Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

BÁO CÁO KIẾN TẬP Trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng sầm sơn khách sạn bộ xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.09 KB, 32 trang )

TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ THƯƠNG MẠI DU LỊCH THANH HÓA
KHOA DU LỊCH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Nghiệp vụ nhà hàng
Cơ quan thực tập: Trung tâm điều dưỡng và phục
hồi chức năng Sầm Sơn – Khách sạn Bộ xây dựng
Giáo viên hướng dẫn : TRỊNH THỊ NGA
Học sinh thực hiện : BÙI THỊ HIỆP
Lớp : NVNH K2
Năm học : 2012 – 2013
Thanh Hóa, tháng 07 năm 2013
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Nga
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
1 PHCN Phục hồi chức năng
2 CBCNV Cán bộ công nhân viên
3 UBND Uỷ ban nhân dân
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hiệp - Lớp: NVNH K2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Nga
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2
MỤC LỤC 3
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
I. Khái quát về đơn vị thực tập 3
1. Tên, địa chỉ, điện thoại của đơn vị thực tập 3
2. Quy mô, loại hình của đơn vị thực tập 3
3.Cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị thực tập 4
3.1. Sơ đồ bộ máy của đơn vị 4
3.2. Sơ lược từng bộ phận 4
3.3. Mối liên hệ giữa các bộ phận 8


3.4. Các sản phẩm và dịch vụ của từng bộ phận, tỷ trọng doanh thu của các
nhóm sản phẩm, dịch vụ chủ lực. Kết quả của doanh thu năm 2012 và quý
1 năm 2013 9
4. Đánh giá tình hình chung hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị 10
4.1. Thuận lợi và khó khăn 10
4.2. Kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh 11
II. Tình hình cụ thể của bộ phận thực tập 12
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của bộ phận thực tập 12
1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của bộ phận bàn Trung tâm điều dưỡng và phục
hồi chức năng Sầm Sơn – Khách sạn Bộ xây dựng 12
1.2. Cơ cấu của bộ phận bàn 12
1.3. Chế độ làm việc: 12
1.4. Hình thức phân công 13
1.5. Cách bố trí nơi làm việc: 13
1.6. Phân phối thu nhập 13
1.7. Công tác vệ sinh môi trường, ánh sáng, công tác an toàn trong lao
động, kỷ luật lao động 13
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hiệp - Lớp: NVNH K2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Nga
2. Tình hình sản xuất kinh doanh của bộ phận 13
2.1. Tổ chức lao động trong bộ phận thực tập 13
2.2. Cơ cấu phục vụ 14
3. Mối quan hệ giữa bộ phận bàn với các bộ phận khác 14
4. Nhận xét về tình hình bộ phận thực tập 16
4.1. Thuận lợi 16
4.2. Khó khăn 16
3.3. Nhận xét về kết quả kinh doanh 16
III. Qúa trình thực tập 17
IV. Nhận xét về kết quả thực tập - một số giải pháp đề xuất 24
1. Tự nhận xét thực tế so với lý thuyết 24

2. Đề xuất các giải pháp 24
2.1. Đối với đơn vị thực tập 24
2.2. Đối với nhà trường 25
KẾT LUẬN 26
PHỤ LỤC 28
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hiệp - Lớp: NVNH K2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Nga
LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam ngành kinh doanh du lịch khách sạn là một ngành kinh tế còn
rất mới mẻ, nhưng trong những năm gần đây ngành kinh doanh du lịch khách
sạn phát triển rất mạnh mẽ và đa dạng về cả nội dung và hình thức. Ngành được
coi là một ngành công nghiệp mũi nhọn. Hay còn là ngành công nghiệp không
ống khói ngành kinh doanh du lịch khách sạn là cứu cánh cho nền kinh tế Việt
Nam, đồng thời giải quyết được nguồn lao động dưa thừa và thúc đẩy các ngành
kinh tế khác càng phát triển như Hàng không, Bưu điện, Ngân hàng, Xây dựng,
Giao thông, chế biến thực phẩm, thủ công mỹ nghệ
Để đáp ứng nhu cầu lưu trú và ăn uống của khách sạn du lịch đặc biệt là
khách sạn quốc tế, những nhà đầu tư nước ngoài hay những khách du lịch thuần
tuý đến Việt Nam để chiêm ngưỡng cảnh đẹp và tìm hiểu phong tục tập quán của
người Việt Nam. Điều đó chứng tỏ rằng sự định hướng, sự chỉ đạo đúng đắn của
Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm chú trọng đến việc kinh doanh và phát triển du
lịch, một ngành kinh tế góp phần không nhỏ vào tỷ lệ tăng hàng năm của nền kinh
tế Việt Nam trong khoảng một thập kỷ trở lại đây.
Lý do chọn đề tài:
a) Chọn đề tài nghiệp vụ bàn: Là giúp cho bản thân em khi đã được đào tạo
tại trường về cơ sở lý thuyết để kết hợp với thực tế tăng thêm sự hiểu biết về
nghiệp vụ phục vụ bàn trong quá trình phục vụ khách cũng như trong các thao
tác kỹ thuạt về bàn, biết cách sắp xếp công việc một cách khoa học để giảm bớt
sức lao động và nâng cao được sức lao động.
b) Tìm hiểu được tâm lý nhu cầu của khách: Trong một doanh nghiệp kinh

doanh khách sạn nhà hàng thì khách hàng là yếu tố quan trọng nhất trong việc
kinh doanh. Các món ăn có ngon và hợp khẩu vị với khách không ? Tiện nghi
trong nhà hàng vẫn phải phụ thuộc vào tâm lý của từng đối tượng khách hàng
mà đối với một nhân viên phục vụ bàn phải biết khai thác triệt để khả năng tiêu
dùng của từng khách, xem sự thích nghi của từng loại sản phẩm như thế nào.
Nhờ đó phải dựa vào sự nhìn nhận hiểu biết của nhân viên nắm đước tâm lý của
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hiệp - Lớp: NVNH K2 Trang 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Nga
khách để tránh được những sai sót nhỏ gây hụt hẫng hoặc gây khó chịu với
khách, phát huy hết những gì có lợi để bảo đảm cho việc kinh doanh được tốt
hơn.
c) Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ bàn và ngoại ngữ:
Trong thời gian học tập tại trường là một học sinh đã được học và rèn luyện
trong khuôn khổ của Nhà trường, lớp, được sự dạy bảo và truyền đạt những kiến
thức chuyên môn của giáo viên Trịnh Thị Nga, đó là nền tảng để em vận dụng
vào thực tế khi em thực tập tại Trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng
Sầm Sơn – Khách sạn Bộ xây dựng.
Thời gian em thực tập tại Trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng
Sầm Sơn – Khách sạn Bộ xây dựng, em đã được các cô chú, anh chị tận tình
giúp đỡ chỉ bảo em thực hiện đúng chức năng nghề nghiệp mà em đã được đào
tạo tại trường Trung cấp Thương mại Du lịch Thanh Hóa, giúp em áp dụng
những lý thuyết đã học ở trường và thực tiễn để rút ra kinh nghiệm tránh những
sai sót và phát huy được những ưu điểm của bản thân.
Được làm việc thực tế, được tiếp xúc với nhiều thành phần khách, đã tạo
cho em nâng cao trình độ chuyên môn nghiệm vụ một cách tốt nhất.
Với đội ngũ nhân viên phục vụ bàn trong khách sạn Bộ xây dựng – Trung
tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng Sầm Sơn vững chuyên môn, giầu kinh
nghiệm đã tận tình chỉ bảo em về các quy trình kỹ thuật phục vụ bàn thực tế sẽ
giúp em hoàn thiện mình hơn nữa trong công việc cũng như trong giao tiếp ứng
xử giúp em hiểu được tâm lý của các đối tượng khách, các phong tục tập quán

của mỗi dân tộc - quốc gia giúp em tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về nghiệp
vụ phục vụ bàn.
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hiệp - Lớp: NVNH K2 Trang 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Nga
NỘI DUNG
I. Khái quát về đơn vị thực tập
1. Tên, địa chỉ, điện thoại của đơn vị thực tập
- Tên của đơn vị thực tập: Trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng Sầm
Sơn – Khách sạn Bộ xây dựng
- Địa chỉ: Số 51 Đường Hồ Xuân Hương – Phường Bắc Sơn – Thị xã Sầm
Sơn.
- Số điện thoại liên lạc: 0373.821.050
2. Quy mô, loại hình của đơn vị thực tập
- Quy mô lớn, Khách sạn có 150 phòng nghỉ với đầy đủ các trang thiết bị:
tivi, tủ lạnh, máy điều hoà, nóng lạnh, truyền hình cáp, có hội trường, phòng hội
thảo rộng, đầy đủ tiện nghi. Hệ thống nhà ăn lớn có thể phục vụ từ 800 - 1.000
thực khách/lượt, phòng ăn lạnh phục vụ 10 - 50 thực khách/lượt. Ngoài ra còn
có các loại hình dịch vụ: tập luyện phục hồi chức năng (PHCN), phòng vật lý trị
liệu, phòng hát karaoke, sân chơi tenis. Với đội ngũ CBCNV được đào tạo cơ
bản, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, đặc biệt là những món ăn truyền thống
và hải sản mang đậm hương vị biển Sầm Sơn.
- Loại hình: Trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng Sầm Sơn – Khách
sạn Bộ xây dựng tiếp nhận điều dưỡng - PHCN, chăm sóc sức khoẻ cho
CBCNV từ các đơn vị trong và ngoài ngành xây dựng. Năm 2011, khách sạn
được UBND tỉnh chọn là nơi đón, tiếp khách trong và ngoài tỉnh, khách quốc tế
trong “Tuần văn hoá - du lịch Sầm Sơn” và CBCNV
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hiệp - Lớp: NVNH K2 Trang 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Nga
3.Cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị thực tập
3.1. Sơ đồ bộ máy của đơn vị

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng
Sầm Sơn – Khách sạn Bộ xây dựng
3.2. Sơ lược từng bộ phận
Mỗi khối và phòng đều có giám đốc phụ trách các trợ lý giám đốc và các
nhân viên, các phòng ban này đều hoạt động dưới sự chỉ đạo của Tổng giám đốc
và phó tổng giám đốc khách sạn.
* Tổng giám đốc
+ Chức năng: Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh
hằng ngày của khách sạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các
quyền và nhiệm vụ được giao; Tổng giám đốc phải điều hành khách sạn theo
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hiệp - Lớp: NVNH K2 Trang 4
Khối
lưu
trú
Tài
chính
kế
toán
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Kinh
doanh
tiếp thị
(pare)
Nhân
sự,
hành
chính
Bảo
dưỡng

Các bộ
phận
khác
Khối
phục
vụ ăn
uống
Lễ
Tân
Buồng
An
ninh
(Bảo
vệ)
Chế
biến
món
ăn
Các điểm
phục vụ
khác
Bar
phục
vụ ăn
uống
Các
nhà
hàng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Nga
đúng quy định của pháp luật, Điều lệ khách sạn, hợp đồng lao động ký với

khách sạn và quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu điều hành trái với quy định
này mà gây thiệt hại cho khách sạn thì Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho khách sạn;
+ Quy mô: Gồm 1 người
+ Cơ cấu giới tính: Nam
+ Trình độ: Cao học
* Phó tổng giám đốc
+ Chức năng: Giúp việc cho Tổng Giám đốc trong quản lý điều hành các
hoạt động của khách sạn theo sự phân công của Tổng Giám đốc; Chủ động và
tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm
trước Tổng Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.
+ Quy mô: Gồm 1 người
+ Cơ cấu giới tính: 1 Nam
+ Trình độ: Đại học
* Khối lưu trú: Bao gồm các bộ phận đóng vai trò cơ bản trong việc cung
cấp các dịch vụ cho khách trong suốt thời gian lưu trú tại khách sạn.
Khối lưu trú tạo nên doanh thu chủ yếu cho khách sạn. Các bộ phận trực
thuộc khối lưu trú gồm:
- Bộ phận lễ tân:
+ Chức năng: Chịu trách nhiệm nhận đặt buồng, làm thủ tục đăng ký khách
sạn, cung các dịch vụ và đáp ứng yêu cầu của khách, làm thủ tục thanh toán cho
khách.
+ Quy mô: Bộ phận lễ tân gồm 8 người
+ Cơ cấu giới tính: Gồm 6 nam, 2 nữ
+ Trình độ: 1 Trình độ Đại học, 2 Cao đẳng, 3 Trung cấp
- Bộ phận phục vụ buồng:
+ Chức năng: Chịu trách nhiệm chuẩn bị cho việc kinh doanh buồng, vệ
sinh buồng khách và khu vực công cộng, giặt, là …
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hiệp - Lớp: NVNH K2 Trang 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Nga

+ Quy mô: Gồm 12 người
+ Cơ cấu giới tính: 2 nam, 10 nữ
+ Trình độ: 1 Đại học, 6 Cao đẳng, 5 Trung cấp
- Bộ phận hỗ trợ đón tiếp:
+ Chức năng: Gồm các nhân viên vận chuyển hành lý, nhân viên lái xe,
nhân viên trực cửa chịu trách nhiệm tiếp đón khách, vận chuyển hành lý, chuyển
và gửi thu từ bưu phẩm, nhắn tin, tổ chức tham quan cho khách.
+ Quy mô: Gồm 3 người
+ Cơ cấu giới tính: 2 nam, 1 nữ
+ Trình độ: 3 Cao đẳng
*Khối phục vụ ăn uống:
+ Chức năng: Chịu trách nhiệm về các loài hình dịch vụ ăn uống trong
khách sạn như ăn nhanh, ăn gọi món, ăn theo món quy định, ăn tiệc, phục vụ ăn
uống tại buồng ngủ của khách …
+ Quy mô: Gồm 20 người
+ Cơ cấu giới tính: 15 nữ, 5 nam
+ Trình độ: 2 Đại học, 4 Cao đẳng, 14 Trung cấp
* Bộ phận kinh doanh tiếp thị:
+ Chức năng: Chịu trách nhiệm về kinh doanh các loại buồng, cung cấp các
dịch vụ hội nghị, xúc tiến thương mại, quảng cáo và đối ngoại với quy mô nhỏ.
+ Quy mô: 3 người
+ Cơ cấu giới tính: 2 nữ, 1 nam
+ Trình độ: 1 Đại học, 1 Cao đẳng, 1 Trung cấp
* Bộ phận tài chính kế toán:
+ Chức năng: Chịu trách nhiệm theo dõi mọi hoạt động tài chính của khách
sạn thực hiện các công việc kế toán, kiểm soát thu nhập và mua bán, lập cá
khoản tiền nộp ngân hàng, thu hồi các khoản nợ trả chậm, bảo quản tiền mặt …
+ Quy mô: 4 người
+ Cơ cấu giới tính: 1 nam, 3 nữ
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hiệp - Lớp: NVNH K2 Trang 6

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Nga
+ Trình độ: 1 Đại học, 3 Cao đẳng
* Bộ phận quản lý nhân sự (hành chính)
+ Chức năng: Chức năng chính của bộ phận quản lý nhân sự là tuyển dụng
bổ nhiệm và đào tạo đội ngũ nhân viên. Ngoài ra bộ phận này còn quản lý tiền
lương, giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự, y tế và các chế độ của cán
bộ công nhân viên khách sạn, với quy mô nhỏ, chủ yếu là nhân viên nữ.
+ Quy mô: 2 người
+ Cơ cấu giới tính: 2 nam
+ Trình độ: 2 Cao đẳng
* Bộ phận kỹ thuật bảo dưỡng, bảo trì:
+ Chức năng: Chịu trách nhiệm sửa chữa và bảo trì toàn bộ trang thiết bị và
tiện nghi của khách sạn, thực hiện các chương trình bảo dưỡng thường xuyên để
tránh mọi hư hỏng cho các hệ thống thiết bị của khách sạn và trong buồng
khách. Với quy mô vừa và chủ yếu là nhân viên nam.
+ Quy mô: Gồm 2 người
+ Cơ cấu giới tính: 2 nam
+ Trình độ: 2 Cao đẳng
* Bộ phận an ninh - bảo vệ:
+ Chức năng: Chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh, an toàn tính mạng và tài
sản của khách và cán bộ công nhân viên khách sạn và giám sát các trang thiết bị
của khách sạn. Với quy mô vừa, được chia đều cho nhân viên nam và nữ.
+ Quy mô: Gồm 5 người
+ Cơ cấu giới tính: 5 nam
+ Trình độ: 4 Cao đẳng, 1 Trung cấp
* Các bộ phận khác:
+ Chức năng: Chịu trách nhiệm phục vụ sinh hoạt và vui chơi giải trí như:
massage, tắm hơi, cắt tóc, giặt là, hướng dẫn vui chơi cho trẻ em tổ chức tham
quan trong ngày … Ngoài ra bộ phận này còn chịu trách nhiệm chăm sóc, trông
nom cây cảnh và không gian chung của khách sạn và thu lệ phí các dịch vụ vui

Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hiệp - Lớp: NVNH K2 Trang 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Nga
chơi. Với quy mô lớn và chủ yếu được ưu tiên cho các nhân viên nữ đảm nhiệm.
+ Quy mô: 15 người
+ Cơ cấu giới tính: 5 nam, 10 nữ
+ Trình độ: 3 Cao đẳng, 12 Trung cấp
3.3. Mối liên hệ giữa các bộ phận
Ngành nghề kinh doanh khách sạn là một ngành nghề mà trong đó mọi
khối bộ phận và phòng ban trong khách sạn đều có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, hỗ trợ lẫn nhau, phối hợp hoạt động nhịp nhàng để mang lại thành công
trong kinh doanh khách sạn.
Các khối phòng ban bộ phận của khách sạn có thể được ví dụ như một cổ
máy và không thể thiếu bất cứ một chiếc đinh ốc nào trong cổ máy đó. Sự thành
công của một bộ phận là sự thành công chung của cả khách sạn.
- Mối quan hệ giữa bộ phận buồng và bộ phận lễ tân:
Bộ phận buồng hỗ trợ quan trọng nhất cho mọi hoạt động của bộ phận lễ
tân. Bộ phận buồng phối hợp báo cáo về tình trạng buồng và khách cho bộ phận
lễ tân để bộ phận lễ tân kịp thời nắm bắt mọi biến động về tình trạng buồng kịp
thời xử lý mọi tình huống phát sinh, góp phần tối đa hóa công suất buồng và
mức độ hài lòng của khách. Bộ phận buồng thường làm vệ sinh buồng kịp thời
để bộ phận lễ tân có buồng dành cho khách.
- Mối quan hệ giữa bộ phận lễ tân với bộ phận kỹ thuật bảo dưỡng: Hai bộ
phận này có mối quan hệ khăng khiết với nhau trong việc thực hiện các nhiệm
vụ khách sạn phân công. Lễ tân trực tiếp nhận các yêu cầu sửa chữa các thiết bị
của khách và chuyển cho bảo dưỡng. Bảo dưỡng có trách nhiệm sửa chữa các
thiết bị trong buồng khách.
- Mối quan hệ giữa bộ phận lễ tân với bộ phận an ninh bảo vệ: Bộ phận lễ
tân là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách được ví là vọng gác đầu tiên của
khách sạn thường phối hợp với bộ phận an ninh bảo vệ kịp thời giải quyết, đảm
bảo an toàn tài sản và tính mạng cho khách vào khách sạn.

- Mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với bộ phận lễ tân: Hai bộ phận này
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hiệp - Lớp: NVNH K2 Trang 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Nga
phối hợp bảo quản tiền mặt và các nguồn thu trong khách sạn. Hàng ngày trước
giờ giao ca của nhân viên thu ngân lễ tân, nhân viên của bộ phận kế toán có
nhiệm vụ cùng kiểm kê số tiền thu được trong ca và cùng nhân viên thu ngân
chuyển số tiền đó về bộ phận kế toán.
- Mối quan hệ giữa bộ phận lễ tân với bộ phận kinh doanh tiếp thị: Hai bộ
phận này cùng phối hợp với nhau trong hoạt động kih doanh và quảng cao cho
khách sạn, bộ phận kinh doanh tiếp thị là người tìm nguồn khách cho khách sạn
để bộ phận lễ tân đăng ký và bán buồn cho khách. Bộ phận lễ tân cũng góp phần
quảng cáo cho khách sạn như cung cấp thông tin về khách sạn, chào bán các
dịch vụ, gợi ý các loại buồng cao hơn loại buồng khách đặt.
- Mối quan hệ của bộ phận lễ tân với các bộ phận cung cấp dịch vụ trong
khách sạn: Nhờ có sự giới thiệu của bộ phận lễ tân với khách về các dịch vụ của
khách sạn mà doanh thu của các bộ phận cung cấp dịch vụ và vui chơi giải trí
không ngừng tăng lên.
- Mối quan hệ giữa bộ phận quản lý nhân sự với các bộ phận khác trong
khách sạn: Bộ phận quản lý nhân sự chịu trách nhiệm giúp các bộ phận khác
tuyển dụng và bổ nhiệm nhân viên, lập kế hoạch đào tạo và đạo tạo lại nhân viên
cho các bộ phận.
3.4. Các sản phẩm và dịch vụ của từng bộ phận, tỷ trọng doanh thu của các
nhóm sản phẩm, dịch vụ chủ lực. Kết quả của doanh thu năm 2012 và quý 1
năm 2013
a. Các sản phẩm và dịch vụ của từng bộ phận
- Dịch vụ lưu trú:
Với quy mô lớn, Khách sạn có 150 phòng nghỉ với đầy đủ các trang thiết
bị: tivi, tủ lạnh, máy điều hoà, nóng lạnh, truyền hình cáp, có hội trường, phòng
hội thảo rộng, đầy đủ tiện nghi. Hệ thống nhà ăn lớn có thể phục vụ từ 800 -
1.000 thực khách/lượt, phòng ăn lạnh phục vụ 10 - 50 thực khách/lượt.

- Dịch vụ ăn uống:
Cung cấp các món ăn 3 miền Bắc – Trung – Nam theo yêu cầu của khách,
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hiệp - Lớp: NVNH K2 Trang 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Nga
ngoài ra còn phục vụ ăn uống tại phòng.
- Các dịch vụ khác:
Ngoài ra còn có các loại hình dịch vụ: tập luyện phục hồi chức năng
(PHCN), phòng vật lý trị liệu, phòng hát karaoke, sân chơi tenis. Với đội ngũ
CBCNV được đào tạo cơ bản, phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
b. Kết quả của doanh thu năm 2012 và quý 1 năm 2013
Bảng 1: Kết quả doanh thu năm 2012 và quý 1 năm 2013
Doanh thu theo các dịch vụ Năm 2012 Qúy 1 năm 2013
Doanh thu ăn uống 6.120.000.000 2.325.000.000
Doanh thu lưu trú 3.720.000.000 575.000.000
Doanh thu dịch vụ khác 3.130.000.000 824.000.000
Tổng doanh thu 12.970.000.000 3.724.000.000
4. Đánh giá tình hình chung hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
4.1. Thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
Khuôn viên của khách sạn rộng, nhiều cây xanh bóng mát, vườn hoa cây
cảnh, gara và bãi đỗ xe thuận lợi. Khách sạn có 150 phòng nghỉ với đầy đủ các
trang thiết bị: tivi, tủ lạnh, máy điều hoà, nóng lạnh, truyền hình cáp, có hội
trường, phòng hội thảo rộng, đầy đủ tiện nghi. Hệ thống nhà ăn lớn có thể phục
vụ từ 800 - 1.000 thực khách/lượt, phòng ăn lạnh phục vụ 10 - 50 thực
khách/lượt. Ngoài ra còn có các loại hình dịch vụ: tập luyện phục hồi chức năng
(PHCN), phòng vật lý trị liệu, phòng hát karaoke, sân chơi tenis. Với đội ngũ
CBCNV được đào tạo cơ bản, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, đặc biệt là
những món ăn truyền thống và hải sản mang đậm hương vị biển Sầm Sơn.
Giám đốc khách sạn, ông Tống Văn Thống cho biết: Khách sạn Bộ Xây
dựng đã thực hiện tốt chức năng của mình trong việc tiếp nhận điều dưỡng -

PHCN, chăm sóc sức khoẻ cho CBCNV từ các đơn vị trong và ngoài ngành xây
dựng. Năm 2011, khách sạn được UBND tỉnh chọn là nơi đón, tiếp khách trong
và ngoài tỉnh, khách quốc tế trong “Tuần văn hoá - du lịch Sầm Sơn” và
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hiệp - Lớp: NVNH K2 Trang 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Nga
CBCNV đã làm tốt nhiệm vụ của mình, đảm bảo an toàn cho khách về nghỉ ngơi
tại đây. Mùa du lịch năm 2013 đã bắt đầu với 5 ngày nghỉ liền kề, thời tiết lại
thuận lợi nên trong tuần khai trương từ 28/4 - 4/5, lượng khách về Sầm Sơn rất
đông. Riêng với khách sạn Bộ Xây dựng, mỗi ngày đón bình quân hơn 600
khách về nghỉ, lúc đổi đoàn lên tới 1.000 khách. Giá phòng Vip ngày thứ 7 và
chủ nhật từ 1 - 1,2 triệu/phòng/4 người, còn các phòng khác từ 600 - 700 ngàn
đồng. Khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp,
luôn là điểm đến hấp dẫn, kỳ nghỉ lý thú cho khách du lịch khi về Sầm Sơn.
b. Khó khăn
Khách sạn Bộ xây dựng – Trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng
Sầm Sơn tuy là khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao nhưng cũng còn nhiều khó khăn
trong quá trình vận hành, trong khâu quản lý, do khách sạn thuộc Trung tâm
điều dưỡng và phục hồi chức năng Sầm Sơn là nơi phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng,
chăm sóc cho các cán bộ, công nhân vừa là nơi nghỉ dưỡng của khách đi nghĩ
dưỡng, du lịch …. Một điều gặp khó khăn nữa đó là có những đợt có khách
nước ngoài đến thì trình độ ngoại ngữ giao tiếp tốt của nhân viên trong khách
sạn chưa được thuần thục gây khó khăn trong quá trình giao tiếp …
4.2. Kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh
Hàng năm Khách sạn với một số lượng doanh thu lớn từ các dịch vụ khác
nhau như cho thuê phòng nghỉ, ăn uống, vui chơi, giải trí …
Kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh trong năm 2012 và quý 1 năm
2013 đã được trình bày ở trên. Đó là cơ sở để khẳng định kết quả sản xuất kinh
doanh của đơn vị đạt sơ với những định hướng đề ra.
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hiệp - Lớp: NVNH K2 Trang 11
Tổ trưởng

Ca trưởng
Nhân viên
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Nga
II. Tình hình cụ thể của bộ phận thực tập
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của bộ phận thực tập
1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của bộ phận bàn Trung tâm điều dưỡng và phục hồi
chức năng Sầm Sơn – Khách sạn Bộ xây dựng
Hình 2: Sơ đồ bộ máy của bộ phận bàn Trung tâm điều dưỡng và phục hồi
chức năng Sầm Sơn – Khách sạn Bộ xây dựng
1.2. Cơ cấu của bộ phận bàn
TT
Chức danh Số lượng Tỷ lệ
1 Tổ trưởng 1 5%
2 Ca trưởng 5 30%
3 Nhân viên 12 65%
Tổng 18 100
* Nhận xét, đánh giá:
Qua sơ đồ và số liệu trên ta thấy được cơ cấu tổ chức rất hợp lý ca trưởng
phân rất đều, qua đây ta thấy được tỷ lệ nhân viên phục vụ rất cao đáp ứng nhu
cầu của khách.
Tuổi đời của nhân viên hầu hết còn trẻ từ 20 đến 25 tuổi.
Tỷ lệ nữ cao hơn nam giới do đặc điểm là nghề phục vụ vì vậy nữ giới phù
hợp hơn.
* Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ của cán bộ công nhân viên
hầu hết đã được đào tạo qua các trường lớp.
1.3. Chế độ làm việc:
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hiệp - Lớp: NVNH K2 Trang 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Nga
Được chia làm 2 ca khác nhau
- Ca sáng: Từ 7 h đến 12 h

- Ca chiều: Từ 13h đến 19h
1.4. Hình thức phân công
Trước ca làm việc khoảng 15 phút, toàn bộ nhân viên tập trung về phòng
làm việc của bộ phận để nghe Trưởng bộ phận phân công các công việc.
1.5. Cách bố trí nơi làm việc:
Bộ phận được bố trí 1 phòng nhỏ để tiện cho công việc của bộ phận
1.6. Phân phối thu nhập
Với thu nhập trong ngày cao ví dụ như ngày 23 tháng 06 doanh thu đạt 5
triệu, những ngày sau đó cũng vậy.
1.7. Công tác vệ sinh môi trường, ánh sáng, công tác an toàn trong lao động,
kỷ luật lao động
Luôn hoàn thành tốt và đáp ứng nhu cầu của khách
2. Tình hình sản xuất kinh doanh của bộ phận
2.1. Tổ chức lao động trong bộ phận thực tập
Tổ trưởng: Là người đã tốt nghiệp trường quản lý kinh doanh có bằng C
tiếng Anh và là người có tay nghề giỏi trong phục vụ bàn, có phẩm chất đạo đức
tốt, có ngoại hình cân đối và đã qua lớp đào tạo bếp, có trình độ ngoại ngữ tốt,
am hiểu được tâm lý người ăn, biết quản lý tốt nhân lực và tài sản cũng là người
chịu trách nhiệm kỹ thuật trong một ca làm việc, kiểm tra phòng ăn, bàn ghế,
cách đặt bàn, các trang thiết bị trong phòng ăn, kiểm tra vệ sinh, kiểm tra và uốn
nắn về kỹ thuật phục vụ trong bữa ăn. Đưa đón khách về phòng ăn, giới thiệu
thực đơn về món ăn và đồ uống cho khách. Tổ trưởng phải chú ý quan tâm đến
khách, về khẩu vị ý thích của khách để đáp ứng mọi nhu cầu của khách.
Ca trưởng: Là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ đã được
đào tạo qua các trường và có trình độ ngoại ngữ tốt, không những thế ca trưởng
cũng là người trưởng thành từ thực tế, có kinh nghiệm và được nhân viên tin
tưởng, hiểu biết về nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm quản lý lao động và điều
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hiệp - Lớp: NVNH K2 Trang 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Nga
chỉnh các việc trong tổ, phân công lao động hàng ngày hợp lý, có biện pháp

quản lý kiểm tra theo dõi việc sử dụng toàn bộ tài sản vật tư hàng ngày của tổ.
Dự trữ, bổ sung theo định kỳ để đảm bảo nhu cầu của khách có kế hoạch hướng
dẫn kỹ thuật, kèm cặp anh chị em trong tổ để thúc đẩy kỹ thuật phục vụ cao.
Nhân viên phục vụ: Là người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đã được
đào tạo qua các trường, có ngoại hình cân đối và có trình độ ngoại ngữ tốt, có
sức khoẻ tốt, yêu nghề và qua lớp nghiệp vụ dẻo dai trong lao động, dáng vẻ
đàng hoàng lịch thiệp.
Nhiệm vụ của nhân viên phục vụ là đi làm đúng giờ, mặc đồng phục,
nghiêm chỉnh chuẩn bị tốt mọi việc ở khu vực phục vụ khách nhập bàn giao ca
kiểm tra sổ ăn để xem số lượng và đối tượng khách để chuẩn bị phục vụ cho tốt.
Vệ sinh phòng ăn và các loại dụng cụ phục vụ
Bố trí chỗ ngồi cho khách cho thích hợp, đặt bữa ăn hàng ngày, đặt bàn ăn
cho buổi tiệc.
Trong khi khách ăn uống thì phải kịp thời mang thức ăn đồ uống phục vụ
khách, tránh nhầm lẫn. Khách ăn xong phải nhanh chóng đi dọn để giải phóng
bàn ăn, cuối ca sắp xếp lại dụng cụ rồi kiểm tra nếu vỡ hoặc mất phải báo cho tổ
trưởng và bàn giao cho ca sau.
Hàng ngày, phải phản ánh kịp thời những khẩu vị và ý thích của khách cho
ca trưởng.
2.2. Cơ cấu phục vụ
Mỗi bộ phận đều có chức năng riêng của mình và phục vụ theo yêu cầu của
khách.
3. Mối quan hệ giữa bộ phận bàn với các bộ phận khác
Tổ bàn là một tổ phục vụ ăn uống của khách sạn, là một trong những mắt
xích không thể thiếu được trong bất cứ một khách sạn, nhà hàng nào. Vì vậy, tổ
có mối quan hệ khăng khít với nhiều: bếp, bar, lễ tân, buồng, giặt là.
Mối quan hệ đầu tiên không thể thiếu được đó là bếp, bởi đây là 2 bộ phận
luôn tồn tại song song cùng nhau để phục vụ khách. Bàn nhận thực đơn khách sẽ
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hiệp - Lớp: NVNH K2 Trang 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Nga

chuyển cho bếp. Bếp làm xong bàn mang ra phục vụ khách rất kịp thời, thông
qua bàn mà bếp biết được khẩu vị của khách, đặc biệt điểm ăn uống của khách
thích ăn như thế nào: cay, chua, mặn, ngọt, chín nhừ, tái, vừa, Do tổ bàn nắm
bắt được khẩu vị của khách sẽ truyền đạt lại cho bếp để bếp biết cách chế biến ra
những món ăn hợp khẩu vị của du khách. Điều đó rất có lợi cho cả hai bên.
Khách ăn ngon miệng sẽ cảm ơn nấu khéo, hiểu ý khách. Khen nhà bàn phục vụ
nhanh tốt, chu đáo. Cũng chính vì mối quan hệ khăng khít đó mà ở Khách sạn
Bộ xây dựng 3 bộ phận bàn, bar, bếp được gộp lại thành một tổ để dễ dàng hỗ
trợ cho nhau khi đông khách.
Nếu bộ phận bàn với bộ phận bếp là cánh tay phải thì bộ phận bar như là
một cánh tay trái hai cánh tay này không thể thiếu được hai bộ phận này không
thể thiếu được, hai cánh tay này lúc nào cũng luôn đi cùng bộ phận bàn, hai cánh
tay này luôn tồn tại và song song với bộ phận bàn để phục vụ khách. Bàn nhận
được đầy đủ đồ uống để cung cấp cho khách đầy đủ về số lượng và chất lượng.
Khi bar pha chế xong bàn sẽ mang ra phục vụ khách rất kịp thời và nhanh, thông
qua bar mà bàn có thể biết được những gì mà bar cần và đáp ứng nhu cầu của
khách. Để có đồ uống ngon và phù hợp với khách. Để làm được những kết quả
cao thì mỗi bộ phận luôn bồi dưỡng những kiến thức về bàn để bộ phận nhân
viên bar cùng phối hợp để phục vụ khách tốt hơn. Không những ở nhà hàng mà
còn trong những buổi tiệc lớn và quan trọng của khách sạn và phục vụ được
những yêu cầu đặc biệt của khách và cùng nhau hỗ trợ cho nhau để phục vụ
khách một cách tốt nhất.
Ngoài bộ phận bếp và bar ra bàn cũng quan hệ khăng khít, mật thiết với lễ
tân bởi vì lễ tân là một bộ phận đại diện cho khách sạn được đón tiếp khách
ngay từ đầu lễ tân khi làm thủ tục đăng ký lưu trú sẽ giới thiệu với khách qua
nhà hàng, những món ăn truyền thống, bữa ăn điểm tâm, dịch vụ lưu trú, dịch vụ
ăn tại phòng Qua lời giới thiệu có thể khách sẽ phần nào quan tâm hơn và
nhờ lễ tân đặt ăn hộ, lễ tân nắm được tâm lý, sở thích, phong tục, tập quán về ăn
uống của từng dân tộc để thông tin lại cho tổ bàn.
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hiệp - Lớp: NVNH K2 Trang 15

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Nga
Điều đó, sẽ rất cơ lợi cho bàn khi phục vụ, qua lễ tân biết được bao nhiêu
người đặt ăn, tên khách, món ăn, thời gian, hình thức thanh toán và những đặc
điểm riêng của từng khách.
Bên cạnh mối quan hệ với lễ tân, bàn còn có quan hệ với tổ buồng, để buồng
trực tiếp phục vụ khách lưu trú, hàng ngày làm vệ sinh trong phòng khách có thể
hỏi nhân viên về nhà hàng, những món ăn đặc trưng của nhà hàng, nhân viên
buồng sẽ giới thiệu với khách và gọi đồ ăn hộ cho khách yêu cầu.
Tổ bàn không chỉ có quan hệ mật thiết với bộ phận bếp, bar, buồng mà còn
quan hệ gần với tổ giặt là, sửa chữa điện nước, bảo vệ, Để làm tốt công tác
phục vụ khách.
Như vậy, tổ bàn có mối quan hệ rất khăng khít với nhiều bộ phận khác, mỗi
bộ phận có chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng kết hợp với tổ bàn để hoàn thiện
công việc phục vụ được tốt hơn, chu đáo hơn.
4. Nhận xét về tình hình bộ phận thực tập
4.1. Thuận lợi
Với đội ngũ nhân viên được đào tạo qua trường lớp, có kinh nghiệm làm
việc nhiều năm đã luôn đáp ứng được nhu cầu của khách và hoàn thành tốt công
việc được giao.
4.2. Khó khăn
Với số lượng phòng nghỉ nhiều, đội ngũ nhân viên lại ít, nên khi lưu lượng
khách đông, đội ngũ nhân viên không đáp ứng kịp được nhu cầu của khách.
Trung tâm nghỉ dưỡng và phục hồi chức năng có số lượng khách đang
mang trong mình bệnh tật, điều này gây trở ngại và khó khăn trong việc chăm
sóc.
3.3. Nhận xét về kết quả kinh doanh
Trong những năm gần đây, do nhu cầu nghỉ dưỡng và chăm sóc người
bệnh, như cầu du lịch nghỉ dưỡng của một số đoàn thể như: Hội cựu chiến binh,
Hội người cao tuổi cao hơn so với những năm trước, điều này tạo điều kiện
thuận lợi cũng như kết quả kinh doanh của Trung tâm ngày càng cao hơn.

Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hiệp - Lớp: NVNH K2 Trang 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Nga
III. Qúa trình thực tập
Ngày tháng Nội dung Tốt Khá Đạt
Chưa
đạt

hỏng
24/4/2013 Tìm đơn vị thực tập
25/4/2013
Tìm được đơn vị thực tập
và lên kế hoạch đến đơn
vị thực tập
26/4/2013
Đến đơn vị, Ban giám
đốc và Trưởng bộ phận
bàn của Khách sạn
27/4/2013
Tiếp nhận công việc,
chuẩn bị bút, hóa đơn,
giấy than, tiền lẻ, nắm rõ
thực đơn của khách và
những món nhà hàng có,
bày bàn, trải khăn và
trang trí
x
28/4/2013
Đứng đón khách, chào
khách và mời khách
x

29/4/2013
Đứng bàn phục vụ khách,
hỏi ý kiến khách về món
ăn, dọn dẹp bàn ăn sau
khi khách dùng xong bữa
x
30/4/2013
Bày bàn ăn cho khách,
trải khăn bàn và đặt đĩa
kê, khăn gấp, cốc bia …
1/5/2013
Đứng đón khách, chào
khách và mời khách
x
2/5/2013
Làm vệ sinh phòng, quét
dọn, sắp đặt bàn ghế,
khăn trải bàn thay mới
3/5/2013 Tiếp nhận công việc, x
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hiệp - Lớp: NVNH K2 Trang 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Nga
chuẩn bị bút, hóa đơn,
giấy than, tiền lẻ, nắm rõ
thực đơn của khách và
những món nhà hàng có,
bày bàn, trải khăn và
trang trí
4/5/2013
Đứng bàn phục vụ khách,
hỏi ý kiến khách về món

ăn, dọn dẹp bàn ăn sau
khi khách dùng xong bữa
x
5/5/2013
Bày bàn ăn cho khách,
trải khăn bàn và đặt đĩa
kê, khăn gấp, cốc bia …
x
6/5/2013
Đứng đón khách, chào
khách và mời khách
x
7/5/2013
Làm vệ sinh phòng, quét
dọn, sắp đặt bàn ghế,
khăn trải bàn thay mới
8/5/2013
Hỗ trợ cùng tổ kỹ thuật
điện để chuẩn bị âm
thanh, ánh sáng phục vụ
khách có nhu cầu
x
9/5/2013
Hỗ trợ bộ phận bếp thực
hiện các món ăn khách
đặt là món Baba rang
muối, gà hấp muối
x
10/5/2013
Đứng bàn phục vụ khách,

hỏi ý kiến khách về món
ăn, dọn dẹp bàn ăn sau
khi khách dùng xong bữa
x
11/5/2013 Bày bàn ăn cho khách, x
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hiệp - Lớp: NVNH K2 Trang 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Nga
trải khăn bàn và đặt đĩa
kê, khăn gấp, cốc bia …
12/5/2013
Đứng đón khách, chào
khách và mời khách
x
13/5/2013
Làm vệ sinh phòng, quét
dọn, sắp đặt bàn ghế,
khăn trải bàn thay mới
x
14/5/2013
Tiếp nhận công việc,
chuẩn bị bút, hóa đơn,
giấy than, tiền lẻ, nắm rõ
thực đơn của khách và
những món nhà hàng có,
bày bàn, trải khăn và
trang trí
x
15/5/2013
Đứng bàn phục vụ khách,
hỏi ý kiến khách về món

ăn, dọn dẹp bàn ăn sau
khi khách dùng xong bữa
x
16/5/2013
Đứng bàn phục vụ khách,
hỏi ý kiến khách về món
ăn, dọn dẹp bàn ăn sau
khi khách dùng xong bữa
17/5/2013
Bày bàn ăn cho khách,
trải khăn bàn và đặt đĩa
kê, khăn gấp, cốc bia …
x
18/5/2013
Đứng đón khách, chào
khách và mời khách
x x
19/5/2013
Làm vệ sinh phòng, quét
dọn, sắp đặt bàn ghế,
khăn trải bàn thay mới
x
20/5/2013 Hỗ trợ cùng tổ kỹ thuật
điện để chuẩn bị âm
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hiệp - Lớp: NVNH K2 Trang 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Nga
thanh, ánh sáng phục vụ
khách có nhu cầu
21/5/2013
Hỗ trợ bộ phận bếp thực

hiện các món ăn khách
đặt là món Tôm chiên
dòn, Thịt bê xào xả ớt…
x
22/5/2013
Đứng bàn phục vụ khách,
hỏi ý kiến khách về món
ăn, dọn dẹp bàn ăn sau
khi khách dùng xong bữa
x
23/5/2013
Bày bàn ăn cho khách,
trải khăn bàn và đặt đĩa
kê, khăn gấp, cốc bia …
24/5/2013
Đứng đón khách, chào
khách và mời khách
x
25/5/2013
Làm vệ sinh phòng, quét
dọn, sắp đặt bàn ghế,
khăn trải bàn thay mới
26/5/2013
Tiếp nhận công việc,
chuẩn bị bút, hóa đơn,
giấy than, tiền lẻ, nắm rõ
thực đơn của khách và
những món nhà hàng có,
bày bàn, trải khăn và
trang trí

x
27/5/2013
Đứng bàn phục vụ khách,
hỏi ý kiến khách về món
ăn, dọn dẹp bàn ăn sau
khi khách dùng xong bữa
x
28/5/2013 Đứng bàn phục vụ khách,
hỏi ý kiến khách về món
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hiệp - Lớp: NVNH K2 Trang 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Trịnh Thị Nga
ăn, dọn dẹp bàn ăn sau
khi khách dùng xong bữa
29/5/2013
Bày bàn ăn cho khách,
trải khăn bàn và đặt đĩa
kê, khăn gấp, cốc bia …
x
30/5/2013
Đứng đón khách, chào
khách và mời khách
31/5/2013
Làm vệ sinh phòng, quét
dọn, sắp đặt bàn ghế,
khăn trải bàn thay mới
x
1/6/2013
Đứng đón khách, chào
khách và mời khách
x

2/6/2013
Bày bàn ăn cho khách,
trải khăn bàn và đặt đĩa
kê, khăn gấp, cốc bia …
3/6/2013
Đứng bàn phục vụ khách,
hỏi ý kiến khách về món
ăn, dọn dẹp bàn ăn sau
khi khách dùng xong bữa
x
4/6/2013
Đứng bàn phục vụ khách,
hỏi ý kiến khách về món
ăn, dọn dẹp bàn ăn sau
khi khách dùng xong bữa
x
5/6/2013
Bày bàn ăn cho khách,
trải khăn bàn và đặt đĩa
kê, khăn gấp, cốc bia …
x
6/6/2013
Đứng đón khách, chào
khách và mời khách
x
7/6/2013
Làm vệ sinh phòng, quét
dọn, sắp đặt bàn ghế,
khăn trải bàn thay mới
8/6/2013 Đứng đón khách, chào x

Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hiệp - Lớp: NVNH K2 Trang 21

×