Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 94 trang )

i

MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................... vi
KÝ HIỆU VIẾT TẮT.................................................................................. vi
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM TCMN PHỤC VỤ DU LỊCH .......................................................... 5
1.1. Một số khái niệm về du lịch................................................................. 5
1.1.1. Du lịch.......................................................................................... 5
1.1.2. Sản phẩm du lịch .......................................................................... 6
1.1.2.1 Khái niệm ............................................................................... 6
1.1.2.2. Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch........................... 7
1.1.2.3. Những đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch ....................... 7
1.2 Khái quát chung về nghề thủ công mỹ nghệ ......................................... 8
1.3 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến phát triển sản phẩm thủ công
mỹ nghệ.................................................................................................... 10
1.3.1. Sản phẩm truyền thống ............................................................... 10
1.3.2. Hàng thủ công............................................................................. 11
1.3.3. Hàng thủ công truyền thống........................................................ 11
1.3.4. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ ....................................................... 12
1.4. Đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ .............................................. 18
1.4.1. Tính văn hố ............................................................................... 18
1.4.2 Tính mỹ thuật .............................................................................. 19
1.4.3 Tính đơn chiếc ............................................................................. 20
1.4.4 Tính đa dạng................................................................................ 20


ii



1.4.5 Tính thủ cơng............................................................................... 21
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ
phục vụ du lịch ......................................................................................... 21
1.5.1. Yếu tố kinh tế ............................................................................. 21
1.5.2. Yếu tố về chính sách................................................................... 22
1.5.3. Yếu tố văn hóa-xã hội................................................................. 23
1.5.4. Yếu tố công nghệ ........................................................................ 23
1.5.5. Yếu tố thị trường ........................................................................ 25
1.5.6. Yếu tố tự nhiên ........................................................................... 26
1.6. Vai trị phát triển sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ đối với sự phát triển du
lịch ........................................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ PHỤC VỤ DU LỊCH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HỊA..................................................... 30
2.1. Khái qt điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hịa 30
2.1.1 Điều kiện tự nhiên Khánh Hịa..................................................... 30
2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội của Khánh Hịa...................................... 33
2.2. Q trình phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong thời gian qua 36
2.3. Khái quát về các doanh nghiệp sản xuất mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa ............................................................................................... 40
2.3.1. Số lượng, cơ cấu các doanh nghiệp ............................................. 40
2.3.2. Quy mô doanh nghiệp (vốn, lao động, thiết bị) ........................... 41
2.3.2.1 Vốn kinh doanh..................................................................... 41
2.3.2.2. Lao động.............................................................................. 41
2.3.2.3. Thiết bị ................................................................................ 49
2.4. Thực trạng phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch
của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ..................................................... 51



iii

2.4.1. Phân đoạn thị trường................................................................... 51
2.4.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu...................................................... 53
2.4.3. Định vị sản phẩm thủ công mỹ nghệ ........................................... 54
2.4.4. Năng lực sản xuất và mở rộng quy mơ........................................ 55
2.4.5. Chính sách giá đối với sản phẩm................................................. 58
2.4.6. Chính sách phân phối sản phẩm.................................................. 59
2.4.7 Chính sách xúc tiến sản phẩm thủ công mỹ nghệ ......................... 60
2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển các sản phẩm thủ công mỹ
nghệ phục vụ du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh................... 62
2.5.1 Những thuận lợi và kết quả đạt được ........................................... 63
2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân ................................................... 65
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ PHỤC VỤ DU LỊCH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA..................................................... 69
3.1 Định hướng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch của
Khánh Hòa ............................................................................................... 69
3.2. Các giải pháp từ phía cơ quan quản lý ............................................... 70
3.2.1 Giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu ....................................... 70
3.2.2. Phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ chủ lực...................... 70
3.2.3. Giải pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển các làng nghề truyền
thống, đặc biệt chú ý đến các nghệ nhân............................................... 71
3.2.4. Giải pháp hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp....................................... 72
3.2.5. Giải pháp phát triển thị trường công nghệ ................................... 72
3.2.6. Giải pháp xúc tiến, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục
vụ du lịch.............................................................................................. 73
3.3. Giải pháp về phía doanh nghiệp......................................................... 74
3.3.1. Nghiên cứu nhu cầu thị trường.................................................... 74



iv

3.3.2. Hồn thiện cơng tác tổ chức quản lý và nâng cao tay nghề cho
người lao động..................................................................................... 74
3.3.3. Giải pháp phát triển nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định..... 75
3.3.4.Nâng cao chất lượng sản phẩm .................................................... 76
3.3.5. Đa dạng hóa sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ ................................... 77
3.3.6. Huy động tối đa nguồn vốn kinh doanh ...................................... 78
3.3.7. Giải pháp xúc tiến, quảng bá sản phẩm TCMN........................... 78
KẾT LUẬN................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 81
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Đánh giá việc phát triển du lịch Khánh Hòa trong thời gian tới ..... 35
Bảng 2.2 Số lượng và phân bố doanh nghiệp sản xuất TCMN trên địa bàn
Khánh Hòa.................................................................................... 40
Bảng 2.3 : Đánh giá số lượng và trình độ học vấn của lao động .................. 42
Bảng 2.4 Đánh giá trình độ chun mơn của lao động.................................. 43
Bảng 2.5 Đánh giá mức độ đồng bộ của dây chuyền sản xuất....................... 49
Bảng 2.6 Đánh giá mức độ vận hành của dây chuyền sản xuất. ................... 50
Bảng 2.7 Đánh giá hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng
mới hàng năm của doanh nghiệp................................................... 53
Bảng 2.8 Bảng liệt kê các sản phẩm TCMN chính của các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Khánh Hòa ................................................................ 54
Bảng 2.9 Đánh giá việc thực hiện cải tiến của các doanh nghiệp trong vòng 3

năm qua và thời gian năm tới........................................................ 56
Bảng 2.10 Đánh giá kế hoạch đầu tư nâng cao trình độ cơng nghệ của các
doanh nghiệp ................................................................................ 58
Bảng 2.11 Đánh giá phương tiện thực hiện xúc tiến, quảng cáo sản phẩm của
các doanh nghiệp .......................................................................... 61


vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Bảng đánh giá vai trò của việc phát triển các sản phẩm TCMN
phục vụ du lịch ......................................................................... 36
Biểu đồ 2.2: Đánh giá thái độ của lao động .................................................. 44
Biểu đồ 2.3: Mong muốn của lao động ......................................................... 45
Biểu đồ 2.4: Đánh giá thu nhập của lao động trong doanh nghiệp so với các
đơn vị cùng ngành..................................................................... 46
Biểu đồ 2.5: Đánh giá tình hình tuyển dụng của doanh nghiệp ..................... 47
Biểu đồ 2.6: Bảng đánh giá phương pháp tuyển dụng của doanh nghiệp ...... 48
Biểu đồ 2.7: Bảng đánh giá hình thức tổ chức đào tạo lao động của doanh nghiệp .... 49
Biểu đồ 2.8 Bảng đánh giá thị trường chính của doanh nghiệp .................... 51
Biểu đồ 2.9 : Đánh giá mức độ cải tiến của doanh nghiệp ............................ 57
Biểu đồ 2.10: Đánh giá việc thực hiện các hoạt động xúc tiến các sản phẩm
TCMN của doanh nghiệp hàng năm.......................................... 61

KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TCMN: Thủ công mỹ nghệ


1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu
Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược thuận lợi về biển. Bờ biển của Việt
Nam trải dài từ Bắc xuống Nam vì thế biển có vị trí đặc biệt trong phát triển
kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Tận dụng lợi
thế này, trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước
phát triển vượt bậc.
Là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ Việt Nam, Khánh Hịa có bờ biển
kéo dài 385km, miền bờ biển bị đứt gãy tạo ra vùng lý tưởng nổi tiếng cho du
lịch vì nhiều bãi tắm đẹp, cát trắng, nước biển trong xanh, khơng có các lồi
cá dữ.
Nói đến Khánh Hịa là nhắc đến thương hiệu Nha Trang - thành phố biển
đã nổi tiếng từ lâu với vùng đất được thiên nhiên ưu đãi: vịnh Nha Trang là
một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới (tháng 7/2003) với biển xanh, cát trắng,
nắng đẹp quanh năm; người dân hiền hòa, nhân hậu và mến khách. Sản phẩm
đặc thù của du lịch Khánh Hòa là du lịch biển, đảo. Bờ biển đẹp với hàng
chục hòn đảo lớn nhỏ đã mang đến cho Nha Trang - Khánh Hòa một nét đẹp
khơng nơi nào có được.
Tỉnh Khánh Hịa đã xác định du lịch là một ngành kinh tế trọng điểm,
với mục tiêu tổng quát là “đảm bảo phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi
nhọn, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững về kinh tế của tỉnh, làm
động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế khác”
theo tinh thần của Nghị quyết XIV và XV/NQ-TU tỉnh Khánh Hoà đã đề ra.
Phấn đấu đưa Khánh Hoà trở thành trung tâm du lịch biển tầm cỡ không chỉ
của cả nước mà của khu vực.
Từ đầu năm đến nay, thành phố Nha Trang đã đón 16 chuyến tàu biển với
trên 18.000 lượt du khách lên bờ tham quan, trong đó có ngày cùng lúc 4 tàu đưa


2


du khách đến thăm. Năm nay, ngành du lịch Khánh Hịa phấn đấu đón trên 30
chuyến tàu du lịch biển và lượng du khách dự kiến sẽ đạt hơn 35.000 lượt.
Tại hội nghị tổng kết chương trình phát triển du lịch 5 năm, nhiều nhà
kinh doanh du lịch nhận xét: Tuy đạt được kết quả khá cao nhưng sự phát
triển của du lịch Khánh Hòa chưa xứng với tiềm năng du lịch của địa phương,
đặc biệt là việc thu hút du khách quốc tế. Ông Nguyễn Xuân Thùy - Tổng
Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Quốc Tế bày tỏ: “Tiềm
năng du lịch của Khánh Hòa không hề thua kém những điểm du lịch biển nổi
tiếng trên thế giới như Bali (Indonesia), Phuket (Thái Lan), thế nhưng Khánh
Hòa lại chưa được du khách quốc tế biết đến nhiều. Việc Indonesia và Thái
Lan đang gặp vấn đề bất ổn về chính trị, nạn khủng bố, sóng thần là cơ hội để
du lịch Khánh Hòa bứt phá, hút khách về mình”. Theo ơng Thùy, hiện nay du
lịch Khánh Hòa phát triển chưa đồng bộ, nhiều khách sạn cao cấp nhưng lại
thiếu các dịch vụ mua sắm, giải trí; nhiều đơn vị tập trung khai thác những cái
sẵn có chứ chưa tạo ra những sản phẩm du lịch đặc biệt, mang tính đặc trưng.
Đặc biệt là thị trường hàng lưu niệm.
Các sản phẩm TCMN luôn là một nét hấp dẫn rất quan trọng và ấn
tượng đối với khách du lịch nhất khách du lịch văn hoá, các sản phẩm càng đa
dạng phong phú càng có tác dụng thu hút mạnh mẽ du khách tới tham quan,
qua đó các dịch vụ về du lịch phát triển đồng thời hàng TCMN của Việt Nam
cũng được các nước bạn biết đến nhiều hơn,có thể nói hiện nay, Khánh Hịa
rất mạnh về du lịch biển đảo và du lịch nghỉ dưỡng. Khách đến du lịch Nha
Trang - Khánh Hịa rất thích thú khi được tham gia những tour du lịch biển
đảo, thế nhưng lại than phiền vì q ít sản phẩm để mua sắm. Nếu như khách
du lịch trong nước đến Khánh Hòa thường có xu hướng mua hải sản khơ để
làm q, thì khách du lịch quốc tế khơng mua được hàng hóa vì khơng có
những trung tâm mua sắm cao cấp, thiếu những mặt hàng lưu niệm độc đáo
mang dấu ấn riêng, thiếu các điểm giải trí. Khánh Hịa là một trong những



3

trung tâm du lịch lớn của cả nước. Thế nhưng, khách đến Nha Trang - Khánh
Hòa du lịch, đặc biệt là khách quốc tế có mức chi tiêu khá thấp so với các tỉnh
khác trong khu vực. Một trong những ngun nhân chính là chúng ta khơng
có những trung tâm thương mại lớn, ít có mặt hàng lưu niệm độc đáo để hấp
dẫn khách và họ hài lịng chi tiêu
Chính vì vậy, để tăng mức chi tiêu của khách quốc tế, Nha Trang - Khánh
Hịa cần có những trung tâm thương mại lớn. Bên cạnh đó, du lịch Khánh
Hịa cũng cần có những mặt hàng lưu niệm đặc trưng để giới thiệu với du
khách. Lãnh đạo UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Du lịch tìm kiếm, xây dựng
nên những mặt hàng lưu niệm mang tính biểu tượng của Nha Trang - Khánh
Hòa, nhưng đến nay vẫn chưa làm được. Khánh Hịa tuy có hẳn một khu “phố
Tây” nhưng lại chỉ mạnh về dịch vụ ăn uống, chứ không mạnh về mua sắm hàng
hóa, quà lưu niệm. Đề cập về vấn đề hàng lưu niệm, một hướng dẫn viên lữ hành
quốc tế nói: “Khi đến Hà Nội, tơi có thể giới thiệu rất nhiều q lưu niệm có
hình Tháp Rùa, với Huế có chùa Thiên Mụ, Hội An có chùa Cầu…; cịn đến
Nha Trang, tơi thật sự khơng biết giới thiệu quà lưu niệm gì cho du khách”.
Một địa phương muốn thu hút khách du lịch, tạo ra nhiều loại hình du
lịch hấp dẫn đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách thì phải bắt tay vào việc
xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với việc khai thác có
chiều sâu và khai thác đúng tài ngun du lịch của địa phương đó.
Chính vì những lý do trên, chúng ta nhận thấy sự cần thiết của việc khai
thác hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm TCMN ở Khánh Hòa. Nhằm đánh
giá thực trạng sản xuất sản phẩm TCMN của Khánh Hịa, từ đó rút ra những mặt
tích cực, những điểm hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản phẩm
TCMN tại các doanh nghiệp phục vụ du lịch. Vì thế, em chọn chủ đề “Đánh giá
hiện trạng phát triển sản phẩm TCMN phục vụ du lịch của các doanh
nghiệp trên địa bàn Khánh Hịa“ Làm đề tài tốt nghiệp của mình.



4

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến phát triển sản phẩm TCMN
phục vụ du lịch.
- Phân tích thực trạng phát triển sản phẩm TCMN phục vụ du lịch của
các doanh nghiệp tại tỉnh Khánh Hịa từ đó xác định những điểm mạnh và
điểm yếu.
- Đề ra một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm TCMN phục vụ du
lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng TCMN.
- Trong địa bàn Thành phố Nha Trang và các địa phương lân cận.
- Thời gian thực hiện từ 01/03 đến 15/06/2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp (từ các cơ sở sản
xuất sản phẩm TCMN trên địa bàn), dựa trên kết quả thu thập được nghiên
cứu sử dụng phương pháp thống kê mơ tả và phân tích tổng hợp để trình bày
các kết quả nghiên cứu.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm có ba phần chính:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về phát triển sản phẩm TCMN phục
vụ du lịch.
Chương 2: Thực trạng phát triển các sản phẩm TCMN phục vụ du lịch
của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm TCMN phục vụ du
lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.



5

CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
TCMN PHỤC VỤ DU LỊCH
1.1. Một số khái niệm về du lịch
1.1.1. Du lịch
Du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận bằng nhiều cách hiểu khác
nhau, sau đây là một số quan niệm về du lịch theo các cách tiếp cận phổ biến.
Du lịch là một hiện tượng: Trước thế kỷ thứ XIX đến tận đầu thế kỷ XX du
lịch hầu như vẫn được coi là đặc quyền của tầng lớp giàu có, quý tộc và người
ta chỉ coi đây như một hiện tượng cá biệt trong đời sống kinh tế - xã hội.
Trong thời kỳ này người ta du lịch như là một hiện tượng xã hội góp phần làm
phong phú thêm cuộc sống và nhận thức của con người. Đó là hiện tượng con
người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình để đến một nơi xa lạ vì
nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền, kiếm việc làm và ở
đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được ở nơi khác.
Các giáo sư Thụy sỹ Hunsikenr và Kraf đã khái quát: Du lịch là tổng
hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và lưu trú của
những người ngoài địa phương - những người khơng có mục đích định cư và
khơng liên quan tới bất cứ hoạt động kiếm tiền nào.
Với quan niệm này du lịch mới chỉ giải thích ở hiện tượng đi du lịch,
tuy nhiên đây cũng là một khái niệm làm cơ sở để xác định người đi du lịch
và là cơ sở để hình thành nhu cầu về du lịch sau này.
Du lịch là một hoạt động: Theo Mill (Mỹ) và Morrison (Anh) du lịch
là hoạt động xảy ra khi con người vượt qua biên giới một nước, hay ranh giới
một vùng, một khu vực để nhằm mục đích giải trí hoặc cơng vụ và lưu lại tại
đó ít nhất 24 giờ nhưng khơng q một năm. Như vậy, có thể xem xét du lịch



6

thông qua hoạt động đặc trưng mà con người mong muốn trong các chuyến
đi. Du lịch có thể được hiểu “là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một thời gian nhất định”
Xem xét du lịch một cách tồn diện hơn thì cần phải cân nhắc tất cả
các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch mới có thể khái niệm và hiểu được
bản chất của du lịch một cách đầy đủ. Các chủ thể đó bao gồm:
- Khách du lịch
- Các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ du lịch.
- Chính quyền sở tại
- Dân cư địa phương
Theo cách tiếp cận này “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối
quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh
doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút
và tiếp đón khách du lịch
Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam: “Du lịch là hoạt động của con
người ngồi nơi cư trú thường xun của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham
quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định’’
1.1.2. Sản phẩm du lịch
1.1.2.1 Khái niệm
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện
nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự
nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa
phương nào đó
Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa)
và vơ hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các
dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch.



7

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hóa du lịch.
1.1.2.2. Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch
Nội dung cơ cấu của sản phẩm du lịch rất phong phú, đa dạng, liên
quan tới rất nhiều ngành nghề và có thể phân ra các thành phần chủ yếu sau:
- Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách). Thành
phần này bao gồm các điểm du lịch, các tuyến du lịch để thỏa mãn cho nhu
cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách, đó là những cảnh quan thiên
nhiên đẹp nổi tiếng, các kỳ quan, các di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch
sử mang đậm nét đặc sắc văn hóa của các quốc gia, các vùng…..
- Cơ sở du lịch (điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch).
Cơ sở du lịch bao gồm mạng lưới cơ sở lưu trú như khách sạn, làng du lịch để
phục vụ cho nhu cầu lưu trú của du khách, cửa hàng phục vụ ăn uống, cơ sở
kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu giải trí của du khách, hệ thống các phương tiện
vận chuyển nhằm phục vụ cho việc đi lại của du khách.
- Dịch vụ du lịch: Bộ phận này được xem là hạt nhân của của sản phẩm
du lịch, việc thực hiện nhu cầu chi tiêu du lịch của du khách không tách rời
các loại dịch vụ mà nhà kinh doanh du lịch cung cấp. Sản phẩm du lịch mà
nhà kinh doanh du lịch cung cấp cho du khách ngoài một số sản phẩm vật
chất hữu hình như ăn, uống, phần nhiều thể hiện bằng các loại dịch vụ.
Dịch vụ du lịch là một quy trình hoàn chỉnh, là sự liên kết hợp lý các
dịch vụ đơn lẻ tạo nên, do vậy phải tạo ra sự phối hợp hài hịa, đồng bộ trong
tồn bộ chỉnh thể để tạo ra sự đánh giá tốt của du khách về sản phẩm du lịch
hoàn chỉnh.
1.1.2.3. Những đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch chủ yếu thỏa mãn nhu cầu thứ yếu cao cấp của du
khách. Mặc dù trong suốt chuyến đi họ phải thỏa mãn các nhu cầu đặc biệt.

Do đó nhu cầu du lịch chỉ được đặt ra khi người ta có thời gian nhàn rỗi, có


8

thu nhập cao. Nguời ta sẽ đi du lịch nhiều hơn nếu thu nhập tăng và ngược lại
sẽ bị cắt giảm nếu thu nhập bị giảm xuống. bao gồm 4 đặc điểm của dịch vụ
đó là:
- Tính vơ hình: Sản phẩm du lịch về cơ bản là vơ hình (khơng cụ thể).
Thực ra nó là một kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể. Mặc dù
trong cấu thành sản phẩm du lịch có hàng hóa. Tuy nhiên sản phẩm du lịch là
không cụ thể nên dễ dàng bị sao chép, bắt chước (những chương trình du lịch,
cách trang trí phịng đón tiếp…). Việc làm khác biệt hóa sản phẩm mang tính
cạnh tranh khó khăn hơn trong kinh doanh hàng hóa.
- Tính khơng đồng nhất: Do sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, vì
vậy mà khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua
gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm. Do đó vấn đề quảng cáo trong du lịch
là rất quan trọng
- Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Việc tiêu dùng sản phẩm
du lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng. Do đó khơng
thể đưa sản phẩm du lịch đến khách hàng mà khách hàng phải tự đến nơi sản
xuất ra sản phẩm du lịch.
- Tính mau hỏng và khơng dự trữ được: Sản phẩm du lịch chủ yếu là
dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống….Do đó về
cơ bản sản phẩm du lịch khơng thể tồn kho, dự trữ được và rất dễ hỏng.
Ngoài ra sản phẩm du lịch cịn có một đặc điểm khác như: (1) Sản
phẩm du lịch do nhiều nhà tham gia cung ứng; (2) Việc tiêu dùng sản phẩm
du lịch mang tính thời vụ; (3) Sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của
khách du lịch.
1.2 Khái quát chung về nghề thủ công mỹ nghệ

Nghề TCMN Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó
gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản


9

phẩm thủ công truyền thống, với những nét độc đáo, tinh xảo, hồn mỹ. Sản
phẩm TCMN Việt Nam có nét riêng và độc đáo tới mức tên của sản phẩm
luôn kèm theo tên làng làm ra nó. Sản phẩm nổi tiếng cũng làm cho làng nghề
tạo ra các sản phẩm ấy nổi tiếng. Nhiều làng nghề truyền thống của ta nổi bật
hẳn lên trong lịch sử văn hoá, văn minh Việt Nam. Ở đó khơng chỉ tập trung
một hay nhiều nghề thủ công, trở thành một trung tâm sản xuất lớn hoặc khá
lớn, mà còn là nơi hội tụ các thợ và nghệ nhân tài hoa, tạo ra những sản phẩm
có bản sắc riêng, nơi khác khó bề bắt chước được.
Lịch sử phát triển nền văn hoá và kinh tế của đất nước luôn gắn liền
với lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam. Bởi những sản phẩm TCMN không
chỉ là những vật phẩm văn hoá hay vật phẩm kinh tế thuần t cho sinh hoạt
thường ngày mà nó chính là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng của nền
văn hố xã hội, trình độ phát triển kinh tế, dân trí, đặc điểm nhân văn của dân
tộc. Đồng thời, các làng nghề không chỉ đơn thuần là nơi sản xuất ra những
sản phẩm hàng hố mà cịn là một mơi trường văn hố - kinh tế - xã hội và
cơng nghệ truyền thống lâu đời của dân tộc. Nó bảo lưu cả những tinh hoa
nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, chung đúc ở các thế
hệ nghệ nhân tài năng, với những sản phẩm có bản sắc riêng của mình, nhưng
lại tiêu biểu và độc đáo cho cả dân tộc Việt Nam. Môi trường văn hố làng
nghề cũng chính là khung cảnh làng q, cây đa, bến nước, đình chùa, đền
miếu…các lễ hội và hoạt động phường hội, phong tục tập quán, nếp sống đậm
nét dân gian và chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Truyền thống đó từ lâu đã
trở thành một bộ phận không thể thiếu và làm phong phú thêm truyền thống
văn hoá Việt Nam.

Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, biết bao sản
phẩm hiện đại được tạo ra từ những máy móc hết sức thơng minh. Bên cạnh
đó, tuy được làm từ những đơi bàn tay cần cù chịu khó của những người lao


10

động thủ công, hàng TCMN Việt Nam vẫn tồn tại và bước vào đời sống
thường nhật một cách giản dị, tự nhiên, dần phát triển mn hình vạn dạng,
bắt kịp với nhịp sống ngày một cao. Nó như một thứ gia vị không thể thiếu
làm tăng thêm sắc màu cho cuộc sống hiện đại ngày nay. Sản phẩm TCMN
mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam. Từ những con rồng trạm trổ ở các đình
chùa, hoa văn trên các trống đồng, màu men, hoạ tiết trên các đồ gốm sứ, tất
cả đều mang vóc dáng dân tộc, quê hương và chứa đựng trong nó những ảnh
hưởng văn hố tinh thần quan niệm nhân văn, tín ngưỡng tơn giáo của dân
tộc. Việt Nam ngh́n năm văn hiến và tầng lớp nghệ nhân tay nghề cao đã sáng
tạo những sản phẩm TCMN tuyệt vời.
1.3 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến phát triển sản phẩm thủ công
mỹ nghệ
1.3.1. Sản phẩm truyền thống
Làng xã Việt Nam phát triển từ rất lâu đời, nó thường gắn liền với nơng
nghiệp và sản xuất nông thôn. Từ buổi ban đầu, ngay trong một làng, phần
lớn người dân đều làm nông nghiệp, càng về sau có những bộ phận dân cư
sống bằng nghề khác, họ liên kết chặt chẽ với nhau, khiến cho nông thôn Việt
Nam có thêm một số tổ chức theo nghề nghiệp, tạo thành các phường hội:
phường gốm, phường đúc đồng, phường dệt vải…từ đó, các nghề được lan
truyền và phát triển thành làng nghề. Như vậy, làng xã Việt Nam là nơi sản
sinh ra nghề thủ công truyền thống và các sản phẩm mang dấu ấn tinh hoa
của nền văn hoá, văn minh dân tộc. Có thể định nghĩa về làng nghề truyền
thống như sau “Làng nghề truyền thống là những thơn làng có một hay nhiều

nghề thủ cơng truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh
doanh và đem lại nguồn thu nhập chiếm phần chủ yếu trong năm. Những
nghề thủ cơng đó được truyền từ đời này sang đời khác, thường là qua nhiều
thế hệ. Cùng với thử thách của thời gian, các làng nghề thủ công này đã trở


11

thành nghề nổi trội, một nghề cổ truyền tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ
công chuyên nghiệp hay bán chun nghiệp đã chun tâm sản xuất, có quy
trình cơng nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng nghề đó. Sản phẩm làm ra có
tính mỹ nghệ và đã trở thành hàng hoá trên thị trường.”
Sản phẩm truyền thống là những sản phẩm được sản xuất theo một quy
trình nhất định được truyền từ đời này đến đời khác. Mọi sản phẩm đều được
làm ra bởi một nền công nghệ duy nhất, đó là cơng nghệ truyền thống với đơi
bàn tay và khối óc sáng tạo của các thế hệ thợ thủ công cùng việc sử dụng các
loại công cụ sản xuất thô sơ.
1.3.2. Hàng thủ công
Thủ công là nghệ thuật, nghệ thuật sáng tạo ra các sản phẩm dựa trên đạo
đức, chính trị, thực tiễn và mỹ học theo những cách khác nhau.Hàng thủ công
là các mặt hàng được sản xuất nhờ vào bàn tay khéo léo của con người, khơng
sử dụng đến các loại máy móc thiết bị. Nó địi hỏi sự khéo léo, óc sáng tạo
của người nghệ nhân. Hàng thủ công là sự kết giao giữa phương pháp thủ
công tinh xảo và sáng tạo nghệ thuật . Sản phẩm được làm hoàn toàn bằng
tay, bằng các cơng cụ thơ sơ và từ chính sức lao động và sức sáng tạo nghệ
thuật của người thợ. Sự trợ giúp của máy móc và cơng nghệ khoa học chỉ là
một phần nhỏ ở một số công đoạn như cắt xẻ, pha chế, khai thác nguyên vật
liệu….
1.3.3. Hàng thủ công truyền thống
Là những hàng hóa tiêu dùng đã có từ lâu đời được sản xuất thủ cơng,

có tính chất mỹ thuật cao, luôn gắn liền với phong tục tập quán và mang đậm
nét văn hóa truyền thống của địa phương hay quốc gia làm ra hàng hóa
này.Mặt hàng này được sản xuất bằng phương pháp thủ công thông qua bàn
tay của các nghệ nhân (cha truyền con nối). Có thể kể đến: hàng gốm sứ, hàng
đúc đồng, hàng mây tre đan, hàng thêu ren, hàng thổ cẩm, hàng gỗ, hàng sơn


12

mài, hàng kim hoàn, hàng rèn, hàng đá và một số hàng nổi tiếng như nón,
tranh dân gian, giấy dó ở các làng nghề truyền thống…
1.3.4. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Là những sản phẩm truyền thống mang tính độc đáo của từng vùng, vừa
là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật thậm chí có thể
trở thành di sản văn hóa của dân tộc mang bản sắc văn hóa của vùng lãnh thổ
hay quốc gia sản xuất ra chúng. Sản phẩm TCMN là sự kết tinh của lao động
vật chất và lao động tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và trí óc
sáng tạo của người thợ thủ cơng. Vì vậy mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ
thuật chứa đựng nét đặc sắc của dân tộc, đồng thời thể hiện những sắc thái
riêng, đặc tính riêng của mỗi làng nghề và mang mỗi dấu ấn của mỗi thời kỳ.
Các sản phẩm TCMN là sự hồ trộn của tính văn hố dân tộc, của tính nhân
văn với sự đa dạng trong sắc màu và chất liệu tạo ra sản phẩm nên hàng
TCMN không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà
còn là những tinh hoa văn hoá phục vụ đời sống tinh thần. Mỗi sản phẩm mỹ
nghệ đều mang một giá trị nghệ thuật mang tinh hoa truyền thống của mỗi địa
phương hay của mỗi quốc gia và do bàn tay khéo léo của con người tạo ra.
Sản phẩm TCMN thường mang tính thẩm mỹ cao nhờ nét tinh xảo và
độc đáo thể hiện qua kiểu dáng, hoa văn, đường nét trên mỗi sản phẩm.
Chúng được tạo ra nhờ sự khéo léo của những người thợ thủ công sản xuất
bằng tay là chủ yếu nên sản phẩm này rất phong phú về mẫu mã, kiểu dáng

song chất lượng thường khơng đồng đều, khó tiêu chuẩn hố. Hàng thủ cơng
mỹ nghê bao gồm các nhóm hàng sau:
 Hàng gốm sứ
Gốm sứ là loại hàng phổ biến trong cuộc sống của mọi tầng lớp dân cư.
Sản phẩm của nghề này có thể dùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày (bát
đĩa, ấm chén, nồi, chum vại…), trong xây dựng (chân sứ, vật cách điện…)


13

hay làm đồ thờ (bát hương, lọ đựng hương, các tượng, lọ hoa…), tranh tượng
và đồ lưu niệm… Gốm sứ được sản xuất ở mọi nơi trên đất nước ta. Các làng
nghề truyền thống sản xuất gốm sứ nổi tiếng là Bát Tràng (Hà Nội), làng Cậy
(Hải Dương), Thổ Hà (Bắc Ninh), Móng Cái (Quảng Ninh), Hương Canh,
Hiến Lễ (Vinh Phú), Thanh Hoá, Phước Phú (Huế), Thanh Hà (Quảng Nam),
Đồng Nai, Sông Bé, Thủ Dầu Một… Các sản phẩm nổi tiếng truyền trong dân
gian là “Sứ Móng Cái, vại Hương Canh” hay “chiếu Nga Sơn, gạch Bát
Tràng”…Gốm sứ có nhiều loại: men ngọc, men nâu (hay hoa nâu) xuất hiện
từ thời Lý, hoa lam (đời Trần)… Kỹ thuật làm gốm sứ vẫn xoay quanh hai
vấn đề lớn là kỹ thuật bàn xoay và lị nung. Ngồi lị hộp (nung bằng than) và
lò vồng (nung bằng củi) hiện nay đã xuất hiện kiểu lị tunel đốt gas.
Sản phẩm gốm sứ khơng những tràn ngập trong nước mà cịn rất có giá
trị ở nước ngồi. Cách đây 200 năm, khúc sơng xã Bát Tràng cịn có một bến
cảng chở đồ gốm sứ sang Nhật Bản. Ngày nay nhiều mặt hàng bị nhái, làng
nghề lan tỏa nhưng ở những làng truyền thống vẫn giữ được bí quyết của
mình đối với những mặt hàng tinh xảo chẳng hạn Thổ Hà vẫn giữ được sành
nâu, Hương Canh, Phù Lãng vẫn giữ được gốm da lươn, Chu Đậu (Hải
Dương) vẫn giữ được men hoa lam, gốm Tức Mặc (Nam Định) gọi là “Thiên
tường phủ chế”…, gốm Bát Tràng giữ được men ngọc, men rạn.
 Hàng mây tre đan

Mây, tre, song rất gần gũi với người Việt Nam. Từ lâu các nghệ nhân đã
tạo nên rất nhiều sản phẩm mỹ nghệ độc đáo từ những nguyên liệu sẵn có này
(giường, bàn, ghế, lẵng hoa, hình các con vật, đồ lưu niệm..) Hàng mây, tre
của làng Phú Vinh (Hà Tây) có tới 500 mẫu mã khác nhau.
Hàng mây tre đan được phát triển trong cả nước, nổi tiếng là làng Phú
Vinh (Hà Tây), Ngọc Động (Hà Nam), Thượng Hiền (Thái Bình), Hồ Bình
(Bình Định), Vĩnh Ba (Phú n), Yên Sở (Hà Tây). Nghề mây tre đan ở Phú


14

Nghĩa, Chương Mỹ đã thu hút 80-85% lao động. Ở làng Phú Vinh có 8000
người làm nghề đan lát, thu nhập lên tới 2,2 tỷ đồng/năm. Có thể nói nghề này
đã thu hút hút một khối lượng lớn những người lao động, tạo công ăn việc
làm, nâng cao đời sống người dân.


Hàng gỗ TCMN

Loại hàng này đã xuất hiện từ lâu đời vì gỗ là đồ dùng thơng dụng khắp
mọi nơi. Người dân Việt Nam dùng sản phẩm đồ gỗ cho thờ cúng (Hoành phi,
câu đối, ngai, tượng, mâm bồng, bàn thờ, ống hương…) và gỗ để làm giường
tủ, sập, bàn ghế hay tranh gỗ, các con vật bằng gỗ… Chạm khắc gỗ nổi tiếng
ở Việt Nam có làng Phù Khê, Hương Mạc, Đồng Kỵ, Đồng Quang (Bắc
Ninh), Bích Chu (Vĩnh Phú), Vân Hà (Hà Nội), Võ Lăng (Hà Tây), Lý Nhân
(Hà Nam), La Xuyên (Nam Định), làng Sinh, Kim Bồng (Quảng Nam), Nhạn
Tháp (Bình Định), Phú Lộc (Ninh Bình), Bảo Hà (Hải Phòng), Mỹ Xuyên
(Huế). Trong các cơ sở nổi tiếng trên, Đồng Kỵ là cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ
lớn nhất ở nước ta.
Mặt hàng của đồ gỗ rất phong phú, nghề mộc là nghề phổ biến trong dân

gian. Các thợ sau khi học được nghề có thể tách nhóm để làm ăn ở nơi khác vì
mọi nơi đều cần đồ gỗ. Tại những nơi mới đó, người thợ vừa học, vừa làm và
lại có cơ hội tách nhóm. Khơng giống các nghề khác, nghề này được nhân
rộng rất nhanh. Quá trình lao động cần cù say mê đó đã tạo nên các lớp thợ
giỏi, sáng tạo…“nhất nghệ tinh, nhất tinh vinh” và từ đó nhiều mẫu mã hàng
mới xuất hiện.


Hàng thêu ren

Thêu ren là một nghề thủ công truyền thống đặc biệt ở nước ta mà mọi
sản phẩm của nó đều là những tác phẩm nghệ thuật do bàn tay khéo léo của
thợ thủ công tạo nên. Dụng cụ của nghề rất đơn giản nhưng sự khéo léo, sự
kiên trì và sáng tạo là vơ hạn. Ngày nay ở một số nước, người ta dùng máy


15

trong nghề này mang lại năng suất lao động rất cao, nhưng máy cũng chỉ là
máy, chỉ có bàn tay khéo léo của con người mới làm nên những sản phẩm kỳ
diệu. Những sản phẩm đồng loạt có thể dùng máy (như thêu chữ, thêu cờ,
thêu biểu tượng, khăn…) nhưng nếu muốn có sản phẩm độc nhất vơ nhị… thì
phải cần đến bàn tay vàng của các nghệ nhân. Hàng thêu ren nổi tiếng ở Lý
Nhân, Thanh Liêm (Hà Nam), Minh Lãng (Thái Bình), Văn Lam (Ninh Bình),
Quất Động, Ninh Hải… ở các vùng dân thiểu số, các bà mẹ, cơ gái thường
thêu những sản phẩm cho riêng mình. Thêu ren là một nghề sớm có ở nước ta,
phạm vi sản xuất khá hạn hẹp, thị trường tiêu thụ lại nhỏ so với khả năng sản
xuất nên lượng hàng tồn đọng nhiều.



Hàng dệt thổ cẩm

Đây là một loại hàng đặc biệt của đồng bào dân tộc thiểu số. Sản xuất ra
hàng thổ cẩm có người Chăm ở Chương Mỹ (Ninh Thuận), Phan Hồ
(BìnhThuận). Dệt vải Riêng của người Cà Ho (Lâm Đồng), người Thái,
Mường, Tày, Dao, Lự ở miền Bắc, người Khơ me, Xê đăng, Gia rai, Bana,
Chăm, Ê đê, Giả - Triêng ở miền Nam đều có nghề dệt gia đình. Ở Miền Bắc
nổi tiếng dệt thổ cẩm với các làng nghề Nà phồn, Xâm Khoè, Mai
Tịch,Chiềng Châu (Hoà Bình) của dân tộc Thái; 4 làng nổi tiếng của dân tộc
Mường là Mường Bí, Mường Vang, Mường Thành, Mường Đậu (Hồ Bình).
Hàng mỹ nghệ thổ cẩm có rất nhiều loại: quần áo, túi xách, ví… với rất nhiều
kiểu dáng kích cỡ khác nhau, tiêu dùng nội bộ theo tập tục của các đạo giáo
trong các lễ hội là chủ yếu. Nghề thổ cẩm phát triển với những bước thăng
trầm và thị trường hạn hẹp, người thợ thủ công chỉ tận dụng thời gian những
lúc nông nhàn. Thu nhập của họ chủ yếu là từ nơng nghiệp. Vì vậy, chỉ có
những người u nghề hơn u mình mới gắn bó với nghề. Trong khi đó,
nghề này tương đối phát triển ở ngồi Bắc (ở Hồ Bình). Sản phẩm được bán


16

ở các chợ và nhiều người nước ngồi có mặt tại các điểm du lịch thường say
sưa ngắm nhìn và mua sắm loại sản phẩm này.


Nhóm hàng khảm đá mỹ nghệ

Từ những vật trang sức tinh tế nhỏ nhắn như nhẫn, vòng tay, chuỗi
hạt...đến những bức tượng Phật, danh nhân, sư tử, đại bàng... to lớn lừng lững
nặng vài tấn, đều được chế tác hết sức tỷ mỹ sống động như thổi hồn vào đá

vậy. Một trong những nơi có truyền thống nghề là huyện Ngũ Hành Sơn, Đà
Nẵng.Từ nguồn nguyên liệu dồi dào là đá cẩm thạch có một không hai ở Ngũ
Hành Sơn, những người thợ đá Non Nước ban đầu cũng chỉ sản xuất những
mặt hàng phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày như, chày, cối đá, bia
mộ...Nhưng càng về sau nghề càng phát triển, kỷ nghệ chế tác càng điêu
luyện tinh xảo hơn mới phát triển sang chế tác mỹ nghệ, điêu khắc, tạc
tượng...đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.


Nhóm khảm trai mỹ nghệ

Đây là một nhóm mặt hàng cịn khá mới mẻ, nhu cầu tiêu thụ rất
rộng.Các đường nét trạm chỗ rồng phượng, tỉ mỉ sắc xảo thể hiện tinh hoa mỹ
thuật của Việt Nam. Chất liệu xà cừ thông thường được lấy từ trai, ốc nên
khảm xà cừ còn được gọi là khảm trai hay khảm ốc.Vỏ trai được ưa chuộng là
loại vỏ trai của trai ngọc môi vàng (Pinctada maxima), nó thường có kích
thước lớn, mặt trong có lớp xà cừ dày màu óng ánh. Làng nghề cổ truyền thì
có những tên riêng cho những thứ ốc như "trai cửu khổng" (tức bào ngư),
"diệp xù", "trai cánh", "trai Nông Cống". Nhiều mẫu mã của sản phẩm đồ gỗ
được lấy từ Trung Quốc, đặc biệt là các hàng gắn với điển tích như tùng cúc
trúc mai, long ly quy phượng, ngai thờ, các loại tượng, tủ chè, sập gụ…Từ các
đường lèo, các hoạ tiết khác thường được nảy sinh trong sáng tạo của các
nghệ nhân… Vì vậy, trình độ sáng tạo nhanh được nhân lên ở các tay thợ cả,
các nghệ nhân. Khi kết hợp với nghệ thuật khảm trai, ốc, giá trị của sản phẩm


17

được tăng lên gấp bội. Khảm trai, ốc làm nổi bật các đường nét của các tác
phẩm, đặc biệt là các tác phẩm mang điển tích.



Giấy thủ cơng

Hoạt động sản xuất giấy thủ công gần như đã biến mất ở Việt Nam trong
các năm gần đây mặc dù nó có lịch sử phát triển hàng nghìn năm. Nguyên
liệu được sử dụng để sản xuất giấy này rất phổ biến, từ gỗ( Dó, dướng) tới các
sợi của chuối, dứa hay rơm, bên cạnh đó, có rất nhiều các nghệ nhân có tay
nghề cao trong sản xuất giấy.
Ngành giấy thủ công phát triển mạnh ở một số nước như Thái Lan, Nêpan, Nhật Bản và Brazil, nhu cầu về giấy thủ công( cho các sản phẩm quà
tặng) dường như có xu hướng tăng lên ở nhiều nước. Tiềm năng của tiểu
ngành này cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc không chỉ để bảo tồn
một di sản truyền thống mà còn phát triển các loại sản phẩm mới. Gần đây,
Trung tâm Nghiên cứu, Hỗ trợ và Phát triển làng nghề truyền thống Việt
Nam( HRPC) đã nghiên cứu nhiều kỹ thuật truyền thống, triển khai trên một
nhóm gồm 50 nhà sản xuất ở Hồ Bình và bắt đầu xuất khẩu sang Nhật Bản.
Một công ty của Hàn Quốc đã đầu tư vào ngành này ở Việt Nam dưới dạng
công ty 100% vốn nước ngồi nhằm tối ưu hố sự sẵn có về nguồn lao động
và ngun liệu thơ.


Nhóm hàng đá q kim hồn và trang sức mỹ nghệ

Đây là nhóm mặt hàng mới xuất hiện không lâu. Các sản phẩm được sản
xuất dựa trên cơng nghệ tiên tiến với nhìu mẫu mã, kiểu dáng phong
phú.Nguồn nguyên liệu là đá quý, vàng, bạc.. có sẵn trong nước tạo ra giá cả
cạnh tranh so với các nước khác. Đặc biệt thời gian gần đây. Mặt hàng ngọc
trai thiên nhiên được rất nhiều du khách ưa chuộng , đặc biệt là khách Nga.
Về kiểu dáng, phụ nữ đứng tuổi thường tìm loại trang sức ngọc trai theo
phong cách cổ điển: ngọc trai xâu chuỗi, dây chuyền mặt ngọc trai, nhẫn điểm



18

xuyết ngọc trai... Dành cho bạn gái trẻ là loại trang sức ngọc trai theo trường
phái mới kết hợp với những viên đá nhiều vân màu tự nhiên chạm khắc hình
hoa, bướm. Ngồi hạt dạng trịn cổ điển cịn có dáng hạt ngọc trai hình giọt lệ,
hình trái tim, hình bầu dục, tạo cho chuỗi ngọc thêm nhiều hình dáng quyến
rũ tùy vào đôi tay khéo léo của người thợ.
Một số mặt hàng TCMN khác: gồm có nhiều loại vật phẩm từ nến, sản
phẩm dùng cho Giáng sinh, hoa giả, quả khô tới bộ gõ (như trống, kèn xắcxô-phôn, chũm choẹ, catanhet), búp bê, đồ chơi…Sản phẩm được làm thủ
công từ các loại da động vật như cá sấu, đà điểu gồm có túi xách, thắt lưng,
móc khóa, tranh nghệ thuật… cũng được rất nhiều du khách ưa chuộng.
1.4. Đặc điểm của hàng thủ cơng mỹ nghệ
1.4.1. Tính văn hố
Khác với sản xuất công nghiệp, trong sản xuất tiểu thủ công , lao động
chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo và đầu óc sáng tạo của người thợ, người
nghệ nhân. Sản phẩm làm ra vừa có giá trị sử dụng nhưng lại vừa mang dấu
ấn bàn tay tài hoa của người thợ và phong vị độc đáo của một miền q nào
đó.Cũng chính vì vậy mà hàm lượng văn hoá ở các sản phẩm TCMN được
đánh giá cao hơn nhiều so với hàng công nghiệp sản xuất hàng loạt. Ngay từ
khi phát hiện ra các sản phẩm trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ, thế
giới đã biết đến một nền văn hoá Việt Nam qua những sản phẩm phản ánh
sinh động và sâu sắc nền văn hoá, tư tưởng và xã hội thời đại Hùng Vương.
Cho đến nay, những sản phẩm TCMN mang đậm tính văn hố như gốm Bát
Tràng, hay bộ chén đĩa, cốc sứ cao cấp có hình hoa văn Châu Á, mang đậm
nét văn hoá Việt Nam như chim lạc, thần kim quy, hoa sen…đã được xuất
khẩu rộng rãi ra khắp thế giới, người ta đã có thể tìm hiểu phần nào văn hố
của Việt Nam .



19

Có thể nói đặc tính này là điềm thu hút mạnh mẽ đối với khách hàng
nhất là khách quốc tế, nó tạo nên một ưu thế tuyệt đối cho hàng TCMN và
được coi như món quà lưu niệm đặc biệt trong mỗi chuyến du lịch của du
khách nước ngoài. Khách du lịch khi đến thăm Việt Nam không thể không
mang theo về nước một món đồ TCMN, cho dù ở nước họ có thể sản xuất ra
nhưng sẽ khơng thể mang hồn bản sắc văn hoá của Việt Nam . Sản phẩm
TCMN khơng chỉ là hàng hố đơn thuần mà trở thành sản phẩm văn hố có
tính nghệ thuật cao và được coi là biểu tượng của nghề truyền thống của dân
tộc Việt Nam .
1.4.2 Tính mỹ thuật
Sản phẩm mang tính mỹ thuật cao, mỗi sản phẩm TCMN là một tác
phẩm nghệ thuật, vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ. Nhiều loại
sản phẩm vừa là phục vụ tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa
nơi công sở…các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công
tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Khác với các sản phẩm công nghiệp được
sản xuất hàng loạt bằng máy móc, hàng TCMN có giá trị cao ở phương diện
nghệ thuật sáng tạo thì chỉ được sản xuất bằng cơng nghệ mang tính thủ công,
chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Chính đặc điểm này đã
đem lại sự quý hiếm cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Nhờ đó, tại các hội
chợ quốc tế như EXPO, hội chợ ở NEW YORK ,Milan( ý) …hàng TCMN đã
gây được sự chú ý của khách háng nước ngoài bởi sự tinh xảo trong các
đường nét hoa văn trạm trổ trên các sản phẩm, hay những kiểu dáng mẫu mã
độc đáo, mặc dù nguyên liệu rất đơn giản có khi chỉ là một hòn đá, xơ
dừa…qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành các tác phẩm nghệ
thuật có giá trị cao.



×