Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện tam bình vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.79 KB, 25 trang )

Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình là một đề tài được nhiều nhà
nghiên cứu cả trong và ngoài nước quan tâm. Nắm bắt được hành vi đầu tư và
tiết kiệm của hộ gia đình không những giúp các nhà đầu tư khai thác được các thị
trường còn bỏ ngỏ mà còn tận dụng được tiềm năng về vốn nhàn rỗi dồi dào từ
các hộ gia đình. Đồng thời qua đó các cấp chính quyền cũng sẽ tìm được những
biện pháp, hình thức phát triển kinh tế phù hợp với địa phương mình thông qua
việc giúp các hộ dân nâng cao thu nhập, một trong những yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp đến hành vi đầu tư và tiết kiệm của người dân.
Chính vì những tầm quan trọng nói trên mà nhiều năm qua các nhà nghiên
cứu đã chú ý nhiều đến vấn đề nghiên cứu này. Trong đó có các nghiên cứu nổi
bật trong nước như nghiên cứu của TS. Lê Thị Nghệ và cộng sự (2006) với đề tài
nghiên cứu “ Phân tích thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác
ở Đồng Bằng Sông Hồng”. Hay gần đây là nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều
Lam (2008) với đề tài “Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông
thôn An Giang”. Bên cạnh đó còn có rất nhiều nghiên cứu ở nước ngoài về vấn
đề này, tiêu biểu là nghiên cứu của Jacqueline Urquizo (1967) với đề tài “ Hành
vi tài chính của người dân nông thôn ở năm nước thuộc Châu Mỹ La Tinh” hay
đề tài “ Hành vi tiết của các hộ gia đình Mỹ” của Orazio P. Attanasio (1993)…và
còn rất nhiều những đề tài của các nhà nghiên cứu khác. Tuy nhiên do sự biến
đổi không ngừng của nền kinh tế Việt Nam cũng như sự chuyên sâu trong quá
trình nghiên cứu, các nghiên cứu trong nước trước đây đa phần đều nghiên cứu
sâu ở từng khía cạnh, hoặc là hành vi tiết kiệm, hoặc là hành vi đầu tư chứ không
cùng lúc nghiên cứu sâu cả hai yếu tố trên. Các nghiên cứu có đủ hai yếu tố hành
vi đầu tư và tiết kiệm thì đa phần được nghiên cứu từ trước năm 2008, khi đó nền
kinh tế Việt Nam không có nhiều biến động cũng như nhiều ảnh hưởng từ khủng
hoảng kinh tế thế giới như hiện nay. Riêng các nghiên cứu trên thế giới thì lại
khác biệt nhiều về nền kinh tế, xã hội, chính trị, chính sách nhà nước…. so với


Việt Nam dẫn đến sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu.
GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 1 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
Việc nghiên cứu hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình ở khu vực nông
thôn là một đề tài rất hấp dẫn, đặc biệt hơn nữa là địa điểm được chọn để nghiên
cứu là huyện Tam Bình là vùng nông thôn nằm ở trung tâm tỉnh Vĩnh Long có
diện tích là 297,72 km
2
tổng dân số 163.732 nhân khẩu (31/03/2008). Trong đó,
dân tộc Khmer có 5.686 nhân khẩu, chiếm 3,47% dân số trong toàn huyện (Theo
thống kê dân số huyện Tam Bình năm 2010). Trước đây Tam Bình được biết đến
như một vùng cây trái đặc biệt nổi tiếng bởi thương hiệu trái cam sành và cũng là
một vùng sản xuất lúa năng xuất cao trong tỉnh. Tuy nhiên trong khoảng 2 năm
trở lại đây nền kinh tế huyện có sự thay đổi lớn và rõ rệt, mà nguyên nhân chủ
yếu là do tác động từ sự hình thành của các khu công nghiệp lớn trong huyện và
địa bàn lân cận trong đó có khu công nghiệp Hòa Phú huyện Long Hồ đã thu hút
rất nhiều lao động nhàn rỗi trong huyện đem lại một nguồn thu nhập đáng kể.
Mặt khác, sư phát triển của các cơ sở sản xuất nhỏ như làm sạch và sơ chế các
loại hạt, làng nghề thủ công nghiệp như làm gạch, đan thảm, các đồ dùng thủ
công mỹ nghệ bằng lục bình hay cỏ lát…cũng đã dần cải thiện được đời sống
người dân cũng như tận dụng khoảng thời gian rãnh rỗi. Việc sản xuất nông
nghiệp cũng phát triển song song với sự phát triển của khoa học kỹ thuật do được
sự ưu tiên trong ứng dụng khoa học kỹ thuật mới của tỉnh, năng suất và chất
lượng nông sản ngày càng tăng. Các mô hình thủy sản đặc biệt là nuôi cá tra
đang được phát triển trên diện rộng. Thời gian gần đây người dân đã bắt đầu
quan tâm và tìm hiều cũng như phát triển ngành công nghiệp không khói ở huyện
nhà, tận dụng ưu thế sẵn có mà nguồn thu lại lớn.
Song trong vấn đề nông nghiệp, nông dân Tam Bình cũng còn những tồn
tại, hạn chế. Đời sống ở nông thôn tuy đã được cải thiện nhưng nông dân ở một
số xã vùng nông thôn, người dân tộc chiếm … dân số mức sống hiện còn rất

thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ thấp. Sản xuất nông nghiệp tuy có phát
triển nhưng thiếu tính ổn định và bền vững. Khoa học kỹ thuật hiện nay rất phát
triển nhưng vẫn còn nhiều nông dân sản xuất theo phương pháp truyền thống,
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tích lũy được, ứng dụng khoa học công nghệ vào
sản xuất còn hạn chế. Hoạt động sản xuất của các hộ gia đình Tam Bình thường
gắn liền với chăn nuôi và trồng trọt. Những năm gần đây thì thủ công nghiệp
GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 2 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
tương đối phát triển và đa dạng, thu hút nhiều lao động phụ nữ tham gia và cũng
đem lại một nguồn thu nhập tương đối cho hộ gia đình. Tuy nhiên thu nhập cũng
mang tính thời vụ, không ổn định, chịu tác động của diễn biến thị trường…. Thu
nhập của nông dân sau khi trừ tất cả chi phí, thuế và các khoản khác… một phần
sẽ được dành cho tiết kiệm, phần còn lại để đầu tư tiếp tục mở rộng hoạt động
sản xuất. Tiết kiệm và đầu tư ở của người dân chịu sự tác động của rất nhiều yếu
tố trong đó việc tăng giá của các yếu tố sản xuất đầu vào như: giá cả vật tư, phân
bón, xăng dầu…và việc tăng giá của nhiều yếu tố khác do tác động của lạm phát
ở mức cao, giá cả chung trên thị trường hiện đang tăng mạnh. Khu vực nông thôn
Việt Nam nói chung và nông thôn Tam Bình nói riêng đang ngày một phát triển
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nhưng thực trạng hiện nay
vẫn dựa vào nông nghiệp là chính, thị trường nông thôn còn bỏ ngỏ, tiềm năng về
vốn dồi dào trong thời gian qua chưa được khai thác triệt để, đúng mức, nhất là
mấy năm gần đây nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, các hộ nuôi thủy
sản, trồng cây ăn trái đặc sản, chăn nuôi mỗi năm thu nhập hàng rất cao có khi
lên đến trăm triệu đồng. Thích giữ tiền, vàng ở nhà là một tập quán lâu đời và đã
trở thành thói quen của đại đa số người dân nông thôn thay vì gửi ngân hàng đã
làm cho một lượng lớn tiền mặt nhàn rỗi. Bên cạnh đó một số hộ gia đình trong
quá trình canh tác sản xuất do thiếu vốn để tiếp tục hoạt động sản xuất thì lại vay
mượn người thân, bạn bè, hàng xóm, vay nóng…với lãi suất cao hơn nhiều so
với lãi suất ngân hàng. Xuất phát từ những thực tiễn trên nên tôi chọn đề tài
“Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình - Vĩnh

Long” làm đề tài nghiên cứu.
Việc nghiên cứu sẽ chỉ ra được cách các hộ gia đình tạo ra thu nhập và sử
dụng thu nhập của họ, biểu hiện cụ thể qua các hình thức chi tiêu, đầu tư và tiết
kiệm. Từ đó sẽ giúp ước lượng được những thay đổi trong chi tiêu khi thu nhập
thay đổi. Hiểu được hành vi đầu tư của người dân giúp nhà đầu tư khai thác được
thị trường tối ưu hơn, đồng thời các thông qua việc nắm bắt hành vi tiết kiệm của
người dân sẽ giúp các ngân hàng và tổ chức tín dụng dễ dàng tiếp cận được với
họ. Khi biết được nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân sẽ giúp chính
quyền địa phương có thêm giải pháp cải thiện chất lượng đời sống người dân
GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 3 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
bằng cách khắc phục những hạn chế, khó khăn đang tồn tại. Qua nghiên cứu có
thể giúp địa bàn được nghiên cứu có sự phát triển kinh tế ổn định và bền vững.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu hành vi phân phối thu nhập của hộ gia đình sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long thông qua các hoạt động:
chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư. Nghiên cứu vai trò của đầu tư đối với giá trị sản xuất
của hộ gia đình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hành vi phân phối thu nhập cho các hoạt động: chi tiêu, tiết
kiệm và đầu tư của hộ gia đình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tam
Bình tỉnh Vĩnh Long.
- Đo lường mối quan hệ giữa đầu tư và tiết kiệm
- Ước lượng ảnh hưởng của đầu tư đến giá trị sản xuất của hộ gia đình.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian
Đề tài được thực hiện tại địa bàn huyện Tam Bình, tỉnh Vỉnh Long, một
khu vực nông thôn đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế. Cũng
chính sự chuyển dịch và thay đổi đó đã đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho

các nông hộ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư cũng như tiết kiệm
của hộ. Việc nghiên cứu sẽ chỉ ra được sự thay đổi cụ thể đó cũng như những
khó khăn trong quá trình sản xuất của hộ, tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng tích cực
đến thu nhập cũng như đầu tư của các hộ gia đình.
Phạm vi thu thập số liệu huyện Tam Bình.
1.3.2. Thời gian
Đề tài thu thập số liệu từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình sản
xuất nông nghiệp tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 4 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1. NHỮNG MÔ HÌNH LÝ THUYẾT
2.1.1. Những khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Thu nhập
Khái niệm: thu nhập của một hộ nông dân được hiểu là phần giá trị sản xuất
tăng thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động của gia đình, cho
tích lũy và tái sản xuất mở rộng nếu có (Lê Thị Nghệ và cộng sự, 2006). Thu
nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh mà họ
thực hiện. Có thể chia thu nhập của hộ nông dân thành 2 nhóm:
- Thu nhập nông nghiệp: bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong
nông nghiệp, gồm: Trồng trọt (lúa, màu, rau, quả…); từ chăn nuôi (gia súc, gia
cầm…) và nuôi trồng thủy sản (tôm, cá…).
- Thu nhập phi nông nghiệp: là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động ngành
nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến, sản
xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí…. Ngoài ra thu nhập phi nông nghiệp
còn được tạo ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán…

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập:
- Vốn đầu tư : vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư mua
hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Nguồn vốn này
thường được phân thành 2 nhóm là vốn lưu động và vốn cố định. (PGS. TS. Đinh
Phi Hổ, 2008)
- Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản cố định
(TSCĐ: tư liệu lao động có giá trị lớn, sử dụng trong thời gian dài nhưng vẫn giữ
nguyên hình thái ban đầu và giá trị của nó chuyển dần sang giá trị sản phẩm sản
xuất ra theo mức độ hao mòn như: máy móc nông nghiệp, vườn cây lâu năm,
công trình thủy nông…)
- Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản lưu động
(TSLĐ: Là những tư liệu lao động có giá trị nhỏ, được sử dụng trong một khoảng
thời gian ngắn, sau một chu kỳ sản xuất nó bị mất đi hoàn toàn hình thái ban đầu
GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 5 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
và chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm sản xuất ra như: phân bón, thuốc trừ sâu,
thức ăn chăn nuôi…)
- Diện tích canh tác và diện tích gieo trồng (Nguyễn Thế Nhã và Vũ Đình
Thắng, 2002): là tư liệu sản xuất quan trọng, không thể thay thế trong sản xuất
nông nghiệp. Cùng với sức lao động của con người, nó tạo ra của cải vật chất để
nuôi sống con người và tạo ra sự phát triển phồn thịnh của xã hội. Trên diện tích
đất canh tác người ta có thể thực hiện nhiều lần gieo trồng/năm. Do vậy diện tích
đất canh tác có thể khác với diện tích đất gieo trồng chính là tính theo hệ số lần
gieo trồng trong năm.
- Tổng diện tích gieo trồng được tính bằng công thức sau:
Tổng diện tích gieo trồng = ∑ S
i
* V
S
i

: diện tích đất của hoạt động sản xuất thứ i
V: số vụ sản xuất trong năm của hoạt động thứ i
- Kinh nghiệm sản xuất: được tính bằng tổng số năm tham gia sản xuất
nông nghiệp của chủ hộ.
- Sự đa dạng thu nhập: chỉ số này thường được đo lường bằng chỉ số đa
dạng hóa Herfindahl (H). Cụ thể như sau:
s
i
: là tỷ trọng (%) thu nhập của từng hoạt động và s
i
được tính theo công
thức sau :
s
i
y
i
: thu nhập từ hoạt động thứ i
Y: tổng thu nhập từ các hoạt động
Như vậy, trong đề tài nghiên cứu bao gồm 4 hoạt động: trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ nông nghiệp, thì chỉ số H sẽ biến động trong
khoảng khoảng từ 0,25 (đa dạng hóa tuyệt đối) đến 1 (không đa dạng hóa). Nghĩa
là:
+ H =1 hộ không đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp
+ H càng tiến về 0,25 thì hộ càng đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp.
2.1.1.2. Đầu tư
GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 6 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
Theo định nghĩa của Ellis (1993) đầu tư của hộ nông dân là việc bỏ vốn,
nhân công lao động, quản lý vào quá trình canh tác, sản xuất kinh doanh trên cơ
sở tính toán lợi ích kinh tế, xã hội. Một hộ nông dân có mức đầu tư hợp lý sẽ tiết

kiệm chi phí sản xuất và gia tăng thu nhập. Do đó, đầu tư đóng một vai trò quan
trọng và nó quyết định đến thu nhập và tiết kiệm của hộ gia đình.
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị đầu tư:
- Hiệu suất đầu tư: được tính bằng tổng lợi nhuận đạt được sau khi trừ tất cả
chi phí trong một năm sản xuất chia cho tổng số vốn đã bỏ ra cho hoạt động sản
xuất nông nghiệp trong năm. Hiệu suất càng cao càng khuyến khích đầu tư của
hộ. (Võ Thành Nhân, 2011)
- Tỉ lệ phụ thuộc: là tỷ số giữa số thành viên không lao động (không tạo ra
thu nhập) và tổng số thành viên trong gia đình. Tỷ lệ này cũng ảnh hưởng đến
việc quyết định mức đầu tư của hộ. (Võ Thành Nhân, 2011)
- Dịch bệnh: đối với hộ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là những hộ trồng
trọt và chăn nuôi, yếu tố dịch bệnh có sự tác động đến quyết định đầu tư cũng
như giá trị đầu tư của hộ (Nguyễn Thị Kiều Lam, 2008). Ngành sản xuất phải đối
mặt với dịch bệnh càng nhiều, nguy cơ rủi ro càng cao, hộ phải đầu tư nhiều hơn
cho dịch vụ nông nghiệp để phòng tránh dịch bệnh.
- Giá các yếu tố sản xuất: bao gồm giá cả cho máy móc thiết bị, con giống,
cây giống, vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, lao động có ảnh hưởng mật
thiết đến việc đầu tư. Giá các yếu tố này càng cao, hộ càng ít đầu tư, khi giá các
yếu tố sản xuất tăng, hộ phải chi nhiều hơn cho đầu tư. (Nguyễn Thị Kiều Lam,
2008).
2.1.1.3. Tiết kiệm
Tiết kiệm của hộ nông dân được hiểu là phần thu nhập còn lại sau khi đã trừ
chi phí sản xuất, nộp thuế cho chính phủ, chi tiêu tiêu dùng, đầu tư mở rộng sản
xuất, tiền thuê đất…. (Ellis, 1993). Tiết kiệm thường tích lũy dưới nhiều hình
thức: tiền mặt, vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ…. Trong những điều kiện nhất định
tiết kiệm còn có thể xem như là khoản dự phòng cho những rủi ro trong cuộc
sống như: ốm đau, cưới, lễ hội…
GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 7 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG
I
Y1

S1
S2
I1 I2
Y2
S
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
Tiết kiệm là khoản tiền nhàn rỗi của hộ nông dân nếu khoản tiền đó không
được đem đi đầu tư hoặc sử dụng thì nó được coi như khoản tài chính chết, nghĩa
là nó sẽ không mang lại giá trị gia tăng cho người chủ sở hữu nó. Ngược lại, nếu
khoản tài chính đó được đem đi đầu tư, sử dụng một cách hợp lý thì nó sẽ góp
phần gia tăng thu nhập. Do đó những biến động trong tỷ lệ tiết kiệm của hộ theo
thời gian cũng được sử dụng để giải thích và dự báo chi tiêu và đầu tư của hộ
nông dân.
2.1.2. Mối quan hệ giữa đầu tư, tiết kiệm và thu nhập
Theo Lê Khương Ninh (2008) trong kinh tế vĩ mô đối với nền kinh tế đóng
thì mối quan hệ giữa thu nhập, đầu tư và tiết kiệm được thể hiện qua Hình 1. Cụ
thể thu nhập sẽ được phân phối cho 2 hoạt động chính là tiết kiệm và đầu tư.
Hình 1: Mô hình
biểu hiện mối quan hệ giữa thu nhập, chi tiêu và đầu tư
Bao gồm các yếu tố:
+ Y: Thu nhập (giá trị sản xuất hộ gia đình)
+ S: Tiết kiệm
+ I: Đầu tư
Ta có:
+ Thu nhập là hàm số của lao động và vốn
(1) Y=f( L, K)
+ Đầu tư (I) là hiệu số giữa thu nhập và tiết kiệm
GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 8 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
(2) I


= Y - S - C
Phương trình (1) và (2) thể hiện mối quan hệ giữa đầu tư và tiết kiệm và
chúng được đo lường thông qua công cụ phân tích hồi qui.
2.2. BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
2.2.1. Nghiên cứu trong nước
Lê Thị Nghệ và cộng sự (2006) đề tài phân tích thu nhập của hộ nông dân
do thay đổi hệ thống canh tác ở Đồng Bằng Sông Hồng. Kết quả nghiên cứu chỉ
ra rằng sự hạn chế về đất đai là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng trực tiếp đến thu
nhập của hộ nông dân, giá cả của hàng hóa nông nghiệp dù cao hay thấp cũng
ảnh hưởng đến kinh tế hộ gia đình, vốn của hộ cũng là một trong những yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập cũng như quyết định đầu tư của hộ. Trong
nghiên cứu này nhóm tác giả đã chỉ ra được cách thức tính thu nhập của các hộ
nông dân và một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới thu nhập của nông hộ thông qua
việc tham khảo tài liệu của tác giả Frank Ellis, “Kinh tế hộ gia đình nông dân và
phát triển nông nghiệp”, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 1993. Nghiên cứu
này cũng chỉ ra mô hình tính toán thu nhập (Hình 2) cho thấy để tạo ra thu nhập
thì hộ gia đình phải bỏ ra chi phí đầu tư cho 3 loại chi phí cơ bản: chi phí trung
gian( Vật chất, dịch vụ: làm đất, thuỷ lợi phí, bảo vệ mùa màng ), chi phí cho
khấu hao tài sản cố định(máy móc, nhà xưởng, con giống ), Chi phí xã hội (Lãi
tiền vay- tín dụng, tiền thuê đất- đấu thầu đất, các loại thuế, lương của người làm
thuê).
Mô hình dưới đây (hình 2) là một trong những cơ sở quan trọng được sử
dụng trong quá trình thiết kế bảng câu hỏi nhằm xác định chi phí đầu tư của hộ.
GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 9 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
Chi phí trung gian
- Vật chất
- Dịch vụ: làm đất, thuỷ lợi phí,
bảo vệ mùa màng.

Giá trị
tổng sản
phẩm thô
Khấu hao tài sản cố định
(máy móc, nhà xưởng, con nái )
Giá trị gia
tăng thô
Chi phí xã hội:
- Lãi tiền vay, tín dụng
- Tiền thuê đất, đấu thầu đất
- Các loại thuế
- Lương của người làm thuê
Giá trị gia
tăng thuần
Thu nhập thuần Thu
nhập
thuần
Trợ cấp cho sản xuất
Hình 2: Mô hình tính toán thu nhập cho hộ nông dân
Chú ý: Công lao động gia đình và trao đổi không tính vào chi phí lao động.
Các đầu vào do hộ gia đình tự sản xuất được không tính trong chi phí trung gian.
Trong báo cáo tổng quan về cải thiện đời sống nông dân Việt Nam trong
bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế Trần Tiến Khai (2007) đã chỉ ra các
nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân là thiếu hụt và mất
cân đối nguồn lực sản xuất. Cụ thể là: nguồn lực đất đai quá khan hiếm đến nổi
không đủ nuôi sống bản thân và gia đình. Lao động nông nghiệp dư thừa tương
đối ở các vùng nông thôn sâu, xa, trình độ của lao động nông nghiệp còn thấp, kỹ
năng lao động giản đơn, thiếu nền tảng học vấn để học tập nâng cao trình độ,
kiến thức khoa học áp dụng trong sản xuất. Sự thiếu hụt vốn trong quá trình sản
xuất và sử dụng vốn kém hiệu quả cũng là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng

đến thu nhập.
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Kiều Lam (2008) về hành vi đầu tư
và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn tỉnh An Giang, kết quả nghiên
cứu cho thấy rằng trong tất cả các nhóm hộ từ nhóm có thu nhập thấp nhất đến
nhóm có thu nhập cao nhất thì nguồn vốn luôn là vấn đề quan tâm nhất khi quyết
định đầu tư, một yếu tố khác cũng rất quan trọng đó là lợi nhuận đạt được, chi
phí đầu tư sản xuất (chi phí cho các yếu tố sản xuất đầu vào như: giống, phân
bón, thuốc trừ sâu, thức ăn…) gây ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất cho tất cả
GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 10 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG
Thu nhập danh nghĩa
Diện ch canh tác, nuôi trồng
Đầu tư Tiết kiệm Chi %êu,
chi khác
Thu nhập thuần
(1)
(2)
(3)
(4a)
(4)
(4c)
(5a)
(5b)
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
các nhóm hộ. Nhu cầu của thị trường cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định đầu tư của hộ vì nhu cầu thị trường tác động trực tiếp đến giá và lợi
nhuận của hộ. Cũng trong nghiên cứu này tác giả đã chỉ ra bốn nhân tố chính ảnh
hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất nông nghiệp đó là: sự thiếu hụt về vốn
dẫn đến việc đầu tư sản xuất kém hiệu quả; sự tăng giá của các yếu tố sản xuất
(giá lao động, vật tư nông nghiệp, giống…) làm giảm thu nhập của hộ; dịch bệnh
càng nhiều rủi ro mất mùa của hộ càng cao, thu nhập càng thấp và kỹ thuật canh

tác, nuôi trồng càng cao thì hiệu quả sản xuất càng cao. Trong nghiên cứu này
cũng chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố: thu nhập, chi tiêu, đầu tư và tiết kiệm.
Cụ thể qua hình 3:
(1) Chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc thiết bị… đầu tư vào
diện tích canh tác, nuôi trồng.
(2) Khi đến mùa vụ thu hoạch bán tạo ra thu nhập danh nghĩa.
(4a),(4b), (4c) Một phần thu nhập thuần sẽ được đem đi tiếp tục đầu tư sản
xuất, một phần được giữ lại chi tiêu hàng ngày, nếu có dư sẽ được tiết kiệm.
(5a), (5b) Trong quá trình đầu tư hoặc chi tiêu nếu thiếu tiền hộ nông dân có
thể bổ sung bằng nguồn tiết kiệm.
(6a), (6b) Trong quá trình đầu tư sản xuất nếu thừa tiền một phần hộ nông
dân có thể bổ sung thêm nguồn tiết kiệm hoặc bổ sung thêm cho chi tiêu.

GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 11 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
Hình 3: Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu
Một nghiên cứu gần đây của Nguyễn Việt Anh và cộng sự (2010) về các
nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập các hộ nông dân có vay vốn ở huyện Quảng
Trạch tỉnh Quảng Bình. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình Cobb-Douglas để
ước lượng, kết quả chỉ ra rằng một số yếu tố quan trọng như điều kiện sản xuất,
vốn, giá các yếu tố sản xuất có ảnh hưởng ý nghĩa đến thu nhập của các hộ nông
dân.
Một nghiên cứu khác gần nhất của Võ Thành Nhân (2011) về thu nhập của
hộ gia đình ở Quảng Ngãi cũng cho thấy rằng các yếu tố gồm vốn, tỉ suất lợi
nhuận, qui mô đất đai, số lao động của hộ có tác động ý nghĩa đến thu nhập.
Quyết định đầu tư của hộ chịu tác động của nhiều yếu tố, đặc biệt là hiệu suất
đầu tư và tỉ lệ phụ thuộc của hộ.
2.2.2. Nghiên cứu nước ngoài
Một nghiên cứu tương tự của Jacqueline Urquizo (1967) về hành vi tài
chính của người dân nông thôn ở năm nước thuộc Châu Mỹ La Tinh. Kết quả

nghiên cứu cho thấy rằng có 4 yếu tố chính có ảnh hưởng đến thu nhập của người
dân, đó là: nguồn vốn, chất lượng lao động, kinh nghiệm sản xuất và diện tích
canh tác. Đầu tư có ảnh hưởng cùng chiều với thu nhập, khi hộ đầu tư càng cao
thì thu nhập của hộ càng tăng.
2.3. KHUNG PHÂN TÍCH
(1) Sự phân phối thu nhập cho các hoạt động đầu tư, tiết kiệm và chi tiêu
của các hộ gia đình
GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 12 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG
THU NHẬP
ĐẦU TƯ
CHI TIÊU
TIẾT KIỆM
- Lao động
- Giá trị đầu tư
- Sự đa dạng thu nhập
- Diện ch gieo trồng
- Dịch bệnh
- Kinh nghiệm
- Số năm đi học
- Hiệu suất đầu tư
- Tỷ lệ phụ thuộc
- Giá các yếu tố sản xuất
- Dịch bệnh
(1)
(1)
(1)
(2)
(3)
(2)
(3)

Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
(2) Tác động của hành vi tiết kiệm và một số yếu tố đến giá trị đầu tư của
hộ
(3) Tác động của đầu tư và một số yếu tố đến giá trị sản xuất của hộ.
Hình 4: Khung phân tích nghiên cứu
2.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.4.1. Các giả thuyết cần kiểm định
Thu nhập của các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp tại huyện Tam Bình,
tỉnh Vĩnh Long phụ thuộc không chỉ vào các điều kiện của nông hộ như vốn của
hộ, diện tích canh tác, sự đa dạng trong hình thức canh tác mà còn trình độ canh
tác và yếu tố tự nhiên như dịch bệnh, thiên tai.
GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 13 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
Quyết định đầu tư của các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp tại huyện Tam
Bình, tỉnh Vĩnh Long phụ thuộc vào các yếu tố nguồn vốn, giá các yếu tố sản
xuất, lợi nhuận đạt được, nhu cầu thị trường.
GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 14 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
2.4.2. Câu hỏi nghiên cứu
1. Các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh
Long phân phối thu nhập của họ qua cho hoạt động: tiết kiệm, đầu tư và chi tiêu
như thế nào?
2. Có mối quan hệ nào giữa 2 hoạt động đầu tư và tiết kiệm của hộ?
3. Vai trò tích cực của đầu tư có mang lại giá trị sản xuất cao hơn cho hộ
gia đình không?
GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 15 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

Đề tài này được thực hiện dựa trên nguồn số liệu gồm:
3.1.1 Số liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp trong đề tài được lấy từ niên giám thống kê 2010 về dân số, diện
tích huyện Tam Bình. Các số liệu này được sử dụng trong quá trình mô tả đặc
điểm của địa bàn nghiên cứu và việc phân tích chọn vùng và chọn mẫu cho
nghiên cứu.
3.1.2 Số liệu sơ cấp
 Đề tài được thực hiện bởi số liệu sơ cấp từ phỏng vấn trực tiếp.
 Đối tượng: các hộ dân sống trên địa bàn huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long
có tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp.
 Chọn mẫu:
Cỡ mẫu: cách xác định cỡ mẫu (Lưu Thanh Đức Hải, 2007):
• Độ biến động dữ liệu: V = p(1-p)
• Độ tin cậy (Z)
• Tỉ lệ sai số (MOE)
Trong thực tế nghiên cứu, dữ liệu biến động cao nhất khi p = 0,5; sai số cho
phép là 10%; độ tin cậy là 95% (Z = 5% vậy Z/2= -1,96), ta có cỡ mẫu n tối đa
được xác định như sau:

2
2/
2
)]1([
α
Z
MOE
pp
n

=

(với p = 0,5) => n = (1,96)
2
(0,25) / (0,1)
2
= 96
Do n = 96 nên ta chọn cỡ mẫu là 100 vì cỡ mẫu này đã thuộc mẫu lớn bảo
đảm cho tính suy rộng.
Đề tài chủ yếu sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập qua việc sử dụng bảng
câu hỏi phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu.
Hạn chế của phương pháp xác định cỡ mẫu này là trong thực tế cỡ mẫu sẽ
phụ thuộc vào độ lớn tổng thể, nếu tổng thể càng lớn thì cỡ mẫu cũng phải nhiều
hơn.
GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 16 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG
Y1 =f( L,K0)
I0= Y0 – S0 –C0
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
+ Phương pháp chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại 4 xã: xã Tân Phú, xã Song
Phú, xã Mỹ Thạnh Trung, xã Ngãi Tứ thuộc địa bàn huyện Tam Bình –tỉnh Vĩnh
Long. Các hộ gia đình được chọn một cách ngẫu nhiên từ các hộ có tham gia
hoạt động sản xuất nông nghiệp để phỏng vấn. Phỏng vấn viên trực tiếp phỏng
vấn các hộ gia đình cho đến hết số lượng bảng câu hỏi.
Ưu điểm của phương pháp chọn mẫu này là tiết kiệm được thời gian và
chi phí, nhưng lại có hạn chế là tính đại diện không cao.
3.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
- Sử dụng phương pháp thống kê để mô tả để phân tích hành vi phân phối
thu nhập cho các hoạt động: chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư của hộ gia đình sản xuất
nông nghiệp.
- Phương pháp hồi quy tuyến tính bội bằng mô hình kinh tế lượng: sử dụng
mô hình hồi qui đa biến để đo lường mối quan hệ giữa đầu tư và tiết kiệm; ảnh

hưởng của đầu tư đến giá trị sản xuất của hộ gia đình.
Mô hình được thể hiện qua hệ phương trình sau:
Với
K
0
=K + I
0
Trong đó:
Y: Thu nhập( giá trị sản xuất nông nghiệp) L: Lao động
K: Vốn sản xuất I: Đầu tư
S: Tiết kiệm C: Chi tiêu
Các chỉ số: 1: Chỉ số liệu năm hiện tại 0: Chỉ số liệu năm trước đó
- Phương pháp ước lượng mô hình:
 Mô hình đầu tư:
Phương trình (2) được ước lượng và cụ thể hóa dưới dạng mô hình thực tế
như sau:
(3) I
0
= a
0
+ a
1
Y
0
+ a
2
S
0
+ a
3

X
1
+ a
4
X
2
+a
5
X
3
+a
6
X
4

GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 17 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
Trong đó:
I
0
: Giá trị đầu tư (năm trước) (triệu đồng)
Y
0
: Thu nhập (năm trước) (triệu đồng)
X
1
: Hiệu suất đầu tư (%)
X
2
: Tỷ lệ phụ thuộc (%)

X
3
: Giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi (%/ năm)
X
4
: Dịch bệnh (Đợt/ năm)
Giải thích ý nghĩa và những kỳ vọng về dấu của các biến độc lập được sử
dụng trong mô hình:
Thu nhập (Y
0
): là mức thu nhập hàng năm của hộ gia đình từ các hoạt động
sản xuất nông nghiệp. Nếu thu nhập tăng thì hộ sẽ có nhiều tiền hơn để đầu tư
vào việc sản xuất và tái sản xuất, vì vậy thu nhập được kỳ vọng trong mô hình là
có quan hệ cùng chiều với giá trị đầu tư (I
0
).
Tiết kiệm (S
0
): là số tiền tiết kiệm trong một năm của hộ. Trong một năm số
tiền từ thu nhập sẽ được phân phối cho nhiều hoạt động khác nhau trong đó có
đầu tư và tiết kiệm, đồng thời số tiền tiết kiệm cũng có thể đem ra tiếp tục đầu tư
khi thiếu vốn hay mở rộng sản xuất, tiết kiệm càng nhiều thì đầu tư sẽ càng
nhiều, kỳ vọng biến tiết kiệm sẽ có quan hệ cùng chiều với biến đầu tư.
Hiệu suất đầu tư (X
1
): được tính bằng lợi nhuận đạt được sau khi trừ tất cả
chi phí trong một năm sản xuất chia cho tổng số vốn đã bỏ ra cho hoạt động sản
xuất nông nghiệp trong năm 2010. Tỉ suất lợi nhuận trên đồng vốn càng cao sẽ
khuyến khích người dân đầu tư vào sản xuất hơn. Vì vậy kỳ vọng biến này sẽ có
quan hệ cùng chiều với mức độ đầu tư của hộ.

Tỉ lệ phụ thuộc (X
2
): là tỷ số giữa số thành viên không lao động tạo ra thu
nhập và tổng số thành viên trong gia đình. Nếu hộ có nhiều thành viên không lao
động tạo ra thu nhập thì các thành viên còn lại phải làm việc nhiều hơn, tạo thu
nhập cao hơn, tức phải nâng cao năng suất lao động cũng như phải đầu tư nhiều
hơn để đạt hiệu quả cao hơn. Trường hợp khác, hộ sẽ phải dành nhiều tiền hơn
cho chi tiêu và dành ít tiền hơn cho đầu tư sản xuất, vì chi tiêu vẫn là hoạt động
chủ yếu. Tỉ lệ phụ thuộc được kỳ vọng có ảnh hưởng đến mức độ đầu tư.
GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 18 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
Giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi (X
3
): là tỉ lệ tăng giá của vật tư
nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi hàng năm. Theo thống kê thì giá vật tư nông
nghiệp, thức ăn chăn nuôi hàng năm tăng từ 5%- 15%. Khi giá vật tư nông ngiệp
và thức ăn chăn nuôi tăng, các hộ nông dân thường giảm liều lượng của phân
bón, thuốc trừ sâu, thức ăn như một biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất, kết
quả là sẽ làm giảm năng suất và chất lượng của nông sản. Vì vậy biến này được
kỳ
vọng có ảnh hưởng đến giá trị đầu tư.
Dịch bệnh (X
4
): số đợt dịch bệnh mà hộ gặp trong năm. Dịch bệnh tăng
giảm cũng ảnh hưởng đến mức chi của người dân trong quá trình sản xuất,
trường hợp dịch bệnh xuất hiện nhiều lần, người dân cần phải tiêu tốn nhiều hơn
cho thuốc chữa bệnh, thuốc trừ sâu Vì vậy biến thể hiện yếu tố dịch bệnh được
kỳ vọng có ảnh hưởng đến giá trị đầu tư.
Dấu kỳ vọng của các biến độc lập được tổng hợp trong bảng 1.
Bảng 1: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng trong mô hình (3)

 Mô hình thu nhập (Giá trị sản xuất)
Phương trình (1) trên được viết lại dưới dạng mô hình toán như sau:
(1) Y
1
= b
0
+ b
1
L

+ b
20
+ b
3
Z
1
+ b
4
Z
2
+b
5
Z
3
+b
6
Z
4
+b
7

Z
5
+ +ɛ
Trong đó:
Y
1
: Thu nhập (năm hiện tại) (triệu đồng)
0
: Giá trị đầu tư ước lượng thu được từ phương trình (3) nhằm loại bỏ
những yếu tố không ảnh hưởng đến đầu tư (triệu đồng)
Z
1
: Diện tích gieo trồng (m
2
)
Z
2
: Sự đa dạng thu nhập
Z
3
: Dịch bệnh, thiên tai (Số đợt/ năm)
Z
4
: Kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp (năm)
GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 19 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG
Biến độc lập Đơn vị Dấu kỳ vọng
Thu nhập (Y
0
) Triệu đồng +
Tiết kiệm (S

0
) Triệu đồng +
Hiệu suất đầu tư (X
1
) % +
Tỉ lệ phụ thuộc (X
2
) % -/+
Giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi (X
3
) % +
Dịch bệnh (X
4
) Đợt +
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
Z
5
: Số năm đi học (năm)
Giải thích ý nghĩa và những kỳ vọng về dấu của các biến độc lập được sử
dụng trong mô hình:
Lao động (L): Là khoản chi phí cho lao động mà hộ chi trả trong năm. Nếu
hộ chi càng nhiều cho lao động thì sản xuất sẽ đạt hiệu quả cao hơn, năng suất và
chất lượng cao sẽ góp phần gia tăng thu nhập cho hộ. Kỳ vọng biến lao động sẽ
có quan hệ cùng chiều với biến giá trị sản xuất.
Đầu tư mới (
0
): Là giá trị đầu tư được ước lượng trong mô hình (3) sau khi
loại bỏ các yếu tố không ảnh hưởng. Hộ nhận biết được đầu tư có ảnh hưởng đến
năng suất, khi hộ đầu tư nhiều và hiệu quả sẽ đem lại nguồn thu nhập cao hơn. Vì
vậy kỳ vọng biến này sẽ có quan hệ cùng chiều với biến thu nhập (giá trị đầu tư).

Tổng diện tích gieo trồng (Z
1
): Diện tích gieo trồng càng lớn, tức hộ càng
thăm canh sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hơn, từ đó thu nhập sẽ cao hơn. Biến này
được kỳ vọng có quan hệ cùng chiều với biến thu nhập.
Sự đa dạng thu nhập (Z
2
): Hộ càng đa dạng hóa trong thu nhập và hình thức
canh tác sẽ giảm được rủi ro trong quá trình sản xuất. Đồng thời các hoạt động
sản xuất có mối quan hệ mật thiết cũng có thể kết hợp, hỗ trợ nhau, tiết kiệm chi
phí, vốn Vì vậy biến này được kỳ vọng có quan hệ cùng chiều với biến giá trị
sản xuất, tức là càng hộ càng đa dạng hóa trong sản xuất thì thu nhập càng cao.
Dịch bệnh (Z
3
): Số đợt dịch bệnh mà hộ gặp trong năm. Dịch bệnh càng
nhiều sẽ càng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm, dẫn đến giảm
thu nhập của người dân. Biến dịch bệnh có kỳ vọng ngược chiều với thu nhập.
Kinh nghiệm (Z
4
): Là số năm mà hộ đã tham gia sản xuất nông nghiệp, tính
từ năm bắt đầu sản xuất đến 2011. Đối với hộ tham gia nhiều hoạt động sản xuất
cùng lúc, thì tính trên hoạt động lâu nhất mà hộ tham gia. Hộ có kinh nghiệm sản
xuất nhiều năm sẽ học hỏi và tích lũy được nhiều phương pháp canh tác hay,
cũng như biết cách phòng tránh các loại dịch bệnh hoặc thiên tai, họ biết sử dụng
các yếu tố đầu vào hợp lí, hiệu quả tiết kiệm chi phí sản xuất hơn. Biến kinh
nghiệm được kỳ vọng có quan hệ cùng chiều với biến thu nhập.
Số năm đến trường (Z
5
): Số năm mà người được phỏng vấn đã đến trường,
người được phỏng vấn đa số là chủ hộ. Trình độ học vấn càng cao sẽ giúp người

GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 20 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
dân dễ dàng tiếp thu các kiến thức mới trong canh tác, giúp họ chủ động hơn
trong quá trình sản xuất. Biến này được kỳ vọng có ảnh hưởng cùng chiều với
biến phụ thuộc.
Dấu kỳ vọng của các biến độc lập trong mô hình (4) được tổng hợp trong
bảng 2.
Bảng 2: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng trong mô hình (4)

GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 21 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG
Biến độc lập Đơn vị Dấu kỳ vọng
Lao động (L) Triệu đồng +
Đầu tư mới (
0
) Triệu đồng +
Tổng diện tích gieo trồng (Z
1
) m
2
+
Sự đa dạng thu nhập (Z
2
) +
Dịch bệnh (Z
3
) Đợt -
Kinh nghiệm (Z
4
) Năm +
Số năm đến trường (Z

5
) Năm +
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HÀNH VI PHÂN PHỐI THU NHẬP CỦA HỘ SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG
4.1. CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN TAM BÌNH
4.2. HIỆN TRẠNG CƠ CẤU VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP CỦA HỘ GIA
ĐÌNH TẠI HUYỆN TAM BÌNH
4.2.1. Đặc điểm của hộ
a) Trình độ học vấn
b) Kinh nghiệm sản xuất
c) Diện tích canh tác
d) Các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại huyện Tam Bình
e) Cơ cấu thu nhập theo hoạt động sản xuất:
4.2.2. Sự phân phối thu nhập của hộ
4.2.2.1. Sự phân phối thu nhập chung
4.2.2.2. Chi tiêu và các hình thức chi tiêu
4.2.2.3. Đầu tư
4.2.2.4. Hình thức tiết kiệm của hộ
GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 22 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
CHƯƠNG 5
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀ TIẾT KIỆM, ẢNH HƯỞNG CỦA
ĐẦU TƯ ĐẾN GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA HỘ
5.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀ TIẾT KIỆM, CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ĐẦU TƯ CỦA HỘ:
5.1.1. Kết quả giải thích các biến sử dụng trong mô hình và các yếu tố
ảnh hưởng đến giá trị đầu tư
5.1.2. Những khó khăn thường gặp trong quá trình đầu tư sản xuất

5.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA HỘ:
GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 23 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN
GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 24 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG
Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình tại huyện Tam Bình-Vĩnh Long
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 25 SVTH: NGUYỄN HOÀNG LONG GIANG

×