Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

đề tài quy hoạch sử dụng đất cấp xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.68 KB, 60 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất
không thể thay thế được, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các khu kinh tế-văn hóa,
xã hội và an ninh quốc phòng. Tuy nhiên đất đai lại là nguồn tài nguyên có
hạn trong khi đó sự tác động của thiên nhiên, sự tác động của con người trong
sử dụng đất đã làm cho đất bị biến động theo chiều hướng tốt , xấu khác nhau.
Trong luật Đất đai, tại chương II, Điều 13 quy định quy hoạch và kế
hoạch hóa việc sử dụng đất là một trong 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất
đai. Điều 16, 17, 18 quy định trách nhiệm, nội dung thẩm quyền lập và xét
duyệt quy hoạch. Điều 19 và 23 quy định căn cứ giao đất phải dựa vào quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều đó cho thấy quy hoạch và kế hoạch sử
dụng đất có vai trò và vị trí quan trọng trong công tác quản lý đất đai, là yêu
cầu đặt ra đối với mọi quốc gia trong sự phát triển kinh tế, xã hội, là cơ sở để
Nhà nước thống nhất quy hoạch và quản lý đất đai theo hiến pháp và pháp
luật, đảm bảo cho đất đai được sử dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả, nhất là
đối với nước ta đang trong giai đoạn phát triển.
Thị trấn Phố Châu là thị trấn huyện lỵ, trung tâm kinh tế, hành chính,
văn hoá của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và là trung tâm dịch vụ xuất
nhập khẩu hành lang Đông Tây của tỉnh Hà Tĩnh. Trong những năm qua nền
kinh tế của thị trấn Phố Châu liên tục có những sự tăng trưởng tốt, vì vậy yêu
cầu sử dụng đất để các ngành cùng phát triển nhanh bền vững càng trở nên
cần thiết. Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thị trấn Phố Châu
cần tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất . Việc quy hoạch sử dụng đất không
chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã
hội của địa phương mà còn góp phần khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất
của thị trấn đạt hiệu quả cao và bền vững.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn,
đồng thời được sự phân công của Khoa Tài Nguyên và Môi Trường - Trường
Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, cùng với sự hướng dẫn của cô giáo - PGS.TS


Nguyễn Thị Vòng - bộ môn Quy hoạch sử dụng đất – Khoa Tài Nguyên và
Môi Trường, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Quy hoạch sử dụng đất thị trấn Phố Châu – Huyện Hương Sơn –
Tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2020” .
2. Mục đích và yêu cầu:
2.1 Mục đích:
- Nắm chắc quỹ đất hiện tại, phân tích những ưu điểm, nhược điểm của
việc quản lý và sử dụng đất của địa phương để đề xuất phương hướng sử dụng
đất hợp lý và hiệu quả.
- Phân tích theo nhu cầu sử dụng đất của các ngành một cách hợp lý, tiết
kiệm, đảm bảo sự phát triển sản xuất góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội và bảo vệ môi trường.
- Làm cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý cho việc giao đất, thu hồi đất và
thanh tra,, kiểm tra việc sử dụng đất theo pháp luật.
2.2 Yêu cầu:
- Phải tìm hiểu và nắm chắc được thực trạng tình hình sử dụng đất của
địa phương.
- Số liệu thu thập, điều tra phải trung thực, khách quan, chính xác.
- Đảm bảo tính cân đối trong việc phân bổ sử dụng đất đai, thể hiện tính
thực tế - khoa học – dễ thực hiện.
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất
1.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả cao
thông qua việc phân phối và phân phối lại quỹ đất trong cả nước. Tổ chức sử
dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã
hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
Bản chất của quy hoạch sử dụng đất không nằm ở khía cạnh kỹ thuật,
cũng không thuộc về hình thức pháp lý, mà nó nằm bên trong việc tổ chức sử

dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt, coi đất như một đối tượng của các
mối quan hệ xã hội trong sản xuất. Nó coi trọng hiệu quả kinh tế của việc sử
dụng đất.
Do đó cần hiểu quy hoạch sử dụng đất là tổ hợp của ba biện pháp:
- Biện pháp pháp chế: Nhằm đảm bảo chế độ quản lý và sử dụng đất
theo pháp luật.
- Biện pháp kỹ thuật: Áp dụng các hình thức tổ chức lãnh thổ hợp lý,
trên cơ sở khoa học kỹ thuật.
- Biện pháp kinh tế: Đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác
triệt để và có hiệu quả cao tiềm năng của đất . Song điều đó chỉ thực hiện
được khi tiến hành đồng bộ với các biện pháp kỹ thuật và pháp chế.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất
Nội dung và phương pháp nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất rất đa
dạng và phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên, điều
kiện kinh tế xã hội bao gồm các yếu tố sau:
- Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn, địa chất.
- Các yếu tố sinh thái , đặc điểm thảm thực vật tự nhiên.
- Mật độ, cơ cấu và đặc điểm phân bố dân cư.
- Tình trạng phân bố cơ sở hạ tầng và phát triển các ngành sản xuất.
Kết hợp bảo vệ đất và bảo vệ môi trường cần đề ra nguyên tắc đặc thù,
riêng biệt về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào những quy luật đã được phát
hiện, tùy theo từng điều kiện và từng mục đích cần đạt được, như vậy đối
tượng của quy hoạch sử dụng đất là:
- Nghiên cứu quy luật về chức năng chủ yếu của đất như một tư liệu
sản xuất chủ yếu.
- Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả
cao kết hợp cới bảo vệ đất và môi trường trong tất cả các ngành, căn cứ vào
điều kiện cụ thể của từng vùng lãnh thổ.
1.3. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và các loại hình quy hoạch
khác

1.3.1. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là một trong những tài liệu
tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, trong đó có đề cập đến dự kiến sử dụng đất ở mức độ
phương hướng với một số nhiệm vụ chủ yếu. Trong khi đó, nhiệm vụ chủ yếu
của quy hoạch sử dụng đất là căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế và các điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội mà điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng
đất, xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất thống nhất và hợp lý. Như
vậy quy hoạch sử dụng đất cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội, và nội dung của nó phải được điều hòa thống nhất với quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội.
1.3.2. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với dự báo và chiến lược
dài hạn sử dụng đất đai
Dự báo sử dụng đất đai là một bộ phận của dự báo dài hạn về phát triển
kinh tế xã hội của đất nước phù hợp với trình độ phát triển của lực luợng sản
xuất và các mối quan hệ sản xuất. Trong quy hoạch sử dụng đất cả nước và quy
hoạch sử dụng đất các cấp đều giải quyết chung một nhiệm vụ là sử dụng hợp
lý quỹ đất gắn với việc phân bổ lực lượng sản xuất theo nguyên tắc từ trên
xuống và ngược lại, sẽ chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện theo chiều từ dưới lên.
Quy hoạch sử dụng đất phải dựa theo dự báo và chiến lược dài hạn sử
dụng đất đai, có như vậy quy hoạch sử dụng đất mới khai thác được triệt để
tài nguyên thiên nhiên và đi theo quỹ đạo của nó. Dự án thiết kế về cơ sở hạ
tầng là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng và tính khả thi cho đồ án
quy hoạch sử dụng đất.
1.3.3. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển
nông nghiệp.
Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển
kinh tế, xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác đinh hướng đầu tư, biện
pháp, bước đi về nhân lực, vật lực đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển

đạt được các chỉ tiêu về đất đai, lao động, giá trị sản phẩm trong một thời gian
dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định. Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một
trong những căn cứ sử dụng đất, song quy hoạch phát triển nông nghiệp lại
phải tuân theo quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là việc xác định cơ cấu sử dụng
đất phải đảm bảo được việc chống suy thoái, ô nhiễm đất và bảo vệ môi trường.
1.3.4. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch nông thôn
Trong quy hoạch nông thôn, cùng với việc bố trí cụ thể từng khoảnh
đất dùng cho phát triển nông nghiệp, các dự án sẽ giải quyết cả vấn đề tổ chức
và sắp xếp lại các nội dung xây dựng. Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành
nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí, quy mô và cơ cấu sử dụng toàn bộ
đất đai cũng như bố cục không gian trong khu vực quy hoạch.
1.3.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành là quan
hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch các ngành là cơ
sở và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất nhưng lại chịu sự chỉ đạo
và khống chế của quy hoạch sử dụng đất.
1.3.6. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất cả nước với quy hoạch sử
dụng đất của các địa phương
Quy hoạch sử dụng đất cả nước và quy hoạch sử dụng đất các địa
phương hợp thành một hệ thống quy hoạch sử dụng đất hoàn chỉnh. Quy
hoạch sử dụng đất cả nước là căn cứ định hướng để xây dựng quy hoạch sử
dụng đất cấp tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện dựa trên cơ sở quy hoạch
sử dụng đất cấp tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã là khâu cuối cùng của hệ
thống quy hoạch sử dụng đất, được xây dựng dựa vào quy hoạch sử dụng đất
cấp huyện. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất cấp dưới là nền tảng để bổ sung
hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất cấp trên.
2. Căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất
2.1. Cơ sở pháp lý
- Điều 17,18 của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992.

- Luật đất đai năm 2003
- Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về
việc thi hành Luật Đất đai.
- Quyết định số 04/2005/QĐ – BTNMT ngày 30/06/2005 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Nghị định số 68/2001/NĐ – CP ngày 1/10/2001 của Chính phủ về quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
- Thông tư số 1842/2001/TT – TCĐC ngày 1/11/2001 của Tổng cục
Địa chính hướng dẫn về việc thi hành Nghị định 68 của Chính phủ về quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2.2. Căn cứ lập quy hoạch
3. Tình hình nghiên cứu quy hoạch trong và ngoài nước
3.1. Quy hoạch sử dụng đất ở một số nước
Công tác quy hoạch sử dụng đất đóng một vai trò rất quan trọng và
không thể thiếu đối với mỗi quốc gia. Trên thế giới việc quy hoạch sử dụng
đất đã được tiến hành từ khá lâu và ngày càng được hoàn thiện và phù hợp
hơn với từng nước.
- Ở Ôtxtralia: Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được tiến
hành ở tất cả các cấp và đồng thời cùng một thời điểm. Các tổ chức và các
thành viên xã hội thông qua Hội nghị quy hoạch quốc gia. Hội nghị này đưa
ra quan điểm và mục tiêu cho cả nước. Các quan điểm và mục tiêu quốc gia
được đưa ra thảo luận lấy ý kiến của các tổ chức, các thành viên xã hội sau đó
thống nhất lấy ý kiến quan điểm chung trình TW phê duyệt. Từ đó công tác
quy hoạch sẽ được triển khai tới rừng địa phương cụ thể.
- Ở Pháp: Vai trò của Nhà nước trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất thì lại có sự khác biệt với Ôtxtralia. Nhà nước can thiệp trực tiếp vào
công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp, các ngành. Nhà nước
can thiệp vào việc quy hoạch bằng hai cơ chế: Cơ chế cơ cấu tổ chức và cơ
chế ngẫu nhiên.

+ Cơ chế cơ cấu tổ chức: Còn gọi là cơ chế “lạnh”, là khuôn mẫu về tổ
chức để các cơ quan thực hiện theo đúng pháp luật.
+ Cơ chế ngẫu nhiên: Còn gọi là cơ chế “nóng”được tiến hành bởi
những nhóm tác nghiệp, tác động vào sự phát triển đặc biệt ngẫu nhiên.
- Ở Canada: Sự can thiệp của Chính phủ liên bang vào quy hoạch cấp
trung gian (cấp bang) đã giảm bớt. Điều còn lại là TW đã đưa ra mục tiêu
chung cho quốc gia giống như là người tạo điều kiện thuận lợi và khuyến
khích các hoạt động lập quy hoạch. Chính phủ Liên bang chỉ còn đóng góp về
mặt khoa học, vốn và sự ủng hộ. Tuy nhiên điều đó không phải là hoạt động
riêng biệt ở cấp Liêng bang và những kết quả được chuyển cho các hoạt động
lập quy hoạch cấp vùng.
- Ở Philippin: Cấp quốc gia sẽ hình thành những hướng dẫn chỉ đạo
chung, các vùng triển khai một khung chung cho quy hoạch theo vùng và theo
cấp quận, huyện chịu trách nhiệm triển khai cụ thể các đồ án tác nghiệp.
Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc thống nhất giữa các ngành và giữa
các cấp lập quy hoạch khác nhau đồng thời cũng tạo điều kiện để các chủ sử
dụng đất tham gia. Ở Philippin nhấn mạnh vai trò ở cả cấp quốc gia và cấp
vùng, pháp luật về đất đai là rất quan trọng.
3.2. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất ở trong nước
Công tác xây dựng quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn được triển khai
bắt đầu từ những năm 1960 khi phong trào hợp tác hóa nông nghiệp phát triển
ở miền Bắc. Ban đầu công tác quy hoạch còn ở mức độ nhỏ bé do việc quy
hoạch nông thôn do Bộ Xây dựng thực hiện, đến năm 1980 công tác quy
hoạch được phát triển mạnh mẽ rộng khắp cả nước.
Thời kỳ trước những năm 1980 : Quy hoạch chưa được coi là công tác
của ngành quản lý đất đai mà chỉ đề cập như một phần của việc quy hoạch
phát triển của ngành nông – lâm nghiệp. Mặc dù công tác quy hoạch sử dụng
đất được xúc tiến từ năm 1962 nhưng đó chỉ là ghép công tác quy hoạch vùng
nông – lâm nghiệp của các ngành có liên quan và chưa có sự chỉ đạo, lãnh đạo
thống nhất của Chính phủ.

Thời kỳ 1981 – 1986: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ V đã chỉ rõ “ xúc tiến công tác điều tra cơ bản, dự báo, lập tổng sơ đồ
phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế xã
hội, dự thảo kế hoạch triển vọng để chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm sau ( 1986 –
1990)”. Các bộ ngành, các tỉnh thành phố đã tham gia chương trình lập tổng
sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất ở Việt Nam đến năm 2000.
Cũng trong thời kỳ này hầu hết gần 500 huyện của cả nước đã lần lượt tiến
hành xây dựng quy hoạch tổng thể huyện. Trong các tài liệu, sơ đồ phân bố
lực lượng sản xuất của các tỉnh đều đề cập đến vấn đề sử dụng đất đai và
được tính toàn tương đối có hệ thống để khớp với của cả nước, các vùng kinh
tế, các huyện trong tỉnh với sự tham gia phối hợp của các ngành đã bước đầu
đánh giá được hiện trạng, tiềm năng và đưa ra các dự kiến sử dụng quỹ đất
quốc gia đến năm 2000.
Thời kỳ 1987 – đến trước Luật đất đai năm 1993: Năm 1987, Luật Đất
đai đầu tiên của nước ta được ban hành, trong đó có một số Điều đề cập đến
công tác quy hoạch đất đai. Tuy nhiên nội dung chính của quy hoạch sử dụng
đất chưa được nêu ra.
Ngày 15/04/1991 Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành Thông tư
106/QH-KH/RĐ hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất. Thông tư này đã hướng
dẫn đầy đủ, cụ thể quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng
đất. Kết quả là trong giai đoạn này nhiều tỉnh đã lập quy hoạch cho nhiều xã
bằng kinh phí địa phương. Tuy nhiên ở cấp huyện, tỉnh chưa được thực hiện.
Thời kỳ Luật đất đai năm 1993 đến nay: Tháng 07/1993 Luật Đất đai
sửa đổi được ban hành rộng rãi. Trong đó nêu cụ thể các điều khoản về quy
hoạch sử dụng đất đai.
Đầu năm 1994, Tổng cục Địa chính triển khai công tác quy hoạch sử
dụng đất trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 1996 – 2010, đồng thời xây dựng
kế hoạch sử dụng đất toàn quốc giai đoạn 1996 – 2000. Đây là căn cứ quan
trọng cho các bộ ngành, các tỉnh xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
Ngày 12/10/1998, Tổng cục Địa chính ra Công văn số 1814/CV-TCĐC

về việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng với các hướng dẫn kèm theo về
công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Ngày 01/10/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/NĐ-CP về việc
triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở 4 cấp hành chính.
Ngày 01/11/2001, Tổng cục Điạ chính đã ban hành Thông tư số
1842/2001/TT-TCĐC kèm theo các Quyết định 424a, 424b, Thông tư số
2074/2001/TT-TCĐC ngày 14/12/2001 nhằm hướng dẫn các địa phương thực
hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị định 81/NĐ-CP.
Ngày 01/07/2004 Luật Đất đai năm 2003 chính thức có hiệu lực, trong
đó quy định rõ về công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tại Mục 2, chương II
quy định cụ thể về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ngày 29/10/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP
về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003.
Ngày 01/11/2004 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số
30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
PHẦN II : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nội dung nghiên cứu
1.1. Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
1.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai
- Tình hình quản lý đất đai.
1.3 Hiện trạng sử dụng đất năm 2011.
- Hiện trạng sử dụng đất
- Tình hình biến động đất đai.
1.4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai
a. Phương hướng, mục tiêu phát triển
- Xác định mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, phương
hướng sử dụng đất.
- Mục tiêu, phương hướng phát triển của các ngành sản xuất với
phương hướng sử dụng các loại đất.

b. Nội dung phương án quy hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
- Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp
- Tổ chức và quản lý đất chưa sử dụng
c. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất và giải pháp
- Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất.
+ Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu: 2011-2015.
+ Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối: 2016 – 2020.
- Đánh giá hiệu quả và các giải pháp
+ Đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch trên 3 mặt: Kinh tế - Xã
hội - Môi trường.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp điều tra khảo sát
2.1.1. Phương pháp điều tra nội nghiệp
Thu thập các tài liệu, số liệu, sự kiện, thông tin cần thiết cho mục đích
nghiên cứu như: các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên; các
tư liệu về kinh tế xã hội; các tài liệu, số liệu về mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội trong những năm tới; các loại bản đồ và đồ án quy hoạch trước đây của xã.
2.1.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Khảo sát thực địa về tình hình sử dụng và phân bổ đất đai phục vụ nhu
cầu của con người. Đối chiếu với kết quả nghiên cứu của công tác điều tra nội
nghiệp, đồng thời xử lý những sai lệch nhằm nâng cao độ chính xác của các
số liệu thu được.
2.2. Phương pháp thống kê
Sử dụng phương pháp này để đánh giá tình hình phát triển dân số, số hộ
của toàn xã thông qua hệ thống bảng biểu tổng hợp, tình hình sử dụng đất các
loại, chỉ tiêu bình quân đất các loại trong những năm của giai đoạn quy hoạch.
2.3. Phương pháp minh họa bằng bản đồ
Phương pháp này sử dụng với mục đích : Nhằm chuyền tải các thông
tin, các tin tức từ thực địa lên trên bản đồ. Đây là đặc thù của công tác quy

hoạch , mọi thông tin cần thiết được thể hiện lên bản đồ với tỷ lệ 1: 5000,
1:2000.
2.4. Phương pháp tính toán theo định mức
Sử dụng phương pháp này dự tính sự phát triển dân số, số hộ trong
những năm của giai đoạn quy hoạch và nhu cầu cấp đất ở mới. Ngoài ra,
phương pháp này dùng để tính toán nhu cầu cho các công trình chuyên dùng.
PHẦN III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Phố Châu là trung tâm kinh tế, xã hội, chính trị của huyện
Hương Sơn. Có tọa độ địa lý từ 105
0
29’25’’ đến 105
0
30’42” Vĩ độ Bắc và từ
18
0
30’20” đến 18
0
32’18” Kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp xã Sơn Giang và xã Sơn Trung.
- Phía Nam giáp xã Sơn Hàm.
- Phía Đông giáp xã Sơn Phú và xã Sơn Trung.
- Phía Tây giáp xã Sơn Diệm.
Thị trấn Phố Châu có tổng diện tích đất tự nhiên là 463,62 ha. Có
khoảng 2km đường Quốc lộ 8A, có đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua với
chiều dài khoảng 2,25km.
1.1.2. Địa hình
Thị trấn Phố Châu là một xã đồng bằng, nằm ở phía Đông của huyện

miền núi Hương Sơn. Địa hình tương đối bằng phẳng, xen kẻ sông ngòi và
đồi núi thấp có độ cao từ 80 – 100m.
1.1.3. Khí hậu
Thị trấn Phố Châu mang đặc điểm của khu IV cũ là khí hậu nhiệt đới
gió mùa , có mùa đông lạnh. Bên cạnh đó thị trấn còn chịu ảnh hưởng trực
tiếp của gió Tây Nam ( gió Lào ) khô nóng vào mùa hè, gây hạn hán kéo dài
làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Khí hậu ở đây có thể chia
làm hai mùa rõ rệt:
- Mùa nóng : từ tháng 4 đến tháng 10, thường khô và nóng.
+ Số giờ nắng trung bình là 180 – 190 giờ/tháng.
+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất ( tháng 7) là 39,4
0
C.
+ Bão xuất hiện vào khoảng tháng 9 đến tháng 11, kéo theo
những đợt mưa lớn trên diện rộng đã gây nên những đợt lũ kéo dài.
+ Gió Tây Nam ( gió Lào) khô và nóng ảnh hưởng trực tiếp gây
nên những đợt hạn hán.
- Mùa mưa : từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau
+ Số giờ nắng trung bình là 60 – 70 giờ/ tháng .
+ Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất ( tháng 1) là 15
0
.
+ Mùa này chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mang theo
không khí lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 10
0
C.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2189 mm ( riêng các tháng 9,
10, 11 lượng mưa khoảng 1355 mm ) ; độ ẩm trung bình là 84,25%, cao nhất
là 93%, thấp nhất là 68% ; số giờ nắng bình quân khoảng 144 giờ/tháng ,
tháng cao nhất là 257 giờ ( tháng 7) , tháng thấp nhất là 47 giờ ( tháng 12).

1.1.4. Thủy văn
Trên địa bàn thị trấn có sông Ngàn Phố chảy qua bắt nguồn từ núi
Giăng Màn ở biên giới Việt – Lào, đồng thời còn có nhiều hồ đập với dung
tích nước lớn có ảnh hưởng đến thủy chế của hệ thống sông ngòi và mực
nước ngầm trong đất. Nhìn chung nguồn nước mặt ở đây đảm bảo dủ nước
tưới cho sản xuất và đủ nước dùng cho sinh hoạt trên địa bàn.
1.1.5. Các nguồn tài nguyên
1.1.5.1. Tài nguyên đất
Thị trấn Phố Châu có tổng diện tích tự nhiên của xã là 463,62 ha , trong
đó:
Diện tích đất nông nghiệp là 259,38 ha
Diện tích đất phi nông nghiệp 158,58 ha ,
Diện tích đất chưa sử dụng là 45,66 ha.
Theo tài liệu thổ nhưỡng năm 1972 và quá trình điều tra bổ sung thực
địa thì thị trấn có hai nhóm đất chính như sau:
a. Nhóm đất đồng bằng:
- Đất cồn cát, bãi cát ven sông và trong đồng , đào sâu dưới 30cm mới
có tầng glây , có thành phần cơ giới thịt nặng ( C
2/9
) chiếm khoảng 120ha tập
trung ở đất dân cư.
- Đất phù sa cũ không được bồi đắp, đào sâu 30cm chưa có tầng đất rắn
, thành phần cơ giới thịt nặng ( P
f
x
Φ
4/9
) tập trung ở đất canh tác , đất khu dân
cư phần còn lại chiếm khoảng 227,19ha.
- Đất chua mặn, thành phần cơ giới thịt nặng ( M

c4/9
) tập trung ở phía
Nam thị trấn chiếm khoảng 152,35ha.
b. Nhóm đất đồi núi
- Đất đồi núi xói mòn mạnh có nguồn gốc từ đá mẹ sa thạch chiếm một
phần nhỏ diện tích , tập trung ở khu vực giáp Sơn Hàm , hiện nay trên thị trấn
chủ yếu làm nghĩa trang, nghĩa địa và đất đồi núi chưa sử dụng ở khối 16.
1.1.5.2. Tài nguyên nước
Thị trấn Phố Châu có nguồn nước mặt khá phong phú được lấy từ sông
Ngàn Phố qua hệ thống kênh mương, tưới cho hầu hết diện tích đất nông
nghiệp. Ngoài ra trên địa bàn thị trấn có các hệ thống các khe đập có lưu
lượng nước lớn, nhưng về mùa khô thường bị khô hạn nên việc cấp nước để
sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt còn nhiều hạn chế.
- Nguồn nước ngầm : Tuy chưa thăm dò khảo sát để đánh giá trữ lượng ,
nhưng qua thực tế cho thấy nguồn nước ngầm của thị trấn khá dồi dào, mực độ
nông sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lượng mưa trong năm , trung bình
từ 3 – 6m. Hiện nay hầu hết các hộ gia đình đang sử dụng nguồn nước ngầm để
phục vụ cho sinh hoạt , ngoài ra dân cư ở trung tâm thị trấn đã được dùng nước
máy. Hiện tại có 45% số hộ được dùng nước sạch từ nhà máy nước.
1.1.5.3. Tài nguyên nhân văn
Với lịch sử văn hiến , truyền thống cách mạng , người dân trong thị trấn
hiếu học, cần cù , sáng tạo , có ý chí tự lực tự cường , khắc phục khó khăn , kế
thừa và phát huy những kinh nghiệm , thành quả đạt được trong lao động sản
xuất chính là nguồn tài nguyên nhân văn vô giá để Thị trấn Phố Châu có điều
kiện phát triển mạnh về kinh tế, văn hóa, xã hội trong giai đoạn tới.
Với truyền thống yêu nước , tinh thần dũng cảm năm 1999 Thị trấn Phố
Châu vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng “ Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân”.
1.1.6. Cảnh quan môi trường
Thị trấn vừa có sông vừa có núi, nơi đây có cảnh quan khá sinh động .

Là một thị trấn đang phát triển văn hóa , kinh tế, chính trị của huyện, có chợ,
nhiều cửa hàng dịch vụ…, có hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhưng mức
độ ô nhiễm vẫn còn tương đối cao. Đặc biệt là hệ thống tiêu chưa thực sự
hoàn thiện đã phần nào làm ảnh hưởng đến môi trường không khí và nước.
Ngoài ra tập quán sử dụng các chất đốt dạng thô, các sản phẩm nhựa, nilon
trong sinh hoạt của nhân dân. Sử dụng nhiều các chế phẩm hóa học để trừ
sâu , diệt cỏ và phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp và các xưởng, xí
nghiệp tiểu thủ công nghiệp đã gây ra ô nhiễm môi trường sinh thái cho thị
trấn.
1.1.7 Nhận xét chung
Thị trấn Phố Châu là trung tâm kinh tế văn hóa, khoa học kỹ thuật của
huyện Hương Sơn, là vùng địa linh nhân kiệt, đất đai tương đối thuận tiện
cho việc sản xuất nông nghiệp, cảnh quan môi trường hài hòa, là đầu mối của
các tuyến giao thông thủy bộ như: hệ thống sông Ngàn Phố , Quốc lộ 8A,
đường Hồ Chí Minh và các tuyến đường liên huyện, liên xã khác.
Đây còn là điểm trung chuyển giao lưu hàng hóa và phát triển kinh tế -
xã hội của nhân dân trong huyện, là cầu nối với khu du lịch Nước Sốt.
Bên cạnh đó thị trấn Phố Châu còn có nhiều hạn chế như: Điều kiện tự
nhiên không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt thường có bão lớn vào mùa mưa
và gió Tây Nam khô nóng vào mùa khô gây ra hạn hán, thị trấn có mật độ dân
số khá đông. Công tác môi trường còn nhiều hạn chế và bất cập. Tuy là trung
tâm huyện lỵ nhưng trình độ thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất còn nhiều bất cập, các ngành nghề phụ chủ yếu do nhân dân tự phát và
chư có định hướng phát triển dài hạn.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1 Tình hình dân cư
2.1.1. Biến động dân số
Tình hình biến động dân số thị trấn Phố Châu – huyện Hương Sơn –
tỉnh Hà Tĩnh được thể hiện theo bảng 1.
Qua bảng 1 cho thấy : Dân số thị trấn Phố Châu tính đến cuối năm

2011 là 9995 nhân khẩu và 2451 hộ. Trung bình mỗi hộ có 4,07 nhân khẩu.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,6 %.
2.1.2. Hiện trạng dân số và đất ở
Thị trấn Phố Châu gồm 18 khối. Hiện trạng dân số và đất ở của thị trấn
được thể hiện qua bảng 2.
Qua bảng 2 cho thấy : Sự phân bố dân cư ở các thôn trong xã tương đối
đồng đều. Khối đông dân nhất là khối 10 với 859 nhân khẩu và 190 hộ, khối
ít nhất là khối 17 với 332 nhân khẩu và 80 hộ. Toàn thị trấn có 2451 hộ, trong
đó có 65 hộ tồn đọng chưa có nhà ở đang phải sống chung với hộ khác. Đây
là những đối tượng đang có nhu cầu về đất ở và cần được giải quyết trong
tương lai.
2.1.3. Lao động và việc làm
Tổng số lao động chính của thị trấn năm 2011 là 4258 người trong đó
tập trung chủ yếu là lao động nông nghiệp. Số lượng lao động hàng năm
không ổn định, phụ thuộc vào thời vụ và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng thị trấn Phố
Châu đã từng bước vượt qua và đưa nền kinh tế ngày càng phát triển, đời
sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Năm 2011, tổng sản phẩm xã hội đạt
108.714.000.000 đồng, tăng 13 % so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng kinh
tế đạt mức khá cao 13%. và bình quân thu nhập/người là 14.000.000
đồng/năm. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn Phố Châu được
thể hiện ở bảng 3.

2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 30.165.000.000 đồng chiếm
25,4 % tổng giá trị nền kinh tế xã. Cụ thể:
* Về ngành trồng trọt
Lúa là cây trồng chính của thị trấn, diện tích gieo trồng bình quân hàng

năm là 135 ha, năng suất trung bình đạt 8,5 Ha.
Trong những năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được thực hiện khá mạnh
mẽ nhưng do điều kiện giao thông nội đồng và giao thông trong các khối chưa
thực sự tạo điều kiện để người dân sử dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông
nghiệp , bên cạnh đó ruộng đồng đang manh mún cũng hạn chế việc cơ giới
hóa. Trong những năm qua, UBND thị trấn đã chỉ đạo kinh tế nông nghiệp,
trọng tâm tuyển chọn các loại giống mới cho năng suất cao, có sức chống chịu
sâu bệnh phù hợp với điều kiện đồng đất xã để canh tác nhưng chưa thực sự
phát huy hiệu quả cao do hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sản
xuất, năng suất hàng năm vẫn tăng đều nhưng không đáng kể. Đối với cây
màu, chủ yếu chọn các giống ngô, lạc lai, đậu đỗ các loại cho năng suất cao.
* Về chăn nuôi gia súc, gia cầm
Chăn nuôi tiếp tục phát triển khá. Đàn gia súc, gia cầm chủ yếu là
hươu, dê, lợn, trâu, bò, gà, vịt…
Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm tự cung, tự cấp thực phẩm , lấy
phân bón, giải quyết nhu cầu sức kéo tại địa phương.
* Về nuôi trồng thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản của thị trấn là 0,85ha, so với mặt bằng
chung thì rất ít, tuy nhiên với điều kiện thuận lợi như gần sông, nhiều ao hồ
trong khu dân cư nên nhân dân trong thị trấn đã có phong trào nuôi cá nước
ngọt phát triển khá mạnh trong nhiều năm qua và thực tế mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
Trong những năm qua do chưa có chế độ đầu tư thích hợp nên sản
lượng đạt được vẫn còn thấp, chất lượng chưa được tốt , chưa khai thác hết
các tiềm năng của địa phương.
Tình hình sản xuất nông nghiệp của thị trấn Phố Châu được thể hiện ở
bảng 4.
2.2.2 Về hoạt động thương mại – dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ phát triển

mạnh. Cho đến nay, đã hình thành và phát triển các ngành nghề như xây
dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, đồ mộc, gò gàn, may
mặc… góp phần tích cực trong công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm
nghèo. Đối với lĩnh vực thương mại - dịch vụ vẫn là thế mạnh, chính vì vậy
cấp uỷ Đảng, chính quyền thị trấn đặc biệt quan tâm, khuyến khích phát triển.
Đã có hơn 1000 cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng được đầu tư mở rộng,
hoạt động có hiệu quả cao, đã thu hút được hàng trăm lao động có việc làm ổn
định, thu nhập khá. Bên cạnh đó là dịch vụ vận tải tăng nhanh, cho đến nay
trên địa bàn có 39 hộ có ôtô khách, 32 hộ có ôtô tải, 21 hộ có xe du lịch… Giá
trị sản xuất của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 37,053 tỷ đồng
và của ngành thương mại – dịch vụ đạt 51,543 tỷ đồng.
2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của huyện Hương Sơn nên trong
địa giới hành chính của thị trấn có nhiều cơ quan, tổ chức đơn vị sự nghiệp.
Toàn thị trấn có 76 cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn. Hiện tại cơ sở hạ tầng
đã được các cơ quan đầu tư, xây dựng khá hoàn chỉnh.
2.3.1. Giao thông
Mạng lưới giao thông của thị trấn được phân bố đều cho tất cả các khối.
Các tuyến giao thông chính như sau:
- Quốc lộ 8A chạy qua địa bàn dài 2,0km rộng 41,5m ( bao gồm cả chỉ
giới giao thông), nền đường rải nhựa 8,0m đây là tuyến giao thông chính của
huyện.
- Đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn thị trấn 2,25km rộng 48m
chất lượng khá tốt, đây là tuyến giao thông chính nối từ quốc lộ 8A đi theo
hướng Nam-Bắc của thị trấn.
- Đường nội thị từ quốc lộ 8A qua Uy ban huyện dài 1,9km , rộng
10m , chất lượng nền đường khá tốt.
- Các tuyến đường nhánh, đường phụ trong thị trấn đã được nhựa hoặc
Bê tông hóa khoảng 80-90%.
2.3.2. Thủy lợi

Nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được lấy từ hệ
thống sông Ngàn Phố và đập Khe Mơ với tổng chiều dài là 25,0km. Hệ thống
mương tiêu trên địa bàn thị trấn đang manh mún, chưa đồng bộ.
2.3.3. Giáo dục
Giáo dục là lĩnh vực quan trọng để nâng cao trình độ dân trí. Thực hiện
nghị quyết Trung Ương về giáo dục và đào tạo trong những năm qua chính
quyền và các ban ngành đoàn thể của thị trấn đã tích cực tham gia công tác
giáo dục, chú trọng đầu tư phát triển từ các khối đến toàn thị trấn, đồng thời
nâng cao chất lượng dạy và học cả ba cấp nhà trường. Các phong trào chống
tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục được thực hiện triệt để.
- Về trường mầm non: Đều được duy trì và giữ vững trường lớp phát triển
theo yêu cầu giáo dục. Hiện có 2 trường mầm non với tổng cộng 427 cháu và
hàng năm huy động trẻ 5-6 tuổi đến lớp đạt 100%.
- Về trường tiểu học: Hiện có 2 trường tiểu học với tổng số 542 học
sinh, 100% số cháu trong độ tuổi đi học và đã được công nhận là trường
chuẩn quốc gia.
- Trường THCS có 654 học sinh, đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện.
Trường đã hoàn thành phổ cập THCS 100%.
- Trường THPT có diện tích là 1,46ha với 1257 học sinh, vị trí cũng
như diện tích hiện nay không còn phù hợp nên trong giai đoạn quy hoạch sẽ
chuyển sang địa điểm mới.
- Ngoài ra, trên địa bàn thị trấn còn có trung tâm giáo dục thường
xuyên có diện tích 0,46ha, trường dạy nghề có diện tích 0,33ha.
Với cơ sở hạ tầng như trên về cơ bản đã đảm bảo phần nào chất lượng
giáo dục đào tạo, không ngừng được nâng cao, tỷ lệ học sinh đến lớp, thi tốt
nghiệp hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu được giao. Số học sinh giỏi năm sau
cao hơn năm trước. Duy trì, giữ vững chất lượng phổ cập tiểu học, xóa mù
chữ. Công tác khuyến học , xây dựng trung tâm học tập cộng đồng ở thị trấn
được triển khai sâu rộng. Mặt khác triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên
nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ và thực hiện đổi mới phương pháp

giảng dạy.
2.3.4. Y tế
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được thường xuyên
quan tâm . Mạng lưới y tế ngày càng được cũng cố . Từng bước nâng cao chất
lượng khám và điều trị, hoạt động y tế dự phòng có chuyển biến, dịch bệnh
xảy ra được dập tắt kịp thời. Tổ chức tốt các chương trình y tế Quốc gia như
tiêm chủng mở rộng. Bệnh viện huyện nằm trên địa bàn thị trấn có diện tích là
1,58ha, ngoài ra trong thị trấn còn có trạm y tế có diện tích 0,15ha và một cơ
quan của hội đông y có diện tích 0,05 ha.
Công tác dân số gia đình và trẻ em được các cấp, các ngành quan tâm
đúng mức để động viên kịp thời , tổ chức thực hiện tốt chương trình chăm sóc
sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình cho tất cả cộng đồng.
2.3.5. Công tác văn hoá, thông tin, thể dục thể thao
Phong trào thể dục thể thao của thị trấn Phố Châu phát triển mạnh như
cầu lông, bóng đá, bóng chuyền,… tham gia các giải đấu ở huyện đều đạt giải
cao.
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, phong trào xây dựng đời sống văn hóa
cơ sở được duy trì và phát triển tốt, nội dung hoạt động đã hướng về đời sống
văn hóa cơ sở, tổ chức tốt các lễ hội, xây dựng hương ước làng, xã. Đến nay
các địa phương đã có quy ước về việc cưới, việc tang và lễ hội, thực hiện cuộc
vận động xây dựng làng xã văn hóa, gia đình văn hóa, văn minh.
Công tác thông tin tuyên truyền được quan tâm chỉ đạo thường xuyên.
Đài truyền thanh của 18 khối được nâng cấp, đảm bảo thông tin thông suốt về
chủ trương đường lối của Đảng.
2.3.6. Quốc phòng, an ninh
Thị trấn thường xuyên củng cố xây dựng lực lượng công an đảm bảo số
lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Thị trấn chỉ đạo công an xây
dựng quy chế kế hoạch để thực hiện công tác hàng ngày và trực 24/24 giờ.
Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, các tổ chức xã hội và
mọi người dân nhằm quản lý, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm,

người dân lầm lỗi trên địa bàn dân cư và các đối tượng phạm pháp để chủ động
ngăn ngừa có hướng răn đe, giáo dục.
Thực hiện tốt công tác nghĩa vụ quân sự, 100% thanh niên từ 17 tuổi trở
lên đăng ký nghĩa vụ quân sự. Làm tốt công tác nghĩa vụ quân sự địa phương.
Nhân dân thị trấn Phố Châu dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, của Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thi trấn đã được nhiều thành tựu trong xây
dựng và phát triển kinh tế xã hội. Sự năng động sáng tạo trong lao động sản
xuất được thử thách trong từng thời kỳ đổi mới, đã chứng tỏ sức mạnh về sự
đoàn kết nhất trí cao của các cơ quan ban ngành và nhân dân trong thịu trấn
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị trấn, làm cho thị trấn Phố Châu ngày càng
đổi mới phát triển theo hướng đô thị hóa.
2.4. Nhận xét chung
Qua công tác điều tra cơ bản về điều kiện kinh tế - xã hội cho thấy thị
trấn Phố Châu có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.4.1. Thuận lợi
- Là trung tâm kinh tế chính trị, xã hội của huyện nên thị trấn Phố Châu
có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, thu hút đầu tư từ bên
ngoài.
- Có Quốc lộ 8A chạy qua địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao
lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa. Là vị trí trung gian giữa các cụm công
nghiệp như khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo.
- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ văn hóa, nhận thức. Trình độ tiệp
cận cái mới, truyền thống cần cù chịu khó.
- Dân cư phân bố tương đối tập trung, thuận tiện trong việc bố trí các
công trình phúc lợi công cộng.
- Cơ cấu kinh tế đã có những chuyển biến tích cực theo hướng phát
triển ngành nghề phụ, dịch vụ ở nông thôn, nên đã giải quyết được việc làm
trong lúc nông nhàn và đem lại thu nhập cho một bộ phận lao động trong thị
trấn, tạo đà cho sự phát triển.
- Tuy là thị trấn nhưng diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng

lớn nên rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa, bố trí cơ sở hạ tầng.
- Chính quyền vững mạnh, an ninh quốc phòng, chính trị ổn định.
2.4.2. Khó khăn
- Tỷ lệ hộ nông nghiệp còn cao, lao động chủ yếu là lao động phổ
thông, thiếu lao động kỹ thuật có tay nghề.
- Cơ sở hạ tầng chưa tương xứng để phát triển công nghiệp thương mại,
dịch vụ, chưa thực sự thu hút được vốn đầu tư từ bên ngoài .
- Nguồn vốn hạn hẹp.
- Hệ thống giao thông nông thôn, nội đồng đã xuống cấp.
- Hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tưới tiêu. Có những
cánh đồng khó đem nước vào, hoặc khó thoát nước ra.
3. Đánh giá tình hình quản lý
3.1. Tình hình quản lý đất đai
3.1.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai
Uỷ ban nhân dân thị trấn tổ chức tốt việc thực hiện các văn bản của
Nhà nước, tỉnh và huyện về công tác quản lý sử dụng đất như chính sách giao
đất sử dụng ổn định lâu dài, chủ trương dồn đổi ruộng đất, chủ trương chuyển
đổi cơ cấu kinh tế, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại v.v…
3.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện chỉ thị 364/CT, dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà
Tĩnh và Uỷ ban nhân dân huyện Hương Sơn, thị trấn Phố Châu đã cùng các
xã giáp ranh hoạch định ranh giới theo tài liệu đo đạc địa chính. Hồ sơ ranh
giới đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, đất đai trong phạm vi lãnh thổ
thị trấn đã ổn định. Không có tranh chấp với các xã giáp ranh.
3.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Được sự giúp đỡ của Sở Tài nguyên và Môi trường , đến năm 2002 thị

trấn đã đo đạc địa chính chính quy với một bộ bản đồ có số liệu chính xác.
Đây là cơ sở giúp cho công tác quản lý và sử dụng được tốt và có hiệu quả,
công tác chỉnh lý biến động cũng được thực hiện thường xuyên, kịp thời. Hiện
xã đã có bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000. Do vậy việc giao đất, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân căn cứ vào
bản đồ địa chính.
3.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Thị trấn cũng có đề cập đến việc định hướng sử dụng đất cho các ngành
như giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ bản , đất ở. Nhưng do nhiều yếu tố
khách quan cũng như chủ quan nên công việc đó thiếu đồng bộ và sơ sài,
chưa có cơ sở, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch sử dụng đất chi tiết
chưa thực hiện, vì vậy không đáp ứng được yêu cầu về quản lý, sử dụng đất
đai và chiến lược phát triển kinh tế lâu dài.
3.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất
Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử
dụng được thị trấn triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng pháp luật, đúng
thẩm quyền. Đất ở cho các hộ gia đình đã được giao theo đúng quy hoạch và
quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
3.1.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất
Công tác đăng ký quyền sử dụng đất đã được triển khai đến tất cả các đối
tượng đang sử dụng đất. Căn cứ vào đơn đăng ký, thị trấn đã lập Hội đồng xét
duyệt và đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất nông nghiệp và đất ở.
Những năm qua tiếp tục kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
ở nông thôn cho nhân dân. Bộ hồ sơ địa chính đã được hoàn thiện gồm bản đồ

×