Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm nước yến cao cấp sanest tại nhà máy nước giải khát cao cấp yến sào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 132 trang )

i

MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ CHUỖI CUNG ỨNG 4
1.1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH 5
1.1.1 Lý thuyết về cạnh tranh. 5
1.1.2 Mô hình 5 tác lực của Michael Porter. 5
1.2 LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG. 9
1.2.1. Khái niệm chuỗi cung ứng 9
1.2.2. Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng. 12
1.2.3. Cấu trúc của SCM 15
1.2.4. Thành phần của chuỗi cung ứng 16
1.2.5 Mục tiêu của chuỗi cung ứng 19
1.2.6. Quản trị chuỗi cung ứng(Supply Chain Management - SCM) 19
1.2.7. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp và nền
kinh tế. 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NƯỚC
YẾN SANEST TẠI NHÀ MÁY NƯỚC GIẢI KHÁT CAO CẤP YẾN SÀO 22
2.1. Tổng quan về Nhà Máy Nước Giải Khát Cao Cấp Yến Sào. 23
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Nhà Máy Nước Giải Khát
Cao Cấp Yến Sào 23
2.1.2 Một số giải thưởng mà nhà máy đạt được 28
2.1.3 Các sản phẩm của nhà máy 28
2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của nhà máy. 31
2.1.5 Cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của nhà máy 32
2.1.5.1 Sơ đồ tổ chức quản lý 32
ii



2.1.5.2 Sơ đồ tổ chức sản xuất. 34
2.1.6 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Nhà
máy trong thời gian tới. 38
2.1.6.1 Thuận lợi. 38
2.1.6.2 Khó khăn 38
2.1.6.3 Phương hướng phát triển trong thời gian tới. 39
2.1.7 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy NGKCC
Yến sào. 39
2.1.7.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất kinh doanh của
nhà máy. 39
2.1.7.1.1 Môi trường vĩ mô. 39
2.1.7.1.2 Môi trường vi mô. 42
2.1.8 Mục tiêu và chiến lược kinh doanh hiện tại của Nhà máy 44
2.1.8.1 Mục tiêu hiện tại của Nhà máy 44
2.1.8.2 Chiến lược kinh doanh hiện tại của Nhà máy 45
2.1.9 Đánh giá kết quả kinh doanh của nhà máy NGKCC Yến Sào. 45
2.1.9.1 Đặc điểm về tình hình tài chính của Nhà máy 45
2.1.9.2 Phân tích khả năng hoạt động kinh doanh,khả năng thanh toán
và sinh lời của nhà máy 53
2.2 Đặc điểm về tình hình lao động của nhà máy 63
2.3 Tình hình máy móc, trang thiết bị, công nghệ. 64
2.4 Các hoạt động chủ yếu của Nhà máy 65
2.4.1 Tình hình thu mua nguyên vật liệu 65
2.4.2 Tình hình sản xuất sản phẩm 66
2.5 Thực trạng công tác quản lý chuỗi cung ứng của Nhà máy 67
2.5.1 Mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm nước yến Sanest. 67
2.5.2 Các nhân tố trong hoạt động của chuỗi cung ứng. 68
2.5.2.1 Công ty Yến Sào - đơn vị cung cấp nguyên vật liệu chính 68
2.5.2.2 Nhà cung cấp nguyên vật liệu khác 70

iii

2.5.2.3 Nhà máy sản xuất 72
2.5.2.4 Trung tâm phân phối 87
2.5.2.5 Nhà bán lẻ, bán buôn 91
2.5.2.6 Người tiêu dùng 91
2.5.2.7 Vận chuyển 94
2.6. Thị phần thị trường trong nước và nước ngoài của sản phẩm nước
yến Sanest. 94
2.7. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nước yến Sanest tại nhà máy. 97
2.8. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản phẩm nước yến
Sanest tại nhà máy NGKCC Yến Sào. 99
2.9. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chuỗi cung
ứng sản phẩm nước yến Sanest tại nhà máy yến sào. 102
2.9.1. Các điểm mạnh (Strong) 102
2.9.2. Các điểm yếu (Weak) 103
2.9.3. Các cơ hội (Opportunity) 103
2.9.4. Các nguy cơ (Risk) 103
3. Đánh giá hoạt động chuỗi cung ứng sản phẩm nước yến Sanest. 104
3.1 Hoạt động quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm nước yến Sanest. 104
3.2. Những yếu tố thành công trong chuỗi cung ứng sản phẩm nước yến
Sanest 106
3.3 Những yếu tố còn hạn chế trong chuỗi 110
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM
NƯỚC YẾN SANEST TẠI NHÀ MÁY NGKCC YẾN SÀO 112
1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY NƯỚC GIẢI KHÁT
CAO CẤP YẾN SÀO TRONG THỜI GIAN TỚI. 113
2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NƯỚC
YẾN SANEST TẠI NHÀ MÁY NƯỚC GIẢI KHÁT CAO CẤP YẾN SÀO 114
Giải pháp 1: Đa dạng hóa các nguồn lực để giảm nguy cơ sụp đỗ chuỗi

cung ứng. 114
iv

Giải pháp 2: Nâng cao sự cộng tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng. 115
Giải pháp 3: Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối và dịch vụ đi kèm. 117
Giải pháp 4: Tiếp tục cải thiện cơ sở vật chất và điều kiện làm viêc đồng
thời có kế hoạch để đầu tư mở rộng sản xuất. 118
Giải pháp 5: Nâng cao công tác đo lường thỏa mãn của khách hàng 120
KẾT LUẬN 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO

v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Phân tích tình hình tài sản 46
Bảng 2.2: Phân tích tình hình nguồn vốn 50
Bảng 2.3: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 54
Bảng 2.4 : Phân tích các chỉ số khả năng thanh toán 58
Bảng 2.5 : Phân tích các chỉ số khả năng sinh lời 61
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động của Nhà máy năm 2012 63
BẢNG 2.7: QUÁ TRÌNH TẠO SẢN PHẨM 74
BẢNG 2.8: QUÁ TRÌNH MUA HÀNG 76
Bảng 2.9: Bảng kiểm soát nguyên vật liệu trong năm 2011 79
BẢNG 2.10: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 83
BẢNG 2.11: TỶ LỆ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐẠT YÊU CẦU SẢN XUẤT 83
Bảng 2.12: Thị phần trong nước của Công ty 95
Bảng 2.13: Bảng thị phần nước ngoài của Công ty. 96
Bảng 2.14: Sản lượng sản phẩm nước yến sản xuất 2009 – 2011 97
Bảng 2.15: Doanh thu theo cơ cấu sản phẩm nước yến 2009 – 2011 98







vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
* HÌNH
Hình 1.1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter 6
Hình 1.2: Sơ đồ chuỗi cung ứng điển hình 9
Hình 1.3: Các giai đoạn của chuỗi cung ứng bột giặt. 11
Hình 1.4: Chuỗi giá trị 13
Hình 1.5: Chuỗi cung ứng tổng quát 15
Hình 1.6: Sơ đồ thành phần chuỗi cung ứng 16
Hình 2.1: Các dòng sản phẩm của nhà máy 30
Hình 2.2 Sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm nước yến Sanest 67
Hình 2.3: Đồ thị về thị phần trong nước của nhà máy 95
Hình 2.4: Đồ thị về thị phần nước ngoài của nhà máy 96
Hình 2.5: Đồ thị doanh thu theo cơ cấu sản phẩm 98

* SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của nhà máy 32
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất của nhà máy 35
Sơ đồ 2.3: Quy trình sản xuất nước yến của Nhà Máy 37
Sơ đồ 2.4: Quá trình kiểm soát nguyên vật liêu 78
Sơ đồ 2.5: Quy trình sản xuất Nước yến của Nhà máy 80
Sơ đồ 2.6: Kiểm soát trong quá trình sản xuất 81
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ bố trí kho thành phẩm hiện tại 84







1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Từ ngàn đời xưa, Việt Nam được biết đến là quốc gia có “ Rừng vàng biển
bạc”. Câu nói trên hoàn toàn đúng với Việt Nam nói chung và với Khánh Hòa nói
riêng. Nhắc đến khánh Hòa là nhắc đến xứ trầm hương và cũng mấy ai quên được
Yến sào, tổ của một loài chim Yến biển độc đáo – chim Yến hàng – nguồn bổ
dưỡng thiên nhiên kì diệu. Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Khánh Hòa vô số sản vật
trong đó có Yến sào – một nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia. Đây là điều kiện
thuận lợi để Công ty Yến Sào Khánh Hòa khai thác và tiến hành hoạt động sản xuất
chế biến sản phẩm nước yến sào cao cấp Sanest. Giá trị kinh tế cao của yến sào
thiên nhiên đã giúp công ty phát huy tiềm năng, thế mạnh để cạnh tranh với các sản
phẩm khác cùng loại trên thị trường nội địa và quốc tế. Hiện tại sản lượng của
Công ty Yến Sào Khánh Hòa chiếm hầu hết kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam.
Với thị trường nội địa tuy “tuổi đời” trẻ hơn hẳn so với nhiều sản phẩm nước yến
ngân nhĩ khác trên thị trường, song SANEST đã nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí hàng
đầu, thị phần chiếm 35% thị trường nước giải khát trong nước với 250 nhà phân
phối trên toàn quốc. Các sản phẩm nước yến sào cao cấp Khánh Hòa nhận nhiều
giải thưởng về chất lượng như Thương hiệu mạnh 2005-2006, Hàng Việt Nam chất
lượng cao, giải thưởng Chất lượng Việt Nam và giải thưởng Sao vàng đất Việt các
năm 2004, 2006… và cũng được sự tín nhiệm của khách hàng trên thị trường quốc
tế: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc. Tại thị trường
nước ngoài công ty có 9 nhà phân phối, trong đó có 3 đại lý phân phối tại Hoa Kỳ.
Với mục tiêu chiến lược “chiếm lĩnh thị trường nội địa và tăng tỷ trọng xuất

khẩu” lãnh đạo doanh nghiệp Yến Sào Khánh Hoà đã lựa chọn con đường xây dựng
thương hiệu vững mạnh đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thoả mãn
khách hàng ở mức tốt nhất. Bất kỳ thông tin phản hồi nào từ phía người tiêu dùng
đều được thu thập, xử lý kịp thời giúp công ty nắm bắt được diễn biến thị trường,
phát hiện xu thế và có những định hướng, kế hoạch cung ứng sản phẩm mới với
2

chất lượng chính hiệu và vượt trội. Để thực hiện được chiến lược đó, công ty cũng
như tập thể nhà máy NGKCC Yến Sào đã và đang xây dựng chuỗi cung ứng sản
phẩm nước yến Sanest như thế nào, để có thể cung ứng sản phẩm đến người tiêu
dùng đúng lúc và kịp thời. Bên cạnh đó, ngày nay việc quản lý thành công các đối
tác trong chuỗi cung ứng còn nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp so
với các đối thủ trong ngành. Vậy Doanh nghiệp cần nắm được vấn đề về chuỗi cung
ứng và quản trị chuỗi cung ứng cũng như có chiến lược chuỗi cung ứng hợp lý.
Việc nghiên cứu chuỗi cung ứng có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho việc tổ
chức sản xuất và bố trí sản xuất hợp lý để vừa tiện cho việc thu mua nguyên liệu và
vừa thuận tiện cho việc sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Quản trị tốt
chuỗi cung ứng không những đem lại nguồn lợi khổng lồ mà còn có vai trò to lớn,
liên quan mật thiết tới sự cạnh tranh sống còn của doanh nghiệp.
Xuất phát từ những điều trên em đã chọn đề tài: “ Giải pháp hoàn thiện chuỗi
cung ứng sản phẩm nước yến cao cấp Sanest tại Nhà Máy NGKCC Yến Sào” làm
luận văn tốt nghiệp.
Qua đề tài này, em mong rằng với những nội dung và giải pháp trong luận
văn có thể áp dụng thực tế hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm nước yến Sanest
cho Nhà Máy Yến Sào.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Hệ thống hóa các lý thuyết, nghiên cứu tổng quan về Nhà Máy NGKCC
Yến Sào.
- Nghiên cứu thực trạng,phân tích và đánh giá chuỗi cung ứng sản phẩm
nước yến Sanest tại Nhà máy.

- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm nước yến
Sanest cho nhà máy.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu dựa trên cơ sở số liệu, tình hình thực tế quá trình thu mua, sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm ở Nhà máy.
3

4. Phạm vi và giới hạn của đề tài.
Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm nước yến tại nhà máy và trên cơ sở
đưa ra các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cho nhà máy.
Thời gian: Từ ngày 01/3/2012 – 30/5/2012.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu thông qua:
o Tài liệu của nhà máy thực tập.
o Quan sát thực tế tại nhà máy.
o Tham khảo trang web công ty.
- Phương pháp phân tích số liệu:
o Phương pháp so sánh, tổng hợp
o Phương pháp thống kê kinh tế
o Phương pháp mô tả: mô tả hoạt động hiện tại của nhà máy.
6. Bố cục đề tài.
Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và chuỗi cung ứng.
- Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm nước yến Sanest tại nhà máy.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm
nước yến Sanest.











4








CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH
VÀ CHUỖI CUNG ỨNG
5

1.1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH.
1.1.1 Lý thuyết về cạnh tranh.
Trong lý thuyết về lợi thế cạnh tranh theo quan điểm của Michael Porter
(1990), Ông cho rằng “sự thịnh vượng của một quốc gia là cái được tạo ra chứ
không phải cái được thừa hưởng”. Nó không phát triển từ sự sẵn có tài nguyên thiên
nhiên, nguồn lao đông, lãi suất hay giá trị tiền tệ của một quốc gia, giống như điều
mà kinh tế học cổ điển khẳng định.
Ông cho rằng: “sự gia tăng mức sống và sự thịnh vượng của quốc gia phụ
thuộc chủ yếu vào khả năng đổi mới, khả năng tiếp cận nguồn vốn và hiệu ứng lan

truyền công nghệ của nền kinh tế”. Nói tổng quát hơn, sức cạnh tranh của một quốc
gia phụ thuộc vào sức cạnh tranh của các ngành trong nền kinh tế. Sức cạnh tranh
của một ngành lại xuất phát từ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
ngành: khả năng đổi mới công nghệ, sản phẩm, cung cách quản lý và môi trường
kinh doanh.
Nguồn gốc của mức sống tăng lên phụ thuộc vào giá trị sản phẩm (liên quan
đến chất lượng và sự khác biệt sản phẩm) và hiệu quả hoạt động sản xuất. Năng suất
của một quốc gia không phải chỉ thể hiện ở các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu
mà quan trọng hơn nó còn được thể hiện trong tất cả các doanh nghiệp cung ứng sản
phẩm thị trường trong nước.
Và Michael Porter còn chỉ rõ “lợi thế cạnh tranh không chỉ nằm ở bản thân
mỗi hoạt động, mà còn ở cả mối liên kết giữa các hoạt động với nhau, với các hoạt
động của nhà cung cấp và cả các hoạt động của khách hàng nữa”
Như vậy, có thể thấy trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu như hiện nay, vấn
đề tạo ra lợi thế cạnh tranh dựa trên các mối liên kết dọc trong một doanh nghiệp,
một ngành hay còn gọi là sự liên kết các đối tượng trong chuỗi cung ứng đóng một
vai trò cực kì quan trọng trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.2 Mô hình 5 tác lực của Michael Porter.
Tại sao các doanh nghiệp, các quốc gia đều nhất định phải tìm ra lợi thế cạnh
tranh?
6

Theo Michael Porter, yếu tố hàng đầu có tính nền tảng quyết định đến khả
năng sinh lợi của doanh nghiệp chính là mức độ hấp dẫn của ngành. Chiến lược
cạnh tranh phải xuất phát từ những hiểu biết sâu sắc về quy luật cạnh tranh, điều
này quyết định mức độ hấp dẫn của ngành. Mục đích cuối cùng là để đương đầu và
cách lý tưởng thay đổi những quy luật này theo chiều hướng có lợi cho doanh
nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải tăng cường lợi thế cạnh tranh so với các
đối thủ trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Trong bất cứ ngành nghề
nào, cho dù là ở phạm vi trong nước hay quốc tế, ngành sản xuất hay dịch vụ, quy

luật cạnh tranh đều thể hiện qua năm lực lượng:

Hình 1.1 : Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter
Dưới đây áp dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter để phân tích
các nhân tố cạnh tranh trong ngành sản xuất nước giải khát cao cấp.
Theo Porter, các nhân tố cạnh tranh thuộc môi trường ngành gồm:
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là các công ty cũng đang hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất nước nước giải khát cao cấp. Mọi động thái, hoạt động kinh doanh
của đối thủ cạnh tranh đều làm thay đổi tương quan trên thị trường, có thể làm suy
7

yếu hoặc tăng năng lực cạnh tranh của công ty. Việc xem xét đối thủ cạnh tranh
hiện tại sẽ cho phép doanh nghiệp trả lời câu hỏi phải làm gì để giành được ưu thế
so với đối thủ trong mối tương quan.
- Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh
trong cùng một ngành sản xuất hoặc lĩnh vực hoạt động của công ty nhưng có khả
năng cạnh tranh nếu họ quyết định gia nhập ngành.
Ngày nay, thu nhập và đời sống dân cư trong nước cũng ngày càng cao,
tầng lớp dân cư có mức thu nhập khá và cao trong nước chiếm tỉ lệ khá lớn ở thành
thị tỉnh, thành phố. Ăn gì, uống gì để có lợi cho sức khỏe ngày càng được người tiêu
dùng quan tâm và nhận thức toàn diện. Bên cạnh đó, con người luôn phải làm việc
trong môi trường nhiều áp lực, điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó nhu
cầu về các loại nước giải khát cao cấp bổ dưỡng có lợi cho sức khỏe ngày càng tăng
cao. Vì vây, đây là cơ hội lớn cho các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn gia nhập vào thị
trường. Điều này khiến sức ép cạnh tranh càng tăng lên, đòi hỏi công ty phải thực
hiện những chiến lược đủ mạnh để nắm giữ thị trường của mình.
- Sản phẩm và dịch vụ thay thế.
Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của

người tiêu dùng. Đặc điểm của nó thường có các ưu điểm hơn sản phẩm bị thay thế
ở các đặc trưng riêng biệt.
Trong ngành sản xuất nước giải khát cao cấp thì sản phẩm thay thế rất nhiều.
Khách hàng có thể lựa chon giữa các sản phẩm nước yến, nước cốt gà, nước tăng
lực, nước uống bổ dưỡng, mật ong của Phần Lan Trong khi đó, không phải công ty
nào cũng có thể thông thạo và bao trùm tất cả các loại sản phẩm ấy, do đó cường độ
cạnh tranh ở lực lượng này cũng không hề nhỏ. Vì vậy, việc phân tích sản phẩm
thay thế là rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
- Khách hàng.
Khách hàng là một phần của doanh nghiệp, khách hàng bao gồm: người tiêu
dùng cuối cùng, các nhà phân phối, các nhà mua công nghiệp và người mua hàng
8

cho các tổ chức nhà nước hoặc tổ chức xã hội. Khách hàng là một nhân tố vô cùng
quan trọng vì khách hàng tạo nên giá trị và nó cũng quyết định sự sống còn của
doanh nghiệp. Nên các doanh nghiệp luôn cố gắng hết sức thỏa mãn nhu cầu khách
hàng từ đó khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
Ngày nay, sản phẩm cùng loại và sản phẩm thay thế tràn ngập thị trường
với nhiều chủng loại, đa dạng về mẫu mã khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Bên
cạnh đó với giá cả cạnh tranh từ sản phẩm của đối thủ như hiện nay thì sức ép từ
khách hàng đối với công ty là điều không thể bỏ qua. Khách hàng tác động đến
công ty thông qua sức ép mặc cả mua của mình từ đó tạo ra sức ép cạnh tranh về giá
cho công ty.
- Nhà cung ứng.
Nhà cung ứng của các công ty sản xuất nước giải khát cao cấp đó là những
nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm, bao
gồm: nhà cung cấp nguyên liệu chính, nhà cung cấp nguyên vật phụ liệu như chai
lọ Việc những nhà cung cấp này đảm bảo các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp về:
số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả, các điều kiện cung cấp sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả.

Ngược lại, những nhà cung cấp này có thể gây áp lực cho doanh nghiệp khi họ
quyết định tăng giá bán hoặc giảm chất lượng nguyên vật liệu đầu vào.
Tóm lại, trong môi trường cạnh tranh gay gắt trong ngành sản xuất nước giải
khát như hiện nay, buộc các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát phải không
ngừng nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường trong và ngoài nước.
Mặc dù, các chiến lược về giá, marketing, chiêu thị vẫn là lợi thế cạnh tranh chủ
yếu của các công ty đó. Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh cũng có thể thực hiện
được những lợi thế này. Do đó, để tìm ra một lợi thế cạnh tranh đặc biệt, mang lại
hiệu quả chắc chắn mà khó có đối thủ nào có thể thực hiện được, đó chính là: xây
dựng được “ chuỗi cung ứng phù hợp” có sự liên kết bền vững giữa các đối tượng
trong toàn chuỗi.
9

1.2 LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG.
1.2.1. Khái niệm chuỗi cung ứng.
Ngày nay để cạnh tranh thành công trong bất kì môi trường kinh doanh nào,
các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động riêng của mình mà phải tham
gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của nó. Bởi lẻ
khi doanh nghiệp muốn đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng họ buộc
phải quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết
kế, đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp, cách thức vận chuyển, bảo
quản sản phẩm hoàn thành và những mong đợi thực sự của người tiêu dùng hoặc
khách hàng cuối cùng. Cạnh tranh có tính toàn cầu ngày càng khốc liệt, chu kì sống
sản phẩm mới ngày càng ngắn hơn, mức độ kì vọng của khách hàng ngày càng cao
hơn đã thúc ép các doanh nghiệp đầu tư và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của nó.
Vậy chuỗi cung ứng là gì? Ta có thể thấy rõ hơn qua hình 2 như sau:

Hình 1.2: Sơ đồ chuỗi cung ứng điển hình
Trong sơ đồ trên, ta thấy có rất nhiều tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng
như: nhà cung cấp nguyên vật liệu chính, nhà vận chuyển, nhà sản xuất trung gian,

nhà sản xuất chính, nhà phân phối và khách hàng. Như vậy với một chuỗi cung ứng
cụ thể cho một ngành hàng, ta có thể chia ra thành 3 đối tượng chính đó là: nhà
10

cung cấp, nhà sản xuất và khách hàng. Nguồn tạo ra lợi nhuận cho toàn chuỗi đó là
khách hàng cuối cùng. Do đó, mục tiêu thõa mãn khách hàng cuối cùng là mục tiêu
chung của một chuỗi cung ứng liên kết.
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về chuỗi cung ứng được nhắc đến như :
Chopra Sunil và Pter Meind: “ Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có
liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung
ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp mà còn nhà vận chuyển, kho,
người bán lẻ và bản thân khách hàng”.
Ganeshan & Harrison: “ Chuỗi cung ứng là một chuỗi hay một tiến trình bắt
đầu từ nguyên liệu thô cho tới sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay người tiêu dùng
cuối cùng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các
phương tiện để thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua
khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người
tiêu dùng”.
Lee & Billing: “ Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hóa
nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng
thông qua hệ thống phân phối”.
M.Porter (1990): “Chuỗi cung ứng là một quá trình chuyển đổi từ nguyên vật
liệu thô cho tới sản phẩm hoàn chỉnh thông qua quá trình chế biến và phân phối tới
tay khách hàng cuối cùng”.
Từ các khái niệm trên có thể thấy hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng chuỗi
cung ứng là bao gồm các hoạt động của mọi đối tượng có liên quan trong việc sản
xuất ra sản phẩm cung cấp đến tay khách hàng cuối cùng. Như vậy, ta có thể hiểu
chuỗi cung ứng của một mặt hàng như sau:
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia một các trực
tiếp hay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thể hiện sự dịch

chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách
hàng cuối cùng.
11

Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà cung cấp và nhà sản xuất mà còn
công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó.
Ví dụ về một chuỗi cung ứng, khi một khách hàng đi vào siêu thị Amart để
mua bột giặt, chuỗi cung ứng bắt đầu với khách hàng và nhu cầu về bột giặt. Giai
đoạn kế tiếp của chuỗi cung ứng này là siêu thị Amart mà khách hàng ghé đến.
Amart lưu trữ tồn kho để phục vụ nhu cầu của khách hàng cho những sản phẩm
Amart tự quản lý hoặc được được cung cấp từ một nhà phân phối. Nhà phân phối
nhận hàng từ các công ty sản xuất, chẳng hạn như P&G. Nhà sản xuất P&G nhận
nguyên vật liệu từ các nhiều nhà cung cấp khác nhau mà chính những nhà cung cấp
này lại nhận hàng từ các nhà cung cấp khác nữa. Ví dụ nguyên liệu đóng gói bao bì
đến từ công ty bao bì Đông Á, trong khi chính công ty này lại nhận nguyên vật liệu
để sản xuất bao bì từ các công ty khác. Chuỗi cung ứng này được minh họa như
hình 1.3 :











Hình 1.3: Các giai đoạn của chuỗi cung ứng bột giặt.
Chuỗi cung ứng là năng động và liên quan đến dòng thông tin nhất định, sản

phẩm và tài chính giữa các giai đoạn khác nhau. Trong ví dụ trên Amart cung cấp
sản phẩm cũng như giá cả và sự sẵn sàng về thông tin cho khách hàng. Khách hàng
sẻ trả tiền cho Amart, Amart sẽ truyền tải dữ liệu bán hàng cũng như đơn đặt hàng
Công ty
gỗ
Công ty
Đông Á
Doanh
nghiệp
gi

y

Khách
hàng
Siêu thị
Amart
Công ty
phân
phối
P&G và
nhà sản
xuất khác
Nhà sản
xuất chất
dẻo
Công ty
hóa chất
12


đến nhà kho hoặc nhà phân phối và họ sẽ chuyển hàng đến siêu thị. Đổi lại siêu thị
sẻ chuyển tiền cho nhà phân phối sau khi nhận được hàng. Nhà phân phối cũng
cung cấp thông tin về giá cả cũng như lịch trình giao hàng
cho Amart. Dòng thông tin, nguyên vật liệu và tài chính sẽ luân chuyển trong toàn
chuỗi cung ứng.
Qua ví dụ này, ta thấy rằng khách hàng là thành tố tiên quyết của chuỗi cung
ứng. Mục đích then chốt cho sự hiện hữu của bất kì chuỗi cung ứng nào là để thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính nó. Các hoạt
động của chuỗi cung ứng bắt đầu với đơn đặt hàng của khách hàng và kết thúc khi
khách hàng thanh toán hóa đơn của họ.
Thuật ngữ chuỗi cung ứng gợi lên hình ảnh sản phẩm hoặc cung cấp dịch
chuyển từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất đến nhà phân phối đến nhà bán lẻ đến
khách hàng dọc theo chuỗi cung ứng. Điều quan trọng là phải mường tượng dòng
thông tin, sản phẩm và tài chính dọc theo cả hai hướng của chuỗi này. Trong thực tế
nhà sản xuất có thể nhận nguyên liệu từ vài nhà cung cấp sau đó cung ứng đến nhà
phân phối. Vì vậy đa số các chuỗi cung ứng thực sự là các mạng lưới.
1.2.2. Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng.
Micheal Porter – người đầu tiên phát biểu khái niệm chuỗi giá trị vào thập
niên 1980, biện luận rằng chuỗi giá trị của một doanh nghiệp bao gồm các hoạt
động chính và các hoạt động bổ trợ tạo nên lợi thế cạnh tranh khi được cấu hình một
cách thích hợp. Các hoạt động chính là những hoạt động hướng đến việc chuyển đổi
về mặt vật lý và quản lý sản phẩm hoàn thành để cung cấp cho khách hàng.

13


Hình 1.4: Chuỗi giá trị
Như được minh họa ở hình 1.4 thì hậu cần đến và hậu cần ra ngoài là các
thành tố quan trọng và then chốt của chuỗi giá trị, đây chính là yếu tố tạo ra “giá trị”
cho khách hàng của doanh nghiệp và mang lại lợi ích tài chính cho công ty. Việc

tích hợp một cách sâu rộng các chức năng sản xuất, bán hàng, marketing với hậu
cần cũng là một tiêu thức quan trọng của
chuỗi giá trị. Các hoạt động bỗ trợ cho phép hoặc hỗ trợ các hoạt động chính.
Chúng có thể hướng đến việc hỗ trợ một hoạt động chính cũng như hỗ trợ các tiến
trình chính.
Portet phân biệt và nhóm gộp thành 5 hoạt động chính:
• Hậu cần đến(inbound logistics): Những hoạt động này liên quan đến việc
nhận,lưu trữ và dịch chuyển đầu vào sản phẩm, chẳng hạn như quản trị
nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản
phẩm cho nhà cung cấp.
• Sản xuất: Các hoạt động tương ứng với việc chuyển đổi đầu vào sản phẩm
hoàn thành, gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn
và quản lý cơ sở vật chất.
14

• Hậu cần ra ngoài(outbound logistics): Đây là những hoạt động kết hợp với
việc thu thập, lưu trữ và phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người
mua, chẳng hạn như quản lý kho bãi cho sản phẩm hoàn thành, quản trị
nguyên vật liệu, quản lý phương tiện vận tải, xử lý đơn hàng và lên lịch trình
kế hoạch.
• Marketing và bán hàng: Những hoạt động này liên quan đến việc quảng cáo,
khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành
viên trong kênh phân phối và định giá.
• Dịch vụ khách hàng: Các hoạt động này liên quan đến việc cung cấp dịch vụ
nhằm gia tăng hoặc duy trì giá trị của sản phẩm chẳng hạn như cài đặt, sửa
chữa, bảo trì, cung cấp các thiết bị thay thế và điều chỉnh sản phẩm.
Các hoạt động bỗ trợ được nhóm thành 4 loại:
• Thu mua: Thu mua liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào sử
dụng trong chuỗi giá trị của công ty. Việc này bao gồm nguyên vật liệu, nhà
cung cấp và các thiết bị khác cũng như tài sản chẳng hạn như: máy móc, thiết

bị thí nghiệm, các dụng cụ văn phòng và nhà xưởng
• Quản trị công nghệ: Công nghệ có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh này,
vì theo quan điểm của Porter thì mọi hoạt động đều gắn liền với công nghệ
có thể là bí quyết, các quy trình thủ tục hoặc công nghệ sử dụng trong các
tiến trình hoặc thiết kế sản phẩm.
• Quản trị nguồn nhân lực: Đây chính là những hoạt động liên quan đến việc
chiêu mộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho toàn nhân
viên trong tổ chức. Có hiệu lực cho cả hoạt động chính và hoạt động bỗ trợ.
• Cơ sở hạ tầng.
Quản trị chuỗi cung ứng được xem như một đường ống hoặc dây dẫn điện
nhằm quản trị một cách hữu hiệu và hiệu quả dòng sản phẩm/nguyên liệu, dịch vụ,
thông tin và tài chính từ nhà cung cấp của nhà cung cấp xuyên qua các tổ chức/công
ty trung gian nhằm đến với khách hàng của khách hàng hoặc một hệ thống mạng
15

lưới hậu cần giữa nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng. Chúng ta có thể
xem chi tiết hơn ở hình 1.5.


Hình 1.5: Chuỗi cung ứng tổng quát
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy chuỗi cung ứng là tập hợp con của chuỗi
giá trị. Các hoạt động chính của chuỗi giá trị chính là những điều ám chỉ đến chuỗi
cung ứng. Chuỗi giá trị rộng hơn chuỗi cung ứng vì nó bao gồm tất cả các hoạt
động dưới hình thức của hoạt động chính và hoạt động bỗ trợ.
1.2.3. Cấu trúc của SCM:
Một dây chuyền cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu ba yếu tố: nhà cung
cấp, bản thân đơn vị sản xuất và khách hàng.
• Nhà cung cấp: là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào
cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Thông thường, nhà cung cấp
được hiểu là đơn vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, các chi

tiết của sản phẩm, bán thành phẩm. Các công ty cung cấp dịch vụ cho sản
xuất, kinh doanh được gọi là nhà cung cấp dịch vụ.
• Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các
quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các nghiệp vụ về quản lý
sản xuất được sử dụng tối đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất
lượng sản phẩm, tạo nên sự thông suốt của dây chuyền cung ứng.
• Khách hàng: là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất.
16

1.2.4. Thành phần của chuỗi cung ứng.


Hình 1.6: Sơ đồ thành phần chuỗi cung ứng
Dây chuyền cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản. Các thành phần
này là các nhóm chức năng khác nhau và cùng nằm trong dây chuyền cung ứng:
• Sản xuất (Làm gì? Như thế nào? Khi nào?).
• Vận chuyển (Khi nào? Vận chuyển như thế nào?).
• Tồn kho (Chi phí sản xuất và lưu trữ).
• Định vị (Nơi nào tốt nhất? Để làm cái gì?).
• Thông tin (Cơ sở để ra quyết định).
a. Sản xuất:
Sản xuất là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ sản phẩm.
Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần này.
Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị thường phải đối mặt với vấn đề cân bằng
giữa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất của doanh
nghiệp: Thị trường cần những sản phẩm gì? Sẽ có bao nhiêu sản phẩm được sản
xuất và khi nào được sản xuất? Để trả lời các câu hỏi đó thì hệ thống SCM hỗ trợ
các hoạt động về sản xuất bao gồm việc tạo các kế hoạch sản xuất tổng thể có tính
đến khả năng của các nhà máy, tính cân bằng tải công việc, điều khiển chất lượng
và bảo trì các thiết bị.

17

b. Vận chuyển:
Đây là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật liệu, cũng như
sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền cung ứng. Ở đây, sự cân bằng giữa khả
năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được biểu thị trong việc lựa chọn
phương thức vận chuyển. Thông thường có 6 phương thức vận chuyển cơ bản:
• Đường biển: giá thành rẻ, thời gian vận chuyển dài và bị giới hạn về địa
điểm giao nhận.
• Đường sắt: giá thành rẻ, thời gian trung bình, bị giới hạn về địa điểm giao
nhận.
• Đường bộ: nhanh, thuận tiện.
• Đường hàng không: nhanh, giá thành cao.
• Dạng điện tử: giá thành rẻ, nhanh, bị giới hạn về loại hàng hoá vận chuyển
(chỉ dành cho dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…).
• Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hoá (khi hàng
hóa là chất lỏng, chất khí ).
Hàng tồn kho sẽ được vận chuyển như thế nào từ một điểm trong chuỗi cung
ứng tới một điểm trong chuỗi cung ứng khác? Tiền cước phí vận chuyển bằng máy
bay và vận chuyển bằng các xe tải thường là rất nhanh với độ tin cậy cao nhưng chi
phí lại rất đắt. Vận chuyện bằng đường biển hoặc đường sắt thường có chi phí rẻ
hơn nhiều nhưng lại mất nhiều thời gian quá cảnh và độ tin cậy lại không cao. Tình
trạng không chắc chắn này phải được đề phòng bằng việc phải có các mức dự trữ
tồn kho cao. Như vậy là doanh nghiệp phải xác định chế độ vận chuyển nào cho hợp lý?
c. Tồn kho:
Tồn kho là việc hàng hoá được sản xuất ra tiêu thụ như thế nào. Chính yếu tố
tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty. Nếu tồn kho ít tức là sản
phẩm của công ty được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu, từ đó chứng
tỏ hiệu quả sản xuất của công ty ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa.
Nhưng những thành phần kho nào nên lưu trong kho ở mỗi giai đoạn trong

chuỗi cung ứng? Lượng tồn kho về nguyên vật liệu, bán thành phẩm hoặc sản phẩm
18

nên là bao nhiều thì hợp lý? Mục tiêu chính của hàng tồn kho là đóng vai trò hàng
đợi dự trữ nhằm chuẩn bị cho những tình trạng không rõ ràng và không chắc chắn
trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, việc lưu trữ hàng tồn kho có thể dẫn đến chi phí
cao. Vì vậy, việc tối ưu hóa lượng hàng tồn kho như làm sao để mức tồn kho là tối
thiểu và đến mức nào thì nên đặt hàng?
d. Định vị:
Bạn tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu? Nơi nào là địa điểm
tiêu thụ tốt nhất? Những địa điểm nào chúng ta nên đặt những phương tiện cho sản
xuất và cho kho bãi? Địa điểm nào là hiệu quả nhất về mặt chi phí để sản xuất và
đặt kho bãi? Có nên dùng chung các phương tiện hay xây dựng mới? Một khi tất cả
những quyết định trên được thực hiện thì sẽ xác định được các con đường tốt nhất
để sản phẩm có thể vận chuyển tới nơi tiêu thụ đầu cuối một cách nhanh chóng và
hiệu quả. Đây chính là những yếu tố quyết định sự thành công của dây chuyền cung
ứng. Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và
hiệu quả hơn.
e. Thông tin:
Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống SCM của bạn. Bạn cần
khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng thu thập nhiều nhất lượng
thông tin cần thiết.Doanh nghiệp thường đặt ra câu hỏi :Nên thu thập bao nhiêu dữ
liệu và nên chia sẻ bao nhiêu thông tin? Thông tin chính xác và đúng thời điểm sẽ
tạo cho doanh nghiệp những cam kết về sự phối hợp và đưa ra quyết định tốt hơn.
Với thông tin “tốt”, con người có thể đưa ra các quyết định một cách hiệu quả về
những vấn đề như sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, nơi nào nên đặt kho hàng và
vận chuyển như thế nào là tốt nhất. Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem
lại những kết quả chuẩn xác. Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống SCM
sẽ không thể phát huy tác dụng.
19


1.2.5 Mục tiêu của chuỗi cung ứng.
Trước hết, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các thành tố của chuỗi, những tác
động của chúng đến chi phí và vai trò trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu
cầu của khách hàng. Như vậy mục tiêu trong phân tích chuỗi cung ứng như sau:
- Thứ nhất: tạo mối liên kết với nhà cung cấp của các nhà cung ứng và khách
hàng của khách hàng vì họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng.
- Thứ hai: hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ thống, tổng chi phí của toàn hệ
thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong
sản xuất và thành phẩm cần phải được tối thiểu hóa. Nói cách khác, mục tiêu của
mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị ra cho toàn hệ thống. Lợi nhuận của chuỗi
cung ứng là tổng lợi nhuận được chia sẻ xuyên suốt chuỗi. Lợi nhuận của chuỗi
cung ứng càng cao chứng tỏ sự thành công của chuỗi cung ứng càng lớn. Thành
công của chuỗi cung ứng nên được đo lường dưới góc độ lợi nhuận của chuỗi chứ
không phải đo lượng lợi nhuận ở mỗi giai đoạn riêng lẻ. Vì vậy, trọng tâm không
chỉ đơn giản là việc giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí vận chuyển hoặc cắt giảm
tồn kho mà hơn thế nữa chính là vận dụng cách tiếp cận hệ thống vào chuỗi cung ứng.
Những lợi ích chính của việc theo đuỗi chuỗi cung ứng có thể tóm lược như
sau: một chuỗi cung ứng giúp công ty và các đối tác trong chuỗi cung ứng tạo ra
những khác biệt rõ rệt so với đối thủ cạnh tranh. Lợi ích này được phân chia trên hai
lĩnh vực cụ thể: hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh tranh.
- Hiệu quả tài chính: chuỗi cung ứng giúp các đối tác trong đó tăng lợi nhuận
và thu hút bên liên quan bằng cách tập trung trực tiếp vào nguồn lực thực sự của
doanh thu và lợi nhuận - chính là khách hàng.
- Lợi thế cạnh tranh: Ngoài lợi ích về hiệu quả tài chính, việc xây dựng quan
hệ mật thiết với khách hàng có thể cải thiện rõ ràng vị thế cạnh tranh. Các công ty
ngày nay đang dần cảm thấy bị thu hẹp bởi các công ty lớn như Wal-Mart và hoạt
động sản xuất, phân phối dựa trên chi phí thấp và lợi thế nhờ quy mô.
1.2.6. Quản trị chuỗi cung ứng(Supply Chain Management - SCM)
1.2.6.1 Định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng:

Thuật ngữ Supply Chain Management (SCM) vẫn còn khá mới mẻ đối với
phần lớn các công ty Việt Nam, mặc dù nó đang trở thành “mốt thời thượng” trong

×