trị giao dịch đạt 93,5 tỷ USD, tăng 67,7% từ năm 2000 tới
2007. Các loại được tiêu thụ nhiều nhất là tôm, cá hồi, cá đáy, cá thu v.v. Sản phẩm cá thịt trắng được

tiêu thụ mạnh trên thế giới ngoài cá tra (Pangasius) còn có cá đáy (Groundfish), cá hồi (Salmon) và
cá rô phi (Tilapia). Sản phẩm cá tra Việt Nam tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh về sản lượng và giá trị
xuất khẩu trong các năm qua một phần nhờ vào giá rẻ, một phần là do khai thác và nuôi trồng một số
6
Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn
sản phẩm cơ bản ở các nước khác sụt giảm và phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa. Nhu cầu với các
loại tôm size lớn rất nhiều, nhưng kích cỡ tôm nuôi tại Việt Nam vẫn phần lớn là trung bình và nhỏ.
1.4. Áp lực cạnh tranh từ những đối thủ cạnh tranh rất cao
Ngành sản xuất thủy sản tại Việt Nam chủ yếu là gia công hàng đông lạnh xuất khẩu, vốn đầu tư cho
một nhà máy không quá cao; để xây dựng một nhà máy chế biến cá tra với công suất 150 tấn nguyên
liệu/ngày cần khoảng 60 tỷ VND; công nghệ sử dụng trong ngành thấp, chủ yếu dựa vào lao động
nhiều và rẻ ở các vùng nông thôn. Do đó, các rào cản về công nghệ, vốn và sản phẩm là rất thấp.
Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận biên trong ngành chế biến cá tra ở mức trung bình 5% - 6%. Vì vậy, khả
năng tham gia của các DN khác ngành là rất ít. Tuy nhiên, sự cạnh tranh có thể đến từ 3 đối tượng:
-Những hộ nuôi với quy mô lớn có khả năng tích lũy vốn và đầu tư máy móc để hình thành nhà máy
chế biến nhằm kéo dài chuỗi giá trị gia tăng.
-Nhà phân phối thủy sản nước ngoài cũng tổ chức hệ thống cung cấp nguyên liệu riêng tại Việt Nam
nhằm giảm chi phí trung gian và kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, ví dụ như Metro.
-Doanh nghiệp của các nước khác, đặc biệt là những nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có truyền
thống khai thác thủy sản như Thái Lan, Indonesia, Bangladesh, Trung Quốc…
1.5. Cạnh tranh nội bộ ngành cao
Sự phá giá là một trong những nguyên nhân chính khiến giá xuất khẩu liên tục giảm những năm gần
đây. Bên cạnh đó, đã phần các doanh nghiệp chỉ quan tâm tăng mạnh công suất chế biến nhưng các
hệ thống kho lạnh lưu trữ thành phẩm, cung ứng nguyên liệu lại rất hạn chế. điều này lại càng làm
tăng sức ép lên thu mua nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm và tính cạnh tranh. Ngoài ra, thị trường phát
triển nhanh, mạnh tới mức cần có một tác động từ phía quản lý để đưa ngành sản xuất và xuất khẩu
thủy sản phát triển có hệ thống, ổn định và bền vững hơn. Về dài hạn, sự phát triển kinh tế sẽ khiến
cho nhu cầu thủy hải sản ngày càng phong phú, ña dạng và khắt khe hơn cùng với sự phát triển của
một số nguồn sản phẩm thay thế; mức cạnh tranh sẽ càng khốc liệt hơn.
2/ Phân tích ngành cao su


2.1. Tác động từ phía cung:
Nguồn cung của ngành cao su tự nhiên là đất trồng, cây giống, lao động, phân bón. Đất trồng
là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự sống còn của ngành, diện tích đất trồng và cơ cấu
vườn cây sẽ tác động đến sản lượng khai thác và năng suất khai thác của ngành. Hiện nay
diện tích đất dùng cho nông nghiệp ở nước ta hiện nay đang bị thu hẹp, do đó nguồn cung đất trồng
sẽ tác động mạnh đến ngành. Cây giống là yếu tố quan trọng nhưng tác động không lớn tới ngành vì
cây giống muốn sinh trưởng tốt còn phụ thuộc vào đất đai,thời tiết và kĩ thuật chăm sóc. Lao động là
7
Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn
nguồn cung chiếm 75% đối với ngành này, nhưng hiện nay nguồn cung ở Việt Nam dồi dào vì thế
yếu tố này ảnh hưởng không đáng kể đến ngành. Phân bón là nguồn cung không thể thiếu đối với
ngành này nhưng nó chỉ tác động mạnh nhất đến những vườn cây trồng mới, và đất đai bạc màu.
2.2. Tác động từ phía nhu cầu:
Nhu cầu của ngành trong thời gian tới là rất lớn khi kinh tế phục hồi, đặc biệt là sự phục hồi trở lại
của ngành sản xuất ô tô của thế giới kéo theo sự tăng trưởng của ngành săm lốp, mà cao su tự nhiên
là nguyên liệu chính(chiếm 50%) của ngành săm lốp. Điều này sẽ tạo ra những tác động tích cực đến
các doanh nghiệp hoạt động trong ngành.
2.3. Sản phẩm thay thế:
Đối với ngành cao su tự nhiên thì sản phẩm thay thế là cao su tổng hợp. Cao su tổng hợp được cấu
tạo phần lớn từ dầu mỏ, nhưng nguồn cung dầu mỏ là nguồn năng lượng có hạn và phục vụ cho rất
nhiều ngành công nghiệp. Hơn thế nữa, trong thời gian kinh tế phục hồi giá dầu có xu hướng gia tăng
vì thế giá cao su tổng hợp cũng tăng theo. Do đó áp lực đối với các doanh nghiệp hoạt động trong
ngành này về sản phẩm thay thế trong dài hạn sẽ không đáng kể.
2.4. Rào cản thị trường và các đối thủ tiềm năng:
Rào cản lớn nhất đối với những công ty muốn gia nhập vào ngành này là đòi hỏi phải có quỹ đất
lớn để trồng cao su và phải có số lượng nhân công lớn, đặc biệt nhân công có tay nghề về kĩ thuật
chăm sóc và khai thác mủ. Đất là loại tài nguyên có hạn, hơn thế nữa Việt Nam đang hướng đến mục
tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vào năm 2020 do đó trong thời gian tới sẽ dành diện tích
đất nhiều hơn cho xây dựng các cơ sở hạ tầng vì thế đất nông nghiệp sẽ giảm dần. Nhân công thì dồi

dào, nhưng đất nước phát triển thì sẽ có sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp,
và nhân công có tay nghề trong kĩ thuật trồng, chăm sóc, khai thác mủ cao su thì chưa nhiều. Với
những rào cản này thì các doanh nghiệp mới khó có thể gia nhập ngành. Do đó, trong thời gian tới
các doanh nghiệp hiện tại vẫn sẽ giữ được vị thế riêng của mình.
2.5. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành :
Thị trường cao su tự nhiên của Việt Nam hiện tại Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam là đơn vị
có sản lượng mủ cao su lớn nhất, được đại diện bới 5 doanh nghiệp niêm yết trên sàn. Công ty cổ
phần cao su Đồng Phú(DPR), công ty cổ phần cao su Phước Hòa(PHR), công ty cổ phần cao su Tây
Ninh(TRC), công ty cổ phần cao su Thống Nhất(TNC), và công ty cổ phần cao su Hòa Bình(HRC).
Mọi công ty nếu có quỹ đất khác nhau nên diện tích trồng và diện tích khai thác khác nhau,thêm vào
đó cơ cấu vườn cao su của các công ty khác nhau nên năng suất đạt được cũng khác nhau. Trong
ngành cao su tự nhiên công ty nào có diện tích khai thác lớn và cơ cấu vườn cây trẻ thì công ty đó
8
Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn
chiếm ưu thế, bởi giá bán thì chịu ảnh hưởng chung của giá cả thế giới. Vì thế sức cạnh tranh của các
công ty trong ngành không cao.
3. Ngành mía đường:
3.1 Tác động từ phía cung
Đối với ngành đường Việt Nam hiện nay nguồn nguyên liệu chủ yếu là từ mía cây,là sản phẩm nông
nghiệp mà năng suất,chất lượng nguyên liệu phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, giống mía,diện tích
vùng nguyên liệu và cách chăm sóc của nông dân. Do hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao nên diện
tích trồng mía đang dần bị thu hẹp để thay vào đó là các loại cây trồng khác có hiệu quả hơn sẽ làm
cho ngành mía đường gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết nguồn cung.Bên cạnh đó, năng suất
trồng mía cùng với trữ đường thấp cũng là vấn đề lớn của ngành mía hiện nay.
3.2Tác động từ phía cầu
Với tổng mức cung đường nội địa của Việt Nam mới chỉ đáp ứng khoảng 72% nhu cầu trong nước,
đồng thời việc tiêu dùng đường sẽ tăng cùng với tộc độ tăng trưởng dân số và kinh tế cũng sẽ tạo cho
thị trường đường Việt Nam có sự hấp dẫn riêng của mình.Song song đó, sự tăng trưởng mạnh mẽ của
các ngành công nghiệp thực phẩm liên quan như bánh kẹo,sữa,đồ uống cũng sẽ là mộ lực kéo không
nhỏ góp phần ngành mía đường tăng trưởng.

3.3 Sản phẩm thay thế
Do sản phẩm đường khá đặc biệt nên việc các sản phẩm có thể thay thế cho đường trong tiêu thụ của
dân cư và ngành công nghiệp thực phẩm chế biến chỉ có thể là các loại đường hóa học. Tuy loại sản
phẩm này có giá thành rẻ hơn nhưng không đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm có ảnh hưởng đến
sức khỏe người tiêu dùng. Do đó ngành đường cũng có lợi thế lớn trong việc không bị cạnh trang gay
gắt đầu ra bởi các sản phẩm khác
3.4Rào cản thị trường và các đối thủ tiềm năng:
Thuế suất nhập khẩu đường các loại năm 2010 chỉ còn 5% theo cam kết AFTA, đồng thời hạn ngạch
nhập khẩu cũng dần được Việt Nam mở cửa nhập khẩu đường trong hạn ngạch là 25% ngoài hạn
ngạch là 65%. Với tình hình sản xuất hiện tại của ngành đường Viêt Nam, mặc dù có nhiều điều kiện
thuận lợi về điều kiện tự nhiên., nguồn nhân lực rẻ nhưng nguồn nguyên liệu không ổn định, năng
suất thấp do chưa quy hoạch tốt vùng nguyên liệu. Điều này làm cho nhiều nhà máy đường chưa khai
thác hết công suất dẫn đến giá thành sản phẩm cao làm giảm sức cạnh tranh về giá khi hội nhập.
3.5Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành
Mặc dù với 40 nhà máy đường hiện nay nhưng do nguồn cung đường chỉ mới đáp ứng được 75% nhu
cầu thị trường nội địa nên sự cạnh tranh từ các công ty trong nước không quá gay gắt và mạnh mẽ.
9
Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn
Tuy nhiên với lộ trình giảm thuế và các rào cản hạn ngạch bắt đầu hết tác dụng trong năm 2010 thì
ngành đường trong nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt với đường nhập khẩu khi mà giá thành sản xuất
của đường ngoại nhập đang thấp hơn giá thành sản phẩm trong nước.
C/ PHÂN TÍCH CÔNG TY
I/ PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN (VHC)
1/ Giới thiệu công ty:
a) Lịch sử hình thành: Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn là công ty cổ phần được chuyển đổi từ Công
ty TNHH Vĩnh Hoàn vào tháng 04/2007, với lĩnh vực kinh doanh chính là chế biến xuất khẩu cá Tra,
Basa đông lạnh. Công ty TNHH Vĩnh Hoàn thành lập vào cuối năm 2007 với vốn điều lệ 300 triệu
đồng. Được thành lập vào tháng 12/1997 và cổ phần hóa vào tháng 4/2007, VHC hiện đang là công ty
đầu ngành về chế biến và xuất khẩu cá tra/basa của Việt Nam. Từ năm 2006 đến nay, VHC luôn nằm
trong top 3 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam về cả sản lượng và giá trị xuất khẩu. Xét

về thương hiệu và mức độ chuyên nghiệp, VHC được các nhà nhập khẩu trên thế giới và các doanh
nghiệp cùng ngành đánh giá cao nhất. VHC nổi bật trong ngành sản xuất cá tra/basa với hệ thống
quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm từ con giống, thức ăn đến nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu; tối
ưu hóa giá trị của phụ phẩm. Tháng 12/2007, VHC niêm yết 30 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE. Hiện
tại, số lượng cổ phiếu đang lưu hành tăng lên 47,2 triệu CP (tương ứng với vốn điều lệ VND 472 tỷ
b) Lĩnh vực kinh doanh: Nuôi trồng thủy sản nội địa. Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản
phẩm từ thủy sản. Mua bán thủy hải sản, mua bán máy móc, thiết bị, vật tư, hoá chất, nông sản thực
phẩm, sức sản, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, chế biến thủy hải sản, chế biến thức ăn thủy sản.
Sản xuất và mua bán thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản, thuốc thú y, thủy sản. Các dịch vụ thú y
thủy sản (tư vấn sử dụng thuốc, thức ăn và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản). Kinh doanh dịch vụ du lịch
sinh thái
c) Chiến lược phát triển và đầu tư: Mở rộng nhà xưởng sản xuất, và kho tồn trữ hiện tại đáp ứng
sản lượng ngày một gia tăng của Công ty trên mặt bằng hiện có. Xây dựng nhà máy sản xuất chế
biến mới, hiện đại đủ cung cấp cho các đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu. Tăng cường vốn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh. Kiểm soát chi phí, tăng năng suất, giảm giá thành để nâng sức cạnh
tranh cho sản phẩm của Công ty. Tiếp tục nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng các nước,
các nhà nhập khẩu về sản phẩm giá trị gia tăng có giá trị dinh dưỡng cao. Không ngừng nâng cao hiệu
quả hoạt động của chi nhánh, công ty con (tại Mỹ) của Công ty. Vĩnh Hoàn sẽ tiến tới việc tự tìm
kiếm thị trường, đưa sản phẩm vào các siêu thị, nhà hàng và hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh.
d) Chiến lược tiếp thị: Đảm bảo chất lượng đã được khẳng định và thời gian giao
10
Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn
hàng. Uy tín về chất lượng sản phẩm hiện đang được xem là tài sản lớn nhất của
Vĩnh Hoàn. Giữ vững và từng bước nâng cao doanh số, nâng cao thị phần xuất
khẩu và thị phần trong nước, nâng cao vị thế của Công ty trong ngành. Tăng
cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng quan hệ đối ngoại để tìm kiếm các
đối tác xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty. Thông qua công ty
con tại Mỹ, Vĩnh Hoàn sẽ từng bước giới thiệu sản phẩm của mình sang các nước
lân cận khác tại khu vực Bắc, Trung và Nam Mỹ. Thường xuyên tham gia các hội
chợ chuyên ngành thủy sản trong và ngoài nước.

2/ Phân tích Swot:
a) Điểm mạnh:Ban quản trị tâm huyết với công ty, có bề dày kinh nghiệm và tầm nhìn chiến
lược. Định hướng chiến lược phát triển bền vững và rõ ràng. Thương hiệu sản phẩm Vĩnh Hoàn uy
tín trên trường quốc tế. Quy trình sản xuất hiện đại và khép kín từ khâu thức ăn đến sản phẩm đầu ra,
đạt tiêu chuẩn quốc tế cao nhất. Diện tích nuôi trồng lớn, khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu trên
70% công suất chế biến.
b) Cơ hội: Ngành thủy sản Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định dự kiến tiếp tục tăng
trưởng 12%-15% mỗi năm. Tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng, thị trường xuất khẩu rộng mở, thị
trường nội địa vẫn còn bỏ ngõ. Cơ chế, chính sách thuận lợi cho ngành thủy sản. Vĩnh Hoàn theo
đuổi chính sách phát triển bền vững phù hợp với xu hướng thế giới nên có khả năng tiếp cận thị
trường mới và dễ dàng vượt qua các rào cản kỹ thuật tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Vĩnh Hoàn
có khả năng khai thác giá trị gia tăng từ phụ phẩm hứa hẹn nhiều hướng phát triển mới cho công ty.
c) Điểm yếu: Giá sản phẩm xuất khẩu vẫn còn bị cạnh tranh. Lực lượng lao động sản xuất bị
cạnh tranh từ trong ngành cũng như ngoài ngành. Thị trường xuất khẩu 70% là Mỹ và EU nên biến
động từ các thị trường này có khả năng tác động đến hoạt động công ty trong ngắn hạn mặc dù dài
hạn công ty sẽ có thể cân bằng lại thị trường và không có khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời, công ty đã có nền tảng về nuôi trồng chế biến xanh và sạch với sự quản lý chất lượng
nghiêm ngặt giúp giảm thiếu mối nguy về rào cản kĩ thuật.
d) Thách thức: Rào cản thương mại tại các thị trường xuất khẩu. Biến động về nguyên liệu và chi
phí sản xuất. Cạnh tranh ngày càng gay gắt.
3 Phân tích tài chính:
3 .1 Chỉ số thanh khoản:
Chỉ tiêu(đ/vị: triệu đồng) Quý 2-2011 2010 2009
11
Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn
Tài sản ngắn hạn 1,447,194 1,180,827 914,828
Tiền và các khoản tương đương tiền 66,282 126,419 209,968
Các khoản ĐTTC ngắn hạn 71,971 37,563 15,300
Các khoản phải thu ngắn hạn 549,024 345,314 333,781
Hàng tồn kho 717,602 642,317 334,240

Tài sản ngắn hạn khác 42,316 29,213 21,540
Nợ ngắn hạn 852,104 746,457 628,514
Chỉ số thanh toán hiện thời (lần) 1.69 1.58 1.46
Chỉ số thanh toán nhanh (lần) 0.86 0.72 0.92
(Nguồn: www.Cafef.vn)
Chỉ số thanh toán hiện thời đo lường khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty, để đo
lường sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp thường chú trọng chỉ số này. Chỉ số của công ty thấp
hơn so với trung bình chung của ngành (1.64) năm 2009 và cao hơn trung bình ngành (1.53) năm
2010. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty đã tăng và VHC hoàn toàn có khả năng trả
các khoản nợ đến hạn. VHC có chỉ số thanh toán nhanh thấp hơn so với trung bình ngành (năm 2009
là 1.09 và năm 2010 là 0.93). Tỷ số này thấp hơn do công ty tăng cường lượng tồn kho nguyên liệu
thức ăn và tồn kho cá tra đang nuôi. Trong tình hình nguyên liệu thức ăn
3.2 Vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2011 2010 2009
Doanh thu thuần 923,697 3,009,175 2,771,003
TS ngắn hạn 1,447,194 1,180,827 914,828
Vòng quay vốn lưu động 0.64 2.55 3.03
Chỉ tiêu cho thấy số vòng quay của VLĐ trong kì. Ta thấy số vòng quay vốn lưu động giảm từ
năm 2009-6 tháng đầu năm 2011. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động 6 tháng đầu năm
2011 thấp hơn năm 2009-2010
3.3 Chỉ số vòng quay tổng tài sản:
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2011 2010 2009
Doanh thu (triệu đồng) 923,697 3,009,175 2,771,003
Tổng tài sản (triệu đồng) 2,111,759 1,822,086 1,516,257
Vòng quay tổng tài sản 0.44 1.65 1.83
Chỉ số vòng quay tổng tài sản đo lường khả năng quản lí tổng tài sản của công ty. Chỉ số của VHC
6 tháng đầu năm 2011 bằng 0.44 có nghĩa một đồng tổng tài sản mang đi đầu tư sẽ mang lại 0.44
đồng doanh thu. Trong 2 năm 2009 và 2010 công ty đều cao hơn trung bình chung của ngành (0.36
và 0.34), cho thấy rằng bình quân một đồng tài sản của công ty tạo ra doanh thu nhiều hơn bình quân
ngành.

12
Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn
3.4 Chỉ số tổng nợ/EBIT
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2011 2010 2009
Tổng nợ (triệu đồng) 937,139 836,972 839,364
EBIT (triệu đồng) 168,446 273,347 289,380
Tổng nợ/EBIT 5.56 3.06 2.9
Chỉ số tổng nợ/EBIT chỉ ra mối quan hệ giữa EBIT (thu nhập trước thuế và lãi) và tổng nợ của
công ty. Năm 2009, công ty mang 2.9 đồng nợ đi đầu tư thì tạo ra 1 đồng EBIT, sang các năm 2010
và 6 tháng đầu năm 2011 chỉ số này tiếp tục tăng cao. Công ty cần đẩy mạnh bán hàng để tăng doanh
thu, hoặc giảm các khoản nợ vay, để hạ thấp con số này xuống.
3.5 Chỉ số đòn bẩy tài chính:
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2011 2010 2009
Tổng nợ (triệu đồng) 937,139 836,972 839,364
VCSH (triệu đồng) 1,117,307 936,001 642,319
Tổng nợ/VCSH 83.87% 89.42% 130.68%
Chỉ số tỉ lệ đòn bẩy là chỉ số đo lường mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính trong hoạt động SXKD
của VHC. Chỉ số này của công ty trong 6 tháng đầu năm 2011 là 0.8387, nghĩa là 1 đồng VCSH thì
có 0.8387 đồng nợ đối ứng. Chỉ số này cao hơn trung bình ngành (198%) trong năm 2009 và thấp
hơn trong năm 2010(229%). Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đang ở mức cao thì chiến lược sử dụng
nợ thấp sẽ mang lại ít rủi ro hơn cho doanh nghiệp. Vì thế, đây là chiến lược rất đúng đắn và sẽ là
điểm mạnh của VHC trong thời gian tới.
3.6 Chỉ số ROE, ROA
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2011 2010 2009
Lợi nhuận sau thuế 122,153 214,035 193,229
Tổng tài sản 2,111,759 1,822,086 1,516,257
Vốn chủ sở hữu 1,117,307 936,001 642,319
ROE 10.93% 22.87% 30.08%
ROA 5.74% 11.75% 12.74%
Chỉ số ROE là chỉ số đo lường khả năng sử dụng VCSH của công ty. Chỉ số ROE trong năm 2010

đạt 0.1175, có nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu mang đi đầu tư sẽ cho ra 0.1175 đồng lợi nhuận sau
thuế. So với trung bình chung năm 2009, 2010 thì chỉ số ROA, ROE của VHC cao hơn . Từ đó cho
thấy khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty là rất cao.
4/ Lí do chọn cổ phiếu VHC:
Nhóm em chọn cổ phiếu VHC dựa vào triển vọng của ngành và triển vọng của công ty trong
những năm đến và cổ phiếu VHC sẽ rất tiềm năng trên sàn chứng khoán.
a) Triển vọng ngành:
-Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có tăng trưởng về xuất khẩu thủy sản nhanh nhất
thế giới với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2010 đạt 15% năm. Theo FAO, Việt Nam
13
Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn
vươn lên vị trí thứ 5 trong danh sách các nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới và đứng thứ 3 về
sản lượng nuôi trồng thủy sản. Ngành thủy sản Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nuôi trồng,
đây cũng là xu hướng phát triển của ngành thủy sản thế giới.
-Từ lâu thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đóng góp 4% GDP của
nền kinh tế.Ngoại trừ việc giảm nhẹ về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trong năm 2009 do hậu quả
của suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành thủy sản đã có bước tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn 2001-
2010. Ấn tượng nhất là năm 2010 mặc dù đối mặt nhiều khó khăn nhưng ngành thủy sản đã đánh dấu
một năm thắng lợi với kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt mốc 5 tỷ USD, tăng 18,4% so với năm 2009.
-Ngành thủy sản Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn
sắp tới để vươn lên vị trí thứ 2 trong danh sách các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Ngành hàng
thủy sản xuất khẩu của Việt Nam hội đủ các yếu tố của sự khác biệt, trong đó sản phẩm cá tra là
không thể thay thế và Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối loại sản phẩm này với chất lượng cao
và giá cả hợp lý.
b) Triển vọng công ty:
-Giá trị xuất khẩu của Vĩnh Hoàn tăng trưởng bền vững qua từng năm. Từ năm 2006 Vĩnh Hoàn
vươn lên vị trí 3 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa hàng đâug Việt Nam.
-Năm 2009, Vĩnh Hoàn vươn lên vị trí thứ hai, chiếm 8.6% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra cả nước.
-Kể từ tháng 3/2010, Vĩnh Hoàn trở thành doanh nghiệp đầu ngành cá của Việt Nam. Kết thúc năm
2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của Vĩnh Hoàn đạt 126,4 triệu USD, chiếm gần 9% tổng kim ngạch

xuất khẩu cá tra, basa cả nước.
-Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp duy nhất trong ngành có sự gia tăng ổn định trong lợi nhuận gộp trong
khi hầu hết các doanh nghiệp khác đều có biên lợi nhuận gộp giảm hoặc có biến động trong giai đoạn
2008-2010. Vĩnh Hoàn không có nhiều rủi ro về khả năng thanh toán do chỉ số thanh toán hiện thời
đều lớn hơn 1. Riêng tỷ số thanh toán nhanh năm 2010 giảm so với 2009 do công ty tăng cường
lượng tồn kho nguyên liệu thức ăn tồn cá tra đang nuôi gấp đôi so với 2009. Trong tình hình nguyên
liệu cá tra và giá cá tra đang tăng cao, tồn kho là lợi thế và sẽ đảm bảo kết quả kinh doanh năm 2011
và các năm tới của công ty.
-Vĩnh Hoàn là một trong những doanh nghiệp có mức sinh lợi cao nhất trong ngành với ROA đạt
11,75% và ROE đạt 22,87% do công ty duy trì một tỷ lệ đòn cân nợ thấp hơn và an toàn hơn.
II/ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ
1. Tổng quan chung về công ty Cổ phần Cao Su Đồng Phú :
14
Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn
1.1. Giới thiệu về công ty: Công ty Cổ phần Cao Su Đồng Phú (DORUCO) tiền thân là đồn điền
Thuận Lợi của công ty Michelin (Pháp),được thành lập dưới hình thức DN nhà nước vào tháng
5/1981 với vốn điều lệ 48 tỷ đồng. Tháng 12/2006 DPR được cổ phần hóa và trực thuộc Tập đoàn
Công nghiệp cao su Việt Nam, tại thời điểm này vốn điều lệ được tăng lên 400 tỷ đồng. Ngày
30/11/2007 cổ phiếu công ty CP Cao su Đồng Phú được niêm yết tại SGDCK Hồ Chí Minh (HOSE)
với mã chứng khoán DPR, số lượng cổ phiếu niêm yết là 40 triệu đơn vị. Ngày 30/6/2010 DPR tiến
hành tăng vốn điều lệ lên 430 tỷ đồng, sau khi chào bán thành công riêng lẻ 3 triệu cổ phiếu. Tổng
diện tích vườn cao su là 16.026 ha. Trong đó, độ tuổi cho mủ với năng suất cao nhất là 5.760 ha.
1.2 Cơ cấu công ty:
\
1.3 Năng lực quản trị của ban điều hành:
TGĐ ông Nguyễn Thanh Hải, sinh năm 1956 cso 30 năm công tác tại công ty cao su Đồng Phú-
Trình độ là kỹ sư nông học và cử nhân QTKD. PTGĐ ông Phạm Văn Luyện, là thành viên điều hành
của công ty, sinh năm 1957, đã có hơn 30 năm công tác trong ngành và công tác tại cao su Đồng Phú-
Trình độ kỹ sư nông học. Ban điều hành công ty, đồng thời làm ban hội đồng quản trị đều là những
người có trình độ, am hiểu ngành cao su, công tác tại DPR nhiều năm. Tuy nhiên, số cổ phần cá nhân

nắm giữ rất ít, điều này có thể gây quan ngại cho giới đầu tư.
1.4 Phân khúc kinh doanh chính: Hoạt động KD chính của công ty là: trồng, khai thác và chế biến
xuất khẩu mủ cao su thiên nhiên dạng khối và lỏng ly tâm. Hoạt động kinh doanh chính thường
chiếm trên 90% tổng doanh thu qua các năm. Phần còn lại là thu nhập từ thanh lý cây cao su.
15
Phòng kế
hoạch
Phòng thanh
tra bảo vệ
Phòng
kĩ thuật
Phòng tổ chức
hành chánh
Phòng kế
toán tài vụ
Phòng KD
và NCTT
NT
Tân
Lợi
Trung
tâm y
tế
NT
An
Bình
NT Tân
Thành
NT
Tân

Lập
NT
Tân
Hưng
NT
Thuận
Phú
NM chế
biến Tân
Lập
XN
chế
biến
XN vật tư,
vận tải,
cầu đường
Ban kiểm soát
PTGĐ Hành Chánh
Đại hội đồng cổ đông
PTGĐ Kỹ thuật kiêm ĐDLĐ
Phó tổng giám đốc
Thư kí ISO
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn
1.5 Khách hàng chiến lược của DPR: Sản phầm của DPR tốt và ổn định, thoả mãn cao nhất yêu
cầu khắt khe của khách hàng. Trong đó có những khách hàng truyền thống là các tập đoàn hàng đầu
như Safic, Alcan, Tea Young,…
2. Phân tích SWOT:
2.1 Điểm mạnh của công ty: Qui mô về tài sản, vốn chủ sở hữu, tổng diện tích cây và diện tích

khai thác lớn thứ 2 so với các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn. Thổ nhưỡng của các nông trường
phù hợp với sự phát triển của cây cao su. Đội ngũ quản lí là những người có kinh nghiệm trong
ngành. Cơ cấu độ tuổi vườn cây trẻ, 35% diện tích vườn cây khai thác đang ở độ tuổi cho mủ với
năng suất cao. Tình hình tài chính lành mạnh, khả năng thanh toán cao, cấu trúc nợ thấp. Trong bối
cảnh lãi suất cao như hiện tại thì cấu trúc nợ thấp là một ưu thế.
2.2 Điểm yếu của công ty: Trong thời gian tới các dự án trồng mới chua đưa vào khai thác. Sản
phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm qua sơ chế thô, giá trị gia tăng thấp. Khó khăn trong việc quản lí
và chăm sóc vườn cây, do các nông trường phân tán tại nhiều khu vực. Khả năng quản lí tài sản và
kiểm soát chi phí hoạt động kém hơn trung bình ngành.
3. Chiến lược trong thời gian tới: Định hướng mở rộng vườn cây tại các địa điểm có điều kiện
thổ nhưỡng phù hợp cho cây phát triển tốt. Ngoài việc tập trung mở rộng vùng trồng cây cao su nhằm
gia tăng sản lượng khai thác trong tương lai, DPR còn chú trọng phát triển theo chiều sâu bằng việc
thành lập nhà máy sản xuất các sản phẩm từ mủ cao su, giảm dần việc xuất khẩu các sản phẩm thô,
giá trị gia tăng thấp.
4 Phân tích tài chính:
4.1 Chỉ số thanh khoản:
Chỉ tiêu(đ/vị: triệu đồng) Quý 2-2011 2010 2009
Tài sản ngắn hạn
49.62% 44.60% 31.49%
Tiền và các khoản tương đương tiền
28.32% 30.30% 22.36%
Các khoản ĐTTC ngắn hạn
4.82% 2.4% 0.87%
Các khoản phải thu ngắn hạn
7.73% 4.69% 3.47%
Hàng tồn kho
7.10% 5.90% 3.08%
Tài sản ngắn hạn khác
1.65% 1.31% 1.69%
Nợ ngắn hạn

17.92% 21.90% 26.44%
Chỉ số thanh toán hiện thời (lần)
2.77 2.04 1.19
Chỉ số thanh toán nhanh (lần)
2.01 1.6 0.96
Nguồn: />16
Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn
Chỉ số thanh toán hiện thời đo lường khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty, để đo
lường sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp thường chú trọng chỉ số này. Chỉ số của công ty đạt ở
mức 2.77 có nghĩa một đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bởi 2.77 đồng tài sản ngắn hạn. Điều này cho
thấy khả năng thanh toán của công ty khá tốt và DPR hoàn toàn có khả năng trả các khoản nợ đến
hạn.
Chỉ số thanh toán nhanh dùng để đo lường chính xác khả năng thanh toán đối với các khoản nợ tới
hạn của công ty. Để tính toán chỉ số này hàng tồn kho sẽ được trừ ra khỏi tài sản ngắn hạn. Vì hàng
tồn kho có thể không chính xác và có tính thanh khoản thấp hơn. DPR có chỉ số thanh toán nhanh là
2.01 cao hơn 16% so với trung bình ngành. Do vậy, DPR không cần sử dụng đến hàng tồn kho để
thanh toán các khoản nợ tới hạn. Điều này cho thấy vị thế khá tốt của DPR trong cuộc đàm phán với
các chủ nợ và đối tác cung cấp vốn.
4.2 Vòng quay hàng tồn kho:
Chỉ tiêu 6 tháng đầu 2011 2010 2009
Hàng tồn kho (triệu đồng) 132.669 99.090 38.432
Giá vốn hàng bán (triệu đồng) 377.238 565.358 414.850
Vòng quay hàng tồn kho (lần) 2.84 5.71 10.79
Thời gian xử lí hàng tồn kho (ngày) 128.37 64 34
(Nguồn: www.Cafef.vn)
Thời gian xử lí hàng tồn kho là chỉ số đo lường khoảng thời gian hàng hóa được lưu kho bao
nhiêu ngày trước khi được bán cho KH. Chỉ số được tìm bằng cách lấy 365 ngày chia cho vòng quay
hàng tồn kho. Chỉ số này của DPR được kiểm soát khá tốt, thấp hoe trung bình ngành. Tuy nhiên,
qua bảng cũng cho thấy hàng tồn kho của DPR không ổn định, biến động theo thị trường. Với giá vốn
hàng bán thấp hơn trung bình ngành thì DPR có hệ thống quản lí hàng tồn khá tốt, nâng cao được sức

cạnh trnh của công ty.
4.3 Vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2011 2010 2009
Doanh thu thuần BH và CCDV 653.960 1.028.421 648.310
TS ngắn hạn 926.789 747.586 392.512
Vòng quay vốn lưu động 0.71 1.38 1.65
(Nguồn: www.Cafef.vn)
Chỉ tiêu cho thấy số vòng quay của VLĐ trong kì. Ta thấy số vòng quay vốn lưu động giảm từ
năm 2009-6 tháng đầu năm 2011. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động 6 tháng đầu năm
2011 thấp hơn năm 2009-2010
4.4 Chỉ số vòng quay tổng tài sản:
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2011 2010 2009
Doanh thu (triệu đồng) 653.960 1.028.421 648.310
17
Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn
Tổng tài sản (triệu đồng) 1.867.901 1.676.041 1.246.311
Vòng quay tổng tài sản 0.35 0.61 0.52
(Nguồn: www.Cafef.vn)
Chỉ số vòng quay tổng tài sản đo lường khả năng quản lí tổng tài sản của công ty. Chỉ số của DPR
6 tháng đầu năm 2011 bằng 0.35 có nghĩa một đồng tổng tài sản mang đi đầu tư sẽ mang lại 0.35
đồng doanh thu. Chỉ số này còn thấp, nên để cải thiện chỉ số này công ty có thể nổ lực bán hàng để
tăng doanh thu hoặc bán bớt tài sản dư thừa không sử dụng tới.
4.5 Chỉ số tổng nợ/EBIT
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2011 2010 2009
Tổng nợ (triệu đồng) 430.315 421.416 361.302
EBIT (triệu đồng)
143,364
433.410 236.402
Tổng nợ/EBIT 3.00 0.97 1.5
(Nguồn: www.Cafef.vn)

Chỉ số tổng nợ/EBIT chỉ ra mối quan hệ giữa EBIT (thu nhập trước thuế và lãi) và tổng nợ của
công ty. Năm 2009, công ty mang 1.5 đồng nợ đi đầu tư thì tạo ra 1 đồng EBIT, năm 2010 con số này
được cải thiện ở mức 0.97. Nhưng sang 6 tháng đầu năm 2011 chỉ số này lại khá cao ở mức 3. Công
ty cần đẩy mạnh bán hàng để tăng doanh thu, hoặc giảm các khoản nợ vay, để hạ thấp con số này
xuống.
4.6 Chỉ số đòn bẩy tài chính:
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2011 2010 2009
Tổng nợ (triệu đồng) 430.315 421.416 361.302
VCSH (triệu đồng) 1.409.417 1.227.362 867.644
Tổng nợ/VCSH
0.305
0.343 0.416
(Nguồn: www.Cafef.vn)
Chỉ số tỉ lệ đòn bẩy là chỉ số đo lường mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính trong hoạt động SXKD
của DPR. Chỉ số này của công ty trong 6 tháng đầu năm 2010 là 0.305, nghĩa là 1 đồng VCSH thì có
0.305 đồng nợ đối ứng. Chỉ số này thấp hơn trung bình ngành 25%. Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất
đang ở mức cao thì chiến lược sử dụng nợ thấp sẽ mang lại ít rủi roc ho doanh nghiệp. Theo nhóm
đánh giá, đây là chiến lược tương đối đúng đắn của ban lãnh đạo DPR.
4.7 Chỉ số ROE, ROA:
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2011 2010 2009
Lợi nhuận sau thuế
124,643
394.508 210.760
Tổng tài sản 1.867.901 1.676.041 1.246.311
Vốn chủ sở hữu 1.409.417 1.227.362 867.644
ROE 8.84% 32.14% 24.29%
ROA 7.68% 23.5% 16.9%
(Nguồn: www.Cafef.vn)
Chỉ số ROE là chỉ số đo lường khả năng sử dụng VCSH của công ty. Chỉ số ROE trong năm 2010
đạt 0.32, có nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu mang đi đầu tư sẽ cho ra 0.32 đồng lợi nhuận sau thuế.

18
Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn
Các doanh nghiệp thuộc ngành cao su tự nhiên luôn có tỷ suất lợi nhuận cao hơn hẳn so với hầu hết
các ngành khác. Các chỉ tiêu sinh lời của DPR được cải thiện liên tục qua các năm và cao vượt trội so
với các doanh nghiệp cùng ngành. DPR có lợi thế về thổ nhưỡng và cơ cấu vườn cây đang trong độ
tuổi cho mủ tốt nên năng suất khai thác trung bình của DPR cao hơn hẳn các doanh nghiệp cùng
ngành. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đều tăng mạnh trong năm từ năm 2009 mà ROE và ROA vẫn
ở mức cao chứng tỏ lợi nhuận của công ty có sự gia tăng đáng kể, hiệu quả sử dụng vốn tăng lên.
III / Phân tích công ty mía đường Bourbon Tây Ninh :
1. Tổng quan về Công ty cổ phần mía đường Bourbon Tây Ninh
I.1 Vài nét về Công ty cổ phần mía đường Bourbon Tây Ninh.
Mã giao dịch: SBT, Sàn giao dịch: HOSE, Vốn thị trường: 1,802 tỷ, nhóm ngành mía đường
Địa chỉ : Xã Tân Hưng - huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh. Điện thoại: (066) 753250
a/Lịch sử hình thành: CTCP Mía Đường Bourbon Tây Ninh (SBT) tiền thân là CT LD giữa Tập
đoàn Group Sucrecries Bourbon (G.B) và Liên hiệp mía đường II (LHMĐ II), Liên hiệp mía đường
Tây Ninh (LHMĐTN), thành lập theo Giấy phép Đầu tư số 1316/GP ngày 15/7/1995 . Tổng số vốn
đầu tư ban đầu của CT là 95 triệu USD, vốn pháp định 28,5 triệu USD. Tháng 12/1998, SBT tăng vốn
đầu tư lần 1 lên 111 triệu USD vốn pháp định lên 39,5 triệu USD. Tháng 3/1999, Tổng Công ty mía
đường II chuyển nhượng toàn bộ phần góp vốn pháp định của mình cho Group Bourbon. Tháng
5/2000, Liên Hiệp Mía Đường Tây Ninh chuyển nhượng phần vốn góp cho Tập đoàn Bourbon. SBT
chuyển đầu tư thành DN 100% vốn nước ngoài. Tháng 2/2001, SBT tăng vốn đầu tư lần 2 lên 113
triệu USD vốn pháp định 112,189 triệu USD, sau khi Tập đoàn Bourbon mua lại nợ vay nước ngoài
và vốn hóa toàn bộ số nợ này. Tháng 12/2005, SBT điều chỉnh thuế suất thuế TNDN còn 10% cho
suốt đời DA, miễn thuế TNDN 4 năm2004, giảm 50% 04 năm tiếp, bỏ quy định về thuế chuyển LN
ra nước ngoài. Tháng 3/2007, SBT được cấp phép chuyển đổi hình thức DN thành CTCP với vốn
điều lệ 1.419 tỷ đồng trên cơ sở vốn góp của Công ty TNHH sau khi xử lý toàn bộ lỗ lũy kế đến ngày
31/12/2006.
b/ Lĩnh vực kinh doanh: SX đường, các SP phụ; SXKD các SP có sử dụng đường hoặc sử dụng phụ
phẩm, phế phẩm từ sản xuất đường; SX điện thương phẩm và điện để tự sử dụng; SXKD phân bón,
vật tư nông nghiệp; XDKD hạ tầng KCN, các công trình DD; XDKD nhà hàng, khách sạn; XD siêu

thị DV cơ khí.
I.2 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ:
a. Sản phẩm chính của SBT là đường tinh luyện RE và phụ phẩm là mật rỉ, điện:
19
Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn
•Sản phẩm đường chiếm 90% DT của CT, với 2 dòng sản phẩm: đường tinh luyện thương
hiệu (TH) Bonsu loại 1kg được bán lẻ tại, đường tinh luyện TH Mimosa dạng bao 50kg cho
khách hàng CN. CS nhà máy đường 100,000 tấn - 120,000 tấn/ năm.Do thiếu mía nên SBT chỉ HĐ
60% CS.
•Mật rỉ: là phụ phẩm trong quy trình sx đường, được dùng cho các nhà máy bột ngọt, cồn…DT từ
chiếm 5% - 6% tổng DT của CT. Hằng năm, SBT có thể cung cấp 50,000 tấn mật rỉ ra thị trường.
•Điện: SX từ nguồn NL bã mía thải ra trong quá trình SX đường, SX điện giúp SBT giảm CP đầu
vào, góp phần tăng DT cho công ty, chiếm 4% - 5% tổng DT. CS nhà máy điện là 50MWh/năm.
b. Thị trường tiêu thụ: Địa bàn hoạt động SBT chủ yếu tập trung ở khu vực phía Nam và NTB. SBT
chủ yếu bán sĩ cho KH CN. SP đường tinh luyện được ưa chuộng bởi các nhà SX trong ngành chế
biến thực phẩm, bánh kẹo và giải khát như Công ty nước giải khát Pepsi, Công ty TNHH Red Bull,
Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), KH của SP mật rỉ là các địa lý bán buôn ở TP HCM như
Công ty Kim Hà, Công ty cổ phần Đường Biên Hòa. Vì vậy đầu ra cho SP ổn định.
I.3 Nguồn nguyên liệu đầu vào và trình độ công nghệ:
Các nguyên vật liệu chính của SBT sử dụng bao gồm mía nguyên liệu, đường thô, hóa chất, muối, vôi
được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau.
Trình độ công nghệ: SBT là nhà máy đường được xây dựng mới theo CN của tập đoàn Bourbon, hoạt
động từ năm 1998, khi thành lập công ty đã trang bị các máy móc, thiết bị tiên tiến nhất TG, công
suất hoạt động lớn.
1.4 Chiến lược phát triển
Chiến lược XD hình ảnh TH đường BonSu đến với người tiêu dùng, quảng bá hình ảnh TH Bourbon
Tây Ninh. Chú trọng đầu tư XD vùng nguyên liệu tại tỉnh Tây Ninh, mở rộng sang các khu vực lân
cận. Phát triển vùng NL sang Campuchia. Thành lập một số bộ phận mới phục vụ cho việc trồng,
chăm sóc, thu hoạch mía gồm:1 NMSX phân vi sinh từ phế phẩm tro lò, bã bùn; 1 bộ phận dịch vụ
NN chuyên về máy móc, nông cụ; 1 bp hoặc CTVT. Tăng cường hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội

bộ, tiếp tục duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, hoàn thiện hệ thống quản lý môi
trường. Bên cạnh kinh doanh mía đường hiện nay SBT đang thực hiện đa dạng hóa đầu tư với các dự
án sau, dự kiến sẽ đem về doanh thu và lợi nhuận cho SBT trong vòng 5 năm tới đây như Dự án vườn
CN Bourbon An Hòa.
2. Phân tích báo cáo tài chính:
2.1Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh:
20
Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn
Báo cáo tài chính:( triệu đồng)
Kết quả kinh doanh 2008 2009 2010 6 tháng/ 2011
Doanh thu thuần 562,805 770,617 1,105,392 1,014,387
Giá vốn hàng bán 447,551 567,746 718,437 671,538
Lợi nhuận gộp 115,255 202,871 386,955 342.849
Chi phí bán hàng 15,295 14,677 16,876 12,510
Chi phí quản lý 19,489 18,772 32,435 16,291
Lợi nhuận tài chính 3,507 53,306 33,386 33,791
Lợi nhuận thuần HĐKD 83,978 222,728 371,034 313,408
Lợi nhuận khác 373 3,173 466 1,139
Lợi nhuận trước thuế 84,351 225,901 371,500 314,543
Thuế thu nhập 2,827 15,884 24,934 15,799
Lợi nhuận sau thuế 81,524 210,017 346,566 298,743
EPS 574 1,480 2,442 2,115
Nguồn: />Kết quả KD của các DN trong ngành mía đường phù thuộc rất lớn vào biến động giá đường .Giá
đường tăng mạnh trong năm 2009 và 2010 đã đem lại kết quả KD khá tốt cho SBT với DT và
LNST tăng mạnh so với cùng kỳ. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) tăng qua các năm.
Nguồn: />Năm 2009, doanh thu SBT đạt 770 tỷ đồng tăng 36.92%, đồng thời CT hoàn nhập 38 tỷ đồng từ
khoản đầu tư TC vào CP của HAG và Sabeco nên LNST của SBT đạt 210 tỷ đồng tăng 157.61% so
với năm 2008. Năm 2010, lần đầu tiên DT của CT vượt 1.000 đạt 1,105 tỷ đồng tăng 43.44% so với
năm do giá bán tăng 45% đồng thời SLSX mía đường tăng 26% vì vậy TSLN biên của công ty
được cải thiện đáng kể từ 26.33% lên 35.01%, TSLN gộp của SBT đã tăng mạnh từ 26% lên 35%,

cao nhất toàn ngành. LNST đạt 346 tỷ đồng tăng 65.02% so với năm 2009 và vượt 33% kế hoạch đề
ra. Và trong mùa vụ 2010-2011 nhà máy SBT đã đạt SL mía ép cao nhất từ trước tới nay 920.000 tấn
mía cây, đưa vào dây chuyền 20.000 tấn đường thô để SX hơn 100.000 tấn đường tinh luyện RE cug
cấp cho thị trường. Có được kết quả này chủ yếu do CT biết tận dụng, khai thác những tìm lực và thế
mạnh đang có về nhân lực, máy móc thiết bị. Sự điều hành chiến lược sát sao của Ban TGD cùng đội
ngũ nhân sự nhiều tâm huyết, có bề dày kinh nghiệm trong ngành đường. SBT nhanh chóng bức phá,
trở thành doanh nghiệp dẫn đầu đường về LN năm 2010.
Chỉ têu tăng trưởng 2008 2009 2010
Doanh Thu thuần -16.53% 36.92% 43.44%
Lợi nhuận sau thuế -57.39% 157.61% 65.02%
21
Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn
Sang năm 2011, SBT tiếp tục gặt hái thành
công duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, chỉ 6
tháng đầu công ty đạt 1.014,8 tỷ đồng DT và
gần 290 tỷ đồng LNST, lần lượt hoàn thành
63% và 78% kế hoạch năm. Đạt DT cao trong
ngành chỉ sau BHS và LNST cao nhất ngành.
Đặt biệt là quý 1 LNST tăng 141.81% do sản lượng hàng bán tăng 133.42% mặc dù giá bán đường
bình quân chỉ tăng 14% so cùng kỳ năm trước, sản lượng mía vụ sản xuất 2010 – 2011 tăng cao, đạt
kỷ lục của 15 năm từ khi nhà máy hình thành và SX đến nay.Vì vậy, CT tận dụng được CS tối đa của
nhà máy, kiểm soát CPSX&CPQL tốt nên đạt được mục tiêu giảm GTSX. Nên GVHB chỉ tăng 3%
so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến năm 2011 SBT sẽ vượt kế hoạch LN 20-30%.
2.2 Phân tích tình hình tài sản:
CT sử dụng ít nợ dài hạn năm 2008 chiếm 9.84% tổng nợ, năm 2009 là 14.43%, năm 2010 là 15.72%
và 6 tháng đầu năm giảm 3.67%, và so với NV tỷ lệ NDH là rất thấp và giảm dần từ năm 2008 đến
nay 1.79%, 1.54%, 1.34% và 6 tháng đầu năm nay chỉ 1%. CT chủ yếu dùng vốn CSH và tăng dần
qua các năm. Cho thấy khả năng tự chủ của CT là rất lớn. Cơ cấu tỷ lệ khoản vay trên vốn CSH của
SBT là rất thấp, chỉ khoảng 1,9%, do vậy không chịu áp lực về trả lãi vay ngân hàng như các doanh
nghiệp khác trong ngành. Thêm vào đó nguồn tiền tích lũy từ khấu hao TSCD và từ LN hàng năm

của SBT là rất lớn, thuận lợi cho việc đầu tư vào những DA mới để tăng thêm LN hàng năm của CT,
giảm thiểu rủi ro khi chỉ tập trung vào SX một chủng loại SP.
2.3 Phân tích các chỉ số tài chính:
Chỉ tiêu tài chính 2009 2010 6 tháng 2011
I. khả năng thanh toán (lần)
1. khả năng thanh toán hiện hành 3.4 5.9 1.9
2. khả năng thanh toán nhanh 1.63 3.88 1.2
II. Các chỉ số khả năng quản lí tài sản (vòng)
1. Vòng quay hàng tồn kho 1.9 2.5 1.4
2Vòng quay vố lưu động 1.34 1.32 0.81
3. Vòng quay tổng tài sản 0.42 0.56 0.41
III. Cơ cấu vốn
1. Tổng nợ/ EBIT 0.88 0.45 2.15
2. Hệ số nợ vay/ vốn CSH (%) 11.99 9.35 37.57
IV. HS khả năng sinh lời (%)
1. ROA 11.38% 17.71% 11.99%
2. ROE 12.74% 19.37% 16.57%
3. PS 27.25% 31.35% 29.45%
a. Chỉ số thanh khoản:
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm 2011
Doanh thu LNST
SEC 355,718.8 70,304.5
BHS 1,105,104.2 43,619.6
KTS 228,301.6 50,691.9
LSS 770,747.8 175,576.8
NHS 443,516.7 20,335.7
SBT 1,014,387.6 298,744.0
22
Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn

- Chỉ số thanh toán hiện thời: đo lường khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty, để đo
lường sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp thường chú trọng chỉ số này. Chỉ số của công ty 6
tháng đầu 2011 đạt ở mức 1.9 có nghĩa một đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bởi 1.9 đồng tài sản ngắn
hạn. Điều này cho thấy công ty có khả năng trả các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên đã giảm so với năm
2010 và 2011, do năm nay công ty tăng khoản nợ vay NH lên 652,620 triệu đồng cao hơn 2 năm
trước.
- Chỉ số thanh toán nhanh: dùng để đo lường chính xác khả năng thanh toán đối với các khoản nợ
tới hạn của công ty. Để tính toán chỉ số này hàng tồn kho sẽ được trừ ra khỏi tài sản ngắn hạn. Vì
hàng tồn kho có thể không chính xác và có tính thanh khoản thấp hơn. Năm 2010 có tỷ số TTHT là
3.88 cao hơn trung bình ngành nên CT k cần dùng hàng tồn kho để thanh toán nợ, nhưng 6 tháng đầu
năm đã giảm còn 1.2 nhưng vẫn đảm bảo thanh toán.
b. Các chỉ số khả năng quản lí tài sản:
- Vòng quay hàng tồn kho: của công ty thấp chứng tỏ công ty đầu tư quá nhiều vào hàng tồn kho.
Số ngày hàng tồn kho cao.
- vòng quay vốn lưu động: 6 tháng đầu năm 2011 thấp hơn 2 năm trước cho thấy hiệu quả sử dụng
vốn lưu động năm này thấp hơn các năm trước
- vòng quay tổng tài sản: đo lường khả năng quản lí tổng tài sản của công ty. Chỉ số của SBT 6
tháng đầu năm 2011 bằng 0.41 có nghĩa một đồng tổng tài sản mang đi đầu tư sẽ mang lại 0.41 đồng
doanh thu. Chỉ số này còn thấp, nên để cải thiện chỉ số này công ty có thể nổ lực bán hàng để tăng
doanh thu hoặc bán bớt tài sản dư thừa không sử dụng tới.
c. Chỉ số tổng nợ/ EBIT: chỉ ra mối quan hệ giữa EBIT (thu nhập trước thuế và lãi) và tổng nợ của
công ty. Năm 2009, công ty mang 0.88 đồng nợ đi đầu tư thì tạo ra 1 đồng EBIT, năm 2010 con số
tăng mức 0.45. cho thấy công ty có thể vay nợ về để đầu tư. Nhưng sang 6 tháng đầu năm 2011 chỉ số
này lại khá cao ở mức 2.15. Công ty cần đẩy mạnh bán hàng để tăng doanh thu, hoặc giảm các khoản
nợ vay, để hạ thấp con số này xuống.
d. Đòn bẩy tài chính: Chỉ số tỉ lệ đòn bẩy là chỉ số đo lường mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính
trong hoạt động SXKD của SBT. Chỉ số này của công ty trong 6 tháng đầu năm 2010 là 37.57%,
nghĩa là 1 đồng VCSH thì có 0.376 đồng nợ đối ứng. Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đang ở mức
cao thì chiến lược sử dụng nợ thấp sẽ mang lại ít rủi ro cho doanh nghiệp. Theo nhóm đánh giá, đây
là chiến lược tương đối đúng đắn của ban lãnh đạo SBT.

e. Chỉ số ROE, ROA: từ năm 2009 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và trên tổng tài sản
(ROA) của SBT tăng đạt mức cao trên 10%. So với ngành chỉ thấp hơn công ty SEC và KTS. Và
23
Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn
thấp hơn ROA bình quân ngành (19.5%), ROE bình quân ngành (31.9%). Các chỉ số LN biên qua các
năm của SBT đạt mức cao nhất so với các DN cùng ngành, tỷ suất LN trên DT đạt 29.45%.
Kết luận: Hoạt động SXKD của SBT khá ổn định, trong năm 2010 SBT chiếm 5,75% thị phần
đường cả nước. So với các DN trong cùng ngành thì SBT có lợi thế về dây chuyền CN hiện đại với
công suất 2,4 triệu tấn/ năm. SP có chất lượng cao tạo nên thương hiệu cho SBT. Tuy nhiên SBT
thường xảy ra tình trạng thiếu hụt nguyên liệu do chưa có vùng nguyên liệu rộng lớn tương xứng
với công suất của dây chuyền sản xuất. nhưng trong tương lai tình trạng này được khắc phục. Tình
hình tài chính tương đối lành mạnh, tuy nhiên do chưa tận dụng đước lợi thế về vốn và công nghệ
nên các chỉ tiêu sinh lời vẫn ở mức thấp so với các doanh nghiệp trong ngành. SBT có tiềm
năng tăng trưởng cao. Cổ phiếu SBT có tính thanh khoản tốt trên thị trường.
2.4 Triển vọng của công ty:
2011F: Tổng SL mía ước tính khoảng 918.000 tấn cho vụ mùa 2010-2011, tăng 53% so với vụ 2009-
2010, nhờ NS canh tác được cải thiện. NS canh tác đã tăng lên gần 75 tấn/ha. Tổng SL đường có thể
đạt 102.000 tấn vào cuối năm, tăng 62% so với vụ 2009-2010. DT dự kiến đạt 1.732 tỷ đồng, GBBQ
2011 ước tính là 17.500 đồng/kg. GVHB đã tăng lên 12.000-12.500 đồng/kg so với 9.500-10.000
đồng/kg trong năm 2010. SBT tiếp tục được giảm 50% thuế trong năm 2011, LN ròng ước đạt 403 tỷ
đồng, tương ứng EPS là 2.838 đồng và P/E 4,0 trong năm 2011.
Từ năm 2012 trở đi: SBT dự kiến tăng công suất sản xuất đường từ 8.000 tấn/ngày lên 9.000
tấn/ngày. Tổng chi phí đầu tư ước tính khoảng 30-35 tỷ đồng. [Ghi chú: công suất tối đa có thể tăng
lên đến 16.000 tấn mía/ngày]. Công ty dự định mở rộng diện tích canh tác từ 12.000 ha hiện nay lên
13.500 ha cho vụ mùa 2011-2012, tăng nguồn cung mía khoảng 10%.
PHẦN TÍNH TOÁN
Câu 2: Giai đoạn: 7/2009-6/2010
a/ Tính tỷ suất lợi tức kỳ vọng,độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức từng loại chứng khoán:
Cổ phiếu SBT DPR VHC
0.044355 0.1251 0.1019

0.188638 0.3058 0.4082
-0.02259 -0.048 0.0501
24
Bài tập nhóm GVHD: Th.S Đặng Hữu Mẫn
-0.02208 0.0017 0.0044
-0.17052 0.0276 -0.148
-0.05272 -0.029 0.0279
0.020619 0.0301 -0.1
-0.02749 -0.025 -0.008
0.086166 0.4168 -0.053
0.05506 0.1084 0.0039
-0.03637 -0.079 -0.105
-0.05196 0.0596 0.011
Lợi tức kỳ vọng 0.092541 7.4512 1.6134
Phương sai 0.782327 2.2112 2.0277
Độ lệch chuẩn 0.884492 1.487 1.424
b/ Tính hiệp phương sai và hệ số tương quan giữa 3 loại chứng khoán:
Ma trận hiệp phương sai
SBT DPR VHC
SBT 0.00717 0.00860 0.00841
DPR 0.00860 0.02027 0.00837
VHC 0.00841 0.00837 0.01859
DPRSBT ,
σ
=0.0086,
VHCSBT ,
σ
=0.00841,
DPRVHC,
σ

=0.00837
Ma trận hệ số tương quan
SBT DPR VHC
SBT 1 0.714 0.728
DPR 0.714 1 0.431
VHC 0.728 0.431 1
DPRSBT ,
ρ
=0.714,
VHCSBT ,
ρ
=0.728,
DPRVHC,
ρ
=0.431
c/ Vẽ đường phương sai bé nhất và chỉ rõ đường biên hiệu quả:
CÁCH LÀM:
Vô tools add-in solver. Tiếp tục vào tools solver analysist. Xuất hiện cửa sổ:
Trong ô set target cells chọn độ lệch chuẩn. Trong mục equal to chọn min
Trong mục by changing cells: chọn chuỗi tỷ trọng Wi. Trong mục subjects to constraints nhập 3 lệnh
Lệnh 1: chuỗi tỷ trọng Wi>=0
Lệnh2: sum(Wi)=1
Lệnh 3: tỷ suất lợi tức kỳ vọng của danh mục=counter
Trên cơ sở E(Ri) của mỗi cổ phiếu xác định cận trên,cận dưới của E(Rp) từ đó hình thành nên chuỗi
dữ liệu E(Rp). Counter=0.09,0.14,0….,.7.49
Sau khi đã có từng cặp lợi tức –rủi ro chon biểu đồ chart- scatter . với độ lệch chuẩn là trục hoành,
E(R). Sau khi đã tìm được tập hợp các danh mục có rủi ro thấp nhất trên đường biên phương sai bé
25

×