Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Báo cao tài nguyên đất tỉnh Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 25 trang )

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN ĐỊA LÝ
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG TÂY NGUYÊN, MÃ SỐ KHCN-TN3/11-15
(CHƯƠNG TRÌNH TÂY NGUYÊN 3)
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP THOÁI HÓA ĐẤT, HOANG MẠC HÓA Ở TÂY
NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG. MÃ SỐ TN3/T01
Chủ nhiệm đề tài: TS.NCVCC. Nguyễn Đình Kỳ
Cơ quan chủ trì: Viện Địa lý
CHUYÊN ĐỀ 10:
SỐ LIỆU, TÀI LIỆU VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT TỈNH LÂM ĐỒNG
TỶ LỆ 1/100.000
Chủ trì thực hiện: ThS. Nguyễn Mạnh Hà
Tham gia thực hiện: TS. Nguyễn Đình Kỳ
CN. Lưu Thế Anh
ThS. Nguyễn Văn Dũng
ThS. Nguyễn Thị Thủy
ThS. Phan Thị Dung
CN. Hoàng Thị Huyền Ngọc
CN. Lê Bá Biên
Hà Nội, 2012
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. PHÂN LOẠI ĐẤT TỈNH LÂM ĐỒNG TRÊN BẢN ĐỒ TỶ LỆ 1/100.000. .3
2. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG LÝ - HÓA CỦA CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH TỈNH
LÂM ĐỒNG 5
2.1. Nhóm đất phù sa (P) - Fluvisols 5
2.2. Nhóm đất gley (GL) - Gleysols 6
2.3. Nhóm đất mới biến đổi (CM) - Cambisols 8
2.4. Nhóm đất đen ( R) - Luvisols 9


2.5. Nhóm đất đỏ (F) - Ferralsols 9
2.6. Nhóm đất xám (X) - Acrisols 12
Phẫu diện SB11 12
2.7. Nhóm đất mùn alit núi cao (A) - Alisols 20
2.8. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E) - Leptosols 20
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
DANH MỤC CÁC BẢNG
i
MỞ ĐẦU
Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ
800 - 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km
2
;
- Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận
- Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía nam - đông nam gáp tỉnh Bình Thuận
- Phía bắc giáp tỉnh Đắk Lắk
Địa hình tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao và xen
kẽ là các thũng lũng nhỏ bằng phẳng. Địa hình dốc trên 25
o
chiếm gần
50%DTTN. Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ
ràng từ bắc xuống nam. Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang
Bian với những đỉnh cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m),
Lang Bian (2.167m). Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 –
1.000m). Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và
bán bình nguyên.
Cấu trúc địa chất tỉnh Lâm Đồng bao gồm các đá trầm tích, phun trào,
xâm nhập có tuổi từ Jura giữa đến Đệ Tứ

Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa biến thiên theo độ cao. Với lượng mưa lớn, trung bình 1.750 – 3.150
mm/năm. Tuy nhiên phân hóa thành 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh
dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm (Càng lên cao
nhiệt độ càng giảm dẫn đến nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực).
Tương tác giữa các thành phần địa lý tạo nên lớp phủ thổ nhưỡng hết sức
đa dạng và phức tạp, với 8 nhóm đất và 45 đơn vị phụ. Tuy nhiên, lớp phủ thổ
nhưỡng vẫn mang màu sắc của vùng cao nguyên nhiệt đới
1
2
1. PHÂN LOẠI ĐẤT TỈNH LÂM ĐỒNG TRÊN BẢN ĐỒ TỶ LỆ 1/100.000
Theo hệ thống phân loại của FAO-UNESCO, tỉnh Lâm Đồng có 8 nhóm
đất chính với 45 phụ loại đất (đơn vị phụ). Cơ cấu nhóm đất thể hiện ở Bảng 2.1
Bảng 2.1: Phân loại đất tỉnh Lâm Đồng trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000
TT KÝ HIỆU TÊN ĐẤT TÊN THEO FAO-
UNESCO
DIỆN TÍCH
Ha %
I P Nhóm đất phù sa Fluvisols 28.865,90 2,96
1 P-c-h Đất phù sa chua Hapli- Dystric Fluvisols 10.877,29 1,11
2 P-g-h Đất phù sa glây Hapli- Gleyic Fluvisols 15.216,50 1,56
3 P-hu-c Đất phù sa giàu mùn Dystri- Humic Fluvisols 2.772,11 0,28
II GL Nhóm đất glây Gleysols 44.684,57 4,58
4 GL-um-h Đất glây tầng mặt giàu mùn Hapli- Umbric Gleysols 266,86 0,03
5 GL-hu-h Đất glây giàu mùn Hapli- Humic Gleysols 1.678,79 0,17
6 GL-sk1-h Đất glây sỏi sạn nông Hapli- Episkeletic
Gleysols
2.103,09 0,22
7 GL-nt-h Đất glây đọng nước Hapli- Anthraquic

Gleysols
3.296,18 0,34
8 GL-c-h Đất glây chua Hapli- Dystric Gleysols 37.339,65 3,82
III CM Nhóm đất mới biến đổi Cambisols 16.274,79 1,67
9 CM-c-h Đất mới biến đổi chua Hapli- Dystric Cambisols 1.466,67 0,15
10 CM-tm-st Đất mới biến đổi tầng mỏng,
đọng nước
Stagni- Endoleptic
Cambisols
9.169,66 0,94
11 CM-fr-c Đất mới biến đổi loang lổ đỏ
vàng, chua
Dystri-Ferric Cambisols
1.808,56 0,19
12 CM-st-h Đất mới biến đổi đọng nước Hapli- Stagnic Cambisols 918,02 0,09
13 CM-hu-h Đất mới biến đổi giàu mùn Hapli- Humic Cambisols 2.911,88 0,30
IV R Nhóm đất đen Luvisols 2.980,95 0,31
14 R-hu-h Đất đen giàu mùn Hapli- Humic Luvisols 806,60 0,08
15 R-g-fr Đất đen glây, loang lổ đỏ
vàng
Ferri - gleyic Luvisols
299,70 0,03
16 R-c-h Đất đen chua Hapli - dystric Luvisols 1.874,65 0,19
V Fđ Nhóm đất đỏ Ferralsols 212.309,30 21,74
17 Fđ-vt-h Đất đỏ nghèo bazơ Hapli- Vetic Ferralsols 22.610,67 2,32
18 Fđ-vt-nđ Đất nâu đỏ nghèo bazơ Rhodi- Vetic Ferralsols 18.791,87 1,92
19 Fđ-gr-sk1 Đất đỏ rất nghèo bazơ sỏi sạn Episkeleti- Geric 47.256,00 4,84
3
nông Ferralsols
20 Fđ-gr-sk2 Đất đỏ rất nghèo bazơ sỏi sạn

sâu
Endoskelti- Geric
Ferralsols
3.565,59 0,37
21 Fđ-gr-hu Đất đỏ rất nghèo bazơ giàu
mùn
Humi- Geric Ferralsols
15.086,85 1,55
22 Fđ-c-xa Đất nâu vàng chua Xanthi- Acric Ferralsols 259,90 0,03
23 Fđ-c-vt Đất đỏ chua nghèo bazơ Veti- Acric Ferralsols 92.239,93 9,45
24 Fđ-c-hu Đất đỏ chua giàu mùn Humi- Acric Ferralsols 2.102,99 0,22
25 Fđ-c-um Đất đỏ chua tầng mặt giàu
mùn
Umbri- Acric Ferralsols
9.668,41 0,99
26 Fđ-sk2-h Đất đỏ sỏi sạn sâu Hapli- Endoskeletic
Ferralsols
727,09 0,07
VI X Nhóm đất xám Acrisols 659.717,63 67,56
27 X-h Đất xám Haplic Acrisols 148.767,60 15,24
28 X-vt-h Đất xám nghèo bazơ Hapli- Vetic Acrisols 9.019,44 0,92
29 X-vt-sk2 Đất xám nghèo bazơ, sỏi sạn
sâu
Endoskeleti- Vetic
Acrisols
3.982,42 0,41
30 X-cn-vt Đất xám chua nghèo bazơ Veti- Hyperdystric
Acrisols
9.435,15 0,97
31 X-cn-h Đất xám chua điển hình Hapli - Hyperdystric

Acrisols
44.052,94 4,51
32 X-cn-cr Đất xám rất chua đỏ vàng Chromi-Hyperdystric
Acrisols
24.393,49 2,50
33 X-cn-sk1 Đất xám rất chua sỏi sạn nông Episkeleti- Hyperdystric
Acrisols
45.994,27 4,71
34 X-cn-sk2 Đất xám rất chua sỏi sạn sâu Endoskeleti- Hyperdystric
Acrisols
45.601,67 4,67
35 X-cr-h Đất xám đỏ vàng Hapli- Chromic Acrisols 42.769,81 4,38
36 X-g-h Đất xám glây Gleyic Acrisols 284,46 0,03
37 X-sk1-h Đất xám sỏi sạn nông Hapli-Episkeletic Acrisols 4.475,79 0,46
38 X-u-h Đất xám có tầng thảm mục Hapli-Histic Acrisols 3.517,18 0,36
39 X-um-cn Đất xám tầng mặt giàu mùn,
rất chua
Hyperdystri-Umbric
Acrisols
105.865,11 10,84
40 X-um-sk1 Đất xám tầng mặt giàu mùn,
rất chua
Episkeleti – Umbric
Acrisols
6.778,44 0,69
41 X-hu-h Đất xám giàu mùn Hapli- Humic Acrisols 8.178,34 0,84
42 X-hu-nh Đất xám giàu mùn, tích nhôm Alumi- Humic Acrisols 156.526,93 16,03
43 X-tm-h Đất xám tầng mỏng Hapli- Endoleptic Acrisols 74,61 0,01
4
VII A Nhóm đất mùn Alisols 864,46 0,09

44 A-hu-h Đất mùn Alit núi cao Hapli - Humic Alisols 864,46 0,09
VIII LP Nhóm đất xói mòn Leptosols 68,05 0,01
45 LP-đ1-c Đất xói mòn mạnh, đá đáy
nông, chua
Epilithic Leptosols
68,05 0,01
Sông suối 10.708,88 1,10
Núi đá 77,29 0,01
Diện tích tự nhiên
976.482,00
100,
00
2. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG LÝ - HÓA CỦA CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH
TỈNH LÂM ĐỒNG
2.1. Nhóm đất phù sa (P) - Fluvisols
Nhóm đất phù sa có: 28.865,90 ha, chiếm 2,96% tổng diện tích tự nhiên
(DTTN). Phân bố ở các khu vực đồng bằng ở hầu hết các huyện ở tỉnh.
Nhóm đất phù sa là các đất hình thành trên các trầm tích sông, suối hiện
tại, quá trình thổ nhưỡng xảy ra yếu, đất còn thể hiện rõ đặc tính xếp lớp của
trầm tích; thỏa mãn các yêu cầu của đặc tính bồi phù sa (Fluvic property) cho
đến ít nhất 50 cm.
Căn cứ vào chỉ tiêu của các đặc tính đã được sắp xếp theo thứ tụ ưu tiên,
nhóm đất phù sa trong tỉnh có 3 đơn vị đất (soil unit): Dystric, Gleyic, Humic.
Nhìn chung, đất có phản ứng chua đến trung tính. Mùn và đạm tổng số
khá. Độ chua trao đổi trung bình. Cation kiềm trao đổi từ khá đến giàu. Kali
tổng số khá, lân tổng số khá. Tương tự như thế đối với lân và kali dễ tiêu. Đất có
thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, đôi nơi có thành phần cơ giới
nặng.
Phẫu diên SB10
1. Toạ độ: 130

0
3'984" VĐ, 109
0
18'696" KĐ
2. Độ dốc: 3
0
3. Địa hình: Bãi bồi ven sông
4. Thực vật : Vườn cây
5. Mức độ xói mòn: Trung bình
6. Mẫu chất: Phù sa
7. Tên đất dự kiến: Đất phù sa ven sông - Fluvisols
Bảng 2. 2. Kết quả phân tích đất phẫu diện SB10
5
Chỉ tiêu phân tích Độ sâu tầng đất
(cm)
0 - 20 40 - 60
pHKCL 4.30 4.80
Mùn 4.27 1.18
Tổng số(%) N
P205
0.198
0.095
0.074
0.095
Dễ tiêu(mg/100g) P205 4.75 10.81
Cation trao đổi
lđl/100g
Ca
2+
Mg

2+
Al
3+
1.6
0.88
0.43
3.6
1.55
0.05
CEC mgđl/100g 15.45 19.8
V (%) 52.98 87.5
Thành phần cơ giới
(%)
2 - 0,02
0,02 -
0,002
< 0,002
71.16
21.44
7.40
77.14
11.52
11.34
Khả năng sử dụng.
Nhóm đất phù sa phân bố trên địa hình khá bằng phẳng, hầu hết cơ giới
đất là thịt nhẹ đến trung bình, dễ thoát nước, độ phì tương đối khá, gần nguồn
nước, Căn cứ đặc điểm hoá lý và điều kiện địa hình trên đất này có thể khai
thác trồng các cây lương thực ngắn ngày như lúa, ngô, các loại đậu đỗ, cây công
nhiệp như Mía hoặc các cây ăn trái,
2.2. Nhóm đất gley (GL) - Gleysols

Nhóm đất gleysols có 44.684,57 ha, chiếm 4,58% DTTN. Phân bố ở các
thung lũng, khu vực hợp thủy vùng núi, ngập nước theo mùa hoặc các khu vực
đồng bằng thấp gần sông, suối. Tập trung chủ yếu ở Lâm Hà, Đức Trọng, Đơn
Dương, Bảo Lâm, TX. Bảo Lộc, Đạ Téh, Đạ Huoai
Các đất được hình thành từ các sản phẩm Deluvi, Proluvi hoặc Fluvic;
phân bố ở địa hình thấp, có mực nước ngầm nông, quá trình gley chiếm ưu thế
trong vòng 50 cm; được xếp vào nhóm đất Gleysols.
Căn cứ vào chỉ tiêu của các đặc tính đã được sắp xếp theo thứ tụ ưu tiên,
nhóm đất gley trong tỉnh có 5 đơn vị đất: Umbric, Humic, Episkeletic,
Anthraquic, Dystric.
- Đặc điểm hình thành và phân loại:
Đất phân bố ở địa hình thấp trũng ở các thung lũng hoặc khe suối và vật
liệu đất hình thành từ quá trình deluvi, proluvi ở các vùng núi cao lân cận nên
6
sản phẩm thường không được chọn lọc kỹ. Đặc điểm đất chịu ảnh hưởng rất rõ
từ các vùng núi cao lân cận. Địa hình thoát nước kém, thường bị ngập úng trong
mùa mưa, do đó, các tầng đất bị gley trung bình đến mạnh toàn phẫu diện. Ngoài
đặc tính Umbric đất còn có đặc đặc tính Dystric, nghĩa là trong vòng 20-100 cm
có BS <50%.
Bảng 2. 3. Tính chất lý hoá học phẫu diện HT 216
Tầng đất (cm) 0-15 15-32 32-68 68-92 92-125
pH
KCl
3,97 3,94 3,84 3,41 3,43
OM% 3,40 2,47 4,03 2,13 1,12
Tổng số ( %)
N 0,190 0,145 0,201 0,123 0,078
P
2
O

5
0,054 0,044 0,043 0,042 0,041
K
2
O 0,92 0,78 0,84 1,05 1,27
Dễ tiêu
(mg/100gđất)
P
2
O
5
17,8 10,4 5,6 5,4 5,5
K
2
O 14,6 4,9 4,1 5,8 7,1
Cation trao đổi
(meq/100gđất)
Ca
2+
2,16 2,52 2,70 2,58 1,80
Mg
2+
0,18 0,18 0,90 0,66 0,36
CEC 6,95 8,49 16,58 19,11 13
meq/100g đất
Fe
3+
0,16 0,28 0,38 0,68 0,72
Al
3+

124,0 132,5 132,5 56,0 22,4
Thành phần cơ
giới (%)
2 - 0.02 24,4 22,6 16,0 13,2 22,8
0.02-
0.002 59,2 58,8 48,2 35,0 38,0
<0.002
mm 16,4 18,6 35,8 51,8 39,2
Qua số liệu phân tích đất ta thấy: đất có thành phần cơ giới từ trung bình
nặng, tỷ lệ cấp hạt sét 16,4-51,8%, cấp hạt limon từ 35-59,2%, cấp hạt cát từ
13,2-24,4%.
Đất có phản ứng chua đến rất chua (pH
KCl
từ 3,43-3,97). Tổng lượng
cation kiềm trao đổi thấp (< 5 meq/100gđất). Dung tích hấp thu (CEC) từ trung
bình đến thấp (6,95-19,11meq/100gđất), hàm lượng sắt nhôm di động trung
bình, độ no bazơ thấp (<50%).
7
Hàm lượng mùn từ khá đến giàu (2,13-4,03%) riêng tầng dưới cùng trung
bình (1,12%). Đạm tổng số từ trung bình đến khá (0,123-0,19%). Lân tổng số
nghèo ở các tầng (< 0,06%), kali tổng số các tầng trên nghèo (0,78-0,92%), lân
dễ tiêu hai tầng trên khá (10,4-17,8 mg/100gđất), 3 tầng dưới trung bình (5,5%).
Kali dễ tiêu tầng mặt trung bình (14,6mg/100gđất), các tầng dưới đều nghèo.
- Khả năng sử dụng:
Đất có độ phì khá cao, địa hình khá bằng phẳng, gần nguồn nước nhưng
thường bị ngập úng nên thích hợp cho việc trồng lúa nước hoặc các cây trồng
cạn ngắn ngày vào mùa khô. Ở vùng đất trũng có thể cải tạo để trồng lúa 2 vụ.
Cần lưu ý là đất rất chua nên cần đặc biệt ưu tiên bón vôi mới có thể nâng cao
năng suất lúa. Mặt khác, đất do chặt bí nên cày phơi ải trong mùa khô để oxy
hóa các hợp chất độc tích tụ trong đất.

2.3. Nhóm đất mới biến đổi (CM) - Cambisols
Nhóm đất mới biến đổi có diện tích 16.274,79 ha chiếm 1,67% DTTN.
Đất phân bố chủ yếu khu vực đồng bằng ở các huyện Bảo Lâm, Di Linh và Đức
Trọng.
Phần lớn đất có nguồn gốc phù sa, nhưng trong đất có tầng B phát triển về
cấu trúc, dấu hiệu thay đổi về màu sắc, hoặc di chuyển của cacbonat, với tổng
các cation trao đổi trên 16 cmol/kg sét, trong cấp hạt thịt (50-200 mm) lượng
khoáng vật có khả năng phong hóa 10% (thỏa mãn nhu cầu của tầng chuẩn đoán
Cambic). Tuy nhiên, các quá trình như rửa trôi tích tụ sét, sắt, nhôm và các quá
trình phá hủy khoáng sét xảy ra yếu. Trong nhóm đất này có 1 đơn vị đất là:
Fluvic Cambisols.
Căn cứ vào chỉ tiêu của các đặc tính đã được sắp xếp theo thứ tụ ưu tiên,
nhóm đất mới biến đổi trong tỉnh có 5 đơn vị đất: Dystric, Endoleptic, Ferric,
Stagnic, Humic.
Đặc điểm hình thái, lý-hóa và nông học đất:
- Hình thái phẩu diện đất theo kiểu ABC , trong đó tầng biến đổi về màu
sắc và cấu trúc theo kiểu loang lổ đỏ-vàng (tầng Bwg) xuất hiện trong khoảng
độ sâu 30-50 cm, thường có Gley ở mức độ yếu đến trung bình.
So với các đất phân bố ở địa hình đồng bằng, đất mới biến đổi là nhóm
đất có nhiều ưu điểm hơn cả, có hàm lượng dinh dưỡng cân đối hơn (giàu Mùn,
giàu Đạm; Lân và kali gần trung bình), độc tố trong đất chủ yếu là Sắt hòa tan ở
mức trung bình khá, tuy nhiên, độc hại của ion này đối với cây trồng nhìn chung
là thấp và dễ cải tạo bằng nguồn nước hoặc phân bón. Mặt khác, đất mới biến
8
đổi này lại được phân bố ở những khu vực thuận lợi nguồn nước, Hiện một diện
tích lớn đất mới biến đổi đang sử dụng trồng lúa 2, cây hoa màu.
- Khả năng sử dụng:
Đất chua vừa, mùn, đạm, lân tổng số trung bình, dung lượng cation trao
đổi trong sét cao,… địa hình bằng phẳng, gần nguồn nước thuận lợi cho việc
tưới,…thích hợp cho việc canh tác lúa nước.

2.4. Nhóm đất đen ( R) - Luvisols
Nhóm đất đen diện tích khoảng 2.980,95 ha chiếm 0,31 %DTTN. Nhóm
đất đen ở khu vực phân bố ở rìa các khối bazan, ở các huyện TP. Đà Lạt, Đơn
Dương, Đức Trọng và Di Linh.
Đất phát triển trên sản phẩm phong hoá đá bazan bọt, phân bố xung quanh
các miệng núi lửa. Đất có màu nâu đến nâu thẫm hoặc nâu đỏ, khả năng tiêu
thoát nước tốt. Đa số đất tầng mỏng, nhiều đá lẫn, đá lộ đầu và nhiều nơi kết von
đến tầng mặt, song đất có độ dinh dưỡng cao.
Căn cứ vào chỉ tiêu của các đặc tính đã được sắp xếp theo thứ tụ ưu tiên,
nhóm đen trong tỉnh có 3 đơn vị đất: Humic, Gleyic, Dystric.
Hướng sử dụng:
Đất đen có độ phì cao rất thích hợp với ngô, các loại đậu Nhưng độ phì
nhiêu cũng nhanh bị giảm thấp trong điều kiện mưa nhiều và không có thực vật
che phủ. Cần phải tăng cường chống xói mòn cho đất.
2.5. Nhóm đất đỏ (F) - Ferralsols
Nhóm đất đỏ có diện tích lớn thứ hai với 212.309,30 ha chiếm 21,74 %
DTTN, phân bố trên cao nguyên bazan Di Linh, tập trung ở các huyện Di Linh,
Bảo Lâm, TX. Bảo Lộc và Đức Trọng.
Căn cứ vào chỉ tiêu của các đặc tính đã được sắp xếp theo thứ tụ ưu tiên,
nhóm đất đỏ trong tỉnh có 4 đơn vị đất: Endoskeletic, Vetic, Geric, Acric. Với
10 đơn vị phụ khác nhau bởi các đặc tính: Hapli, Rhodi, Episkeleti, Endoskelti,
Humi, Xanthi, Veti, Umbri
Loại đất này thường có tầng phong hóa dày, màu đỏ thẫm, cấu trúc hạt rõ,
độ xốp cao, dung trọng thấp, tỷ lệ khoáng đang phong hóa và đá chưa phong hóa
thấp, ít hơn 10% trong cấp hạt thịt, các khoáng thứ sinh còn trong đất chủ yếu là
khoáng Kaolinit và gipxit. Đất có thành phần cơ giới nặng, hàm lượng limon
thấp, sét cao. Phản ứng của đất chua (pH
KCl
phổ biến từ 3 - 4,5). Độ no bazơ
thấp, phần lớn dưới 40%. Dung lượng cation trao đổi CEC < 16 me/100g sét và

ECEC nhỏ hơn 12 me/100g sét.
9
Phẫu diện điển hình
Phẫu diện SB13
1. Toạ độ:13
0
11
'
321"VĐ, 108
0
15'471"KĐ
2. Độ dốc: 8
0
3. Địa hình: sườn đồi
4. Thực vật : lau, cỏ, cây bụi…
5. Mức độ xói mòn: trung bình
6. Đá mẹ: bazan
7. Tên đất dự kiến: Đất nâu đỏ trên bazan - Ferralsols
Mô tả:
Tầng 1:
0-10cm
Màu nâu đậm (3/4 5YR), tơi xốp, ướt, thịt nặng, cấu trúc viên
cục nhỏ, chuyển tầng từ từ theo màu sắc.
Tầng 2:
40-50cm
Màu nâu hơi đậm (4/4 5YR), lẫn nhiều rễ cây, thịt nặng, sét
pha, cấu trúc viên cục, đất ẩm, tơi xốp, chuyển tầng từ từ
theo màu sắc.
Tầng 2:
100-

120cm
Màu nâu đỏ (4/6 5 YR), cấu trúc viên cục, lẫn một ít rễ cây,
đất ẩm, thịt nặng đến sét pha.
Bảng 2. 4. Kết quả phân tích hoá lý SB13
Độ sâu tầng đất (cm)
Chỉ tiêu phân tích 0-10 40-50 100-120
pH
KCl
4.71 4.90 4.73
Mùn (%) 1.96 1.62 1.11
Tổng số N 0.11 0.090 0.040
(%) P
2
0
5
0.07 0.06 0.08
K
2
0 0.04 0.04 0.03
Dễ tiêu P
2
0
5
7.13 6.38 7.38
(mg/100g) K
2
0 18.67 17.47 6.03
Ca
2+
1.05 1.05 0.65

cation trao đổi Mg
2+
1.65 1.40 0.50
lđl/100g H
+
0 0 0.1
Al
+3
0.58 0.35 0.33
CEC 18.75 14.50 22.50
V (%) 62 68.18 67.8
Thành phần 2-0,02 22.1 21.24 16.54
10
cơ giới 0,02-0,002 26.78 23.06 22.26
(%) < 0,002 51.12 55.70 61.20
Bảng 2. 5. Kết quả phân tích hoá lý phẫu diện LĐ 24 và LĐ 26
Chỉ tiêu
Độ sâu (cm)
Đơn vị
ĐL 24 ĐN46
0-20 20-55 55-125 0-30 30-80 80-120
pH
KCL
- 4,1 4,2 4,2 4,3 4,4 4,8
OC % 1,42 0,63 0,25 2,1 0,9 0,5
N % 0,151 0,095 0,056 0,26 0,12 0,09
P
2
O
5

% 0,349 0,216 0,208 0,10 0,06 0,07
Ca
2+
cmol/kg
1,6 1,0 2,1 1,92 1,60 1,28
Mg
2+
0,3 0,6 0,3 1,96 0,20 0,62
CEC đất 10,21 9,79 8,67 11,13 7,90 1,99
V % 21 17 31 28 24 33
Sét phân tán % 6,0 1,2 2,0 10,0 4,8 1,2
TPCG
Cát (%) 18,9 15,8 16,6 16,3 8,6 10,9
Limon (%) 30,6 28,7 26,0 31,0 27,8 22,2
Sét (%) 50,4 55,6 57,3 52,6 63,5 66,9
CEC sét lđl/100g 10,4 13,7 13,6 6,91 7,75 6,30
Hướng sử dụng:
Nhóm Đất đỏ là loại đất quý của nước ta đã cho nhiều sản phẩm có tỉ
trọng cao trong nông nghiệp như cà phê, cao su và đang có nhiều triển vọng phát
triển tốt. Cần bảo vệ quĩ đất cũng như những đặc điểm tốt của đất như dày, tơi
xốp, giàu mùn… Khắc phục một số nhược điểm như chua, nghèo K2O, P2O5 dễ
tiêu, khô tầng mặt và ưu tiên sử dụng cho các cây dài ngày có giá trị như cà phê,
cao su và một phần cây ăn quả (cam, quít, chôm chôm, sầu riêng), chè Khi sử
dụng cần:
- Chống xói mòn chủ yếu là băng rừng.
- Che phủ, giữ ẩm đất vào mùa khô.
11
- Làm đất tối thiểu để bảo vệ cấu trúc đất;
- Bổ sung nguồn phân cân đối: Lân (trừ Thermo), Kali (chủ yếu nguồn
SO4), giữ vững và tăng nguồn hữu cơ bằng phân xanh, bổ sung N khi cần.

2.6. Nhóm đất xám (X) - Acrisols
Nhóm đất xám có diện tích lớn nhất với 659.717,63 ha 67,56% DTTN.
Phân bố trên nhiều địa hình khác nhau, từ những dạng địa hình bằng thấp ven
sông suối, các bậc thềm khá bằng phẳng, các dạng đồi thấp thoải đến địa hình
núi cao dốc. Nhóm đất xám có trong hầu hết các huyện của tỉnh
Căn cứ vào chỉ tiêu của các đặc tính đã được sắp xếp theo thứ tụ ưu tiên,
nhóm xám trong tỉnh có 10 đơn vị đất : Endoleptic, Haplic, Vetic, Hyperdystric,
Chromic, Gleyic, Episkeletic, humic, Histic, Umbric; với 17 đơn vị phụ được
phân chia bởi các đặc tính: Hapli, Alumi, Episkeleti, Hyperdystri, Endoskeleti,
Chromi, Veti.
Đất phát triển trên nhiều loại đá mẹ/mẫu chất: granit, đá cát, đá phiến sét,
phù sa cổ…. Đất chịu tác động mạnh của quá trình rửa trôi sét và các cation
kiềm thổ. Đất có tầng tích tụ sét (tầng Argic), phân ly chua vừa đến chua, dung
lượng trao đổi cation thấp nhỏ hơn 24 me/100g sét và bão hoà bazơ thấp nhỏ
hơn 50%.
Phẫu diện SB11
1. Toạ độ: 13
0
03
'
984"

VĐ, 109
0
18'696"


2. Độ dốc: 3
0
3. Địa hình: Đồi thấp

4. Thực vật : Đồi bạch đàn, đậu bắp
5. Mức độ xói mòn: Mạnh
6. Đá mẹ: Phiến sét
7. Tên đất dự kiến: Acrisols (Đất Ferralit nâu vàng phát triển trên phiến
sét)
Mô tả
0 - 125cm

Màu nâu hơi vàng (4/6 5YR) thịt trung bình , ít xốp, cấu trúc hạt
lăng trụ, đất chặt, kích thước trung bình, tiêu nước tốt, không có
kết von, xuất hiện nhiều đá lẫn và mảnh dăm kết đang phong hoá (
60%), có đốm rỉ.
> 125cm:
Đá gốc
12
Bảng 2. 6. Kết quả phân tích đất phẫu diện SB11
Chỉ tiêu phân tích Độ sâu tầng đất (cm)
0 - 125
pHKCL 4.51
Mùn 0.97
Tổng số(%) N
P205
0.083
0.108
Dễ tiêu(mg/100g) P205 6.81
Cation trao đổi
lđl/100g
Ca
2+
Mg

2+
Al
3+
4.28
0.58
0.075
CEC mgđl/100g 19.0
V (%) 81.5
Thành phần cơ
giới(%)
2 - 0,02
0,02 -
0,002
< 0,002
68.72
12.67
18.52
Bảng 2. 7. Một số chỉ tiêu lý - hóa tính phẫu diện KKP-07
Độ sâu tầng đất (cm) 0-17 17-57 57-80 80-145
pH H
2
O 4,93 4,85 5,37 5,67
pH KCl 4,03 4,52 4,86 5,15
%OC 1,27 0,63 0,53 0,40
Tổng số
(%)
N 0,168 0,095
P
2
O

5
0,032 0,031 0,022 0,028
P dễ tiêu (ppm) 0,92 0,68
Dung
lượng và
cation trao
Ca
++
1,6 3,6 5,6 7,6
Mg
++
1,4 1,4 2,8 2,4
K
+
0,54 0,24 0,06 0,12
13
đổi
(me/100g)
CECđất 11,47 11,77 14,86 14,05
CECsét 60,6
Độ chua trao đổi
(me/100g) 2,48 2,97 1,73 0,25
Độ no bazơ (%) 33 47 58 73
Thành
phần cơ
giới (%)
Cát 74,4 69,8 59,4 72,4
Thịt 15,4 17,2 16,8 8,8
Sét 10,2 13,0 23,8 18,8
>2mm 24,0 31,8 11,0 38,2

Phẫu diện 14
Địa điểm: 11
o
00 vĩ độ Bắc, 106
0
32’ kinh Đông
Độ cao so với mặt biển: 30m.
Địa hình bậc thềm.
Độ dốc nơi đào phẫu diện: < 1%.
Đất bỏ hóa sau khi trồng lúa.
Khí hậu: Lượng mưa trung bình năm 2102mm; nhiệt độ trung bình năm
27oC, chênh lệch nhiệt độ trung bình mùa hè và nhiệt độ trung bình mùa đông <
5oC.
Đất phát triển trên phù sa cổ, thoát nước tót, mực nước ngầm sâu.
Mô tả phẫu diện 14
Ap
1
(0-17cm) Màu nâu xám (10 YR 5/2 M), thịt pha sét, cát; khối thể hiện
góc, cạnh yếu và vừa; bở rời khi ẩm, khi ướt hơi dính, dẻo;
có các mao quản nhỏ và trung bình; rễ nhỏ và trung bình;
chuyển lớp từ từ.
Ap
2
(17-30cm) Màu nâu (10 YR 4/3 M); thịt pha sét (32% sét) khối thể hiện
góc cạnh yếu và vừa; bở rời khi ẩm, khi ướt hơi dính nhiều
rễ nhỏ và trung bình; nhiều rễ nhỏ và rất nhỏ; ít kết von ống.
B21 (30-53cm) Màu nâu (10 YR 5/3 M); thịt pha sét cát, khối thể hiện góc
cạnh yếu; ít vệt nhẵn (do khoáng nguyên sinh phong hóa,
bọc mùn); bở rời khi ẩm, hơi dẻo, dính khi ướt; nhiều mao
quản nhỏ và vừa, phổ biến là các rễ nhỏ và rất nhỏ, ít kết

von ống; chuyển lớp hơi rõ.
B22 (53-78cm) Màu nâu vàng (10 YR 5/4 M), thịt pha sét, cát trên thịt pha
14
sét, có ít màng sét dọc theo rễ cây và bề mặt; phổ biến là các
mao quản hình ống nhỏ và vừa; nhiều rễ, khối góc cạnh thể
hiện yếu và vừa, bở rời khi ẩm; hơi dẻo, dính khi ướt,
chuyển lớp hơi rõ.
B3 (78-100cm) Màu nâu vàng (10 YR 5/5 M), thịt pha sét, cát, khối có góc,
cạnh thể hiện yếu và vừa; bở rời khi ẩm; hơi dẻo, dính khi
ướt, rễ cây; phổ biến là các mao quản nhỏ.
Bảng 2. 8. Kết quả phân tích lý, hóa học phẫu diện 14
Độ sâu (cm) 17-30 30-53 53-78 78-100
pH
H
2
O 4.6 4.8 4.6 4.4
KCl 3.8 3.9 3.9 3.8
Hữu cơ (%) 0.95 0.65 0.6 0.35
CEC (me/100
gam đất)
Đất 6 8 7 8
Keo 15.2 17 13.5 16
Cation trao đổi
(me/100g đất)
Ca
2+
1 1.06 0.8 0.94
Mg
2+
0.6 0.58 0.48 0.52

H
+
0.8 0.7 0.65 0.8
Tổng số (%)
N 0.07 0.05 0.05 0.04
P
2
O
5
0.01 0.01 0.02 0.01
K
2
O 0.03 0.02 0.03 0.03
Độ chua thủy phân (me/100 gam đất) 3.85 3.05 2.8 2.65
Dễ tiêu
(mg/100 gam
đất)
P
2
O
5
2 2.5 2 2
K
2
O
6.2 4.8 5.7 5
Thành phần cơ
giới (%)
0.002 53.5 52.8 50.8 52.8
0.002 -0.05 14 8 12 6

0.05 -2 32.5 39.2 37.2 41.2
V (%) 38 43 41 46
Phẫu diện BL4
0 – 19cm Màu xám trắng, (10 YR, 6 - 7/2 M), cát pha, khô, chặt, bở
tơi, lẫn ít than củi nhỏ, rất ít rễ cây, cấu trúc hạt nhỏ, chuyển
lớp rõ về màu sắc.
15
19 - 68cm Màu xám vàng, (10 YR, 6 - 7/3 M), khô, cát pha, chặt, bở
tơi, lẫn than củi đen, còn ít rễ cây ăn sâu, có hang mối, kiến
trúc tảng đến hạt.
68 - 150cm Màu nâu xám vàng (10 YR, 8/6 M), ẩm hơn tầng trên, thịt
nhẹ, hơi chặt bở tơi, kiến trúc tảng đến hạt.
Bảng 2. 9. Kết quả phân tích lý, hóa học phẫu diện BL.4
Độ sâu (cm) 0-19 19-68 68-100 100-150
pH
H
2
O 4.4 4.44 4.38 4.4
KCl 3.79 3.8 3.77 3.7
Hữu cơ (%) 1.34 0.91 0.34 0.38
CEC (me/100
gam đất)
Đất 4.57 4.37 4.32 4.07
Keo 9 8 8 8
Cation trao đổi
(me/100g đất)
Ca
2+
1.1 0.73 0.83 0.92
Mg

2+
0.55 0.37 0.64 0.36
H
+
0.7 1.51 1.83 1.78
Tổng số (%)
N 0.11 0.09 0.04 0.04
P
2
O
5
0.01 0.01 0.01 0.01
K
2
O 0.03 0.03 0.03 0.03
Độ chua thủy phân (me/100 gam
đất)
2.8 3.13 2.75 2.7
Dễ tiêu
(mg/100 gam
đất)
P
2
O
5
1.35 1 1.05 1
K
2
O
6.1 4.5 5.6 4.5

Thành phần cơ
giới (%)
0.002 67.4 55 50.6 49
0.002 -0.05 15 16.6 18.8 21.4
0.05 -2 17.6 28.4 30.6 29.6
V (%) 36 25 34 31
Phẫu diện HN.3
1. Địa hình bậc thang thấp vùng bán sơn địa.
2. Mức độ thoát nước tốt.
3. Đất được trồng 1 vụ lúa.
0 - 25 Màu xám (10 YR 7/1 M) có ít đốm vàng nâu (7.5 YR 6/8 M), ẩm,
16
cm cát pha limon rời rạc, không chặt, kiến trúc hạt, có ít vệt gì sắt ăn
theo rễ lúa. Chuyển lớp rõ về màu sắc.
25 - 33
cm
Màu vàng xám (10 YR 3/2 M) có đốm vệt vàng (7.5 YR 6/8 M),
loang lổ, hơi ẩm, glây trung bình, kiến trúc cục tảng còn ít rễ lúa
nhỏ. Chuyển lớp từ từ.
33 - 70
cm
Màu loang lổ đỏ vàng (10 YR 6/8 M) và (7/5 YR 6/8 M), xám hơi
xanh, sét (10 YR 7/1 M), glây trung bình, chặt, dẻo dính, kiến trúc
tảng, chuyển lớp từ từ.
70- 110
cm
Màu loang lổ đỏ vàng, (2.5 YR 3/6 M), ướt, sét glây trung bình,
kiến trúc tảng, dẻo dính, sét. Gặp nước ngầm.
Bảng 2. 10. Kết quả phân tích lý, hóa học (Phẫu diện HN.3)
Độ sâu tầng đất (cm) 0-25 25-33 33-70 70-100 >100

pH KCl 4 4.4 3.7 3.4 3.4
Mùn (%) 1.09 0.15 0.33 0.32 0.08
CEC (me/100gam
đất)
Sét 13 10 25 37 38
Đất 4.8 3.7 9.8 14.6 17.3
Cation trao đổi
(me/100g đất)
Ca
2+
1.05 1.15 1.44 1.06 1.44
Mg2+
0.48 0.77 1.15 0.76 1.04
H
+
0.54 0.22 2.22 2.28 6.5
BS (%) 39 59 41 25 38
Tổng số (%)
N 0.09 0.06 0.08 0.08 -
P
2
O
5
0.06 0.02 0.01 0.01 0.01
K
2
O 0.05 0.07 0.31 0.6 1.02
Thành phần cơ giới
(%)
2 - 0.05 40.2 33.8 30.2 26.4 25

0.05
-0.002
51.6 55.4 41 35.8 27.8
<0.002 8.2 10.8 28.8 37.8 47.2
Kết quả phân tích cho thấy:
Đất chua (pH
KCl
: 3.4-4.4), nghèo chất hữu cơ, nghèo đạm, lân và kali.
Thành phần cơ giới tầng mặt nhẹ 8 - 10% cấp hạt sét, xuống tầng sâu, hàm
lượng sét tăng lên gần gấp 3 lần.
17
Phẫu diễn D.50
Độ cao 48m, địa hình khá bằng phẳng.
Lượng mưa: 1600mm.
Đất được trồng lúa.
0 - 20
cm
Màu nâu xám sáng, (5 Y. 4/2 M), ẩm, thành phần cơ giới thịt, xốp,
bở. Chuyển lớp khá rõ về màu sắc.
20 - 40
cm
Màu xám (5 Y 5/1 M), ẩm, thành phần cơ giới sét pha cát, ít xốp,
chặt, kiến trúc tảng, chuyển lớp khá rõ về độ chặt.
40 - 80
cm
Màu xám phớt xanh (5 Y 4/1 M), ẩm, thành phần cơ giới sét, rất chặt,
chuyển lớp từ từ về độ xốp, khá rõ về màu sắc và độ xốp.
80 - 110
cm
Màu nâu vàng tối (5 Y 4/3 M), ẩm, thành phần cơ giới sét chặt, có

nhiều đốm gỉ thô, tương phản màu sắc rõ.
Bảng 2. 11. Kết quả phân tích lý, hóa học (phẫu diện D.50)
Độ sâu tầng đất (cm) 0-20 20-40 40-80 80-110
pH KCl 4.19 4.9 4.7 5.1
Mùn (%) 3.27 1.02 0.89 0.82
CEC (me/100gam
đất)
Sét 21 18 23 25
Đất 11 11 12 13
Cation
trao đổi
(me/100g
đất)
Ca
2+
3 2.5 4 4.8
Mg
2+
1.5 1.5 1.8 2
BS (%) 41 42 47 52
Tổng số (%)
N 0.13 0.08 0.08 0.06
P
2
O
5
0.04 0.03 0.04 0.04
K
2
O 0.08 0.12 0.14 0.1

Thành phần cơ giới
(%)
2 - 0.05 35.8 29.9 32.44 36.48
0.05
-0.002
32.3 47.4 27.58 22.14
<0.002 31.76 29.7 39.98 41.38
Phẫu diện DP.402
18
1. Đất trồng 1 vụ lúa.
2. Đất bị ngập úng 4 - 5 tháng trong năm (từ tháng 7 đến tháng 12).
3. Đất có độ dốc < 3
o
, mẫu chất phù sa cổ.
Mô tả phẫu diện:
0 – 20
cm
Màu đen hơi nâu (10 YR 2,5/1 M), thành phần cơ giới thịt pha cát,
cấu trúc viên hạt đường kính 1 - 2mm, bở, rất xốp (>40%), chuyển lớp
rõ về màu sắc.
20 - 40
cm
Màu đen hơi nâu (10 YR 3/1 M), thành phần cơ giới thịt pha cát, cấu
trúc viên hạt, đường kính 1 - 2mm, đất rất bở, khá xốp (15 - 40%),
chuyển lớp rõ về màu sắc.
40 - 70
cm
Màu nâu vàng sẫm (10 YR 5/3 M), thành phần cơ giới thịt pha sét,
cát, cấu trúc viên hạt, đường kính 1 - 2mm, ít cứng, đất xốp (5-15%),
chuyển lớp đột ngột.

70 - 95
cm
Màu xám sáng (10 YR 7/1 M), có ít đốm gỉ > 5%, kích thước đốm gỉ
6 - 20mm, màu đốm gỉ rất tương phản, cấu trúc cục khối, đường kính
2 - 5mm, đất rất cứng chặt, ít xốp (2-5%), có kết von củ gừng, kích
thước trung bình 6 - 20mm, tỷ lệ < 5%, thành phần cơ giới thịt pha
sét, cát, chuyển lớp từ từ.
95 -
130 cm
Màu xám sáng (10 YR 7/1 M), có ít đóm gỉ < 5%, kích thước thô >
20mm, màu rất tương phản. Thành phần cơ giới thịt pha sét, cấu trúc
cục khô nhẵn cạnh, đất rất cứng, độ xốp ít xốp, có kết von củ gừng,
đường kính > 20mm, tỷ lệ kết rất nhiều 40 - 80%.
Bảng 2. 12. Kết quả phân tích lý, hóa hh phẫu diện ĐP.402
Độ sâu (cm) 0-20 20-40 40-70 70-95
pH 4.5 4.3 4.6 4.8
OM (%) 11.43 6.61 1.8 1.62
CEC (me/100 gam
đất)
Đất 7 6 5 5
Sét 13 11 12 12
Cation trao đổi
(me/100g đất)
Ca
2+
0.86 0.8 0.58 0.85
Mg
2+
0.8 0.62 0.43 0.5
H

+
1.2 1.6 2 2
Tổng số (%) N 0.34 0.32 0.1 0.08
19
P
2
O
5
0.08 0.06 0.02 0.02
K
2
O 0.02 0.01 0.01 0.01
Chất dễ tiêu
(mg/100 gam đất)
P
2
O
5
14 9 2 2
K
2
O 3 3 3 1
Thành phần cơ
giới (%)
2-0.05 52 50.1 41.9 38.5
0.05-0.002
30.5 26.3 29.5 31.3
<0.002 17.5 23.6 28.6 30.2
V (%) 40 39 38 40
2.7. Nhóm đất mùn alit núi cao (A) - Alisols

Nhóm đất mùn Alit núi cao (A) 864,46 ha chiếm 0,09 % DTTN, phân bố
trên địa hình núi cao ở độ cao >2.000 m ở huyện Lạc Dương.
Đất rất chua, tầng trên cùng là thảm mục hoặc lớp mùn thô (tốc độ phân
giải chất hữu cơ chậm). Tầng B tích tụ sét (đặc tính Argic) có dung lượng trao
đổi cation cao (CEC) lớn hơn 24 me/100g sét, bão hoà bazơ thấp (<50%) độ bão
hoà nhôm >50%, trong tầng đất thường lẫn nhiều mảnh đá vụn nguyên sinh.
2.8. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E) - Leptosols
Nhóm đất này với diện tích 68,05 ha 0,01% DTTN. Chủ yếu phân bố ở
huyện Lâm Hà.
Một số khu vực núi dốc, hình thành từ đá phiến sét, thảm thực vật che phủ
kém và quá trình bào mòn rửa trôi bề mặt xảy ra với tốc độ nhanh. Tầng đất hữu
hiệu bị giới hạn bởi tầng đá cứng trong khoảng 25 cm hoặc thành phần đất mịn
có tỷ lệ nhỏ hơn 10% trong khoảng 75 cm thì được xếp vào nhóm đất tầng
mỏng.
Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (đất tầng mỏng) có 1 đơn vị đất Epilithic
Leptosols.
Phẫu diện SB20
1. Toạ độ:12
0
55
'
989"VĐ, 109
0
21'629"KĐ
2. Độ dốc: >30
0
3. Địa hình: Sườn núi
4. Thực vật : cây bụi
5. Mức độ xói mòn: mạnh
6. Đá mẹ: Granit

7. Tên đất dự kiến: Đất xói mòn trơ sỏi đá - Leptosols
20
Mô tả:
Tầng 1:
0-10cm
Màu xám sáng (7/2 10YR), đất khô, lẫn nhiều rễ cây, thịt nhẹ,
mát tay, cấu trúc hạt, lẫn nhiều hạt phong hoá dở (phen pát, thạch
anh), chuyển lớp đột ngột, rõ.
Tầng 2:
10-30cm
Màu vàng xám (6/4 10YR), thịt nhẹ đến trung bình, ít đất, > 80%
là sạn phong hoá dở, đất rất chặt, bên cạnh là những tảng đá đang
phong hoá.
Bảng 2. 13. Kết quả phân tích hoá lý:
Chỉ tiêu phân tích Độ sâu tầng đất
(cm)
0-10 10-30
pH
KCl
5.36 4.78
Mùn (%) 5.98 1.63
Tổng số N 0.190 0.090
(%) P
2
0
5
0.12 0.07
K
2
0 0.31 0.10

Dễ tiêu P
2
0
5
4.38 1.13
(mg/100g) K
2
0 24.10 10.54
Ca
2+
4.35 2.55
cation trao
đổi
Mg
2+
0.95 0.55
lđl/100g H
+
0.03 0.03
Al
+3
0.10 0.13
CEC 14.00 14.75
V (%) 70.56 58.53
Thành phần 2-0,02 83.84 44.42
cơ giới 0,02-0,002 12.34 16.98
(%) < 0,002 3.82 38.60
Nhóm đất này có hạn chế về độ dày tầng đất và phân bố ở địa hình dốc
mạnh nên ít có ý nghĩa cho mục đích nông nghiệp. Hướng sử dụng: cần trồng và
bảo vệ rừng.

21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Dưới tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên và sản xuất hiện tại,
kết quả đã xác định: tỉnh Lâm Đồng có 8 nhóm đất, phân ra 45 đơn vị đất phụ
với đặc điểm phát sinh và sử dụng khá đa dạng. Đây là cơ sở để sử dụng vào
việc chỉ đạo và phát triển sản xuất nông, lâm của tỉnh
Trong 8 nhóm đất, nhóm đất đỏ có diện tích lớn thứ hai với 212.309,30 ha
chiếm 21,74 % DTTN; nhóm đất xám có diện tích lớn nhất với 659.717,63 ha
67,56% DTTN;nhóm đất phù sa có: 28.865,90 ha, chiếm 2,96% DTTN; nhóm
đất gleysols có 44.684,57 ha, chiếm 4,58% DTTN; nhóm đất mới biến đổi có
diện tích 16.274,79 ha chiếm 1,67% DTTN; nhóm đất đen diện tích khoảng
2.980,95 ha chiếm 0,31 %DTTN; nhóm đất mùn Alit núi cao có diện tích
864,46 ha chiếm 0,09 % DTTN; nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá với diện tích 68,05
ha 0,01% DTTN.
Lớp phủ thổ nhưỡng của tỉnh Lâm Đồng mang màu sắc của vùng đồi núi nhiệt
đới ẩm. Hai nhóm đất chiếm tỷ trọng cao nhất là nhóm đất xám với diện tích
659.717,63 ha chiếm 67,56% DTTN và nhóm đất đỏ với diện tích 12.309,30 ha
chiếm 21,74% DTTN.
Lớp phủ thổ nhưỡng của tỉnh thể hiện sự phân hóa theo quy luật đai cao,
đó là sự xuất hiện đặc tích lớp mùn (đặc tính histic) trong các nhóm đất địa
thành. Rõ ràng nhất là ở nhóm đất mùn alit núi cao với 864,46 ha chiếm 0,09%
DTTN. Nhóm đất này cần được ưu tiên bảo vệ và trồng rừng.
Những nhóm đất thuộc vùng đồng bằng có diện tích nhỏ nhưng giữ vai trò quan
trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp như: Nhóm đất phù sa, nhóm
đất gley, nhóm đất mới biến đổi có ưu thể gần địa hình bằng phẳng, gần nguồn
nước, độ phì khá khá cao nên ưu trồng lúa nước hoặc các cây trồng cạn ngắn
ngày vào mùa khô. Ở vùng đất trũng có thể cải tạo để trồng lúa 2 vụ.
Nhóm đất đồi núi tỉnh Lâm Đồng chiếm diện tích lớn nhất. Nhóm đất đỏ với ưu
thế lớn cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Đất xám với ưu thế rất lớn
cho việc phát triển lâm nghiệp bảo vệ rừng hiện có, khoanh nuôi tái sinh, trồng

mới rừng trên đất trống để hạn chế sự rửa trôi, chống xói mòn đất
Một số vấn đề cấp bách về môi trường đất Lâm Đồng cần quan tâm là:
Xói mòn, rửa trôi ở vùng đồi núi, suy thoái độ phì nhiêu theo không gian thời
gian và phương thức sử dụng, khô hạn vào mùa khô.
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Đức An, Nguyễn Văn Chiển (1985), “Địa hình và địa mạo Tây
Nguyên”, Tây Nguyên: các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên,
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[2] Nguyễn Văn Chiển, 1986. Các vùng địa lý Tây Nguyên. Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[3] Tôn Thất Chiểu và nnk (1996), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[4] Nguyễn Văn Chiển và nnk, 1985. Tây Nguyên - Các điều kiện tự nhiên và
tài nguyên thiên nhiên. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[5] Fridland V.M. (1964), Đất và vỏ phong hoá nhiệt đới ẩm (lấy thí dụ miền
Bắc Việt Nam), người dịch: Lê Thành Bá, NXB KHKT, Hà Nội.
[6] Cao Liêm, Nguyễn Bá Nhuận (1995), “Đất Tây Nguyên”, Tây Nguyên: các
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội.
[7] Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước, 1984. Các báo cáo khoa học của
Chương trình điều tra tổng hợp vùng Tây Nguyên 1976 - 1980. Tài liệu lưu
trữ tại Viện Địa lý.
[8] Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2000. Bản đồ đất Lâm Đồng tỷ
lệ 1/100.000.
23

×