Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI cá rô PHI ở TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 79 trang )



































BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG












VƯƠNG VĂN OANH





ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ RÔ PHI Ở TỈNH QUẢNG NINH




LUẬN VĂN THẠC SĨ



Chuyên ngành : Nuôi trồng thuỷ sản
Mã số

: 60 62 70


Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Anh Tuấn




Nha Trang - 2011









LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo TS Phạm Anh Tuấn. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng vào bất
cứ mục đích nào.

Tác giả




Vương Văn Oanh











LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn tới ban Giám hiệu trường Đại học Nha Trang,
Phòng Đào tạo Đại học và sau Đại học, Khoa Nuôi trồng Thuỷ sản, trường cao đẳng
thuỷ sản cùng quý các thầy cô trong và ngoài Trường đã giảng dạy và tạo điều kiện
để tôi được học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cám ơn Chương trình hỗ trợ phát triển ngành Thủy sản
giai đoạn II (FSPSII), Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Quảng Ninh, Sở Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện tốt nhất trong quá
trình học tập và thực hiện luận văn thạc sĩ nuôi trồng thủy sản!
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS Phạm Anh Tuấn,
người đã định hướng và tận tình chỉ dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Lời cảm ơn xin được gửi tới các Phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn các huyện, thị, thành phố: Đông triều, Uông Bí, Yên Hưng, Đầm Hà,
móng Cái và Ủy Ban nhân dân các xã, phường tại các huyện, thị, thành phố đã tạo điều

kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập. Xin được gửi lời cảm ơn tới các hộ gia
đình đã sắp xếp thời gian và cung cấp thông tin trong luận văn này!
Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình cùng các bạn đồng nghiệp đã đóng góp
những ý kiến chia sẻ, ủng hộ và động viên tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Tác giả luận văn


Vương Văn Oanh





i

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
DANH MỤC CÁC HÌNH iv
MỞ ĐẦU 1
Chương I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm sinh học cá rô phi 3
1.1.1. Đặc điểm dinh dưỡng 3
1.1.2. Một số đặc điểm sinh thái của cá rô phi 3
1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng 4
1.1.4. Đặc điểm sinh sản 5
1.2. Tình hình sản xuất giống, công nghệ sản xuất giống 5

1.2.1. Nghiên cứu sản xuất giống cá rô phi trên thế giới 5
1.2.2. Nghiên cứu, sản xuất cá giống cá rô phi ở Việt Nam 8
1.3 Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới và Việt Nam 10
1.3.1.Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới. 10
1.3.2. Tình hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam 13
1.3.3. Thị trường tiêu thụ cá rô phi 14
1.3.4.Tình hình nuôi cá rô phi ở Quảng Ninh 16
Chương II- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 19
2.1.1. Thời gian nghiên cứu 19
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: 19
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu 19
2.2.1. Sơ đồ nội dung nghiên cứu 19
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 20
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu và xử lý số liệu 20
Chương III- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh 21
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 21
ii

3.1.2. Các tài nguyên 24
3.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 25
3.2. Hiện trạng nuôi cá rô phi tại Quảng Ninh 26
3.2.1. Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản 26
3.2.2. Hiện trạng nuôi cá rô phi tại tỉnh Quảng Ninh 29
3.2.3. Hiện trạng về công tác quản lý 42
3.3. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển nuôi cá rô phi tại Quảng Ninh. 43
3.3.1. Thuận lợi 43
3.3.2. Khó khăn 44

3.4. Định hướng phát triển nuôi cá rô phi ở Quảng Ninh 45
3.4.1. Quan điểm 45
3.4.2. Định hướng 46
3.4.3. Sản xuất giống 49
3.4.4. Công nghệ nuôi 49
3.5. Giải pháp phát triển nuôi cá rô phi tại Quảng Ninh 49
3.5.1.Giải pháp vốn đầu tư 49
3.5.2.Giải pháp sản xuất giống 50
3.5.3. Giải pháp mô hình tổ chức quản lý sản xuất 50
3.5.4. Giải pháp khoa học công nghệ 51
3.5.5. Giải pháp thức ăn 51
3.5.6. Giải pháp quản lý 51
3.5.7. Giải pháp thị trường 52
3.5.8. Giải pháp dịch vụ và khuyến ngư 52
3.5.9. Giải pháp về cơ chế chính sách 52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 53
1. Kết luận 53
2. Đề xuất 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1. Sản lượng nuôi cá rô phi của một số nước sản xuất lớn 11

Bảng 1.2. Hiện trạng diện tích nuôi cá rô phi ở các vùng trong cả nước năm 2005 14
Bảng 1.3. Sản lượng cá rô phi nhập khẩu vào thị trường Mỹ 16
Bảng 3.1. Tiềm năng diện tích phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện/thị 27
Bảng 3.2. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2005-2010 28
Bảng 3.3. Hiện trạng sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt năm 2009 29
Bảng 3.4. Độ tuổi và trình độ chuyên môn của chủ hộ nuôi cá rô phi 30
Bảng 3.5. Ao nuôi cá rô phi quy mô hộ ở Quảng Ninh 31
Bảng 3.6. Sản lượng nuôi cá rô phi được điều tra năm 2010 31
Bảng 3.7. Một số thông số kỹ thuật nuôi cá rô phi tại Quảng Ninh 32
Bảng 3.8. Tỉ lệ nguồn cung cấp giống cho các hộ nuôi cá rô phi ở Quảng Ninh 34
Bảng 3.9. Tỷ lệ các loại thức ăn sử dụng nuôi cá rô phi ở Quảng Ninh 35
Bảng 3.10. Kết quả điều tra người nuôi về dịch bệnh và biện pháp phòng trừ 37
Bảng 3.11. Hạch toán mô hình nuôi cá rô phi thương phẩm/vụ (5000m
2
) 38
Bảng 3.12. Khả năng tiếp cận nguồn cung cấp cá rô phi thương phẩm 39
Bảng 3.13. Kích cỡ và giá cá rô phi mua vào, bán ra ở các vùng tiêu thụ 40
Bảng 3.14. Diện tích các loại hình mặt nước chưa nuôi trồng thuỷ sản 47
Bảng 3.15. Cơ cấu sử dụng diện tích mặt nước nuôi cá rô phi ở Quảng Ninh 47



iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 1.1. Sản lượng nuôi cá rô phi trên thế giới giai đoạn 1990 - 2007 10
Hình 1.2. Sản lượng nuôi cá rô phi 11
Hình 2.1. Sơ đồ nội dung nghiên cứu tình hình nuôi cá rô phi tại Quảng Ninh 19

Hình 3.1. Tỷ lệ nguồn giống cung cấp cho các hộ nuôi 34
Hình 3.2. Tỷ lệ các loại thức ăn sử dụng nuôi cá rô phi ở Quảng Ninh 35
Hình 3.3. Sơ đồ kênh tiêu thụ cá rô phi thương phẩm tại Quảng Ninh 39
Hình 3.4. Phân loại cá rô phi xuất khẩu tại Quảng Ninh 41


1

MỞ ĐẦU
Sự cần thiết nghiên cứu

Quảng Ninh là tỉnh ven biển phía đông bắc của tổ quốc, có vị trí thuận lợi và
tiềm năng lớn về diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên cả 3 loại hình mặt nước (nước ngọt,
nước lợ và nước mặn). Với trên 250 km bờ biển chạy dài từ Yên Hưng đến Móng Cái,
vùng ven bờ biển chủ yếu là các bãi triều, trương cát, bãi bồi rất thuận lợi cho việc
phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ. Đồng thời, tỉnh cũng có diện tích vùng nội thuỷ
rộng trên 6.000 km
2
, hệ thống sông, suối dày đặc, có nhiều đồi núi tạo nên những
thung lũng và hệ thống hồ chứa nước rất lớn bao gồm hàng ngàn ha diện tích chuyển
đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản tạo điều kiện thuận lợi cho
phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.

Qua số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng
Ninh năm 2009 cho thấy có khoảng 1/4 diện tích tiềm năng được đưa vào sử dụng. Đối
với diện tích nuôi thuỷ sản nước ngọt vẫn chủ yếu sử dụng hình thức nuôi quảng canh
cải tiến, bán thâm canh và các loài thủy sản được nuôi chủ yếu là các loài cá truyền
thống có giá trị kinh tế thấp. Đối với diện tích nuôi thuỷ sản nước lợ tập trung chủ yếu
nuôi tôm sú, tôm chân trắng bán thâm canh và thâm canh, tuy nhiên hiệu quả kinh tế
của mô hình này không ổn định, rủi ro cao cho người nuôi.

Đứng trước thực trạng trên, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh có chủ trương và chỉ đạo
ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từng bước quy hoạch và đưa vào khai thác
có hiệu quả diện tích đất đai mặt nước, quy hoạch và xây dựng các vùng nguyên liệu
tập trung
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã xác định phát triển thủy sản như
một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong đó phát triển đồng đều trên cả phương
diện khai thác và nuôi trồng thủy sản để tận dụng tối đa tiềm năng sẵn có. Đối với
nuôi trồng thủy sản, cá rô phi được xác định là đối tượng kinh tế chủ lực được đưa
vào nuôi trong các vùng nước ngọt và một phần nước lợ. Nhiều mô hình, dự án nuôi
cá rô phi đã được thực hiện để nhân rộng và cho hiệu quả kinh tế cao, năng suất nuôi
đạt 10- 15 tấn/ha, lợi nhuận 40-60 triệu đồng/ha. Hiện nay phong trào nuôi cá rô phi
đơn tính đang có chiều hướng phát triển mạnh ở Quảng Ninh. Tuy nhiên, khi sản
xuất đại trà do khả năng sản xuất và cung ứng con giống còn hạn chế, chất lượng con
2

giống chưa đảm bảo, công nghệ nuôi chưa hoàn thiện, dịch vụ hậu cần còn hạn chế
dẫn đến cá nuôi chậm lớn, kích cỡ thương phẩm nhỏ, dịch bệnh phát sinh, giá thành
sản xuất cao dẫn đến hiệu quả nuôi thấp, chưa thúc đẩy được sản xuất. Do đó, vấn đề
đặt ra là Quảng Ninh nên phát triển nuôi cá rô phi như thế nào cho hợp lý và mang
tính bền vững.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên và được sự đồng ý của trường đại học Nha
Trang, chúng tôi triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải
pháp phát triển nuôi cá rô phi ở tỉnh Quảng Ninh”. Kết quả của đề tài là nguồn dữ
liệu quan trọng làm cơ sở định hướng phát triển nuôi cá rô phi của tỉnh Quảng Ninh.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Góp phần trong việc định hướng phát triển nuôi cá rô phi của tỉnh Quảng Ninh.
Mục tiêu cụ thể:
• Đánh giá được hiện trạng nuôi cá rô phi ở tỉnh Quảng Ninh.
• Đề xuất được một số giải pháp, định hướng phát triển nuôi cá rô phi ở tỉnh

Quảng Ninh trong thời gian tới.












3

Chương I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đặc điểm sinh học cá rô phi
Cá rô phi (Oreochromis niloticus) thuộc họ Cichlidae, bộ Perciformes, là loài cá
có nguồn gốc Châu Phi, đến nay chúng được phân bố trên 100 quốc gia trên thế giới
[15]. Cá rô phi là tên gọi chung khoảng 80 loài, nhưng chỉ có khoảng 10 loài có giá trị
trong nuôi trồng thủy sản (Schoenen 1982: Pullin, 1983: Pillay 1988). Theo FAO
(2002) [19], trong mấy thập kỷ gần đây có 3 loài cá rô phi được nuôi phổ biến là cá rô
phi vằn (Oreochromis niloticus), cá rô phi xanh (O.aureus) và cá rô phi đen (O.
mosambicus). Sản lượng cá rô phi thế giới của 3 loài này chiếm chủ yếu, trong đó sản
lượng rô phi vằn chiếm tới 83% tổng sản lượng cá rô phi trên thế giới. Cá rô phi vằn
được coi là loài có nhiều ưu điểm bởi chúng có khả năng thích nghi với các điều kiện
môi trường nước khác nhau chịu được chất lượng môi trường nước kém, ít bị bệnh
dịch, chất lượng thịt thơm ngon [15], [32], [35]. Đặc biệt, chúng có khả năng chịu điều
kiện môi trường oxy hoà tan thấp [17]

.
1.1.1. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá rô phi là loài ăn tạp, thức ăn của chúng chủ yếu thực vật phù du (tảo lục và
tảo lam), động vật phù du, mùn bã hữu cơ, ấu trùng côn trùng, động vật đáy [24], [37].
Trong quá trình nuôi, người ta bổ dùng thức ăn nhân tạo; ngô, cám gạo bột cá và thức
ăn công nghiệp Tuy nhiên, ở từng giai đoạn phát triển của cá việc sử dụng thức ăn
khác nhau.
Ở giai đoạn cá hương chúng ăn sinh vật phù du, chủ yếu là động vật phù du và
một ít thực vật phù du.
Ở giai đoạn cá giống đến cá trưởng thành chúng chủ yếu ăn mùn bã hữu cơ và
thực vật phù du. Đặc biệt cá rô phi có khả năng hấp thụ 70-80% tảo lục, tảo lam mà
các loài cá khác khó có khả năng tiêu hoá [3], [8], [11].
1.1.2. Một số đặc điểm sinh thái của cá rô phi
1.1.2.1. Nhu cầu oxy hoà tan (DO)
Cá rô phi có thể chịu được mức oxy hoà tan 0,1mg/lít [15]. Khi hàm lượng oxy
hoà tan trong nước dưới 1mg/lít chúng có thể sử dụng oxy trong không khí [18]. Tuy
nhiên, tỷ lệ sống của cá giảm sẽ phụ thuộc thời gian kéo dài trong tình trạng oxy hoà
4

tan trong nước thấp. Cá rô phi sống được trong bể nước có hàm lượng oxy hòa tan
1,2mg/l trong thời gian 36 giờ nếu nước được duy trì chất lượng tốt [15].
1.1.2.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động trao đổi chất trong cơ thể cá,
tăng trưởng, phát triển và các hoạt động sinh lý khác của cá, nhiệt độ giới hạn cá rô phi
từ 11- 42
o
C. Nhiệt độ thích hợp cho tăng trưởng của cá trong khoảng 20 -35
o
C, nhiệt
độ tối ưu cho sự sinh trưởng, phát triển của cá khoảng 28- 30

o
C [15].
1.1.2.3. Giá trị pH
Giá trị pH ảnh hưởng tính độc của amonia, nitrit và Hydrogen sulfphile. pH quá
cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng tới sức khoẻ cá và quá trình trao đổi chất trong thủy
vực. Ngưỡng pH giới hạn của cá rô phi từ 4- 11 đối với cá rô vằn [18], ngưỡng pH
thích hợp 6,5 - 9 [36].
1.1.2.4. Độ muối
Cá rô phi có thể sinh trưởng và phát triển trong môi trường nước ngọt, nước lợ
và có thể phát triển ở nước biển có độ mặn 32‰. Cá phát triển tối ưu ở độ mặn dưới
5‰ (15). Tuy nhiên, khả năng thích ứng với nồng độ muối còn phụ thuộc vào kích cỡ,
tuổi, điều kiện khí hậu Cá càng nhỏ thì ngưỡng độ mặn càng thấp.
1.1.2.5. Ammonia và Nitrite
Trong nước ammonia tồn tại 2 dạng NH
3
và NH
4
+

và được gọi là ammonia
Nitrogen tổng số. Sự chuyển hoá ammonia ở 2 dạng NH
3
và NH
4
+

phụ thuộc độ pH và
nhiệt độ của nước, hàm lượng NH
3
tăng cao khi pH và nhiệt độ nước tăng cao.

Ammonia ở dạng NH
4
+
không gây độc cho thuỷ sinh vật, trừ khi hàm lượng quá cao.
Ammonia ở dạng NH
3
gây độc cho cá, tôm. Nồng độ ammonia gây độc cho cá phụ
thuộc hàm lượng oxy hòa tan và tình trạng sức cá, khi hàm lượng oxy hòa tan trong
nước thấp thì NH
3
gây độc cho cá với nồng độ thấp, cá có thể chết ở nông độ ammonia
0,5mg/l [15].
1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng
Cá rô phi lớn nhanh, tuy nhiên tốc độ lớn của cá phụ thuộc vào nhiệt độ,
thức
ăn, mật độ nuôi và loài cá. Cá rô phi vằn sau một tháng tuổi đạt 2-3 gam /con.
Sau hai tháng tuổi cá đạt 15-20gam/con. Nuôi cá thương phẩm sau 5-6 tháng nuôi cá
đực có thể đạt 400-500gam/con [3], [5], [8].
5

1.1.4. Đặc điểm sinh sản
Cá rô phi là loài cá thành thục và sinh sản trong điều kiện bình thường ao nuôi
mà không cần tác nhân kích thích sản. Cá rô phi O. niloticus đực đào hố ở đáy ao, cá
cái đẻ trứng vào hố cùng thời điểm đó cá đực tưới tinh dịch vào trứng của cá cái. Sau
khi trứng đã thụ tinh cá cái nhặt trứng vào miệng và ấp trứng trong miệng. Mỗi cá cái
trung bình đẻ từ vài trăm đến 2.000 trứng/lứa. Thời gian ấp tính từ khi cá cái nhặt
trứng từ ổ để ấp trong miệng đến khi thành cá bột khoảng 10 ngày. Thời gian ấp đến
khi nở tuỳ thuộc nhiệt độ nước, ở nhiệt độ 20
o
C thời gian ấp kéo dài tới 6 ngày, ở nhiệt

độ 30
o
C thời gian kéo dài khoảng 3 ngày. Sau khi nở cá bột tiếp tực đựơc cá mẹ bảo vệ
đến khi cá con tiêu hết noãn hoàng thì chúng sống độc lập [25].
Tóm lại, cá rô phi là một đối tượng dễ nuôi, thích nghi với môi trường sinh thái
rộng là nước ngọt, lợ và mặn, phát triển tốt trong môi trường nước ngọt, nước lợ, phổ
thức ăn rộng, khả năng chịu đựng tốt với các yếu tố bất lợi của môi trường. Tốc độ
sinh trưởng nhanh, chất lượng thịt thơm ngon. Vì vậy, cá rô phi là đối tượng nuôi kinh
tế, thích hợp phát triển ở nước ta.
1.2. Tình hình sản xuất giống, công nghệ sản xuất giống
1.2.1. Nghiên cứu sản xuất giống cá rô phi trên thế giới
Cá rô phi là loài cá thành thục và sinh sản trong điều kiện bình thường ao nuôi
mà không cần tác nhân kích thích sinh sản. Ban đầu nguồn cá rô phi giống cung cấp
cho nuôi thương phẩm được lấy từ tự nhiên [25]. Do nhu cầu về giống cá rô phi ngày
càng cao nên người ta đã tiến hành sản xuất giống. Có 2 phương pháp sản xuất giống
cá rô phi là sản xuất giống cá rô phi trong ao và sản xuất giống trong giai.
Pillay (1990) [30] đã mô tả kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi trong ao đất. Cá bố
mẹ đã thành thục được thả chung trong một ao đã được chuẩn bị sẵn và cho ăn hàng
ngày. Trong thời gian này cá tự sinh sản trong ao, sang tháng thứ 2 chuyển cá bố mẹ
sang ao khác và dùng ngay ao cho đẻ làm ao ương cá bột. Quá trình nuôi vỗ, cho đẻ tiếp
tục được lặp lại ở ao kế tiếp. Nhược điểm phương pháp này là kích cỡ cá giống không
đồng đều, mặt khác do kích cỡ cá ương không đều nên có hiện tượng những con lớn tấn
công con nhỏ hơn. Để hạn chế nhược điểm này hàng ngày người ta tiến hành vớt cá bột
khi thấy chúng bơi thành đàn trong ao rồi chuyển sang ao khác ương riêng. Phương
pháp cho sinh sản cá rô phi trong ao đất dễ áp dụng, giá thành sản xuất rẻ nên được áp
dụng ở nhiều nước như ở Trung Quốc, Thái Lan, Phillipines
[25], [30].

6


Phương pháp sản xuất giống trong giai, lồng được áp dụng trong ao đất, các mặt
nước hở. Giai được làm bằng lưới nylon 10 x 2 x 1 m. Mật độ thả cá bố mẹ 4 con/m
2
,
tỷ lệ đực cái là 1:3. Khi thấy cá bột xuất hiện tiến hành thu cá bột đưa sang ương trong
giai có kích cỡ 10 x 2 x 1,5 m, mật độ ương khoảng 1000 con/m
2
. Phương pháp này ưu
điểm quản lý tốt sự sinh sản đàn cá bố mẹ được áp dụng trong chọn giống và tạo ra
con lai toàn đực ở nhiều nước trong đó có Việt Nam [25], [30].
Nuôi cá rô phi thương phẩm bằng con giống lấy từ tự nhiên và cá thuần để nuôi
thường chậm lớn và không kiểm soát được mật độ do thành thục sớm, dễ sinh sản tự
nhiên trong ao nuôi. Trong quá trình ấp trứng trong miệng cá cái thường ngừng tăng
trưởng [22], [25], [30]. Để nâng cao tốc độ lớn của cá nuôi và việc kiểm soát mật độ
thả dễ dàng người nuôi cá rất quan tâm đến sử dụng các đàn cá rô phi đơn tính đực.
Nuôi cá rô phi đơn tính do cá không có khả năng sinh sản, giúp kiểm soát được quần
đàn cá trong ao, cá có thể tận dụng tốt dinh dưỡng cho sinh trưởng. Để tạo quần đàn cá
rô phi đơn tính đực có nhiều phương pháp khác nhau: (a) Chọn cá đực, cá cái riêng
biệt dựa vào khác biệt hình thái bên ngoài giữa cá đực và cá cái, (b) chuyển giới tính
bằng hormone, (c) phương pháp lai xa và tạo cá siêu đực [25], [27], [28], [29], [30].
Tạo ra đàn cá đơn tính đực bằng cách loại bỏ cá cái dựa vào quan sát bộ phận
sinh dục ngoài bằng mắt thường là phương pháp sơ khai, đơn giản, tốn nhiều nhân
công và chỉ thực hiện khi đã phân biệt rõ cá đực, cái bằng hình thái ngoài (khi cá đạt
cỡ 5-10 g/con). Sự chính xác phương pháp này thấp và phụ thuộc tay nghề của người
chọn [31]. Theo Mire (1995) đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi ở Israel trong
những năm 1970. Tuy nhiên, hiện nay rất ít cơ sở sản xuất giống sử dụng phương pháp
này để sản xuất cá rô phi đơn tính [29].
Sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng cho ăn hormone được áp dụng rộng rãi
trên thế giới trong vòng 20 năm gần đây, cá rô phi 5-7 ngày tuổi sau khi tiêu hết noãn
hoàng được cho ăn thức ăn có trộn hormone (thường dùng 17α-Methyltestosterone,

liều lượng 60mg/kg thức ăn, trong khoảng thời gian từ 21 ngày). Công nghệ tương đối
đơn giản, kết quả ổn định, tạo đàn cá có tỷ lệ đực khá cao đạt 92-100%, dễ áp dụng và
đầu tư thấp hơn so với phương pháp lai xa và chọn cá đực bằng tay. Hiện công nghệ
này được áp dụng khá phổ biến trong sản xuất cá rô phi đơn tính đực ở Thái Lan,
Phillippines, Brazil, Israel, Trung Quốc [25], [34]. Tuy nhiên những lo ngại về ảnh
7

hưởng của hormone sử dụng đến môi trường và sức khỏe con người đã thúc đẩy việc
tìm kiếm các công nghệ khác tạo cá rô phi đơn tính đực [25].
Năm 1994-1997, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I áp dụng thành công
nghệ chuyển giới tính cá rô phi bằng hormone từ Học viện Công nghệ Châu Á (AIT).
Trứng cá rô phi được thu từ khi cá mẹ đang ấp trong miệng đưa vào ấp nhân tạo trong
hệ thống khay ấp. Cá sau khi tiêu hết noãn hoàng được đưa ra giai cắm trong ao để
ương, cá được cho ăn thức ăn bằng bột cá nghiền mịn trộn với 17α- Methyltestosteron
với liều lượng 60mg/kg thức ăn, vitamin C được bổ sung 10g/1kg thức ăn. Sau 21
ngày xử lý cá đạt tỷ lệ sống 72,2%, tỷ lệ đực đạt trên 95% [6]. Đến nay công nghệ sản
xuất cá rô phi đơn tính được áp dụng rộng rãi trên cả nước.
Công nghệ lai xa và công nghệ cá siêu đực được xây dựng trên cơ sở khoa học
di truyền điều khiển giới tính ở cá rô phi. Hicking (1960) (trích bởi Pillay,1990) cho
lai 2 loài O. urolepis, O. hurnorum với O. mossambicus tạo ra thế hệ con đơn tính đực,
các nghiên cứu sau này được tiến hành trên nhiều loài khác nhau: T. nilotica x T.
nornorum (Pruginin and Kanyike, 1960), T. nilotica X T. aurea (Fishelson, 1962), T.
nilotica X T. variabilis, T. spilurus niger X T. hornorum, T. vulcani X T. hornorum, T.
vulcani X T. aurea, T. nilotica X T. macrochir (Lessent, 1968). Công nghệ lai xa ngoài
việc tạo thế hệ con lai toàn đực còn cải thiện tốc độ sinh trưởng, khả năng chịu lạnh
[30]. Tuy nhiên, tỷ lệ đực ở đàn con lai dao động từ 70-100% và phụ thuộc vào mức
độ “thuần chủng” cá bố mẹ. Tỷ lệ cá đực còn có sự khác biệt khi sử dụng các loài khác
nhau. Do vậy, ngay ở Trung Quốc, Đài Loan và Israel công nghệ lai xa mới sử dụng ở
một phạm vi nhất định. Để có đàn cá toàn đực thường vẫn phải kết hợp lai xa với công
nghệ chuyển giới tính bằng hormone có điều chỉnh về thời gian và hàm lượng

hormone trong thức ăn hoặc tiến hành chọn cá đực bằng tay ở đàn cá lai khi cá giống
đạt tới kích cỡ 10-20 g/con. Các nước áp dụng công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính
bằng lai xa gồm: Đài Loan, Israel, Trung Quốc [23], [27, [28], [33].
Gần đây, dựa trên cơ chế di truyền điều khiển giới tính ở cá rô phi bằng việc tạo
ra các cá cái giả (XY) và kỹ thuật lai phân tích hướng tới tạo hàng loạt cá rô phi đực có
kiểu gen giới tính (YY). Khi sử dụng cá siêu đực (YY) sinh sản với cá cái thường
(XX) tạo đàn cá toàn đực (XY). Dựa trên cơ chế di truyền điều khiển giới tính người ta
đã tạo ra đàn cá rô phi siêu đực O. niloticus dòng Egypt- Swansea lai các dòng cá rô
phi vằn O. niloticus để tạo ra cá rô phi đơn tính. Tuy nhiên, tỷ lệ cá đực tạo ra không
8

ổn định, khác nhau trên từng cá cái. Công nghệ vẫn được áp dụng trong phạm vi
nghiên cứu, chưa được áp dụng phổ biến trong sản xuất [12].
Trong vòng 20 năm gần đây, nhiều nước đã tiến hành những nghiên cứu nhằm
nâng cao chất lượng giống cá rô phi, đặc biệt nâng cao tốc độ sinh trưởng, khả năng
chịu lạnh và khả năng chịu mặn của cá thông qua chọn giống. Dự án cải thiện chất
lượng di truyền cá rô phi (GIFT) được tiến hành từ năm 1988 dưới sự hợp tác của 4 tổ
chức: Trung tâm quốc tế quản lý nguồn lợi động vật thuỷ sản (ICLARM), Cục thuỷ
sản và nguồn lợi thuỷ sản Phillipines (BFAR), Trung tâm nuôi trồng thuỷ sản nước
ngọt/Trường đại học miền trung Luzon (FAC/CLSU) và Viện nghiên cứu nuôi trồng
thuỷ sản Nauy (AKVAFORSK) bằng nguồn kinh phí Ngân hàng phát triển Châu Á
(ADB) và Chương trình phát triển Liên hiệp Quốc(UNDP). Từ năm 1988-1995, dự án
đã tiến hành chương trình chọn giống nâng cao tốc độ sinh trưởng cá rô phi vằn dựa
trên chọn lọc gia đình đã tạo cá rô phi vằn dòng GIFT. Cá rô phi vằn dòng GIFT đã
được nuôi thử nghiệm và được dùng làm giống nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Kết
quả thử nghiệm đã khẳng định cá rô phi dòng GIFT có tốc độ sinh trưởng vượt trội so
với các dòng cá rô phi hiện có ở một số nước Châu Á và Châu Phi. Trong vòng 5 năm
từ năm 1992- 1997 mục tiêu Chương trình chọn giống là chọn lọc tính trạng tăng
trưởng. Tuy nhiên, các tính trạng khác cũng được chọn lọc như: tỷ lệ sống, khả năng
kháng bệnh và tuổi thành thục muộn. Thành công dự án đã mở ra cơ hội chọn giống cá

rô phi tại nhiều quốc gia, đàn cá rô phi tạo ra từ dự án GIFT đã cung cấp cho nhiều
nước để tiếp tục chọn giống như ở Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Fiji,
Thái Lan, Bangladesh và Philippines [16].
1.2.2. Nghiên cứu, sản xuất cá giống cá rô phi ở Việt Nam
Năm 1951, lần đầu tiên cá rô phi đen (O. mossambicus) được nhập vào Việt
Nam từ Thái Lan [12]. Năm 1973, cá rô phi vằn (O. niloticus) đã được di nhập vào
miền Nam nước ta từ Đài Loan, đến năm 1977 chúng được chuyển ra miền Bắc nuôi.
Tuy nhiên, do không quản lý tốt dẫn đến sự lai tạp với loài cá rô phi đen (O.
mossambicus) khiến cho chất lượng di truyền của loài cá rô phi vằn này đã bị thoái
hoá, kéo theo sản lượng cá rô phi của nước ta trong những năm cuối những năm 1980
đầu những năm 1990 bị giảm sút nghiêm trọng [2].
Từ năm 1993- 1994, một số dòng cá rô phi đã được nhập nội:
9

- Cá rô phi vằn dòng Thái và cá rô phi dòng GIFT thế hệ chọn giống thứ 5 nhập
từ Thái Lan.
- Cá rô phi vằn dòng Swansea và cá rô phi xanh O.aureus nhập từ Philippines.
- Cá rô phi hồng Oreochromis sp nhập từ Đài Loan và Thái Lan.
Qua nuôi thử nghiệm tại một số địa phương cho thấy cá rô phi dòng GIFT thể
hiện sự vượt trội về sinh trưởng, thích ứng với điều kiện nuôi cá ở nước ta [2]. Sức
tăng sinh trưởng cá dòng GIFT cao hơn các dòng cá khác hiện có ở Việt Nam từ 15-
20% [4]. Hiện nay, cá rô phi dòng GIFT được người nuôi quan tâm và nuôi phổ biến ở
nước ta. Để ổn định và nâng cao phẩm giống của dòng rô phi (GIFT) mới nhập, từ
năm 1998 đến nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 (Viện 1) đã tiến hành
chương trình chọn giống cá rô phi dòng GIFT với 2 tính trạng là tăng trưởng và khả
năng chịu lạnh. Năm 2000, đã chọn được dòng cá rô phi thế hệ thứ 4 có sức sinh
trưởng cao hơn 16,6 % so với đàn cá GIFT ban đầu [4]. Chương trình chọn giống này
vẫn tiếp tục được tiến hành ở Viện 1 với nguồn kinh phí của dự án NORAD. Cá rô phi
chọn giống thể hiện tính ưu việt tăng trưởng nhanh, thích ứng với điều kiện khí hậu
Việt Nam. Từ năm 2002 đến nay cá rô phi dòng GIFT đã phát tán 2,5 triệu cá rô thuộc

thế hệ chọn giống thứ 3, 4, 5 trong hầu hết các địa phương trong cả nước.
Bên cạnh những nghiên cứu chọn giống và thuần hoá cá rô phi trong điều kiện
khí hậu Việt Nam, các nghiên cứu về sản xuất giống cũng được tiến hành hiện nay
việc áp dụng sản xuất cá rô phi đơn tính tại nước ta.
Năm 1997, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I đã tiến hành nghiên cứu lai
xa: O. niloticus dòng Egypt- AIT lai với O. aureus, Cá siêu đực O. niloticus dòng
Egypt- Swansea lai với O. aureus và cá siêu đực O. niloticus dòng Egypt- Swansea lai
với cá cái đực O. niloticus nhằm tạo ra đàn cá đơn tính tỷ lệ đực trung bình 65,3-
83,2% [13]. Do tỷ lệ cá đực tạo ra không ổn định nên kỹ thuật này không được áp
dụng phổ biến tại nước ta.
Theo Phạm Anh Tuấn (2006), số cơ sở sản xuất cá rô phi đơn tính nước ta tăng
liên tục trong mấy năm qua. Năm 2002, cả nước có 10 cơ sở sản xuất cá rô phi đơn
tính, đến năm 2004 đã có tới 57 cơ sở sản xuất cá rô phi đơn tính. Đáng chú ý tại miền
Nam, Trại cá giống Công ty thương mại quốc tế Việt Long với quy mô 20 ha tại Bến
Tre áp dụng công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính bằng hormone, năm 2004 công ty
sản xuất được 60 triệu cá rô phi đơn tính 21 ngày tuổi. Công ty TNHH Hải Thanh tại
10

Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2004 đã sản xuất 82 triệu cá rô phi giống, trong đó có
71 triệu cá rô phi hương và giống bằng công nghệ chuyển giới tính bằng hormone, 7
triệu cá giống hỗn hợp tính [14].
Mấy năm gần đây một số cơ sở tại các địa phương miền Bắc đã nhập công nghệ
sản xuất cá rô phi lai xa/khác loài từ Trung Quốc, Đài Loan xong sản lượng cá hương
tạo ra còn hạn chế về chất lượng, mặt khác chất lượng, tỷ lệ đực chưa được các cơ
quan có chức năng kiểm tra.
Do các cơ sở sản xuất giống thường không đáp ứng được số lượng cá giống
đúng vụ ở miền Bắc mặc dù đã áp dụng công nghệ lưu cá giống qua đông và sản xuất
cá giống trong vụ đông xuân tại các nguồn nước ấm [13]. Vì thế, hàng năm một lượng
cá giống chuyển từ miền Nam ra và cá từ Trung Quốc, Đài Loan sang đáp ứng nhu cầu
con giống tại các tỉnh miền Bắc. Tuy nhiên, cá nhập từ Trung Quốc hiện chưa có cơ

quan quản lý đánh giá chất lượng, theo nhận xét của người nuôi về chất lượng nguồn
cá này trái ngược nhau [13].
1.3 Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới và Việt Nam.
1.3.1.Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới.
Cá rô phi ngày càng trở nên quan trọng đối với nuôi trồng thủy sản của nhiều nước
trên thế giới. Tổng sản lượng rô phi năm 2010 ước tính sẽ lên tới trên 3 triệu tấn, cá rô phi
trở thành loài thuỷ sản phổ biến, một sản phẩm toàn cầu thực sự, phù hợp cả với nuôi quy
mô nhỏ lẫn công nghiệp đa quốc gia, tăng trưởng nhanh và hiệu quả, thích hợp với cả với
thức ăn giàu đạm lẫn thức ăn tự nhiên và người giàu cũng như người nghèo đều ưa
chuộng. Thêm vào đó, FAO dự báo tổng nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản trên
thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn, từ 133 triệu tấn năm 1999/2000 lên đạt 183 triệu tấn vào
năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm.
0
500
1000
1500
2000
2500
1
9
9
0
1
9
9
1
1
9
9
2

1
9
9
3
1
9
9
4
1
9
9
5
1
9
9
6
1
9
9
7
1
9
9
8
1
9
9
9
2
0

0
0
2
0
0
1
2
0
0
2
2
0
0
3
2
0
0
4
2
0
0
5
2
0
0
6
2
0
0
7

Năm
Sản lượng (nghìn tấn)

Hình 1.1. Sản lượng nuôi cá rô phi trên thế giới giai đoạn 1990 - 2007
11

Theo thống kê của FAO, tổng sản lượng cá rô phi trên thế giới đang tiếp
tục tăng một cách ngoạn mục, trong đó sản lượng nuôi chiếm 70%. Trong giai
đoạn 5 năm từ 2003-2007, sản lượng cá nuôi tăng đến 60%. Theo báo cáo sơ bộ
của FAO, sản lượng cá rô phi nuôi năm 2009 đã vượt quá 3 triệu tấn.
Nhà sản xuất cá rô phi lớn nhất thế giới là Trung Quốc, chiếm đến
45% tổng sản lượng toàn cầu. Các nhà sản xuất lớn khác đáng chú ý như Ai-
cập, Inđônêxia, Philippin, Thái Lan, Braxin, Đài Loan, Honđurat, Côlômbia,
Êcuađo, Sản lượng cá rô phi vằn (O. niloticus) chiếm đến 85% sản lượng cá rô phi.
Sản lượng cá rô phi khai thác tự nhiên năm 2007 đạt 769.900 tấn, tăng khá mạnh
so với 689.700 tấn năm 2003.
Bảng 1.1. Sản lượng nuôi cá rô phi của một số nước sản xuất lớn


Hình 1.2. Sản lượng nuôi cá rô phi
1.2.a. Sản lượng cá rô phi nuôi và khai thác trên thế giới;1.2.b Sản lượng nuôi cá rô
phi theo từng nước và khu vực
Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về nuôi và tiêu thụ cá rô phi. Các
hình thức nuôi rất đa dạng, từ những ao nhỏ, nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến
cho đến thâm canh và siêu thâm canh. Hầu hết sản lượng cá rô phi của Trung Quốc
12

là giống lai, có xuất xứ từ cá rô phi sông Nile, được coi là loài cá rô phi to và khoẻ
mạnh nhất [7].
Cá rô phi của Đài Loan xuất sang Mỹ, Nhật dưới dạng sản phẩm nguyên con

đông lạnh và phi lê. Các công ty nuôi cá rô phi ở Đài Loan đang có xu hướng chuyển
sang đầu tư vào Trung Quốc do các điều kiện trong đại lục thuận lợi hơn nên giá thành
sản xuất sẽ thấp hơn [9]. Ở Philippine có hai hình thức nuôi chủ yếu là nuôi cá rô phi
trong ao hồ và lồng, nuôi cá trong cả vùng nước ngọt và lợ, sản lượng cá rô phi nuôi ao
nước ngọt chiếm khoảng 56%, nuôi lồng nước ngọt là 37% và nuôi ao nước lợ là 7%
tổng sản lượng cá rô phi nuôi [14].
Thái Lan là nước nuôi cá rô phi mạnh ở khu vực Đông Nam Á. Nuôi cá rô phi
trong lồng ở Thái Lan phát triển rộng khắp đến Miền Bắc và Miền Trung [14], [20].
Trong những năm gần đây, các nước Châu Mỹ bắt đầu quan tâm đến cá rô phi,
đặc biệt sau các rủi ro của nghề nuôi tôm do dịch bệnh gây ra. Quốc gia sản xuất cá rô
phi nhiều nhất châu Mỹ là Mêhicô, kế đến là Brazil. Do tình hình sản xuất tôm trong
những năm gần đây gặp nhiều rủi ro thất bại vì bệnh dịch (chủ yếu là bệnh đốm trắng)
nên Ecuado đã chuyển sang phát triển nuôi cá rô phi ở những ao nuôi tôm nhằm cải
thiện môi trường, khi môi trường tốt hơn họ lại tiến hành nuôi tôm. Chu kỳ nuôi xen
kẽ tôm – cá đã chứng tỏ được hiệu quả [9].
Nghề nuôi cá rô phi chỉ mới bắt đầu phát triển ở Châu Phi. Ai Cập là nhà sản
xuất cá rô phi lớn nhất ở Châu Phi, năm 2003 đạt sản lượng 200.000 tấn, chiếm
90% sản lượng cá rô phi nuôi của châu lục. Trong đó, có một sản lượng đáng kể cá
được khai thác từ tự nhiên. Các quốc gia Ghana, Nigiênia, Kenia, Uganda,
Tanzania, Môzămbic, Nanibia, Botswana, Angola đều có sản sản lượng cá rô phi
nuôi không đáng kể và các quốc gia này cũng đang có kế hoạch phát triển nuôi cá
rô phi [14], [20].
Sản lượng cá rô phi nuôi ở châu Âu rất ít do khu vực này có nhiệt độ thấp
không thuận lợi để nuôi cá rô phi. Bỉ là nước nuôi nhiều nhất với sản lượng đạt khoảng
300 tấn/năm. Cá rô phi cũng được nuôi ở Hà Lan, Thuỵ Sỹ, Tây Ban Nha, Đức, Pháp
và Anh. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ cá rô phi ở các quốc gia này tăng lên, cá rô phi
được bày bán ở nhà hàng và các hệ thống siêu thị nhằm phục vụ cho bộ phận dân cư
có nguồn gốc từ Châu Á [9], [14].
13


Các nước Trung đông như Ả Rập Xê út, Cô oét và Lebanon chủ yếu nuôi cá rô
phi trong môi trường nước mặn nên loài nuôi phổ biến là O.spiluris. Do thiếu nguồn
nước nên các hoạt động nuôi thường bị giới hạn trong khi nhu cầu và giá bán cá rô phi
rất cao [9].
1.3.2. Tình hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam.

Nuôi cá rô phi ở nước ta có lịch sử phát triển hơn nửa thế kỷ và ngày càng được
nuôi phổ biến, cá rô phi được coi là đối tượng nuôi thích hợp với nhiều vùng nước
khác nhau, cá dễ nuôi. Gần đây, sự quan tâm của người nuôi đến cá rô phi đã tăng rõ
rệt, cá rô phi đã được nuôi khá phổ biến ở nhiều địa phương, người tiêu dùng sản
phẩm cá rô phi cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, vùng nuôi cá rô phi phần lớn còn phân tán,
quy mô nhỏ.
Hiện nay phần lớn diện tích nuôi cá rô phi của cả nước đang ở hình thức thả
ghép. Diện tích nuôi đơn, thâm canh còn rất ít, ước tính ít hơn 10% diện tích nuôi cá
[1], [14]. Hình thức nuôi cá rô phi ở nước ta khá đa dạng, chia theo mức độ đầu tư
gồm nuôi quảng canh, bán thâm canh và thâm canh, theo vị trí gồm nuôi cá rô phi
trong ao, đầm và trong lồng bè, theo đối tượng nuôi gồm nuôi đơn cá rô phi, nuôi ghép
cá rô phi với các loài cá truyền thống và nuôi ghép cá rô phi với tôm nước lợ.(h) Phần
lớn diện tích và sản lượng cá rô phi nuôi ở nước ta là từ các vùng nước ngọt, nuôi cá rô
phi vùng nước lợ, mặn đã bắt đầu được quan tâm.
Theo thống kê năm 2005 diện tích nuôi cá rô phi của cả nước là 29.717 ha
chiếm 3% tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, trong đó nuôi nước lợ, mặn là 5.184 ha
và nuôi nước ngọt là 24.533 ha (xem bảng 1.2).
14

Bảng 1.2. Hiện trạng diện tích nuôi cá rô phi ở các vùng trong cả nước năm 2005
Diện tích nuôi cá rô phi (ha)
Vùng/Khu vực
Tổng Nước lợ/mặn Nước ngọt
Toàn quốc 29.717


5.184

24.533

Đồng bằng Bắc Bộ 3.612

-

3.612

Ven biển Bắc Bộ 4.552

2.136

2.416

Trung du miền núi 2.355

-

2.355

Bắc Trung Bộ 1.685

660

1.025

Nam Trung Bộ 672


47

625

Tây Nguyên 1.570

-

1.570

Đông Nam Bộ 957

210

747

Tây Nam Bộ 14.314

2.130,5

12.183,5

(Nguồn: Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, 2006)
Các tỉnh phía Bắc loài cá rô phi được ưa thích nuôi là rô phi vằn (O. niloticus),
trong khi đó ở các tỉnh phía Nam ngoài rô phi vằn thì cá rô phi hồng (Oreochromis sp.)
cũng được sử dụng để nuôi ở nhiều nơi, đặc biệt là nuôi trong lồng bè ở Đông Nam Bộ.
Các tỉnh phía Nam điều kiện thời tiết thuận lợi nên có thể nuôi quanh năm. Các
tỉnh phía Bắc do ảnh hưởng gió mùa đông bắc, mùa đông lạnh nên hầu như chỉ tập
trung nuôi từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm.

1.3.3. Thị trường tiêu thụ cá rô phi
Cá rô phi nuôi ở nước ta hiện nay đang được tiêu thụ nội địa là chủ yếu. Trước
hết, sự phát triển của phong trào nuôi cá rô phi trong những năm gần đây đã tạo ra một
lượng sản phẩm hàng hoá đáng kể. Bên cạnh đó, nền kinh tế của nước ta những năm
qua có sự tăng trưởng tương đối ổn định, đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao,
nhu cầu sử dụng sản phẩm thuỷ sản nói chung, cá rô phi nói riêng ngày càng tăng;
trong khi đó các nguồn cung cấp thực phẩm khác gặp khó khăn như dịch cúm H5N1 ở
gia cầm, dịch lở mồm long móng ở gia súc. Vì vậy, thị trường tiêu thụ nội địa cá rô phi
có điều kiện phát triển mở rộng.
Các quốc gia sản xuất cá rô phi đều là những quốc gia tiêu thụ nhiều cá rô phi.
Chính nhu cầu tiêu thụ cá rô phi ở các quốc gia sản xuất cá rô phi đã thúc đẩy nghề
nuôi cá phát triển, làm cho cá rô phi trở thành sản phẩm thiết yếu, cung cấp dưỡng chất
cho người dân, đảm bảo an ninh thực phẩm và góp phần xoá đói giảm nghèo [9].
15

Năm 2010 mức tiêu thụ thuỷ sản là 26 kg/đầu người thì lượng tiêu thụ thuỷ sản
trong nước năm 2010 sẽ là 2,18 triệu tấn [10]. Theo dự báo thị trường nội địa sẽ có
những bước phát triển mới, đạt mức tăng từ 20 - 30%, do các nguyên nhân sau:
- Tình hình chính trị ở Việt Nam ổn định, thu hút khách du lịch và các hoạt
động quốc tế.
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các doanh nghiệp đã nhận thức
được tầm quan trọng của thị trường nội địa. Đồng thời, nhiều mặt hàng thuỷ sản đã
từng bước chiếm lĩnh được lòng tin của người tiêu thụ trong nước.
Ở nước ta cá rô phi nuôi phần lớn được tiêu thụ ngay tại địa phương, tập trung
ở các chợ trung tâm thành phố, thị xã, thị tứ. Các siêu thị ở các thành phố lớn Hà Nội,
Hồ Chí Minh sản phẩm cá rô phi tươi sống được tiêu thụ khá mạnh với giá từ 35.000 -
40.000 đ/kg. Cá rô phi có kích cỡ từ 400 g/con trở lên rất được người tiêu dùng ưa
thích và có giá cao hơn 5.000 – 7.000 đ/kg so với kích cỡ nhỏ hơn. Giá cá bán ở các
thành phố lớn cũng cao hơn ở các vùng khác. Giá cá còn biến động theo các tháng
trong năm, thời điểm trước và sau tết ở các tỉnh phía Bắc giá cao hơn các thời điểm

khác, vùng nông thôn thời điểm vào ngày mùa giá cao hơn, vùng ven biển các ngày
động trời khi nguồn khai thác cá biển hạn chế cá rô phi có giá bán cao hơn các thời
gian khác.
Ngoài ra, trong thời gian qua thị trường tiêu thụ cá rô phi trên thế giới đã có sự
phát triển khá, một số thị trường đáng quan tâm như:
- Thị trường Mỹ.
Mỹ là một quốc gia nhập khẩu cá rô phi nhiều nhất trên thế giới và cá rô phi là
một trong năm sản phẩm thủy sản được người tiêu dùng ưa chuộng nhất. Năm 2009,
Mỹ nhập khẩu 183.295 tấn sản phẩm cá rô phi, trị giá 696,1 triệu USD. Trung Quốc
là nhà cung cấp số 1 cho thị trường này, năm 2009 xuất khẩu 129.871 tấn, trị giá
407,6 triệu USD.
Các nhà xuất khẩu lớn khác cho thị trường Mỹ gồm Êcuađo, Honđurat,
Côxtarica và Inđônêxia tuy thị phần của các nước này chỉ ở mức khiêm tốn. Sản phẩm
chính nhập khẩu vào Mỹ là philê tươi ướp đá và đông lạnh, cá nguyên con tươi ướp đá
và đông lạnh.
Theo Globefish, cá rô phi nhập khẩu vào Mĩ năm 2010 sẽ giảm do sản
lượng cung cấp giảm và giá sẽ tăng khoảng 20%. Tuy nhiên, thực tế tổng nhập khẩu cá
16

rô phi vào Mỹ trong quý I/2010 vẫn tăng, đạt 8.600 tấn, tăng 4.400 tấn so với cùng kỳ
năm 2009, với sản phẩm nhập khẩu nhiều nhất là đông lạnh
.

Bảng 1.3. Sản lượng cá rô phi nhập khẩu vào thị trường Mỹ
Nhập khẩu cá Rô phi của Mỹ theo sản phẩm (1000 tấn)
2004 2005 2006 2007 2008
Đông lạnh nguyên con 57,3 56,5 60,8 46,9 49,6
Philê đông lạnh 36,2 55,6 74,4 100,6 100,6
Philê tươi 19,5 22,7 23,1 26,2 29,2
Tổng cộng 112,9 134,9 158,3 173,7 179,4

Các thị trường nhập khẩu đáng chú ý khác
Mê-hi-cô là nước nhập khẩu lớn thứ hai các sản phẩm cá rô phi của Trung Quốc
với khoảng trên 36.000 tấn năm 2009. Nga là nước nhập khẩu cá rô phi lớn thứ 3,
nhưng có tốc độ tăng rất mạnh. Để bù đắp một phần thiếu hụt do giảm nhập khẩu cá
tra, năm 2009 Nga đã nhập 21.900 tấn của Trung Quốc, tăng 28% so với năm2008.
EU là một thị trường tiêu thụ cá rô phi mới nổi, sự phát triển của thị trường còn
rất chậm. Các nước nhập khẩu chính là Pháp, Anh, Đức, Bỉ và Ba Lan, trong đó Pháp
có bước chuyển biến khá rõ, nhập khẩu 2.900 tấn cá rô phi của Trung Quốc trong
năm 2009, trong khi vài năm trước chưa hề có. Nhìn chung, EU đang mở rộng dần thị
trường tiêu thụ cá rô phi và theo dự đoán đến cuối năm 2010 tổng nhập khẩu cá rô phi
EU có thể đạt 20.000 tấn.
1.3.4.Tình hình nuôi cá rô phi ở Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh có tiềm năng về phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên cả 3 loại
hình mặt nước: nước ngọt, lợ, mặn. Cá rô phi tại Quảng Ninh được nuôi chủ yếu ở môi
trường nước ngọt và nước lợ. Nghề nuôi cá rô phi tại Quảng Ninh bắt đầu phát triển từ
những năm 2000. Hình thức nuôi lúc đó chủ yếu là nuôi ghép với các loài cá truyền
thống đối với các ao nuôi nước ngọt, còn các đầm nước lợ chủ yếu là nuôi theo hình
thức quảng canh cải tiến vì vậy năng suất nuôi rất thấp.
Trước tình hình trên, năm 2002 Sở thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo Trung
tâm Khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thuỷ sản chuẩn bị con giống cá rô phi đơn
tính và triển khai thực hiện 123 mô hình nuôi cá rô phi tại các huyện, thị trong tỉnh.
17

Thông qua mô hình đã chuyển tải khoa học kỹ thuật tới bà con nông dân và được bà
con nhiệt tình hưởng ứng.
Những năm gần đây, ngành thuỷ sản Quảng Ninh luôn quan tâm chỉ đạo Trung
tâm Khuyến nông, khuyến ngư; Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ
sản xây dựng các mô hình nuôi cá rô phi đơn tính tại các địa phương, vì vậy phong
trào nuôi cá rô phi đã tăng rõ rệt cả về diện tích nuôi, năng suất và sản lượng.
Đặc biệt năm 2009, 2010 Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt dự

án
:
“Xây dựng tiểu vùng nuôi cá Rôphi tập trung tại các vùng chuyển đổi đất nông
nghiệp cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản”.

Dự án thực hiện với mục tiêu:

- Xây dựng mô hình nuôi cá rô phi tập trung theo phương pháp thâm canh nhằm
phát huy hiệu quả cơ sở hạ tầng vùng chuyển đổi đất nông nghiệp năng suất thấp sang
nuôi trồng thuỷ sản, tạo việc làm có thu nhập cao, ổn định cho nông dân ở vùng đất
chuyển đổi.
- Nhằm sản xuất sản phẩm thuỷ sản có chất lượng, trước mắt cung cấp nhu cầu
tiêu dùng trong nước, tiến tới nhân rộng mô hình ra toàn bộ các diện tích chuyển đổi
đất nông nghiệp năng suất thấp trên địa bàn toàn tỉnh để sản xuất một lượng sản phẩm
hàng hoá lớn cung cấp làm nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu.
Kết quả dự án cho thấy: Năng suất nuôi trung bình đạt 12,5 tấn /ha, lợi nhuận
50-60 triệu đồng/ ha, đặc biệt là sự hào hứng nhiệt tình vào cuộc của nông ngư dân.
Qua kết quả đánh giá của Chi cục nuôi trồng thuỷ sản cho thấy: Bên cạnh
những kết quả đạt được, nghề nuôi thuỷ sản nước ngọt nói chung và nuôi cá rô phi nói
riêng còn nhiều tồn tại, khó khăn đó là:
- Việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước giữa các ngành và địa phương về quản
lý qui hoạch, vùng nuôi, lịch thời vụ… còn nhiều hạn chế, chưa gắn chặt với bảo vệ môi
trường sinh thái, bảo vệ nguồn lợi. Môi trường nuôi có biểu hiện ngày càng ô nhiễm. Bên
cạnh đó ý thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn lợi chưa cao, hệ thống thuỷ lợi
không đủ tiêu, thoát nước, mầm bệnh ngày càng lan rộng, nên tiềm ẩn nhiều rủi ro, thời
gian nuôi kéo dài, chi phí cho một vụ nuôi tăng và hiệu quả kinh tế giảm.
- Sản xuất giống cá rô phi đáp ứng cho nhu cầu của các địa phương còn hạn chế về
số lượng cũng như chất lượng, mầm bệnh trên con giống chưa kiểm soát được. Việc sản
18


xuất cung ứng giống thuỷ sản còn nhiều bất cập, qui hoạch các trại sản xuất trên toàn tỉnh
chưa đồng đều, chưa phù hợp với điều kiện phát triển của từng địa phương, dẫn đến rất
nhiều cá rô phi bột hoặc giống được nhập từ Trung Quốc vào tỉnh theo con đường tiểu
ngạch. Điều này gây nhiều trăn trở cho các nhà chức trách trong việc quản lý chất lượng
cũng như duy trì và phát huy những giống tốt đã nghiên cứu thành công.
- Vùng nuôi cá rô phi phần lớn còn phân tán, quy mô nhỏ, chưa thực sự tạo ra
vùng sản xuất hàng hoá tập trung, tạo nguyên liệu xuất khẩu, hình thức nuôi gồm nuôi
đơn và nuôi ghép, nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh và nuôi thâm canh, Nuôi
ghép và nuôi bán thâm canh là các hình thức nuôi phổ biến hơn cả.Nuôi thâm canh cá
rô phi còn chiếm tỷ lệ nhỏ, công nghệ nuôi còn lạc hậu. Đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu
sản xuất chưa tương xứng với yêu cầu của tiềm năng, việc tiếp thu, ứng dụng công
nghệ kỹ thuật còn hạn chế. Kết quả chuyển dịch cơ cấu sản xuất không đồng đều ở các
vùng, phần lớn hộ nông dân có thu nhập khá, song vẫn còn một số hộ, một số vùng
còn gặp khó khăn, nên còn nhiều ý kiến khác nhau khi nhìn nhận tình hình và kết quả
chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang nuôi thuỷ sản.

×