Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormon steroid sinh dục và sinh sản trong huyết tương cá chẽm mõm nhọn (psammoperca waigiensis cuvier, 1828) ở điều kiện nuôi vỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




PHẠM QUỐC HÙNG



NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG
HÀM LƯỢNG HORMON STEROID SINH DỤC
VÀ SINH SẢN TRONG HUYẾT TƯƠNG CÁ CHẼM
MÕM NHỌN (Psammoperca waigiensis Cuvier, 1828) Ở
ĐIỀU KIỆN NUÔI VỖ


Chuyên ngành: Nuôi thủy sản nước mặn - lợ
Mã số: 62 62 70 05


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN TƯỜNG ANH
2. PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH MÃO



Nha Trang – 2010




i

MỤC LỤC


Trang

Lời cam đoan

iii

Lời cảm ơn

iv

Ký hiệu chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

ix

Danh mục hình

x

Mở đầu


1

Chương 1: Tổng quan
1.1. Chu kỳ sinh sản tự nhiên ở cá
1.2. Hormon điều khiển chu kỳ sinh sản ở cá
1.3. Ảnh hưởng của môi trường lên chu kỳ sinh sản cá
1.4. Một số chế phẩm hormon sử dụng trong sinh sản nhân tạo
1.5. Một số đặc điểm sinh học cá Chẽm Mõm Nhọn

5

5

9

27

29

38

Chương 2: Vật liệu và Phương pháp
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Giả thuyết và khung logic của nghiên cứu
2.3. Bố trí thí nghiệm
2.4. Thu và phân tích mẫu
2.5. Phân tích thống kê

40


40

41

43

47

56



ii

Chương 3: Kết quả và Thảo luận
3.1. Chu kỳ sinh sản và hàm lượng hormon steroid trong huyết
tương
3.2. Ảnh hưởng của độ mặn lên hàm lượng hormon steroid trong
huyết tương, sự thành thục và đẻ trứng
3.3. Ảnh hưởng của Domperidon lên hàm lượng hormon steroid
trong huyết tương, sự thành thục và đẻ trứng
3.4. Ảnh hưởng của Thyroxin lên hàm lượng T và E2 trong huyết
tương, sự thành thục và đẻ trứng
3.5. Ảnh hưởng của LHRH-A, HCG và CPE lên hàm lượng T và
E2 trong huyết tương và hoạt động đẻ trứng

57

57



80

90

98

105


Kết luận và Đề xuất
1. Kết luận
2. Đề xuất

109

109

110

Tài liệu tham khảo

111

Các bài báo liên quan đến luận án


Phụ lục













iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan công trình nghiên cứu “NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG HÀM LƯỢNG
HORMON STEROID SINH DỤC VÀ SINH SẢN TRONG HUYẾT TƯƠNG CÁ CHẼM MÕM NHỌN
(Psammoperca waigiensis Cuvier, 1828) Ở ĐIỀU KIỆN NUÔI VỖ” trong luận án này là của
tôi. Nội dung và số liệu là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tôi trong thời
gian từ 2006 đến 2009. Tôi xin cam đoan những điều nêu trên đây là đúng sự thật.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà trường, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo và
pháp luật về lời cam đoan này.
Nha Trang, 2010


Phạm Quốc Hùng
















iv

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến BGH trường Đại Học
Nha Trang, BCN và các thầy cô giáo khoa NTTS đã dạy dỗ, giúp đỡ và động viên
tôi trong suốt thời gian học tập và công tác gần 20 năm qua. Trường Đại Học Nha
Trang, nơi đã cho tôi sự trưởng thành. Tôi xin cảm ơn đến BQL Dự án SRV 2701,
Trường Đại Học Nha Trang, Đại Sứ Quán Vương Quốc Na-Uy tại Việt Nam và
Hợp Phần II - Khoa NTTS đã hỗ trợ kính phí thực hiện luận án của tôi.
Lời cảm ơn đặc biệt và chân thành nhất tôi muốn giành cho hai người thầy
đáng kính: PGS.TS. Nguyễn Tường Anh và PGS.TS. Nguyễn Đình Mão đã định
hướng chuyên môn, hướng dẫn đề tài, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành luận án của mình đúng tiến độ.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các bạn đồng nghiệp trong khoa NTTS và Bộ
môn Cơ Sở Sinh Học Nghề Cá, các bạn sinh viên NTTS khóa 45 và 46 trong nhóm
“sandbass” đã giúp đỡ có hiệu quả trong thời gian thực hiện đề tài. Xin cảm ơn
phòng thí nghiệm Bệnh học Thủy sản, khoa NTTS, Trại sản xuất giống của hai
người bạn Trần Quang Ngọc và Thượng Đình Tâm, Nha Trang.
Tôi xin cảm ơn các chuyên gia Na-Uy, GS. Helge Reinertsen, GS. Elin

Kjorsvik và GS. Augustine Arukwe, Phòng thí nghiệm Sinh học Phân tử, thuộc
Trường Đại Học Khoa Học và Công Nghệ Na Uy (NTNU), đã tận tình giúp đỡ
trong việc phân tích mẫu đối chứng và hoàn thành các bài báo quốc tế.
Cuối cùng, tôi muôn nói lời cảm ơn sâu sắc nhất đến những người thân trong
gia đình, đặc biệt là vợ Lê Thị Minh Hiếu và con trai Phạm Quang Hữu đã hy sinh
nhiều thời gian cho tôi và là nguồn động viên lớn lao nhất trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu vừa qua.
Tôi xin tri ân tất cả những tình cảm và sự giúp đỡ quý báu đó!
Nha Trang, 2010
Phạm Quốc Hùng


v

KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ Tiếng Việt (nếu có)
3β-HSD 3β-hydroxysteroid dehydrogenase

11β-HSD 11β-hydroxysteroid dehydrogenase

11-KT 11-Ketotestosterone

17-MT 17α-methyltestosterone

17P
17α - Hydroxyprogesteron

17α,20βP 17α, 20β,dihydroxy-4-pregnen-3-one



20β-HSD 20β-hydroxysteroid dehydrogenase

20β-S
17α, 20β,21-trihydroxy-4-pregnen-3-
one

AA Amino acid Axit amin
AI Aromatase inhibitor
Chất ức chế enzym
thơm hóa
AR Androgen receptor Thụ thể của androgen
BW Body weight Trọng lượng cơ thể
cGnRH
Chicken gonadotropin-releasing
hormone
Hormon gây phóng
thích KDT trên gà
CPE Carp Pituitary Extract
Dịch chiết tuyến yên cá
Chép
CNS Central Nervous System
Hệ thần kinh trung
ương
CYP17 Cytochrome P450 17-hydroxylase
CYP19 Cytochrome P450 aromatase
DA Dopamine antagonist Chất kháng Dopamin
DHEA Dehydroepiandrosterone




vi

DHT 5α-dihydrotestosterone

DOC Desoxycorticosterone

DOCA Desoxycorticosterone Acetat

DOM Domperidone

Dtn Determination

Đơn vị định lượng
E2
Estradiol-17β

EIA Enzyme Immunoassay

ELISA
Enzyme Linked Immunosorbent
Assay
Phân tích miễn dịch
liên kết men
ER Estrogen receptor

Thụ thể của estrogen
FSH Follicle-Stimulating Hormone
Hormon kích nang
trứng
FSHR FSH receptor Thụ thể của FSH

GnRH Gonadotropin-Releasing Hormone
Hormon gây phóng
thích KDT
GRIF
Gonadotropin Release Inhibiting
Factor
Yếu tố ức chế sự phóng
thích KDT
GSI Gonadosomatic Index
Hệ số thành thục
(HSTT)
GnRH-A GnRH-Analog Chất tương tự GnRH
GTH Gonadotropin Kích dục tố (KDT)
GTH-I Gonadotropic hormone - I Hormon kích dục I
GTH-II Gonadotropic hormone - II Hormon kích dục II
GV Germinal vesicle Túi mầm
GVBD Germinal vesicle breakdown Sự tan biến túi mầm
HCG Human Chorionic Gonadotropin
KDT màng đệm nhau
thai người


vii

HDL High-Density Lipoprotein
HPGL
axis
Hypothalamus-Pituitary-Gonadal-
Liver Axis
Trục não bộ-tuyến yên-

gan-tuyến sinh dục
HSI Hepatosomatic Index Hệ số gan
ICSH Interstitial Cell Stimulating Hormone
Hormon kích thích tế
bào kẽ (Leydig)
IGF-1 Insulin-like growth factor-1
Yếu tố sinh trưởng
giống (về cấu tạo)
insulin
IU International Unit Đơn vị quốc tế
LDL Low-Density Lipoprotein
LH Luteinizing Hormone Hormon hoàng thể hóa
MET Metoclopramide
mGnRH
Mammal gonadotropin-releasing
hormone
Hormon gây phóng
thích KDT trên động
vật có vú
MIH Maturation-inducing hormone
Hormon kích thích sự
chín
MIS Maturation-inducing steroid Steroid gây chín
MPF Maturation-promoting factor Yếu tố gây chín
nm Nano meter
NTTS

Nuôi trồng thủy sản
P Progesterone
PIM Pimozide

PMSG Pregnant mare serum gonadotropin
KDT huyết thanh ngựa
chửa
P45011β Cytochrome P450 11β-hydroxylase
P450arom

Cytochrome P450 aromatase


viii

P450scc Cytochrome P450 side chain cleavage


PCB-77 3,3′4,4′-tetrachlorobiphenyl
sbGnRH
Seabream gonadotropin-releasing
hormone
Hormon gây phóng
thích KDT trên cá Vền
sGnRH
Salmon gonadotropin-releasing
hormone
Hormon gây phóng
thích KDT trên cá Hồi
StAR
Steroidogenic acute regulatory
protein

SUL

Sulpiride
T Testosterone
T3 3,5,3’-triiodo-L-thyronine
T4 3,5,3',5'-tetraiodo-L-thyronine
TL Total length Chiều dài toàn thân
Vtg Vitellogenin Chất tạo noãn hoàng
VtgR Vtg receptor Thụ thể của Vtg
ZP Zona pellucida Vùng sáng
ZR Zona radiata Vùng phóng xạ
Zrp Zona radiata protein
Protein của vùng phóng
xạ (protein vỏ trứng)















ix

DANH MỤC BẢNG



Trang

Bảng 1.1: Một số loại GnRH-A được sử dụng trong sinh sản nhân tạo


34

Bảng 1.2: Các GnRH-A và chất kháng dopamin áp dụng trên một số
loài cá nuôi

35

Bảng 2.1: Nồng độ các hormon steroid chuẩn

53

Bảng 3.1: Hàm lượng lipid (mmol/L) trong huyết tương cá cái trong
chu kỳ sinh sản

78

Bảng 3.2: Ảnh hưởng của độ mặn trong mùa sinh sản (tháng 4-9) lên
sự thành thục, đẻ trứng và phát triển phôi cá Chẽm Mõm
Nhọn

87

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của DOM thông qua thức ăn lên sự thành thục,

đẻ trứng và phát triển phôi cá Chẽm Mõm Nhọn

96

Bảng 3.4: Hoạt động đẻ trứng giữa các nghiệm thức có và không bổ
sung T
4
vào khẩu phần ăn trong quá trình nuôi vỗ

101

Bảng 3.5: Ảnh hưởng của T
4
lên GSI (%) cá Chẽm Mõm Nhọn trong
thời gian thí nghiệm.

103

Bảng 3.6: Ảnh hưởng của T
4
trong thời kỳ nuôi vỗ lên đặc điểm sinh
sản cá Chẽm Mõm Nhọn.

104

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của hormon lên tỷ lệ đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở

108
















x

DANH MỤC HÌNH


Trang

Hình 1.1: Các giai đoạn phát triển chính của tế bào sinh dục ở cá

8

Hình 1.2: KDT tuyến yên điều khiển quá trình tiết hormon steroid,
phát triển và thành thục tế bào sinh dục ở cá

9

Hình 1.3: KDT tuyến yên điều khiển quá trình tích lũy noãn hoàng

(A) và quá trình chín (B) của noãn bào ở cá xương

18

Hình 1.4: Mô hình hai kiểu tế bào tổng hợp hormon steroid điều

khiển sự lớn lên và chín noãn bào

21

Hình 1.5: Sơ đồ chuyển hóa các homron steroid ở cá

26

Hình 2.1: Sơ đồ khối mô tả các nội dung nghiên cứu của luận án

42

Hình 2.2: Giai nuôi giữ cá bố mẹ và hoạt động thu mẫu hàng tháng

43

Hình 2.3: Chiết xuất, ủ và đọc mẫu trên máy ELISA ở 405 nm

53

Hình 2.4: Đường chuẩn của các hormon steroid và phương trình
tương quan

54


Hình 3.1: Tần suất bắt gặp các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục
trong năm

59

Hình 3.2: Tổ chức buồng trứng cá Chẽm Mõm Nhọn giữa các tháng
trong năm

60

Hình 3.3: Tổ chức tinh sào cá Chẽm Mõm Nhọn giữa các tháng trong
năm

62

Hình 3.4: Biến động GSI và HSI trong chu kỳ sinh sản cá Chẽm
Mõm Nhọn

65

Hình 3.5: Hệ số thành thục ở các giai đoạn phát triển của tuyến sinh
dục cá Chẽm Mõm Nhọn

67

Hình 3.6: Biến động hàm lượng T, 11-KT, E2 và P trong huyết tương
cá Chẽm Mõm Nhọn cái trong chu kỳ sinh sản

69




xi




Hình 3.7: Hàm lượng T, 11-KT, E2 và P ở các giai đoạn phát triển
buồng trứng

73

Hình 3.8: Hàm lượng T, 11-KT, E2 và P ở các giai đoạn phát triển
tinh sào

73

Hình 3.9: Biến động hàm lượng T, 11-KT, E2 và P trong huyết

tương cá Chẽm Mõm Nhọn đực trong chu kỳ sinh sản

76

Hình 3.10: Biến động hàm lượng T, 11-KT, E2 và P trong huyết
tương cá Chẽm Mõm Nhọn nuôi ở 3 thang độ mặn khác
nhau

81


Hình 3.11: Biến động hệ số thành thục ở cá Chẽm Mõm Nhọn cái
nuôi ở 3 thang độ mặn khác nhau

85

Hình 3.12: Ảnh hưởng của DOM thông qua thức ăn lên hàm lượng
hormon steroid trong huyết tương cá cái

91

Hình 3.13: Ảnh hưởng của DOM thông qua tiêm lên hàm lượng
hormon steroid trong huyết tương cá cái

92

Hình 3.14: Ảnh hưởng của T
4
lên hàm lượng T và E2 trong huyết
tương cá Chẽm Mõm Nhọn

99

Hình 3.15: Biến động T và E2 trong huyết tương ở các thời điểm thu
mẫu sau khi cá được tiêm hormon

106



















1

MỞ ĐẦU
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã tồn tại từ lâu trước công nguyên, nhưng sự
chuyển dịch từ hình thức nuôi đơn giản đến quy mô công nghiệp và thâm canh chỉ
bắt đầu từ giữa thế kỷ 20 đến nay. So với một số lĩnh vực khác trong ngành nông
nghiệp như chăn nuôi hay thú y, NTTS vẫn còn nhiều hạn chế trong các lĩnh vực
nghiên cứu sinh sản nhân tạo, sản xuất và nâng cao chất lượng con giống ở quy mô
lớn [289]. Một trong những nguyên nhân chính đã được nhìn nhận là chưa có nhiều
công trình nghiên cứu cải tạo nguồn gen và khả năng điều khiển sinh sản trong môi
trường nhân tạo vẫn còn hạn chế. Việc phụ thuộc vào con giống hay tế bào sinh dục
ngoài tự nhiên có thể dẫn đến nhiều bất cập như không dự báo được sản lượng, chất
lượng không đáng tin cậy và thậm chí là sự lây lan dịch bệnh và như vậy không đáp
ứng việc phát triển NTTS bền vững và quy mô công nghiệp. Trước bối cảnh đó,
việc xây dựng các chiến lược nghiên cứu dài hạn từ cơ bản đến ứng dụng là rất cần
thiết. Điểm xuất phát, thiết nghĩ, phải là các nghiên cứu cơ bản, trong đó có nội tiết

học sinh sản cá, nắm bắt được sự biến động của các loại hormon và mối quan hệ của
chúng với quá trình phát triển của tuyến sinh dục trong chu kỳ sinh sản, làm cơ sở
cho các nghiên cứu sinh sản nhân tạo.
Trên thực tế, nhiều loài cá không đẻ được trong điều kiện nuôi nhốt do cá cái
không đạt được trạng thái thành thục hoàn toàn, dẫn đến tình trạng không thể chín
và rụng trứng, trong khi cá đực chỉ tạo ra rất ít tinh dịch hoặc chất lượng tinh dịch
không đảm bảo cho sự thụ tinh [289]. Việc can thiệp bằng các yếu tố môi trường có
thể cải thiện đáng kể tỷ lệ đẻ. Tuy nhiên một số loài phải cần đến sự kích thích của
các hormon từ bên ngoài mới có thể đạt đến trạng thái thành thục và đẻ trứng [1; 2;
19]. Ở nước ta, việc nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản nhân tạo các loài cá
biển vẫn còn nhiều hạn chế so với cá nước ngọt, tỷ lệ thành thục và tỷ lệ đẻ còn
thấp. Một trong những nguyên nhân chính là chưa có các nghiên cứu cơ bản về nội
tiết học sinh sản, vì vậy chưa nắm bắt được bản chất và cơ chế tác động của hormon
trong quá trình điều khiển sự thành thục và đẻ trứng ở cá [198] dẫn đến việc kích
thích cho cá đẻ vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.


2

Sự hiểu biết cơ chế tác dụng của các yếu tố môi trường cũng như các loại
hormon trong quá trình thúc đẩy sự thành thục sinh dục và kích thích hoạt động đẻ
trứng ở cá là rất quan trọng, cho phép chúng ta xây dựng chiến lược sản xuất giống
tốt hơn hoặc có thể cải tiến kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo bằng các loại hormon
tổng hợp hoặc chiết xuất nhân tạo. Khi sinh sản nhân tạo đã được kiểm soát, chúng
ta có thể cung cấp ổn định nguồn giống gần như quanh năm về số lượng và chất
lượng và việc cải tiến nguồn gen nhằm nâng cao tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và
chất lượng thịt là có thể thực hiện được.
Cá Chẽm Mõm Nhọn là loài cá biển có giá trị kinh tế. Ở các nước như Hồng
Kông, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc và Nhật Bản, cá Chẽm Mõm Nhọn rất được
ưa chuộng với giá thương phẩm trên thị trường khoảng 7-15 USD/kg [28; 226]. Ở

nước ta (tỉnh Khánh Hòa) giá bán trên thị thường bình quân khoảng 50.000-70.000
đ/kg đối với cá thịt và 150.000-170.000 đ/kg đối với cá bố mẹ (Cty TNHH Hoằng
Ký, Nha Trang, 2007). Cá Chẽm Mõm Nhọn đã được liệt kê vào danh mục các loài
cá biển có giá trị kinh tế [21] và đã nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công bước
đầu [15]. Tuy vậy, không giống như một số loài cá biển khác đang được nuôi ở
nước ta như cá Mú (Epinephelus spp), cá Giò (Rachycentron canadum), cá Hồng
Bạc (Lutjanus argentimaculatus), cá Đù Mỹ (Scyaenops ocellatus) và cá Chẽm
(Lates calcarifer), cá Chẽm Mõm Nhọn vẫn chưa được các nhà khoa học cũng như
người nuôi quan tâm bởi một vài nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân chính
có lẽ do kích thước cá thể và tốc độ sinh trưởng không lớn hoặc sự hấp dẫn của các
đối tương nuôi biển khác đã thu hút người nuôi cũng như các định hướng nghiên
cứu tập trung vào các đối tượng có tiềm năng xuất khẩu mạnh hơn. Do đó để cá
Chẽm Mõm Nhọn trở thành đối tương nuôi hấp dẫn, cần thực hiện các nghiên cứu
từ cơ bản cho đến ứng dụng trên các lĩnh vực sinh học, sinh sản nhân tạo, sản xuất
giống, nuôi thương phẩm, phòng trị bệnh và thị trường tiêu thụ là rất cần thiết.
Cá Chẽm Mõm Nhọn đẻ nhiều lần trong năm và có mùa sinh sản kéo dài [15;
224]. Do đó, sự biến động của hormon và ảnh hưởng của nó lên quá trình phát triển,
thành thục, chín muồi và phóng thích tế bào sinh dục trong chu kỳ sinh sản là khá


3

phức tạp và chưa được nghiên cứu đầy đủ. Ngoài ra, hoạt động sinh sản của cá chịu
ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài và sự điều khiển nội tiết bên trong
cơ thể và vai trò của các yếu tố môi trường trong chu kỳ sinh sản đã được nhiều tác
giả đề cập [48; 165; 289]. Trong môi trường nuôi thích hợp hoặc lựa chọn các biện
pháp kích thích phù hợp, cá có thể đạt đến trạng thái thành thục và như vậy cải thiện
được tỷ lệ thành thục và đẻ trứng. Tóm lại, việc lựa chọn yếu tố môi trường thích
hợp như độ mặn hay các biện pháp can thiệp bằng hormon, không những nhằm mục
đích kiểm soát hoạt động sinh sản mà còn gợi mở khả năng cho đẻ sớm, trái vụ hay

kéo dài mùa vụ sinh sản [1]. Đối với các nhà nội tiết học, việc nghiên cứu chức năng
và cơ chế tác dụng của các hormon lên quá trình phát triển, thành thục và chín muồi
tế bào sinh dục là rất quan trọng. Gần đây ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng tỏ
rằng thời kỳ đầu của quá trình phát triển phôi được quyết định rất nhiều bởi những
đặc điểm hình thái và sinh hóa của trứng, những đặc điểm được hình thành trong
thời kỳ mà sự tạo trứng chịu ảnh hưởng của hormon [116;117; 289]. Do đó, việc
nghiên cứu cơ chế hormon kích thích sự hình thành các tính chất của trứng chín
muồi, nhất là ở giai đoạn cuối của quá trình tạo trứng, là một bộ phận không thể bỏ
qua của sinh học phát triển. Trước bối cảnh nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu sự biến
động hàm lượng hormon steroid sinh dục và sinh sản trong huyết tương cá Chẽm
Mõm Nhọn (Psammoperca waigiensis Cuvier, 1828) ở điều kiện nuôi vỗ” đã được
tiến hành.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Làm rõ sự biến động hàm lượng hormon steroid của
huyết tương cá Chẽm Mõm Nhọn (Psammoperca waigiensis) trong chu kỳ sinh sản
và từ các biện pháp nuôi vỗ khác nhau làm cơ sở cho nghiên cứu sinh sản nhân tạo.
Mục tiêu cụ thể
(1) Làm rõ sự biến động hàm lượng hormon steroid của huyết tương cá Chẽm
Mõm Nhọn (Psammoperca waigiensis) và mối quan hệ của chúng với quá trình phát
triển của tuyến sinh dục trong chu kỳ sinh sản.


4

(2) Làm rõ sự biến động hàm lượng hormon steroid trong huyết tương, sự
thành thục và đẻ trứng của cá Chẽm Mõm Nhọn (Psammoperca waigiensis) dưới
ảnh hưởng của độ mặn, Domperidon, Thyroxin, LHRH-A, CPE và HCG.
Nội dung nghiên cứu
(1) Nghiên cứu sự biến động hàm lượng Testosteron, 11-Ketotestosteron,
Estradiol 17-β, Progesteron và Lipid trong huyết tương và mối quan hệ của chúng

với quá trình phát triển tuyến sinh dục (buồng trứng và tinh sào) trong chu kỳ sinh
sản tự nhiên ở cá Chẽm Mõm Nhọn (Psammoperca waigiensis).
(2) Nghiên cứu ảnh hưởng của các thang độ mặn khác nhau (5, 10, 20 và 30
‰) trong quá trình nuôi vỗ lên hàm lượng Testosteron, 11-Ketotestosteron,
Estradiol 17-β và Progesteron trong huyết tương, sự thành thục và đẻ trứng.
(3) Nghiên cứu sự biến động hàm lượng Testosteron, 11-Ketotestosteron,
Estradiol 17-β và Progesteron trong huyết tương, sự thành thục và đẻ trứng dưới ảnh
hưởng của Domperidon, Thyroxin, LHRH-A, CPE và HCG thông qua phương pháp
cho ăn và tiêm.
Ý nghĩa của nghiên cứu: Trước hết, kết quả nghiên cứu ít nhiều sẽ được bổ
sung vào những hiểu biết trong lĩnh vực NTTS. Nghiên cứu cũng có thể đóng góp
cho các cơ quan, các trường Đại học và các Viện nghiên cứu bằng cách cung cấp
thông tin về phương pháp luận, kiến thức về nội tiết học sinh sản của cá cho hoạt
động đào tạo đại học, sau đại học và các lớp tập huấn cho cán bộ và sinh viên ngành
NTTS. Kết quả nghiên cứu về sự biến động hàm lượng hormon steroid và mối quan
hệ của chúng với các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục, thành thục và đẻ trứng
trong chu kỳ sinh sản có thể làm cơ sở cho nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá biển
trong tương lai. Việc sử dụng các biện pháp nuôi vỗ và kích thích thành thục bằng
các tác nhân khác nhau có thể gợi mở khả năng kiểm soát hoạt động sinh sản trong
điều kiện nhân tạo. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu thu được từ loài cá Chẽm Mõm
Nhọn có thể gợi ý cho việc áp dụng đối với các loài cá biển khác có quan hệ họ
hàng trong công tác quản lý đàn cá bố mẹ.


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Chu kỳ sinh sản tự nhiên ở cá
Quá trình phát triển của tế bào sinh dục trải qua nhiều giai đoạn đặc trưng. Ở
các loài cá khác nhau, hình thức sinh sản khác nhau, chu kỳ phát triển và tổ chức

của tuyến sinh dục của chúng không giống nhau. Đối với các loài sinh sản một lần
trong năm hay trong đời, trong tuyến sinh dục tại một thời điểm nhất định chỉ tồn tại
một giai đoạn phát triển và các tế bào sinh dục thể hiện tính đồng bộ cao. Ngược lại,
đối với các loài đẻ nhiều lần trong năm, sự phát triển của tuyến sinh dục khá phức
tạp, trong tuyến sinh dục luôn hiện diện các tế bào sinh dục ở các giai đoạn phát
triển khác nhau [9; 16; 18; 20].
1.1.1. Buồng trứng và sự phát triển của noãn bào
Noãn bào là thành phần chủ yếu và chiếm tỷ lệ lớn trong tổ chức buồng
trứng. Mức độ phát triển của noãn bào là một trong những căn cứ để xác định
giai đoạn phát triển của buồng trứng. Ở nước ta, bậc thang chín muồi của buồng
trứng cá thường được chia thành 6 giai đoạn dựa trên các tài liệu hướng dẫn của các
nhà nghiên cứu thuộc Liên Xô trước đây [16; 212] bởi tính thích hợp của nó trong
việc nhận dạng trên tiêu bản tổ chức học và ở ngoài thực địa khi thu mẫu.
Giai đoạn I và II đặc trưng bởi các noãn bào chưa thành thục và đang trong
thời kỳ sinh trưởng nguyên sinh chất và biến đổi nhân. Buồng trứng nhỏ, trong suốt,
có khi màu hơi vàng hay hồng, mắt thường không phân biệt được tế bào sinh dục.
Giai đoạn III được xác định từ khi noãn bào bắt đầu và kết thúc sự tích lũy chất
noãn hoàng. Đây là giai đoạn khá dài, có thể kéo dài từ vài ngày đến hàng tháng tùy
theo loài và điều kiện sống [1]. Sự lớn lên của các noãn bào không chỉ với sự tăng
thể tích nguyên sinh chất mà còn nhờ sự tích lũy các chất dinh dưỡng làm cho
buồng trứng tăng nhanh về kích thước. Giai đoạn IV được gọi là giai đoạn trứng bắt
đầu chuyển sang thời kỳ thành thục với sự di chuyển của nhân ra ngoại biên làm cho
trứng phân cực. Buồng trứng to, chiếm phần lớn xoang thân và kích thước hạt trứng
đạt cực đại. Giai đoạn V xảy ra rất ngắn và được xác định khi màng nhân tan biến,


6

dịch nhân chảy ra ngoài. Nang trứng bắt đầu tách ra khỏi noãn bào, đó là thời kỳ
chuẩn bị cho sự rụng trứng. Buồng trứng mềm, chỉ cần vuốt nhẹ ở bụng là trứng có

thể chảy ra. Giai đoạn VI là giai đoạn sau khi cá đẻ, buồng trứng trở nên nhão rỗng
và có màu đỏ bầm do sự xuất huyết khi nang trứng vỡ. Trong buồng trứng hiện diện
những nang trứng đã vỡ, các noãn bào đang lớn lên và các tế bào trứng thành thục
còn sót lại.
Khi nghiên cứu về chu kỳ sinh sản ở cá Chẽm (Lates calcarifer), Guiguen và
cộng sự (1993) [89] đã chia sự phát triển của buồng trứng thành 4 giai đoạn. Trong
đó, giai đoạn I là giai đoạn mà buồng trứng có các noãn bào đang trong thời kỳ sinh
trưởng chất và biến đổi nhân. Giai đoạn II là khi xuất hiện một vài noãn bào bắt đầu
tích lũy noãn hoàng trong buồng trứng. Nguyên sinh chất bắt màu tím nhạt hơn các
tế bào trứng ở giai đoạn I. Giai đoạn III được xác định khi có hơn 50 % noãn bào đã
tích lũy noãn hoàng và cuối cùng giai đoạn IV khi các noãn bào thoái hóa chiếm ưu
thế trong buồng trứng. Tương tự như vậy, đối với cá Chẽm Mõm Nhọn đánh bắt ở
vùng đảo Okinawa, Nhật Bản, Shimose và Tachihara (2006) [224] đã chia sự phát
triển của buồng trứng thành 4 giai đoạn. Trong đó giai đoạn I được xác định khi các
noãn bào đang trong thời kỳ sinh trưởng nguyên sinh chất và biến đổi nhân. Giai
đoạn II của buồng trứng đặc trưng bằng các noãn bào đang hình thành các không
bào. Giai đoạn III là giai đoạn tích lũy noãn hoàng và giai đoạn IV là giai đoạn
thành thục và rụng trứng. Ở nước ta, sự phát triển buồng trứng cá Chẽm Mõm Nhọn
được chia thành 6 giai đoạn [15]. Một số công trình nghiên cứu khác trên các loài cá
biển ở nước ta như cá Nâu (Scatophagus argus) [11], cá Cá Hồng Bạc (Lutjanus
argentimaculatus) [14], tuyến sinh dục đều được chia thành 6 giai đoạn trên cơ sở
bậc thang của Nikolski (1963) [16] làm chuẩn. Tuy nhiên, một số tác giả khác lại
chia các giai đoạn phát triển buồng trứng chi tiết hơn như cá Sa Ba (Scomber
japonicus) được chia thành 7 giai đoạn

[10] hay cá Ngừ Vây Vàng (Thunnus
albacares) được chia thành 10 giai đoạn [100].




7

Việc phân chia bậc thang chín muồi của buồng trứng có thể khác nhau tùy
theo tác giả hay mức độ chi tiết giữa các giai đoạn phát triển và đặc điểm sinh sản
của từng loài cá. Tuy nhiên, sự phân chia ấy đều dựa trên sự phát triển của noãn bào
trong buồng trứng. Nhìn chung, sự phát triển của noãn bào cá xương có thể chia
thành 3 thời kỳ chính đó là thời kỳ sinh sôi hay tăng sinh, sinh trưởng và thành thục.
Thời kỳ sinh sản là thời kỳ tăng lên về số lượng các noãn nguyên bào thông qua
nguyên phân. Thời kỳ sinh trưởng là thời kỳ tăng lên về nguyên sinh chất và tích lũy
chất noãn hoàng. Thời kỳ thành thục được xác định khi trứng có sự phân cực, màng
nhân tan biến và nang trứng tách khỏi tế bào trứng.
1.1.2. Tinh sào và sự phát triển của tinh bào
Tinh sào cá xương là một tổ chức hình túi đôi hay hình trụ nằm trong xoang
thân và đính vào thành trên của xoang thân bằng màng chằng mảnh. Tinh sào gồm
một hệ thống ống sinh tinh đi từ bề mặt của tinh sào vào trong và đổ vào một ống
dẫn chung. Trong các ống sinh tinh có các tế bào sinh dục và các tế bào nang làm
nhiệm vụ nuôi các tế bào sinh dục. Cũng giống như buồng trứng, sự phát triển của
tinh sào cá xương thường được chia thành 6 giai đoạn khác nhau.
Giai đoạn I và II gồm các tinh bào chưa phát triển. Trong các tinh sào chỉ hiện
diện các tinh nguyên bào lớn riêng biệt. Đặc trưng của giai đoạn này là sự có mặt của
những tế bào sinh dục ở giai đoạn đầu của quá trình tạo tinh trong trạng thái sinh
sôi. Tinh sào có dạng dải tròn hay mảnh, thường có màu xám hay hồng nhạt, một số
loài có màu đỏ vì có nhiều mạch máu phân bố. Giai đoạn III đặc trưng bởi sự xuất
hiện của tinh bào cấp I, cấp II và tinh tử. Cuối giai đoạn này đã xuất hiện một số
tinh trùng chín muồi. Giai đoạn IV là sự kết thúc quá trình tạo tinh. Trong các ống
sinh tinh chỉ có những tinh trùng chín muồi đi ra khỏi các bào nang và những
nguyên tinh bào lớn là nguồn dự trữ cho vụ sau. Giai đoạn V là giai đoạn thể hiện
tình trạng đang sinh sản của cá đực. Tinh sào màu trắng sữa, bụng cá mềm và nếu
vuốt nhẹ ta sẽ thấy tinh dịch chảy ra ngoài. Giai đoạn VI là giai đoạn sau khi cá đực
tham gia sinh sản, tinh sào co lại có dạng như một dải mỏng. Mạch máu mở rộng

nên tinh sào có màu hồng hay nâu.


8

Cũng giống như noãn bào, quá trình phát triển của tinh bào được chia thành 3
thời kỳ chính, đó là thời kỳ sinh sôi, sinh trưởng và thành thục. Tuy nhiên, ở cuối
thời kỳ thành thục, tinh bào có thêm một giai đoạn phụ và được gọi là giai đoạn biệt
hóa tinh tử thành tinh trùng. Trong thời kỳ sinh sản, tế bào sinh dục đực được gọi là
tinh nguyên bào, nằm trên thành ống tinh. Các tinh nguyên bào phân chia nhiều lần,
kết quả là tăng lên về số lượng và giảm về kích thước. Từ một tinh nguyên bào sẽ hình
thành một nhóm tinh nguyên bào nhỏ hơn nằm trong một nang chung. Những nhóm tế
bào sinh dục như thế được gọi là bào nang. Trong thời kỳ sinh trưởng, tế bào sinh dục
được gọi là tinh bào cấp I, với kích thước lớn hơn và bên trong nhân xảy ra như các
quá trình chuẩn bị thuộc phân bào giảm nhiễm. Những thay đổi về nhân này làm cho
các tinh bào cấp I có hình dạng đặc biệt để phân biệt chúng với các loại tinh bào
đang ở thời kỳ khác. Thời kỳ thành thục, các tinh bào cấp I phân chia hai lần. Sau
lần phân chia thứ hai tạo ra 4 tinh tử với số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa.

Hình 1.1: Các giai đoạn phát triển chính của tế bào sinh dục ở cá [141]
1 và 2: Tinh nguyên bào; 3: Tinh bào cấp I; 4: Tinh bào cấp II; 5: Tinh tử; 6: Tinh
trùng; 7 và 8: Noãn nguyên bào; 9: Noãn bào cấp I (noãn bào sơ cấp); 10: Noãn
bào cấp II (noãn bào thứ cấp); 11: Tế bào trứng thành thục.


9

1.2. Hormon điều khiển chu kỳ sinh sản ở cá
Thần kinh nội tiết đóng vai trò quan trọng trong hoạt động điều khiển chu kỳ
sinh sản ở cá xương, bao gồm não bộ, tuyến yên, gan và tuyến sinh dục [32; 41; 42;

81]. GnRH của não bộ tác động lên tuyến yên, kích thích tuyến yên tiết FSH và LH.
FSH và LH được phóng thích vào máu, tác động lên tuyến sinh dục, ở đó chúng
kích thích tuyến sinh dục tổng hợp và tiết các hormon steroid. Các hormon steroid
đến lượt mình tác động lên các tế bào sinh dục, kích thích sự phát triển và thành
thục các tế bào sinh dục.

Hình 1.2: KDT tuyến yên điều khiển quá trình tiết hormon steroid, phát triển
và thành thục tế bào sinh dục ở cá [141].
Ở giai đoạn đầu, FSH kích thích tuyến sinh dục tiết androgen (T và 11-KT) ở
con đực và Estrogen (E2) ở con cái để kiểm soát quá trình hình thành và phát triển
tế bào sinh dục. E2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình tích lũy noãn hoàng ở cá
cái, kích thích các tế bào gan tổng hợp Vtg. Trong quá trình tạo giao tử, FSH trong
máu tăng lên tương ứng với hàm lượng androgen tăng lên ở cá đực cũng như hàm
lượng E2 và Vtg tăng lên ở cá cái. Ở cuối giai đoạn hình thành giao tử, tuyến yên
tiết LH, kích thích sự chuyển dịch hoạt động tổng hợp hormon steroid của tuyến


10
sinh dục, kích thích quá trình tổng hợp và tiết một loại hormon steroid giống như
progestin, và được gọi là steroid gây chín (MIS). Hoạt động đồng thời của LH và
MIS dẫn đến sự thành thục và chín muồi sản phẩm sinh dục. Quá trình này được
nhận thấy bởi sự giảm xuống của hàm lượng FSH và androgen/estrogen và sự tăng
lên của LH và MIS trong máu. Khi tuyến sinh dục thành thục, GnRH tiếp tục kích
thích sự tiết LH, kích thích sự chín và rụng trứng ở cá cái. Ở cá đực LH vẫn ở duy
trì ở mức ổn định như giai đoạn tạo giao tử, nhưng LH tăng hoạt tính kích thích sự
tiết tinh [167; 169].
1.2.1. GnRH và GRIF của não bộ
Ở cá xương, GnRH là một hormon thần kinh được tổng hợp từ các tế bào
thần kinh trong các vùng đặc biệt của não bộ [23; 108]. Các GnRH được truyền trực
tiếp đến tuyến yên và phóng thích vào các vùng phụ cận gần với các tế bào kích dục,

gắn vào các thụ thể đặc hiệu trên màng và kích thích sinh tổng hợp và tiết cả hai
KDT là FSH và LH. Ngoài GnRH, sự tiết KDT của tuyến yên còn chịu sự kiểm soát
của một chất ức chế khác, gọi là Dopamin. Trong hệ thống GnRH của não bộ,
Dopamin ức chế sự tổng hợp và tiết GnRH. Trong tuyến yên, Dopamin ức chế
không những sự tiết KDT cơ bản hay tự phát mà còn ức chế cả sự tiết KDT dưới
ảnh hưởng kích thích của GnRH. Dopamin có thể điều khiển các thụ thể của GnRH
và ức chế tiết LH của tuyến yên [277]. Hoạt tính ức chế sự tiết LH của tuyến yên đã
được nghiên cứu trên nhiều nhóm động vật có xương. Cường độ và thời gian hoạt
tính của nó khác nhau ở các loài động vật khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm sinh
sản của từng loài.
Ở cá, khả năng ức chế của Dopamin đã được nghiên cứu trên các loài cá
thuộc họ Chép, họ cá Hồi, cá Rô Phi (Oreochromis spp), cá Chình (Anguilla
anguilla) và cá Đối (Mugil cephalus) [172; 213; 259; 263]. Ở các loài cá này,
Dopamin ức chế rất mạnh sự tiết LH của tuyến yên. Ngược lại, khả năng ức chế của
Dopamin lại yếu hoặc không có ở hầu hết các loài cá biển. Vai trò ức chế sự tiết
KDT của Dopamin đối với các loài cá khác đã được chứng minh một cách gián tiếp
thông qua việc đo hàm lượng KDT hoặc hormon steroid trong huyết tương.


11
Các chất kháng Dopamin đã tăng cường hiệu quả gây tiết KDT của các loại
GnRH-A là Pimozid trên cá Chạch Trung Quốc, cá Chép, cá Tráp, cá Trê Phi, cá
Chình, cá Hồi thuộc giống Salmo, cá Hồi thuộc giống Oncorhynchus [1]. Đáng chú
ý là Pimozid đơn độc có thể có tác dụng như một liều sơ bộ, nghĩa là gây ra sự dịch
chuyển của túi mầm và sự thành thục hoàn toàn của noãn bào trên cá Stizostedion
vitreum. Domperidon, một chất đối kháng mạnh của thụ thể Dopamin, có khi gây
được cả sự rụng trứng ở cá Chép [1]. Tuy nhiên, cũng có những loài cá mà Dopamin
không có tác dụng ức chế sự tiết KDT như đa số các loài cá biển Micropogonias
undulatus [65], Sparus aurata và Morone saxatilis [237]. Đối với các loài như
Parabramis pekinensis và cá Chạch (Paramisgurnus dabryanus), sự ức chế của

Dopamin không mạnh nên có thể chỉ dùng mGnRH-A hoặc sGnRH-A mà không
cần Domperidon cũng có thể gây rụng trứng cho chúng [193].
Như vậy Dopamin là yếu tố ức chế sự tiết KDT (GRIF) cũng như những chất
đối kháng của nó ở những loài cá khác nhau, ở những giai đoạn thành thục khác
nhau là không giống nhau. Dopamin không những ức chế sự phóng thích KDT mà
còn ức chế cả sự tổng hợp KDT. Sự tiết KDT còn bị ức chế bởi Dopamin trong mọi
giai đoạn thành thục. Tuy nhiên đối với cá ở cuối giai đoạn thành thục và chuẩn bị
sinh sản, tuyến yên có tiềm năng tiết KDT tự phát lớn nhất. Khi phá bỏ vùng có
Dopamin trong não bộ thì các tế bào tiết KDT hoạt động mạnh mẽ cả về tổng hợp
và phóng thích protein.
Hoạt động ức chế của Dopamin có thể chịu ảnh hưởng của mùa vụ. Không
phải loài cá nào cũng có hệ thống Dopamin tích cực trong não bộ. Có lẽ hệ thống ức
chế Dopamin mạnh chỉ có ở cá nước ngọt, trong khi đó yếu hoặc không tồn tại ở
hầu hết các loài cá biển [141]. Ở các loài cá có hệ thống Dopamin hoạt động tích
cực, việc ức chế sự rụng trứng bằng cách tăng cường hoạt động của Dopamin và
làm giảm hoạt tính của GnRH. Ngược lại, đối với các loài cá có hệ thống Dopamin
hoạt động yếu, sự rối loạn sinh sản chủ yếu do hoạt tính của GnRH bị giảm đi.



12
1.2.2. Kích dục tố tuyến yên
1.2.2.1. KDT điều khiển chức năng của tinh sào
Điều khiển tổng hợp và tiết hormon steroid ở tinh sào
Bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ, người ta đã xác định được 2 loại KDT
trong huyết tương cá Hồi đực và hàm lượng của chúng có quan hệ với các giai đoạn
phát triển của tinh sào [166; 197; 242]. Điều này cho thấy vai trò của FSH và LH
trong quá trình điều khiển sinh tổng hợp hormon steroid của tinh sào. Trong thời kỳ
giữa và cuối của quá trình tạo tinh, hàm lượng FSH và 11-KT trong huyết tương
tăng lên. Tuy nhiên khi cá chuyển sang giai đoạn thành thục và tiết tinh, hàm lượng

FSH giảm xuống và LH cùng với 17,20βP trong huyết tương tăng lên.
Ở cá Hồi đực cũng như một số loài cá xương khác, T và 11-KT trong huyết
tương tăng lên trong suốt giai đoạn tạo tinh và giảm xuống khi cá đực thành thục
hoàn toàn và bắt đầu tiết tinh, đồng thời hàm lượng 17α,20βP cũng tăng lên. Quá
trình tạo tinh ở cá Hồi Nhật Bản (Hucho perryi) cũng có thể được kích thích bằng
11-KT in vitro [153]. Tuy nhiên quá trình tiết tinh và hoạt lực của tinh trùng lại
được kích thích bởi 17α,20βP [154]. KDT tuyến yên kích thích sự tạo T và 11-KT
trong các tế bào sinh dưỡng trong tinh sào và khả năng tổng hợp các hormon steroid
này tăng lên trong thời kỳ tạo tinh. Trong giai đoạn đầu và giữa của quá trình tạo
tinh, cả FSH và LH đều có hiệu lực như nhau trong việc kích thích tinh sào tiết T,
11-KT và 17α,20βP. Tuy nhiên ở giai đoạn cuối và trong thời kỳ tiết tinh, hiệu lực
LH mạnh hơn FSH [197].
Hiệu lực của FSH và LH trong thời kỳ đầu như nhau có thể có liên quan đến
sự có mặt của một loại thụ thể của KDT. Thụ thể này có thể liên kết với cả FSH và
LH [156]. Thụ thể này đã được xác định trên các tế bào Sertoli nằm trong tinh sào,
nhưng cũng có thể chúng có mặt trong các tế bào Leydig. Trong thời kỳ tiết tinh, khi
mà hiệu lực của LH tăng lên, thụ thể thứ hai sẽ xuất hiện và liên kết đặc hiệu với LH
trên các tế bào Leydig. Như vậy, ở họ cá Hồi trong thời kỳ tiết tinh và tăng cường
hoạt lực của tinh trùng, cá đực chịu sự chi phối của LH chứ không phải FSH.


13
Trong giai tiết tinh LH trong huyết tương tăng lên, thụ thể của LH xuất hiện
trong các tế bào Leydig và khả năng tiết 17α,20βP của tinh sào tăng lên dưới ảnh
hưởng của LH [44]. Ngược lại, trong thời kỳ tạo tinh, tinh sào chịu sự điều khiển
bởi FSH thông qua việc kích thích tạo 11-KT vì hàm lượng của FSH và 11-KT
trong huyết tương tăng lên và duy trì ở mức cao trong khi đó hàm lượng LH thấp
thậm chí không xác định được [242].
Điều khiển quá trình tạo tinh
Trong nhiều năm qua, những hiểu biết về quá trình phát triển và thành thục tế

bào sinh dục đực dưới sự điều khiển bởi KDT tuyến yên chủ yếu rút ra từ các kết
quả nghiên cứu trên cá Chình Nhật Bản, một loài được xem như là mô hình phù hợp
để nghiên cứu về nội tiết quá trình tạo tinh. Ở một số loài cá xương khác, vai trò
chính của FSH là kích thích quá trình tạo tinh. Trên cá Hồi Vân, FSH kích thích sự
sinh sôi của tinh nguyên bào [137]. FSH cũng kích thích quá trình tạo tinh ở cá Hồi
Nhật Bản [30] và cá Hồi Thái Bình Dương (Onchorhynchus spp) [55]. Hàm lượng
11-KT trong huyết tương cá Hồi thành thục tăng lên cùng với sự xuất hiện của của
các tinh bào cấp I, điều đó cho thấy quá trình tạo tinh đã bắt đầu [137]. Ở cá Hồi
Thái Bình Dương, hàm lượng FSH tăng lên đáng kể trước khi 11-KT được tiết ra
[55]. Ngoài ra, sự sinh sôi của các tinh nguyên bào trong tinh sào ở cá Hồi Nhật Bản
đã được chứng minh dưới ảnh hưởng của KDT tuyến yên và 11-KT [30].
Các nghiên cứu về khả năng kích thích tạo 11-KT của FSH và sự xuất hiện
các thụ thể của FSH trong tinh sào trong thời kỳ tạo tinh cho phép kết luận FSH
đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo tinh ở cá Hồi [156]. Kết quả tương tự
cũng được tìm thấy trên cá Trê Phi [60]. Vào cuối giai đoạn tạo tinh, tinh sào cũng
chịu sự điều khiển bởi KDT. Các thí nghiệm in vivo trên nhiều loài cá cho thấy việc
sử dụng các chế phẩm KDT tuyến yên hoặc GnRH-A cho kết quả là thu được tinh
dịch [185]. Ngoài ra, trong điều kiện tự nhiên, hàm lượng LH, 11-KT và 17α,20βP
trong huyết tương tăng lên trong thời kỳ tiết tinh trên nhiều loài cá [160; 242].

×