Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nỗi khổ “ngứa mà không gãi được” pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.18 KB, 5 trang )

Nỗi khổ “ngứa mà không gãi được”
Khi bị ngứa ngáy ở đâu đó trên cơ thể, không có gì
“thỏa mãn” bằng việc chúng ta được gãi cho “đã ngứa”.
Đó là phản xạ tự nhiên của bất kỳ sinh vật nào, không riêng
gì con người, xuất phát từ hệ thần kinh - cụ thể là các nút
tận cùng ở các đầu dây thần kinh - khi nhận được kích
thích. Khó chịu nhất là ngứa mà không gãi được, vì không
phải lúc nào cũng có thể gãi, đặc biệt là những ở vùng nhạy
cảm và khi xuất hiện ở chốn đông người.

Biết tỏ cùng ai?

Ở tuổi 18, Thúy Lan, cô nữ sinh trường T. luôn là tâm điểm
chú ý và nhận được nhiều sự ngưỡng mộ từ các bạn đồng
trang lứa nhờ ngoại hình xinh xắn, học giỏi, tài năng và rất
hòa đồng với bạn bè. Vậy mà không hiểu sao thời gian gần
đây, Thúy Lan lại có những biểu hiện khác lạ như lúc nào
cũng bồn chồn, đứng ngồi không yên, thỉnh thoảng đỏ mặt,
cáu gắt vô cớ và không còn tham gia nhiều hoạt động thể
thao như trước đây cùng bạn bè. Kể cả người bạn thân nhất
của Thúy Lan cũng thắc mắc không hiểu điều gì khiến cô
bạn gái dễ thương lại đột ngột thay đổi tính tình như vậy.




Phụ nữ sẽ không thoải mái với các hoạt động hàng ngày khi
bị viêm nhiễm vùng kín (Ảnh minh họa)

Không ai biết thời gian gần đây, Thúy Lan luôn bị cảm giác
ngứa ngáy “vùng kín” đeo bám và quấy nhiễu mọi lúc mọi


nơi. Những khi chỉ có một mình, Thúy Lan mới dám động
tay thỏa mãn nỗi bức bối, nhưng những lúc ở chốn đông
người thì cô đành “lực bất tòng tâm”. Không thỏa mãn
được nhu cầu cần gãi, cũng không chia sẻ được với người
khác do tâm lý mắc cỡ, sợ bị hiểu lầm đã từng quan hệ tình
dục hoặc mất vệ sinh nên mới bị ngứa “vùng kín”, Thúy
Lan rơi vào tình trạng ức chế và mất tự tin trong mọi hoạt
động hằng ngày.

Đừng để ngứa mà không gãi được!

Trường hợp của Thúy Lan rất thường hay xảy ra với các
bạn gái tuổi mới lớn khi mắc phải bệnh phụ khoa cùng
những triệu trứng nhẹ ban đầu như: huyết trắng, mùi hôi,
ẩm ướt, ngứa ngáy… Bất kỳ phụ nữ nào ở độ tuổi sinh sản
cũng có nguy cơ mắc bệnh và không phân biệt đã quan hệ
tình dục hay chưa.

Hầu hết các chị em đều bị viêm nhiễm phụ khoa ít nhất một
lần trong đời, bệnh có thể được kiểm soát tốt ngay từ dấu
hiệu ban đầu, nhưng do thiếu hiểu biết về tâm tính của
“vùng kín” nên mới dẫn đến chuyện cam chịu “hòa bình”.
Thực chất nguyên nhân sâu xa của viêm nhiễm âm hộ âm
đạo chính là sự thay đổi độ pH axit sinh lý. Bình thường
môi trường âm đạo chứa cả vi khuẩn có lợi và có hại. Vi
khuẩn lợi giúp chuyển hóa Glycogen thành Acid Lactic,
giúp cân bằng môi trường âm đạo (pH acid <4,5). Trong
những thời kỳ nhạy cảm như hành kinh, mang thai, sinh
con…, hoặc vệ sinh kém, môi trường âm đạo dễ mất cân
bằng, trở thành nơi “đất lành chim đậu” để vi khuẩn gây hại

phát triển và gây ra viêm nhiễm.

Để loại trừ và bảo vệ âm đạo khỏi viêm nhiễm nhẹ, cách tốt
nhất là tái lập và cân bằng pH axit tự nhiên cho môi trường
âm đạo, ức chế các vi khuẩn gây bệnh. Hiểu được cơ chế
này, các bạn gái có thể tự xử lý bệnh với triệu chứng sơ
khởi bằng cách vệ sinh vùng kín với dung dịch vệ sinh phụ
nữ, hỗ trợ điều trị dạng nhẹ.

Bên cạnh việc hiểu và trang bị tốt kiến thức về phụ khoa để
kiểm soát tốt sức khỏe sinh sản, các bạn nữ cần lưu ý đến
những biểu hiện và thay đổi có chiều hướng nặng hơn của
vùng âm đạo và kịp thời đến gặp bác sĩ hay chuyên gia y tế
để có cách điều trị hợp lý

×