Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thêm lượng chất xơ trong thực đơn của trẻ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.28 KB, 5 trang )

Thêm lượng chất xơ trong
thực đơn của trẻ
Rất hiếm bé hào hứng với một bữa ăn giàu chất
xơ dù chất xơ từ rau, củ, quả… mang lại nhiều ích
lợi cho sức khỏe của bé.
Tất nhiên, cha mẹ cần cân bằng lượng chất xơ trong
thực đơn của con chứ không phải khuyến khích con
ăn nhiều, ngay cả khi bản thân chất xơ không tạo
thêm mỡ thừa.
Thực phẩm giàu chất xơ

- Các loại quả tươi như táo, cam chuối, mận, lê…
- Các loại rau xanh như cải bắp, đậu đỗ…
- Ngoài ra, bánh mỳ (hoặc cơm) cũng chứa một
lượng chất xơ nhỏ.
Những thực phẩm này giàu chất xơ vì một khẩu phần,
cỡ dành cho bé có chứa 5g chất xơ, trong khi với
những loại thức ăn khác, lượng chất xơ chỉ từ 2,5g tới
4,9g cho mỗi khẩu phần.

Tham khảo hàm lượng chất xơ của một số thức ăn
như sau:
- Một củ khoai lang nướng, cỡ trung bình: 4,8g.
- Một bát con đậu đỗ được nấu chín: 6,6g.
- Một quả lê nhỏ, tươi: 4g.
- Một củ khoai tây nướng chín, cỡ trung bình: 3,8g.
- Một quả táo cỡ trung bình: 3,3g.
- Một quả cam cỡ trung bình: 3g.
- Một quả chuối chín, cỡ trung bình: 3g.
Cách tính hàm lượng chất xơ hợp lý: Cách đơn giản
để xác định số gram chất xơ dành cho bé trên 2 tuổi


là bạn cộng thêm 5 vào số tuổi của bé; chẳng hạn, bé
5 tuổi cần 10g (5+5) chất xơ mỗi ngày.
Từ tuổi 15 trở đi, bé cần khoảng 20-25g chất xơ mỗi
ngày. Người lớn cần khoảng 30-38g chất xơ mỗi
ngày.
Cách thêm chất xơ vào thực đơn hàng ngày cho
con

Bữa sáng: Cho bé ăn thêm một trong nhóm quả giàu
chất xơ là táo, cam hoặc chuối…
- Thêm rau xanh vào các món mỳ, cháo, soup… cho
bữa sáng của bé.
- Nếu cho bé ăn bánh ngọt, có thể đặt trên mặt bánh
những miếng táo, lê thái lát mỏng; nho khô hoặc quả
sơri, những lát kiwi…
- Các loại sữa tươi, sữa nguyên kem hoặc sữa công
thức cũng chứa một lượng chất xơ nhất định.
Bữa tối: Thông thường, các bé ăn bữa trưa ở lớp học;
cho nên, cha mẹ cần quan tâm đến bữa ăn phụ và bữa
tối của con.
- Nếu là bữa phụ, bé có thể ăn bánh mỳ (bánh
sandwiches) kẹp với nước sốt thịt, rau xay nhuyễn;
uống kèm nước ép táo, lê, xoài…
+ Các loại đỗ như đỗ xanh, đỗ đen, đỗ đỏ cũng giàu
chất xơ, dù được nấu (hầm) chín.
+ Nếu có thể, bạn thử nướng khoai lang cả vỏ rồi cho
bé thưởng thức vì khoai lang và vỏ khoai lang là
nguồn dồi dào chất xơ.
- Nếu là bữa tối thì ngoài những món như gà, cá, thịt
lợn, thịt bò… cần động viên bé ăn thêm rau xanh với

các hình thức luộc, nấu canh, xào, hầm…

×