Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.06 KB, 56 trang )

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được khóa luận này, tác giả khóa luận đã nhận được sự
giúp đỡ thường xuyên, tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn -
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ Lý
luận văn học và ThS. Phùng Gia Thế - người hướng dẫn trực tiếp.
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhất
tới các thầy cô!
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm
2010
Tác giả khóa luận
Giang Thị Bến
Giang Thị Bến 1 K32D – Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Giọng điệu trần thuật trong
tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình nào.
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm
2010
Tác giả khóa luận

Giang Thị Bến
Giang Thị Bến 2 K32D – Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
MỤC LỤC
Trang


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 8
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 8
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Đóng góp của khóa luận 8
7. Bố cục của khóa luận 9
NỘI DUNG 10
Chương 1: Khái quát về giọng điệu và giọng điệu trong tiểu thuyết
Việt Nam từ sau 1986 10
1.1. Khái quát về giọng điệu trong nghiên cứu lý luận văn học 10
1.1.1. Từ ngữ, thuật ngữ 10
1.1.2. Khái niệm giọng điệu 11
1.1.3. Cơ sở của giọng điệu 13
1.1.4. Vai trò của giọng điệu 13
1.1.5. Giọng điệu và ngữ điệu 18
1.1.6. Giọng điệu và nhịp điệu 19
1.1.7. Giọng điệu và nhạc điệu 20
1.2. Khái quát về giọng điệu trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 20
Chương 2: Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 26
Giang Thị Bến 3 K32D – Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
2.1. Các giọng chủ âm 27
2.1.1. Giọng giễu nhại 27
2.1.2. Giọng xót xa, cay đắng 32
2.1.3. Giọng triết lý, suy tư 34
2.2. Những sắc điệu 38
Chương 3: Giọng điệu như một yếu tố cơ bản hình thành cá tính sáng tạo

Nguyễn Việt Hà 41
3.1. Đôi điều về cá tính sáng tạo và vai trò của giọng điệu với việc hình thành
cá tính sáng tạo nhà văn 41
3.2. Vai trò của giọng điệu trong việc biểu hiện cái nhìn nghệ thuật của nhà
văn 45
3.3. Vai trò của giọng điệu trong việc thống nhất các yếu tố cấu trúc tác phẩm
và làm chúng phát lộ ý nghĩa 48
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
Giang Thị Bến 4 K32D – Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Giọng điệu là yếu tố quan trọng thuộc tổ chức nghệ thuật của tác
phẩm, một trong những nhân tố quan trọng tạo tính hấp dẫn cho tác phẩm và
góp phần hình thành phong cách nhà văn. Bạn đọc nhớ về nhà văn trước hết
là nhớ đến những nét riêng có, độc đáo trong giọng điệu của nhà văn. Nghiên
cứu văn chương nói chung, tiểu thuyết nói riêng cần đặt giọng điệu lên vị trí
cần quan tâm hàng đầu.
1.2. Tiểu thuyết là một thể loại đặc biệt, trung tâm của đời sống văn học
hiện đại. Đối sánh với các thể loại khác, tiểu thuyết có nhiều ưu thế trong việc
phản ánh sự phong phú, sinh động của đời sống khách quan. Có nhiều hướng
khác nhau để tiếp cận thể loại này. Khai thác từ phương diện giọng điệu cũng
là một hướng đi hợp lý để nhận diện tiểu thuyết, nhận biết cách cảm, cách
nghĩ, quan điểm của nhà văn về cuộc sống, từ đó thấy được những đóng góp
của tác giả về phương diện này với nền văn học dân tộc.
1.3. Nguyễn Việt Hà là nhà văn đương đại nổi tiếng. Dù còn một số
điểm chưa thống nhất, song cơ bản các ý kiến về Nguyễn Việt Hà đều thừa
nhận những cách tân mới mẻ trong sáng tác của ông, đặc biệt ở lĩnh vực tiểu

thuyết. Có thể nói, chính từ tiểu thuyết mà những nét chính trong cá tính sáng
tạo của nhà văn dần được xác lập, và trong sự thiết tạo cá tính nhà văn, giọng
điệu là nhân tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu.
Giang Thị Bến 5 K32D – Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
1.4. Việc chọn và thực hiện đề tài này, theo tác giả khóa luận, còn
mang những ý nghĩa lý luận - thực tiễn quan trọng khác. Trước hết, đó là sự
cập nhật thông tin trong nhà trường ĐHSP về một hiện tượng văn xuôi đang
được đông đảo bạn đọc quan tâm, và qua đó góp phần khắc phục một phần sự
chia cắt giữa văn học nhà trường với đời sống văn học đương đại phức tạp,
luôn đặt ra nhiều thách thức mới cho người nghiên cứu.
Thứ hai, việc thực hiện đề tài trên cũng là dịp để người viết học tập, rèn
luyện, trau dồi kĩ năng nghiên cứu (cả về thao tác và tư duy) trong phân tích
tác phẩm văn học, từ đó, góp phần phục vụ đắc lực cho công việc giảng dạy
văn học sau này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy
cho đến nay có một số bài viết của các nhà nghiên cứu có uy tín quan tâm tới
sáng tác của ông ở một số khía cạnh khác nhau. Tiêu biểu trong số đó là các
bài viết của Hoàng Ngọc Hiến, Đoàn Cầm Thi, Trần Văn Toàn, Nguyễn Chí
Hoan,
Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến trong bài “Đọc Cơ hội của Chúa
của Nguyễn Việt Hà” đã cắt nghĩa tác phẩm trên ba tiêu điểm: “Những khái
quát xanh rờn”, “Những mẫu người lập thân lập nghiệp lý thú”, “Chủ đề văn
hóa tôn giáo trong Cơ hội của Chúa”. Trên cơ sở đó, ông đã khẳng định cái
mới của tiểu thuyết chủ yếu trên bình diện nghệ thuật [360 – books.com, Cơ
hội của Chúa, tháng 5/2010].
Trong bài “Cơ hội của Chúa: từ nhật kí đến hậu trường văn học”, nhà
nghiên cứu Đoàn Cầm Thi đã ghi nhận những cách tân về hình thức của

Nguyễn Việt Hà, đặc biệt ở phương diện trần thuật. [360 – books.com, Cơ hội
của Chúa, tháng 5/2010].
Giang Thị Bến 6 K32D – Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
Trần Văn Toàn, từ góc nhìn tự sự học, trong bài “Tự sự trong Cơ hội
của chúa, cách tân và giới hạn” đã phân tích những điểm mới và những chỗ
chưa đạt trong “Cơ hội của chúa”: “Cồn cào và đầy ắp những cách tân, song
những điều mà Nguyễn Việt Hà làm được chưa nhiều. Phần lớn chúng còn là
những đề án cho tương lai” [360 – books.com, Cơ hội của Chúa, tháng
5/2010].
Về tiểu thuyết “Khải huyền muộn”, nhà thơ, nhà phê bình Nguyễn Chí
Hoan đã phân tích rõ nét những điểm độc đáo về nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm và coi đây là cuốn tiểu thuyết “đầu tiên trong văn chương nước nhà
xuất hiện một cuốn tiểu thuyết về chính nó, đúng hơn là trình bày nó như một
văn bản nhiều tầng lớp đang trở thành cái mà nó tự ý thức là một cuốn tiểu
thuyết” [360 – books.com, tháng 5/2010].
Bình luận về “Khải huyền muộn”, các nhà văn Trung Trung Đỉnh, Lê
Thiết Cương, Tạ Duy Anh, Nguyễn Chí Hoan cơ bản đều ghi nhận những
đóng góp, những cách tân mới mẻ ở bình diện hình thức của tác phẩm này
[360 – books.com, tháng 5/2010].
Ngoài ra, tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà còn là đối tượng phân tích trong
một số bài tổng quan về tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986.
Có thể thấy, dù chưa có công trình nghiên cứu quy mô, khảo sát kỹ
lưỡng tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, song do tính chất mới mẻ về nghệ thuật và
ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong đó mà các sáng tác của Nguyễn Việt Hà đã
được khá nhiều nhà nghiên cứu phê bình quan tâm. Trong các bài viết trên
đây, phương diện giọng điệu, phương diện mà chúng tôi cho là yếu tính làm
nên diện mạo tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà lại chưa được quan tâm thỏa đáng
và đặt ở vị trí xứng đáng.

Tóm lại, phân tích các bài viết về tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, chúng
tôi nhận xét, dù đã có những lí giải thuyết phục về cái mới trong tiểu thuyết
Giang Thị Bến 7 K32D – Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
Nguyễn Việt Hà, song chưa có bài viết nào nghiên cứu riêng về giọng điệu
trần thuật, và theo đó, cũng chưa ai chỉ rõ được đặc điểm và những nét đặc
sắc trong giọng điệu tiểu thuyết của ông.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của khóa luận
3.1. Mục tiêu của khóa luận: Chỉ ra những đặc điểm cơ bản và sự độc
đáo trong giọng điệu trần thuật của tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà.
3.2. Nhiệm vụ của khóa luận:
Học tập được những lý luận cơ bản về giọng điệu và về cá tính sáng tạo
của nhà văn.
Phân tích những nét mới ở phương diện giọng điệu, cung cấp cho độc
giả cái nhìn sâu hơn về giá trị tác phẩm, thấy được một phần cá tính sáng tạo
Nguyễn Việt Hà.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà,
chúng tôi khai thác các sáng tác văn xuôi nghệ thuật của Nguyễn Việt Hà, tập
trung vào hai tiểu thuyết, cũng là hai dấu ấn quan trọng nhất của cây bút này
tính đến thời điểm hiện nay.
Hai tiểu thuyết được khảo sát gồm:
“Cơ hội của Chúa”, Nxb. Văn học, 2001.
“Khải huyền muộn”, Nxb. Văn học, 2005.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống
5.2. Phương pháp so sánh hệ thống
5.3. Phương pháp thống kê – so sánh
5.4. Phương pháp lịch sử - chức năng

6. Đóng góp của khóa luận
Giang Thị Bến 8 K32D – Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
Đề tài nghiên cứu đi sâu khám phá tiểu thuyết từ phương diện giọng
điệu nhằm hệ thống hóa kiến thức về giọng điệu văn chương với tư cách một
thuật ngữ khoa học; nêu bật đặc điểm giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết
Nguyễn Việt Hà từ các giọng điệu chủ âm đến các sắc điệu; chỉ ra vai trò
quan trọng của giọng điệu đối với việc hình thành cá tính sáng tạo của
Nguyễn Việt Hà.
7. Bố cục của khóa luận
Khóa luận bao gồm các phần: thủ tục, mở đầu, nội dung và kết luận.
Phần nội dung của khóa luận được cấu tạo thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về giọng điệu và giọng điệu tiểu thuyết trong Văn
học Việt Nam từ sau 1986.
Chương 2: Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà.
Chương 3: Giọng điệu như một yếu tố cơ bản hình thành cá tính sáng
tạo Nguyễn Việt Hà.
Giang Thị Bến 9 K32D – Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ GIỌNG ĐIỆU VÀ GIỌNG ĐIỆU
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ SAU 1986
1.1. Khái niệm giọng điệu trong nghiên cứu lý luận văn học
1.1.1. Từ ngữ, thuật ngữ
Giọng điệu là một phạm trù quan trọng của thi pháp học hiện đại, một
trong những yếu tố quan trọng cấu thành nét đặc trưng cho mỗi loại hình lời
văn nghệ thuật, yếu tố cơ bản cấu thành và khu biệt đặc trưng phong cách của

mỗi một nhà văn, mỗi một khuynh hướng sáng tác.
Bàn về giọng điệu, có nhiều ý kiến phong phú:
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Ngôn ngữ khi bàn về “giọng” và
“giọng điệu” đã xác định:
Giọng:
1. Độ cao thấp, mạnh yếu của lời nói, tiếng hát. Giọng ồm ồm.
Hạ thấp giọng. Có giọng nói dễ nghe. Luyện giọng.
2. Cách phát âm riêng của một địa phương. Bắt chước giọng
miền Trung. Nói giọng Huế.
3. Cách diễn đạt bằng ngôn ngữ, biểu thị tình cảm, thái độ nhất
định. Nói bằng giọng dịu dàng, âu yếm. Lên giọng kẻ cả. Giọng
văn đanh thép. Ăn nói lắm giọng (cứ thay đổi ý kiến luôn).
4. Gam đã xác định âm chủ. Giọng pha
Giọng điệu:
Giang Thị Bến 10 K32D – Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
1. Giọng nói, lối nói biểu thị một thái độ nhất định: Giọng điệu
láo xược.
2. Như: Ngữ điệu [21, 403].
Bách khoa thư Mĩ định nghĩa: Voice (giọng) “là âm thanh do sinh vật
phát ra”. Tone (giọng điệu) “là âm thanh được xét theo sự can thiệp của
trường độ, cường độ, âm sắc và âm lượng của nó” (theo 15).
Lê Huy Bắc trong bài viết “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện
đại” phân biệt giọng và giọng điệu ở những điểm cơ bản “bằng cách giới
thuyết nội hàm của hai khái niệm”: Giọng là âm thanh được xét ở góc độ vật
lý như cường độ, trường độ, cách phối âm, âm lượng Giọng điệu là âm
thanh được xét ở góc độ tâm lý, biểu hiện thái độ: buồn, vui, giận, hờ hững
Nhà nghiên cứu M. Bakhtin khi nói về giọng điệu lại sử dụng khái niệm
golos (với ý nghĩa giọng - phát ngôn âm thanh mang tính cảm xúc, thái độ,

lập trường của chủ thể) (dẫn theo 5).
Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy “giọng” và “giọng điệu” có điểm
gặp gỡ là đều mang đặc tính âm thanh. Tuy nhiên, “giọng điệu” có phần khác
biệt với giọng ở chỗ: nó là nơi hàm chứa, biểu thị những thái độ, cảm xúc,
quan niệm nhất định của người nói, người viết. “Giọng điệu” được nhìn sâu
hơn từ góc độ tâm lí trong khi “giọng” chủ yếu được xét ở góc độ vật lý của
âm thanh.
1.1.2. Khái niệm giọng điệu
Về khái niệm giọng điệu, nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa, thông qua
việc phân tích những biểu hiện khác nhau của giọng điệu trong những lời đối
thoại hàng ngày, khái quát: “giọng điệu chính là mối quan hệ giữa chủ thể và
hiện thực khác quan thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trong đó bao hàm cả
việc định hướng, đánh giá và thói quen cá nhân sử dụng ngôn từ trong những
tình huống cụ thể”[12, 154]. Từ đó, ông xác định giọng điệu bao gồm: “giọng
Giang Thị Bến 11 K32D – Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
chủ đạo” và “giọng bổ sung”. Giọng chủ đạo của một người gần như là một
“hằng thể” biểu hiện tính cá thể, môi trường sống quen thuộc (nghề nghiệp,
địa lý, phong tục, ) của người đó, thêm vào các yếu tố năng lực, thói quen và
trình độ làm nên trình độ ngôn ngữ. Giọng bổ sung là tăng sự đa dạng, phong
phú của ngôn ngữ.
Như vậy, nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa chủ yếu nhấn mạnh giọng
điệu ở phương diện đối thoại, tuy vậy ý kiến của ông cũng khơi gợi được
những điều cơ bản về giọng điệu văn chương.
Từ điển thuật ngữ văn học viết: “giọng điệu (Tone) là thái độ, tình cảm,
lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện thực được miêu tả thể
hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm,
cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm
biếm ” [6, 134].

Có thể nói đây là cách khái quát về giọng điệu vừa logic vừa hợp lý,
nêu bật được những nét bản chất của yếu tố này trong tác phẩm văn học.
Trong Giáo trình Dẫn luận Thi pháp học, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử
cho rằng “giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác
phẩm. Nếu như trong đời sống ta thường chỉ nghe giọng nói là nhận ra con
người, thì trong văn học cũng vậy. Giọng điệu giúp ta tìm ra tác giả, giọng
điệu ở đây không giản đơn là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để
nhận ra người nói, mà là một giọng điệu mang nội dung, tình cảm, thái độ,
ứng xử trước các hiện tượng đời sống.” [19, 132]
Từ điển thuật ngữ văn học, Giáo trình Thi pháp học đã xem giọng điệu
như một yếu tố quan trọng của thi pháp. Không thể hiểu được cái nhìn của tác
giả và sự hấp dẫn của tác phẩm nếu không phân tích giọng điệu.
Tổng hợp vấn đề ta thấy, cách khái quát giọng điệu của các nhà nghiên
cứu như trên đã coi giọng điệu văn chương là một trong nhũng phương diện
Giang Thị Bến 12 K32D – Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
cơ bản cấu thành hình thức văn học, tức nhìn giọng điệu bằng quan điểm hệ
thống theo tinh thần thi pháp học.
1.1.3. Cơ sở của giọng điệu
Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học, do đó nó
không tồn tại ngẫu nhiên mà được hình thành trên những cơ sở nhất định. Cơ
sở chủ quan của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn (thể hiện ở lòng
say mê lí tưởng, yêu cái đẹp, niềm vui, nỗi đau hay lòng căm giận; chẳng hạn
như nhà văn có cảm hứng chính luận, phê phán, bất mãn với thực tại thì anh
ta sẽ có giọng điệu lên án, tố cáo; lúc đó anh ta sẽ sử dụng các biện pháp mỉa
mai, châm biếm ) và vị thế nhà văn (biểu hiện ở việc nhà văn tự coi mình
hoặc thể hiện mình trong vai một ai đó ví như quan tòa, thần dân, người
truyền đạo, người tố cáo, thư kí, và lúc ấy tác phẩm sẽ có giọng điệu phù
hợp với vị thế tương ứng). Cơ sở khách quan của giọng điệu xuất phát từ

chính những đặc tính thẩm mĩ cụ thể của đối tượng được miêu tả (ví dụ:
chuyện đau thương đòi hỏi giọng ngậm ngùi, buồn đau, chua sót; chuyện hài
hước thì phải có giọng đùa cợt, giễu nhại ). Trong đó, yếu tố quan trọng nhất
để tạo giọng điệu là yếu tố chủ quan, xuất phát từ điệu hồn, cách cảm nhận và
đánh giá thế giới của nghệ sĩ. Không thể có giọng điệu nếu tác giả không có
những rung động sâu sắc, những nỗi đau, những xót xa, những trăn trở suy tư
trước thân phận con người, không sẻ chia với họ niềm vui và tình yêu cuộc
sống. Nghệ sĩ lớn là nghệ sĩ biết đau trước nỗi đau của nhân loại, biết nói lên
những điều mà mọi người muốn nói. Khi đó, những xúc cảm chân thành,
những rung động lớn lao trong trái tim người nghệ sĩ mới tạo được tiếng nói,
giọng điệu có sức truyền cảm lớn.
1.1.4. Vai trò của giọng điệu
Giọng điệu nghệ thuật là một trong những vấn đề phức tạp nhất của thi
pháp học hiện đại. Tuy nhiên, việc tìm hiểu về giọng điệu trong tác phẩm văn
Giang Thị Bến 13 K32D – Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
chương lại cung cấp những tri thức về một phương diện cơ bản cấu thành
hình thức nghệ thuật của văn học, một thước đo không thể thiếu để xác định
tài năng và phong cách độc đáo của người nghệ sĩ.
Nhìn một cách khái quát, giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ
tình cảm và thị hiếu của tác giả. Từ đây, giọng điệu có vai trò rất quan trọng
trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc.
Lê Huy Bắc trong “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại” khẳng định:
“ giọng điệu là một bộ phận của style (phong cách), chúng thoát thai từ các
cơ sở rồi góp phần tạo nên style cho mỗi tác phẩm, tác giả” [15, 411].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh thông qua các bài viết về Xuân
Diệu, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi cũng đưa ra những ý kiến sắc sảo, những
khám phá về giọng. Mặc dù chưa tập trung khơi sâu về vấn đề này ở cấp độ lý
thuyết nhưng ông cũng khẳng định giọng điệu là một yếu tố quan trọng tạo

nên phong cách nghệ sĩ.
Cũng với ý nghĩa trên, M.B. Khrapchenko trong “Cá tính sáng tạo của
nhà văn và sự phát triển của văn học” đã khẳng định:
“[ ] phong cách là một hệ thống phức tạp. Trong hệ thống đó, trước
hết cần phải chú ý tới sự tổng hợp của những phương tiện giọng điệu. Đề tài,
tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường giọng điệu nhất
định, trong phạm vi của một thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tượng
sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó. Hiệu suất cảm xúc của lối kể
chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng
điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể
thống nhất hoàn chỉnh” [13, 167]
M.B. Khrapchenko trong khi khẳng định vai trò quan trọng của giọng
điệu với việc thể hiện phong cách nhà văn còn nhấn mạnh mối quan hệ chặt
chẽ giữa giọng điệu với các yếu tố cấu thành tác phẩm văn học: “Việc móc
Giang Thị Bến 14 K32D – Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
nối tư liệu, việc gắn những bộ phận riêng lẻ của nó (tác phẩm văn học) chỉ có
thể thực hiện được khi giọng điệu cần thiết có được sự biểu hiện rõ ràng”
[13, 168].
Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến trong bài viết “Giọng điệu văn
chương” (Văn học và Học văn) cũng nói lên mối quan hệ sâu sắc ấy cụ thể
trên phương diện giọng điệu và cảm hứng: “Cảm hứng nào, giọng điệu ấy
nhưng cũng có thể ngược lại, gọng điêu định hướng, hình thành cảm hứng”.
Một tác phẩm sẽ chưa thể được ra đời, sẽ chưa thể được hoài thai nếu thiếu đi
một giọng điệu nhất định ngay cả khi có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống
nhân vật. Xin mượn lời của một cây bút viết văn xuôi nổi tiếng Xô - viết
Yujri Kazakôz: “Đôi khi thiên truyện không đạt ngay từ đầu - ông nhận xét -
tôi viết được hai ba dòng và cảm thấy rằng không phải cái giọng điệu mà tôi
cần đến. Trong trường hợp ấy tôi không viết nốt nữa mà quẳng đi vì cho rằng

truyện ngắn ấy không đạt và quẳng đi và thế là xong. Cũng có trường hợp
ngược lại. Mới bắt đầu viết được hai ba dòng và cảm thấy rằng xuôi rồi. Có
một uy lực nào đó xâm chiếm lấy ta và ta hòa nhập vào sự hài hòa với cái âm
hưởng, cái giọng điệu duy nhất đối với tác phẩm này” [13, 169].
Như vậy, là một hiện tượng nghệ thuật, giọng điệu phải phù hợp, phải
thống nhất với toàn bộ chỉnh thể tác phẩm với tư cách là một yếu tố của một
sinh thể toàn vẹn. Giọng điệu, do đó, phải thể hiện tính nhất quán với hệ
thống mà nó tồn tại và thể hiện lập trường, thái độ của chủ thể trong tác phẩm
nghệ thuật. Cũng từ đây, giọng điệu có vai trò quan trọng đối với mỗi sinh thể
nghệ thuật bởi nó “vừa liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho
chúng cùng mang một âm hưởng nào đó, cùng có chung một khuynh hướng
nhất định, vừa là chỗ dựa chính để các yếu tố của tác phẩm quy tụ lại và định
hình, thống nhất với nhau theo một kiểu nào đó, trong chỉnh thể giọng điệu
Giang Thị Bến 15 K32D – Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
ấy, mỗi yếu tố hiện ra rõ hơn, đầy đủ hơn, thậm chí mới mẻ hơn” (Lê Ngọc
Trà) (theo 5).
Nhìn một cách tổng quát, giọng điệu có mối liên hệ chặt chẽ với các
yếu tố cấu thành tác phẩm; theo đó, giọng điệu cũng chịu sự chi phối của
nhiều nhân tố (điểm nhìn, phong cách, cảm hứng chủ đạo ) trong đó cần
nhấn mạnh yếu tố điểm nhìn. Nhiều khi đường biên giữa các phạm vi: điểm
nhìn, giọng điệu và phong cách luôn có những điểm giao nhau để vừa tùy
thuộc, phù hợp nhau, vừa biểu hiện nhau nhằm đảm bảo sự “tồn tại như một
đơn vị nghệ thuật mang ý nghĩa trong tổng thể các đơn vị nghệ thuật khác
nhau của tác phẩm” [15, 414].
Một tác phẩm nghệ thuật có giá trị phải là tác phẩm mà ở đó người trần
thuật, kể chuyện hoặc nhà thơ trữ tình phải có khẩu khí, có giọng điệu, đặc
biệt phải xây dựng cho mình giọng điệu riêng mà theo như cách nói của I.
Nemirovich - Đanchenko thì: “Một vở kịch hay bao giờ cũng có giọng điệu

riêng của tác giả. Nếu cái giọng điệu ấy không có tức là tác giả ấy không có
tài năng” [13, 174]. Giọng điệu đó vừa gắn với giọng điệu “trời phú” của mỗi
tác giả, vừa phải mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng
thể hiện “do chỗ giọng điệu gắn liền với việc dùng hình tượng để miêu tả đối
tượng của sáng tác, cho nên nó có những đặc điểm của cách nhìn nhận riêng
của cá nhân với đời sống” [13, 174]. Xuất phát từ điểm này, những người
sành sỏi về văn chương có thể căn cứ vào giọng điệu của một đoạn văn, đoạn
thơ hay một tác phẩm chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ để xác định tác giả của
những tác phẩm ấy.
Nhìn một cách tổng quát, giọng điệu trong tác phẩm có giá trị thường
đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản, chủ đạo chứ
không hề đơn điệu. Nói như Khrapchenkô “Giọng điệu không những không
loại trừ mà còn cho phép tồn tại trong tác phẩm văn học những sắc điệu khác
Giang Thị Bến 16 K32D – Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
nhau”. Trong ý kiến này, Khrapchenkô khẳng định: trong một tác phẩm văn
học có sự xuất hiện của “giọng điệu chủ yếu” (hay còn gọi “giọng chủ đạo” -
giọng điệu cơ bản, xuyên suốt tac phẩm, thể hiện một cách sâu sắc lập trường
xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả với sự vật hiện tượng
được miêu tả) và các “sắc điệu bao quanh” với tư cách làm bè đệm (những
sắc điệu này diễn đạt sự phong phú của những phối cảnh cảm xúc trong việc lí
giải hiện tượng, những khía cạnh giống nhau và khác nhau của đối tượng sáng
tác). Như thế, về thực chất, giọng điệu cũng là một hệ thống. Hệ thống ấy
được kiến tạo trong sự kết hợp hài hòa giữa giọng điệu chung (giọng điệu chủ
đạo) và những sắc điệu khác nhau được thể hiện trong tác phẩm. Về cơ bản,
giọng “giọng điệu tự nó cũng là một hệ thống, một tổ hợp” bao gồm nhiều
yếu tố. Nó được thể hiện qua lời văn nghệ thuật nhưng tuyệt nhiên điều đó
không phải là phép cộng của những phương tiện ngôn ngữ. Do đó, khi khai
thác giọng điệu trong một tác phẩm văn học bất kì, ta phải xem xét theo hệ

thống ấy.
Trong cấu trúc tác phẩm văn học giọng điệu tồn tại như một yêu cầu tất
yếu. Giọng điệu mang những nét riêng thể hiện tính bản chất, không trùng
lặp, không lẫn lộn với các yếu tố khác trong tác phẩm nghệ thuật:
Cần phân biệt giọng điệu nghệ thuật với giọng điệu tác giả vốn có
ngoài đời: giọng điệu của tác giả ngoài đời là giọng điệu của con người cụ
thể, là giọng điệu ngôn ngữ trong đời sống với những nét đặc thù về tính cách,
phong tục, nghề nghiệp, thói quen, trình độ , còn giọng điệu nghệ thuật luôn
mang nội dung tình cảm, thái độ, cách ứng xử của nhà văn trước những hiện
tượng đời sống được miêu tả. Việc đồng nhất giọng điệu nghệ thuật và giọng
điệu tác giả vốn có ngoài đời là một việc làm mang tính khiên cưỡng, thậm
chí sai lệch về bản chất vấn đề.
Giang Thị Bến 17 K32D – Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
Cũng cần phân biệt giọng điệu với các khái niệm hữu quan như ngữ
điệu, nhịp điệu, nhạc điệu để thấy được những nét nổi bật, riêng có của yếu tố
giọng điệu trong tác phẩm văn chương.
1.1.5. Giọng điệu và ngữ điệu
“Không nên lẫn lộn giọng điệu với ngữ điệu là phương diện biểu hiện
của lời nói thể hiện qua cách lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh ” [6,135].
Như vậy, việc đồng nhất hai khái niệm này là không hợp lí bởi ngữ điệu là
một phạm trù của ngôn ngữ học trong khi giọng điệu lại là một phạm trù của
thi pháp học, ngữ điệu thuộc phạm vi câu còn giọng điệu lại “phụ thuộc vào
cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm, khuynh hướng nghệ thuật của tác giả và
của thời đại” tức thuộc phạm vi tác phẩm và khuynh hướng sáng tác (Trần
Đình Sử).
Tuy nhiên, giữa ngữ điệu và giọng điệu lại có mối quan hệ với nhau, đó
là mối quan hệ “chi phối và phụ thuộc” (chữ dùng của Nguyễn Đăng Điệp).
Mối quan hệ này được thể hiện rõ nét ở việc ngữ điệu góp phần biểu lộ giọng

điệu, cũng có khi ngữ điệu bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói. Chẳng hạn
như ở đoạn văn giàu kịch tính nhất trong tác phẩm “Chí Phèo” - đoạn Chí
Phèo thức tỉnh và thấm thía nỗi bi kịch của cuộc đời mình rồi tìm đến nhà Bá
Kiến để “đòi nợ” ta bắt gặp trong đoạn văn ba giọng: giọng người kể chuyện,
giọng Chí Phèo, giọng Bá Kiến. Để biểu thị giọng điệu và thái độ khác nhau
của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến Nam Cao đã sử dụng nhiều loại ngữ
điệu khác nhau: khi thì dồn dập, gấp gáp (lúc Chí Phèo làm căng), khi thì
chùng xuống và mềm mại (lúc Bá Kiến dịu giọng) Qua đây, có thể thấy,
ngữ điệu góp phần thể hiện thái độ của từng nhân vật (dè bỉu, ngạc nhiên, mỉa
mai ) và ngữ điệu cũng có chức năng biểu cảm (thể hiện sự mỉa mai, khinh
nhờn, hài hước ) nhưng rõ ràng đó là những chức năng biểu đạt gắn với
chuẩn ngôn ngữ chứ không nằm ở phạm vi bao quát như giọng điệu.
Giang Thị Bến 18 K32D – Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
1.1.6. Giọng điệu và nhịp điệu
Nhịp điệu là sự lặp lại một cách tuần hoàn các âm mạnh, nhẹ theo
những trật tự, cách thức nhất định. “bài thơ có nhịp điệu thanh thoát”, “giàu
chất nhạc” [22, 540].
“Từ điển thuật ngữ văn học” khẳng định: “Nhịp điệu là một phương
tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật trong văn học, dựa trên sự
lặp lại có tính chất chu kỳ, cách quãng hoặc luân phiên của các yếu tố có
quan hệ tương đồng trong thời gian hoặc quá trình nhằm chia tách và kết hợp
các ấn tượng thẩm mĩ. Trong văn học, nhịp điệu là sự lặp lại cách quãng đều
đặn và có thay đổi của các hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh, môtíp, nhằm
thể hiện sự cảm nhận thẩm mĩ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự
sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật” [6, 238].
Nhìn một cách tổng quát, nhịp điệu là sự lặp lại có tính chất chu kì,
cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của các hiện tượng ngôn ngữ nhằm
thể hiện sự cảm nhận thẩm mĩ về thế giới trong sự vận động của nó. Nhịp

điệu có vai trò hết sức quan trọng đối với tác phẩm nghệ thuật: “Nhịp điệu là
sức mạnh cơ bản, năng lượng cơ bản của câu thơ” (Maiacôpxki). Nhịp điệu
tồn tại ở mọi cấp độ của tác phẩm văn học. Riêng trong văn xuôi, nhịp điệu
của tổ chức lời văn được hình thành trên cơ sở phân tách văn bản thành
chương, hồi, mục, câu văn ngắn dài khúc khuỷu được lặp lại cũng tạo nên
nhịp điệu cảm nhận đời sống. Như vậy, nhịp điệu có mối quan hệ chặt chẽ với
giọng điệu song không đồng nhất với giọng điệu mà “Nhịp điệu là một
phương diện bộc lộ giọng điệu” (Nguyễn Đăng Điệp), “Làm cho mỗi thành tố
can dự trực tiếp với hệ thống giọng điệu của chỉnh thể” (M. Bakhtin). Vậy,
Giang Thị Bến 19 K32D – Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
thực chất mối quan hệ giữa giọng điệu và nhịp điệu chính là chỗ: nhịp điệu
chịu sự chi phối của giọng điệu, giọng điệu được bộc lộ qua nhịp điệu và câu
văn.
1.1.7. Giọng điệu và nhạc điệu
Nhạc điệu là nhịp cao, thấp, trầm, bổng của âm thanh trong bản nhạc,
bài thơ. Ví dụ: “nhạc điệu của bài hát khí thế làm sao” “nhạc điệu hào hùng
của bài ca” [22, 519].
“Từ điển thuật ngữ văn học” định nghĩa:
“Nhạc điệu là cấu tạo ngữ âm của lời văn nghệ thuật hình thành bởi
vật liệu âm thanh của ngôn từ thể hiện đặc sắc của văn học như một nghệ
thuật thời gian. Yếu tố hình thái vật chất tạo nên nhạc điệu là điệp âm, điệp
vận với các hình thức đa dạng của chúng: bằng trắc, nhịp điệu, niêm, đối,
vần, yếu tố tượng thanh, ngữ điệu” [6, 224].
Có thể thấy chức năng cơ bản của nhạc điệu là làm cho câu thơ, lời văn
thêm réo rắt, trầm bổng, dễ đi vào lòng người đọc. Dễ nhận thấy rằng, cũng
giống như ngữ điệu, nhịp điệu trong mối quan hệ với giọng điệu, nhạc điệu
cũng chịu sự chi phối của giọng điệu, góp phần thể hiện giọng điệu chứ không
đồng nhất, không hòa trộn với giọng điệu.

Tóm lại, các yếu tố ngữ điệu, nhịp điệu, nhạc điệu đều có mối quan hệ
chặt chẽ với giọng điệu, đều là một phương diện quan trọng góp phần thể hiện
giọng điệu song chúng không hề đồng nhất với giọng điệu. Trong tác phẩm
văn học, khi khảo sát các yếu tố này, lẽ tất nhiên phải luôn nhìn nhận chúng
trong sự vận động, tương tác và tương hợp lẫn nhau, đặt chúng trong mối
quan hệ của sự toàn vẹn và thống nhất của một chỉnh thể nghệ thuật.
1.2. Khái quát về giọng điệu trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986
Giang Thị Bến 20 K32D – Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
Nền văn học Việt Nam trong thời kì đổi mới từ 1986 đến nay đã có
những chuyển biến đáng ghi nhận ở hầu khắp các thể loại, trong đó có tiểu
thuyết - một loại hình tự sự cỡ lớn. Trong sự vận động chung của nền văn học
dân tộc, tiểu thuyết đã và đang nỗ lực chuyển mình, đổi mới nhằm đáp ứng
những yêu cầu của thời đại, của đời sống văn học và đông đảo độc giả đương
đại.
Trước yêu cầu của sự đổi mới, nhiều cây bút tiểu thuyết đã có ý thức
cách tân trong cách nhìn, lối viết và đã cho ra đời những “đứa con tinh thần”
thành công, có giá trị trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ
thuật. Điều đáng nói là không chỉ có những cây bút trong nước mà cả những
tác giả hải ngoại cũng góp phần làm cho diện mạo tiểu thuyết thêm phong phú
và đa dạng, đưa tiếng nói về con người và cuộc đời trong tiểu thuyết giàu sắc
điệu và đa nghĩa hơn.
Đời sống văn học ngày càng dân chủ cho phép các nhà nghệ sĩ thỏa sức
bộc lộ sự sáng tạo, sự đổi mới tư duy tiểu thuyết trên mọi phương tiện từ nội
dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng) đến hình thức nghệ thuật (cốt truyện, nhân
vật, ).
Vấn đề giọng điệu tiểu thuyết sau 1986 cũng là một trong những nội
dung được quan tâm, nghiên cứu bởi giọng điệu là một trong những yếu tố cơ
bản cấu thành hình thức nghệ thuật của văn học, một phương diện quan trọng

đảm bảo tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, thước đo không thể
thiếu để xác định tài năng và phong cách nhà văn.
Nhìn một cách tổng quát tiến trình phát triển văn học, mỗi thời đại, mỗi
giai đoạn lịch sử thậm chí mỗi một trường phái, trào lưu, tác giả lại có những
bản sắc, những nét độc đáo riêng. Điều cơ bản của nét độc đáo ấy là vấn đề
giọng điệu. Chưa nói riêng về giọng điệu tiểu thuyết trong văn học sau 1986,
nhìn một cách đại thể về văn xuôi Việt Nam ta thấy: văn xuôi nước ta từ 1945
Giang Thị Bến 21 K32D – Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
đến 1975 tương đối nhất quán về giọng điệu. Bao trùm hầu khắp các sáng tác
là giọng khẳng định, ngợi ca của một cái nhìn tin tưởng, lạc quan, cùng với
những biến thái đa dạng các biểu hiện giọng điệu như hào sảng, hào hùng,
đanh thép, vui tươi, trang trọng tự hào, đầm ấm tin yêu
Trong giai đoạn này, văn học có xuất hiện cuộc tranh luận về “bôi đen-
tô hồng” cuộc kháng chiến của dân tộc, tuy ít nhiều kịch tính song văn học
không vì thế mà đa giọng điệu. Về cơ bản, việc sử dụng giọng điệu nhất quán
giữa các nhà văn là phù hợp với yêu cầu thống nhất cao độ của cộng đồng,
tuân thủ kinh nghiệm cộng đồng.
Từ sau 1975, đặc biệt từ thời điểm đổi mới (1986) văn học ở ta, tập
trung diễn đạt những kinh nghiệm cá nhân đáp ứng sự đòi hỏi cao về giá trị cá
nhân. Ý thức cá tính lên ngôi, cái công thức nhàm tẻ, đơn điệu bị chế giễu, bị
coi là thiếu thẩm mĩ. Rất dễ để nhận ra trong văn học giai đoạn này giọng
ngợi ca cho những điều tốt đẹp, chuẩn mực với thời đại; giọng chế giễu dành
cho những gì phi cá tính.
Văn xuôi Việt Nam từ sau 1986 ngày càng có sự đa dạng về giọng điệu,
đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết.
Sự ý thức về cá tính đã thôi thúc nhà văn tìm tòi, sáng tạo. Khi cá nhân
được nhìn như một “nhân vị”, giá trị cá nhân được tôn trọng thì những giọng
điệu khác nhau biểu hiện những cách cảm thụ đời sống khác nhau sẽ được

chấp nhận một cách tự nhiên. Đó cũng là cơ sở để văn học phát triển theo tinh
thần dân chủ hóa. Văn học giai đoạn này nói chung, tiểu thuyết nói riêng bên
cạnh giọng tự tin, tự hào xuất hiện giọng hoài nghi, chất vấn đay đả, giễu
nhại
Hoài nghi là tinh thần của tiểu thuyết - theo M. Bakhtin là “luôn luôn
có sự nhận thức lại, đánh giá lại mọi thứ”. Ở một khía cạnh nào đó, giọng
hoài nghi còn góp phần khúc xạ tâm lí hẫng hụt, là “âm vang của một khủng
Giang Thị Bến 22 K32D – Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
hoảng xã hội” (Đặng Anh Đào); tuy nhiên, nhìn một mặt nào đó, nó còn là
biểu hiện cho khát vọng về chân lí, về quan hệ bình đẳng và tin cậy thật sự
giữa nhà văn với bạn đọc. Dễ dàng thấy giọng hoài nghi chứa đựng nỗi đau
nhân bản và niềm khao khát cái đẹp thể hiện trong nhiều sáng tác của Tạ Duy
Anh, và nhiều cây bút tiểu thuyết khác.
Như để bổ sung cho giọng hoài nghi, giọng chất vấn đay đả xuất hiện đi
liền với lối hành văn miêu tả nghiêm túc nửa đùa cợt mỉa mai, nhấn mạnh vào
thành phần định ngữ mở rộng hay mệnh đề phụ của câu hoặc đi với những so
sánh, liên tưởng tạt ngang có tính chất cường điệu hay cực tả, xuất hiện khi
tác giả có nhu cầu truy tìm căn nguyên cái xấu. Tiêu biểu cho loại giọng này
phải kể đến “Đám cưới không có giấy giá thú” - (Ma Văn Kháng), “Thiên
thần sám hối” - (Tạ Duy Anh)
Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 nổi bật với giọng giễu nhại, đặc biệt ở
lớp nhà văn trẻ. Với sự nhạy cảm của tuổi trẻ trước cái mới, sớm được hít thở
làn gió dân chủ lại nhập cuộc hầu như “cùng cơ chế thị trường” năng động ,
lớp nhà văn này công khai chống lại tất cả những gì là nguyên tắc bảo thủ, là
lề thói cứng nhắc lỗi thời, các quy phạm, thói trịnh trọng cúng đồ, tính giáo
huấn, những mối quan hệ xã giao đầy đạo đức giả, lối thưa gửi khúm núm,
những húy kị nói chung là những gì trói buộc cá tính để bứt tung ra, bộc lộ
mình rõ nét hơn. Dường như họ không còn quá coi trọng văn chương như lớp

đàn anh nên quan niệm và ứng xử của họ với nó cũng tự do hơn. Cũng trong
giai đoạn này, rầm rộ trên văn đàn cao trào đổi mới tư duy tiểu thuyết, giọng
điệu do đó cũng thêm đa sắc.
Những năm đầu của công cuộc đổi mới văn chương, chủ yếu sự xuất
hiện của giọng giễu nhại mang sắc thái của “chất cay đắng, tàn nhẫn” -
Vương Trí Nhàn [3, 187]. Bàn rộng kiểu giọng này trong văn xuôi sẽ thấy sự
Giang Thị Bến 23 K32D – Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
góp mặt của các cây bút: Nguyễn Bình Phương, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy
Thiệp, Tạ Duy Anh
Tiếp xúc với văn chương thời đổi mới, đặc biệt với những người yêu
thích sự trang nghiêm mực thước hoặc bản tính không quen đùa giỡn, bỡn cợt
sẽ thấy khó đọc, khó hiểu, khó tiếp nhận; nó khiến họ lo ngại về một khả năng
“quá trớn”, coi thường mọi chuẩn mực. Đặc biệt với văn chương đương đại
thì sự kén chọn độc giả là hiện tượng phổ biến. Trên phương diện giọng điệu
sẽ dẫn đến kiểu trần thuật mà “giọng kể không mang tính chất răn dạy mà chỉ
đơn giản là thuật lại, một thứ giọng kể có vẻ không nghiêm túc, thậm chí như
đùa giỡn, vừa coi điều mình kể là thành thực, vừa coi nó là chẳng có gì là
quan trọng” (Lê Ngọc Trà). Tuy nhiên, độc giả cũng phải thấy rằng tính chất
“nửa đùa nửa thật” ấy không chỉ là tăng sự phong phú và vẻ thoải mái, lôi
cuốn của giọng kể mà còn làm nhòa đi những đối lập triệt để về nghĩa, về tư
tưởng và do đó làm giàu thêm nội dung tinh thần của tác phẩm.
Giữa hàng loạt những đổi thay, giữa sự xuất hiện của những cách tân
mới mẻ về giọng điệu ta vẫn thấy tồn tại những giọng điệu quen thuộc vốn
gắn liền với văn chương truyền thống. Độc giả bắt gặp trong nhiều tiểu thuyết
thời kì đổi mới những giọng điệu như thâm trầm - suy ngẫm, xót xa - thương
cảm, giọng dí dỏm hay giọng khách quan trung tính có điều dường như
những giọng này không hiển hiện mà ẩn khuất, nó không dễ cho người đọc
nhận diện sự biến đổi ngôn ngữ.

Vài nét cơ bản nêu trên chắc chắn khó có thể bao quát đầy đủ về giọng
điệu tiểu thuyết trong chặng đường đổi mới - một thời kì đầy biến động. Nhìn
đại thể, tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 nổi lên giọng phê phán, giễu nhại,
phân tích xã hội với sự phát triển ồ ạt của dòng văn học chống tiêu cực. Giọng
điệu này chứa đựng nhiệt tình sôi nổi, nhu cầu đối thoại ráo riết về vấn đề xã
hội mà ý thức công dân vừa thức tỉnh theo tinh thần dân chủ đổi mới. Về sau
Giang Thị Bến 24 K32D – Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt
nghiệp
giọng phê phán trầm xuống, hòa đồng trong rất nhiều giọng khác: khi suy tư
khắc khoải, khi chiêm nghiệm sâu xa, lúc tự bạch và tư vấn về thế sự nhân
sinh.
Những năm gần đây, giọng giễu nhại và hoài nghi chiếm ưu thế với sự
đa dạng về sắc thái biểu hiện.
Như vậy, có thể nói giọng điệu trong văn xuôi thời kỳ đổi mới nói
chung và tiểu thuyết nói riêng từ sau 1986 tiến gần hơn về sự “đa thanh”,
phức điệu.
Giang Thị Bến 25 K32D – Ngữ văn

×