RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 9
THÔNG QUA HĐGD NGLL
TRƯỜNG PTCS Y ÊN THAN
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
HĐGD NGLL là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo
dục ở nhà trường phổ thông THCS. Đó là những hoạt động
được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp.
HĐGD NGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là
con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất
giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm,
niềm tin và sự phát triển nhân cách cho các em.
Mục tiêu không thể thiếu của HĐGD NGLL ở trường
THCS là rèn luyện cho các em có các kỹ năng cơ bản phù
hợp với lứa tuổi học sinh THCS như: kỹ năng giao tiếp ứng
xử có văn hóa ; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các
hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ
năng tự học, kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện,
… Đây cũng chính là các kỹ năng sống cơ bản của lứa tuổi
học sinh THCS.
Đổi mới phương pháp HĐGD NGLL ở các trường THCS
hiện nay cũng định hướng vào việc phát triển tính chủ động,
tính cực, sáng tạo của học sinh, khả năng hoạt động độc lập,
khả năng tự đề xuất và giải quyết vấn đề trong hoạt động
cũng như khả năng tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động
của các em. Như vậy HĐGD NGLL có một vai trò rất quan
1
trọng là tạo môi trường, tạo điều kiện để học sinh trải
nghiệm rèn luyện KNS (kỹ năng sống).
Một trong 5 nội dung của phong trào thi đua “xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” do PhóThủ Tướng,
Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân phát động chính là rèn luyện
KNS cho học sinh.
Một trong những nội dung quan trọng của HĐGD
NGLL được lồng ghép vào các hoạt động của chủ điểm giáo
dục tháng, hoặc tổ chức thành một hoạt động độc lập…đều
nhằm giáo dục những KNS cơ bản cho học sinh.
KNS liên quan đến một số hoạt động của trường học.
Vậy KNS là gì?
KNS là khả năng thực hiện những hành vi thích ứng tích
cực, những cách hành xử hiệu quả, giúp cá nhân hoà nhập
vào môi trường xung quanh (gia đình, lớp học, thế giới, bạn
bè…), giúp cá nhân hình thành các mối quan hệ xã hội, phát
triển những nhân cách tích cực nhất góp phần vào sự thành
công của các em trong cuộc sống.
Như vậy chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, HĐGD
NGLL có mối quan hệ rất mật thiết đối với việc rèn luyện
kỹ năng sống cho các em. Thông qua tiết HĐGD NGLL, các
KNS của học sinh sẽ được hình thành và phát triển. Hay nói
một cách khác, HĐGD NGLL đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong quá trình dạy và học ở nhà trường nói chung và
trường THCS nói riêng. Đây là một hoạt động học sinh là
người điều khiển, GVCN định hướng cho các em. Tuy
2
nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, không ít giáo viên ít chú
trọng đến HĐGD NGLL. Một số cho rằng nó không quan
trọng bằng việc dạy các môn văn hóa. Một số khác thì
không biết tổ chức như thế nào cho đúng cách. Một nguyên
nhân khác nữa là GVCN công việc lại quá nhiều, thời lượng
2t/1tháng là quá ít để có thể tổ chức được một tiết HĐNGLL
có hiệu quả. Và kết quả là các tiết HĐGD NGLL thường bỏ
qua hoặc làm qua loa cho có lệ. Vậy làm thế nào để tổ chức
một tiết HĐGD NGLL rèn luyện KNS cho học sinh có hiệu
quả?
Thực trạng
+ Ưu điểm của HS
Ở trường PTCS Yên Than chúng tôi nhận thấy rằng, các
em học sinh đa số là con em dân tộc nên bản tính thuần,
ngoan ngoãn. Đối với các hoạt động tập thể, các em tham
gia nhiệt tình, có ý thức.
+ Hạn chế
Tuy nhiên khi tham gia các hoạt động bề nổi, các em
còn nhút nhát, chưa mạnh dạn. Ngoài ra, khả năng tổ chức
và điều khiển lớp của một số cán bộ lớp còn hạn chế. Các
em chưa biết cách tổ chức lớp sao cho hợp lý.
Chính vì vậy, chúng tôi thiết nghĩ rằng, việc tạo ra sân
chơi cho các em ngoài việc học văn hoá là rất cần thiết.
Giáo viên, đặc biệt là GVCN nên tổ chức những buổi sinh
hoạt ngoại khoá thông qua các tiết HĐGD NGLL. Thông
qua đó, những kỹ năng sống cơ bản của học sinh như: kỹ
3
năng tổ chức, kỹ năng quản lý, kỹ năng hợp tác,…sẽ được
hình thành và phát triển. Đây cũng chính là lý do mà chúng
tôi nghiên cứu để làm sao tạo ra được một tiết HĐGD
NGLL nhằm rèn luyện KNS cho các em một cách cách hiệu
quả.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Xuất phát từ những nguyên nhân trên chúng tôi đưa ra một
số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế có các em như
sau :
- Đa số các em học sinh trong lớp là con em dân tộc.
Nên các em còn nhút nhát, sợ sệt mỗi khi phải tham gia vào
các hoạt động tập thể, vì vậy chúng tôi sẽ tạo ra sự gần gũi
các em bằng cách đặt ra những tình huống và câu hỏi dễ mà
học sinh biết được ở xung quanh mình như địa phương, gia
đình, xh… Khuyến khích, động viên kịp thời đến các em để
những lần sau đó các em tham gia nhiệt tình hơn.
- Đối với đội ngũ cán sự lớp tôi sẽ xây dựng kịch bản,
làm mẫu một lần để học sinh thực hiện. Sau đó tôi giao việc
cho tất cả những em cán sự, nắm bắt được những em có sở
trường về nội dung nào giao cho chịu trách nhiệm nội dung
đó. Sau đó giáo viên kiểm tra rút kinh nghiệm. Làm nhiều
lần như thế khi học sinh đã quen thì cho các em tự viết kịch
bản, chọn nội dung dễ là trước, khi thành thạo chọn nội
dung khó cho các em. Giáo viên đứng bên cạnh kiểm tra, tư
vấn hỗ trợ các em.
4
- Về phía nhà trường, chúng tôi kết hợp với tổ chức Đội,
Đoàn TN, CM tổ chức thêm các hoạt động tập thể (Văn
nghệ, TDTT, chuyên đề, ngoại khoá ) để các em có điều
kiện được rèn luyện, tự bộc lộ bản thân mình
Qua 9 làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi nhận thấy
rằng, để tiến hành một tiết HĐGDNGLL, rèn luyện được
cho các em những KNS cơ bản một cách có hiệu quả, cần
đảm bảo những yêu cầu sau:
1. Đảm bảo tính khả thi:
Việc thiết kế các HĐGD NGLL đặc biệt là lựa chọn các
phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động không đòi hỏi
những điều kiện vượt quá sự cố gắng và khả năng của đa số
học sinh tham gia hoạt động cũng như vượt quá những điều
kiện về cơ sở vật chất, thiết bị của trường lớp. Điều này có
nghĩa là, tuy thuộc vào từng trường, từng điều kiện cơ sở vật
chất, phương tiện cụ thể để tiến hành hoạt động. Ví dụ như
ở trường PTCS Yên Than chúng tôi, ngoài những điều kiện
vật chất có sẵn như trang thiết bị, đồ dùng học tập, sân chơi
ra tôi trường cũng có máy 2 máy tính xách tay, 2 máy chiếu.
Giáo viên có thể vận dụng việc soạn giáo án trên Power
Point để soạn các hoạt động giáo dục NGLL. Bằng phương
tiện này, chắc chắn sẽ tạo cho học sinh cảm giác thích thú
khi tham gia.
2. Tăng cường sự tham gia của học sinh:
Chúng ta phải tạo điều kiện để các em được tham gia,
được tiếp cận thông tin, được bày tỏ ý kiến, được lắng nghe,
5
được tôn trọng, được bàn bạc và quyết định trong các vấn đề
có liên quan đến bản thân các em.
3. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh:
Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL cần định
hướng vào việc phát triển tính chủ động, tích cực, sáng tạo
của học sinh, khả năng hoạt động độc lập, khả năng tự đề
xuất và giải quyết vấn đề trong hoạt động cũng như khả
năng tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của các em. Nói
cách khác đó là khả năng tham gia vào các HĐGD NGLL
của học sinh. Sự tham gia của học sinh tạo điều kiện cho các
em phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc tổ chức và
điều khiển hoạt động của tập thể. Chúng ta cần khắc phục
tính chất áp đặt, bao biện làm thay học sinh. Cụ thể là:
+ Phải đưa học sinh vào những tình huống cụ thể với
những công việc được giao cụ thể. Có như vậy mới giúp các
em có điều kiện trưởng thành.
+ Phát huy cao độ khả năng của đội ngũ cán bộ lớp,
đồng thời lôi cuốn mọi thành viên trong lớp cùng tham gia
vào các khâu của quá trình hoạt động.
4. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động:
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động là việc sử
dụng nhiều hình thức tổ chức hoạt động khác nhau một cách
linh hoạt và phù hợp với nội dung hoạt động, với điều kiện
6
về cơ sở vật chất, thiết bị, tài liệu, phương tiện, tránh lặp lại
nhiều lần, gây nhàm chán, tẻ nhạt đối với học sinh.
+ Nắm thật chắc nội dung hoạt động của từng chủ đề ở
từng tháng. Từ nội dung hoạt động của chủ đề tháng, giáo
viên cụ thể hóa thành nội dung cho hoạt động của từng tuần.
+ Lựa chọn các hình thức hoạt động cho phù hợp với nội
dung của tuần, của tháng.
+ Gắn đổi mới các hình thức hoạt động với đổi mới
phương pháp tổ chức HĐGD NGLL.
Ngoài ra, vai trò của giáo viên và học sinh trong HĐGD
NGLL cũng rất quan trọng, để tăng thêm tính hiệu quả của
nó:
* Về phía GV, đặc biệt là GVCN:
- Xác định được mục tiêu một cách rõ ràng.
- Có nội dung, chương trình hoạt động cụ thể.
- Các nội dung hoạt động cụ thể phải đáp ứng nhu cầu,
phù hợp với đặc điểm, tâm lý lứa tuổi học sinh THCS.
- Có sự phân công, chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng khi tổ
chức.
* Về phía học sinh:
- Cảm thấy thích thú, bổ ích và thể hiện thái độ tích cực
khi tham gia.
- Chủ động tổ chức và tự mình điều khiển các hoạt động
tập thể dưới sự cố vấn của GV.
- Được trải nghiệm, được thể hiện, được rèn luyện thông
qua các nội dung hoạt động cụ thể.
7
Với kinh nghiệm ít ỏi của mình trong công tác chủ nhiệm,
tôi xin được minh họa một tiết HĐGD NGLL với chủ điểm
tháng 11 “Tôn sư trọng đạo”. Đồng thời cũng góp một phần
vào việc rèn luyện KNS cho các em.Thông qua hoạt động
này rèn cho học sinh những kỹ năng sống sau :
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về truyền thống tôn
sư trọng đạo
- Kỹ năng trình bày và suy nghĩ
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin
- Kỹ năng lắng nghe tích cực
- Kỹ năng ứng xử giao tiếp với thầy cô giáo
* Số lượng học sinh tham gia vào hoạt động này 30/37
học sinh lớp 9 được tham gia trong đó :
- Phần 1: Thi Ai nhanh hơn - 15 học sinh.
- Phần 2 : Thi Hiểu biết - 9 học sinh.
- Phần 3 : Thi Tài năng - 3 học sinh.
- Phần 4 : Liên hệ bản thân - 3 học sinh.
C. KẾT LUẬN
Sau một thời gian áp dụng mô hình đa dạng hoá các hoạt
động NGLL ở tất cả các khối lớp trong toàn trường, chúng
tôi nhận thấy học sinh linh hoạt hơn trong ứng xử, cách
trình bày một vấn đề lưu loát hơn tuy nhiên sự chuyển
biến ấy mới chỉ là bước đầu. Chính vì vậy chúng tôi sẽ
tiếp tục kiên trì, dày công hơn nữa trong việc rèn giũa HS
8
ở mọi góc độ giúp các em hoàn thiện mình và đặc biệt có
được KNS và vận dụng KNS trong mọi hoàn cảnh.
9