Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN mần non thiết kế một số trò chơi giúp trẻ tích cực hoạt động góc học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305 KB, 20 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ
tích cực hoạt động góc học tập.
THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI
GIÚP TRẺ TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG GÓC HỌC TẬP
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trò chơi mang lại niềm vui cho mọi người. Trong trò chơi, kể cả
trẻ em lẫn người lớn đều say mê, đều được thỏa mãn nhu cầu. Đối với
người lớn, trò chơi chỉ chiếm một vị trí nhất định trong cuộc sống, còn
đối với trẻ mẫu giáo thì trò chơi có một ý nghĩa đặc biệt, nó chính là
người bạn đường của tuổi thơ ấu, hoạt động vui chơi vừa là hoạt động
học tập vừa là lao động và vừa là hình thức giáo dục nghiêm túc. Với sức
mạnh như vậy, trò chơi trở thành một phương tiện giáo dục phù hợp với
đặc điểm và khả năng của trẻ mẫu giáo.
Trong thực tế, tất cả các giáo viên trong trường tôi đều nắm được
tầm quan trọng của hoạt động vui chơi, tổ chức hoạt động đúng quy
trình, đồ chơi đủ cho trẻ hoạt động. Đã có một số giáo viên đi sâu nghiên
cứu tìm một số biện pháp để giúp trẻ tích cực hoạt động ở các góc chơi
và được nhân rộng toàn trường thực hiện.
Tuy nhiên, khi dự giờ hoạt động góc ở các lớp, nhìn trên phương
diện tổng thể thì hầu như đa số các giáo viên chú trọng 2 góc chơi chính,
đó là góc phân vai và góc xây dựng, và cũng ở các góc chơi này số lượng
trẻ tham gia hoạt động nhiều hơn so các góc khác.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Dung 1
Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ
tích cực hoạt động góc học tập.
Khi khảo sát 2 lớp lá, trung bình 30 trẻ thì có 10 trẻ hoạt động ở
góc phân vai, 8 trẻ ở góc xây dựng, góc nghệ thuật có 6 trẻ tham gia, còn
góc học tập có 3 trẻ, góc thiên nhiên 3 trẻ. Số lượng trẻ tham gia ở góc
học tập và góc thiên nhiên còn rất ít so với các góc chơi khác, đặc biệt
góc học tập trẻ có đến chơi nhưng lại mau chóng chán và tìm đến góc
chơi khác để tham gia. Nguyên nhân trẻ chưa tích cực vì trò chơi ở góc


học tập còn đơn điệu, chưa thỏa mãn được nhu cầu chơi của trẻ, ít trò
chơi nên khi chơi xong trò chơi một lần thì trẻ bắt đầu hướng về góc chơi
khác.
Chính lí do trên nên tôi đã tham khảo, nghiên cứu và “Thiết kế
một số trò chơi giúp trẻ tích cực hoạt động góc học tập” nhằm giúp
giáo viên nâng cao hiệu quả hoạt động góc.
II. BIỆN PHÁP:
Đặc điểm lớp học của trường mẫu giáo Sơn Ca 2 là lớp hẹp, trẻ
đông, nên khi thiết kế trò chơi và đồ chơi tôi thường cân nhắc về tính
thuận tiện và đồ chơi không không chiếm diện tích chỗ chơi của trẻ.
Xin giới thiệu một số trò chơi như sau:
1. Trò chơi: Chiếc gương chữ cái:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Dung 2
Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ
tích cực hoạt động góc học tập.
- Chuẩn bị: Giấy màu, nửa tờ giấy rôki, hình ảnh về chủ điểm có
chứa từ, dây gai, thẻ chữ cái rời.
- Thực hiện: Cắt giấy màu thành hình tròn (hoặc vuông, ôval) làm
dạng chiếc gương, gắn hình ảnh theo chủ điểm có chứa từ bên trong hình
tròn bên trái (Ví dụ tranh hoa hồng, phía dưới có từ “Hoa hồng” ), tùy
theo sở thích có thể dán 4 – 5 hình ảnh trên tờ bìa.
- Mục đích: Giúp trẻ nhận biết mặt chữ cái, xếp từ bằng thẻ chữ cái
từ trái sang phải để hình thành kỹ năng đọc cho trẻ, kỹ năng đoán từ qua
tranh.
- Cách chơi: Dán lên tường hoặc để nằm tờ giấy trên sàn, chơi theo
cá nhân hoặc theo nhóm 3-4 trẻ, trẻ chọn tranh giống với hình ảnh bên
trái gắn vào hình tròn phía phải, tìm những thẻ chữ cái rời và ghép theo
thứ tự thành từ giống với từ dưới tranh bên trái.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Dung 3
Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ

tích cực hoạt động góc học tập.
2. Trò chơi: Hãng làm phim ( Dựa theo ngôi nhà khoa học của
Sammy trò chơi Kidsmart)
- Chuẩn bị: 4 -5 tờ bìa khổ A4 dán liền cạnh với nhau tạo thành
một tấm phim, tranh xếp thứ tự ( Ví dụ như quá trình nảy mầm của cây,
vòng đời của bướm, truyện tranh, sự phát triển của gà ) tùy vào khả
năng của học sinh mà chọn ít hoặc nhiều chi tiết. 2 đoạn ống nhựa dài
30cm để cuốn 2 đầu tờ giấy. 1 thùng cát tông cắt bỏ một mặt làm màn
hình, từ màn hình vào khoảng 3cm rọc dọc từ trên xuống để đưa tấm
phim vào.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Dung 4





Trẻ chọn tranh
hoa hồng gắn
vào
Tìm chữ cái
ghép thành từ
Hoa hồng theo
mẫu
Tranh
Từ
Trẻ thao tác
Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ
tích cực hoạt động góc học tập.
- Mục đích: Trò chơi giúp trẻ biết nhận xét mối quan hệ của sự vật,
sự việc theo quy trình, theo thứ tự thông qua việc ghép tranh theo

đúng trình tự.
- Cách chơi: Trẻ chơi theo nhóm (số lượng trẻ tùy theo số lượng
mảnh ghép) mỗi trẻ chọn một mảnh ghép rồi quan sát hình ảnh, lần lượt
từng trẻ gắn vào từng đoạn phim từ trái sang phải đúng trình tự, (Ví dụ:
tranh hạt  nảy mầm ra lá 2 lá ra 4 lá ) sau đó cuốn phim lại rồi
đặt vào đường cắt của thùng cát tông, cuốn đoạn ống bên trái dần dần sẽ
cho trẻ một đoạn phim do chính tay trẻ thiết kế.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Dung 5
mảnh
ghép
Đoạn
phim
Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ
tích cực hoạt động góc học tập.
3. Trò chơi: Cặp đôi thông minh
- Chuẩn bị: 01 tờ bìa khổ 60 x 60cm, kẻ ô theo cạnh tờ bìa (Mỗi
cạnh 5 cột, 2 dòng). Tranh một số đồ dùng trong gia đình có công dụng
theo từng đôi một. Dán dòng trên mỗi ô 1 tranh đồ dùng, dòng phía dưới
đặt tranh bất kì vào các ô (không theo cặp)
- Mục đích: Trò chơi giúp trẻ biết sử dụng phối hợp một số đồ dùng
gần gũi xung quanh trẻ. (Ví dụ : nồi – bếp, chén – đũa, hoa – lọ, giường
– gối, xe – mũ bảo hiểm).
- Cách chơi: Đặt tờ giấy xuống sàn, 4 trẻ chơi ngồi ở 4 cạnh tờ
giấy. Nhiệm vụ của từng trẻ là xếp lại tranh dòng dưới cho thành cặp với
dòng trên (Chẳng hạn: (nhìn vào hình dưới) trẻ phải đổi lược đi cặp với
gương, ghế - bàn ). trẻ nào thực hiện xong trước và đúng là thắng cuộc.
Tùy theo khả năng của trẻ, cô giáo có thể xếp hình ảnh cho mỗi trẻ là
giống hoặc khác nhau. Chơi lần 2 trẻ đổi chỗ cho nhau hoặc thay bằng
các hình ảnh khác.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Dung 6
Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ
tích cực hoạt động góc học tập.


gương bàn nồi lọ
chậ
u
bếp lược hoa cá ghế
4. Trò chơi: Tìm nhà cho Mèo con
- Chuẩn bị: 1 tờ bìa lịch dán hình 5 ngôi nhà mang số từ 1 đến 5 và
gắn mỗi nhà một sợi dây. 5 thẻ hình mèo con có số chấm từ 1 đến 5.
- Mục đích: Trò chơi giúp trẻ củng cố số lượng và nhận biết chữ số
tương ứng với số lượng.
- Cách chơi: Treo tấm bìa trên vách tường độ cao vừa tầm với trẻ,
trẻ chọn thẻ hình Mèo có số chấm tương ứng với chữ số trong ngôi nhà,
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Dung 7
Trẻ
Trẻ
Trẻ
Trẻ
Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ
tích cực hoạt động góc học tập.
rồi dán vào đầu dây còn lại. (Khi chơi xong có thể dùng làm tranh trang
trí lớp).


** ** * **** * *****



Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Dung 8
2 3 4
5 1
Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ
tích cực hoạt động góc học tập.
5. Trò chơi: Đặt Lôtô
- Chuẩn bị: 2 cái rỗ nhựa nhỏ buộc úp miệng lại tạo thành lồng cầu,
khoét một lỗ nhỏ vừa với quả bóng bàn, 10 quả bóng bàn có mang các
chữ cái trẻ đã học (hoặc chữ số từ 1 – 10) 8-10 tờ bìa kẻ khung (Xem
hình dưới) và viết các chữ cái giống với chữ cái trong quả bóng bàn (mặt
sau tương tự như vậy nhưng viết số từ 1 – 10), hạt me.
- Mục đích: Củng cố nhận biết các chữ cái (chữ số) đã học.
- Cách chơi: Trò chơi từ 3 đến 10 trẻ. Một trẻ làm người lắc lồng
cầu, khi quả bóng nào rơi ra thì cầm quả bóng giơ lên rồi phát âm cho
các bạn nghe. Các trẻ còn lại mỗi trẻ một tấm bìa có mang các chữ cái và
một nắm hạt me, khi nghe đọc chữ cái nào thì trẻ tìm trong tờ bìa của
mình và đặt hạt me vào ô có chứa chữ cái đó. Trẻ nào đặt đủ 3 chữ cái
trên 1 hàng ngang trước là người chiến thắng, trẻ đó được ra làm người
lắc lồng cầu và trò chơi tiếp tục lại từ đầu. (Có thể thay các quả bóng bàn
chữ cái thành quả bóng chữ số và lật mặt của tờ bìa để chơi đặt số
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Dung 9
Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ
tích cực hoạt động góc học tập.
i t c

5 7 10
b n m 6 2 8
d đ l 1 3 9



b
III. KẾT QUẢ
Sau khi thiết kế một số trò chơi ở góc học tập, tôi tiến hành hướng
dẫn giáo viên tổ chức cho trẻ chơi. Khi chuyển chủ điểm hoạt động giáo
viên chỉ thay đổi hình ảnh phù hợp với chủ điểm mới. Sau khi thực hiện
một số chủ điểm kết quả đạt được như sau:
- Trò chơi phù hợp với sở thích của trẻ, nội dung chơi có tác dụng
củng cố kiến thức, rèn luyện tính kiên trì và phối hợp với nhau trong khi
chơi. Từ đó, trong hoạt động chung trẻ tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn.
- Góc học tập thu hút số lượng trẻ đông hơn so với trước, mỗi buổi
chơi có từ 7 – 8 trẻ đăng ký góc chơi học tập. Trẻ tự nguyện tích cực khi
chơi và duy trì trò chơi lâu hơn. Chính vì thế góc chơi xây dựng và góc
phân vai giảm số trẻ nên giờ hoạt động góc của lớp giảm ồn và chen lấn
nhau, nề nếp hoạt động của các lớp cũng tốt hơn so với trước kia.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Dung 10
Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ
tích cực hoạt động góc học tập.
Các trò chơi được giáo viên áp dụng tại lớp có hiệu quả, đặc biệt là
đối với trẻ khối lá, còn khối mầm và chồi giáo viên dựa theo để thay đổi
hình thức trò chơi phù hợp với độ tuổi trẻ và đặc điểm của lớp.
Qua dự giờ kiểm tra hoạt động góc, số tiết đạt loại khá và tốt tăng
lên so với đầu năm học.
Thông qua đó, giáo viên có ý thức hơn về việc tìm tòi nghiên cứu và
thiết kế những trò chơi mới, giúp giáo viên có phương tiện giáo dục trẻ
trong hoạt động góc mà đặc biệt là phát huy tốt góc chơi học tập.
Bài học kinh nghiệm:
Trong hoạt động góc, cô giáo cần quan tâm đến nhu cầu chơi của
trẻ, có được những trò chơi mới lạ và hấp dẫn trẻ sẽ tích cực hoạt động.
Khi thiết kế trò chơi cần chú ý đến nội dung chơi phải đảm bảo yêu
cầu rèn luyện và phát huy trí tuệ cho trẻ, hình thức sao cho phù hợp đặc

điểm độ tuổi của trẻ và sở thích của trẻ.
Mỗi trò chơi nên thiết kế cho trẻ chơi theo nhóm để khuyến khích
trẻ phối hợp, giao tiếp với nhau trong khi chơi.
Đồ chơi sử dụng trong trò chơi thay đổi theo chủ điểm để đáp ứng
nhu cầu khám phá của trẻ.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Dung 11
Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ
tích cực hoạt động góc học tập.
Kết luận
Trên đây là một số trò chơi giúp trẻ tích cực hoạt động ở góc học
tập mà tôi đã thiết kế. Các trò chơi đã được áp dụng thành công tại
trường, mong rằng qua kinh nghiệm nhỏ này giúp các bạn đồng nghiệp
có thêm tư liệu để tổ chức tốt hơn góc chơi học tập.
Cà Mau, ngày 10 tháng 11 năm 2009
Người Viết
Nguyễn Thị Phương Dung
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Dung 12
Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ
tích cực hoạt động góc học tập.
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tên đề tài : Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ tích cực hoạt động góc
học tập
- Tên tác giả : Nguyễn Thị Phương Dung
Đơn vị Truờng Phòng Giáo dục và Đào tạo
Nội dung Xếp loại Nội dung Xếp loại
- Đặt vấn đề - Đặt vấn đề
- Biện pháp - Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng dụng - Kết quả phổ biến, ứng
dụng

- Tính khoa học - Tính khoa học
- Tính sáng tạo - Tính sáng tạo
Xếp loại chung:
Ngày tháng năm 20
Hiệu truởng

Xếploại chung:
Ngày tháng năm 20
Thủ truởng đơn vị
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Dung 13
Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ
tích cực hoạt động góc học tập.
Căn cứ kết quả xét , thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp Tỉnh ;
Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại :
Ngày tháng năm
GIÁM ĐỐC
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Dung 14
Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ
tích cực hoạt động góc học tập.
Mẫu Bìa SKKN:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Dung 15
Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ
tích cực hoạt động góc học tập.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KRÔNG NĂNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ MINH KHAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 THỰC HIỆN
BỐN PHÉP TÍNH CƠ BẢN
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: ĐẶNG THỊ BÁ

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Dung 16
Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ
tích cực hoạt động góc học tập.
NĂM HỌC 2010 - 2011
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KRÔNG NĂNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ MINH KHAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 THỰC HIỆN
BỐN PHÉP TÍNH CƠ BẢN
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Dung 17
Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ
tích cực hoạt động góc học tập.
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: ĐẶNG THỊ BÁ
NĂM HỌC 2010 - 2011
PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO KRÔNG NĂNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ MINH KHAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC PHÂN
MÔN LUYỆN TỪ CÂU Ở LỚP 4.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Dung 18
Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ
tích cực hoạt động góc học tập.
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: ĐỔNG TRỌNG AN
NĂM HỌC 2010 - 2011
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK
PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO KRÔNG NĂNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ MINH KHAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC PHÂN
MÔN LUYỆN TỪ CÂU Ở LỚP 4.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Dung 19
Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ
tích cực hoạt động góc học tập.
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: ĐỔNG TRỌNG AN
NĂM HỌC 2010 - 2011
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Dung 20

×