ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
&
KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG
Đề tài:KIỂM TOÁN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG
NHÀ MÁY NƯỚC HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM,
NÂNG CÔNG SUẤT TỪ 6.000M
3
LÊN 21.000M
3
GVHD : TSĐoàn Thị Ngọc Trai
Nhóm thực hiện : 4
Đà nẵng, tháng 11 năm 2013
2
BTN: Kiểm toán hoạt động
GVHD: T.S Đoàn Thị Ngọc Trai
DANH SÁCH NHÓM 4
ST
T
Họ và tên Lớp
1
Huỳnh Thị Mai Ly 35K15.
2
Thuyết trình
2 Đặng Thị Nhật Á 35K14
3 Hồ Thị Kiều Trang 35K14 Thuyết trình
4 Nguyễn Văn Mỹ 35K14
5 Trần Thị Hường 35K14
3
BTN: Kiểm toán hoạt động
GVHD: T.S Đoàn Thị Ngọc Trai
MỤC LỤC
Tên đề tài: Kiểm toán tiến độ thực hiện dự án Nhà máy nước Hội An, tỉnh
Quảng Nam, nâng công suất từ 6.000m
3
lên 21.000m
3
I. Tổng quan về đối tượng kiểm toán và lý do kiểm toán
1.1. Giới thiệu chung về dự án
1.1.1. Tên dự án
Dự án xây dựng nhà máy nước Hội An nâng cấp công suất từ 6.000m
3
lên
21.000m
3
1.1.2. Nguồn tài trợ
Vốn ODA của chính phủ Na Uy
1.1.3. Cơ quan chủ quản
UBND tỉnh Quảng Nam
a) Địa chỉ liên hệ : Số 62 Hùng Vương, Tp Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
b) Số điện thoại : 05103.852744
c) Fax : 05103.852748
1.1.4. Chủ dự án
Công ty Cổ phần cấp thoát nước Quảng Nam
a) Địa chỉ liên hệ : 86-88 – Phan Bội Châu –Tp. Tam Kỳ Quảng Nam
b) Số điện thoại : 05102.214072
c) Fax : 05103.944337
1.1.5. Tổng mức đầu tư dự án
11,564 triệu USD(tương đương 241,260 Tr.VNĐ) trong đó:
4
BTN: Kiểm toán hoạt động
GVHD: T.S Đoàn Thị Ngọc Trai
+ Vốn ODA Na Uy dự kiến : 5,633 triệu USD (tương đương 117.521 tr.VNĐ).
+ Vốn ngân sách địa phương : 1,396 triệu USD (tương đương 29.125 tr.VNĐ).
+ Vốn công ty tự đầu tư : 4,535 triệu USD (tương đương 94.614 tr.VNĐ).
1.1.6. Hình thức cung cấp nguồn vốn
Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của chính phủ Na Uy, vốn đối ứng của Việt Nam
và vốn công ty tự huy động .
+ Vốn tín dụng Na Uy (48,71%) tài trợ không bao gồm thuế VAT cho dịch vụ
xây lắp và vật tư thiết bị phần tuyến ống truyền tải và phân phối nước sạch cấp
I, mạng ống cấp II và cấp III và tuyến ống nước thô.
+ Vốn ngân sách địa phương (12,07%) cho các công việc : Công việc chuẩn bị
đầu tư, tái định cư, vốn xây lắp bao gồm cả thuế, các chi phí tư vấn và chi phí
khác
+ Vốn do doanh nghiệp tự huy động (39,22%) cho dịch vụ xây lắp và vật tư thiết
bị phần xây dựng nhà máy nước Hội An, và trạm bơm nước thô, Vốn xây lắp
bao gồm cả thuế và dự phòng phí.
1.1.7. Mục tiêu của dự án
+ Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong khu vực dự án.
+ Phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
+ Thu hút kêu gọi đầu tư.
1.1.8. Về thể chế
Dự án Mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Hội An – Tỉnh Quảng Nam
với nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng KFW thông qua khoản viện trợ của chính
phủ Na Uy.
Theo nội dung của hiệp định tín dụng phát triển giữa chính phủ Việt Nam và
chính phủ Na Uy, các địa phương thực hiện chương trình cấp nước từ nguồn vốn
tín dụng của Na Uy phải được thực hiện thông qua một tổ chức doanh nghiệp là
Công ty Cấp nước của tỉnh dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh.
Trên tinh thần đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã giao cho công ty Cổ phần cấp
thoát nước Quảng Nam trực tiếp quản lý dự án đầu tư nâng cấp và mở rộng hệ
thống cấp nước thành phố Hội An với nhiệm vụ như sau:
- Khai thác, xử lý và phân phối nước sạch
- Xây lắp các công trình hạ tầng kỹ thuật ngành cấp thoát nước
- Khảo sát, lập dự án và tư vấn thiết kế ; Giám sát thi công các công trình hạ tầng kỹ
thuật ngành cấp thoát nước và Vệ sinh Môi trường
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngành cấp thoát
nước và vệ sinh Môi trường
- Tiếp tục quản lý và vận hành Hệ thống cấp nước sau khi dự án hoàn thành.
5
BTN: Kiểm toán hoạt động
GVHD: T.S Đoàn Thị Ngọc Trai
Hiện tại Sơ đồ tổ chức của Công ty như sau :
Hình 1.1.Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam
Tổng Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm quản lý chung Công ty cổ phần
Cấp thoát nước Quảng Nam (QNWDS.Co) và các hoạt động kinh doanh, hai Phó
Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm đối với hệ thống cấp nước và dịch vụ thoát
nước, Ban Quản lý Dự án phụ trách lĩnh vực xây dựng.
Các doanh nghiệp trực thuộc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam
Toàn bộ hệ thống cấp nước và dịch vụ thoát nước trong phạm vi toàn tỉnh
Quảng Nam được vận hành bởi Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam
(QNWDS.Co). Hệ thống cấp nước và bộ phận thoát nước của Công ty cổ phần
Cấp thoát nước Quảng Nam (QNWDS.Co) bao gồm 7 xí nghiệp cấp nước (và
thoát nước), chịu trách nhiệm sản xuất nước uống và cấp nước trong các khu vực
dịch vụ của mình.
Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động lập
kế hoạch và báo cáo cho công ty và quản lý chất lượng kỹ thuật các công trình
xây dựng. Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật chịu trách nhiệm xem xét các kế hoạch do
các phòng ban khác trình và xây dựng các kế hoạch hàng năm cho toàn bộ công
ty, chịu trách nhiệm tổng hợp và cập nhật các dữ liệu thực hiện công việc của
6
BTN: Kiểm toán hoạt động
GVHD: T.S Đoàn Thị Ngọc Trai
công ty trong các báo cáo hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Ngoài ra, phòng
còn chịu trách nhiệm giám sát các quy trình sản xuất và quản lý việc tổ chức thực
hiện các công trình xây dựng, kiểm tra các hoạt động sản xuất và đề xuất phương
pháp mới cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phòng Tổ chức - Hành chính: chịu trách nhiệm quản lý nhân sự và hỗ trợ
ban Giám đốc Công ty các vấn đề liên quan tới nhân sự và tổ chức, xây dựng các
kế hoạch nhân sự, đề xuất tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban. Phòng Tổ
chức - Hành chính chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động đào tạo, chăm sóc sức
khỏe, an toàn lao động, các vấn đề vệ sinh và an ninh, hỗ trợ Giám đốc Công ty
trong việc áp dụng những chính sách và quy định của Nhà nước, đồng thời hỗ trợ
trong các công tác tính toán tiền lương.
Phòng Kế toán: chịu trách nhiệm đối với quản lý chung các hoạt động tài
chính và kế toán của công ty.
Ban Quản lý Dự án (PMU)
Ban Quản lý Dự án (PMU) trực thuộc Công ty cổ phần Cấp thoát nước
Quảng Nam (QNWDS.Co) chịu trách nhiệm chuẩn bị, quản lý và thực hiện các
dự án cấp nước, thoát nước và nhà ở.
Ban Quản lý Dự án (PMU) có 14 lao động: 10 kỹ sư và 4 lao động có trình
độ cao đẳng. Ông Kiểm, Phó Giám đốc Công ty Công ty cổ phần Cấp thoát nước
Quảng Nam là Giám đốc Ban Quản lý Dự án (PMU). Ông Kiểm có hơn 25 năm
kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cấp thoát nước.
Ban Quản lý Dự án (PMU) bao gồm các bộ phận sau:
Bộ phận kế toán và hành chính
Bộ phận kế hoạch – kỹ thuật
Bộ phận đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư
Ban Quản lý Dự án (PMU) hiện chịu trách nhiệm quản lý các dự án sau
Tổng Giám đốc Công ty và Phó Tổng Giám đốc Công ty đều có trình độ đại học
chuyên ngành xây dựng và kế toán trưởng có trình độ đại học chuyên ngành kế
toán. Các cán bộ công nhân viên khác có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
1.1.9. Vai trò của các nhà thầu
Để thực hiện các công việc của dự án thì ngoài vai trò của PMU, các cơ quan quản
lý ban ngành khác, các nhà thầu thực hiện các công việc của dự án có một vai trò
quan trọng, có ý nghĩa then chốt đến chất lượng và tiến độ của dự án. Theo từng
giai đoạn, các nhà thầu và vai trò của họ được thể hiện như sau:
Nhà thầu tư vấn chuẩn bị đầu tư: Cung cấp các dịch vụ về kỹ thuật, nhân lực để
thực hiện các công việc khảo sát xây dựng, khảo sát KTXH, lập báo cáo đền bù
7
BTN: Kiểm toán hoạt động
GVHD: T.S Đoàn Thị Ngọc Trai
tái định cư, đánh giá môi trường, lập dự án đầu tư, lập hồ sơ mời thầu, thiết kế cơ
sở cho dự án trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây là một khâu rất quan
trọng trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Vai trò và tính chất công việc của
Nhà thầu này có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của công trình, đến tiến độ
của dự án, ảnh hưởng đến hiệu quả về kinh tế-kỹ thuật, tài chính-xã hội mà dự án
mang lại.
Nhà thầu thiết kế-thi công công trình: Đây là nhà thầu được lựa chọn thông qua
việc đấu thầu rộng rãi; Nhà thầu này đảm bảo thực hiện 02 nhiệm vụ chính (i)
Cung cấp các dịch vụ về kỹ thuật và nhân sự để thực hiện các công tác khảo sát,
thiết kế chi tiết các hạng mục của công trình theo hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án
đầu tư đã được phê duyệt; Cung cấp, lắp đặt, xây dựng các hạng mục công trình
theo hồ sơ thiết kế chi tiết được PMU phê duyệt. Vai trò của Nhà thầu này cũng
rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thi công công trình, đến tuổi
thọ, độ bền, mỹ thuật và kỹ thuật của công trình.
Nhà thầu giám sát thi công: Cung cấp nhân sự thực hiện công tác giám sát thi công
công tác xây dựng của nhà thầu xây lắp. Đây là một công việc quan trọng, mang
tính chất khách quan trong công tác theo dõi chất lượng của nhà thầu xây lắp. Nhà
thầu này thay mặt cho PMU thực hiện các công việc kiểm tra, đánh giá, giám sát
công tác thi công trên công trường. Nhà thầu này đảm bảo rằng các công trình
được thi công đóng với thiết kế, đảm bảo an toàn lao động, tuân thủ các quy định
của pháp luật cũng như các quy định, quy phạm về xây dựng.
1.2. Lý do kiểm toán
Dự án nâng cấp và mở rộng nhà máy nước Hội An thuộc chương trình tín
dụng Na-Uy được chuẩn bị đầu tư từ năm 2005 và khởi công từ cuối năm 2007
nhưng đến năm 2009 thì ngừng thi công, ban quản lý công ty yêu cầu kiểm toán
nội bộ công ty kiểm toán để tìm nguyên nhân.
II. Lập kế hoạch kiểm toán
2.1 . Mục tiêu kiểm toán
Kiểm tra tiến độ dự án, tìm hiểu nguyên nhân tiến độ dự án bị chậm trễ.
Kiểm tra chất lượng các thành phần dựán đã hoàn thành.
Đưa ra ý kiến cho nhà quản lý dự án.
2.2 . Đối tương kiểm toán
Tiến độ và các thành phần đã hoàn thành của dự án nhà máy nước Hội An, tỉnh
Quảng Nam, nâng công suất từ 6.000m
3
lên 21.000m
3
.
2.3 . Thu thập thông tin
Hồ sơ chất lượng công trình: hồ sơ chất lượng về khảo sát, thiết kế, thi công.
Tìm hiểu thông tin thị trường về giá cả và những biến động giá cả.
Các biên bản nghiệm thu các hạng mục công trình đã hoàn thành.
8
BTN: Kiểm toán hoạt động
GVHD: T.S Đoàn Thị Ngọc Trai
Bản vẽ hoàn công, báo cáo kết quả thực hiện các hạng mục công trình đã hoàn
thành.
Phỏng vấn đơn vị giám sát thi công, ban quản lý dự án công ty…
• Điểm cần lưu ý:
Dự án được xây dựng và thiết lập tuân theo các luật định, quy định của nhà nước:
+ Luật xây dựng số 16/2003/QH đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
thông qua ngày 26/11/2003.
+ Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng.
+ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942-1995 đối với chất lượng nước - Tiêu chuẩn
chất lượng nước mặt.
+ QCVN 08:2008 ngày 31 tháng 12 năm 2008 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước mặt.
+ Tiêu chuẩn TCXDVN - 33:2006, Tiêu chuẩn cấp nước, mạng lưới đường ống
và công trình.
+ Tiêu chuẩn TCXD 233-1999 tiêu chuẩn chất lượng nguồn cấp nước thô.
Đối với các hạng mục đã hoàn thành, và tiến hành nghiệm thu yêu cầu phải có
bản vẽ hoàn công đính kèm với bản vẽ thiết kế tương ứng, biên bản nghiệm thu,
và có chữ ký xác nhận của các bên liên quan xác nhận hạng mục công trình
nghiệm thu là đã phù hợp với bản vẽ thiết kế.
Quá trình giám sát thi công được thực hiện bởi Nhà thầu giám sát thi công dưới
sự giám sát của Ban quản lý dự án công ty.
Theo thông tin thu thập được từ BQL dự án và đơn vị giám sát thi công hạng mục
tuyến ống nước thô đã hoàn thành tuy nhiên hạng mục này bị chậm tiến độ 4
tháng so với tiến độ dự án đã đề xuất.
2.4 . Chương trình kiểm toán
Số giờ Ngày Người thực hiện
1. Tìm hiểu dự án
a, Thông tin chung về dự án
- Tên dự án, chủ đầu tư, nguồn vốn
tài trợ, mục tiêu…
7 22/10-24/10 Mai Ly
- Các văn bản pháp lý liên quan đến
dự án, văn bản luật xây dựng
10 25/10
Mai Ly, Á, Mỹ,
Trang
- Kiểm tra tính tuân thủ của dự án 20 28/10 Mai Ly, Hường
b, Thông tin về ban quản lý dự án
- Chức năng và hoạt động 8 20/10, 22/10 Trang
Cộng phần 1 45
2. Tìm hiểu nguyên nhân tiến độ
dự án bị chậm trễ
- Tìm hiểu thông tin thị trường về
giá cả, các chỉ số liên quan
6 25/10 Mai Ly
9
BTN: Kiểm toán hoạt động
GVHD: T.S Đoàn Thị Ngọc Trai
- Phân tích chi phí nguyên vật liệu
xây dựng, nhân công thực tế nhà thầu đề
xuất so sánh với thông tin thị trường
8 26/10, 27/10 Mai Ly, Á
- Đánh giá, kết luận 30 27/10- 31/10 Á
Cộng phần 2 44
3. Kiểm tra chất lượng hạng mục
đường ống
a, Thu thập các văn bản pháp lý, các báo
cáo nghiệm thu công trình, bản vẽ thiết
kế, báo cáo tiến độ công trình
3 22/10 Mai Ly, Á
b, Kiểm tra bản vẽ thiết kế với bản vẽ
hoàn công và các văn bản liên quan
24 22/10- 25/10 Mỹ, Trang
c, Phỏng vấn ban quản lý dự án, nhà thầu
thi công
7 26/10-27/10 Mai Ly
c, Kết quả, đánh giá 3 25/10 Mỹ
Cộng phần 3 37
4. Kiểm tra lại kết quả giai đoạn
thực hiện kiểm toán
20 29/10-1/11 Hường, Mỹ
5. Phát triển các kiến nghị, đề xuất 10 3/11
Tất cả các thành
viên
6. Viết báo cáo 20 2/11 Mai Ly
Tổng thời gian thực hiện công việc
trong chương trình kiểm toán
176
7. Chuẩn bị chương trình kiểm toán 20 26/10- 28/10
Tất cả các thành
viên
8. Duy trì kiểm soát chương trình
kiểm toán
50
Đang tiếp
diễn
Mai Ly, Á, Trang,
Mỹ
TỔNG NGÂN SÁCH DỰ THẢO 246
2.5 . Thực hiện kiểm toán
2.5.1 . Mục tiêu giai đoạn thực hiện kiểm toán
- Kiểm tra tính tuân thủ:
+ Kiểm tra thi công có đúng theo bản vẽ thiết kế hay không ?
+ Kiểm tra bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu công trình so sánh đối chiếu
với bản vẽ thiết kế kỹ thuật, có chữ ký xác nhận của các bên liên quan không?
- Kiểm tra tiến độ của dự án?
+ Tìm hiểu nguyên nhân dự án chậm tiến độ? Cụ thể:
• Phỏng vấn đơn vị thi công?
• Tìm hiểu thông tin thị trường?
• Phân tích chi phí?
2.5.2 . Các kỹ thuật thực hiện kiểm toán
a) Thử nghiệm kiểm soát
Thử Mục Thủ Bằng
10
BTN: Kiểm toán hoạt động
GVHD: T.S Đoàn Thị Ngọc Trai
nghiệm tiêu
tục
thực
hiện
chứng
thu
thập
Kiểm tra
biên bản
nghiệm
thu công
trình có
xác nhận
của các
bên liên
quan
không
Hạng
mục
công
trình
hoàn
thành
phải
có
biên
bản
nghiệ
m thu
Kiểm
tra
biên
bản
nghiệ
m thu
hạng
mục
tuyến
ống
Biên
bản
nghiệm
thu có
đầy đủ
chữ ký
xác
nhận
của các
bên liên
quan
Bản vẽ
hoàn công
có được
đánh dấu
đã đối
chiếu và
đính kèm
với bản vẽ
thiết kế
tương ứng
không
Hạng
mục
hoàn
thành
phải
đảm
bảo
đúng
với
bản vẽ
thiết
kế
Kiểm
tra tài
liệu
Bản vẽ
hoàn
công đã
có được
đối
chiếu
với bản
vẽ thiết
kế
b) Phỏng vấn:
Việc phỏng vấn ở giai đoạn thực hiện kiểm toán được thực hiện mở rộng hơn giai
đoạn lập kế hoạch kiểm toán nhằm tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề.
Mục tiêu cần đạt được:
Phải thu được thông tin để so sánh giữa thực tế và những thông tin mà ta đã
thu thập trong giai đoạn lập kế hoạch.
Thu thập ý kiến cá nhân của người trong cuộc nhằm phát hiện vấn đề không
trình bày trong tài liệu.
Lịch trình phỏng vấn:
- Đối tượng phỏng vấn: Trưởng ban Quản lý dự án, Trưởng đơn vị tư vấn giám sát
thi công,
- Thời gian phỏng vấn: Buổi sáng ngày 29/10/2013, mỗi đối tượng phỏng vấn trong
khoảng 10 phút.
- Địa điểm phỏng vấn:
11
BTN: Kiểm toán hoạt động
GVHD: T.S Đoàn Thị Ngọc Trai
o Đối với Trưởng ban Quản lý dự án Công ty: phỏng vấn văn phòng Ban
quản lý
o Đối với Trưởng đơn vị tư vấn giám sát: phỏng vấn qua điện thoại.
Bảng câu hỏi phỏng vấn cho từng đối tượng
Đây là những câu hỏi căn bản, trong quá trình phỏng vấn có thể mở rộng thêm tùy
vào từng tình huống cụ thể và từng đối tượng được phỏng vấn.
• Câu hỏi phỏng vấn: Trưởng Ban quản lý dự án
Câu hỏi Thông tin thu thập
1. Ban quản lý dự áncó bao nhiêu
nhân viên làm việc? Nhiệm vụ
của BQL dự án là gì? Các bộ
phận của BQL dự án? Trình độ
chuyên môn cũng như kinh
nghiệm trong việc quản lý dự án
của các nhân viên trong BQL?
2. Có bố trí nhân sự giám sát thi
công công trình không? Công tác
bố trí nhân sự cho công tác giám
sát thi công trình?
3. BQL dự án có tham gia công tác
nghiệm thu công trình không?
Nếu có hãy cho biết những bên
tham gia trong công tác nghiệm
thu công trình và những văn bản
cần thiết?
4. Nguyên nhân công trình bị tạm
1. Ban quản lý dự án: là đơn vị trực thuộc chủ
dự án. Thay mặt cho chủ dự án, thực hiện
tất cả các công việc về dự án như: lập, trình
dự án, thực hiện các công tác khảo sát, đền
bù, tái định cư, lập và trình hồ sơ thầu, đánh
giá hồ sơ dự thầu, giám sát đơn vị tư vấn
giám sát.
- Ban Quản lý Dự án bao gồm các bộ phận
sau: Bộ phận kế toán và hành chính, Bộ
phận kế hoạch – kỹ thuật, Bộ phận đền bù
giải phóng mặt bằng và tái định cư.
- Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý
Ban Quản lý Dự án có 14 lao động: 10 kỹ
sư và 4 lao động có trình độ cao đẳng đã có
kinh nghiệm quản lý dự án có sử dụng vốn
ODA như Dự án cấp nước và vệ sinh môi
trường 3 thị trấn Vĩnh Điện- Nam Phước-
Hà Lam.
2. BQL sẽ đột xuất kiểm tra việc giám sát
công trình của đơn vị tư vấn giám sát 3
lần/tháng, vào những thời gian không nhất
định để đảm bảo tính khách quan, còn việc
giám sát dự án trực tiếp do đơn vị tư vấn
giám sát thi công chịu trách nhiệm.
3. BQL tham gia vào công tác nghiệm thu
công trình, cùng với sự có mặt của bên liên
quan là đại diện đơn vị thi công, tư vấn thiết
kế và tư vấn giám sát.
Các văn bản khi nghiệm thu công trình là:
biên bản nghiệm thu công trình có chữ ký
xác nhận của đại diện các bên liên quan,bản
vẽ hoàn công, ….
4. Chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
12
BTN: Kiểm toán hoạt động
GVHD: T.S Đoàn Thị Ngọc Trai
ngưng là gì?
5. Lý do quá trình giải ngân bị
vướng mắc?
thế giới, kinh tế VN cũng bị tác động, giá cả
nguyên vật liệu tăng nhanh, lương nhân
công tăng do chính sách Nhà nước và gặp
vướng mắc trong quy trình giải ngân.
5. Do lạm phát gia tăng, chính sách tín dụng
của nhà tài trợ bị ảnh hưởng do sự thay đổi
ngân hàng cho vay tín dụng.
• Câu hỏi phỏng vấn: Trưởng ban tư vấn giám sát
Câu hỏi
1. Công việc của Ban tư vấn giám sát trong dự án xây dựng nhà máy nước Hội An?
2. Có tham gia công tác nghiệm thu công trình không? Nếu có hãy cho biết những bên tham gia trong công tác nghiệm thu công trình và những văn bản cần thiết?
3. Có xảy ra chậm tiến độ không? Nguyên nhân?
c) Phân tích chi phí
STT Hạng mục Chi phí dự toán
Chi phí đề nghị
điều chỉnh
CL CP điều chỉnh so với
CP ban đầu
1
Chi phí xây dựng
nước thô (trừ thiết bị)
15.359.515.551 21.105.399.886 5.745.884.335 37,41%
2
Chi phí xây dựng trạm
xử lý (trừ thiết bị)
100.416.441.059 137.992.680.336
37.576.239.27
7
37,42%
3
Chi phí xây dựng
tuyến ống
40.068.959.778 53.398.836.930
13.329.877.15
2
33,27%
4 Chi phí thiết bị 32.554.713.282 41.849.563.841 9.294.850.559 28,55%
5
Chi phí đền bù giải
phóng mặt bằng
10.868.000.000 10.868.000.000 0 0
6 Chi phí quản lý dự án 15.082.898.702 21.263.337.453 6.180.438.751 40,98%
7
Chi phí tư vấn đầu tư
xây dựng
10.327.185.000 12.047.862.145 1.720.677.145 16,66%
8 Tổng 224.677.713.372 298.525.680.591
73.847.967.21
8
32,87%
13
BTN: Kiểm toán hoạt động
GVHD: T.S Đoàn Thị Ngọc Trai
Qua thủ tục phân tích nhóm KTV có những nhận định sau: Chi phí dự toán lập điều
chỉnh tăng 32,87% so với chi phí ban đầu. Nhóm KTV đi xác định nguyên nhân dẫn đến
chi phí tăng phải lập dự toán điều chỉnh:
+ Theo tài liệu thu thập về tình hình kinh tế giai đoạn năm 2007-2009 qua nghiên cứu
tài liệu và phân tích nhóm nhận thấy trong năm 2008 giá cả toàn bộ vật tư thiết bị,
nhiên liệu trong xây dựng đã tăng đột biến so với năm 2007 lên trên 2 lần. Căn cứ
nhóm sử dụng làm chỉ tiêu so sánh đánh giá :Công văn số: 164/TTg-CN ngày
29/01/2008 và văn bản số 546/TTg-KTN ngày 14/4/2008 về điều chỉnh giá nguyên
liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng và hợp đồng xây dựng.
+ Cùng với đó, do sự thay đổi trong chính sách của chính phủ về mức lương tối thiểu
căn cứ theo giá cả thị trường đầu năm 2010 và mức lương tối thiểu mới được áp
dụng từ ngày 01/10/2010 theo nghị định số 97/2009/ NĐ-CP của Chính phủ ngày
30/10/2009 thì giá nhân công cũng tăng lên 2,4 lần, làm cho chi phí công trình tăng
lên đáng kể cụ thể:
Năm 2005 Năm 2009 Năm 2010
Mức lương vùng 1 620.000 800.000 980.000
Mức lương vùng 2 580.000 740.000 880.000
Mức lương vùng 3 540.000 690.000 810.000
Mức lương vùng 4 450.000 650.000 730.000
+ Ngoài ra, theo kế hoạch quy hoạch tổng thể thành phố Hội An, nhà máy nước Hội
An nằm trong diện quy hoạch do đó vị trí cũ sẽ không đảm bảo tính bền vững, nên
địa điểm xây dựng nhà máy có sự thay đổi so với ban đầu. Nhóm KTV tiến hành
phân tích để lựa chọn vị trí mới cho nhà máy:
Để chọn vị trí đặt trạm xử lý phải có sự so sánh theo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật
và phải dựa vào các nguyên tắc sau:
Vị trí khu đất đặt trạm xử lý phải phù hợp với quy hoạch chung của đô thị. Phải
đảm bảo việc liên hệ dễ dàng, thuận tiện cho quản lý chung của đô thị.
Có khả năng phát triển trong tương lai, để xây dựng thêm các công trình khi
nhà máy nâng công suất.
Khu đất xây dựng nhà máy, phải nằm ở nơi cao ráo, không bị ngập lụt hay lún
sụt. Đảm bảo sự làm việc bền vững của các công trình trong trạm xử lý nước.
Có địa hình thuận tiện cho việc bố trí cao trình trạm xử lý, tránh đào, đắp nhiều.
Đảm bảo diện tích để bố trí các công trình phụ trợ,
Đảm bảo điều kiện vệ sinh tốt, tiện cho việc tổ chức bảo vệ vệ sinh nguồn nước
và trạm xử lý nước. Trạm xử lý phải đặt cách xa các nguồn và các cơ sở gây ô
nhiễm như: bãi rác, nghĩa địa, lò giết mổ gia súc, trạm xử lý nước thải, bệnh
viện,
14
BTN: Kiểm toán hoạt động
GVHD: T.S Đoàn Thị Ngọc Trai
Khu đất xây dựng trạm xử lý cần có điều kiện địa chất tốt, tránh gia cố nền
móng để giảm giá thành xây dựng công trình và đảm bảo tính bền vững của
công trình.
Đặt gần nơi cung cấp điện để giảm giá thành xây dựng hệ thống cấp điện và chi
phí quản lý về điện giảm.
Có đường giao thông thuận tiện, đảm bảo chuyên chở nguyên vật liệu, thiết bị,
máy móc dễ dàng, phục vụ tốt cho công tác thi công và quản lý nhà máy.
Chiếm ít đất trồng trọt, đền bù thuận lợi
Vị trí nhà máy xử lý nước sạch cấp cho thành phố Hội An được đề xuất như sau:
a/ Phương án thứ nhất: (Theo dự án được phê duyệt và thiết kế thi công) Tại vị
trí nhà máy nước hiện có ở thành phố Hội An.
Vị trí này có ưu điểm là không cần cấp đất mới mà chỉ cần đầu tư xây dựng mở
rộng thêm đơn nguyên 15.000 m
3
/ngđ nhưng về quy hoạch lâu dài thì không phù hợp do
các yêu cầu về bảo vệ cảnh quan của phố cổ Hội An.
b/ Phương án thứ hai: Tại khu công nghiệp Thanh Hà.
Căn cứ vào nhu cầu cần thiết của việc đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước cho thành
phố Hội An, các phương án về vị trí và mặt bằng công trình của hệ thống cấp nước đã
được các cấp Chính quyền tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An đã xem xét và xác định
trong các quy hoạch chi tiết của khu vực Hội An. Vị trí nhà máy sử lý nước sạch đã được
phê duyệt trong Quy hoạch khu công nghiệp Thanh Hà, vị trí này đảm bảo tính bền vững
cho dự án.
Căn cứ vào nguồn nước đã chọn và khả năng đáp ứng mặt bằng để xây dựng nhà
máy, trên cơ sở so sánh ưu nhược điểm của hai vị trí, chúng tôi thấy rằng: Phương án vị
trí xây dựng nhà máy nước tại khu công nghiệp Thanh Hà có nhiều thuận lợi. Mặt bằng
nhà máy nước theo phương án vị trí tại khu công nghiệp Thanh Hà đảm bảo đủ diện tích
cho xây dựng và mở rộng nhà máy nước lên đến 40.000m
3
/ ngđ, đảm bảo các điều kiện
về quy hoạch chung của thành phố cũng như phát triển trong tương lai. Và chi phí do
thay đổi vị trí nhà máy, là khoản chi phí phát sinh do nguyên nhân khách quan, do kế
hoạch quy hoạch đô thị của tỉnh Quảng Nam. Nên chi phí này nên được đệ trình lên Ủy
ban nhân dân Tỉnh xem xét cho dự án. Chi phí dự kiến tăng thêm do thay đổi thiết kế và
quá trình thi công dự kiến khoảng 25.450.000.000 VND, có thể giải trình đối với cơ quan
cấp trên để đáp ứng cho chủ đầu tư.
Theo đó vị trí mới được xác định nằm tại khu công nghiệp Thanh Hà, theo đó công
nghệ áp dụng cho nhà máy cũng có sự thay đổi
Căn cứ vào hiện trạng tại địa phương và kinh nghiệm của các dự án khác có liên
quan tại tỉnh Quảng Nam và miền Bắc Việt Nam, có hai sự lựa chọn đối với quy trình
lắng : Bể lắng Lamella và bể lắng ngang.
15
BTN: Kiểm toán hoạt động
GVHD: T.S Đoàn Thị Ngọc Trai
Lựa chọn đề xuất sẽ đáp ứng các yêu cầu sau: công nghệ được lựa chọn sẽ phải phù
hợp với hiện trạng tại địa phương và vận hành dễ dàng; việc xử lý hiệu quả sẽ dẫn tới chi
phí vận hành và bảo dưỡng có tính khả thi. Bảng so sánh các phương án lựa chọn cho quy
trình lắng.
Bể lắng Lamella được đề xuất lựa chọn cho Nhà máy nước Hội An mở rộng, do chỉ
yêu cầu sử dụng một diện tích đất nhỏ. Công tác vận hành bể lắng lamella yêu cầu kỹ
năng và trình độ như công tác vận hành bể lắng ngang thông thường. Tuy nhiên, vấn đề
này sẽ không cần phải xem xét do bể lắng lamella được áp dụng thành công tại nhiều nhà
máy nước tại Việt Nam, ví dụ tại Đà Nẵng công suất 120.000m
3
/ngđ, Quảng Tế - Huế
85.000m
3
/ngđ.
Bảng: So sánh các phương pháp lắng
Bể lắng Lamella Bể lắng ngang
Ưu điểm
Công nghệ xử lý nước phổ biến
Chất lượng nước sau xử lý hiệu quả cao,
ổn định, vuợt tải 1,5 lần.
Công tác vận hành và bảo dưỡng đơn
giản hơn
Kích cỡ công trình nhỏ => yêu cầu diện
tích sử dụng đất nhỏ hơn
Quy đình đã được sử dụng sớm tại Việt
Nam: tỉnh Lào Cai, tỉnh Điện Biên, tỉnh
Hòa Bình, Thành phố Huế và Thành phố
Đà Nẵng; Nhà máy nước Đà Nẵng (công
suất 120,000m
3
/ngày đêm) đã áp dụng
công nghệ bể lắng lamella.
Công nghệ xử lý nước phổ biến
Chất lượng nước sau lắng tốt
Công tác vận hành và bảo dưỡng
đơn giản
Sử dụng rộng rãi tại Việt Nam
Nhược điểm
Chi phí thêm điện năng cho xả bùn tự động. Yêu cầu diện tích sử dụng đất lớn hơn,
nước sau lắng không ổn định, khi bị
quá tải chất lượng nước giảm.
Kết luận
Bể lắng Lamella được xem xét sử dụng cho Dự án.
Sự thay đổi công nghệ sử dụng công nghệ Bể lắng Lamella thay cho bể lắng ngang.
dẫn đến chi phí tăng lên 8.294.850.559 VNĐ.Đối với sự thay đổi công nghệ, là do
nguyên nhân chủ quan từ phía công ty, nên nhóm KTV có kiến nghị sau: do đơn vị thiết
kế chưa xem xét phân tích lựa chọn công nghệ tối ưu cho chủ đầu tư như trong thỏa thuận
hợp đồng để đảm bảo tính kinh tế và hiệu quả, và một phần cũng do quá trình xem xét
chấp thuận của công ty nên trong trường hợp này, chi phí liên quan đến việc thiết kế công
nghệ mới cho phù hợp với quy trình chung, đơn vị tư vấn thiết kế sẽ tự chịu trách nhiệm
16
BTN: Kiểm toán hoạt động
GVHD: T.S Đoàn Thị Ngọc Trai
số tiền ước lượng khoảng 1.946.325.0000 VND, các khoản chi phí khác phát sinh liên
quan đến việc thay đổi công nghệ này, do công ty tự chịu trách nhiệm.
2.6 . Xử lý các phát hiện sau kiểm toán
Thực
trạng
Tiêu chuẩn Nguyên nhân Hậu quả Kiến nghị
Việc giải
ngân gặp
vướng mắc
Việc giải ngân sẽ
được giải quyết
khi chủ đầu tư có
yêu cầu thư rút
vốn gồm hồ sơ
quyết toán khối
lượng của hạng
mục, hoặc giai
đoạn,
Chính sách tín dụng
của nhà tài trợ bị
ảnh hưởng do sự
thay đổi ngân hàng
cho vay tín dụng.
Giải ngân không
được tiến hành,
chủ đầu tư không
thanh toán được
cho đơn vị thi
công, nên công
trình bị trì hoàn
Lập điều
chỉnh Báo
cáo nghiên
cứu khả thi
nâng cấp
và mở rộng
hệ thống
cấp nước
thành phố
Hội An
trên cơ sở
những biến
động về giá
cả vật tư và
thiết bị để
điều chỉnh
tổng mức
đầu tư của
dự án.
Giá cả vật
tư, thiết bị,
nhân công
tăng cao
nên chi phí
nhà thầu thi
công xin
điều chỉnh
tăng lên
32,87%
Bảng dự toán chi
phí dự án
Sau 5 năm kể từ khi
thiết kế bản vẽ thi
công và tổng dự
toán được duyệt
thì:
- Giá cả vật tư thiết
bị đã tăng hơn 1,4
lần.
- Nhân công theo
quyết định của
Chính phủ đã tăng
trên 2,4 lần
- Máy trong xây
dựng cũng đã tăng
hơn 1,4 lần.
Chi phí tăng cao
cả về nhân công
và nguyên vật
liệu đầu vào, đơn
vị thi công không
thể thực hiện tiếp
dự án theo hợp
đồng vì đây là
nguyên nhân
khách quan từ
bên ngoài, hậu
quả là dự án bị
chậm trễ tiến độ
Hạng mục
tuyến ống
nước thô
nghiệm thu
đúng bản
vẽ thiết kế
tuy nhiên
bị chậm trễ
tiến độ 4
tháng
Lịch trình dự án,
hạng mục tuyến
nước thô hoàn
thành trong 12
tháng
Do đơn vị thi công
sai, nên giám sát thi
công đã yêu cầu
phá hủy để tiến
hành lại nên kéo
dài thời gian thi
công
Hạng mục bị
chậm trễ 4 tháng
so với tiến độ là
12 tháng, nên
hạng mục hoàn
thành xong sau
16 tháng
Phần chi
phí phát
sinh do thi
công sai
đơn vị thi
công chịu
trách
nhiệm, và
đơn vị thi
công có
trách
nhiệm thi
công lại
17
BTN: Kiểm toán hoạt động
GVHD: T.S Đoàn Thị Ngọc Trai
cho đúng
bản vẽ thiết
kế, ngoài ra
bồi thường
80% giá trị
tiểu hạng
mục.
Vị trí nhà
máy nước
thay đổi so
với bản vẽ
thiết kế
Vị trí trong bản vẽ
thiết kế
Quy mô hành chính
của thị xã Hội An
thay đổi từ thị xã
lên thành phố năm
2009. Quy hoạch
đô thị thay đổi mở
rộng vì vậy vị trí
nhà máy xử lý nước
sạch theo quy
hoạch mới không
nằm cạnh nhà máy
nước hiện trạng
6.000m
3
/ngđ, mà
chuyển sang vị trí
mới tại khu công
nghiệp Thanh Hà
Tp. Hội An.
Chi phí tăng do
thay đổi thiết kế
và yêu cầu công
nghệ
Trên cơ sở
quy hoạch
xây dựng
thành phố
Hội An, lập
thiết kế cơ
sở nhà máy
nước Hội
An tại vị trí
xây dựng
mới và bổ
xung một
số khối
lượng đầu
tư (ống
dịch vụ và
lắp đặt
đồng hồ
tiêu thụ
nước…).
III. BÁO CÁO KIỂM TOÁN
Thành phố Đà Nẵng, ngày 4 tháng 11 năm 2013.
Kính gửi : Ông Ngô Đức Trung
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam.
Đoàn kiểm toán nội bộ công ty xin được gửi đến Ban lãnh đạo Công ty Báo cáo về
những phát hiện và kiến nghị dựa trên kết quả thực hiện kiểm toán hoạt động về xác định
nguyên nhân tiến độ của xây dựng dự án nhà máy nước Hội An của công ty bị chậm trễ.
Thông tin cơ bản
Dự án xây dựng nhà máy nước Hội An là một dự án nằm trong chuỗi các dự án
công ty làm chủ đầu tư. Dự án về cơ bản được xây dựng và thiết kế theo đúng quy định
của Luật xây dựng, và các văn bản pháp lý liên quan của nhà nước. Nhưng qua một thời
gian khởi công, hiện nay dự án đã ngừng thi công, làm chậm tiến độ của dự án, gây ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động của người dân khu vực dự án,…gây ảnh hưởng đến uy tín
18
BTN: Kiểm toán hoạt động
GVHD: T.S Đoàn Thị Ngọc Trai
của công ty. Do đó, theo yêu cầu của lãnh đạo công ty, đoàn kiểm toán nội bộ của chúng
tôi phải tiến hành cuộc kiểm toán hoạt động nhằm xác định những nguyên nhân tiến độ
dự án bị chậm trễ, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm giúp quá trình thi công dự án có
thể đi vào hoạt động trở lại.
Mục tiêu và phạm vi
Mục tiêu cụ thể của cuộc kiểm toán là:
- Kiểm tra tiến độ dự án, tìm hiểu nguyên nhân tiến độ dự án bị chậm trễ.
- Kiểm tra chất lương các thành phần dự án đã hoàn thành.
- Đưa ra ý kiến cho nhà quản lý dự án
Nội dung và phương pháp kiểm toán
Chúng tôi đã tiến hành các bước công việc sau để đạt được mục tiêu trên:
- Thực hiện thử nghiệm kiểm soát để kiểm tra quá trình nghiệm thu hạng mục công trình
tuyến đường ống đã hoàn thành
- Phỏng vấn các bên liên quan để thu thập thông tin về quá trình giám sát cũng như nguyên
nhân chậm trễ tiến độ dự án.
- Thực hiện phân tích chi phí dự toán ban đầu và chi phí được đề nghị điều chỉnh của đơn
vị thi công
- Phân tích nguyên nhân và đề xuất kiến nghị để dự án được tiếp tục triển khai.
Trong báo cáo này chúng tôi trình bày một cách tổng thể về các vấn đề phát hiện
được và đưa ra kiến nghị để dự án có thể khởi động trở lại
Tóm tắt các phát hiện kiểm toán và kiến nghị
Dưới đây là tóm tắt những phát hiện của chúng tôi và những kiến nghị được đưa ra
trên cơ sở phân tích thực trạng, tiêu chuẩn, hậu quả và nguyên nhân vấn đề.
Các phát hiện kiểm toán:
- Đối với hạng mục đã thi công xong là tuyến ống nước thô, hạng mục này đáp ứng yêu
cầu trong bản vẽ thi công, tuy nhiên do có sai sót thuộc về đơn vị thi công trong quá trình
thi công đã được đơn vị giám sát điều chỉnh.
- Quá trình giải ngân bị vướng mắc, giá cả vật tư, và nhân công đều tăng cao so với dự
toán ban đầu, nhưng đây đều là những nguyên nhân khách quan do thị trường bên ngoài
và nên kinh tế tác động, làm cho chi phí công trình tăng, nhà thầu không thể tiếp tục thi
công nên tiến độ dự án bị trì hoãn.
- Do nằm trong diện quy hoạch của đô thị Hội An, vị trí tiến hành nhà máy phải thay đổi,
nên phải thay đổi thiết kế cũng như công nghệ cho phù hợp với vị trí mới của nhà máy.
Các kiến nghị:
- Đối với việc đơn vị thi công, thi công không đúng thiết kế, gây tổn thất cho công ty và
làm chậm tiến độ của dự án một phần, nên nhóm KTV kiến nghị công ty thu về số tiền
bồi thường từ đơn vị thi công là 9.450.320.500 đồng tương ứng 80% giá trị tiểu hạng
mục đó.
19
BTN: Kiểm toán hoạt động
GVHD: T.S Đoàn Thị Ngọc Trai
- Với thực trạng chi phí tăng cao do ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới. Nhóm KTV
khuyến nghị nên lập điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi nâng cấp và mở rộng hệ
thống cấp nước thành phố Hội An trên cơ sở những biến động về giá cả vật tư và thiết bị
để điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án.
- Trên cơ sở quy hoạch xây dựng thành phố Hội An, lập thiết kế cơ sở nhà máy
nước Hội An tại vị trí xây dựng mới và bổsung một số khối lượng đầu tư (ống dịch vụ và
lắp đặt đồng hồ tiêu thụ nước…), đệ trình lên UBND tỉnh Quảng Nam, chi phí do thay
đổi vị trí nhà máy, là khoản chi phí phát sinh do nguyên nhân khách quan, do kế hoạch
quy hoạch đô thị của tỉnh Quảng Nam. Nên chi phí này nên được đệ trình lên Ủy ban
nhân dân Tỉnh xem xét cho dự án. Chi phí dự kiến tăng thêm do thay đổi thiết kế và quá
trình thi công dự kiến khoảng 25.450.000.000 VND, có thể giải trình đối với cơ quan cấp
trên để đáp ứng cho chủ đầu tư.
- Riêng đối với việc thay đổi công nghệ, là do nguyên nhân chủ quan từ phía công
ty, nên nhóm KTV có kiến nghị sau: do đơn vị thiết kế chưa xem xét phân tích lựa chọn
công nghệ tối ưu cho chủ đầu tư như trong thỏa thuận hợp đồng để đảm bảo tính kinh tế
và hiệu quả, và một phần cũng do quá trình xem xét chấp thuận của công ty nên trong
trường hợp này, chi phí liên quan đến việc thiết kế công nghệ mới cho phù hợp với quy
trình chung, đơn vị tư vấn thiết kế sẽ tự chịu trách nhiệm số tiền ước lượng khoảng
1.946.325.0000 VND, các khoản chi phí khác phát sinh liên quan đến việc thay đổi công
nghệ này, do công ty tự chịu trách nhiệm
Quá trình đánh giá của chúng tôi đã được sự giúp đỡ tích cực từ Lãnh đạo công ty
và Ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công, bao gồm việc cung cấp
thông tin và trao đổi về các vấn đề phát hiện được. Ban quản lý dự án đã cung cấp cho
chúng tôi thông tin, số liệu cần thiết về dự án. Chúng tôi ghi nhận sự hợp tác của Ban
quản lý dự án, đơn vị tư vấn giám sát và đơn vị thi công.
Trân trọng,
Trưởng đoàn kiểm toán nội bộ SV
20
BTN: Kiểm toán hoạt động
GVHD: T.S Đoàn Thị Ngọc Trai