Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Bài tập QTKDQT giao tiếp cá nhân trong kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.16 KB, 22 trang )

BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
Bài tập nhóm :
Hiểu thế nào là giao tiếp cá nhân trong kinh doanh quốc tế?
Bằng một ví dụ cụ thể hãy phân tích sự tác động và ứng xử
của doanh nghiệp trong môi trường tự do cá nhân .
I. LÝ THUYẾT VỀ GIAO TIẾP CÁ NHÂN TRONG KINH DOANH
QUỐC TẾ:
1.1. Giao tiếp cá nhân là gì:
Ngày nay trong mỗi nền văn hóa có một hệ thống giao tiếp để truyền đạt ý nghĩ, tình
cảm, kiến thức, thông tin qua lời nói, hành động và chữ viết. Và thông thường để biểu thị
hành vi trong giao tiếp con người thường diễn tả chính thông qua ngôn ngữ. Chính vì vậy
hiểu ngôn ngữ thông thường của một nền văn hóa cho phép chúng ta biết được tại sao
người dân nơi đó lại suy nghĩ và hành động như vậy. Hiểu các hình thức ngôn ngữ khác
nhau (ngoài ngôn ngữ thông thường) của một nền văn hóa giúp chúng ta tránh đưa ra
những thông tin gây ngượng ngùng hoặc ngớ ngẩn đồng thời nhằm đạt được nhiều hiệu
quả cao trong ngoại giao và công việc. Đó cũng chính là những hành trang cơ bản để việc
thực hiện giao tiếp cá nhân có thể mang lại kết quả tốt nhất, vì vậy việc lựa chọn các
ngôn ngữ và sử dụng sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp là một trong những yếu tố
then chốt để việc giao tiếp có thể thuận lợi và hiệu quả là một vấn đề rất quan trọng.
1.1.1. Ngôn ngữ thông thường:
Ngôn ngữ thông thường là một bộ phận trong hệ thống truyền đạt thông tin của một nền
văn hóa được thể hiện thông qua lời nói hoặc chữ viết. Sự khác nhau dễ thấy nhất khi
chúng ta đến một quốc gia khác là ngôn ngữ thông thường. Chúng ta sẽ phải lắng nghe và
tham gia vào các cuộc đàm thoại, đọc các văn bản liên quan để tìm đường. Chỉ có thể
1
NHÓM 11
BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
hiểu thực sự một nền văn hóa khi biết ngôn ngữ của nền văn hóa đó, do vậy ngôn ngữ là
quan trọng đối với tất cả các hoạt động kinh doanh quốc tế.
Mỗi một dân tộc có một ngôn ngữ đặc trưng riêng của họ. Ví dụ, dân số Malaysia gồm có
người Mã Lai (60%), Trung Quốc (30%) và Ấn Độ (10%). Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ


quốc gia chính thức nhưng từng dân tộc lại có ngôn ngữ của riêng họ và tiếp tục duy trì
truyền thống của dân tộc đó. Kết quả là đôi khi xảy ra những xung đột về mặt sắc tộc
giữa các nhóm sống trên đất nước này.
1.1.2. Ngôn ngữ chung (ngôn ngữ quốc tế):
Ngôn ngữ chung là ngôn ngữ thứ 3 hoặc là ngôn ngữ liên kết được hai bên cùng nhau
hiểu mà cả hai bên này đều nói những thứ ngôn ngữ bản địa khác nhau. Mặc dù chỉ 5%
dân số thế giới nói tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ nhất, nhưng đó là ngôn ngữ chung phổ
biến nhất trong kinh doanh quốc tế, theo sau là tiếng Pháp và Tây Ban Nha. Tiếng thổ
ngữ Quảng Đông của Trung Quốc được sử dụng ở Hồng Kông, tiếng Quan Thoại được
sử dụng ở Đài Loan, các vùng ở Trung Quốc cũng có những ngôn ngữ chung khác nhau
tùy theo sở thích của từng vùng. Mặc dù ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ là tiếng Hindi,
nhưng ngôn ngữ chung của nó là tiếng Anh vì nước này trước đây là thuộc địa của Anh.
Vì hoạt động ở nhiều quốc gia, mỗi nước có ngôn ngữ riêng, nên các công ty đa quốc gia
phải chọn một ngôn ngữ chung thống nhất dùng cho giao tiếp trong nội bộ. Việc dịch
đúng tất cả thông tin là hết sức quan trọng trong kinh doanh quốc tế.
1.1.3. Ngôn ngữ cử chỉ:
Sự truyền tin qua ám hiệu không âm thanh, bao gồm điệu bộ tay chân, thể hiện nét mặt,
ánh mắt trong phạm vi cá nhân được coi là ngôn ngữ cử chỉ. Giống như ngôn ngữ thông
thường, truyền tin theo ngôn ngữ cử chỉ sẽ bao gồm cả thông tin lẫn tình cảm và nhiều
điều khác của một nền văn hóa này với một nền văn hóa khác.
Phần lớn ngôn ngữ cử chỉ là rất tinh tế và thường phải mất thời gian để hiểu ý nghĩa của
nó. Những điệu bộ cơ thể thường truyền tải nhiều nghĩa khác nhau trong những nền văn
2
NHÓM 11
BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
hóa khác nhau. Ví dụ ám hiệu ngón cái là thô bỉ ở Italia và Hy Lạp nhưng có nghĩa “mọi
thứ được đấy” hoặc thậm chí là “tuyệt vời” ở Mỹ.
1.2. Ảnh hưởng của giao tiếp cá nhân đến hoạt động kinh doanh quốc tế
Đối với các hoạt động kinh doanh quốc tế, khi mà đối tượng khách hàng lại là ở một quốc
gia nước ngoài thì không những các yếu tố văn hóa, giao tiếp cá nhân có ảnh hưởng lớn

đến các hoạt động của doanh nghiệp mà có khi lại còn là rào cản cho những thành công
nếu không biết tận dụng những mặt ảnh hưởng tốt của nó.
1.2.1. Ảnh hưởng của giao tiếp cá nhân đến hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết
hợp đồng kinh doanh quốc tế
Ảnh hưởng trực tiếp của giao tiếp cá nhân lên hoạt động hoạt động giao dịch, đàm phán
ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế đó là tác động lên chính hành vi của các chủ thể kinh
doanh quốc tế. Những hành vi đó sẽ in dấu lên các hoạt động của họ thông qua những
quy tắc xã giao, cách nói năng ứng xử ngôn ngữ giao tiếp mà họ sử dụng trong quá trình
giao tiếp, đàm phán, thương lượng với khách hàng.
Một yếu tố văn hóa có ảnh hưởng rõ rệt đến giao tiếp trong hoạt động giao dịch, đàm
phán, ký kết hợp đồng của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế đó chính là ngôn ngữ.
Hiểu biết về ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo của thương nhân là một
thuận lợi hết sức to lớn trong việc giao tiếp với các thương gia nước ngoài, cũng như
trong việc tìm hiểu từ phong tục tập quán, thói quen làm việc, nhu cầu tiêu dùng cho đến
môi trường chính trị, luật pháp của nước mà họ có quan hệ buôn bán. Nếu năng lực ngoại
ngữ hạn chế, các thương nhân có thể gặp khó khăn trong khi đàm phán hoặc trao đổi ý
tưởng kinh doanh, dẫn đến hiểu lầm lẫn nhau và gây ra sự trì hoãn trong hoạt động buôn
bán song phương hay hợp tác kinh doanh. Sự bất đồng về ngôn ngữ đôi khi là rào cản rất
lớn trong việc giao tiếp với những thương nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Hai người
nói chuyện với nhau bằng tiếng mẹ đẻ vẫn có thể hiểu lầm nhau, bởi thế giao tiếp bằng
ngoại ngữ lại càng khó khăn hơn. Ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung
3
NHÓM 11
BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
Quốc hay cả Việt Nam thì việc dùng chính ngôn ngữ địa phương trong giao tiếp vẫn dẫn
đến nhầm lẫn do họ có nhiều cách nói khác nhau để diễn đạt cùng một nội dung.
Hiện nay ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp quốc tế là tiếng Anh, tuy
nhiên việc biết tiếng địa phương vẫn là một thuận lợi, bởi phần lớn mọi người chuộng sự
khác biệt trong ngôn ngữ riêng của họ và việc nói tiếng địa phương có thể hình thành mối
quan hệ tốt rất quan trọng trong giao tiếp thương mại. Thông thường doanh nghiệp hay

nhà sản xuất không hiểu tiếng địa phương có thể phạm sai lầm do dịch không chính xác
các thông điệp mà đối tác nước ngoài muốn truyền tải dẫn đến những sai lầm đáng tiếc
thậm chí bị mất hợp đồng và ảnh hưởng đến uy tín sau này của các doanh nghiệp.
Ngay cả đối với ngôn ngữ chung thường sử dụng là tiếng Anh, tiếng Pháp, Tây Ban Nha
thì vẫn xảy ra những nhầm lẫn đáng tiếc do những biến thể của nó trong quá trình gia
nhập các quốc gia khác nhau. Chẳng hạn như tiếng Anh của người Mỹ khác với tiếng
Anh của người Anh, khác với tiếng Anh của người Úc và cả tiếng Anh của Singapore. Do
đó khi sử dụng các ngôn ngữ quốc tế trong quá trình giao dịch, đàm phán cũng cần phải
chú ý đến những cách thức sử dụng và ý nghĩa khác nhau của lời nói hay văn phong mà
đối tác sử dụng để có thể có những cách thức giao tiếp phù hợp nhất.
Bên cạnh những thông điệp được trình bày thông qua ngôn từ thì cần phải lưu ý đến
những thông điệp ẩn sau ngôn ngữ, đó chính là ngôn ngữ cử chỉ. Những hình thức của
yếu tố ngoài ngôn ngữ trong giao tiếp chủ yếu bao gồm: Thái độ và tư thế, ra hiệu bằng
tay, tầm nhìn, nét mặt và vị trí, cự ly giữa hai bên… Những hình thức biểu đạt này trong
giao tiếp đều cần phải chú ý. Việc sử dụng ngôn ngữ không lời có thể biểu đạt những ý
muốn mà lời nói không thể tả hết được. Việc không nắm được những thông điệp ngoài
ngôn từ của người đối thoại có thể gây nên những nhầm lẫn đáng tiếc. Việc hiểu ngôn
ngữ không lời của một nền văn hóa giúp chúng ta tránh được việc gửi đi những thông
điệp không dự kiến hoặc gây phiều hà Chẳng hạn như ở Mỹ khoảng cách theo phong tục
mà các bên tham gia thảo luận về kinh doanh phải từ 5 đến 8 bước chân, trong khi đó ở
Mỹ Latin khoảng cách này là 3 đến 5 bước. Kết quả là nhiều người Bắc Mỹ cảm nhận
4
NHÓM 11
BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
một cách không ý thức rằng người Mỹ Latin đang chiếm vị trí con người họ và có thể lùi
khỏi cuộc nói chuyện.
Tóm lại việc giao tiếp và đàm phán với đối tác nước ngoài không phải là một việc dễ
dàng. Nó bị cản trở bởi một số điểm đặc trưng trong văn hóa mà cụ thể là yếu tố giao tiếp
cá nhân của mỗi quốc gia. Một ngôn ngữ rất khác lạ, một thái độ dè dặt đặc biệt hay ít
nhất là phong cách giao tiếp giữa người với người rất khác biệt cũng khiến cho các đối

tác khó giao dịch với nhau. Chính điều này khiến cho quá trình đàm phán kinh doanh với
các đối tác nước ngoài có những nét đặc thù riêng và ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động
kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp.
1.2.2. Ảnh hưởng của giao tiếp cá nhân đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực của
các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế:
Cùng với hoạt động kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, chuyện các nhóm làm việc có
nhiều người mang quốc tịch khác nhau đến từ chính các quốc gia địa phương hoặc từ các
dân tộc khác đã không còn xa lạ trong nhiều công sở. Các nhóm làm việc bao gồm các
thành viên đến từ những quốc gia, lãnh thổ khác nhau thường đòi hỏi nhà quản lý phải có
những kỹ năng đặc thù, đặc biệt khi trong nhóm xảy ra mâu thuẫn đòi hỏi nhà quản lý
phải giải quyết êm thấm.
Những khó khăn của nhà quản lý đối với các nhân viên của mình trực tiếp là do yếu tố
ngôn ngữ địa phương của mỗi quốc gia nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Nếu doanh
nghiệp không am hiểu ngôn ngữ của nước bản địa thì không thể hiểu hết được những nhu
cầu, mong muốn của nhân viên mình nên không thể đưa ra những chính sách khuyết
khích, tạo động lực làm việc với người lao động và khi có xung đột xảy ra thì việc giải
quyết gặp nhiều khó khăn do nhà quản lý không hiểu được các nguyên nhân của vấn đề.
Ngay cả khi các doanh nghiệp sử dụng một ngôn ngữ chung thống nhất tại nơi làm việc
thì những rắc rối vẫn xảy ra do các ngôn ngữ chung này vẫn được người sử dụng nói theo
các phương ngữ và lối diễn đạt khác nhau. Mặc dù ngôn ngữ kinh doanh quốc tế chủ yếu
là tiếng Anh, nhưng đôi khi vẫn xảy ra hiểu lầm do những người sử dụng nhấn mạnh sai
5
NHÓM 11
BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
trọng âm, không nói trôi chảy hoặc dịch sai ý. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp chú
trọng công tác làm việc nhóm thì vấn đề ngôn ngữ lại càng quan trọng hơn. Những nhân
viên không nói thông thạo ngoại ngữ lại có thể là người giỏi nhất trong lĩnh vực chuyên
môn nhưng lại gặp những khó khăn trong giao tiếp khiến mọi người không nhận ra. Nếu
đồng nghiệp coi thường hoặc không kiên nhẫn, mâu thuẫn chắc chắn sẽ xảy ra. Những
nhân viên không thông thạo ngoại ngữ có thể cảm thấy ít có động lực đóng góp vào thành

công chung, hoặc lo lắng về những đánh giá hiệu quả công việc của mình và viễn cảnh
công việc trong tương lai. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp không hiểu rõ được cách thức sử
dụng ngôn ngữ của các nhân viên thì khó có thể quản lý các hoạt động trong nhóm làm
việc và sự phối hợp giữa các nhà quản lý với nhân viên của mình và giữa các nhân viên
với nhau. Một khi sự không hiểu ý nhau xảy ra thì không chỉ dẫn đến xung đột nội bộ mà
nặng hơn là sự truyền đạt các ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp đến nhân viên của
mình sẽ bị hiểu sai lệch đi làm cho hình ảnh của doanh nghiệp bị giảm sút và ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài.
Một trong những yếu tố không thể bỏ qua của giao tiếp cá nhân tác động đến hoạt động
quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế đó là ngôn ngữ cử chỉ.
Đây chính là yếu tố gây khó khăn nhất cho các nhà quản lý trong việc hiểu rõ những suy
nghĩ của nhân viên mình. Nếu như yếu tố ngôn ngữ có thể cải thiện được thông qua việc
học hỏi thì ngôn ngữ cử chỉ lại không biểu hiện cụ thể ra bên ngoài nên rất dễ tạo sự
nhầm lần cho các nhà quản lý. Trong thực tế, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cử chỉ thông
qua những biểu hiện rất đơn giản, nhưng đòi hỏi mỗi người phải tinh tế, khéo léo, quan
sát thái độ và hành vi của đối phương để điều chỉnh cử chỉ, hành động của mình một cách
hợp lý. Nhờ đó mà nhà lãnh đạo sẽ có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình, truyền
đạt thông điệp cho nhân viên một cách dễ dàng và hấp dẫn. Những khó khăn trong giao
tiếp luôn khiến việc chia sẻ thông tin bị hạn chế, tạo ra mâu thuẫn giữa các cá nhân, từ đó
cản trở hiệu quả làm việc trong công ty. Đăc biệt đối với những công ty có những nhân
viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau thì những cản trở về ngôn ngữ không lời này càng
nặng nề hơn nữa. Chẳng hạn như tại Nhật Bản, đưa ra phản ứng gay gắt ngay trước mặt
6
NHÓM 11
BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
người khác là một điều cấm kỵ. Tuy nhiên nếu có một nhân viên đến từ một quốc gia
phương Tây làm điều đó thì họ sẽ bị các nhân viên Nhật Bản phản đối, rồi họ tìm cách
tách khỏi anh ta, đưa ra dấu hiệu rõ ràng nhất rằng anh ta không thuộc cộng đồng của họ
và họ chỉ giao tiếp với anh ta khi cần nên làm cho hiệu quả phối hợp làm việc của các
nhân viên bị giảm đi. Vì vậy yếu tố ngôn ngữ không lời cũng ảnh hưởng to lớn đến các

nhà quản trị trong việc hiểu và nhận ra những mong muốn, nhu cầu của nhân viên từ đó
có thể đáp ứng được các tâm tư, nguyện vọng của họ cũng như biết cách giải quyết vấn
đề khi có xung đột xảy ra.
1.2.3. Ảnh hưởng của giao tiếp cá nhân đến hoạt động tiếp thị, quảng bá thương hiệu
của doanh nghiệp:
Với tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ thì ước tính trên thế giới, số ngôn ngữ
được sử dụng cũng xấp xỉ chừng đó. Chính sự đa dạng về ngôn ngữ đã khiến các doanh
nghiệp gặp nhiều khó khăn khi đưa sản phẩm của mình thâm nhập thị trường nước ngoài.
Biết bao nhiêu doanh nghiệp đã phải đổ mồ hôi, công sức và rót không ít tiền của để tìm
cho mình những tên gọi, khẩu hiệu đầy ý nghĩa và ấn tượng nhưng đôi khi chính những
tên gọi, những khẩu hiệu này lại làm cho kế hoạch thâm nhập thị trường của các doanh
nghiệp bị phá sản.
Chúng ta có thể đơn cử một ví dụ về một hãng bút nổi tiếng thế giới Parker, khi tiến vào
thị trường Mexico đã tung hô rầm rộ khẩu hiệu "Chiếc bút tạo cảm giác êm ái và không
làm thủng túi áo bạn." Nhưng một sự nhầm lẫn tai hại đã xảy ra với hai từ đồng âm trong
tiếng Mexico, người dân nước này đã dịch khẩu hiệu này thành "Nó sẽ không đâm thủng
nhưng làm bạn mang bầu." Tương tự như vậy lời quảng cáo cho món gà rán đầy hấp dẫn
của Kentucky với mục đích là mang tới hương vị thơm ngon từ mười đầu ngón tay khi
thưởng thức đã bị hiểu thành "Hãy ăn những ngón tay của bạn”.
Rào cản về ngôn ngữ khi dịch các quảng cáo, tên hãng, tên sản phẩm đã trở thành một
trong những khó khăn lớn mà các doanh nghiệp phải đương đầu trong quá trình tham gia
vào thương mại quốc tế. Điều này chứng tỏ rằng ngôn ngữ dành cho quảng cáo là đôi khi
7
NHÓM 11
BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
lại là con dao hai lưỡi, chỉ cần doanh nghiệp mắc phải những điều tối kỵ trong ngôn ngữ
một vùng thì dù ý đồ quảng cáo của doanh nghiệp ấn tượng đến mấy cũng sẽ bị phá sản
khi chuyển sang ngôn ngữ vùng đó. Cách tốt nhất để có thể vượt qua rào cản này là
doanh nghiệp nên tìm người quản lý hiểu rõ ngôn ngữ và tập quán của nước "chủ nhà,"
nhưng điều này cũng không phải là dễ bởi vì ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp

mà nó còn là nét văn hoá của từng dân tộc, do đó dịch một nhãn hiệu ra tiếng nước ngoài
rất khó giữ được sự tinh tế trong ý nghĩa của tên nhãn hiệu.
Như vậy yếu tố thẩm mỹ và giao tiếp cá nhân có những ảnh hưởng đáng kể đến hoạt
động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp, đòi hòi doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ
lưỡng các đặc tính, yêu cầu của các yếu tố này tại các quốc gia trước khi doanh nghiệp
tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế. Nếu không doanh nghiệp sẽ vấp phải những rào
cản to lớn trong quá trình giao dịch, đàm phán với các thương nhân nước ngoài gặp khó
khăn trong việc tiến hành các hoạt động marketing, tiếp thị và quản lý nhân viên.
II. GIỚI THIỆU VỀ QUỐC GIA, DOANH NGHIỆP VÀ ĐẶC ĐIỂM GIAO
TIẾP TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ.
II.1. Giới thiệu về đất nước Trung Quốc
II.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý Trung Quốc:
Trung Quốc nằm ở phía Đông châu Á
Tiếp giáp 14 quốc gia với đường biên giới dài 21500 Km.
Phía đông tiếp giáp với biển Hoàng Hải, Hoa Đông, Biển Đông của Thái Bình Dương,
với đường bờ biển dài 9000 Km
Thuận lợi:
Phía Đông bờ biển dài 9000 km, mở rộng ra TBD nên thuận lợi cho việc giao lưu quốc tế
và phát triển các ngành kinh tế
biển.
8
NHÓM 11
BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
Gần các quốc gia, khu vực kinh tế phát triển năng động như Nhật Bản, Hàn Quốc, khu
vực ASEAN Là điều kiện để hợp tác, giao lưu kinh tế.
Khó khăn:
Đa số phần lớn đường biên giới là núi cao nên việc đi lại, giao lưu với các nước láng
giềng gặp nhiều khó khăn; khó khăn trong việc đảm bảo an ninh cho đất nước.
II.1.2. Đặc điểm lãnh thổ Trung Quốc
Diện tích Trung Quốc đứng thứ 4 thế giới sau Liên Bang Nga, Canađa, Hoa Kỳ

Cả nước có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương, 2 đặc khu hành
chính. Thiên nhiên đa dang thuận lợi phát triển các lĩnh vực kinh tế.
Dân cư, xã hội
II.1.3. Dân Cư: Đặc điểm dân cư Trung Quốc:
+ Đông dân nhất thế giới: hơn 1,3 tỉ người (2005), chiếm 1/5 dân số thế giới.
+ Dân số tăng nhanh qua các thời kỳ, hiện nay đã có xu hướng tăng chậm lại.
+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm, tuy nhiên số người tăng thêm hàng năm vẫn cao
+ Có trên 50 dân tộc, trong đó chủ yếu là người Hán
Thuận lợi: + Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ tạo nên sức cạnh tranh mạnh
mẽ của sản phẩm Trung Quốc.
+ Đa dạng về bản sắc văn hóa, là điều kiện để phát triển du lịch
Khó khăn: Gây sức ép lên tài nguyên, môi trường, giải quyết việc làm, tệ nạn xã hội
II.1.4. Tính cách dân tộc.
Đất nước Trung Quốc là một đất nước có lịch sử lâu dài, gắn với những cuộc đấu tranh
tranh giành lãnh thổ của các bộ tộc, bộ lạc nhằm thống nhất đất nước. Các bộ tộc, bộ lạc
9
NHÓM 11
BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
ai cũng cho mình là mạnh nhất, xứng đáng để làm chủ đất nước. Do ảnh hưởng của lịch
sử người Trung Quốc luôn đề cao dân tộc mình và bản thân mình. Họ cho rằng mình là
trung tâm của vũ trụ là thứ nhất. Vì vậy khi nói về Trung Quốc người ta thường nói đến
số 1, số 1 ngoài việc là số trung tâm đó còn là còn số duy nhất, tức là người Trung Quốc
cho rằng mình là duy nhất xứng đáng làm chủ thế giới này.
Do ảnh hưởng của các cuộc đấu tranh, người Trung Quốc có cấu kết dân tộc rất cao. Họ
rất trung thành với chính quyền, với Đảng mà mình đã lựa chọn. Hị không bao giờ phản
bội hay đi ngược lại lý tưởng mà mình đã chọn lựa. Người Trung Quốc rất thâm thuý.
Người ta thường nói: “Người Trung Quốc giống như cái hố sâu, ở bên trong thì chứa
đựng nhiều thứ nhưng mặt nước lại êm ả, không gợn sóng”. Khó ai hiểu được người
Trung Quốc nghĩ gì, muốn gì. Họ còn được coi là con sư tử mà người ta thường nói:
“Không nên đánh thức con sư tử đang ngủ” vì khi thức dậy không biết con sư tử đó sẽ

làm gì.
Người Trung Quốc rất giỏi, họ có thể làm mọi thứ mà người khác khó có thể làm được.
Nhiều người từ đó mà nhận xét rằng người Trung Quốc rất giỏi lừa đảo vì những mặt
hàng nhái mà họ sản xuất và tiêu thụ trên thị trường. Người Trung Quốc rất coi trọng
những giá trị cổ truyền, đôi khi còn tới mức bảo thủ.
II.2. Đặc điểm giao tiếp:
Người Trung Quốc có nguồn gốc từ người Hán nên ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Hán.
Ngoài ra, do Trung Quốc rất rộng lớn, lại có nhiều dân tộc khác nên ngoài tiếng Hán,
người Trung Quốc còn có tiếng Mông Cổ, Tây Tạng và một số tiếng dân tộc thiểu số
khác. Do chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo và Đạo giáo, người Trung Quốc rất coi
trọng những cử chỉ hành động khi giao tiếp. Nó nói lên tính cách riêng của người Trung
Quốc. Thường khi giao tiếp với người lạ, họ cũng hành động giống như các dân tộc khác
trên thế giới, họ thường bắt tay và trao card. Thái độ của họ thường dè dặt kín đáo vì thế
khi tiếp xúc với họ, đối phương khó có thể biết được cảm xúc thật của họ.
10
NHÓM 11
BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
Người Trung Quốc rất coi trọng việc học, hàm vị. Vì thế khi giới thiệu một người với
người khác họ thường nói luôn cả học, hàm vị kèm theo tên, không như các dân tộc khác
chỉ giới thiệu tên. Tuy nhiên khi giới thiệu về mình, họ chỉ nói tên. Đó cũng là thể hiện
một phần tính cách khiêm tốn, khách khí của người Trung Quốc. Khi bàn luận ý kiến với
người khác họ không bảo thủ hoặc khẳng định ý kiến của mình đúng. Họ thường nói:
“Theo ý kiến của tôi thì…”. Như vậy họ giữ được thiện cảm đối với người đối diện. Khi
giao tiếp với người quen, họ tỏ thái độ thân mật và thường gật đầu mỉm cười hoặc giơ tay
chào, tuy nhiên họ lại rất ít khi ôm hôn người đối diện cho dù đó là người quen.
Người Trung Quốc, cũng giống như người Việt Nam, là người rất coi trọng tình cảm,
kính trọng người cao tuổi. Họ không trỏ ngón tay khi giao tiếp vì họ cho rằng đó là hành
vi thiếu lịch sự, không tôn trọng người khác. Vì thế, mối quan hệ trong gia đình người
Trung Quốc rất đoàn kết, gắn bó. Đặc biệt người Trung Quốc rất thích được khen ngợi.
Họ tỏ thái độ vui vẻ, thân mật khi được người khác khen ngợi.

Tuy nhiên cũng có những điều kiêng kỵ. Người Trung Quốc có rất nhiều điều kiêng kỵ,
một số điều kiêng kỵ của họ là:
- Họ kiêng con số 4 vì số này phát âm giống chữ “tử” nghĩa là chết.
- Trong giao tiếp, kiêng ôm vai hay vỗ lưng kiêng trỏ tay vào người đối diện vì cho rằng
như thế là bất lịch sự. Khi rót nước, người hán kiêng để miệng bình trà đối diện với
khách bởi lẽ quan niệm dễ khiến khách gặp điều chẳng lành. Họ cũng kiêng tặng khăn
mặt cho nhau vì như thế là tỏ ý đoạn tuyệt ( trong tang lễ người ta dùng khăn trắng). Họ
kiêng tặng nhau dao kéo vì sợ làm thương và tổn hại đối phương.
2.3. Các yếu tố quan trọng trong đàm phán kinh doanh của người Trung Quốc:
- Mối quan hệ:
11
NHÓM 11
BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
Trong khi người Mĩ coi trọng mạng lưới quan hệ, thông tin, vào thể chế, thì người Trung
quốc coi trọng giá trị xã hội (nhóm bạn bè, họ hàng, những cộng sự thân cận). Ngày nay,
quan niệm này có thay đổi, nhưng nó vẫn có ảnh hưởng quan trọng. Người có nhiều mối
quan hệ thân quen sẽ là người chiến thắng. Quan hệ tốt cũng dựa trên sự "có đi có lại".
Ơn huệ luôn được ghi nhớ, báo đáp, nhưng không phải ngay lập tức. Ở Trung quốc,
người ta không vội vàng, nhịp sống nông nghiệp cần nhiều thời gian.
Sự hồi đáp theo thời gian dài là hòn đá tảng trong việc duy trì mối quan hệ. Bỏ qua sự hồi
đáp, với người Trung quốc đó là một thái độ xấu, vô đạo đức, là "vong ân bội nghĩa", nó
giết chết bất cứ việc làm ăn nào trong tương lai.
- Qua người trung gian:
Người Trung quốc nghi kị và không tin tưởng khi gặp gỡ người lạ, vì vậy ẽ khó thành
công nếu không có "người trung gian". Lòng tin chỉ được truyền tải qua quan hệ tin cậy
ba bên. Mục tiêu đầu tiên là bạn phải tìm được "người trung gian" có mối liên hệ thân
thiết với tổ chức, quan chức mà bạn cần tiếp cận (họ có thể là đồng hương, thân nhân,
bạn học, bạn làm ăn cũ, ). Điều quan trọng, mối liên hệ đó dựa trên "kinh nghiệm cá
nhân".
Ở Trung quốc, bước đi đầu tiên cực kì quan trọng. Một "người trung gian" cũng không

thể thiếu ngay sau khi cuộc gặp đầu tiên đã kết thúc. Không nói dứt khoát, doanh nhân
Trung quốc còn hay thay đổi chủ đề, im lặng hoặc hỏi một câu không liên quan. Họ phản
ứng nước đôi: có vẻ như không sai, có vẻ được, có vẻ ổn,
Chỉ người bản xứ mới đọc và lý giải được hàm ý, tâm trạng, ngữ điệu, nét mặt, ngôn ngữ
cơ thể mà những nhà đàm phán Trung quốc thể hiện. Thường chỉ "người trung gian' mới
xác định được điều gì đang diễn ra. Họ có thể nói: để chúng tôi xem đã, để chúng tôi
nghiên cứu cho dù đó là vấn đề không không bao giờ họ chấp nhận. Thường thì hai bên
có thể nói với "người trung gian" thẳng thắn về những điều mà họ không thể nói với
nhau. Ở Trung quốc, "người trung gian" chứ không phải người đàm phán là người trước
12
NHÓM 11
BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
tiên đưa ra vấn đề làm ăn cần đàm phán. Và "người trung gian" cũng là người dàn xếp sự
khác biệt.
- Đẳng cấp xã hội:
Sự thân thiện kiểu Mĩ sẽ không phù hợp với một Quốc gia mang nặng giá trị Nho giáo.
Đẳng cấp xã hội mang tầm quan trọng trong văn hóa Trung hoa. Phía Trung quốc có thể
cảm thấy bị xúc phạm nếu Đối tác không cử người lãnh đạo đàm phán ít nhất là ngang
cấp hoặc còn quá trẻ. Họ nghi ngờ thiện chí và Hợp đồng đã chết ngay khi nó được bắt
đầu.
Trước khi đàm phán, có thể cần cuộc gặp lãnh đạo cấp cao hơn với hi vọng tăng cường
sự hợp tác. Lãnh đạo cao cấp người Trung quốc thường không chuẩn bị để mặc cả. Đó
không phải vai trò của họ. Họ đánh giá mối quan hệ qua thành ý của Đối tác. Các cuộc
gặp cấp cao có thể đưa lại kết quả kì diệu cho các cuộc đàm phán sau đó.
- Thái độ cư xử:
Người Trung quốc có câu: "Nếu không biết cười thì đừng mở tiệm" và "Sự ngọt ngào,
thân thiện sẽ tạo ra tiền". Nếu sự tôn trọng và trách nhiệm kết dính mối quan hệ theo tôn
ti trật tự thì tình bạn sẽ giữ được mối quan hệ đồng cấp.
Ở Mỹ đánh giá ban đầu có thể chỉ vài phút, với người Trung quốc có thể vài ngày thậm
chí hàng tháng với các cuộc thăm viếng, các bữa ăn dài dằng dặc họ bàn mọi thứ trừ việc

làm ăn. Với người Trung quốc cố gắng làm ăn khi chưa đủ sự tin cậy, hòa hợp là một
việc làm khiếm nhã.
Cho tới nay quyền sở hữu và Luật Hợp đồng ở Trung quốc gần như không tồn tại hoặc
không theo chuẩn phương Tây. Vì vậy không có gì phải bàn cãi khi người Trung quốc
dựa nhiều vào lòng tin hơn là những bản Hợp đồng được bàn thảo kĩ.
Một chiến thuật rất phổ biến ở Trung quốc gọi là "Lưỡng thủ chuẩn bị", tức là dọa sẽ làm
ăn với người khác. Một phần văn hóa mặc cả của người Trung hoa.
13
NHÓM 11
BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
- Tư duy tổng hợp:
Người Trung quốc có tư duy tổng thể, họ có xu hướng bàn tất cả các vấn đề cùng lúc.
Trong khi người Mĩ lại tư duy trình tự, chi tiết từng vấn đề một. Sự khác biệt tư duy là
nguyên nhân dẫn đến căng thẳng trong đàm phán.
Tóm lại khi đàm phán với Trung quốc, bạn phải chuẩn bị thảo luận mọi thứ cùng một lúc,
theo một trình tự có vẻ lộn xộn. Không có thứ gì được thỏa thuận cho tới khi mọi thứ đã
thỏa thuận xong. Sẽ là tín hiệu tốt nếu các nhà lãnh đạo cao cấp Trung quốc tham gia
cuộc họp hoặc họ bắt đầu tập trung vào một số khía cạnh cụ thể của Hợp đồng, thái độ
mềm mỏng hơn ở một số vấn đề, yêu cầu thêm cuộc họp, sự hiện diện của "người trung
gian", bổ xung một số điều khoản phụ.
- Tiết kiệm:
Với lịch sử lâu dài đầy bất ổn chính trị và kinh tế đã dạy người dân tính tiết kiệm. Họ
đàm phán rất nhiều và mặc cả chủ yếu về giá. Người Trung quốc rất giỏi sử dụng chiến
thuật im lặng trong đàm phán.
Để bảo vệ mức giá người Trung quốc sử dụng tính kiên nhẫn và sự im lặng làm vũ khí
chống lại sự thiếu kiên nhẫn và tính ba hoa của người Mĩ. Hãy kiên nhẫn và hỏi lại người
Trung quốc: tại sao có giá đó, lịch giao hàng, điều khoản bảo hiểm,
- Thể diện:
Văn hóa kinh doanh Trung quốc: uy tín và địa vị xã hội hoàn toàn dựa vào việc giữ thể
diện. Khái niệm thể diện của người Trung quốc cũng giống khái niệm phẩm giá, uy tín

của người Mĩ. Thể diện xác định chỗ đứng, là thước đo quan trọng nhất của giá trị cá
nhân trong xã hội. Nó là sự giàu có, trí thông minh, sự hấp dẫn, kĩ năng, địa vị xã hội, có
quan hệ rộng, vì vậy làm đối tác kinh doanh Trung quốc mất thể diện, dù vô tình hay
hữu ý là một thảm họa.
- Kĩ năng chịu đựng:
14
NHÓM 11
BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
Người Trung quốc không những nổi tiếng về đạo đức làm việc, họ còn giỏi chịu đựng.
Họ giỏi trong việc trì hoãn như là một chiến lược thuyết phục. Họ có thể sử dụng khoảng
"lặng" để cân nhắc thông tin mới hoặc phát triển thêm câu hỏi. Với người Mĩ, tài năng là
nhân tố quyết định thành công. Thì với người Trung quốc, khả năng chịu đựng quan
trọng và đáng tự hào hơn nhiều.
Làm việc chăm chỉ ngay cả trong điều kiện tồi tệ nhất là lí tưởng của họ. Người Trung
quốc sẽ chuẩn bị cho đàm phán chăm chỉ hơn bất cứ người phương Tây nào. Họ sẵn sàng
trông đợi những cuộc đàm phán dài hơi mà không tỏ ra mệt mỏi. Hãy hỏi họ một câu hỏi
không dưới một lần. Hãy thể hiện sự nghiên cứu sâu vấn đề, cho họ thấy kết quả tương
lai "trăm nghe không bằng một thấy".
Cố gắng kiên nhẫn. người Trung quốc hiếm khi nhượng bộ ngay lập tức. Tập thể ra quyết
định và đẳng cấp xã hội có thể làm mọi thứ trở nên phức tạp.
III. PHÂN TÍCH BẰNG MINH HỌA CỤ THỂ SỰ TÁC ĐỘNG VÀ ỨNG XỬ
CỦA DOANH NGHIỆP TRONG MÔI TRƯỜNG ĐỀ CAO TỰ DO CÁ
NHÂN.
Phân tích ảnh hưởng của giao tiếp cá nhân Trung Quốc ảnh hưởng đến cơ cấu hàng hóa
xuất nhập khẩu quốc tế:
III.1. Quá trình vận dụng lý thuyết về mô hình áp dụng tự do cá nhân trong
hoạt động quốc tế của Trung Quốc.
Một trong những học thuyết được áp dụng nhiều trong việc đề cao tính tự do trong quan
hệ quốc tế là học thuyết của Keynes từ năm 1950 đến 1975 và chủ nghĩa tự do mới từ
cuối những năm 1970 đầu những năm 1980 cho đến nay.

Đặc trưng của mô hình này thể hiện ở những điểm nổi bậc về việc tái cơ cấu tự do mới đó
tập trung vào biến đổi vai trò của nhà nước trong nền kinh tế, kéo theo việc hạn chế sử
dụng chi tiêu của chính phủ và đánh thuế để điều hòa chu kỳ kinh doanh, nới lỏng hoặc
hủy bỏ điều tiết của chính phủ đối với hành vi của tư bản trong các lĩnh vực trong nước
15
NHÓM 11
BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
và quốc tế, tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà nước và tiện ích công, cắt giảm mạnh ngân
sách cho các chương trình xã hội. Sự tái cơ cấu đó được gọi là “tự do mới” bởi nó là một
hình thái được cập nhật và cực đoan hơn của lý thuyết kinh tế “tự do cổ điển” do Adam
Smith và David Ricardo phát triển trong thế kỷ XVIII và XIX, với lập luận rằng nền kinh
tế tư bản chủ yếu tự điều tiết thông qua hoạt động của các lực lượng thị trường.
Chủ nghĩa tự do mới ngày nay có quy mô rộng lớn hơn do sự tiến bộ của khoa học – công
nghệ, nhất là công nghệ thông tin, đã làm cho các dân tộc gần với nhau hơn và do toàn
cầu hóa cùng với hội nhập quốc tế đang diễn ra trên một phạm vi rộng hơn với cường độ
mạnh mẽ hơn.
Ưu điểm:
Sự thắng lợi của nền kinh tế theo chủ nghĩa tự do mới được minh chứng bằng sự thăng
hoa của nền kinh tế Mỹ nửa sau thập kỷ 90 với tăng trưởng kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp khá
thấp và ít lạm phát, sản lượng và năng suất cao hơn.
Mô hình kinh tế tự do mới đề cao vai trò cá nhân. Thật vậy một xã hội muốn phát triển
thịnh vượng trước hết phải phát huy tính độc lập, sáng tạo của mọi cá nhân và muốn làm
được như vậy phải có một môi trường xã hội tự do thông thoáng. Sự can thiệp quá sâu
của nhà nước có thể dẫn đến tình trạng mất đi tự do và khả năng tự chủ, sáng tạo của cá
nhân. Chính sách kinh tế dựa trên tư tưởng thị trường tự do với yếu tố chủ đạo của tư
tưởng này là cần hạn chế vai trò của chính phủ và thay thế bằng các lực lượng thị trường.
Mô hình kinh tế tự do mới giúp tăng tính cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp dẫn đến
nền sản xuất sẽ hiệu quả hơn, hàng hóa sẽ đa dạng và phong phú hơn.
Mô hình kinh tế tự do mới giúp cho đồng vốn lưu thông dễ dàng hơn. Điều đó giúp cho
các nước đang phát triển thu hút được nhiều vốn đầu tư từ đó hấp thu, tiếp cận nhanh hơn

với khoa học – công nghệ cao, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho dân bản xứ đồng thời
nâng cao thu nhập, mức sống người dân.
Nhược điểm
16
NHÓM 11
BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm vượt trội, mô hình kinh tế tự do mới không thể tránh
khỏi những hạn chế nghiêm trọng. Mô hình kinh tế tự do mới làm cho các nước dễ tổn
thương trước việc đồng vốn bỏ đi nơi khác, đồng tiền không ổn định và do đó làm cho cả
nền kinh tế cũng trở nên bấp bênh, nếu không có sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước.
Mô hình kinh tế tự do mới dẫn đến nền tài chính mong manh và khủng hoảng bằng cách
tạo nên đầu cơ thay vì một nền kinh tế hướng mạnh vào sản xuất, làm cho kinh tế đình
đốn và bất bình đẳng thêm trầm trọng.
Chủ nghĩa tự do mới tạo nên một tầng lớp tư sản rất giàu – một tầng lớp mại bản – có thu
nhập, tài sản và quyền lực chính trị tại các nước đang phát triển. Chủ nghĩa tự do mới làm
tăng vị thế mặc cả của tư bản đối với lao động. Cải cách tài chính tự do mới ngăn cản các
chính sách tiến bộ. Các nước đang phát triển gặp khó khăn trong việc thi hành những
chính sách kinh tế và xã hội độc lập.
Cụ thể, chủ nghĩa tự do mới áp dụng ở các nước châu Mỹ Latinh đã gây ra những hậu
quả tiêu cực rõ rệt, như cắt giảm chi phí của Nhà nước cho phúc lợi xã hội, giảm thu nhập
của công nhân; tư nhân hóa hàng nghìn doanh nghiệp nhà nước; làm hàng chục nghìn
doanh nghiệp nhỏ phá sản; tài nguyên quốc gia lọt vào tay tư bản nước ngoài.
Chính vì những lí do đó mà thời kì đầu lý thuyết này đã không được các nước trong hệ
thống xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam,…ủng hộ vì nó có những điều không
phù hợp với mô hình chính trị quốc gia. Qua 2 thập kỉ áp dụng mô hình Mĩ đã chứng
minh cho cả thế giới thấy được sự tăng trưởng của nền kinh tế tự do và trở thành cường
quốc thế giới, sau chiến tranh thế giới thứ 2 vị trí thứ 2 về cường quốc kinh tế là Nhật
Bản một trong những quốc gia đại diện cho Châu Á cũng đã thành công vì biết tận dụng
những chiến lược lợi thế quốc gia để thành công.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ, áp lực từ sự toàn

cầu hóa và cạnh tranh ngày càng khốc liệt làm cho hệ thống kinh tế thế giới bước qua
nhiều giai đoạn thăng trầm biến đổi. Sự cạnh tranh khốc liệt từ thị trường bên ngoài cộng
với xu hướng toàn cầu hóa đã gây nhiều ra áp lực lớn đối với nền kinh tế không chỉ hệ
17
NHÓM 11
BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
thống các nước trong khối TBCN mà còn cả CNXH chính vì vậy sự biến đổi về chiến
lược kinh tế của hệ thống các nước XHCN nói chung và Trung Quốc nói riêng đã có
nhiều sự thay đổi lớn trong quan hệ quốc tế. Quá trình toàn cầu hóa đã làm tăng áp lực
cạnh tranh phải đối mặt với các tập đoàn lớn từ bên ngoài làm cho mô hình kinh tế hoạt
động dưới sự quản lý của nhà nước đã không còn sức cạnh tranh thích hợp và hiệu quả
đặt biệt là cuộc khủng hoảng thế giới năm 1997 đã gián một đòn mạnh mẽ vào nền kinh
tế thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng. Quá trình phát triển trở thành một cường
quốc kinh tế như hiện nay của Trung Quốc là một quá trình áp dụng thành công mô hình
tế hiệu quả đồng thời đã vận dụng được những lợi thế quốc gia để có thể làm tăng hiệu
quả xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới.
Hiện nay Trung Quốc là một trong những quốc gia hàng đầu về xuất nhập khẩu tại thị
trường Châu Á và Mĩ. Quốc gia này đã tận dụng triệt để những lợi thế cá nhân của mình
trên thị trường quốc tế để giao thương thành công với các quốc gia khác một cách hiệu
quả. Với thành quả hiện nay hầu hết tại các quốc gia trên thế giới điều in đậm hình ảnh
cũng như văn hóa đặc thù của người Trung Quốc khi quan hệ với quốc gia này, sự thành
công của nền kinh tế đã để lại một ấn tượng sâu sắc riêng về bản sắc cá nhân đặc thù
riêng của người Trung Quốc khi tham gia vào thị trường quốc tế.
III.2. Áp dụng của Trung Quốc vào thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam:
+ Là một quốc gia lớn đồng thời có mối quan hệ gần gũi với Việt Nam về văn hóa cũng
như khoảng cách Trung Quốc gần như đã tìm kiếm được thị trường khách hàng mục tiêu
hoàn hảo để trở thành ứng cử sáng giá cho việc trở thành quốc gia có khả năng vượt mặt
Mỹ về xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tương lai.
Nhìn trên tổng thể quan hệ hợp tác kinh tế thương mại nhiều mặt hai nước, Việt Nam là
nước nhập siêu lớn từ Trung Quốc, thường xuyên chiếm khoảng 60% tổng nhập siêu của

Việt Nam đối với toàn thế giới. Theo các con số thống kê của tổng cục Hải quan, Bộ
Công thương, từ chỗ xuất siêu sang Trung Quốc 135 triệu USD năm 2000, Việt Nam đã
bắt đầu chịu thâm hụt với Trung Quốc vào năm 2001, và mức thâm hụt này đã tăng liên
18
NHÓM 11
BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
tục, đặc biệt là từ năm 2006 đến nay. Năm 2007 nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam
là 9,145 tỷ USD. Năm 2008 tăng vọt lên con số 11,16 tỷ USD. Năm 2009 con số này đã
tăng tiếp lên 11,532 tỷ USD. Năm 2010, nhập siêu từ Trung Quốc đã nâng lên mức báo
động đỏ: ước 12,6 tỷ USD, bằng 105% mức nhập siêu cả năm (12 tỷ USD) của Việt
Nam. Năm 2011 nhập siêu từ Trung Quốc đã lên đến 13,5 tỷ USD. 7 tháng đầu năm nay,
theo con số của Bộ Công thương đưa ra, nhập siêu từ Trung Quốc đã lên tới 8 tỷ USD.
Về cơ cấu xuất nhập khẩu hai nước Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu hàng công nghiệp
sang Việt Nam trong khi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc sản phẩm thô
hoặc sơ chế khai thác từ các quặng mỏ. Năm 2007, riêng dầu thô, than đá đã chiếm gần
40% tổng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và nếu kể thêm cao su, gỗ, rau quả,
trà, cà phê và những sản phẩm thô sơ khác, tỉ lệ đó lên tới 80%. Hàng công nghiệp chỉ
chiếm độ 20%. Hợp tác kinh tế với Trung Quốc là lẽ tự nhiên, do sự gần gũi về địa lý, sự
tương đồng về cơ cấu kinh tế, những sự thiếu hụt hay dư thừa về một số chủng loại
nguyên, nhiên vật liệu, hàng hóa ở cả 2 nước cần có giao thương, trao đổi để bù đắp và
cũng đã đem đến những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, đã có những cảnh báo cần sớm
có điều chỉnh để tránh một sự phụ thuộc, mất cân bằng trong quan hệ kinh tế với quốc gia
này. Bởi sự bất tương xứng trong quan hệ thương mại hai bên, vì đặc trưng của quan hệ
kinh tế giữa một nước kém phát triển và một nước phát triển đi liền với rất nhiều rủi ro.
Nhìn vào nhiều quan hệ hợp tác đầu tư, kinh doanh khác, đều có những cơ sở để những
người có trách nhiệm phải xem lại, điều chỉnh các quan hệ đó để đảm bảo lợi ích tốt nhất
cho Việt Nam. Bài học từ ngành điện đã khó rõ rang. Tuy đã khá muộn, nhưng không thể
chậm trễ hơn nữa, Việt Nam cần đẩy nhanh việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng
hóa Việt Nam, tiến lên giai đoạn phân công hàng ngang trong quan hệ ngoại thương với
Trung Quốc. Hàng hóa Việt Nam phải đủ sức cạnh tranh để thay thế nhập khẩu từ Trung

Quốc và thâm nhập được vào thị truờng rộng lớn này. Có như vậy Việt Nam mới cải
thiện được cán cân mậu dịch và tránh được những rủi ro của mối quan hệ kinh tế bất đối
xứng hiện nay.
19
NHÓM 11
BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
Điều này đòi hỏi sự xem xét toàn diện, kĩ lưỡng của tất cả các bộ ngành liên quan, với
các chính sách điều chỉnh phù hợp, để thương mại Việt Nam ngang hàng với đối tác láng
giềng khổng lồ. Ngoài ra, trong những năm vừa qua Mỹ là đối tác xuất khẩu lớn nhất
Việt Nam, trong đó chủ yếu là xuất các mặt hàng quần áo và giày dép. Bên cạnh đó điện
thoại di động và các phụ kiện liên quan dần trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ hai
của Việt Nam (sau quần áo), chiếm hơn 10% sản lượng xuất khẩu. Ngân hàng thế giới
đánh giá đến năm 2013, mặt hàng này sẽ vượt qua sản phẩm may mặc trở thành nguồn
doanh thu xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Nhu cầu về quần áo và giầy dép ít bị ảnh hưởng từ sự biến động kinh tế toàn cầu so với
các hàng hóa khác. Điều này kết hợp với tốc độ tăng trưởng nhanh trong việc xây dựng
thị phần trong ngành viễn thông, đã giúp Việt Nam tránh khỏi ảnh hưởng từ sự sụt giảm
về nhu cầu hàng hóa trên toàn thế giới trong thời gian gần đây. Xuất khẩu của Việt Nam
được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ớ mức hơn 10% mỗi năm cho đến cuối năm 2030 với xuất
khẩu sang các nước mới nổi còn lại của châu Á, khu vực Trung Đông và châu Phi.
Theo nhiều chuyên gia nhận định rằng với những ưu thế hiện nay của cá nhân Trung
Quốc thì tương lai không xa sẽ trở thành một trong những quốc gia thâu tóm thị trường
xuất nhập khẩu Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
Việc thành công của kinh tế Trung Quốc nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng một phần
không nhỏ là sự ảnh hưởng của tự do cá nhân đến cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu. Sự
cẩn thận, chu toàn và nhạy bén của người Trung Quốc đã chạm đến nhu cầu của thị
trường nơi mà họ đặt chân đến và chấp nhận họ như là một điều tất yếu. Chính vì vậy mà
khi thâm nhập vào thị trường như Việt Nam quốc gia này gần như đã tận dụng được tất
cả những lợi thế có sẵn và nghiên cứu thật kĩ về đối phương để gần như Trung Quốc đã
có thể vượt mặt đối thủ để trở thành đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam về

thị trường xuất nhập khẩu.
+ Trung Quốc một trong những đất nước đông dân nhất thế giới với nguồn lao động rẻ và
dồi dào, rất nhiều nhà kinh doanh từ khắp nơi trên thế giới muốn hợp tác làm ăn với
20
NHÓM 11
BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Dù rằng Việt Nam trở thành nước láng giềng với
Trung Quốc đồng thời có quan hệ lâu năm, nhưng có khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam
khi đàm phán thương mại với đối tác Trung đều gặp nhiều khó khăn dẫn tới kết quả
không mong muốn do không nắm rõ văn hóa thương lượng của họ. Không chỉ có Việt
Nam, ngay cả Mỹ rất cẩn trọng trong việc làm ăn với đối tác nước ngoài cũng thường
xuyên không đạt được kết quả như mong muốn. Nguyên nhân cũng là do không hiểu hết
các giá trị văn hóa Trung Hoa. Người Mỹ coi người trung Quốc không trung thực thiếu
hiệu quả. Trong khi người Trung quốc lại coi người Mỹ là hung hăng không tình cảm , dễ
kích động tuy nhiên thực tế thì người Mỹ bộc lộ cá tính mạnh mẽ, quyết đoán hơn người
phương Tây nên có xu hướng họ gặp rắc rối hơn trên bàn đàm phán. Khi Trung Quốc mở
cửa cho đầu tư và thương mại tự do, đất nước này đã có những thay đổi chóng mặt về cả
kinh tế và chính trị. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại rất nhiều những đặc thù truyền thống trong
văn hoá kinh doanh của Trung Quốc một đất nước với những nghi thức và phép tắc cố
hữu được xây dựng trên nền tảng về văn hoá và lịch sử lâu đời. Vì vậy trong tương lai
hiểu biết về giá trị văn hoá và đạo đức trong kinh doanh là một điều quan trọng khi “bắt
tay” với các doanh nhân người Hoa để có hiệu quả tốt nhất đối với Việt Nam nói riêng và
các đối tác trên thế giới nói chung.
Tài liệu tham khảo:
Giáo trình của P.GS. TS: Nguyễn Thị Như Liêm
File pdf :Globalization and Neoliberalism
(David M. Kotz) và học thuyết của Keynes
Các trang web tham khảo khác:
,
,

21
NHÓM 11
BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

và nhiều tạp chí báo mạng khác.
22
NHÓM 11

×