LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu trong luận án này là do tôi trực tiếp
nghiên cứu, thực hiện và có sự hợp tác của các tập thể, cá nhân trong nước.
Những số liệu trong luận án này trung thực, khách quan và chưa được ai công
bố. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận án này.
Thái Nguyên, ngày 4 tháng 10 năm 2011
Ng i cam oan
Vi Th Thanh Thu
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
ADI
AOAC
ATSH
ATTP
CMV
CSHQCT
CODEX
EU
Eec
GDSK
FAO
FDA
HACCP
HCBVTV
HQCT
HSSN
JETACAR
JECFA
Acceptable daily intake: liều ăn hàng ngày chấp nhận được
Association of Analytical Communities: hiệp hội phân tích cộng đồng
An toàn sinh học
An toàn thực phẩm
Centrer medicine veterinary: trung tâm thuốc thú Y
Chỉ số hiệu quả can thiệp
Codex Alimentarius Commission: tổ chức quốc tế khuyến khích
công bằng thương mại trong thực phẩm bảo vệ sức khoẻ và lợi
ích kinh tế của người tiêu dùng.
European Union: các nước trong khối kinh tế Châu Âu
European Economic Community: cộng đồng kinh tế châu Âu
Giáo dục sức khoẻ
Food Argricuture Organization: tổ chức lương thực thế giới
Food and drug administratin: cơ quan quản lý thuốc và thực
phẩm Mỹ
Hazard Analysis and Critical Control Points: điểm kiểm soát
trọng yếu và phân tích mối nguy
Hoá chất bảo vệ thực vật
Hiệu quả can thiệp
Hormone sex steroid natural: các hormone sinh dục Steroid tự nhiên
Joint Expert Technical Advisory Committee on Antibiotic: công
ty chuyên gia kỹ thuật Ủy ban Tư vấn về kháng kháng sinh
(Australia)
Joint FAO/WHO Expert committee on food Additives: hội đồng
chuyên gia thực phẩn của FAO/WHO
K.A.P
LMR
NN-PTNT
ppb
ppm
TTGDSK
TCCP
TP.HCM
VSATTP
WHO
WTO
Knowledge, Attitude, Practice: kiến thức, thái độ, thực hành
Limits maximum residue: giới hạn tồn dư lớn nhất cho phép
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Parts per billion: một phần tỷ
Parts per million: một phần triệu
Truyền thông giáo dục sức khoẻ
Tiêu chuẩn cho phép
Thành phố Hồ Chí Minh
Vệ sinh an toàn thực phẩm
World health organization: tổ chức y tế thế giới
World Trade Organization: tổ chức Thương mại Thế giới .
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số khái niệm cơ bản 3
1.1.1. Khái niệm và phân loại kháng sinh 3
1.1.2. Khái niệm và phân loại Hormone 5
1.1.3. Chăn nuôi lợn an toàn sinh học 5
1.1.4. Tồn dư kháng sinh và hormone trong cơ thể động vật 6
1.1.5. Sử dụng kháng sinh và hormone trong chăn nuôi 7
1.1.6. Những tác hại của tồn dư kháng sinh, hormone 8
1.1.7. Các phương pháp phát hiện tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt
và một số sản phẩm từ thịt lợn 13
1.2. Nghiên cứu về tồn dư kháng sinh, hormone trong chăn nuôi trên thế giới
và Việt Nam 14
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới 14
1.2.2. Nghiên cứu về tồn dư kháng sinh, hormone ở Việt Nam 17
1.3. Biện pháp giảm tồn dư kháng sinh và hormone trong thịt lợn 19
1.3.1. Nhóm giải pháp truyền thông Giáo dục sức khỏe 19
1.3.2. Nhóm giải pháp về kiểm tra, thanh tra và kiểm soát chất lượng thực
phẩm 20
1.3.2.1. Thanh tra, giám sát 20
1.3.2.2. Kiểm soát 22
1.3.2.3. Luật pháp 23
1.3.3. Nhóm giải pháp đối với nhà sản xuất 25
1.3.3.1. Tìm các chế phẩm thay thế kháng sinh 25
1.3.3.2. Hạn chế sử dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh cho lợn 26
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 28
2.1.1. Đối tượng 28
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 28
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 29
2.1.3.1. Giai đoạn I 29
2.1.3.2. Giai đoạn II 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 29
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu 29
2.2.4. Nội dung can thiệp 36
2.2.5. Đánh giá sau can thiệp 38
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và cách đánh giá 38
2.4. Phương pháp thu thập số liệu 39
2.5. Phương pháp đánh giá phân tích xử lý số liệu 41
2.6. Khống chế sai số 41
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 42
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
3.1. Thực trạng tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt, thận và gan lợn 43
3.1.1. Thực trạng tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt, thận và gan lợn 43
3.1.2. Thực trạng tồn dư hormone trong thịt, thận và gan lợn 46
3.2. Một số yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt, thận
và gan lợn 50
3.2.1. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của người chăn nuôi lợn
về chăn nuôi lợn an toàn sinh học 50
3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone 55
3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp cải thiện tình trạng tồn dư kháng sinh,
hormone trong thịt, thận và gan lợn sau can thiệp 62
3.3.1. Kết quả hoạt động can thiệp 62
3.3.2. Sự thay đổi KAP của người chăn nuôi về chăn nuôi lợn an toàn sinh
học 63
3.3.3. Kết quả tồn dư kháng sinh trong thịt lợn sau can thiệp 69
3.3.4. Sự chấp nhận của cộng đồng và những khó khăn đối với việc thực
hiện giải pháp can thiệp 80
Chương 4 BÀN LUẬN 82
4.1. Xác định tồn dư kháng sinh và hormone trong một số sản phẩm từ lợn
thịt tại thành phố Thái Nguyên 82
4.1.1. Tồn dư kháng sinh trên thịt, thận và gan lợn 82
4.1.2. Tồn dư hormone trên thịt, thận và gan lợn 86
4.2. Mô tả KAP liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản
phẩm từ lợn thịt tại thành phố Thái Nguyên 88
4.2.1. Kiến thức, thái độ và thực hành của người chăn nuôi lợn về sử dụng
an toàn kháng sinh, hormone trong chăn nuôi 88
4.2.2. Mối liên quan giữa KAP về ATSH của người chăn nuôi lợn với tình
trạng tồn dư trên thịt, thận và gan lợn 94
4.2.3. Mối liên quan của phương thức chăn nuôi với tồn dư kháng sinh,
hormone trong sản phẩm 96
4.3. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu tồn dư kháng
sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố Thái Nguyên. 97
4.3.1. Đặc điểm và tình hình chăn nuôi lợn của 2 phường nghiên cứu 97
4.3.2. Hoạt động can thiệp 98
4.3.3. Hiệu quả can thiệp 103
KẾT LUẬN 106
KHUYẾN NGHỊ 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả tồn dư kháng sinh trong thịt, thận và gan lợn 43
Bảng 3.2. Kết quả tồn dư từng loại kháng sinh trong thịt, thận và gan lợn 43
Bảng 3.3. Tồn dư kháng sinh trong thịt, thận và gan lợn theo phương thức nuôi 44
Bảng 3.4. So sánh hàm lượng tồn dư kháng sinh với tiêu chuẩn của FAO/WHO 45
Bảng 3.5. Kết quả phân tích tồn dư hormone trong thịt, thận và gan lợn 46
Bảng 3.6. Kết quả tồn dư từng loại hormone trong thịt, thận và gan lợn 46
Bảng 3.7. Kết quả tồn dư hormone trong thịt, thận và gan lợn theo phương thức nuôi 47
Bảng 3.8. So sánh hàm lượng tồn dư hormone so với tiêu chuẩn của FAO/WHO 48
Bảng 3.9. Thực trạng kiến thức của người chăn nuôi lợn về chăn nuôi lợn an
toàn sinh học (n = 384) 50
Bảng 3.10. Thực trạng thái độ của người chăn nuôi lợn an toàn sinh học (n = 384) 52
Bảng 3.11. Thực trạng thực hành của người chăn nuôi lợn về chăn nuôi lợn an
toàn sinh học (n = 384) 53
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa kiến thức của người chăn nuôi lợn với tồn dư
kháng sinh trong thịt, thận và gan lợn 55
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thái độ của người chăn nuôi lợn với tồn dư
kháng sinh trong thịt, thận và gan lợn 56
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thực hành của người chăn nuôi lợn với tồn dư
kháng sinh trong thịt, thận và gan lợn 57
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa kiến thức của người chăn nuôi lợn với tồn dư
hormone trong thịt, thận và gan lợn 58
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thái độ của người chăn nuôi lợn với tồn dư
hormone trong thịt, thận và gan lợn 59
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thực hành của người chăn nuôi lợn với tồn dư
hormone trong thịt, thận và gan lợn 60
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa phương thức nuôi với tình trạng tồn dư kháng
sinh trong thịt lợn, thận và gan lợn 61
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa phương thức nuôi với tình trạng tồn dư hormone
trong thịt, thận và gan lợn 61
Bảng 3.20. Kết quả can thiệp về truyền thông giáo dục cho người chăn nuôi lợn
trong 24 tháng can thiệp 62
Bảng 3.21. Kiến thức của người chăn nuôi lợn trước và sau can thiệp 63
Bảng 3.22. Thái độ của người chăn nuôi lợn trước và sau can thiệp. 66
Bảng 3.23. Thực hành của người chăn nuôi lợn ở các nhóm trước và sau can thiệp 67
Bảng 3.24. Kết quả tồn dư kháng sinh ở nhóm chứng (không can thiệp) 69
Bảng 3.25. Kết quả tồn dư kháng sinh ở nhóm can thiệp và nhóm chứng sau
can thiệp 70
Bảng 3.26. Kết quả tồn dư hormone ở nhóm chứng (không can thiệp) 71
Bảng 3.27. Kết quả tồn dư hormone ở nhóm can thiệp sau can thiệp và nhóm
chứng phân tích lần 2 72
Bảng 3.28. Chỉ số hiệu quả can thiệp cải thiện tồn dư kháng sinh trong thịt lợn 73
Bảng 3.29. Chỉ số hiệu quả can thiệp cải thiện tồn dư kháng sinh trong thận lợn 74
Bảng 3.30. Chỉ số hiệu quả can thiệp cải thiện tồn dư kháng sinh trong gan lợn 75
Bảng 3.31. Chỉ số hiệu quả can thiệp cải thiện tồn dư hormone trong thịt lợn 76
Bảng 3.32. Chỉ số hiệu quả can thiệp cải thiện tồn dư hormone trong thận lợn 76
Bảng 3.33. Chỉ số hiệu quả can thiệp cải thiện tồn dư hormone trong gan lợn 77
Bảng 3.34. So sánh kết quả hàm lượng tồn dư kháng sinh trong gan lợn trước và
sau can thiệp 78
Bảng 3.35. So sánh kết quả hàm lượng tồn dư hormone trong gan lợn trước và
sau can thiệp 79
Bảng 3.36. Những khó khăn trong quá trình triển khai 80
Bảng 3.37. Sự chấp nhận của người chăn nuôi lợn và cộng đồng về giải pháp
can thiệp 81
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kết quả tồn dư kháng sinh, hormone tính chung (n=68) 49
Biểu đồ 3.2. Thực trạng kiến thức của người chăn nuôi lợn theo phương thức
chăn nuôi 51
Biểu đồ 3.3.Thực trạng thái độ của người chăn nuôi lợn về an toàn sinh học theo
phương thức chăn nuôi 52
Biểu đồ 3.4. Thực trạng thực hành của người chăn nuôi lợn về chăn nuôi lợn an
toàn sinh học theo phương thức chăn nuôi 54
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Vệ sinh an toàn thực phẩm có tầm quan trọng trong đời sống cộng đồng, đón
nhận được sự quan tâm của toàn xã hội trong mọi giai đoạn phát triển của nhiều
quốc gia trên thế giới. Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh không những ảnh hưởng
đến sức khoẻ con người mà liên quan chặt chẽ đến năng suất lao động, hiệu quả
phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội [91].
Nguyên nhân dẫn đến thực phẩm bị ô nhiễm có nhiều loại: tác nhân lý học,
sinh học, hoá học…trong đó thực phẩm còn tồn dư kháng sinh, hormone là một
dạng ô nhiễm có nguồn gốc hoá học đã và đang gây được sự chú ý trong dư luận xã
hội. Đặc biệt sự xuất hiện dư lượng kháng sinh, hormone trong thực phẩm có nguồn
gốc động vật trong những năm gần đây đã ít nhiều làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của
người dân [28], [50],[90],[95]. Tác hại của thực phẩm động vật có tồn dư kháng
sinh, hormone đối với sức khoẻ con người đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra như: tạo
ra vi khuẩn kháng kháng sinh, gây dị ứng, gây quái thai, gây rối loạn nội tiết và gây
ung thư ở người [85], [88], [89].
Sự xuất hiện tồn dư kháng sinh, hormone trong thực phẩm động vật nói
chung và thịt lợn nói riêng, có thể do ý thức của người chăn nuôi hoặc ý thức của
người sản xuất thức ăn chăn nuôi muốn tiêu thụ được các sản phẩm của mình đã
lạm dụng các chất kháng sinh, hormone đưa vào thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt có thể
do kiến thức, thái độ và thực hành về chăn nuôi lợn an toàn sinh học nói chung và
về sử dụng thức ăn chăn nuôi tổng hợp của người chăn nuôi lợn nói riêng còn hạn
chế đã dẫn tới tình trạng tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt lợn và một số sản
phẩm của nó [64],[67],[82].
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi- trung du, có số hộ gia đình và các trang
trại chăn nuôi lợn khá lớn, trong đó chăn nuôi lợn đã cung cấp phần lớn thực phẩm
cho người dân thành phố Thái Nguyên. Cho tới nay, các nghiên cứu về vấn đề thực
phẩm có nguồn gốc động vật còn dư lượng kháng sinh, hormone quá giới hạn cho
phép trong thực phẩm và đặc biệt là các nghiên cứu giải pháp làm giảm tình trạng tồn
dư kháng sinh, hormone trong thực phẩm động vật nói chung và trong thịt lợn nói
riêng vẫn còn là khiêm tốn. Để làm sáng tỏ thêm vấn đề này, nhất là ở Thái Nguyên
2
chúng tôi tiến hành đề tài:"Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư
kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố Thái
Nguyên và hiệu quả can thiệp"
Mục tiêu của đề tài
1. Xác định tồn dư kháng sinh và hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt
tại thành phố Thái Nguyên.
2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người chăn nuôi lợn, liên quan
đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại khu vực
nghiên cứu.
3. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu tồn dư kháng
sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố Thái Nguyên.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm và phân loại kháng sinh
Theo Paul F. Souney và cộng sự (1997) [16], [87] thuốc kháng sinh là
những chất hữu cơ có cấu tạo hoá học phức tạp, phần lớn do vi trùng, nấm và xạ
khuẩn sản sinh ra. Kháng sinh có tác dụng (cả invitro và invivo) diệt các vi sinh vật
gây bệnh, hoặc chỉ ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật đó.
Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu và cách sử dụng thuốc, trước đây
thường phân loại các kháng sinh như sau: Căn cứ vào phổ tác dụng của kháng sinh;
Căn cứ vào nguồn gốc; Căn cứ vào cơ chế tác dụng [48]; Căn cứ vào mức độ tác
dụng.
Cách phân loại hiện đại: Căn cứ tổng hợp nguồn gốc, công thức cơ chế tác
dụng và cách tác dụng thuốc kháng sinh được chia thành những nhóm khác nhau:
nhóm β- lactame (gồm penicilline và cephalosporin); Nhóm aminozid - AG; Nhóm
macrozid; Nhóm lincosamid; Nhóm chloramphenicol; Nhóm tetracycline; Nhóm diệt
nấm và virus; Nhóm kháng sinh đa peptid; Nhóm thuốc hoá trị liệu có cơ chế tác dụng
như kháng sinh [53].
Dựa vào cơ chế tác dụng, người ta nhận thấy tetracycline là một kháng sinh
có phổ tác dụng rộng do vậy hiện nay trong thú y thường được sử dụng rộng rãi
trong điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm.
* Kháng sinh nhóm tetracycline
Tetracycline được chiết xuất từ streptomyces aureofaciens năm 1948, dẫn
xuất đầu tiên được tìm thấy là chlortetracycline (aureomycin), 2 năm sau tìm được
oxytetracycline (tetramycin). Đến năm 1957 tổng hợp được tetracycline. Trong số
này, năm 1959 người ta chỉ đưa vào sử dụng loại demethylchlortetracycline trong
điều trị bệnh cho con người và cho động vật.
4
** Sự hấp thu, phân bố và thải trừ
Hấp thu: qua đường uống đạt được nồng độ hữu hiệu trong máu sau 2 - 4
giờ và giữ trong 6 giờ hay lâu hơn, đôi khi có thể kéo dài 24-30 giờ. Nếu cứ sau
6 giờ lại uống 250mg nồng độ thuốc trong máu đạt 1-3 µg/ml. Nếu dùng liều
500mg, nồng độ thuốc trong máu sẽ đạt 3-5µg/ml.
Sự phân bố thuốc trong cơ thể: hàm lượng thuốc trong các tổ chức có liên
quan rất lớn đến liều lượng sử dụng với tỷ lệ nước của các mô trong cơ thể.
Chúng phụ thuộc vào sự liên kết và biến đổi của protein huyết tương. Sau khi
được hấp thu được chuyển đến gan theo mật đổ xuống ruột non. Hàm lượng
thuốc trong gan, mật bao giờ cũng cao hơn trong máu ít nhất từ 5-10 lần. Thuốc
có chu kỳ máu-gan-mật-ruột-máu, nên được tồn tại lâu trong cơ thể. Thuốc được
dự trữ trong các tế bào lưới nội mô của gan, lách và xương sườn, gắn chặt vào
xương và men răng. Thuốc có ái lực với các mô đang trưởng thành, chuyển hoá
nhanh. Tan mạnh trong lipid, dễ thấm vào cơ, cơ tử cung, tiền liệt, thận.
Thải trừ: Phần lớn tetraxycline được thải trừ qua nước tiểu. Sự lọc thải
của thuốc phụ thuộc vào công năng của thận. Nếu dùng theo đường tiêm có
khoảng 20 -60% lượng thuốc được thải qua thận sau 24 giờ đầu có khoảng 20 -
50% liều uống cũng thải qua đường nước tiểu. Trong đó có khoảng 10-35%
lượng oxytetraxycline được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng còn họat tính sau
khi dùng thuốc ½ giờ đến 5 giờ còn chlotetraxycline nếu uống chỉ khoảng 10-
15% lượng thuốc được tìm thấy trong nước tiểu. Sự thải chlotetraxycline qua
thận chỉ khoảng 35% thấp hơn oxytetraxycline. Nếu tiêm tĩnh mạch, 60% lượng
thuốc được thải qua nước tiểu trong 12 giờ đầu. Tốc độ thải trừ của demethyl
chlotetracycline qua nước tiểu chậm hơn, thấp hơn, chậm hơn ½ so với
tetraxycline. Nếu uống, phần tetraxycline không được hấp thu sẽ thải trừ qua
đường tiêu hóa (theo phân) dưới dạng còn hoạt lực. Có khoảng 500-600µg
tetraxycline trong 1g phân. Đồng thời một lượng thuốc tiêm cũng được thải trừ
qua phân do thuốc có chu kỳ: máu-gan-mật-thận, rồi theo phân ra ngoài [3].
5
1.1.2. Khái niệm và phân loại Hormone
Hormone là một chất vận chuyển hoá học từ một tế bào này sang một tế bào
khác. Hormone được sinh ra từ tuyến nội tiết của loài động vật có xương sống, được
tiết trực tiếp vào mạch máu, dịch cơ thể và chuyển đến các tế bào đích.
Có nhiều loại hormone khác nhau, dựa vào cơ chế tác dụng người ta phân
loại hormone có cấu trúc protid, có phân tử lượng khoảng 10.000, không thể thâm
nhập được vào trong tế bào. Hormone có cấu trúc steroid, có phân tử nhỏ khoảng
300, thấm qua được màng tế bào thu nhận bằng quá trình vận chuyển tích cực, trong
số này có hormone sinh dục [18],[35],[83].
* Các hormone sinh dục và những hợp chất tác động giống với hormone sinh dục:
Các hormone sinh dục có tác dụng thúc đẩy sự đồng hoá, tích luỹ protein
và chất béo (testosterone tích luỹ nhiều protein, oestrogen tích luỹ nhiều chất
béo). Những Steroid đồng hoá như: diethylstilbestrol, desamethasol… làm tăng
trọng trên lợn nhanh hơn từ 15% - 20%, hiệu quả lợi dụng thức ăn tốt hơn từ
10% - 15%.
* Hormone sinh trưởng
Hormone sinh trưởng, còn được gọi là somatotropin đóng vai trò chủ chốt
trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Hormone này là sản phẩm của thùy trước
tuyến yên. Người ta cho rằng hormone sinh trưởng không có tác động trực tiếp lên
cơ và xương nhưng chúng là yếu tố sinh trưởng giống dạng insulin (Insulin-like
Growth Factor)(IGF) và đặc biệt hơn nữa là IGF-I có tác dụng tạo điều kiện cho sự
phát triển xương và cơ trên các động vật đang sinh trưởng [87].
1.1.3. Chăn nuôi lợn an toàn sinh học
Chăn nuôi lợn an toàn sinh học là các thực hành tốt của người chăn nuôi lợn
để đảm bảo cho lợn không tiếp xúc với mầm bệnh, do vậy giảm việc dùng kháng
sinh trong phòng và chữa bệnh, tạo ra các sản phẩm không có tồn dư. Nguyên tắc cơ
bản của an toàn sinh học có thể áp dụng cho cả mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ và mô
hình chăn nuôi lớn.
Những hoạt động và những thói quen tốt diễn ra hàng ngày trong quá trình
chăn nuôi như giữ đàn vật nuôi trong điều kiện tốt, trong môi trường được bảo vệ;
6
kiểm soát mọi thứ vào khu vực chăn nuôi. Lợn được nuôi dưỡng chăm sóc trong
điều kiện tốt sẽ có sức chống đỡ bệnh tật tốt hơn. Chuồng trại thường xuyên được
vệ sinh khử trùng tiêu độc, mật độ nuôi lợn phải hợp lý. Cung cấp đầy đủ thức ăn
nước uống sạch và đảm bảo chất lượng, định kỳ bổ sung các loại vitamin, khoáng
chất để nâng cao sức đề kháng cho con lợn. Tiêm phòng, tẩy giun sán định kỳ cho
lợn. Các trang trại chăn nuôi theo mô hình khép kín là mô hình an toàn sinh học
cao. Có hố sát trùng trước mỗi chuồng nuôi, có nơi thay trang phục cho công nhân
và những người có nhiệm vụ vào khu chăn nuôi. Thường xuyên theo dõi tình hình
chăn nuôi, phối hợp với thú y để nắm vững tình hình dịch bệnh của địa phương và
thực hiện nghiêm túc cam kết 5 không: Không thả rông, không mua bán lợn bệnh,
không ăn thịt lợn bệnh, không dấu dịch, không vứt xác lợn ra sông, ruộng. Tất cả
những người tiếp xúc với lợn bệnh phải có trang bị phòng hộ [8].
Việc thực hành của người chăn nuôi lợn: như sử dụng thức ăn, sử dụng an
toàn và hợp lý kháng sinh và thuốc tăng trọng (hormone) cho lợn đúng theo quy
định là một nội dung quan trọng trong chăn nuôi lợn an toàn sinh học có tác động
tốt đến sức khoẻ của cộng đồng.
1.1.4. Tồn dư kháng sinh và hormone trong cơ thể động vật
Khái niệm về tồn dư kháng sinh và hormone
Tồn dư đó là hiện tượng các chất hóa học, sinh học do con người sử dụng vì
những mục đích khác nhau trong chăn nuôi động vật, đã được chuyển hóa trong cơ
thể của con vật nhưng chưa đào thải hết gây tích lũy tại các mô, các phủ tạng. Hàm
lượng này được phân tích xuất hiện dưới dạng vết cho đến các giá trị vượt quá tiêu
chuẩn cho phép.
Có nhiều loại hormone được sử dụng trong chăn nuôi để giúp tăng trọng cho
con vật. Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung vào 2 loại hormone hướng
sinh dục, đó là hormone testoterone và estrogen bởi khi con người sử dụng thực
phẩm có tồn dư hai hormone này sẽ có thể làm rối loạn nội tiết [33].
Hormone testosteron
Hormone sau khi vào cơ thể vật nuôi qua đường ăn uống hoặc tiêm sẽ được
hấp thu vào máu. Trong máu 90% testosterone gắn với protein đặc hiệu của huyết
7
tương là SHBG hay TeBG (sex hormone binding globulin hoặc testosterone BG).
Được chuyển hoá và biến đổi qua gan và thải trừ qua thận. Hormone có tác dụng
làm tăng đồng hoá protid, giữ nitơ và các muối K+ , Na+, photphos … do vậy làm
phát triển cơ, xương, làm tăng cân vật nuôi [34].
Hormone ostrogen
Ostrogen có tác dụng lặp lại chu kỳ kinh nguyệt ở động vật đã cắt bỏ
buồng trứng. Hormone 17β-oestradiol, oestron (folliculin) và oetriol được buồng
trứng bài tiết là đều là dẫn chất 17β-oestradiol. Tác dụng của ostrogen là làm dày
niêm mạc tử cung, làm cho lớp biểu mô âm đạo dày lên sừng hoá rồi tróc ra làm
phát triển cơ quan sinh dục con vật cái. Nếu liều cao sẽ ức chế FSH tuyến yên
làm trứng không phát triển được và không bám được vào niêm mạc tử cung. Đối
với gia súc giống đực nếu liều cao trong máu làm teo tinh hoàn, làm ngừng tạo
tinh trùng. Hormone này gây giữ nước và Natri làm cho màu da con vật căng
bóng đẹp, vì có tác dụng đồng hoá protein làm tăng canxi máu… phát triển cơ
xương, làm cho con vật lớn nhanh.
Các hormone này hấp thu vào máu được chuyển hoá qua gan thải trừ qua
thận. Quá trình sử dụng lâu dài cho vật nuôi cũng gây nên hiện tượng tích luỹ tại
các mô.
1.1.5. Sử dụng kháng sinh và hormone trong chăn nuôi
Nhu cầu về sử dụng kháng sinh và hormone trong chăn nuôi động vật là rất
lớn. Kháng sinh được sử dụng làm chất kích thích sinh trưởng khi dùng với liều
lượng thấp 2,5 -50 ppm. Người ta sử dụng vì mục đích thâm canh trong chăn nuôi như
kiểm soát tác nhân lây nhiễm, làm tăng năng suất của vật nuôi đã được chứng minh là
có hiệu quả. Peter, H. and J. Heritage, (dẫn từ [24]) cho rằng các chất kháng sinh sử
dụng với mục đích kích thích sinh trưởng được dùng để “ giúp gia súc non tiêu hóa
thức ăn hiệu quả hơn, thu lợi tối đa và cho phép sản xuất ra những cá thể khỏe mạnh”,
do kháng sinh có khả năng kiểm soát quần thể vi khuẩn nhạy cảm trong đường ruột của
vật nuôi. Năng lượng khẩu phần ăn của lợn mất hơn 6% do hoạt động lên men của vi
khuẩn trong đường ruột (Jesen,1998), do đó nếu kiểm soát quần thể vi khuẩn trong
8
đường ruột tốt hơn thì có thể biến phần năng lượng mất đi thành năng lượng sinh
trưởng của vật nuôi. Thomke và Elwinger (1998) đưa ra giả thuyết: các cytokin phóng
thích ra trong quá trình phản ứng miễn dịch cũng có thể kích thích sự phóng thích các
hormone dị hóa, dẫn đến làm giảm mô cơ. Do đó, việc làm giảm các nguồn lây nhiễm
trong đường ruột sẽ làm tăng đáng kể khối lượng cơ bắp. Cơ chế tác động của việc
dùng chất kích thích sinh trưởng là cải thiện mức tăng trọng ngày từ 1 đến 10%, chất
lượng thịt tốt hơn, ít mỡ, protein nhiều hơn. Theo Prescott và Baggot (1993) cho rằng
đặc biệt là với các con vật nuôi ốm yếu, hoặc nuôi nhốt trong điều kiện chật hẹp và
kém vệ sinh thì hiệu quả của sử dụng chất kháng sinh rõ rệt hơn nhiều.
Ngoài việc sử dụng kháng sinh, người ta còn sử dụng loại hormone khác nhau
trong chăn nuôi như các hormone hướng sinh dục, các hormone kháng tuyến giáp
Các nghiên cứu về chuyển hoá hormone trong cơ thể vật nuôi đã cho thấy hormone
kháng tuyến giáp có tác động lên chất lượng thịt rất lớn như làm tăng khối lượng con
vật, chủ yếu là tăng trọng lượng của các phủ tạng và tăng tỷ lệ nước trong thịt [68].
1.1.6. Những tác hại của tồn dư kháng sinh, hormone
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tồn dư kháng sinh: có thể do ý thức, trình độ
hiểu biết của người chăn nuôi về sử dụng thuốc trong đó ý thức, thái độ của con
người chiếm khoảng 18% các trường hợp kháng sinh tồn dư trong thực phẩm
(Phùng Quốc Chướng, 2005) [4].
* Ảnh hưởng đến chất lượng thịt
Lượng tồn dư kháng sinh trong thực phẩm vượt mức cho phép vừa ảnh
hưởng đến giá trị cảm quan của món ăn như: thịt có màu nhạt, có đọng nước, mùi
thịt không thơm. Nếu hàm lượng thuốc kháng sinh tồn dư vượt tiêu chuẩn cho phép
nhiều lần, khi nấu thịt sẽ có mùi của thuốc kháng sinh. Các sản phẩm thịt có tồn dư
hormone steroid có biến đổi chất lượng thịt như: tỷ lệ mỡ bị giảm đi, tính mềm và tính
giữ nước bị biến đổi. Các hormone glucocorticoide tác động lên chất lượng của thịt làm
cho thịt mềm, đồng thời làm biến đổi màu của thịt tươi hơn, đáp ứng được sở thích của
một số người tiêu dùng. Những ảnh hưởng này có thể là gián tiếp đối với sức khoẻ
con người, nhưng đây là nguy cơ có hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng nếu như
thường xuyên ăn các loại thịt này [23].
9
* Kháng kháng sinh
Khi con người sử dụng thịt có tồn dư kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng về lâu
dài. Một số hậu quả muộn hơn như là: tạo ra những vi sinh vật kháng thuốc
[55],[81] như chúng ta đã biết, các kháng sinh và các tác nhân kháng khuẩn là
những thuốc thiết yếu đối với việc điều trị các bệnh nhiễm vi khuẩn trên người và
trên gia súc. Khi sử dụng các chất có hoạt tính kháng khuẩn kéo dài có thể gây ra sự
kháng thuốc chọn lọc đối với từng loại vi sinh vật gây bệnh [96].
Một số kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi cũng được sử dụng để chữa trị
bệnh cho con người. Theo Peter Hughes và Johnn Heritage (2008) (dẫn từ [24]): có
khoảng 60% kháng sinh đã dùng để chữa trị cho người, 40% kháng sinh được sử
dụng làm chất kích thích sinh trưởng và để chữa trị bệnh cho gia súc. Người ta đã
chứng minh được sự kháng thuốc của vi khuẩn đối với kháng sinh. Một số vi khuẩn
có sự chọn lọc kháng thuốc chéo với các kháng sinh dùng để chữa bệnh cho con
người. Nguyên nhân kháng thuốc của vi khuẩn đối với kháng sinh có thể do đột
biến nhiễm sắc thể, do nhập đoạn gen mới chứa các plasmide qui định tính kháng
thuốc [55],[63],[70]. Khi điều trị cho các ca bệnh bằng những kháng sinh đã kháng
thuốc đã gây tốn kém về mặt kinh tế, như các chủng Salmonella, Camylobacter, cầu
khuẩn đường ruột và E.coli hiện nay đã kháng nhiều loại thuốc kháng sinh
[25],[76], [77]. Kháng kháng sinh sẽ làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật
nuôi, tạo ra con giống yếu ớt, không sống được khi không có kháng sinh. Người ta
đã tìm thấy nhiều chủng vi khuẩn đường ruột cũng như Salmonella typhimurium phân
lập được từ năm 1972-1980 ở Cộng hoà liên bang Đức mang các plasmide kháng
kháng sinh. Những vi khuẩn có chứa các plasmid kháng kháng sinh khi xuất hiện ở
người và động vật, do có sự đột biến diễn ra trên đoạn gen Gyr A và Gyr B trong cấu
trúc của phân tử AND tạo nên sự kháng lại kháng sinh Quinolone (Heisig P, Y
Grracer, E. Halle, B. Kratz và cộng sự, 1993).(dẫn từ [12])
Gassner và Wuethrich (1994) đã phát hiện sự hiện diện của chất
chloramphenicol tồn dư trong các sản phẩm thịt với việc không thể chữa trị được
bệnh thiếu máu không tái tạo ở người. Do vậy, ở Mỹ mới cấm sử dụng
10
chloramphenicol khoảng 10 năm gần đây, còn EU đã cấm sử dụng
chloramphenicol làm chất kích thích sinh trưởng từ năm 1994 (dẫn từ [77],[80]).
Tình trạng phổ biến của vi khuẩn kháng kháng sinh ở Việt Nam đang ở mức
độ báo động. Ngoài nguyên nhân của việc sử dụng kháng sinh một cách rộng rãi
trong điều trị y học, nhóm nghiên cứu GARP- Việt Nam (2010) [25] đã nhấn mạnh
đến ý nghĩa của việc sử dụng kháng sinh trên động vật ngày một rộng rãi mà chưa
bị phát hiện về vai trò đối với các căn nguyên gây bệnh ở trên người. Thực trạng
này đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về y tế và kinh tế của mỗi quốc gia. Theo
kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy ở bệnh viện Bạch Mai, tỉ lệ E.coli
kháng kháng sinh tăng từ 18% năm 2005 đến 42% năm 2008; cho thấy mức độ
kháng kháng sinh tetracycline 88,6%, ciprofloxacine 82,3%. Theo thông báo của Vụ
điều trị, Bộ Y tế Việt Nam cho biết: tình trạng kháng kháng sinh hiện nay đang có
xu hướng tăng lên từ 30% đến 80%. Trong đó, sự kháng kháng sinh của phế cầu
Stalophycoccus pneumoniae với chloramphenicol ngày càng tăng từ 9,4% năm
2002 lên đến 35,6% năm 2004. Đối với vi khuẩn E.Coli gây bệnh tiêu chảy, viêm
phổi, nhiễm khuẩn huyết thì tỷ lệ kháng chloramphenicol là trên 50% [24],[93].
* Gây dị ứng ở trên người
Một số loại thịt có tồn dư kháng sinh gây ảnh hưởng ngay sau khi sử dụng:
gây nên phản ứng quá mẫn cảm với những người nhạy cảm kháng sinh, gây dị ứng
lâu dài khó xác định và chữa trị. Dayan A (1993) [65] cho thấy số người tiêu dùng
ăn thịt lợn còn tồn dư kháng sinh có tỷ lệ nhạy cảm với penicilline từ 10-70% do
trước đó có điều trị với thuốc này.
Berends B và cộng sự (2001) [59] khi đánh giá mối nguy hiểm của việc quản
lý kháng sinh trên động vật giết mổ đối với sức khoẻ của người tiêu dùng tại Hà Lan
cho thấy: nguy cơ gây hại của dư lượng tetracycline trong thịt lợn giết mổ gây nên
phản ứng dị ứng trên người tiêu dùng là 1/33.000.000 và các rối loạn của vi khuẩn
đường ruột là 1/45.000.000 (được ước tính ngẫu nhiên tối đa). Khi so sánh giữa hai
nguy cơ gây hại trên đối với sức khoẻ của con người, ông đã kết luận rằng: nguy cơ
của dư lượng tetracycline gây rối loạn vi khuẩn được ưu tiên chú trọng.
11
* Gây quái thai
Mặc dù đã biết được các đặc tính ưu việt của chloramphenicol trong điều trị
từ 35 - 45 năm về trước, nhưng hiện nay các nhà khoa học đã nhận thấy khi sử dụng
trong điều trị, đã phát hiện được gây suy tuỷ ở gia súc non, mất khả năng sản sinh
tinh trùng, ức chế sự phát triển của tế bào trứng…trên gia súc đang chửa gây quái
thai. Đặc biệt khi dùng thường xuyên cho động vật sẽ rất nguy hại do để lại tồn lưu
trong các sản phẩm dùng làm thức ăn cho người [88].
* Nguy cơ gây ung thư trên người
Một số kháng sinh và hoá dược có thể gây ung thư cho người tiêu thụ. Kháng
sinh olaquidox (thuộc nhóm carbadox) có tác dụng phòng bệnh tiêu chảy ở lợn con
và làm giảm một số bệnh khác và cũng đồng thời giúp chúng không bị giảm cân
trong lúc tách đàn nuôi. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy olaquidox gây
ung thư ở chuột trong phòng thí nghiệm. Đối với người ăn phải thịt còn tồn dư
olaquidox có thể gây ung thư da [72]. Do vậy, để phòng ngừa nguy cơ ung thư đối
với con người, khi dùng thịt lợn phải có thời gian ngừng dùng thuốc carbadox trước
giết mổ ít nhất trên 42 ngày để thịt không còn chứa chất tồn dư.
Những thực nghiệm cho ăn hoặc cấy dưới da gà trống, bê đực chất hormone
diethylstibestrol đã cho thấy giúp tăng trọng nhanh và tích luỹ nhiều mỡ trên con
vật. Những nghiên cứu thực nghiệm khác tiến hành trên chuột cũng cho thấy
diethylstibestrol gây ung thư [61]. Những nghiên cứu trên người của một số tác giả
cũng cho thấy thịt được sản xuất có chứa chất diethylstibestrol có liên quan đến một
số bệnh ung thư trên người. Cụ thể, nghiên cứu trên những người mẹ được điều trị
bằng hormone này trong thời gian có thai dẫn đến nguy cơ ung thư cơ quan sinh dục
bé gái với tỷ lệ rất cao. Những bằng chứng gây ung thư do trong sản phẩm đồ hộp
có chứa diethylstibestrol đã gây ung thư tại Italia. Những nghiên cứu khác, khi ăn
loại thịt có tồn dư diethylstibestrol, làm cho những bé gái dậy thì sớm và dễ dẫn đến
ung thư vú và các dạng ung thư khác [57]. Qua nghiên cứu thấy có tỷ lệ nhỏ phụ nữ
dùng bổ sung estrogen sau đó có phát triển ung thư vú hoặc ung thư dạ con, như vậy
estradiol có thể là một trong nhiều nhân tố phát triển ung thư. Để kiểm chứng những
12
giả thuyết trên, cơ quan nghiên cứu Quốc tế về ung thư (IARC) đã có nghiên cứu từ
những số liệu thực nghiệm và dịch tễ học cũng kết luận estradiol là chất gây ung thư
ở người. Do vậy, ngày nay đã cấm sử dụng loại hormone này cho dù dưới bất kỳ
hình thức nào.
* Rối loạn nội tiết
Đã có những nghiên cứu đánh giá về độc chất học của hormone tồn dư trong
thịt với nguy cơ làm biến đổi chức năng nội tiết, đặc biệt là chức năng sinh dục của
người tiêu dùng [61], [73]. Các nhà khoa học chỉ ra rằng dư lượng hormone trong
thịt, khi ăn vào có thể làm rối loạn cân bằng hormone trên người. Kết quả rối loạn
nội tiết do sử dụng hormone trong chăn nuôi gây tồn dư trên thịt được ghi nhận ở
Italy vào những năm 1980. Trong khoảng vài chục năm gần đây, tỷ lệ vô sinh chiếm
20% ở các cặp vợ chồng trong tuổi sinh sản. Các nguyên nhân vô sinh do nữ chiếm
40% các trường hợp, do nam 30% trường hợp, 20% là nguyên nhân cả hai vợ
chồng, 10 % các cặp vợ chồng không tìm thấy nguyên nhân vô sinh (dẫn từ [33]).
Một số nghiên cứu cho rằng khả năng sinh sản của nam giới cũng như ở nữ giới
chịu ảnh hưởng bởi thực phẩm và chất dinh dưỡng. Trong các năm 1992, đã có
những nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng hormone tồn dư trong thịt lợn có ảnh
hưởng đến khả năng sinh sản tinh trùng của nam giới.
Zhang Y, Wu Y (2002) [92] cho thấy: chất clenbuterol dùng trong chăn nuôi
làm tăng chuyển hoá chất béo hướng sang thịt nạc, khi người ăn thịt của những gia
súc còn tồn dư chất này gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ như làm rối loạn hệ thống
sinh sản và các rối loạn nội tiết tố.
* Tác động gây ngộ độc cấp tính
Mitchell GA, Dunnavan G (1998) (dẫn từ [51]) cho biết trong nghiên cứu sử
dụng thuốc beta-agoniste bất hợp pháp tại Mỹ đã gây ra triệu chứng của ngộ độc
cấp tính trên người sau khi ăn phải gan, kể cả thịt có nhiễm clenbuterol, một dạng
beta-agoniste, nhưng không có ca nào tử vong.
Brambilla G, Cenci T, Franconi F và cộng sự (2000) [60] nghiên cứu dược lý
lâm sàng của clenbuturol gây ngộ độc người tiêu dùng ở Italia cho thấy: clenbuterol
gây tích tụ trong gan của những con bò, gây ngộ độc 15 người sau khi ăn thịt bò
13
khoảng từ 0,5- 3 giờ có các triệu chứng như: khó thở, đánh trống ngực, đau đầu, gây
tăng đường huyết vừa phải và hạ kali máu, các dấu hiệu này biến mất sau 3-5 ngày.
* Tác động đến môi trường
Sử dụng hormone cho động vật cũng gây tác hại đến môi trường nước. Phân
của các loại gia súc còn dư lượng hormone được thải ra môi trường đất và nước đã
làm cho hệ sinh thái nước bị thay đổi, gây nên rối loạn sinh sản của cá. Các hợp
chất có chứa arsenic có tác dụng kích thích tăng trọng cho gà thịt và gà lôi, cũng
như chữa bệnh kiết lỵ trên lợn. Tuy nhiên, khi sử dụng hợp chất này trong thức ăn
chăn nuôi sẽ phân giải sinh ra chất arsen gây độc hại cho môi trường và là yếu tố
gây nên bệnh ung thư ở người [54],[74].
1.1.7. Các phương pháp phát hiện tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt và một
số sản phẩm từ thịt lợn
Thành phần hoá học của thịt lợn gồm 4 thành phần chính: nước, protein,
lipid, khoáng đã được nhiều tác giả nghiên cứu và công bố [47]. Trong thành phần
hoá học của thịt lợn không bao gồm các chất kháng sinh và hormone, nếu như trong
phân tích có xuất hiện các chất kháng sinh và hormone là có sự tồn dư.
Có nhiều phương pháp phát hiện dư lượng các chất kháng sinh trong thịt lợn
[30],[31],[32]. Phương pháp phổ biến nhất hiện nay thường được sử dụng là phương
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (high performance liquice chromatography- HPLC).
Phương pháp này xác định chất tồn dư ưu việt hơn các phương pháp khác là do có
độ nhạy với một giới hạn phát hiện thấp nhất của chất bị cấm. Phân tích HPLC có
độ tin cậy và chắc chắn không có dương tính giả và âm tính giả [29].
Theo G. Maghuin-Rogister và H.Brabander (2000) [51] có hàng loạt các chất
cần nghiên cứu, ở bước phát hiện sàng lọc người ta sử dụng phương pháp có thể
phát hiện nhiều chất tồn dư. Phương pháp này chỉ cần một phân tích có thể chứng
minh được sự có mặt của nhiều chất thuộc cùng họ thuốc. Phương pháp phát hiện
đặc hiệu chỉ có thể xác định một chất, không cho kết quả dương tính giả, dùng để
phát hiện các chất đặc biệt nguy hiểm cho sức khoẻ cộng đồng như: xác định dư
lượng kháng sinh chloramphenicol hay hormone đồng hoá diethylbestrol.
14
Các phương pháp được sử dụng không chỉ cho phép định tính mà còn định
lượng các chất tồn dư, do vậy có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra khái niệm
giới hạn tồn dư tối đa cho phép [66],[86].
Trên thế giới, hiện nay có một số phương pháp như: phương pháp miễn dịch
emzym (ELISA); Phương pháp vi sinh vật (test vi sinh vật học), phương pháp lý
hoá để xác định các chất tồn dư trong mô của động vật [7],[78]. Mỗi một phương
pháp có những ưu nhược điểm khác nhau nhưng hiện nay phương pháp phương
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (High performance liquice chromatography - HPLC)
đang được chú ý sử dụng, do ưu điểm có độ chính xác cao, phát hiện được hàm
lượng rất nhỏ các kháng sinh và hormone tồn dư trong thực phẩm [29],[62].
Phương pháp HPLC được bắt nguồn từ nhiều thí nghiệm phân tích thực vật
trên cột chứa một chất hấp phụ của nhà hóa học Tasvet năm 1903. Nguyên tắc cơ
bản của sự chia tách trong sắc ký là một pha động di chuyển qua một pha tĩnh và
kéo dài các chất tan trong hỗn hợp phân tích di chuyển theo với những tốc độ khác
nhau [29]. Hiện nay các phương pháp sắc ký cổ điển như là phương pháp sắc ký lớp
mỏng như Kieselguhr, Silicagel và Celluloza ít được sử dụng trong thực tế để phân
tích dư lượng kháng sinh và hormone vì độ nhạy thấp. Phương pháp sắc ký giấy có
một số ưu điểm so với sắc ký lỏng như sử dụng rất ít dung môi, thời gian phân tích
ngắn, hiệu lực tách cao thường dùng để phân tích các mẫu là sữa, mật ong và cá.
1.2. Nghiên cứu về tồn dư kháng sinh, hormone trong chăn nuôi trên thế giới
và Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Những năm 40 của thế kỷ XX khi mà kháng sinh được sử dụng rộng rãi để
chữa bệnh cho gia súc, người ta đã phát hiện ra rằng nếu đưa một lượng nhỏ kháng
sinh vào thức ăn gia súc gia cầm không những hạn chế được nhiều bệnh truyền
nhiễm mà còn làm cho con vật lớn nhanh, cho nhiều thịt và nhiều trứng. Sau đó
kháng sinh được dùng phổ biến trong chăn nuôi như trộn kháng sinh vào thức ăn gia
súc với liều lượng thích hợp nhằm kích thích tăng trưởng đối với gia súc còn non và
mang lại hiệu quả trong trường hợp thức ăn kém chất lượng, chuồng trại ẩm ướt,
mất vệ sinh và những vùng dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Ở những con vật đang
15
giai đoạn phát triển thì sử dụng kháng sinh làm chất kích thích sinh trưởng có hiệu quả
hơn con vật trưởng thành. Đối với các gia súc tiết sữa thì tác dụng của kháng sinh bài
tiết qua sữa gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa, không nên bổ xung vào thức ăn nếu
không vì mục đích chữa bệnh [9], [52].
Nhóm các nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu vấn đề kháng kháng sinh thuộc
Nethrthrope Committee được thành lập ở Vương quốc Anh vào năm 1960. Đến năm
1969, các nhà khoa học đã thông báo rằng không có mối nguy hiểm nào cho vật
nuôi và người khi dùng bổ sung kháng sinh thức ăn chăn nuôi cho lợn và gia cầm,
tuy nhiên có khuyến nghị cần phân loại kháng sinh thành các loại riêng: chất bổ
sung kháng sinh thức ăn chăn nuôi và kháng sinh chữa bệnh và đề nghị không xếp
chất bổ sung kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi vào loại thuốc dùng chữa bệnh cho
người và vật nuôi.
Năm 1970, cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) đã báo cáo
"việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi" và kết luận việc sử dụng này đã
tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn kháng thuốc, và vật nuôi có chứa vi khuẩn này
sẽ là nguồn cung cấp vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh gây khó khăn cho điều trị
bệnh ở người. Trung tâm Thuốc Thú Y (CMV) của Mỹ thuộc FDA đã bắt đầu
nghiên cứu sâu hơn về yêu cầu an toàn sinh học trong việc sử dụng chất bổ sung
kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi. Kết quả là năm 1977 quyết định cấm sử dụng
tetracycline và penicilline bổ sung thức ăn chăn nuôi dù là dùng đơn lẻ hay dùng
phối hợp với các thuốc khác đã được ban hành [71],[80].
Đã có những nghiên cứu tồn dư kháng sinh trong sản phẩm động vật như
Titiger và cộng sự năm 1975 xét nghiệm bằng phương pháp vi sinh vật tại lò mổ
Ontario và Saskatchewan kết quả cho thấy: có 4 mẫu thận bò dương tính trong tổng
số 1211 mẫu, chiếm tỷ lệ 0,33%; 5 mẫu thận lợn dương tính trong tổng số 611 mẫu,
chiếm tỷ lệ 0,81%, thận gà và thận cừu âm tính. Tuy nhiên khi kiểm tra nước tiểu,
tỷ lệ mẫu dương tính tăng lên 3,6% trong tổng số 2108 mẫu bò; 7,7% trong số 2409
mẫu lợn; 9,7% trong số 176 mẫu cừu. Ông đưa ra kết luận mức độ tồn dư kháng
sinh trong nước tiểu cao hơn trong thận [54].
16
Robert.C.Wilson (2002) [54] cho biết: năm 1971, Huber đã báo cáo tỷ lệ tồn
dư kháng sinh trong 4003 gia súc ở Mỹ như sau: có 27% trong 1381 con lợn, 9%
trong 580 con bò, 17% trong 788 con bê, 21% trong số 328 con cừu thương phẩm
và 20% trong số 926 con gà. Kháng sinh tìm thấy nhiều nhất là penicilline G,
tylosin, neomycin, chlotetracycline, oxytetracycline.
Việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng ở Cộng đồng châu Âu (EU) hạn hẹp
hơn. Loại oligosaccharide avilamycin được sử dụng ở các trại nuôi bò và nuôi lợn
còn flavophospholipol được sử dụng trong chăn nuôi bò, lợn và thỏ. Trong chăn
nuôi lợn, hệ số chuyển hoá thức ăn tăng khoảng 2,5%. Tỷ lệ chết do bệnh tiêu chảy,
so với các nước khác như Thuỵ Điển nước không dùng kháng khuẩn làm chất kích
thích sinh trưởng dưới 10-15%. Các nghiên cứu đầu tiên về việc sử dụng các chất
đồng hóa (hormone) như các chất kích thích sinh trưởng trên động vật vào năm
1939 (benzoate estradiol trên gia cầm). Ảnh hưởng kinh tế của các hormone là rất
lớn, việc sử dụng các hormone trong chăn nuôi bò đem lại một sự tăng lãi 17 đôla trên
một đầu đại gia súc, thực tế được sử dụng hợp pháp tại Mỹ. Tính chi tiết về mặt thương
mại thì đạt 100 đôla trên đầu gia súc (Hancock,1990). Ở châu Âu sự tăng lợi nhuận
cũng khoảng từ 10 đến 20% khi sử dụng chất này trong chăn nuôi động vật [524]).
Một số loại hormone sinh dục progesteron, testosteron, 17β-estradiol cũng đã
được dùng để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi với mục đích tăng trọng và nâng cao
hiệu quả của thức ăn. Trong những năm 50 - 60 trên thế giới đã nhận thấy ảnh
hưởng của sử dụng hormone đối với sức khoẻ con người như Thuỵ Điển, Anh,
Pháp, Scotland… vệ sinh an toàn thực phẩm có liên quan đến sức khoẻ cộng đồng
như: Hiện tượng đồng tính luyến ái tăng, giảm mật độ tinh trùng, tinh hoàn lệch, ẩn
ở trẻ em trai, và tuổi dậy thì ở bé gái sớm hơn. Trong một nghiên cứu điều tra trên
17.000 bé gái ở lứa tuổi 3 đến 12 tuổi cho thấy có 27,2% bé gái Mỹ da đen và 6,7%
bé gái Mỹ da trắng ở lứa tuổi 7 tuổi có hiện tượng vú to và mọc lông sớm ở cơ quan
sinh dục, hiện tượng dậy thì sớm đã khá phổ biến ở Mỹ (1997). Ngoài các hormone
sinh dục trên, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu về sự chuyển hoá của một số
loại hormone khác như trenbolon là một dạng hormone tổng hợp cũng cho thấy có