Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Quan trắc chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.2 MB, 142 trang )

i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian vừa qua thực tập tại Trung tâm Tài Nguyên - Môi trường
Khánh Hòa với sự nổ lực và cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ quý báu của
thầy cô và cán bộ Trung tâm cùng gia đình, bạn bè đã giúp em có được kết quả như
ngày hôm nay.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô tại trường Đại
học Nha Trang, quý thầy cô Viện Công nghệ Sinh học & Môi trường đã tận tình
dạy dỗ và chỉ bảo em trong suốt thời gian em học tại trường.
Đặc biệt em xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô ThS Trần Nguyễn Vân
Nhi, người đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu giúp
em thực hiện đề tài và hoàn thành đồ án tốt nghiệp
Em xin kính gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến chị Quách Thanh Thủy–
công tác tại Trung tâm Quan Trắc Tài Nguyên - Môi trường Khánh Hòa, cùng các
cô chú ban lãnh đạo, các anh chị phòng quan trắc đã tạo điều kiện thuận lợi và tốt
nhất cho em được thực tập tại Trung tâm.
Cuối cùng con xin cảm ơn đến gia đình và người thân đã luôn bên con, xin
cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên giúp đỡ và đóng góp ý kiến trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Do điều kiện và kiến thức còn hạn chế nên đồ án tốt nghiệp của em sẽ không
thể tránh được thiếu sót vì vậy em kính mong quý thầy cô trong Viện Công nghệ
Sinh học & Môi trường đóng góp ý kiến để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !
Nha Trang, ngày 28 tháng 06 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Hòa
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4


1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa. 4
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên 4
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 8
1.2 Tổng quan về hoạt động quan trắc môi trường trong và ngoài nước 13
1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trong tổ chức và quan trắc môi trường 13
1.2.2 Tình hình quan trắc môi trường ở Việt Nam 16
1.2.3 Hiện trạng hoạt động quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 20
1.3 Tổng quan về quan trắc môi trường nước mặt. 31
1.3.1 Mục tiêu quan trắc môi trường nước mặt 31
1.3.2 Lựa chọn địa điểm - trạm quan trắc chất lượng nước mặt 33
1.3.3 Chu kì và tần suất lấy mẫu 34
1.3.4 Phương pháp lấy mẫu 34
1.3.5 Bảo quản mẫu, kí hiệu mẫu, vận chuyển và giao mẫu 34
1.3.6 Các phương pháp phân tích mẫu 35
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1 Các trạm quan trắc chất lượng nước mặt Khánh Hòa 36
2.2 Phương pháp đo đạc, thu mẫu và bảo quản mẫu tại hiện trường 40
2.2.1 Thiết bị, dụng cụ lấy mẫu lấy mẫu tại hiện trường 40
2.2.2 Thu mẫu, đo đạc các thông số hiện trường. 41
2.2.3 Phương pháp bảo quản mẫu nước 43
2.3 Phương pháp phân tích tại phòng thí nghiệm 44
2.3.1 Phân tích tổng chất rắn lơ lửng (TSS - Total Suspendel Solids) 44
2.3.2 Phân tích nhu cầu oxy sinh hóa (BOD
5
-

Biochemical Oxygen Demand) 46
2.3.3 Nhu cầu oxy hóa học (COD – Chemical Oxygen Demand) 49
2.3.4 Clorua (Cl) 52
iii

2.3.5 Nitrit (NO
2
-
) 53
2.3.6 Nitrat (NO
3
-
) 56
2.3.7 Phosphat (PO
4
3-
) 59
2.3.8 Xác định kim loại phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử 62
2.3.9 Dầu mỡ 67
2.4 Phương pháp xử lý số liệu, đánh giá. 69
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN 75
3.1 pH 75
3.2 Nồng độ oxy hòa tan (DO) 76
3.3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 77
3.4 Nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD
5
) 77
3.5 Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD) 78
3.6 Clorua (Cl
-
) 79
3.7 Nitrit (NO
2
-
) 81

3.7.1 Xây dựng đường chuẩn 81
3.7.2 Kết quả đo nồng độ NO
2
-
82
3.8 Nitrat (NO
3
-
) 82
3.8.1 Xây dựng đường chuẩn 82
3.8.2 Kết quả đo nồng độ NO
3
-
83
3.9 Phosphat (PO
4
3-
) 84
3.9.1 Xây dựng đường chuẩn 84
3.9.2 Kết quả đo nồng độ PO
4
3-
85
3.10 Sắt (Fe) 85
3.10.1 Xây dựng đường chuẩn 85
3.10.2 Kết quả đo nồng độ Fe 87
3.11 Cadimi (Cd) 87
3.11.1 Xây dựng đường chuẩn 87
3.11.2 Kết quả đo nồng độ Cd 89
3.12 Chì (Pb) 91

iv
3.12.1 Xây dựng đường chuẩn 91
3.12.2 Kết quả đo nồng độ Pb 93
3.13 Đồng (Cu) 93
3.13.1 Xây dựng đường chuẩn 93
3.13.2 Kết quả đo nồng độ Cu 95
3.14 Kẽm (Zn) 96
3.14.1 Xây dựng đường chuẩn 96
3.14.2 Kết quả đo nồng độ Zn 97
3.15 Mangan (Mn) 97
3.15.1 Xây dựng đường chuẩn 97
3.15.2 Kết quả đo nồng độ Zn 99
3.16 Dầu Mỡ 101
3.17 Coliform 102
3.18 Đánh giá chất lượng nước mặt theo chỉ số chất lượng nước (WQI) 103
3.18.1 Hiện trạng chất lượng nước mặt (sông, hồ) 103
3.18.2 Hiện trạng chất lượng nước tại các kênh mương (cống Diên Toàn,
cống Ông Của và Nhà máy Dệt Nha Trang. 104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các vị trí khảo sát hiện trạng chất lượng môi trường nước, khí trên
địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Phụ lục 2: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Phụ lục 3: Quy chuẩn Việt Nam 08:2008/BTNMT
Phụ lục 4: Danh mục các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng trong nước mặt

v
DANH MỤC BẢNG
Chương 2

Bảng 2.1. Bảng quy định các giá trị q
i
, BP
i
71
Bảng 2.2. Bảng quy định các giá trị BP
i
và qi đối với DO
% bão hòa
72
Bảng 2.3 Bảng quy định các giá trị BP
i
và q
i
đối với thông số pH 72
Bảng 2.4: đánh giá chất lượng theo chỉ số WQI 73
Chương 3
Bảng 3.1. Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI của các trạm quan trắc
nước mặt tháng 3, tháng 4 và tháng 5 năm 2012 103
Bảng 3.2. Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI tại cống Diên Toàn
tháng 3, 4, 5 năm 2012 104



vi
DANH MỤC HÌNH
Chương 1
Hình 1.1 Biểu đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa 5
Hình 1.2 Mạng lưới quan trắc phân tích môi trường 17
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức của hệ thống quan trắc tỉnh Khánh Hòa 21

Chương 2
Hình 2.1 Trạm Đồng Trăng – Khánh Vĩnh 36
Hình 2.2 Trạm Thanh Minh – DK 36
Hình 2.3 Cầu Dục Mỹ - Ninh Hòa 37
Hình 2.4 Sông Tà Rục – Cam Ranh 37
Hình 2.5 hồ Đá Bàn – Ninh Hòa 37
Hình 2.6 hồ Cam Ranh – Cam Lâm 37
Hình 2.7 Hồ Hoa Sơn – Vạn Ninh 38
Hình 2.8 Sông Suối Dầu – Cam Lâm 38
Hình 2.9 Cống Ông Của – Cam Lâm 38
Hình 2.10 Cầu Bình Tân – Nha Trang 39
Hình 2.11 Cống Diên Toàn – Diên Khánh 39
Hình 2.12 Mương thủy lợi NM Dệt – NT 39
Hình 2.13 Cầu Sắt – Nha Trang 40
Hình 2.14 Cầu Sắt – Ninh Hòa 40
Hình 2.15 Đập Bảy Xã – Ninh Hòa 40
Hình 2.16 Gần nhà máy nước Võ Cạch – NT 40
Hình 2.17 Máy đo pH, DO, độ mặn 41
Hình 2.18 Lấy mẫu tại trạm Thanh Minh 42
Hình 2.19 Lấy mẫu tại sông Suối Dầu 42
Hình 2.20 Đo pH, DO tại hiện trường 42
Hình 2.21 Đo pH,DO, độ mặn tại hiện trường 42
Hình 2.22 Bảo quản mẫu trong thùng lạnh 43
vii
Hình 2.23 Cho chất bảo quản vào mẫu 43
Hình 2.24 Nối thiết bị phân tích 46
Hình 2.25 Đổ mẫu vào thiết bị 46
Hình 2.26 Mẫu sau khi lắng 46
Hình 2.27 Mẫu sau khi sấy 46
Hình 2.28 Thiết bị đo BOD

5
49
Hình 2.29 Máy nung COD 51
Hình 2.30 Máy UV - Vis 62
Hình 2.31 Máy AAS phân tích kim loại 67
Hình 2.32 Máy OCMA – 300 đo dầu mỡ 69
Chương 3
Hình3.1 Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của NO
2
-
80
Hình 3.2 Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của NO
3
-
82
Hình 3.3 Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của PO
4
3-
83
Hình 3.4 Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của Fe tháng 3 85
Hình 3.5 Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của Fe tháng 4 86
Hình 3.6 Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của Fe tháng 5 86
Hình 3.7 Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của Cd tháng 3 88
Hình 3.8 Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của Cd tháng 4 88
Hình 3.9 Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của Cd tháng 5 89
Hình 3.10 Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của Pb tháng 3 90
Hình 3.11 Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của Pb tháng 4 91
Hình 3.12 Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của Pb tháng 5 91
Hình 3.13 Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của Cu tháng 3 93
Hình 3.14 Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của Cu tháng 4 93

Hình 3.15 Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của Cu tháng 5 94
Hình 3.16 Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của Zn tháng 3 95
Hình 3.17 Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của Zn tháng 4 96
Hình 3.18 Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của Zn tháng 5 96
viii
Hình 3.19 Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của Mn tháng 3 98
Hình 3.20 Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ củaMn tháng 4 98
Hình 3.21 Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ củaMn tháng 5 99

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Chương 3
Biểu đồ 3.1 Diễn biến pH tại các trạm quan trắc nước mặt tỉnh Khánh Hòa 75
Biểu đồ 3.2 Diễn biến nồng độ DO tại các trạm quan trắc nước mặt tỉnh Khánh Hòa 76
Biểu đồ 3.3 Diễn biến hàm lượng TSS tại các trạm quan trắc nước mặt tỉnh KH 77
Biểu đồ 3.4 Diễn biến nồng độ BOD
5
tại các trạm quan trắc nước mặt tỉnh KH 77
Biểu đồ 3.5 Diễn biến nồng độ COD tại các trạm quan trắc nước mặt tỉnh KH 78
Biểu đồ 3.6 Diễn biến hàm lượng Clorua tại các trạm quan trắc nước mặt tỉnh KH 79
Biểu đồ 3.7 Diễn biến nồng độ NO
2
-
tại các trạm quan trắc nước mặt tỉnh KH 82
Biểu đồ 3.8 Diễn biến nồng độ NO
3
-
tại các trạm quan trắc nước mặt tỉnh KH 83
Biểu đồ 3.9 Diễn biến nồng độ PO
4
3-

tại các trạm quan trắc nước mặt tỉnh KH 85
Biểu đồ 3.10 Diễn biến nồng độ Fe tại các trạm quan trắc nước mặt tỉnh KH 87
Biểu đồ 3.11 Diễn biến nồng độ Cd tại các trạm quan trắc nước mặt tỉnh KH 89
Biểu đồ 3.12 Diễn biến nồng độ Pb tại các trạm quan trắc nước mặt tỉnh KH 93
Biểu đồ 3.13 Diễn biến nồng độ Cu tại các trạm quan trắc nước mặt tỉnh KH 95
Biểu đồ 3.14 Diễn biến nồng độ Zn tại các trạm quan trắc nước mặt tỉnh
Khánh Hòa 97
Biểu đồ3.15 Diễn biến nồng độ Mn tại các trạm quan trắc nước mặt tỉnh
Khánh Hòa 99
Biểu đồ 3.16 Diễn biến nồng độ Dầu Mỡ tại các trạm quan trắc nước mặt tỉnh K H 101
Biểu đồ 3.17 Diễn biến nồng độ Coliform tại các trạm quan trắc nước mặt
tỉnh K H 102


ix
KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
AAS : Atomic Absorption spectroscopy – Phổ hấp thụ
nguyên tử
BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường
BOD : Nhu cầu oxy sinh học
COD : Nhu cầu oxy hóa học
Coliform : Loài vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm do phân người, động
vật
DO : Lượng oxy hòa tan trong nước
GEMS : Hệ thống quan trắc môi trường toàn cầu
KCN : Khu công nghiệp
KCX : Khu chiết xuất
KH : Khánh Hòa
KT – XH : Kinh tế - xã hội
mg/l : Miligam trên lít

pH : Là một đại lượng biểu hiện tích acid (pH =1-6), tính
kiềm (pH= 8-14) hoặc trung tính (pH= 7) của dung
dịch được đo
QĐ : Quyết định
TSS : Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
UBND : Uỷ ban nhân dân
TT QTTN&MT : Trung tâm quan trắc Tài Nguyên và Môi trường
QA/QC : Quality Assurance/Quality Control (Đảm bảo chất
lượng/Kiểm soát chất lượng)

1
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Hiện nay ô nhiễm môi trường nước là một vấn đề thu hút được sự quan tâm
của rất nhiều nhà khoa học, các tổ chức môi trường trên thế giới cũng như từng
quốc gia. Trong đó, ô nhiễm nước mặt trong các thủy vực như: sông ngòi, hồ tự
nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng, các kênh, cống nước là vấn đề
thu hút quan tâm nhiều nhất.
Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, trong đó có 2360 sông có chiều dài
lớn hơn 10 km; 8 trong số các con sông này có lưu vực sông lớn với diện tích lớn
hơn 10000 km
2
. Tổng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng
khoảng 847 km
3
; trong đó, tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km
3
(chiếm

60%) và dòng chảy nội địa là 340 km
3
(chiếm 40%). Hệ thống các kênh mương xả
thải cũng khá dày.[1]
Khánh Hòa là một tỉnh có nền kinh tế khá phát triển đặc biệt là du lịch, môi
trường không những chịu ảnh hưởng do quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
mà còn chịu tác động từ các khu vực lân cận. Chất ô nhiễm thải vào môi trường ở
một số khu vực trong tỉnh vượt quá khả năng tự làm sạch, làm chất lượng môi
trường ngày càng xấu đi, ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái và sức khỏe con người.
Trong đó, vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt đang ngày càng trầm trọng, do
việc gia tăng dân số, phát triển các khu công nghiệp như khu công nghiệp Suối Dầu,
khu công nghiệp Diên Phú, khu công nghiệp Bắc Cam Ranh, khu công nghiệp Nam
Cam Ranh, khu công nghiệp Ninh Thủy,… vấn đề vệ sinh môi trường như rác thải,
chất thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt, nhà vệ sinh,… đã và đang gây ô nhiễm
trầm trọng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Do đó, nguồn nước mặt tại nơi đây đã và đang có nguy cơ bị ô nhiễm ngày
thêm trầm trọng, làm cho chất lượng nước ngày càng giảm nên chưa đáp ứng được
yêu cầu sản xuất và đời sống dân sinh.
2
Để duy trì được chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và
nâng cao chất lượng cuộc sống, tỉnh Khánh Hòa đã xây dựng chương trình quan trắc
toàn diện môi trường của tỉnh để phục vụ cho công tác quản lý môi trường.
Chính vì lẽ đó, với sự chấp thuận của Viện công nghệ Sinh học & Môi
trường, trường Đại Học Nha Trang nay em xin mạnh dạn tiến hành đề tài “Quan
trắc chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”.
Mục đích đề tài
Quan trắc chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa để
xem thực trạng nguồn nước mặt ở một số địa điểm trên địa bàn tỉnh có đạt QCVN
08:2008/BTNMT không.
Nội dung đề tài

- Tổng quan về hiện trạng tự nhiên – điều kiện kinh tế tỉnh Khánh Hòa.
- Tổng quan về hoạt động quan trắc và phân tích môi trương trong và ngoài nước.
- Tổng quan về quan trắc nước mặt
- Vị trí lấy mẫu phân tích trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- Phương pháp lấy mẫu tại hiện trường
- Phân tích các thông số chất lượng nước mặt: các thông số lý, hóa, sinh
học của nước như: pH, TSS, BOD
5
, COD, DO, Coliform, kim loại nặng, dầu mỡ,
clorua, nitrat, nitrit, phosphat, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
- So sánh chất lượng môi trường nước mặt tại một số địa điểm quan trắc
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa với QCVN 08:2008/BTNMT. Xác định xem chất
lượng nước mặt có đạt yêu cầu sử dụng hay không (tùy vào mục đích sử dụng)
Phương pháp thực hiện
Các phương pháp được sử dụng trong đề tài này bao gồm phương pháp tổng
hợp thông tin, điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu, so sánh và đánh giá số liệu
- Thu thập các tài liệu, các số liệu cần thiết để phục vụ cho đề tài, khảo sát
các số liệu tại các cơ quan sau: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa,
Trung tâm Quan trắc Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa
3
- Thu thập tài liệu và tổng hợp thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội của địa bàn tỉnh Khánh Hòa: đối tượng thu thập gồm: điều kiện tự nhiên (vị trí
địa lý,đặc điểm khí hậu, thủy văn, đất đai, tài nguyên biển, tài nguyên rừng, tài
nguyên khoáng sản), đặc điểm kinh tế - xã hội (dân số và lao động, nông, lâm, thủy
sản, công nghiệp, du lịch, giao thông vận tải, giáo dục, văn hóa và y tế) các số liệu,
các tư liệu chủ yếu được thu thập tại các cơ quan sau: Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Khánh Hòa, Trung tâm Quan trắc Tài Nguyên Môi trường tỉnh Khánh Hòa.
- Khảo sát thực địa thu thập mẫu và phân tích theo “thông tư Quy định quy
trình kỹ thuật quan trắc môi trường lục địa năm 2001” ở phòng thí nghiệm của
Trung tâm Quan trắc Tài Nguyên Môi trường Khánh Hòa: phân tích các thông số

lý, hóa, sinh học của nước như: pH, TSS, BOD
5
, COD, DO, Coliform, kim loại
nặng, dầu mỡ, clorua, nitrat, nitrit, phosphat, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
- Tham khảo ý kiến cán bộ quan trắc môi trường ở Trung tâm Quan trắc Tài
Nguyên Môi trường Khánh Hòa.
Giới hạn đề tài
- Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về các
thông số gây ô nhiễm nước mặt ở Khánh Hòa gồm các thông số vật lý, hóa học, sinh
học,… và so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT.
- Giới hạn về phạm vi nghiên cứu: Quan trắc chất lượng nước mặt trên địa
bàn tỉnh Khánh Hòa.









4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa. [3, 12, 16, 20]
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Khánh hòa là một tỉnh ven biển nam trung bộ, phía bắc giáp với tỉnh Phú
Yên, giáp với tỉnh Đăk Lắk về hướng tây, tỉnh Lâm Đồng về hướng tây nam, tỉnh
Ninh Thuận về hướng nam và phía đông giáp với biển đông.

Khánh Hòa nằm gọn trong khu vực nội chí tuyến bắc bán cầu với những
điểm cơ bản phần đất liền như sau:
 Vĩ độ điểm cực nam: 11
0
41’53”
 Vĩ độ điểm cực bắc:12
0
52’35”
 Kinh độ điểm cực tây: 108
0
40’26”
 Kinh độ diểm cực đông: 109
0
23’24”
 Diện tích tự nhiên: 5197 km
2

 Có chiều dài bờ biển là 385 km với hàng trăm hòn đảo
Dân số toàn tỉnh: 1110000 người (Dân số của Khánh Hòa đến năm 2005 là
1123 nghìn người, trong đó nữ 567.1 nghìn người (50.5% dân số). Dân cư nông
thôn 617.6 nghìn người, thành thị 505.4 nghìn người, chiếm 45% dân số.
Khánh hòa nằm trên các trục lộ giao thông quan trọng của cả nước: quốc lộ
1A và đường sắt chạy từ bắc vào nam, quốc lộ 26 nối liền Khánh Hòa với Đắc Lắc
và các tỉnh Tây Nguyên, bên cạnh đó Khánh Hòa còn có cảng Cam Ranh và cảng
Nha Trang, sân bay Cam Ranh và các huyện đảo có vị trí kinh tế - an ninh quốc
phòng quan trọng của cả nước.



5


Hình 1.1 Biểu đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa
1.1.1.2 Đặc điểm khí hậu
Khánh Hòa có chế độ khí hậu nội chí tuyến nhiệt đới gió mùa, ảnh hưởng khí
hậu đại dương nên tương đối ôn hòa. Có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến
tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 9.
- Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm trên dưới 2000 mm, mùa mưa chỉ kéo dài trong
hai tháng, các tháng còn lại nắng ấm, rất thuận lợi cho sự kéo dài du lịch
- Nhiệt độ
6
Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu
vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng sau:
+ Nhiệt độ ttrung bình 26.5
0
C
+ Nhiệt độ thấp nhất 14.6
0
C
+ Nhiệt độ cao nhất 39.5
0
C
Tổng lượng nhiệt cả năm là 9820
0
C, số giờ nắng trung bình từ 2600 – 2700 giờ.
- Độ ẩm
Độ ẩm tương đối trung bình năm ở Nha Trang: 80%, Cam Ranh: 78%. Tháng
có độ ẩm cao nhất là tháng 9, tháng 10, tháng 11. Độ ẩm thấp nhất ở Nha Trang:
37%, Cam Ranh: 36%.
1.1.1.3 Thủy văn

 Nước Mặt
Dãy trường Sơn thuộc địa phận Khánh Hòa chạy gần sát biển. Do vậy các
sông suối chảy qua tỉnh đều ngắn và dốc. Mặt khác ở vùng núi cao có lượng mưa
lớn nên mạng lưới sông khá phong phú. Mật độ sông, suối của Khánh Hòa là 0.5 – 1
km/km
2
. Chiều dài trung bình của các sông từ 10 – 15 km. Khánh Hòa có hai sông
lớn chảy qua là sông Cái Nha Trang và sông Cái Ninh Hòa.
 Nước Ngầm
Theo ước tính của liên đoàn địa chất thủy văn – Địa chất công trình miền
Trung, trữ lượng khai thác của toàn tỉnh Khánh Hòa vào khoảng 831355 m
3
/ngày.
Trữ lượng nước dưới đất
Trữ lượng khai thác dự báo toàn tỉnh khoảng 831355 m
3
/ngày, trong đó:
- Đồng bằng Vạn Ninh – Ninh Hòa: 439583 m
3
/ngày
- Đồng bằng Nha Trang: 207523 m
3
/ngày
- Đồng bằng Cam Ranh: 184249 m
3
/ngày.
7
1.1.1.4 Đất đai
Khánh Hòa gồm có các nhóm đất chính sau đây:
- Nhóm đất cát được hình thành ở các vùng ven biển Cam Ranh, Nha

Trang, Ninh Hòa và Vạn Ninh. Diện tích khoảng 16194 ha, chiếm 3.48% diện tích
tự nhiên.
- Nhóm đất mặn có diện tích 5271 ha, chiếm 1.13% diện tích tự nhiên, phân
bố ở ven biển Cam Ranh, Vạn Ninh và Nha Trang.
- Nhóm đất phù sa có diện tích 32310 ha, chiếm 6.95% diện tích tự nhiên,
phân bố ở các vùng ven biển như Ninh Hòa, Diên Khánh, Vạn Ninh, Cam Ranh.
- Nhóm đất xám có 27640 ha, chiếm 5.95% diện tích tự nhiên. Nhóm đất
này phân bố ở các vùng có địa hình gò đồi lượn sóng, tập trung ở Cam Ranh, Khánh
Vĩnh, Ninh Hòa và Vạn Ninh.
- Nhóm đất thung lũng có 2541 ha chiếm 0.55% diện tích tự nhiên và nhóm
đất mùn đỏ vàng trên núi có diện tích 52770 ha chiếm 11.36%. Nhóm đất xói mòn
trơ sỏi đá có 8533 ha chiếm 1.84% diện tích.
- Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 319417 ha, chiếm 68.74% phân bố ở khu
vực đồi núi, độ dốc lớn.
1.1.1.5 Tài nguyên biển
Bờ biển Khánh Hòa có nhiều điều kiện thuận lợi hình thành các cảng hàng
hóa, thương mại và quốc phòng. Ngoài các cảng Cam Ranh, Ba ngòi, tương lai có
cảng Vân Phong.
Dọc bờ biển Khánh Hòa có rất nhiều bãi biển đẹp như bãi biển Nha Trang
nằm ngay trung tâm thành phố, có chiều dài 5 km, bãi Tiên nằm về phía Bắc thành
phố, dốc Lết thuộc huyện Ninh Hòa có chiều dài 4 km, Đại Lãnh (Vạn Ninh) có
chiều dài 2 km. ngoài ra dọc bờ biển còn tập trung nhiều đảo lớn, nhỏ có khả năng
tổ chức du lịch, săn bắn dưới nước, vui chơi giải trí trên các đảo. Đặc biệt là đảo
Hòn Tre là đảo lớn, quanh đảo có nhiều bãi đẹp như bãi Trũ, bãi Tre, Bích Đầm …
Trữ lượng hải sản thuộc vùng biển Khánh Hòa ước khoãng 150 nghìn tấn,
trong đó chủ yếu là cá nổi (70%). Khả năng khai thác cho phép hàng năm khoãng
8
70 nghìn tấn. Ngoài các hải sản như cá, mực và các loài ốc, biển Khánh Hòa còn là
nơi trú ngục của loài chim yến, hàng năm cho phép khai thác khoãng 2000 kg yến
sào. Ngoài ra biển Khánh Hòa còn có ý nghĩa với việc sản xuất muối.

1.1.1.6 Tài nguyên rừng
Theo tài liệu thống kê của tỉnh Khánh Hòa, diện tích có rừng hiện có 186.5
nghìn ha, trữ lượng gỗ 18.5 triệu m
3
, trong đó 64.8% là sản xuất, 34% rừng phòng
hộ và 1.2% rừng đặc dụng. Rừng sản xuất chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo,
rừng phòng hộ có 34% song hầu hết rừng giàu là ở vùng núi cao, đầu nguồn các
huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Ninh Hòa. Độ che phủ của rừng là 38.5%, lớn nhất
là Khánh Vĩnh (65.4%), Khánh Sơn (45.9%), các huyện còn lại dưới mức bình quân
của tỉnh, thấp nhất là Nha Trang (10.8%), Cam Ranh (11.8%).
1.1.1.7 Tài nguyên khoáng sản
Khánh Hòa có nhiều loại khoáng sản như than bùn, môlipđen, cao lãnh, sét,
vàng sa khoáng, nước khoáng, sét chịu lửa, cát, san hô, đá granit … Tuy nhiên, các
loại khoáng sản này chưa được khai thác và chế biến theo quy mô công nghiệp, mà
còn ở thủ công quy mô nhỏ. Vì vậy, hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp.
Nước khoáng với tổng lưu lượng khoãng 40 l/s, khả năng khai thác 3400 –
3.500 m
3
/ngày. Một số nơi đã đưa vào khai thác công nghiệp như nước khoáng
Đảnh Thạch (57 triệu lít/năm), Tu Bông (25 triệu lít/năm).
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1 Dân dố và lao động
a. Dân số
Dân số của Khánh Hòa đến năm 2005 là 1123 nghìn người, trong đó nữ 567
nghìn người (50.5% dân số). Dân cư nông thôn 617 nghìn người, thành thị 505
nghìn người, chiếm 45% dân số.
Là tỉnh có nhiều dân tộc cư trú, trong đó người Kinh chiếm 95.5%; Ragrai
3.17%; Hoa 0.58%; Gie-Triêng 0.32% ; Ê đê 0.25%. Dân tộc ít người chủ yếu sống
ở miền núi, tỷ lệ dân tộc Kinh thấp nhất là ở huyện Khánh Sơn (18.7%) và Khánh
Vĩnh (30.34%). Đến năm 2005, mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 216

9
người/km
2
. Dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố Nha Trang
(1387 người/km
2
), các huyện, thị xã có trục giao thông quốc lộ 1A chạy qua như
Cam Ranh (303 ngươi/km
2
), Diên Khánh (267 người/km
2
), Vạn Ninh (255
ngươi/km
2
), Ninh Hòa (187 người/km
2
). Hai huyện miền núi của tỉnh là Khánh Sơn
và Khánh Vĩnh mật độ dân cư dưới 50 người/km
2
.
b. Lao động
Khánh Hòa là một trong số các tỉnh có đội ngũ khoa học mạnh của cả nước,
số cán bộ khoa học chủ yếu làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước, Viện
nghiên cứu và trường học. Dân số lao động của Khánh Hòa thời kì 2006 – 2010
tăng thêm 28 nghìn người, dự báo thời kì 2011 – 2020 tăng thêm 100 nghìn người,
bình quân mỗi năm tăng thêm 10 nghìn người. Đến năm 2020 có 800 – 810 nghìn
người trong độ tuổi lao động, trong đó lao động cần bố trí việc làm 760 – 780 nghìn
người. Đây là lực lượng lao động dồi dào bổ sung cho các ngành kinh tế quốc dân,
song cũng đặt ra vấn đề cần giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này.
1.1.2.2 Nông, lâm, thủy sản

 Vế sản xuất nông nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm tính từ vụ đông xuân được 77933 ha
bằng 100.4% kế hoạch, trong đó diện tích cây lương thực 46953 ha bằng 97.3%,
cây chất bột có củ 5342 ha bằng 128.3%, cây thực phẩm 6289 ha bằng 90.4%, cây
công nghiệp hàng năm 18408 ha bằng 101.1%. So năm trước, tổng diện tích gieo
trồng giảm 6.5%, trong đó diện tích cây lương thực giảm 10.7%, sản lượng các loại
cây công nghiệp, cây chất bột tăng lên nhưng sản lượng các loại cây thực phẩm, cây
lương thực giảm, riêng lương thực 200 nghìn tấn giảm 6.5% trong đó lúa được
188409 tấn giảm 7.7%.
 Sản xuất lâm nghiệp
Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2007 ước được 49.9 tỷ đồng (giá so sánh
năm 1994) không đạt kế hoạch, giảm 2.7% so với năm 2006. Các lâm trường và
Ban quản lý rừng khai thác 22814 m
3
gỗ tròn bằng 163% kế hoạch do khai thác tận
10
thu ở vùng thủy điện Sông Giang, trồng rừng mới được 694 ha. Với kết quả trồng
rừng năm 2007, tỷ lệ che phủ rừng đạt 40%.
 Sản xuất thủy sản
Giá trị sản xuất thủy sản năm 2007 ước được 1259 tỷ đồng (giá so sánh
1994) tăng 1.4% so năm 2006, khai thác yến sào 2310.kg tăng 0.9%. Về nuôi trồng
thủy sản, nuôi cá mú, cá chẽm, vẹm xanh, rong sụn phát triển tốt, thu hoạch tôm thịt
được 5467 tấn tăng 6.4% so với năm 2006, 848 kg ngọc trai giảm 46.3%, 313 cá tớp
giảm 5.9%, sản xuất tôm giống được 2090 triệu con tăng 1.2%, nuôi tôm hùm lồng
toàn tỉnh có gần 30 nghìn lồng,…
1.1.2.3 Công nghiệp
Công nghiệp Khánh Hòa gồm có các ngành công nghiệp then chốt sau:
- Công nghiệp chế biến thực phẩm bao gồm các ngành: sản xuất thuốc lá,
rượu bia, chế biến hải sản và đông lạnh, sản xuất đường… chiếm vị trí trọng yếu
trong sản xuất công nghiệp của tỉnh Khánh Hòa.

- Công nghiệp dệt da, may mặt.
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
- Công nghiệp cơ khí hóa chất…
1.1.2.4 Du lịch
Du lịch là một trong những thế mạnh của tỉnh được phát triển đa dạng với
nhiều loại hình hoạt động và được tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất. Môi trường
hoạt động du lịch đã có nhiều tiến bộ, thu hút được nhiều dự án lớn phát triển du
lịch thuộc nhiều loại hình như sinh thái, nghĩ dưỡng, vui chơi, giải trí của các nhà
đầu tư trong và ngoài nước. Một số dự án cơ sở hạ tầng mang tầm quốc gia, khu vực
và quốc tế đang được triển khai xây dựng như: Đường du lịch Đầm Môn – Vịnh
Văn Phong, đường vào Khu du lịch Dốc Lết, đường từ Sông Lô đến sân bay Cam Ranh…
1.1.2.5 Giao thông vận tải
Mạng lưới giao thông tỉnh Khánh Hòa có cả 4 loại hình giao thông: đường
hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ. Đó là lợi thế để Khánh Hòa có thể
11
phát triển một nền kinh tế toàn diện, giao lưu trong nước và quốc tế về các lĩnh vực
thương mại, du lịch, sản xuất kinh doanh và trao đổi hàng hóa.
a) Đường hàng không
Gồm có: Sân bay Nha Trang có một đường băng rộng 45m, dài 1.850m, là
sân bay nhỏ, chỉ phục vụ vận chuyển hành khách trong nước, chưa có trang thiết bị
hiện đại, quy mô chưa đủ lớn. Tháng 6/2004 sân bay Cam Ranh với 4 đường băng
dài 4000m, là sân bay có trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn sân bay quốc tế,
ngoài ra còn có sân bay Dục Mỹ (hiện không hoạt động).
b) Đường sắt
Tuyến đường sắt thống nhất Bắc Nam chạy dọc tỉnh Khánh Hòa, dài khoảng
149.2 km, qua thành phố Nha Trang và hầu hết các huyện trong tỉnh. Trên địa bàn
tỉnh có 12 ga đường sắt, các ga dọc tuyến là ga hỗn hợp, chỉ có ga Nha Trang là ga
chính, có quy mô lớn.
c) Đường biển
Khánh Hòa là một tỉnh có 370 km bờ biển với nhiều điều kiện thuận lợi để

thiết lập cảng biển. Hệ thống cảng biển trên địa bàn tỉnh như sau:
- Cảng Đầm Môn là cảng chuyển dụng xuất cát của công ty MINEXCO,
nằm trong vịnh Đầm Môn, thuộc huyện Vạn Ninh
- Cảng Hòn Khói ở trên bán đảo Hòn Khói, phía nam vịnh Văn Phong,
thuộc huyện Ninh Hòa, cách quộc lộ khoảng 12 m, là cảng chuyên dừng xuất muối
kết hợp với cảng hàng hóa.
- Cảng của nhà máy đóng tàu Huyndai – Vinashin thuộc huyện Ninh Hòa
- Cảng Nha Trang hiện được sử dụng là cảng đa chức năng phục vụ vận tải
hành khách và chuyển tải hàng hóa các loại.
- Cảng Ba Ngòi nằm trong vịnh Cam Ranh.
- Đường thủy nội địa có hệ thống bến đò ở hai huyện Vạn Ninh và Ninh
Hòa nối các điểm du lịch và các khu dân cư vùng ven biển và các đảo tronng khu
vực vịnh Văn Phong.

12
d) Giao thông đường bộ
Hiện tại Khánh Hòa có 4 tuyến là QL1, QL26, QL1C, QL 27B với tổng
chiều dài 212.48 km. Các tuyến Quốc lộ (trừ QL 27B) đều có cấp đường là cấp III
hoặc cấp II, có nền đường rộng trung bình 12m, mặt đường rộng trung bình 7 m, kết
cấu mặt đường là bê tông atphan.
1.1.2.6 Giáo dục, văn hóa và y tế
a Giáo dục – đào tạo
Quy mô giáo dục tiếp tục phát triển hướng tới các địa bàn khó khăn, các
vùng đồng bào dân tộc thiểu số để rút ngắn khoảng cách về phát triển giáo dục so
với đồng bằng, hoàn thành chuẩn phổ cập THCS, chất lượng giao dục từng bước
được củng cố và có tiến bộ từng mặt qua cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD &
ĐT. Công tác quản lý giáo dục đã có những đổi mới tích cực theo hướng đảm bảo
chất lượng, hiệu quả, khách quan trung thực khắc phục tình trạng chạy theo thành tích.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 6 trường đại học, 5 trường cao đẳng và 1 trường
trung học chuyên nghiệp và có 4 viện nghiên cứu khoa học.

b Văn hóa
Từ năm 2007, Sở văn hóa thông tin đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức
cac hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin truyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính
trị, lễ hội như lễ hội Tháp Bà, Hội thông tin lưu động toàn tỉnh, Am Chúa… Triển
khai thực hiện các công trình, dự án như di tích lịch sử Văn Miếu – Diên Khánh, di
tích lịch sử Am Chúa …; Phối hợp với các ngành liên quan xây dựng các tụ điểm
ca nhạc trên công viên bờ biển, quy hoạch đất xây dựng Trung tâm biểu diễn – triển
lãm – hội chợ tại thành phố Nha Trang.
c Y tế
Toàn tỉnh hiện có 137 xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, 109 xã có nhân
viên y tế thôn bản hoạt động, 132 xã có trang thiết bị y tế cơ bản do các tổ chức tài
trợ, 44 xã đạt chuẩn quốc gia y tế xã, 73/137 xã phường thị trấn có bác sĩ, về số
lượng giường bệnh toàn tỉnh có 2320 giường.

13
1.2 Tổng quan về hoạt động quan trắc môi trường trong và ngoài nước.
1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trong tổ chức và quan trắc môi trường
1.2.1.1 Hệ thống quan trắc môi trường toàn cầu (GEMS – The Global
Environmenttal Monitoring System). [19, 25]
Nhận rõ được các tác động tiêu cực của các hoạt động phát triển đến môi
trường sức khỏe và con người, ngay từ đầu những năm 1960 (thậm chí còn sớm
hơn), các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như: WMO, WHO, UNESCO, … đã tổ chức
công tác quan trắc, đo đặc và theo dõi những biến đổi về thành phần và chất lượng
môi trường. Song những trạm giám sát này mới chỉ đặt ở một số nước, khu vực có
môi trường quan trọng, chưa mang tính chất toàn cầu rộng lớn và đồng bộ . Để
thống nhất trên toàn thế giới, năm 1973 Chương trình Môi trường toàn cầu của Liên
Hiệp Quốc (UNEP – United Nation Environment Programme) cùng với các tổ chức
nói trên đã tổ chức hệ thống quan trắc môi trường toàn cầu (GEMS). Hệ thống này
nhằm khuyến khích và phối hợp quốc tế để kiểm soát ô nhiễm môi trường toàn cầu.
Theo dõi giám sát môi trường là mục đích cơ bản trong các hoạt động của GEMS,

ngoài ra GEMS còn quan tâm đánh giá biến đổi môi trường.
Mạng lưới của GEMS theo dõi những biến đổi trong thành phần khí quyển
và hệ thống khí hậu, ô nhiễm nước ngọt, nước biển và đại dương, ô nhiễm không
khí, thực phẩm, suy thoái hóa rừng nhiệt đới, sa mạc hóa, suy giảm tầng ozon, mưa
acid, sự hình thành chất khí nhà kính, môi trường đất, …
Hiện nay đã có 142 nước tham gia các hoạt động của GEMS, GEMS có 123
trạm quan trắc ô nhiễm không khí nền (trong đó có 12 trạm nền cơ bản), 344 trạm
quan trắc chất lượng nước bao gồm 240 trạm quan trắc nước sông, 43 trạm ở hồ
chứa nước và 61 trạm ở hồ chứa nước dưới đất. Về quan trắc môi trường biển
GEMS thực hiện thông qua 10 chương trình về môi trường biển khu vực với sự
tham gia của 130 nước có biển. Số liệu của mạng lưới quan trắc môi trường quốc
gia và của GEMS đều được xử lý, lưu trữ và phục vụ một cách tự động thông qua
hệ thống thông tin máy tính điện tử.

14
1.2.1.2 Đan Mạch [3, 4, 7, 9, 18]
Mục đích của quan trắc môi trường ở Đan Mạch là nhằm hỗ trợ việc quản lý
và xây dựng chính sách môi trường, từ đó đưa ra quyết định dựa trên các hiểu biết
sâu sắc về môi trường. Mối liên quan giữa quản lý, xây dựng chính sách môi trường
và quan trắc, báo cáo môi trường được thể hiện qua khung hệ thống chiến lược
quản lý môi trường được minh họa như sau:














Chiến lược quản lý môi trường một cách chiến lược – chu trình ra quyết định

Để thực hiện hệ thống này, cần phải có một sự phối hợp chặt chẽ giữa các
hoạt động quan trắc, báo cáo xây dựng chính sách và quản lý các sự cố môi trường.
Các báo cáo hiện trạng môi trường và báo cáo chính sách môi trường được thực
hiện định kì 4 năm/lần và xen kẽ với nhau. Mỗi báo cáo chính sách môi trường dựa
trên tthoonng tin đưa ra trong báo cáo hiện trạng môi trường kì trước và mỗi báo cáo
hiện trạng môi trường đều có tham khảo báo cáo chính sách môi trường lần trước.
Chương trình quan trắc môi trường quốc gia: bao gồm các hợp phần rửa trôi
đất, nước ngầm, sông suối, hồ, đầu nguồn, nước biển, đa dạng sinh học và nơi cư
Quan trắc và báo
cáo môi trường
Quản lý và xây
dựng CSMT
Nâng cao nhận thức và hiểu
biết về các vấn đề môi trường
Xác định các vấn đề
Đánh giá các chính sách
đã được xây dựng
Xây dựng chính sách
Thực hiện chính sách
15
trú, rừng, chất lượng không khí, sự bốc hơi. Chương trình quan trắc môi trường
quốc gia chủ yếu do Viện Nghiên cứu Môi Trường quốc gia (NERI) thực hiện cộng
tắc với Cục Bảo vệ Môi Trường Đan Mạch và các chính quyền địa phương.
 Đối với môi trường nước: Tùy theo nguồn nước mà tiến hành đo toàn bộ

hoặc một phần các thông số sau: nhiệt độ, oxi, chất dinh dưỡng, chất hữu cơ, chất
độc, kim loại nặng, thuốc trừ sâu và một số thông số về điều tra sinh học.
 Chương trình quan trắc chất lượng không khí : bao gồm mạng lưới các
trạm quan trắc ở các thành phố của Đan Mạch. Các thông số quan trắc bao gồm:
NO, NO
2
, SO
2
, CO, PM
10
, O
3
và một số thông số khí tượng.
1.2.1.3 Hàn Quốc [3, 4, 7, 9, 10]
Do phát triển kinh tế nhanh thông qua quá trình công nghiệp hóa ồ ạt, các
vấn đề ô nhiễm không khí, nước và đất đang trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó
người dân của nước này đã nhận thức hơn về các vấn đề nan giải ô nhiễm, mà đất
nước đang phải gánh chịu. Để đáp ứng với thách thức này. Chính phủ Hàn Quốc đã
tiến hành các hành động giải quyết các loại ô nhiễm môi trường khác nhau
 Quan trắc chất lượng nước:
Cả nước có 1348 trạm quan trắc chất lượng nước, quan trắc thường xuyên 32
thông số chất lượng nước chủ yếu, do 6 cơ quan môi trường vùng của Bộ Môi
trường phụ trách.
 Quan trắc chất lượng không khí:
Cả nước có 68 trạm quan trắc chất lượng không khí tự động và bán tự động
đặt tại các thành phố lớn và các tổ hợp công nghiệp, các thông số đo gồm: SO
2
, CO,
NO
x

, TSP, O
3
, THC, Pb.
1.2.1.4 Quan trắc môi trường ở Thái Lan [3, 4, 7, 9, 10]
 Quan trắc không khí:
Trong giai đoạn 1992 – 1996, Cục Kiểm Soát Ô nhiễm, Bộ KHCN & MT
Thái Lan đã xây dựng được hệ thống mạng lưới các trạm quan trắc không khí xung
quanh trên toàn lãnh thổ, bao gồm 54 trạm không khí xung quanh và 6 trạm khí
tượng tại năm vùng lãnh thổ. Mạng lưới này hoạt động liên tục và trực tuyến, các
16
thông số quan trắc bao gồm: TSP, CO, NO
x
, SO
2
, O
2
, THC và các thông số khí
tượng như tốc độ và hướng gió, nhiệt độ, độ ẩm, và áp suất khí quyển, lượng mưa
và bức xạ.
 Quan trắc chất lượng nước
Công tác quan trắc chất lượng nước của Thái Lan được chia làm 2 loại: quan
trắc chất lượng nước nội địa và quan trắc chất lượng nước ven biển
Nước nội địa: quan trắc nước nội địa được tiến hành tại các sông, kênh, hồ và
các loại thủy vực khác, kể cả nước ngầm. Về quan trắc nước sông, có khoãng 300
trạm, lấy mẫu nước trên 50 con sông trên cả nước. Các thông số quan trắc bao gồm:
nhiệt độ, pH, DO, BOD, COD, dầu mỡ, màu, kim loại nặng, xianua, phenol,
clorua,sunfat, hợp chất nito, photpho,TBVTV, coliform và feacal coliform.
Nước ven biển: có 200 trạm lấy mẫu nước ven biển, bao gồm các trạm ven
bờ và ngoài khơi. Các thông số quan trắc được chọn theo mục đích sử dụng của khu
vực ví dụ như các thông số kim loại nặng và thuốc BVTV cho nước nuôi trồng thủy

sản… Quan trắc chất lượng nước được thực hiện ít nhất 2 lần/năm vào mùa khô và
mùa mưa.
 Quan trắc chất thải nguy hại
Chỉ được tiến hành khi có kiện cáo hoặc khi xảy ra các vấn đề ô nhiễm nan
giải. Các thông số được sử dụng quan trắc chất thải nguy hại rất hạn chế, các thông
số được xác định theo mục đích quan trắc. Một số thông số quan trọng là các kim
loại nặng, thuốc trừ vật hại, dầu mỡ và một số dung môi. Các tiêu chuẩn phải được
tuân thủ để thực hiện các thủ tục lấy mẫu và phân tích.
1.2.2 Tình hình quan trắc môi trường ở Việt Nam [3, 16, 20]
Ở Việt Nam, nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác giám sát môi
trường nên từ năm 1995, mạng lưới quan trắc môi trường Quốc gia được xây dựng
và phát triển trên quan điểm hợp tác tối đa 8 bộ/ngành/địa phương liên quan để tận
dụng năng lực quan trắc và phân tích môi trường hiện có tại các Viện nghiên cứu,
trung tâm môi trường thuộc các Bộ, Ngành, địa phương.

×