Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

CÁC NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến NĂNG SUẤT NUÔI tôm THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH tại HUYỆN BÌNH đại, TỈNH bến TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.98 KB, 88 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


TRẦN NHỰT CẦU


CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT
NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH
TẠI HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60.34.05


Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH



Nha Trang, tháng 04 năm 2012
i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.



Trần Nhựt Cầu
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được viết trong thời gian từ tháng 07 năm 2011 đến tháng 4
năm 2012, sau khi đã được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn và của Nhà
trường.
Nhân đây, tôi muốn cảm ơn những người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong
quá trình hoàn thành luận văn này
.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô TS.Nguyễn Thị Trâm Anh! Nếu
không có những lời nhận xét, giải thích quý giá để xây dựng cấu trúc luận văn và
sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm của Cô trong suốt quá trình nghiên cứu thì luận
văn này đã không hoàn thành. Tôi cũng học được rất nhiều từ Cô về kiến thức
chuyên môn, tác phong làm việc và những điều bổ ích khác.
Cảm ơn các anh chị phòng Nông nghiệp huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre vì
đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập số liệu và những lời khuyên bổ ích
trong suốt thời gian viết luận văn này.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn tới tất cả các Thầy, Cô giảng viên đã dạy tôi
trong suốt khóa học này. Các Thầy, Cô đã đem đến cho tôi những kiến thức và
kinh nghiệm hết sức quý báu cho cuộc đời của tôi.
Xin chân thành cảm ơn tới các đồng nghiệp của tôi đã động viên, giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học này.
Và cuối cùng, lời cảm ơn đặc biệt nhất dành cho vợ, bố mẹ, bố mẹ vợ tôi
những người đã động viên, chia sẻ với tôi những lúc khó khăn để tôi hoàn thành
tốt khóa học và luận văn tốt nghiệp này.
Khánh Hòa, tháng 4 năm 2012


Trần Nhựt Cầu


iii
TÓM TẮT
Nghiên cứu thực hiện đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm
he chân trắng tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Nghiên cứu áp dụng phương
pháp định tính và định lượng dựa trên mẫu khảo sát từ 250 hộ nuôi tôm he chân
trắng. Nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố tác động đến năng suất tôm he chân trắng
tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre là: trình độ, hệ số thức ăn, lượng đạm, độ ph, ý
thức cộng đồng, độ mặn. Dựa trên kết quả này, nghiên cứu đề xuất người nuôi
cần quan tâm nhiều đến nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất là độ ph cũng
như clần quan tâm đến các yếu tố tiềm ẩn khác để đưa ra được những giải pháp
phù hợp .
Từ khóa: tôm he chân trắng, năng suất



ABSTRACT
Performance measurement study of factors affecting productivity of
P.vannamei in Binh Dai district, Ben Tre province. Applied research methods
based on qualitative and quantitative survey sample of 250 P.vannamei farmers.
Research shows that six factors affecting yield P.vanamei in Binh Dai district,
Ben Tre province are: degree, feed conversion ratio, protein, pH, capital, sense of
community, salinity. Based on the results of this study suggest farmers need to
pay much attention to the biggest factors affecting yield is pH as well as the need
to consider other potential factors to come up with appropriate solutions.
Keywords: P.vannamei shrimp, productivity.





iv
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chương 1: 11
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 11
1.1. Cơ sở lý luận về năng suất 11
1.2. Tổng quan hình thức và quy trình nuôi tôm 13
1.3. Mô hình nghiên cứu 20
Chương 2:THỰC TRẠNG NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
THÂM CANH TẠI HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE 27
2.1. Tổng quan tình hình nuôi tôm trên thế giới và Việt Nam 27
2.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm he
chân trắng thâm canh tại tỉnh Bến Tre 31
2.3. Tình hình nuôi tôm he chân trắng thương phẩm huyện Bình Đại, tỉnh
Bến Tre 37
CHƯƠNG 3: 40
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 40
3.2. Xây dựng mô hình hồi qui 41
CHƯƠNG 4: 57
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
NUÔI THÂM CANH TẠI HUYỆN BÌNH ĐẠI TỈNH BẾN TRE 57
4.1. Hệ số thức ăn 57
4.2. Độ ph 64
4.3. Trình độ 65
4.4. Ý thức cộng đồng 67
4.5. Lượng đạm 69
4.6. Độ mặn 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 75

v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 : Định hướng chiến lược phát triển nuôi tôm he chân trắng tỉnh Bến
Tre đến năm 2020 2
Bảng 2: Qui trình nuôi tôm thâm canh 15
Bảng 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi thâm canh 21
Bảng 4: Sản lượng tôm nuôi trên thế giới giai đoạn 2001 – 2005 27
Bảng 5: Sản lượng NTTS 10 quốc gia đứng đầu thế giới năm 2005 29
Bảng 6: Sản lượng tôm nuôi của Việt Nam theo khu vực từ năm 2006 - 2010 30
Bảng 7: Tình hình nuôi tôm he chân trắng huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre
năm 2011 38
Bảng 8: Ma trận tương quan 44
Bảng 9: Đánh giá độ phù hợp của mô hình 50
Bảng 10: Hệ số hồi qui 50
Bảng 11: Đánh giá độ phù hợp của mô hình sau khi loại biến có dấu hiệu đa
cộng tuyến 53
Bảng 12: Hệ số hồi qui sau khi loại biến có hiện tượng đa cộng tuyến 53
Bảng 13: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết 54
Bảng 14 : Một số tình huống mà người nuôi cần giám sát chặt chẽ việc cho ăn 61

vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Hình 1: Sự phụ thuộc các hình thức nuôi vào đầu tư của con người 13
Hình 2: Sơ đồ bố trí ao nuôi tôm tại một trang trại hoặc nông hộ 17
Hình 3: Sơ đồ điều khiển môi trường ao nuôi tôm 19
Hình 4: Mô hình lý thuyết tổng quát sự ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất

tôm nuôi thâm canh 23
Hình 5: Mô hình nghiên cứu đề nghị 24
Hình 6: Quy trình nghiên cứu 25
Hình 7: Mô hình nghiên cứu đề nghị 42
Hình 8: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm he chân trắng nuôi
thâm canh tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre 55

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam có đường bờ biển kéo dài hơn 3.260 km, 12 đầm phá và các eo
vịnh, 112 cửa sông, lạch, hàng nghìn đảo lớn nhỏ ven biển với tiềm năng nuôi
trồng thủy sản là 1.700.000 ha để phát triển nuôi nước ngọt, lợ, mặn đặc biệt là
phát triển nuôi tôm (Bộ Thủy sản, 1999). Trong những năm gần đây nghề nuôi
tôm đã phát triển mạnh tại Việt Nam, đặc biệt là ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Bến Tre là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng song Cửu Long với hệ
thống sông ngòi chằng chịt bắt nguồn từ hệ thống sông MêKông đổ ra Biển Đông
thông qua 4 cửa sông lớn Cổ Chiên, Ba Lai, Hàm Luông và Cửa Đại với tổng
chiều dài hơn 382km kết hợp với 65km bờ biển, thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho
Bến Tre hơn 60.000 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản ở cả 3 vùng
sinh thái mặn, lợ và ngọt. Bên cạnh đó vùng đặc quyền kinh tế gần 20.000km
2

với hàng trăm giống loài thủy sản đa dạng phong phú.
Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên như trên nghề nuôi trồng thủy sản
của Bến Tre đã có bước phát triển khá mạnh trong thời gian vừa qua, điển hình
nhất là nghề nuôi tôm. Năm 1999 khi Sở Thủy Sản Bến Tre phối hợp với Viện
nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II thực hiện thành công đề tài nuôi tôm sú công
nghiệp tại xã Thạnh Phước- huyện Bình Đại, nghề nuôi tôm bắt đầu phát triển

mạnh tại huyện Bình Đại và cả tỉnh Bến Tre.
Nghề nuôi sú phát triển tại 3 huyện biển đã làm thay đổi lớn bộ mặt nông
thôn vùng ven biển, đời sống vật chất của người dân tăng lên rõ rệt, nhà cửa
khang trang đổi mới. bên cạnh đó còn kéo theo các ngành nghề khác phát triển
như dịch vụ, vận chuyển hàng hóa….da góp phần giải quyết công ăn việc làm
cho hơn 30.000 lao động nông thôn ven biển nghèo khó khăn trước đây.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, bên cạnh những thuận lợi do nghề
nuôi tôm sú thâm canh đem lại thì nghề nuôi tôm sú thâm canh không còn là
nghề siêu lợi nhuận nữa bởi vì nghề nuôi tôm sú thâm canh đã và đang nảy sinh
nhiều vấn đề như môi trường nuôi ngày càng ô nhiểm, dịch bệnh thường xảy ra
và kéo dài, tôm nuôi chậm lớn, giá cả bấp bên…Trước vấn đề đó Tỉnh ủy Bến
2
Tre chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành cần phải có những giải pháp quản lí tốt hơn về
nuôi tôm sú thâm canh, đồng thời cần phải xác định đối tượng nuôi mới để thay
thế cho tôm sú bước đầu nuôi tôm he chân trắng.
Năm 2008, Công ty Lâm Thủy sản Bến Tre đã xin với Ủy Ban Nhân Dân
Tỉnh Bến Tre được nuôi thí điểm thẻ chân trắng thâm canh tại xã Bảo Thuận –
Ba Tri – Bến Tre và đã cho kết quả khả quan. Nhằm phát triển nuôi tôm chân
trắng trên địa bàn tỉnh theo hướng ổn định và bền vững, góp phần thực hiện tốt
chiến lược phát triển kinh tế trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, Ủy ban nhân dân
tỉnh Bến Tre đã ban hành quyết định số 1196/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy
hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020. Cụ
thể, năm 2010 toàn tỉnh Bến Tre phát triển phát triển 1.000 ha, sản lượng 8.800
tấn; năm 2015 phát triển 3.080ha, sản lượng 32.880 tấn; đến năm 2020 là 5.450
ha, sản lượng dự kiến 63.500 tấn tôm thẻ chân trắng, giá trị sản lượng ước đạt
3.965 tỷ đồng. Trong đó, huyện Bình Đại là trọng điểm của vùng nuôi, chiếm
trên 50% diện tích nuôi từ năm 2010 đến 2020.
Bảng 1 : Định hướng chiến lược phát triển nuôi tôm he chân trắng tỉnh Bến
Tre đến năm 2020
2010 2015 2020 Năm



Huyện
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Ba Tri
300 2.600 1000 9.860 1.400 19.050
Bình Đại
500 4.000 1080 13.020 3.000 32.450
Thạnh Phú
200 2.200 1000 10.000 1.050 12.000
Cộng
1.000 8.800 3.080 32.880 5.450 63.500
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, 2009)


Từ việc đánh giá việc nuôi tôm he chân trắng có thể nuôi và cho hiệu quả
không kém hơn nuôi tôm sú và đặc biệt một số vùng nuôi tôm sú không hiệu quả
nữa thì có thể nuôi tôm he chân trắng. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi do
việc nuôi tôm he chân trắng thâm canh đem lại, sự phát triển nhanh chóng nuôi
3
tôm he chân trắng thâm canh của người dân trong tỉnh nói chung và huyện Bình
Đại nói riêng đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến năng suất nuôi tôm
he chân trắng như:
- Từ vấn đề ô nhhiểm môi trường nuôi đã kéo theo dịch bệnh do một số
xã và vùng nuôi chưa thật sự quan tâm đến việc quản lý vùng nuôi, chưa kiên
quyết trong công tác kiểm tra xử lý vi phạm nên việc xả thải mầm bệnh và bơm
bùn đáy ao ra môi trường tự nhiên còn tồn tại khá phổ biến, từ đó mầm bệnh
ngoài môi trường tự nhiên luôn tồn tại ở mức cao và dịch bệnh xảy ra hàng năm.
- Ý thức quản lý cộng đồng của một số người dân chưa cao, một số hộ
nuôi thả giống không đúng mùa vụ, nuôi ngoài vùng quy hoạch, khi tôm chết
không báo cho cơ quan chức năng đến hủy mà xả thải mầm bệnh chưa xử lý ra
môi trường tự nhiên làm lây lan cho các ao nuôi thả giống đúng chính vụ.
- Hệ thống công trình nuôi của đa số các cở sở, hộ nuôi chưa đảm bảo
được điều kiện an toàn vệ sinh thú y thủy sản như chưa có ao xử lý nước thải, ao
chứa bùn,…gây khó khăn trong công tác kiểm soát môi trường, dịch bệnh.
- Về chất lượng giống, mặc dù công tác quản lý giống trên địa bàn tỉnh
khá tốt nhưng do thả giống vào thời điểm tập trung nên thiếu giống chất lượng tốt
để người dân mua thả. Ngoài ra trong thời gian cấm thả một số bà con thả chui
nên chất lượng con giống không đảm bảo.
- Giá thành sản phẩm ngày càng tăng qua các năm do giá thức ăn, thuốc,
hóa chất , công lao động ngày càng tăng. Giá cả tôm nguyên liệu không ổn định
còn phụ thuộc nhiều vào đầu nậu, thương buôn và nhà máy chế biến. Cho nên lợi
nhuận trong 1kg tôm ngày càng thấp đi cùng với rủi ro do thiên tai dịch bệnh làm
cho nghề nuôi tôm he chân trắng của tỉnh Bên Tre nói riêng và nuôi thủy sản của

Việt Nam nói chung gặp nhiều khó khăn.
- Chất lượng và kích cỡ tôm thương phẩm: Do diện tích nuôi tôm he ngày
càng mở rộng (Do quy hoạch của nhà nước và do tự phát của người nuôi) cùng
với việc quản lý môi trường chưa đồng bộ và chặt chẽ nên chất lượng sản phẩm
sản xuất ra có giá trị chưa cao, chưa đáp ứng tốt được các yêu cầu của nhà nhập
khẩu như: tôm nuôi bị mòn râu, cụt đuôi, bị cong thân, màu sắc không đẹp…
4
- Khi Việt Nam gia nhập vào WTO thì đòi hỏi chất lượng tôm ngày càng
cao và phải đạt các tiêu chuẩn của quốc tế như Global GAP, COC,…điều này đã
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của nghề nuôi tôm he chân trắng.
Trước những thực trạng trên, việc tìm ra những nhân tố chính ảnh hưởng
đến năng suất trong nghề nuôi tôm he chân trắng thâm canh huyện Bình Đại tỉnh
Bến Tre trong thời gian qua là một nghiên cứu rất cần thiết. Trên cơ sở đó nhằm
tìm ra những giải pháp để nâng cao năng suất cũng như đảm bảo sự phát triển ổn
định, bền vững và hiệu quả của nghề nuôi tôm he chân trắng thâm canh tại huyện
Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến
năng suất nuôi tôm he chân trắng thâm canh tại huyện Bình Đại tỉnh Bến
Tre”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của nghiên cứu là điều tra thực trạng nghề nuôi tôm he
chân trắng thâm canh nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm
he chân trắng nuôi thâm canh tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre.
2.2. Mục tiêu cụ thể
1. Đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm he chân trắng thâm canh tại huyện
Bình Đại, tỉnh Bến Tre trong thời gian qua.
2. Xác định nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm he chân trắng thâm
canh tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất của hoạt động nuôi
tôm he chân trắng thâm canh tại địa phương nghiên cứu.

3. Các câu hỏi nghiên cứu
- Các nhân tố ảnh nào hưởng đến năng suất nghề nuôi tôm he chân trắng
thâm canh tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre?
- Cơ sở nào để đề xuất giải pháp nâng cao năng suất nuôi tôm he chân
trắng thâm canh tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre?
5
4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Năng suất tôm he chân trắng thâm canh của các
cơ sở (Trang trại, Khu nuôi Thủy sản công nghiệp) hay hộ dân nuôi tôm he chân
trắng thâm canh.
- Phạm vi nghiên cứu: Người nghiên cứu chọn huyện Bình Đại, tỉnh Bến
Tre là địa bàn nghiên cứu vấn đề này, vì huyện Bình Đại có số diện tích và số hộ
nuôi tôm he chân trắng thâm canh khá lớn trong toàn tỉnh (hơn 50%), có thể là
vùng đại diện cho hoạt động nuôi tôm thâm canh trong toàn tỉnh.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành vào tháng 07 năm 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu sẽ được tiến hành theo 3 bước như sau:
Bước 1: Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính dùng phương pháp thảo luận nhóm để khám phá,
điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu.
Những thành viên tham gia thảo luận dự kiến gồm các chuyên gia trong lĩnh vực
nuôi tôm he chân trắng thâm canh (Cán bộ kỹ thuật của các trại nuôi, Kỹ sư của
các Phòng khuyến nông khuyến ngư phụ trách chuyên thủy sản,….) và các hộ
trực tiếp tham gia nuôi tôm he chân trắng thâm canh để nắm sơ bộ về quy trình
nuôi cũng như tình hình nuôi tôm he chân trắng thâm canh hiện nay tại huyện
Bình Đại. Trên cơ sở những thông tin có được sau khi thảo luận, từ đó xem xét,
điều chỉnh lại bảng câu hỏi cho phù hợp với mô hình nghiên cứu đề nghị.
Bước 2: Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua số liệu thu thập được từ
bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp đã được xác lập từ bước 1. Nghiên cứu định

lượng được thực hiện nhằm đánh giá mối quan hệ giữa các nhân tố trong thang
đo và các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm he chân trắng thâm canh tại
huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre.
Bước 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng suất nuôi tôm he chân
trắng thâm canh tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
- Phần mềm sử dụng: SPSS 16 phân tích thống kê mô tả, phân tích hồi
qui đa biến OLS (phương pháp bình phương bé nhất).
6
Để đánh giá tiềm năng nghề nuôi tôm he chân trắng thâm canh tại huyện
Bình Đại, tỉnh Bến Tre, tác giả sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ Bộ Nông nghiệp
và phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre,
Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Bình Đại, tham khảo những
nghiên cứu của các tác giả, các cơ quan trong nước đã được công bố trên các tạp
chí chuyên ngành về Thủy sản, các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước. Nguồn
tài liệu này được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu những vấn đề mang tính hệ
thống và tổng quan về kinh tế, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nghề nuôi
tôm he chân trắng thâm canh của Việt Nam nói chung và huyện Bình Đại, tỉnh
Bến Tre nói riêng.
- Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu: Dùng phương pháp chọn mẫu
thuận tiện có phân tầng theo địa bàn, dựa trên danh sách hộ gia đình nuôi tôm he
chân trắng tại huyện Bình Đại của Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
tỉnh Bến Tre.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
6.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Một số tác giả đã đề cập đến những vấn đề kỹ thuật, kinh tế, xã hội có ảnh
hưởng đến nghề nuôi. Ví dư như:
Phan Văn Hòa (2004) với đề tài “Thực trạng và một số giải pháp nâng
cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”, sử dụng
hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
tôm nuôi theo các hình thức nuôi của các hộ nuôi tôm ở huyện Phú Vang tỉnh

Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó, phân tích ảnh hưởng cận biên của các yếu tố đầu
vào ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi và xác định hiệu quả kinh tế của từng yếu
tố đầu tư theo hình thức nuôi cụ thể. Đề tài xác định được năng suất nuôi tôm tại
vùng nghiên cứu chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là thức ăn
tươi, thức ăn công nghiệp,vụ nuôi, con giống và công lao động. Thức ăn công
nghiệp ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất tôm nuôi của các hộ nuôi, thứ đến là
biến thức ăn tươi, vụ nuôi, hình thức nuôi và ảnh hưởng thấp nhất là công lao động.
Phạm Xuân Thủy (2004) với đề tài ”Xây dựng mô hình nuôi tôm thâm
canh tại Khánh Hòa” nhằm điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả
7
kinh tế của nghề nuôi tôm sú ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nhằm xác định một số
thông số kỹ thuật – kinh tế chủ yếu của nuôi tôm sú thâm canh. Lựa chọn một số
yếu tố cơ bản có mối quan hệ tuyến tính với năng suất nuôi tôm để xây dựng mô
hình nuôi tôm thâm canh bằng hàm thống kê toán học và nuôi tôm thực nghiệm
theo mô hình thâm canh tại Nha Trang – Khánh Hòa.
Mai Văn Xuân (2005) với đề tài ‘’Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm
phá huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế’’ đã sử dụng phương pháp điều tra chọn
mẫu ngẫu nhiên không lặp theo khoảng cách tổ xác định, sử dụng phương pháp
nhiên cứu có sự tham gia của người dân, phương pháp chuyên gia, phương pháp
phân tích riêng biệt và phương pháp toán kinh tế để đánh giá thực trạng tình hình
nuôi tôm vùng đầm phá, huyện Quảng Điền. Đề tài đã vận dụng hàm sản xuất
Cobb – Douglas để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế các
hình thức nuôi tôm vùng nghiên cứu. Trên cơ sở đó đề tài đã đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi tôm của địa phương trong những
năm tới
Lê Vũ Phương (2005) đã điều tra mẫu ngẫu nhiên thông qua phỏng vấn
trực tiếp người nuôi tôm ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh nhằm khảo sát điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng nuôi tôm tại Duyên Hải. Phân tích dữ
liệu và xác định mối tương quan giữa yếu tố xã hội đến năng suất và hiệu quả của
nghề nuôi tôm tại địa bàn từ đó đánh giá tác động yếu tố kinh tế xã hội đến năng

suất và hiệu quả của nghề nuôi tôm biển.
Lê Xuân Sinh và cộng sự (2006) với đề tài ‘’Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật
của các trại sản xuất giống tôm càng xanh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long’’,
nghiên cứu sử dụng bộ số liệu thứ cấp mang tính chất tổng quan, số liệu sơ cấp
dựa trên bộ câu hỏi đã được chuẩn bị sẳn phỏng vấn trực tiếp người nuôi. Bộ dữ
liệu này được sử dụng phương pháp thống kê mô tả, sử dụng phần mềm thống kê
SPSS nhằm mô tả và phân tích tình hình hoạt động cũng như hiệu quả kinh tế kỹ
thuật cơ bản của các trại giống Đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở đó, tác giả
đã đề xuất những biên pháp kỹ thuật trong sản xuất tôm giống, những kiến nghị
với cơ quan chức năng trong việc tăng cường khuyến ngư cũng như quy hoạch
lại các vùng nuôi. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ mới dừng lại ở việc đưa ra thông
8
tin chung về trại sản xuất, những thông tin về mặc kỹ thuật mà chưa đề cập nhiều
đến các yếu tố kinh tế.
Hoàng Thu Thủy (2008) với đề tài ‘’Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội
nghề nuôi tôm sú giống tại tỉnh Khánh Hòa’’, đã xác định được một số nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế như chi phí đầu tư trung bình cho trại nuôi, trang
thiết bị…. và đưa ra một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả cho trại giống.
Nguyễn Văn Hiếu (2009) với đề tài ‘’Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre’’, xác định
được một số nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm sú thâm canh như chất
lượng con giống, mật độ nuôi, dịch bệnh, tỷ lệ vốn của chủ nuôi, ý thức quản lý
cộng đồng…. và đưa ra một số kiến nghị để nâng cao năng suất nuôi tôm sú thâm canh.
6.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật về sản
xuất tôm giống, tôm thương phẩm, các vấn đề về dinh dưỡng và phòng trừ bệnh
cho tôm nuôi. Một số tác giả đã đề cập đến những vấn đề kinh tế, xã hội có ảnh
hưởng đến nghề nuôi. Một số nghiên cứu tác giả đã tiếp cận được trong thời gian
qua là:
Nghiên cứu của Kennendy (1986) và Sinh (2003) đã nhận xét rằng thời vụ

hay tác động của thời tiết là rất quan trọng và ảnh hưởng mạnh tới sản lượng
cũng như giá sản phẩm làm ra trong lĩnh vực Nông Lâm ngư nghiệp. Nếu sản
phẩm được sản xuất ra đều đặn hơn thì có thể cải thiện được mức độ tiền lời bằng
việc giảm chi phí của người sản xuất, thông qua việc giảm tính thời vụ của việc
cung cấp sản phẩm, đồng thời cũng giúp giảm giá bán sản phẩm trên thị trường.
Nếu vận dụng tốt điều này trong nghề sản xuất và kinh doanh tôm giống cũng có
nghĩa là giúp làm hài hòa lợi ích của người sản xuất tôm giống và lợi ích của
người nuôi tôm thịt.
Nghiên cứu của Shang và cộng tác viên (1998) về mối quan hệ giữa quy
mô trại sản xuất với hiệu quả kinh tế thu được, tác giả phân nhóm các trại tôm
giống ở Châu Á thành ba nhóm là nhỏ, trung bình và lớn. Các trại lớn thường có
trang thiết bị và kỹ thuật tốt hơn, sản xuất ra tôm giống có chất lượng tốt hơn,
9
nhưng hiệu quả kinh tế không cao và nếu dịch bệnh xảy ra thì rất chậm phục hồi.
Các trại nhỏ thường có chất lượng tôm giống không bằng các trại lớn và thường
gặp trục trặc trong vấn đề dịch bệnh, nhưng phục hồi rất nhanh và có hiệu quả
kinh tế cao hơn, đồng thời cũng dễ dàng trong việc xây cất. Qua đó các tác giả
kết luận, ở Châu Á sự phát triển của các trại quy mô nhỏ và trung bình thường
chiếm ưu thế hơn so với các trại lớn.
7. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận:
Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến năng suất tôm
he chân trắng và các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm he chân trắng, đặc
biệt là tôm he chân trắng thâm canh.
- Về mặt thực tiễn:
+ Đề tài đã chỉ ra được bức tranh tổng quát về thực trạng nghề nuôi tôm
he chân trắng tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến năng suất tôm he chân trắng huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng suất cho nghề nuôi thẻ chân

trắng tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
+ Là bộ tài liệu cho huyện Bình Đại định hướng, đề ra các giải pháp quản
lý và đầu tư vào nghề nuôi tôm he chân trắng thâm canh cho những năm tiếp theo
đảm bảo có hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế địa phương.
+ Là một tài liệu tư vấn cho Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn
tham mưu cho Tỉnh Ủy và Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bến Tre đề ra chiến lược phát
triển ngành nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn năm 2020.
+ Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, các hộ nuôi tôm, các công ty, doanh
nghiệp xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm he chân trắng
thâm canh đề từ đó có những biện pháp đầu tư có hiệu quả hơn, tạo nền tảng cho
nghề nuôi tôm he chân trắng thâm canh phát triển bền vững và thân thiện với môi
trường. Đồng thời đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên và học
viên khóa sau.
10
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài các thành phần như: mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ
lục luận văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương2: Thực trạng nghề nuôi tôm he chân trắng thâm canh tại huyện
Bình Đại tỉnh Bến Tre.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Giải pháp nâng cao năng suất tôm he chân trắng thâm canh tại
huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
11
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận về năng suất
Trong tình hình cách tiếp cận năng suất đã có nhiều thay đổi cho phù hợp
với tình hình mới, hội nghị ủy ban năng suất của Hội đồng năng suất Châu Âu ở

Roma năm 1959 đưa ra định nghĩa có tính thuyết phục như sau: “Tổng quát mà
nói, năng suất là một trạng thái tư duy. Nó là một thái độ nhằm tìm kiếm để cải
thiện những gì đang tồn tại. Có một sự chắc chắn rằng ngày hôm nay con người
có thể làm việc tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Hơn
nữa nó đòi hỏi những cố gắng không ngừng nghỉ để thích ứng với các hoạt động
kinh tế trong điều kiện luôn thay đổi, luôn ứng dụng những lý thuyết và phương
pháp mới. Đó là một sự tin tưởng chắc chắn trong quá trình tiên tiến của loài
người”
Ngoài ra còn có một số định nghĩa về năng suất khác như:
Năng suất là nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng các nguồn lực (tức là
làm thế nào để gia tăng số lượng và chất lượng của hàng hóa và dịch vụ được sản
xuất và giao đến nơi khách hàng yêu cầu với giá thành thấp nhất).
Năng suất là sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đáp ứng các yêu cầu của
khách hàng và cổ đông (tức là tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua
việc thỏa mãn ở mức cao nhất sự hài lòng của khách hàng với giá thành thấp nhất
ở mức có thể).
Các định nghĩa trên được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác
nhau với mục đích định hướng vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy
nhiên các định nghĩa trên chỉ bàn về định tính, không đi sâu vào vấn đề định
lượng của năng suất nên có phần trừu tượng và không thể sử dụng để so sánh
năng suất giữa các doanh nghiệp ở các ngành khác nhau, hay các doanh nghiệp
trong cùng ngành nhưng có qui mô sản xuất, vốn, trình độ công nghệ, quản lý …
khác nhau.
12
Các định nghĩa về định lượng của năng suất như:
- Trong một đơn vị thời gian
Tổng lợi ích mang lại cho khách hàng
Năng suất

=


Giá trị của nguồn lực sử dụng
(1)
- Trong một đơn vị thời gian
Xuất lượng
Năng suất

=

Nhập lượng
(2)
Có nhiều phương pháp đo lường năng suất khác nhau, mỗi phương pháp
đều có các ưu nhược điểm riêng. Ví dụ, nếu dựa vào các định nghĩa trên để đo
lường năng suất thì sử dụng công thức (2) sẽ thuận lợi hơn so với sử dụng công
thức (1) vì các giá trị xuất lượng và nhập lượng có thể dễ dàng thu được từ các
báo cáo tài chính và sản xuất của doanh nghiệp.
Theo tài liệu của Vũ Trọng Hùng (1995), năng suất là thước đo xuất lượng
được tạo ra từ một nhập lượng nhất định. Năng suất là thước đo mức độ kết hợp
tốt các lực lượng sản xuất để tạo ra các kết quả mong muốn. Ích lợi của năng suất
cao được mọi người thừa nhận là bao gồm khả năng tạo ra một số lượng lớn sản
phẩm với nguồn lực ít hơn để có khả năng duy trì hay giảm giá bán và cải thiện
mức sống của chúng ta.
Xét riêng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đã có nhiều nghiên cứu để
định nghĩa năng suất sinh học. Tuy nhiên, dù cho các khái niệm có khác nhau
đến đâu, thực chất vẫn chứa đựng một nội dung cơ bản là để biểu hiện độ tăng
khối lượng chất sống dưới dạng các sinh vật trong một khoảng thời gian nào đó,
trong một đơn vị không gian nào đó của môi trường nước.
Thông thường, năng suất sinh học được chia thành năng suất sinh học sơ
cấp và năng suất sinh học thứ cấp. Trong phạm vi đề tài này, ta xét đến năng suất
sinh học thứ cấp.

Năng suất sinh học thứ cấp: được tính bằng khối lượng vật chất tươi hoặc
khô, trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích tầng nước, hay diện tích nền đáy
trong một đơn vị thời gian.
Năng suất sinh học thứ cấp phụ thuộc vào thành phần, sinh trưởng và phát
triển của động vật trong vực nước. Điều này phụ thuộc vào hàng loạt những nhân
13
tố sinh thái học: cơ sở thức ăn, nhiệt độ … (Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Trọng
Nho, 1983).
1.2. Tổng quan hình thức và quy trình nuôi tôm
1.2.1. Những hình thức nuôi tôm thương phẩm hiện có tại Việt Nam
Hiện nay có 3 hình thức nuôi phổ biến là: nuôi quản canh truyền thống và
quảng canh cải tiến, nuôi bán thâm canh và thâm canh. Việc lựa chọn hình thức
nuôi tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, năng lực đầu tư, trình độ
quản lý của người nuôi ở từng địa phương. Có thể biểu diễn sự phụ thuộc các
hình thức nuôi và đầu tư của con người theo sơ đồ sau:






Hình 1: Sự phụ thuộc các hình thức nuôi vào đầu tư của con người
(Tacon, 1988)
 Nuôi quảng canh truyền thống và quảng canh cải tiến:
Nuôi quảng canh là loại hình nuôi truyền thống, phụ thuộc vào tự nhiên,
diện tích ao thường lớn từ vào ha đến vài chục ha và độ sâu mức nước thường
nông từ 0.5-1m. Các ao đầm nuôi được lấy đầy nước khi nước triều lên mang
theo thức ăn và nguồn giống tự nhiên. Giống và thức ăn hoàn toàn phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên. Nếu thả thêm giống thì rất ít, khoảng 1 - 2con/m
2

. Các ao nuôi
được thu hoạch theo phương pháp thu tỉa.
Loại hình nuôi quảng canh tích cực hơn được gọi là nuôi quảng canh cải
tiến. Chọn các ao nuôi có diện tích nhỏ, thường khoảng 1 đến vài ha, mật độ thả
giống từ 1-5 com/m
2
, có bổ sung thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự tạo. Năng
suất đạt từ 300-800 kg/ha/năm.
Mức độ quản lý
Khả năng xuất hiện
bệnh
Thức ăn nhân
tạo
Mật độ nuôi
Thứ
c ăn
tự nhiên
Nuôi quảng canh cải tiến

Nuôi bán thâm canh

14
 Nuôi bán thâm canh:
Nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi phù hợp với điều kiện nuôi của nền
kinh tế hiện nay của nước ta, đồng thời phù hợp với trình độ và khả năng quản lý
của nhiều người nuôi tôm he chân trắng. Do vậy hình thức nuôi này ngày càng
phát triển.
Hình thức này nuôi bằng giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp là chủ
yếu. Các ao nuôi bán thâm canh thường xây dựng ở vùng cao triều. Diện tích ao
nuôi từ 0.5-1.5 ha. Hệ thống ao đìa được đầu tư nhất định để chủ động cung cấp

nguồn nước, xử lý và khống chế môi trường như hệ thống máy bơm, máy sục
khí, độ sâu mức nước từ 1.2-1.4m. Mật độ giống thả 10-15 con/m
2
. Năng suất đạt
từ 1-5 tấn/ha/năm.
 Nuôi thâm canh:
Nuôi thâm canh là hình thức có đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật,
đồng thời đòi hỏi người sản xuất phải có trình độ kỹ thuật tương đối cao và có
nhiều kinh nghiệm thực tiễn về nuôi tôm thương phẩm. Có thể nuôi thâm canh là
hình thức con người hoàn toàn kiểm soát các yếu tố môi trường, thức ăn, sinh
trưởng … phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm trong suốt chu kỳ nuôi.
Diện tích ao nuôi thường khoảng 0.5 ha, mật độ thả giống khoảng > 30 con/m
2
,
có đủ thiết bị điều khiển môi trường ao nuôi, năng suất thu hoạch > 8 tấn/ha/vụ.
Trong ba hình thức nuôi kể trên, nuôi thâm canh thu được lợi nhuận cao,
kích cỡ tôm thương phẩm thu được đồng đều. Người nuôi có thể chủ động trong
tất cả các thao tác nên nếu người nuôi đủ vốn thì đầu tư hình thức nuôi thâm canh
là lựa chọn hiệu quả cao.
Hiện nay hoạt động nuôi tôm tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre nói riêng
và cả nước nói chung có ba hình thức: thâm canh, quảng canh và bán thâm canh.
Người nghiên cứu chọn hình thức nuôi thâm canh là đối tượng nghiên cứu của đề
tài vì lý do:
- Thứ nhất: tính trên tổng số sản lượng do nghề nuôi tôm tạo ra trong
toàn tỉnh Bến Tre thì sản lượng do hoạt động nuôi thâm canh tạo ra là 74% trong
tổng sản lượng tôm của tỉnh.
15
- Thứ hai: hình thức nuôi tôm này chịu sự tác động nhiều nhất của con
người thông qua kỹ thuật, quản lý và vốn; có nghĩa là con người có thể điều
chỉnh hành vi của mình nhằm mục đích tăng năng suất.

1.2.2. Đặc điểm kỹ thuật nghề nuôi tôm he chân trắng thâm canh
Tìm hiểu đặc điểm kỹ thuật nghề nuôi tôm thâm canh sẽ là cơ sở cho việc
xây dựng một mô hình quản lý, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất
nuôi tôm. Dưới đây là quy trình nuôi tôm thâm canh phổ biến nhất hiện nay.
Bảng 2: Qui trình nuôi tôm thâm canh
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NUÔI TÔM
Chọn địa điểm:
- Điều kiện đất
- Điều kiện nước
- Điều kiện kinh tế xã hội
Thiết kế công trình
- Phù hợp với điều kiện thực
tế
- Phù hợp với quy trình kỹ
thuật
Xây dựng công trình:
- Đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
- Vận hành hiệu quả

CHUẨN BỊ AO NUÔI
Cải tạo ao
- Cải tạo đáy ao
- Chỉnh sửa cống thoát
- Chỉnh sửa bờ, trãi bạt
- Chỉnh sửa rào chắn
Lắp đặt trang thiết bị
- Lắp quạt máy, sục khí
- Chỉnh sửa cầu, sàn kiểm tra
tôm và môi trường
Chuẩn bị nước

- Lấy nước
- Xử lý nước
- Gây màu nước


CHỌN VÀ THẢ GIỐNG
Chọn giống
- Chọn cảm quan
- Kiểm tra bằng gây sốc
- Kiểm tra bằng pp PCR
Vận chuyển giống
- Kiểm tra số lượng
- Đóng gói
- Vận chuyển
Thả giống
- Thuần hóa nhiệt độ
- Thuần hóa độ mặn
- Xác định mật độ thả

CHĂM SÓC TÔM NUÔI
Quản lý việc cho tôm ăn Quản lý môi trường ao nuôi Quản lý sức khỏe tôm
16
- Cho ăn tháng đầu tiên
- Cho ăn sau tháng đầu tiên
- Phương pháp kiểm tra việc
đánh giá bắt mồi của tôm
- Phương pháp kiểm tra đánh
giá các thông số thủy lý, thủy
hóa, thủy sinh
- Giải pháp điều chỉnh các

yếu tố thủy lý, thủy hóa, thủy
sinh
- Kiểm tra hoạt động tôm
- Kiểm tra các dấu hiệu
bệnh ở tôm
- Giải pháp phòng trị bệnh


THU HOẠCH
- Thăm dò thị trường
- Kiểm tra chất lượng tôm trong ao và giải pháp cải thiện chất lượng tôm
- Thu hoạch  Bảo quản  Bán sản phẩm

1.2.2.1. Vị trí lựa chọn và xây dựng công trình nuôi
a) Vị trí lựa chọn
Chọn địa hình nuôi tôm thâm canh phù hợp là một khâu quan trọng và cần
xác định một cách cẩn thận trước khi xây dựng ao nuôi. Địa điểm nuôi phải được
nghiên cứu kỹ về môi trường tự nhiên và xã hội. Khi lựa chọn cần chú ý tới các
yếu tố có liên quan sau:
Về mặt địa hình: vùng nuôi phù hợp nhất nằm ở các trung triều hoặc cao
triều, có thể phơi khô đáy ao khi cải tạo và thuộc vùng quy hoạch nuôi trồng thủy
sản, tránh vùng có bão lụt, mưa nhiều, nhiệt độ thay đổi đột ngột.
Đất xây dựng ao phải là đất thịt hoặc đất thịt pha cát, ít mùn bã hữu cơ,
kết cấu chặt, giữ được nước. Nguồn nước chủ động (thay nước theo thủy triều
hay dùng máy bơm), không bị ô nhiễm công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt,
PH nước thích hợp 7,5 – 8,5, độ mặn phù hợp nhất từ 5 – 30 S‰, độ Kiềm từ 80
mg CaCO
3
/lít trở lên. Ao nuôi phải có nguồn nước ngọt để bổ sung khi cần thiết.
Nên chọn địa điểm giao thông thuận lợi, gần nguồn điện, gần nơi cung cấp các

dịch vụ cho nghề nuôi tôm, an ninh trật tự tốt và trình độ học vấn đảm bảo nguồn
nhân lực cho phát triển nuôi tôm …
17
b) Xây dựng công trình nuôi
Công trình nuôi thiết kế đúng sẽ giúp ích nhiều cho việc quản lý chất
lượng nước, cho ăn, thu hoạch, thu gom và tẩy dọn chất thải.
- Ao nuôi
Có diện tích từ 3000 – 5000m
2
. Hình dạng ao thường là hình vuông, nếu
là hình chữ nhật thì tỉ lệ chiều dài/ chiều rộng không quá lớn, ao càng ít góc cạnh
càng tốt. Đáy ao bằng phẳng, đầm nén chặt, độ dốc nghiêng có cống tháo. Cao
trình đáy không nên thấp hơn các ao lân cận, xung quanh ao có hệ thống lưới
ngăn cua, còng, địch hại từ ngoài xâm nhập vào trong ao.
+ Ao chứa (ao lắng)
Ao lắng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát môi trường ao nuôi và
dự trữ nước để cung cấp cho ao nuôi khi chất lượng nước trong ao nuôi không ổn
định hoặc những nơi có nguồn nước mang tính thời vụ cao. Diện tích ao chứa
khoảng 25-30% diện tích ao nuôi.
+ Ao xử lý nước thải
Ao xử lý nước thải dùng để xử lý nước và bùn của đáy ao trước khi đưa ra
bên ngoài. Ao này có diện tích từ 10-20% diện tích ao nuôi.
Dưới đây là sơ đồ bố trí ao nuôi tôm tại một trang trại hoặc nông hộ:












Hình 2: Sơ đồ bố trí ao nuôi tôm tại một trang trại hoặc nông hộ

Ao
chứa
nước và
xử lý
nước
Ao nuôi tôm

Máy
quạt
nước và
hướng
dòng
chảy
Ao xử lý nước thải
18
- Các hệ thống khác (bờ, đê, cống, mương cấp và thoát nước)
Bờ ao phải đủ cao để ngăn chặn lũ lụt trong mùa mưa hoặc khi nước triều
lên cao nhất. Tốt nhất mỗi ao nên có 2 cống, cống cấp và thoát nước đặt ở 2 bờ
đối diện. Mương cấp thoát nước riêng biệt.
- Các dụng cụ cần thiết cho nuôi tôm
Bao gồm máy quạt nước, máy sục khí, máy bơm nước, các dụng cụ đo
môi trường như máy đo pH, máy đo độ mặn (salinity refractometer), nên có kính
hiển vi nhằm chẩn đoán những bệnh thông thường của tôm he chân trắng.
1.2.2.2. Chuẩn bị ao nuôi

Chuẩn bị ao nuôi là khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng
thương phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng của vụ nuôi. Mục
đích chính của việc chuẩn bị ao là tạo cho nền đáy sạch và chất lượng nước ban
đầu tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh môi trường nước ao trong
suốt vụ nuôi.
Chuẩn bị ao bao gồm các bước sau: cải tạo ao, diệt tạp, bón phân gây màu nước.
1.2.2.3. Thả giống
Tiêu chuẩn chọn tôm giống
Tôm đều cỡ, râu và bộ phụ đầy đủ, không có chất bẩn bám. Tôm P
13

thường có kích thước 12-13mm trở lên hoặc cỡ lớn hơn 2-3 cm. Tôm không dị
hình, chủy và bộ phụ không bị ăn mòn, có màu đẹp và đồng đều.
Mật độ thả
Ở vùng Duyên hải miền Nam Trung Bộ thường thả 100-200 con/m
2
, cỡ 2-
3 cm hoặc 800-100 con/m
2
để đạt năng suất cao.
Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre
mật độ thả tôm thâm canh thường 60-100 con/m
2
.
1.2.2.4. Chăm sóc và quản lý
- Thức ăn
Loại thức ăn thường sử dụng là thức ăn công nghiệp có chất lượng cao,
bảo đảm hàm lượng đạm thô 30-40%. Thường cho ăn 3-5 lần/ngày tùy thuộc vào

×