BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
TỪ HOÀNG NHÂN
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI, PHÂN BỐ VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN LỢI ẤU TRÙNG TÔM,
TÔM CON Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ ĐÔNG TÂY NAM BỘ
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60 62 70
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ ANH TUẤN
Nha Trang – 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để tôi thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Số liệu
sự dụng để thực hiện luận văn này đã được sự đồng ý của các chủ nhiệm đề tài và lãnh
đạo Viện nghiên cứu Hải sản.
Hải phòng, ngày 2 tháng 9 năm 2011
Tác giả luận văn
Từ Hoàng Nhân
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Ngô Anh Tuấn – Phó
trưởng Khoa Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang - người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận
văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo và các cán bộ trong
Khoa Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang đã có những chỉ dẫn quý báu
cũng như cung cấp những tài liệu cần thiết giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Trong thời gian học tập, thực hiện đề tài nghiên cứu luận văn tôi đã nhận được
sự tạo điều kiện, sự giúp đỡ nhiệt tình của các lãnh đạo, các đồng nghiệp trong Phòng
nghiên cứu Nguồn lợi Hải sản, Trung tâm quan trắc và cảnh báo môi trường biển và
Tổ Hải dương học - Viện Nghiên cứu Hải sản. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
quý báu đó.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, các đồng
nghiệp khác trong và ngoài Viện Nghiên cứu Hải sản đã luôn ủng hộ, động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 3
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 5
1.2.1 Một số yếu tố môi trường trong vùng nghiên cứu 5
1.2.1.1 Nhiệt độ 5
1.2.1.2 Độ mặn 5
1.2.1.3 Dòng chảy 6
1.2.1.4 Chất nền đáy 7
1.2.1.5 Sinh vật phù du 7
1.2.2 Tình hình nghiên cứu giáp xác ở biển Việt Nam 8
1.2.2.1 Thời kỳ trước 1954 8
1.2.2.2 Thời kỳ 1954 – 1975 8
a. Ở miền Bắc Việt Nam 8
b. Ở miền Nam Việt Nam 9
1.2.2.3 Thời kỳ 1975 – 1995 9
1.2.3 Đặc điểm khu hệ giáp xác vùng biển Việt Nam 11
1.2.4 Nghiên cứu về thành phần loài, phân bố và mùa vụ sinh sản 13
Chương 2- VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 15
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 15
2.2 Phương pháp nghiên cứu 16
2.2.1 Thiết bị thu mẫu ATT-TC 16
2.2.2 Thiết kế trạm điều tra 17
2.2.3 Thu mẫu ấu trùng tôm - tôm con 17
2.2.4 Phân tích mẫu ATT-TC 18
2.2.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 18
Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 20
3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
3.1.1 Thành phần loài 20
3.1.1.1 Thành phần loài theo vùng biển 21
3.1.1.2 Thành phần loài theo độ sâu 24
3.1.1.3 Thành phần loài theo thời gian 25
3.1.1.4 Thành phần loài theo tầng nước 29
3.1.2 Phân bố 30
3.1.2.1 Phân bố theo không gian 30
3.1.2.2 Phân bố theo mùa gió 32
3.1.2.3 Phân bố một số họ tôm chính 35
a. Phân bố họ tôm He – Penaeidae 35
b. Phân bố họ tôm Moi – Sergestidae 37
c. Phân bố họ Pasiphaeidae 38
d. Phân bố họ tôm Gõ Mõ – Alpheidae 40
3.1.3 Mùa vụ sinh sản, bãi đẻ và bãi ương nuôi tự nhiên 41
3.1.3.1 Mùa vụ sinh sản 41
3.1.3.2 Bãi đẻ và bãi ương nuôi tự nhiên 42
3.1.4 Đề xuất giải pháp bảo vệ ATT-TC ở vùng biển Đông Tây Nam Bộ 45
a. Đề xuất vùng cấm khai thác theo loại nghề và thời gian 45
b. Điều chỉnh, cơ cấu lại các đội tàu 46
c. Tăng cường năng lực quản lý 46
d. Nâng cao nhận thức cộng đồng 47
e. Nghiên cứu khoa học 47
3.2 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
3.2.1 KẾT LUẬN 49
3.2.2 KIẾN NGHỊ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TCCC: Trứng cá – cá con
ATT-TC: Ấu trùng tôm – tôm con
SVPD: Sinh vật phù du
TVPD: Thực vật phù du
ĐVPD: Động vật phù du
ĐNB: Đông Nam Bộ
TNB: Tây Nam Bộ
ĐB: Mùa gió Đông bắc
TN: Mùa gió Tây nam
m
3
: Đơn vị tính mật độ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Một số họ, loài giáp xác đã biết ở vùng biển Việt Nam 12
Bảng 2. Tỷ lệ % một số họ tôm chiếm ưu thế ở vùng biển Đông Tây Nam Bộ 20
Bảng 3. Thành phần họ, giống, loài tôm ở vùng biển Đông Tây Nam Bộ 21
Bảng 4. Số lượng họ, giống, loài tôm sinh sản theo vùng ở Đông Tây Nam Bộ 24
Bảng 5. Số lượng họ, giống, loài tôm phân bố theo tầng nước ở Đông Tây Nam bộ 29
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Phạm vi nghiên cứu của Đề tài năm 2007-2008 (A) và 2009-2010 (B) 16
Hình 2. Dụng cụ thu mẫu tầng thẳng đứng, tầng mặt và đo lượng nước qua lưới 17
Hình 3. Tỉ lệ % một số họ tôm chiếm ưu thế theo mùa ở Đông Tây Nam Bộ 24
Hình 4. Tỉ lệ % của một số họ tôm chiếm ưu thế theo các dải độ sâu 25
Hình 5. Tỉ lệ phần trăm (%) của một số họ tôm chiếm ưu thế theo thời gian 28
Hình 6. Tỉ lệ phần trăm (%) của một số họ tôm chiếm ưu thế theo tầng nước 30
Hình 7. Mật độ ATT-TC ở tầng mặt 31
Hình 8. Mật độ ATT-TC ở tầng thẳng đứng 31
Hình 9. Mật độ ATT-TC tầng mặt trong mùa gió Đông Bắc 33
Hình 10. Mật độ ATT-TC tầng mặt trong mùa gió Tây Nam 33
Hình 11. Mật độ ATT-TC tầng thẳng đứng trong mùa gió Đông Bắc 34
Hình 12. Mật độ ATT-TC tầng thẳng đứng trong mùa gió Tây Nam 35
Hình 13. Phân bố mật độ tầng mặt họ Penaeidae 36
Hình 14. Phân bố mật độ tầng thẳng đứng họ Penaeidae 36
Hình 15. Phân bố mật độ tầng mặt họ Sergestidae 37
Hình 16. Phân bố mật độ tầng thẳng đứng họ Sergestidae 38
Hình 17. Phân bố mật độ tầng mặt họ Pasiphaeidae 39
Hình 18. Phân bố mật độ tầng thẳng đựng họ Pasiphaeidae 39
Hình 19. Phân bố mật độ tầng mặt họ Alpheidae 40
Hình 20. Phân bố mật độ tầng thẳng đứng họ Alpheidae 41
Hình 21. Bãi đẻ của tôm trong mùa gió Đông Bắc 43
Hình 22. Bãi đẻ của tôm trong mùa gió Tây Nam 43
Hình 23. Bãi ương nuôi tự nhiên của tôm trong mùa gió Đông Bắc 44
Hình 24. Bãi ương nuôi tự nhiên của tôm trong mùa gió Tây Nam 44
1
MỞ ĐẦU
Giáp xác (tôm, cua, ghẹ …) là một trong những thành phần chủ yếu của động
vật không xương sống biển, rất đa dạng về thành phần loài, phân bố rộng khắp từ vùng
triều tới vùng biển sâu. Trong đó nhiều loài có số lượng lớn, hàm lượng chất dinh
dưỡng cao nên rất có giá trị trên thị trường trong và ngoài nước và là đối tượng quan
trọng trong nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản. Biển Việt Nam nằm trong khu vực
nhiệt đới gió mùa, có mức đa dạng cao về thành phần sinh vật. Bên cạnh nguồn lợi to
lớn về cá thì nguồn lợi giáp xác đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào tổng
sản lượng khai thác hàng năm ở vùng biển Việt Nam.
Ấu trùng tôm - tôm con (ATT-TC) và trứng cá - cá con (TC-CC), là lĩnh vực
nghiên cứu khoa học cơ bản và có vai trò thực tiễn rất quan trọng, đã được các nước
trên thế giới đánh giá cao và đưa vào chương trình nghiên cứu thường niên. Ở Việt
Nam hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào chuyên sâu về TCCC và
ATT-TC ở vùng nước ven bờ, nên việc xây dựng các định hướng bảo vệ nguồn lợi ven
bờ chủ yếu dựa vào nguồn số liệu cũ, hoặc lấy từ nhiều nguồn số liệu khác nhau.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nguồn lợi hải sản ở vùng ven bờ bị giảm sút,
nhưng nguyên chính là cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, lượng chất thải,
chất bảo vệ thực vật thải trực tiếp ra biển, làm ô nhiễm vùng nước ven bờ; hiện đại hoá
các phương tiện đánh bắt với cường độ đánh bắt cao; đánh bắt hải sản bằng những
phương thức huỷ diệt; đánh bắt vào các bãi đẻ, mùa sinh sản, đánh bắt đàn cá bố mẹ và
tôm, cá con chưa trưởng thành… dẫn đến làm giảm sút nguồn bổ sung từ ATT-TC.
Hơn nữa, việc vắng mặt hầu như hoàn toàn của một số loài tôm vốn ở vùng nước ven
bờ đã và đang là thực trạng cần xem xét và đánh giá. Vì vậy, việc nghiên cứu hiện
trạng về thành phần loài, phân bố và sự biến động của ATT-TC ở vùng biển ven bờ
cần được đặt ra, nhằm góp phần rất quan trọng cho việc quy hoạch, định hướng phát
triển các ngành nghề khai thác cho phù hợp và để bảo vệ bền vững nguồn lợi bổ sung
đầy tiềm năng này.
Từ những cơ sở khoa học trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra
thành phần loài, phân bố và đề xuất giải pháp bảo vệ ấu trùng tôm, tôm con ở vùng
biển ven bờ Đông Tây Nam Bộ”.
2
• Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu được sự biến động thành phần loài và phân bố của ATT-TC để đưa ra
biện pháp bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi tôm ở vùng biển Đông Tây Nam
Bộ.
• Nội dung nghiên cứu
- Thành phần loài ATT-TC bắt gặp ở vùng biển Đông Tây Nam Bộ.
- Phân bố của ATT-TC ở vùng biển Đông Tây Nam Bộ.
- Mùa vụ sinh sản, bãi đẻ và bãi ương nuôi tự nhiên.
3
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu giai đoạn phát triển sớm của cá và tôm có vị trí quan trọng trong
ngư loại học, từ những tài liệu về thành phần và số lượng của chúng có thể tìm hiểu
được thành phần khu hệ, xác định bãi đẻ, mùa vụ sinh sản và biến động số lượng đàn
bổ sung. Mặt khác nó còn là nhân tố quan trọng cho việc phát hiện nguồn giống, quy
hoạch và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Khá nhiều lĩnh vực liên quan đến ATT-TC đang được quan tâm nghiên cứu như
đa dạng loài, đánh giá nguồn lợi, phân loại học, đa dạng nguồn gen, chuỗi thức ăn,
vòng đời, các đặc điểm sinh sản, dinh dưỡng, sự di cư, sự phát triển của cá thể; môi
trường sống và sự ảnh hưởng của các yếu tối môi trường tới sự phát triển của chúng;
nghiên cứu chuyên sâu về những loài đặc sản và sinh sản nhân tạo nhằm hỗ trợ cho
việc khôi phục số lượng các loài tôm có giá trị về khoa học và kinh tế
Ở vùng Ấn Độ Dương có nghiên cứu của S. Jones (1951-1952); P. Bensam
(1971) [28]; N.N. Gorbunova (1977) [37]. Ở Indonexia có nghiên cứu của H. C.
Delman (1922-1931) [33, 34]. Ở Nhật Bản có nghiên cứu của T. Kamiya (1916-1922);
K. Uchida (1958); S. Mito (1960)[48]. ở Philippin có nghiên cứu của C. B. Wade
(1949-1951) [50]; M. N. Duray (1990). Ở Trung Quốc có nghiên cứu của Viên Vĩnh
Cơ (1963); Trương Hiếu Uy (1965)… Tuy nhiên hầu hết các công trình mới chỉ
nghiên cứu về các đặc điểm hình thái và đặc trưng phân bố của một số loài tôm, cá ở
vùng ven biển, quanh đảo, vùng cửa sông và vùng biển sâu.
Nhìn chung, các nghiên cứu về ATT-TC chủ yếu tập trung vào thành phần khu
hệ, đặc điểm hình thái và các đặc trưng sinh thái của mỗi nhóm loài. Điển hình là các
nghiên cứu về đặc điểm phân loại và đặc trưng sinh thái của các loài tôm trên các rạn
san hô ở vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương của J.M.Leis và D.S.Rennis (1983).
Năm 1989, J.M.Leis và Trnski đã nghiên cứu sự biến động, phân bố thành phần loài và
số lượng tôm con ở vùng biển ven bờ [44, 45].
Tại các vùng cửa sông ở Nam Phi, A.K. Whitfield (1989) đã nghiên cứu sự biến
động về số lượng của cá và tôm con theo độ cao mực thuỷ triều của kỳ con nước. Trong
đó sự biến động số lượng cá và tôm con liên quan chặt chẽ tới sự biến đổi của độ cao
thuỷ triều, tốc độ dòng chảy, nhiệt độ và độ muối của khối nước triều… Không những
4
thế số lượng cá và tôm con thu được còn phụ thuộc vào thời gian ngày - đêm và mùa
[51].
Sự phân bố và biến động thành phần loài của TCCC và ATT-TC theo sự biến
đổi của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ muối, độ đục, hàm lượng chlorophyl a
trong vùng nước ven bờ biển Andaman của Thái Lan đã được nghiên cứu bởi Janekarn
Vudhichai (1986). Từ gần 10.000 cá thể thu được, tác giả đã xác định chúng thuộc 62
họ. Sự phong phú của số lượng cá và tôm con ở vùng biển này tương tự với các vùng
biển khơi nhiệt đới khác. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, thành phần loài cá bột và
tôm con của nhóm tầng sát đáy đa dạng hơn nhóm tầng mặt và tầng giữa [39].
Nhiều nước đã sử dụng mô hình quan trắc các yếu tố hải dương học để dự đoán
hướng di chuyển của ATT-TC trong đại dương, như đối với loài Palunirus marginatus
ở Hawaii do Polovina và Moffit thực hiện năm 1995; với loài Jasus edwardsii và
Palunirus cygnus ở Australia do Griffin, Bruce và Bradford thực hiện năm 1998; với
loài Jasus edwardsii ở Newzealand do Chriswell và Booth thực hiện năm 1999; với
loài Palunirus argus ở Bahamas do Lipcius và Stockhausen thực hiện năm 2001
Đối với hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và rừng ngập mặn (RNM), M.D.E.
Haywood và cộng sự (1998) đã nghiên cứu về vai trò bảo vệ của thảm cỏ biển đối với
ATT-TC khỏi sự tấn công của các loại cá dữ [38]. RNM ven bờ có vai trò như một
chiếc nôi ương ấp cho các nguồn giống, được thể hiện ở kết quả nghiên cứu của H.R.
Singh và cộng sự ở Trường Đại học Tổng hợp Malaya, Malaysia. Theo nghiên cứu của
Laegdsgaard (1995) [43] và Kenyon, R.A (1997) [41] cho thấy số lượng ATT-TC tại
các vị trí có cỏ biển cao gấp từ 2 đến 3 lần tại các vị trí không có cỏ biển. Kết quả thí
nghiệm về số lượng ATT-TC cư trú tại các thảm cỏ nhân tạo và không có thảm cỏ của
tác giả, cũng cho thấy sự chênh lệch mật độ từ 5 -10 lần. Theo Vance (1999), số lượng
tôm trong RNM, ven RNM và đáy bùn thu được vào ban đêm cao gấp từ 2 đến 10 lần
so với thu mẫu vào ban ngày, ngược lại số cá thu được ở các khu vực trên vào ban
ngày lại cao hơn so với thu mẫu vào ban đêm [49].
Đánh giá hiện trạng TCCC và ATT-TC là lĩnh vực nghiên cứu mang tính thực
tiễn và phục vụ trực tiếp nhất cho các nhà quản lý, làm cơ sở cho việc quy hoạch và
phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản. Để đánh giá đúng mức hiện trạng TCCC và
ATT-TC, các nước Australia, Thái Lan, Trung Quốc đã tổ chức điều tra nghiên cứu
định kỳ về TCCC và ATT-TC, giúp cho việc điều tiết nghề nuôi, tổ chức khai thác hợp
5
lý và bảo vệ tốt nguồn tài nguyên sinh vật biển nói chung và nguồn giống thuỷ sản nói
riêng.
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1 Một số yếu tố môi trường trong vùng nghiên cứu
1.2.1.1 Nhiệt độ
Phân bố nhiệt độ theo mặt rộng ở vùng ven biển Đông Nam Bộ phụ thuộc vào
chế độ gió mùa, sự xáo trộn giữa khối nước ven bờ với khối nước vùng biển khơi.
Dưới tác dụng của dòng chảy mùa, nhiệt độ nước biển trong vùng có xu thế tăng dần
theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với giá trị xấp xỉ 10
0
C trên mỗi vĩ độ, theo phương từ
bờ ra nhiệt độ có xu hướng giảm. Nhiệt độ nước trung bình khoảng 28,6
0
C ở tầng mặt
và 21,2
0
C ở tầng đáy; vùng ven biển Bạc Liêu nhiệt độ trung bình tầng mặt và tầng đáy
chênh lệch không đáng kể (khoảng 26,3
0
C tầng măt và 26,1
0
C tầng đáy). Nhiệt độ toàn
vùng biển thấp nhất vào tháng 1 khoảng 24,9
0
C- 27,5
0
C [Bộ Thuỷ Sản, 1996].
Ở vùng biển Tây Nam Bộ khối nước từ vùng biển Đông Nam Bộ chảy vào vịnh
Thái Lan theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, khối nước này ép sát bờ biển phía Tây
Cà Mau đi lên phía Bắc. Kết quả quan trắc nhiệt độ trong năm tại Phú Quốc dao động
27,8 -30,9
0
C, trong khi đó nhiệt độ ở Hòn Khoai dao động 25,1-30,0
0
C, giá trị trung
bình năm của nhiệt độ tại Phú Quốc lớn hơn giá trung bình năm tại Hòn Khoai 1,6
0
C,
do đó phân bố nhiệt độ của khu vùng Tây Nam Bộ có xu thế tăng dần từ Nam đến Bắc
và từ bờ ra khơi. Vùng biển Tây Nam Bộ là vùng biển hẹp và nông, đặc biệt là khu
vực ven bờ có nhiều cửa sông, nên xu thế nhiệt độ tăng từ bờ ra khơi không chỉ bị chi
phối bởi yếu tố hoàn lưu mà còn chịu ảnh hưởng của yếu tố địa hình.
Nhìn chung phân bố nhiệt độ nước biển theo mặt rộng của vùng biển Tây Nam
Bộ ổn định và cao hơn so với nhiệt độ nước của vùng biển Đông Nam Bộ. Trong năm
nhiệt độ tầng mặt của hai vùng biển này thường đạt giá trị nhỏ nhất vào thời gian từ
tháng 12 năm đến tháng 1 năm sau, đây là thời kỳ gió mùa đông bắc hoạt động mạnh
và ổn định.
1.2.1.2 Độ mặn
Vùng biển Đông Nam Bộ tương tự như nhiệt độ, phân bố độ mặn nước biển
cũng có biến trình mùa. Biên độ dao động độ muối trung bình tầng mặt nhiều năm lên
tới 1,48‰. Vùng sát ven bờ độ muối tầng mặt và tầng đáy dao động trong khoảng 20,0
6
- 28,0‰. Nhìn chung độ mặn trong toàn vùng có xu hướng tăng dần từ Bắc đến Nam
và từ bờ ra khơi, xu thế tăng từ bờ ra khơi thể hiện rất rõ trong vùng nước nông ven bờ
với tốc độ tăng có thể tới 1‰ trên mỗi vĩ độ, vùng ngoài khơi Đông Nam Bộ, độ mặn
ổn định và đạt trị số cao.
Biên độ dao động độ mặn cả năm ở vùng biển Tây Nam Bộ khá lớn, từ 27,0 -
34,1‰ (tầng mặt) và 28,0 - 34,1‰ (tầng đáy), do việc xả lũ ra biển miền tây nên độ
muối thấp nhất vào giai đoạn tháng 10 - 11, thời gian này hầu hết vùng gần bờ đều có
độ mặn thấp, khu vực gần bờ Kiên Giang - Cà Mau, độ mặn dao động từ 5,5 - 16,0‰.
Phía Nam mũi Cà Mau, độ muối thường ở mức 33,0 - 34,0‰. Trung bình toàn vùng
27,8‰ (tầng mặt), 29,2‰ (tầng đáy). Nhìn chung phân bố độ muối vùng biển Tây
Nam Bộ theo hướng tăng dần từ bờ ra khơi và từ Bắc xuống Nam, xu thế này khá ổn
định từ tầng mặt đến tầng đáy [Bộ Thuỷ Sản, 1996].
1.2.1.3 Dòng chảy
Vùng biển Đông Nam Bộ có dòng chảy tiếp nối từ khu vực Nam Trung Bộ đi
xuống theo hướng Bắc - Nam, với vận tốc trung bình khoảng 20-30cm/s. Dòng nước
này tiếp tục chảy đến khu vực vĩ độ 8
0
N rồi tách làm hai nhánh, một phần nhỏ tiếp tục
đi xuống phía Nam, phần còn lại đổi hướng dần theo hướng Đông Bắc tạo nên một
khu vực xoáy thuận nhỏ quanh Côn Sơn. Vào thời kỳ này trừ phần phía Đông vận tốc
dòng chảy khá lớn, phần còn lại vận vận tốc trung bình khoảng 15-20cm/s. Ở vùng
nước từ 30-40m nước trở vào bờ, hướng chảy khá ổn định từ tầng mặt đến tầng đáy
còn ở vùng sâu hơn, hướng dòng chảy có nhiều thay đổi nhiều.
Vùng biển Tây Nam Bộ dưới tác động của hệ thống gió mùa và hoàn lưu nước
vịnh Thái Lan nên hướng của dòng chảy ở đây cũng có những nét khác biệt. Trong
mùa này, dòng chảy khu vực Tây Nam Bộ thường có đoạn nối tiếp của dòng chảy từ
vùng phía Đông vòng qua phía Cà Mau hướng về phía đảo Phú Quốc. Ở gần đảo Thổ
Chu dòng chảy uốn khúc vòng về phía giữa Vịnh Thái Lan. Tốc độ dòng chảy trung
bình khoảng 70-80cm/s. Tốc độ lớn nhất đo được ở vùng bãi cạn Cà Mau là 108cm/s.
Tuy nhiên, vùng biển Tây Nam Bộ nông và hẹp, có nhiều cửa sông chia cắt nên dòng
chảy sông cũng đóng vai trò không nhỏ.
7
1.2.1.4 Chất nền đáy
Vùng biển Đông Nam Bộ có độ dốc đáy không lớn, đường đẳng sâu 200m nằm
rất xa bờ. Hàng năm nước từ lục địa đổ ra làm thay đổi lớn về chế độ thuỷ lý cũng như
thuỷ hoá ở khu vực này. Chất đáy ven bờ là cát lục nguyên và bùn - cát. Cát lục
nguyên là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các đồng bằng tích tụ và tích tụ mài mòn
của thềm lục địa, do đó độ sâu phân bố thường nhỏ hơn 70m. Phía ngoài khơi chủ yếu
là cát pha lẫn vỏ động vật thân mềm.
Vùng biển Tây Nam Bộ là một vịnh kín, độ sâu không lớn, trung bình 45m, nơi
sâu nhất không quá 80m. Độ sâu tăng dần và tương đối đều đặn từ bờ ra giữa vịnh, nền
đáy vịnh có hình lòng chảo tương đối bằng phẳng. Bờ biển ít lồi lõm, dọc theo ven bờ
có các đảo phân bố rải rác. Chất đáy khu vực ngang mũi Cà Mau chủ yếu là bùn, bùn
cát, phía Kiên Giang vùng ven bờ là bùn pha lẫn xác chết của động vật thân mềm, ra
khơi là bùn cát lục nguyên và bùn có màu nâu xám.
1.2.1.5 Sinh vật phù du
Tổng số loài và nhóm loài thực vật phù du (TVPD) trong vùng biển Đông Tây
Nam Bộ đã xác định được có khoảng 482 loài thuộc 4 ngành tảo. Tổng số loài và
nhóm loài động vật phù du (ĐVPD) đã xác định được có 257 loài không kể Nguyên
sinh động vật (Protozoa), Sứa, Quản thuỷ mẫu và ấu trùng của nhiều loài Thân mềm,
Giáp xác, Da gai ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
Ở vùng biển Đông Nam Bộ, sự chênh lệch sinh vật lượng SVPD theo mùa khá rõ
nét. Mùa khô, số lượng TVPD cao hơn mùa mưa, nhưng sinh vật lượng ĐVPD thì ngược
lại. Sự thay đổi này liên quan đến chế độ thuỷ học và tính chất sinh thái của SVPD.
Tính chất mùa ở vùng biển Tây Nam Bộ thể hiện rõ ở TVPD, còn ĐVPD thay
đổi không đáng kể. Vào mùa mưa, nhiều khu vực ở biển Tây Nam Bộ, TVPD phát
triển mạnh mẽ gây nên hiện tượng nở hoa. Mùa mưa lượng muối dinh dưỡng dồi dào,
độ muối giảm, tạo điều kiện thuận cho các loài nước nhạt ven bờ phát triển mạnh. Đây
là điều kiện thuận lợi cho ĐVPD và các sinh vật biển khác sử dụng TVPD làm thức
ăn. Do đó, sinh vật lượng SVPD ở vùng biển Tây Nam Bộ vào mùa mưa cao hơn
nhiều lần so với mùa khô.
8
1.2.2 Tình hình nghiên cứu giáp xác ở biển Việt Nam
Tình hình nghiên cứu về giáp xác vùng biển nước ta qua các tài liệu từ trước tới
nay có quá trình phát triển không đồng đều về nội dung, mục đích yêu cầu và qui mô
đầu tư. Trong quá trình nghiên cứu về giáp xác thì đối tượng được chú ý quan tâm
nghiên cứu nhiều nhất vẫn là tôm biển. Cua, ghẹ và các loài giáp xác nhỏ như còng,
cáy biển không được chú ý nhiều dẫn tới sự thiếu hụt về nguồn lợi cũng như đa dạng
sinh học của nhóm đối tượng này. Về lịch sử nghiên cứu giáp xác, có thể tạm chia
thành ba thời kỳ như sau:
1.2.2.1 Thời kỳ trước 1954
Công tác nghiên cứu nguồn lợi sinh vật biển trong thời kỳ này hầu như do
người Pháp tiến hành, đặc biệt là trong các năm sau khi thành lập Viện Hải dương học
Đông Dương ở Nha Trang năm 1922, với nội dung nghiên cứu rộng của tàu De
Lanessan. Các công trình đã được công bố hàng năm từ năm 1925 đến 1947 – là thời
kỳ hoạt động nghiên cứu sôi nổi nhất của Viện Hải dương học Nha Trang. Chính từ
những công trình báo cáo này cho thấy nguồn lợi giáp xác, đặc biệt là tôm biển chưa
được quan tâm và coi trọng.
1.2.2.2 Thời kỳ 1954 – 1975
Đây là thời kỳ đất nược chưa được thống nhất, công tác nghiên cứu tôm biển ở
cả hai miền đất nước đã được quan tâm hơn, mục tiêu, nội dung và ý nghĩa kinh tế của
đối tượng nghiên cứu được chú trọng hơn. Song do điều kiện kinh tế con nghèo, cuộc
chiến tranh chống Mỹ cứu nước ngày càng lan rộng và ác liệt, công tác nghiên cứu
mới chỉ dừng lại ở mức độ thu thập tài liệu đánh bắt và tổng kết kinh nghiệm của ngư
dân làm nghề đánh bắt tôm biển, các công trình này mang nặng tính chất về khu hệ
tôm biển. Có thể chia thời kỳ này thành các đợt nghiên cứu sau:
a. Ở miền Bắc Việt Nam
Từ năm 1960 – 1974, Viện Nghiên cứu Hải Sản và tiền thân của nó là Trạm
Nghiên cứu cá biển đã tiến hành các đợt thu thập số liệu về tình hình đánh bắt tôm và
tổng kết kinh nghiệm của ngư dân các địa phương. Các kết quả thu thập đã được tổng
hợp trong các báo cáo của Trần Hữu Phương và Nguyễn Đăng Ái (1963), Trần Hữu
Phương (1973), Phạm Ngọc Đẳng (1966, 1974).
9
Năm 1972, Starobogatov Ja.I. đã công bố kết quả nghiên cứuvề khu hệ tôm He
qua các tư liệu thu được của đợt hợp tác điều tra tổng hợp Việt – Xô về nguồn lợi cá
vịnh Bắc Bộ 1960 và 1961.
Trong các năm 1969 – 1974, Nguyễn Văn Chung (Viện Nghiên cứu Hải dương
học Nha Trang) đã công bố kết quả nghiên cứu về tôm he (Penaeidae) ở vịnh Bắc Bộ
qua tư liệu thu thập được trong đợt hợp tác nghiên cứu nguồn lợi cá ở vịnh Bắc Bộ
giữa Việt Nam và Trung Quốc (1960 – 1963).
b. Ở miền Nam Việt Nam
Năm 1964, Nguyễn Cháu và Trần Đệ đã đưa ra phúc trình về kết quả khảo sát
tôm biển qua tổng kết tình hình đánh bắt và kinh nghiệm của ngư dân các tỉnh miền
Trung từ Quảng Trị đến Bình Thuận.
Trong các năm 1969 – 1971, chính quyền Sài Gòn với sự tài trợ của FAO và
chính phủ Hà Lan đã tiến hành các chuyến nghiên cứu cá vùng biển xa bờ miền Nam
Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu đã được thông báo trong các báo cáo phúc trình của
Văn Hữu Kim (1970 - 1972) và sau này dưới sự chỉ đạo trực tiếp của PTS sinh học Lê
Minh Viễn (1975). Các kết quả này đã được tổng hợp trong tài liệu “Nguồn lợi cá biển
Việt Nam” (1975 – 1976) gồm 6 tập, trong đó kết quả nghiên cứu tôm của tàu Hữu
Nghị đã được tổng hợp trong tập II của bộ sách này.
Nhìn chung, công tác nghiên cứu tôm biển trong thời kỳ này tuy đã được quan
tâm, song còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Chỉ bước sang
thời kỳ sau khi thống nhất đất nước (1975), công tác nghiên cứu nói chung và nghiên
cứu tôm biển nói riêng mới thực sự được coi trọng.
1.2.2.3 Thời kỳ 1975 – 1995
Đây là thời kỳ có nhiều điều kiện thuận lợi nhất, chiến tranh chấm dứt, đất nước
đã hoàn toàn giải phóng, mở đầu cho thời kỳ cả nước tập trung khôi phục và xây dựng
kinh tế. Trong thời kỳ này, công tác nghiên cứu nguồn lợi sinh vật biển ở nước ta nói
chung và nghiên cứu về giáp xác nói riêng được Nhà nước và ngành Thủy sản quan
tâm đầu tư mạnh mẽ. Sau khi Viện Nghiên cứu Hải sản thí nghiệm và ứng dụng thành
công kỹ thuật đánh tôm trên tàu 200 CV năm 1975, công tác nghiên cứu tôm biển
được tổ chức thành chuyên đề riêng với mục tiêu nghiên cứu bám sát và toàn diện hơn,
qui mô rộng hơn và thiết thực hơn với sản xuất.
10
Viện Nghiên cứu Hải sản đã triển khai đề tài nghiên cứu nguồn lợi tôm he
Penaeidae trên các tàu đánh tôm chuyên dụng 200 CV (NC.01, NC.02, NC.03 và
NC.04) ở vùng biển gần bờ phía tây vịnh Bắc Bộ từ Móng Cái (Quảng Ninh) tới Cửa
Sót (Hà Tĩnh). Các kết quả nghiên cứu trong thời kỳ này đã được tổng kết trong các
báo cáo tổng quát và chuyên đề của Phạm Ngọc Đẳng, Nguyễn Việt Thắng, Nguyễn
Viết Hạnh, Trương Vũ Hải, Vũ Như Phức, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Ngọc Toàn.
Sau khi Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Viện Nghiên cứu Hải sản đã sử
dụng hai chiếc tàu đánh tôm có công suất máy 200 CV (NC.01 và NC.02) tiến hành
đợt nghiên cứu thăm do khu vực phân bố sản lượng tôm he ở vùng biển gần bờ phía
Đông Nam Bộ từ Vũng Tàu đến cửa Định An. Kết quả thăm dò được tổng hợp trong
thông báo của Nguyễn Ngọc Toàn (1978).
Từ năm 1982 – 1985, Viện Nghiên cứu Hải sản một lần nữa sử dụng đôi tàu
200 CV (NC.01 và NC.02) tiến hành đợt điều tra trữ lượng nguồn lợi tôm he ở vùng
biển gần bờ phía đông và phía tây Nam Bộ, trong giới hạn độ sâu từ 5 – 30m. Các kết
quả nghiên cứu đã được tổng kết trong báo cáo chuyên đề của Nguyễn Ngọc Toàn,
Nguyễn Công Con, Vũ Như Phức, Nguyễn Hải Đường, Trương Vũ Hải, Từ Xuân Dục.
Trong khuôn khổ đề tài KT - 03 - 09 của Chương trình cấp nhà nước về nghiên
cứu biển, Viện Nghiên cứu Hải sản, Viện Nghiên cứu biển đã tổ chức điều tra khảo
sát, đánh giá nguồn lợi tôm vỗ (Scyllaridae) ở vùng biển sâu nước ta. Cũng trong thời
gian này còn có các đợt khảo sát qui mô nhỏ về nguồn lợi tôm Hùm chủ yếu ở vùng
biển Miền Trung.
Riêng về tôm tít (Stomatopod) những năm 1937 – 1947, chỉ có một số công
trình nghiên cứu của R. Serene (Serene, 1917, 1947, 1951). Trên cơ sở các mẫu thu
được trong 30 năm, tác giả này đã để lại bản thảo một công trình nghiên cứu lớn về
Stomatopod của biển Việt Nam, gần đây được R. Manning biên tập và bổ xung
(Manning. R., 1995). Ngoài ra có thể kể tới một số công trình nghiên cứu của
Blumstein về Stomatopod ở vịnh Bắc Bộ (Blumstein, 1970, 1974).
11
1.2.3 Đặc điểm khu hệ giáp xác vùng biển Việt Nam
Thành phần loài giáp xác vùng biển Việt Nam rất đa dạng. Các kết quả điều tra
khảo sát về sinh vật biển Việt Nam tuy còn chưa thật đầy đủ và chi tiết, nhưng cho tới
nay đã cho biết vùng biển Việt Nam có khoảng 225 loài tôm biển thuộc các họ:
Penaeidae, Solenoceridae, Aristeidae, Sicyoniidae, Nephropidae, Palinuridae,
Scyllaridae, Synaxidae, Pandalidae, Cragonidae, Opophoridae, Glyphocragonidae,
Rhynchocinetidae, Polychelidae, Sergestidae, Stenopodidae, Pasiphaeidae,
Palaemonidae, Alpheidae, Coenobitidae, Squillidae, Gonodactylidae, Indosquillidae,
Odontodactylidae, Lysiosquillidae, Pseudosquillidae, Takuidae, Heterosquillidae,
Protosquillidae, Nannosquillidae, Paguridae (Động vật chí Việt Nam, 2000). Đã xác
định được 68 loài cua, ghẹ biển thuộc các họ: Portunidae, Callapidae, Corystidae,
Dorippidae, Dromidae, Goleplacidae, Grapsidae, Homolidae, Latreillidae,
Leucosiidae, Majidae, Ocypodidae, Palicidae, Parthenopidae, Raninidae, Xanthidae
(Nguyễn Văn Khôi và Nguyễn Văn Chung, 2001). Số liệu thống kê về những loài giáp
xác đã biết ở vùng biển Việt Nam được trình bày ở bảng 1.
12
Bảng 1. Một số họ, loài giáp xác đã biết ở vùng biển Việt Nam
[Theo Phạm Ngọc Đẳng (1994) và Nguyễn Văn Chung (1995)]
NHÓM TÔM NHÓM CUA/GHẸ
STT
Họ Giống
Loài đã biết Họ Giống Loài đã biết
1 Penaeidae 9 59 Calapidae 2 5
2 Aristeidae 3 3 Corystidae 1 1
3 Sicyoniidae 1 3 Dorippidae 3 3
4 Solenoceridae 3 12 Dromidae 2 3
5 Nephropidae 2 5 Goleplacidae 1 1
6 Synaxidae 1 1 Grapsidae 3 3
7 Palinuridae 3 9 Homolidae 1 1
8 Scyllaridae 4 8 Latreillidae 1 1
9 Stenopodidae 1 1 Leucosiidae 7 10
10 Pasiphaeidae 1 4 Majidae 5 5
11 Palaemonidae 3 22 Ocypodidae 2 3
12 Alpheidae 10 27 Palicidae 1 1
13 Coenobitidae 1 4 Parthenopidae 3 3
14 Paguridae 3 25 Portunidae 6 21
15 Squillidae Raninidae 3 3
16 Gonodactylidae Xanthidae 4 4
17 Lysiosquillidae
18 Indosquillidae
19 Odontodactylidae
20 Pseudosquillidae
21 Heterosquillidae
22 Protosquillidae
23 Nannosquillidae
24 Pandalidae
72
25 Cragonidae
26 Oplophoridae
27 Glyphocragonidae
28 Rhynchocinetidae
29 Takuidae
30 Polychelidae
31 Sergestidae
Tổng số 45 255 44 68
13
1.2.4 Nghiên cứu về thành phần loài, phân bố và mùa vụ sinh sản
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về ATT-TC ở Việt Nam chưa được điều
tra trên diện rộng. Các công trình mới tiến hành nghiên cứu ở vùng cửa sông, cửa vịnh
và một số vùng trọng điểm, nên kết quả chưa toàn diện. Các nghiên cứu chủ yếu tập
trung vào hình thái phân loại học, điều tra thành phần loài, phân bố, mô tả các giai
đoạn phát triển ATT-TC của một số loài (hoặc nhóm loài).
Nguồn giống tôm cá vào đầm nước lợ Tràng Cát (Hải Phòng) đã được nghiên
cứu bởi Nguyễn Mạnh Long, Đào Tất Kim và Nguyễn Văn Bé (1976). Kết quả cho
thấy, trong những ngày đầu con nước, số lượng con giống vào đầm phong phú hơn
những ngày sau nhiều lần [14].
Nguồn giống tôm, cá trong các hệ sinh thái Rừng ngập mặn (RNM), các đầm
nuôi nước lợ ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh đã được nghiên cứu từ những năm 1980
-1985 trong các công trình của Phạm Đình Trọng, Nguyễn Thị Thu và Trần Quốc Hoà
[20, 22]. Kết quả cho thấy, ở vùng xung quanh RNM và các bãi có RNM số lượng
nguồn giống tôm, cá cao gấp 3-5 lần nơi không có hay xa RNM. Năm 1993 nguồn
giống tôm, cua, cá ở vùng biển Đông Nam Cát Bà cũng bước đầu được nghiên cứu để
làm cơ sở khoa học cho khu bảo tồn biển Cát Bà. Năm 1992 sự biến động số lượng cá
bột theo thuỷ triều tại các vùng cửa sông Tiên Yên, Nam Triệu, Ba Lạt cũng sơ bộ
được nghiên cứu trong hệ sinh thái vùng triều các cửa sông. Kết quả cho thấy số lượng
cá bột và tôm con thu được trong pha thuỷ triều lên cao hơn gấp nhiều lần pha thuỷ
triều rút.
Bản đồ phân bố bãi của tôm Vỗ - Ibacus ciliatus và Thenus orientalis ở ba vùng
biển vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ và Đông Nam Bộ đã được Nguyễn Công Con (1994) xác
định: Ở vùng biển vịnh Bắc Bộ vào mùa mưa tôm Vỗ có xu hướng tập trung ở phía
Nam; vào mùa nắng chúng xu thế dịch chuyển lên phía Bắc và các vùng ven bờ. Ở
miền Trung có hai bãi tôm: một từ Quảng Ngãi đến Bình Định vào tháng 10 đến tháng
6 năm sau và một từ Khánh Hoà tới Bình Thuận. Ở vùng biển Đông Nam Bộ có hai
bãi đẻ quan trọng là bãi Cù Lao Thu và bãi Nam Côn Sơn. Ngoài ra phía Đông Nam
Mũi Cà Mau còn có một bãi tôm khác phân bố hẹp, song mật độ tập trung khá cao
trong tháng 12 [4].
Năm 1996-1997 cùng với việc nghiên cứu cấu trúc, chức năng hệ sinh thái cỏ
biển, kết quả nghiên cứu về TCCC và ATT-TC trong thảm cỏ biển lần đầu tiên được
14
đề cập đến ở các thảm cỏ biển vùng biển Gia Luận (Cát Bà, Hải Phòng) và đầm Lăng
Cô (Thừa Thiên Huế). Kết quả cho thấy, số lượng TCCC và ATT-TC ở những mặt cắt
có cỏ biển cao hơn các vị trí không có cỏ khoảng 2-3 lần.
Những năm gần đây Viện Hải dương học (Nha Trang) và Viện Nghiên cứu Hải sản
(Hải Phòng) cũng đã tiến hành nhiều đợt khảo sát nguồn lợi hải sản ven bờ, song việc
nghiên cứu ATT-TC chỉ là một phần nhỏ và tập trung ở những vùng trọng điểm như
một số vùng cửa sông, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về hiện trạng của ATT-
TC ở vùng ven bờ. Do đó tư liệu về thành phần loài, số lượng cá thể và biến động mùa
vụ của ATT-TC chưa đánh giá được thực trạng tiềm năng nguồn lợi ở vùng ven bờ.
15
Chương 2- VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là Ấu trùng tôm - tôm con ở vùng ven biển
Đông Tây Nam Bộ. Những đối tượng có số lần bắt gặp nhiều; bắt gặp với số lượng lớn
hoặc thuộc nhóm kinh tế sẽ được nghiên cứu sâu về thành phần loài và mật độ phân
bố. Nguồn số liệu được lấy từ 07 chuyến điều tra trong hai năm 2007 và 2008 thuộc đề
tài ”Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ trứng cá, cá con và ấu trùng
tôm, tôm con ở vùng ven bờ Đông Tây Nam Bộ”và 02 chuyến điều tra trong hai năm
2009 và 2010 ở vùng biển ven bờ Đông Tây Nam Bộ thuộc đề tài ” Nghiên cứu đánh
giá nguồn lợi Sứa vùng ven biển Việt Nam, đề xuất giải pháp khai thác và bảo vệ”.
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về không gian của đề tài bao gồm vùng biển ven bờ Đông
và Tây Nam Bộ, có độ sâu <30m nước. Giới hạn khu vực nghiên cứu giữa vùng biển
Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ là kinh tuyến 105
0
00E (trạm số 29 thuộc vùng biển
Đông Nam Bộ) được thể hiện trên hình 1.
(A)
(A)
16
Hình 1. Phạm vi nghiên cứu của Đề tài năm 2007-2008 (A) và 2009-2010 (B)
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết bị thu mẫu ATT-TC
- Lưới kéo tầng mặt: Lưới được cấu tạo bằng sợi ni-lon, có miệng hình chữ
nhật, chiều dài 1m, chiều rộng 0,5m, kích thước mắt lưới 450µm. Lưới được thiết kế
hình chóp nón, chiều dài tính từ miệng lưới tới ống đáy là 3m, thu mẫu ớ tầng nước
0,5-0m.
- Lưới kéo thẳng đứng (xiên): Lưới có miệng hình tròn, đường kính 0,8m. Lưới
có cấu tạo giống như lưới kéo tầng mặt.
- Máy đo lượng nước qua lưới của Mỹ, độ chính xác +/- 3%, độ nhạy 0,2-
2,0m/giây.
(B)
17
Hình 2. Dụng cụ thu mẫu tầng thẳng đứng, tầng mặt và đo lượng nước qua lưới
2.2.2 Thiết kế trạm điều tra
Đề tài tiến hành điều tra ở khu vực có độ sâu < 30m nước, được chia thành 20
mặt cắt, mỗi mặt cắt cách nhau 15-20 hải lý và có từ 1 - 5 trạm, tuỳ theo từng mặt cắt.
2.2.3 Thu mẫu ấu trùng tôm - tôm con
- Lưới kéo tầng mặt: Lưới được thả cách mạn tàu khoảng 50m và cố định vào
mạn tàu. Cho tàu chạy theo hướng ngược sóng, với tốc độ khoảng 2 hải lý/ giờ. Thời
gian vớt mẫu tính từ khi lưới bắt đầu ổn định cho tới khi bắt đầu vớt lên là 5-10 phút.
- Lưới kéo thẳng đứng (xiên): Khi thu mẫu lưới được thả theo phương thẳng
đứng, sao cho miệng lưới vừa chạm đáy.
- Lượng nước qua lưới được xác định bằng máy flowmetter đo gắn ở miệng
lưới (H.2).
- Mẫu được rửa sạch, chuyển toàn bộ mẫu vào lọ nhựa có dung tích 1 lít và bảo
quản trong dung dịch formaldehyd 5-7% và mang về phòng thí nghiệm phân tích.