Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA HỌC PHẦN DINH DƯỠNG TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.53 KB, 4 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA HỌC PHẦN DINH DƯỠNG TRẺ EM
Lưu Ngọc Sơn

1. Mở đầu
Trong thời đại ngày nay, con người phải có khả năng tư duy độc lập, có phương pháp tư duy
hệ thống và cách nhìn toàn thể, có năng lực sáng tạo và tinh thần đổi mới, có khả năng thích ứng
với sự thay đổi thường xuyên, đa dạng, phức tạp, đầy biến động bất ngờ và bất định, có năng lực
hành động hiệu quả và tinh thần hợp tác trong một môi trường văn hoá. Vì vậy, nền giáo dục của
kỷ nguyên thông tin là một nền giáo dục cho mọi người, tạo điều kiện mọi người được học, giúp
cho mọi người biết cách học, biết cách tự học, học tập liên tục, học suốt đời, là một nền giáo dục
mở và liên thông, có khả năng hội nhập với nền giáo dục chung của thế giới toàn cầu hoá. Qua tìm
hiểu thực tiễn, chúng tôi thấy rằng sinh viên mầm non hoạt động tự học nói chung và trong học
phần “Dinh dưỡng trẻ em” của sinh viên chưa đạt được kết quả như mong muốn. Xuất phát từ
những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài để nghiên cứu là: “Một số biện pháp phát huy hiệu quả
hoạt động tự học của sinh viên thông qua học phần “Dinh dưỡng trẻ em” với mong muốn góp
phần vào chương trình phát triển hoạt động tự học - vấn đề đang được toàn ngành quan tâm.
2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu lí luận; Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
(Phương pháp quan sát; Phương pháp đàm thọai; Phương pháp điều tra; Phương pháp thực
nghiệm) và Phương pháp thống kê toán học.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Vài nét về hoạt động tự học của sinh viên thông qua học phần “Dinh dưỡng trẻ em”
Tự học là hình thức tổ chức dạy học, có quan hệ chặt chẽ với các hình thức tổ chức dạy học
khác và là hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học. Tự học là một trong những kỹ năng học tập cơ
bản nhằm giúp cho sinh viên giải quyết các nhiệm vụ học tập trong giai đoạn hiện nay.
Vấn đề tự học của sinh viên đã có rất nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý và mọi lực
lượng giáo dục luôn nghiên cứu từ trước đến nay. Trên cơ sở kế thừa và phát triển các kết quả về
hoạt động tự học, chúng tôi cho rằng:
Hoạt động tự học là quá trình tự giác, tích cực, độc lập, là hình thức hoạt động nhận thức
của cá nhân nhằm nắm vững tri thức, kỹ năng, thái độ do chính người học tiến hành. Người học tự


quyết định mục tiêu, tự hoạch định tiến trình học tập, tự lựa chọn phương pháp học tập và tự mình
kiểm tra, kiểm soát, đánh giá. Tự học chính là một những phẩm chất quan trọng mà bất kỳ trường
đại học nào cũng cần phải trang bị cho sinh viên.
Hoạt động tự học của sinh viên mầm non nói chung và trong học phần “Dinh dưỡng trẻ
em” nói riêng còn nhiều mặt hạn chế, hoạt động tự học của họ còn ở mức độ thấp, việc tổ chức tự
học cho sinh viên chỉ mới dừng lại ở định hướng bằng kế hoạch dạy học, bản hướng dẫn tự học,
nhắc nhỡ, động viên, khuyến khích chứ chưa đi sâu tìm hiểu hướng dẫn các biện pháp tổ chức
hoạt động tự học để đạt hiệu quả tốt. Vì vậy, việc nghiên cứu những biện pháp phát huy hiệu quả
hoạt động tự học của sinh viên là một vấn đề có ý nghĩa lớn.
3.2. Một số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên thông qua học phần
“Dinh dưỡng trẻ em”
Qua tìm hiểu thực trạng tự học của sinh viên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp phát huy
hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên thông qua học phần “Dinh dưỡng trẻ em” như sau:
1
- Biện pháp thứ nhất: Giáo dục cho sinh viên nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và lợi
ích của tự học trong giai đoạn hiện nay.
Giáo dục cho sinh viên nhận thức đúng đắn, đầy đủ về sự cần thiết và lợi ích của hoạt
động tự học. Bởi lẽ, việc nhận thức đúng đắn sẽ có tác dụng định hướng hành động cho sinh viên.
Khi hiểu rõ sự cần thiết và lợi ích của hoạt động tự học với việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập
sẽ giúp cho sinh viên thực sự tự giác, tích cực, tự lực, tự học có hiệu quả, phù hợp với bản thân
và nghề nghiệp của mình, giúp sinh viên rèn luyện ý chí nghị lực vượt khó, phấn đấu vươn lên,
nâng cao kết quả học tập, đạt tới mục tiêu đã định.
- Biện pháp thứ hai: Bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp tự học đúng đắn và khoa học
phù hợp với học phần “Dinh dưỡng trẻ em”
Có phương pháp đúng trong học phần này có nghĩa người tự học cần:
+ Có kế hoạch học và thời gian biểu tự học hợp lý, khoa học và phù hợp với điều kiện của
mình như: Đảm bảo thời gian tự học học phần này tương xứng với lượng thông tin của môn học;
đảm bảo sự xen kẽ và luân phiên hợp lý giữa các hình thức tự học, giữa các môn học, giữa giờ tự
học và giờ nghỉ ngơi; đảm bảo tính mềm dẻo và tính thực tế của kế hoạch và thời gian biểu tự học.
+ Biết cách tự học và tự nghiên cứu tài liệu giáo trình: Hãy cố gắng kiên trì theo 5 chiến

lược đọc sau: Gạch dưới những ý, những câu cần thiết nhất; ghi thật vắn tắt những điều quan
trọng nhất (theo ý của mình); tự vẽ một sơ đồ logic sau khi đọc (theo ý của mình); tự tóm tắt bài
đọc; tự đặt câu hỏi về nội dung của bài.
+ Hãy đọc tích cực và hiệu quả: Phải tập trung tư tưởng và có chủ định khi đọc (đọc để
học, không phải là chỉ đọc cho vui, cho biết, mà đọc để hiểu, để phân tích, tổng hợp, để ghi nhớ
và vận dụng); biết “tìm” và “phát hiện” những ý tưởng chủ đạo, cốt lõi, những điều quan trọng
của bài đọc; biết ghi chép, tóm tắt theo ý của mình; biết tự xác lập một hình ảnh trong tâm trí (dàn
bài, sơ đồ, mô hình, mối liên hệ…) để ghi nhớ và vận dụng sau này.
+ Biết cách chất vấn, tìm thắc mắc để hỏi (tự hỏi mình, hỏi bạn bè, thầy giáo, hay bất cứ ai
có khả năng). Trong quá trình đọc, để hiểu rõ vấn đề, phân tích đào sâu và nắm vững kiến thức,
người đọc cần luôn tự đặt ra các câu hỏi để hiểu thông điệp của tác giả, tự trả lời rồi trao đổi với
bạn bè hoặc ghi nhận lại những câu hỏi mà mình chưa giải đáp được. Tự đặt câu hỏi và tự tìm
cách trả lời là việc nên làm thường xuyên khi đọc để học một chương mục, điều này có ý nghĩa
lớn trong việc rèn luyện tư duy và là phương pháp rất tốt để đào sâu và tìm hiểu phân tích một bài
học, phát hiện vấn đề, muốn tiếp cận đến bản chất cốt lõi của kiến thức và mục tiêu của chương
mục. Nếu sinh viên biết tự đặt câu hỏi và sau đó tự trả lời được, thì đó là dấu hiệu chứng tỏ sinh
viên đã hiểu được những nội dung của bài học. Các câu hỏi có thể là: Vì sao? Tại sao? Như thế
nào? Điều gì? Cái gì? Có đặc trưng gì? Để làm gì?
- Biện pháp thứ ba: Hướng dẫn sinh viên biết khai thác và tận dụng mọi ngoại lực để hoạt
động tự học học phần “Dinh dưỡng trẻ em” có hiệu quả
Ý chí, nghị lực và cố gắng của bản thân là yếu tố quyết định sự thành công, nhưng nếu
sinh viên biết khai thác triệt để các nguồn ngoại lực, chắc chắn kết quả học tập của sinh viên sẽ
cao hơn rất nhiều. Ngoại lực tác động vào việc tự học là toàn bộ các yếu tố của cơ chế, môi
trường, điều kiện, phương tiện, giảng viên, bạn bè, gia đình… có liên quan tới việc học của người
tự học. Người học cần biết các yếu tố ấy để khai thác và tận dụng triệt để những mặt thuận lợi của
ngoại lực và khắc phục những khó khăn trong điều kiện và hoàn cảnh của mình.
- Biện pháp thứ 4: Dạy sinh viên nghiên cứu khoa học dinh dưỡng trẻ em
Nghiên cứu khoa học là một quá trình nhận thức chân lý khoa học, một quá trình lao động
trí tuệ phức tạp, gian khổ nhưng đầy hào hứng và hứa hẹn. Nghiên cứu khoa học là một trong
những nhiệm vụ chính của trường đại học, giúp nhà trường thực hiện tốt yêu cầu đổi mới về nội

2
dung và phương pháp giáo dục, đảm bảo yêu cầu Luật Giáo dục và Nghị quyết trung ương 2, khoá
VIII.
Qua nghiên cứu khoa học, sinh viên từng bước tập vận dụng phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu khoa học trong thực tiễn. Đó là điều kiện để sinh viên tiến hành hoạt động nhận
thức có tính chất nghiên cứu của mình, bước đầu góp phần giải quyết những vấn đề do thực tiễn
nghề nghiệp đặt ra. Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ tiếp tục hoàn thiện và đổi mới vốn tri thức của mình
dưới ảnh hưởng của cách mạng khoa học - công nghệ, rèn luyện tác phong phẩm chất tốt đẹp của
nhà nghiên cứu (làm việc có kế hoạch, cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc…). Tuy nhiên, nghiên cứu khoa
học là một việc không dễ. Cung cấp cho người học cách thức để nghiên cứu qua bài giảng, qua
hướng dẫn trên lớp không đủ, chỉ khi bắt tay vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể thì dần dần mới nắm
bắt được cách tiến hành một đề tài nghiên cứu.
Kết quả thực nghiệm chúng tôi có thể nhận định rằng: Khi có tác động sư phạm, bước đầu
sinh viên nhóm thực nghiệm đã có sự tiến bộ rõ rệt. Có được kết quả này là do sinh viên nhận
thức được sự cần thiết và lợi ích của tự học, đã nắm được một số phương pháp, biện pháp tự học
hiệu quả, biết tổ chức, vận dụng tri thức linh hoạt, phù hợp và vững vàng hơn trong hoạt động tự
học của mình, biết khai thác và tận dụng triệt để những mặt thuận lợi của ngoại lực và khắc phục
những khó khăn trong điều kiện và hoàn cảnh của mình. Từ đó đã thúc đẩy hoạt động học tập của
họ có hiệu quả hơn, ở mức độ cao hơn. Trong khi đó, sinh viên nhóm đối chứng do chưa được bồi
dưỡng về biện pháp tự học, nên sự nhận thức về tự học chưa sâu sắc, chưa xác định mục đích học
tập rõ ràng, chưa có kỹ năng tự học, vì thế họ vận dụng một cách máy móc, hiệu quả học tập chưa
cao.
4. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm một số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự
học của sinh viên mầm non, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Phát huy hiệu quả hoạt động tự học của người học nói chung cũng như của sinh viên
thông qua học phần “Dinh dưỡng trẻ em” nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
người thầy trong quá trình dạy học. Các nhà giáo dục từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây trên thế
giới, ở nước ngoài và ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này và cho đến
nay nó vẫn là một trong những vấn đề quan trọng nhất của những hướng đổi mới giáo dục - dạy

học. Đề tài này đã góp phần giúp sinh viên nhanh chóng nắm bắt được phương pháp, cách thức tự
học với động cơ, động lực mạnh mẽ, nâng cao chất lượng tự học cũng như học tập nói chung.
2. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên còn rất nhiều hạn chế, sinh viên vẫn còn thụ
động trong học tập, chỉ quen với việc tiếp thu kiến thức được truyền đạt, nên không thấy được vai
trò to lớn của vấn đề tự học và tự rèn luyện. Chính vì ý thức về tự học còn hạn chế, nên sinh viên
cũng chưa rèn luyện cho mình phương pháp tự học và kỹ năng tự học cần thiết. Từ đó, dẫn đến kết
quả học tập không cao. Bên cạnh đó, mặc dù nhà trường đã có nhiều biện pháp để phát huy hiệu quả
hoạt động của sinh viên nhưng hiện nay vẫn còn một số giảng viên chưa thực sự sự quan tâm bồi
dưỡng, hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo, tạo điều kiện và cơ hội để rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh
viên; phương pháp dạy chủ yếu là thuyết giảng chứ chưa thực sự gợi mở và tạo vấn đề cho người
học tự tìm tòi và khám phá. Điều này cũng chưa thực sự tạo động lực tự học, tự nghiên cứu của sinh
viên. Vì vậy, nghiên cứu một số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học cho sinh viên Trường
Đại học Hùng Vương là cần thiết và cấp bách.
3. Hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên được phát huy khi tiến hành phối hợp và áp
dụng các biện pháp:
- Giáo dục cho sinh viên nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và lợi ích của tự học trong
giai đoạn hiện nay.
- Bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp tự học đúng đắn và khoa học phù hợp với học
phần “Dinh dưỡng trẻ em”.
3
- Hướng dẫn sinh viên biết khai thác và tận dụng mọi ngoại lực để hoạt động tự học trong
học phần “Dinh dưỡng trẻ em” có hiệu quả.
- Dạy sinh viên nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng trẻ em.
4. Thực nghiệm áp dụng một số biện pháp trên đã cho kết quả khá tốt trong việc phát huy
hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên. Điều này cho thấy, những biện pháp chúng tôi đưa ra là
hợp lý, giả thuyết khoa học đã được chứng minh, nhiệm vụ của đề tài đã được giải quyết và mục
đích của đề tài đã được thực hiện.
Tài liệu tham khảo
1. Đào Thanh Âm (chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hoà, Đinh Văn Vang (2010), Giáo dục học
Mầm non, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

2. Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến (2003), Để tự học đạt được hiệu quả, NXB Đại học Sư phạm, Hà
Nội.
3. Lê Thị Mai Hoa, Lê Trọng Sơn (2012), Giáo trình Dinh dưỡng trẻ em, NXB Đại học sư phạm,
Hà Nội.
4. Trần Bá Hoành, Vị trí của tự học, tự đào tạo trong quá trình dạy học, giáo dục và đào tạo, Tạp
chí nghiên cứu Giáo dục - Số 7/1998
5. Phan Trọng Luận, Tự học - một chìa khoá vàng của giáo dục, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Số
2/1995.
6. A.P. Primacov (1976), Phương pháp đọc sách, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. N.A. Rubakin (1973), Tự học như thế nào, NXB Thanh niên Hà Nội, Hà Nội.
4

×