Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Thương mại quốc tế QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – BRASIL THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.83 KB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
***
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Thương mại quốc tế
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – BRASIL
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
Họ và tên sinh viên: Đỗ Hồng Quân
Mã sinh viên: 0851020200
Lớp: Anh 15 – Khối 7 KT
Khoá: 47
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Vũ Chí Lộc
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
MỤC LỤC
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG BRASIL 4
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – BRASIL 30
2.1. Tiền đề mối quan hệ Việt Nam – Brasil và chính sách thương mại của Brasil 30
2.1.1. Tiến trình ngoại giao giữa hai nước 30
2.1.1.1. Các mốc phát triển quan hệ giữa hai nước 30
2.1.1.2. Các thoả thuận, hiệp định và kinh tế, văn hoá hai nước đã thông
qua 32
2.1.2. Chính sách thương mại của Brasil 32
2.4.1.1. Việt nam và Brasil có mối quan hệ thân thiện về chính trị, có
nhiều điểm tương đồng trong đường lối phát triển 46
2.4.1.2. Việt Nam và Brasil đều đang tích cực mở rộng thị trường 46
2.4.2.1. Khoảng cách địa lý lớn 47
2.4.2.2. Hệ thống pháp luật của Brasil tương đối phức tạp 48
Kết luận chương II 50
Chương III: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM - BRASIL 51
3.2.1. Giải pháp vĩ mô 55


3.2.1.1. Thúc đẩy quan hệ ngoại giao nhằm tăng cường quan hệ thương
mại giữa hai nước 55
3.2.1.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện tối đa cho xuất khẩu
56
3.2.1.3. Hỗ trợ các doanh nghiệp đã và đang tham gia thị trường Brasil
56
3.2.1.3.1. Hỗ trợ về thuế 56
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC 68
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Viết tắt của Tiếng Việt
IBGE
Instituto Brasileiro de
Geografia e Estatística
Viện địa lý và thống kê
Brasil
MERCORSUR Mercado Común del Sur
Khối thị trường chung Nam
Mỹ
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
MFN Most favoured nation Nguyên tắc tối huệ quốc
HS Harmonized System
Hệ thống hài hoà mô tả và
mã hoá hàng hoá
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng biểu Trang
Hình 1.1. Cơ cấu lứa tuổi của Brasil năm 2011 9
Hình 1.2. Cơ cấu kinh tế Brasil năm 2011 12
Hình 1.3.Tỷ lệ sản lượng điện theo nguồn của Brasil năm 2010 18

Hình 1.4. Biểu đồ tổng hợp kim ngạch xuất nhập khẩu Brasil
2000-2011
22
Hình 1.5. Biểu đồ tổng hợp FDI của Brasil từ 2000 - 2010 25
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu của Brasil sang Việt Nam từ
2000 – 2011
36
Bảng 2.2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang
Brasil 2010- 2011
37
Bảng 2.3. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Brasil 2000
-2011
40
Bảng 2.4. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ
Brasil 2010-2011
41
Bảng 2.5. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-Brasil từ
2001- 2005
43
Bảng 2.6. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-Brasil từ
2006- 2011
44
Hình 2.1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brasil từ
2006 – 2011
44
-1-
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là quan hệ thương mại đang đóng
vai trò ngày càng quan trọng trong chính sách kinh tế của Việt Nam cũng như nhiều

nước trên thế giới. Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ mang lợi ích cho
nước phát triển mà còn cả những nước đang phát triển. Với các nước phát triển, nó
có tác dụng tăng cường sức mạnh một cách nhanh chóng bởi các nước này có thể
tiếp cận thị trường mới, nguồn nhân công giá rẻ, đồng thời đầu tư vào các dự án
mang lại nhiều lợi nhuận. Với các nước đang phát triển, nó giúp tận dụng các nguồn
vốn đầu tư nước ngoài để công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cải tổ lại nền kinh tế,
mở rộng thị trường ra ngoài biên giới lãnh thổ của mình thông qua các mối quan hệ
kinh tế quốc tế và luôn nhấn mạnh sự cần thiết đa dạng hóa những mối quan hệ này
nhằm phát triển nền kinh tế của mình.
Từ khi công cuộc đổi mới đất nước diễn ra, Việt Nam luôn coi việc mở rộng
quan hệ hợp tác kinh tế với các quốc gia trên thế giới là một nhiện vụ có tính chiến
lược. Việt Nam xác định đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ với
những nước phát triển mà còn cả với những nước đang phát triển. Bên cạnh những
đối tác kinh tế chiến lược như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc và các
nước láng giềng ASEAN, Việt Nam còn ngày càng quan tâm hơn nữa tới các đối
tác tiềm năng như Mỹ La Tinh, Châu Phi, Trung Đông. Và để thực hiện chính sách
này, gần đây Việt Nam đã thể hiện những nỗ lực đáng kể trọng việc phát triển các
mối quan hệ quốc tế, cụ thể là quan hệ thương mại với Mỹ La Tinh. Trong đó,
Brasil là đối tác chiến lược của Việt Nam trong khu vực này.
Brasil là nước có nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh. Brasil là nước đứng đầu
thế giới về sản xuất mía đường và cà phê. Bên cạnh đó Brasil còn là đất nước giàu
tài nguyên thiên nhiên. Brasil là một thị trường rộng lớn với gần 200 triệu dân, nhu
cầu hàng hóa đa dạng phong phú, từ các mặt hàng nông sản đến những mặt hàng
công nghệ cao hay hàng thủ công mỹ nghệ , trong đó có một số mặt hàng là thế
mạnh của Việt Nam.
Thiết lập và thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại với Brasil, Việt Nam rất
có lợi trong việc tăng cường sự hợp tác và mở rộng thị trường sang Mỹ Latinh –
một khu vực kinh tế rộng lớn. Có thể nói, tiềm năng phát triển kinh tế thương mại
-2-
hai nước Việt Nam – Brasil là rất lớn. Tuy nhiên, việc phát triển mối quan hệ này

hiện tại vẫn chưa được chú trọng đúng mức, chưa xứng với tiềm năng kinh tế của
hai nước. Xuất phát từ nhu cầu của thị trường Brasil cũng như trình độ, năng lực
kinh tế nước ta, việc thúc đẩy quan hệ thương mại với Brasil là vấn đề mang tính
tầm nhìn chiến lược.
Về tình hình nghiên cứu, từ trước đến nay hầu hết mọi sự chú ý đều hướng
đến các thị trường lớn như Mỹ, EU, hay Nhật Bản… Do đó, dù Brasil là một thị
trường tiềm năng như đã nêu trên nhưng hiện có rất ít đề tài nghiên cứu thị trường
này.
Vì các lý do trên em đã chọn “Quan hệ thương mại Việt Nam – Brasil:
Thực trạng và triển vọng phát triển” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.
2. Phạm vi, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Trong bài khóa luận này em chủ yếu tập trung vào quan hệ thương mại giữa
hai nước Việt Nam và Brasil, đặc biệt là các hoạt động xuất nhập khẩu kể từ khi hai
nước thiết lập quan hệ ngoại giao (ngày 08/05/1989) cho đến nay.
Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu nền kinh tế Brasil để đưa ra một cái nhìn tổng thể về thị
trường đầy tiềm năng này.
- Nghiên cứu quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Brasil trong thời gian
qua.
- Phân tích thực trạng và khó khăn khi Việt Nam giao thương với Brasil
nhằm đưa ra định hướng, triển vọng trong thời gian tới.
- Đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường, thúc đẩy mối quan hệ thương
mại giữa Việt Nam và Brasil.
Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên những kiến thức về thương mại quốc tế đã được học, cùng với việc
thu thập các tài liệu từ các nguồn khác nhau về Brasil và mối quan hệ thương mại
hai nước Việt Nam - Brasil, em sẽ dùng phương pháp suy diễn và phân tích để làm
rõ mục tiêu nêu trên.
3. Bố cục khóa luận

Ngoài lời mở đầu và kết luận khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương I: Tổng quan thị trường Brasil
Chương II: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam Brasil
-3-
Chương III: Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam –
Brasil
-4-
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG BRASIL
1.1. Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Cộng hoà liên bang Brasil là đất nước lớn và đông dân nhất các nước Mỹ
Latinh. Brasil cũng là nước có diện tích đứng thứ 5 trên thế giới (8.511.965 km
2
).
Brasil là quốc gia nằm ở phía Đông Nam châu Mỹ, giáp biển Đại Tây Dương, có
cùng ranh giới với Urugoay, Colombia, Argentina, Paraguay, Bolivia, Peru,
Venezuela, Guiana (thuộc Pháp), Sunriname và Guyana.
Địa hình của Brasil phân bố tương đối đa dạng và phức tạp. Phần lớn lãnh
thổ phía bắc Brasil là vùng đất thấp. Vùng này đa số được che phủ bởi rừng. Bên
cạnh đó, phía nam Brasil đa phần là đồi và vùng núi thấp. Vùng bờ biển giáp Đại
Tây Dương thì ngược lại, chủ yếu là các dãy núi cao, có độ cao so với mặt nước
biển là 2900m. Biên giới đất liền của Brasil dài 14.691 km, chiều dài đường bờ biển
là 7.491 km.
Khí hậu chủ đạo của Brasil là nhiệt đới, nhiệt độ tương đối cao quanh năm,
trừ phía Nam có khí hậu ôn đới, vùng Đông Bắc có khí hậu bán sa mạc, thường bị
hạn hán. Brasil có lưu vực sông Amazon rộng lớn. Các nhà khoa học tính rằng sông
Amazon và những cánh rừng nhiệt đới nơi đây sản xuất ra một phần ba lượng oxy
và chiếm một phần năm lượng nước ngọt trên trái đất
Brasil vừa là đất nước của những khu vực đất đai canh tác nông nghiệp rộng
lớn, vừa là nơi có nhiều rừng mưa nhiệt đới. Một phần tư các chủng loại thực vật
trên trái đất có mặt tại Brasil, cùng với trữ lượng quặng sắt lớn thứ 3 trên thế giới.

Tài nguyên thiên nhiên chủ yếu ở Brasil là: Bô xít, vàng, quặng sắt,măng
gan, niken, phốt phát, bạch kim, thiếc, uranium, dầu mỏ, thuỷ điện, gỗ.
Đất nước rộng lớn này được chia làm năm vùng chính:
-5-
Vùng Bắc chiếm 45,27% lãnh thổ Brasil và đây là vùng có số lượng dân cư
thấp nhất. Vùng Bắc có mức độ công nghiệp hoá và phát triển thấp (ngoại trừ
Manaus là nơi có một khu công nghiệp miễn thuế). Đây là nơi tập trung khu rừng
mưa lớn nhất thế giới, Amazon. Đây cũng là nơi trú ngụ của nhiều bộ lạc thổ dân.
Vùng Đông Bắc chiếm một phần ba dân số Brasil. Vùng này có nền văn hoá
đa dạng, có nguồn gốc từ thời thuộc địa Bồ Đào Nha. Vùng này cũng là vùng nghèo
nhất của Brasil, do bị ảnh hưởng của khí hậu khô kéo dài. Tuy nhiên, vùng này lại
được thiên nhiên ban tặng cho những bờ biển dài và đẹp nhất Brasil, rất thích hợp
cho việc phát triển du lịch.
Vùng Trung Tây là vùng lớn thứ hai tại Brasil, nhưng có mật độ dân số thấp.
Thủ đô Brasilia của Brasil cũng nằm tại vùng này. Đây cũng là nơi có đầm lầy
Pananal lớn nhất thế giới và một phần của rừng mưa (từ tháng 10 tới tháng 4) và
mùa khô (từ tháng 5 tới tháng 9). Vùng này có nền nông nghiệp phát triển nhất
Brasil. Các thành phố lớn nhất là : Brasilia, Boiania, Campo Grande và Cuiaba.
Vùng Đông Nam là vùng giàu có tài nguyên và đông dân nhất nước. Riêng
dân số vùng này đã lớn hơn bất kỳ một nước Nam Mỹ nào khác, và là nơi có siêu
đô thị lớn nhất thế giới, hai thành phố của nó cũng là hai thành phố lớn nhất Brasil:
Sao Paolo và Rio de Janeiro. Bên cạnh đó, vùng này có thành phố lịch sử Minas
Gerais, các bãi biển nổi tiếng ở Rio de Janeiro, và bờ biển Espirito Santo. Đây chính
là thế mạnh để đẩy mạnh du lịch ở vùng này.
Vùng Nam là vùng giàu nhất (theo GDP trên đầu người), với tiêu chuấn sống
tốt nhất nước. Đây cũng là vùng có nhiệt độ thấp nhất của Brasil, thỉnh thoảng có
xuất hiện băng giá và tuyết tại một số vùng cao. Vùng này có nhiều người nhập cư
Châu Âu sinh sống, chủ yếu là con cháu người Đức, Ý và vì thế có những ảnh
hưởng rõ rệt từ văn hoá tổ quốc cũ của họ. Các thành phố lớn ở vùng này là:
Curtiba, Porto Alerge.

Như vậy, địa hình Brasil cũng khá thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên,
trong thời gian hiện tại, Brasil đang phải đối mặt với các vấn đề về môi trường như
nạn phá rừng vùng rừng rậm Amazon; ô nhiễm nước và không khí ở thành phố Rio
-6-
de Janeiro, Sao Paolo và vài thành phố lớn khác. Đất đai thoái hóa và ô nhiễm nước
do các hoạt động khai thác mỏ không phù hợp, tràn dầu cũng là vấn đề nan giải mà
Brasil phải đối mặt. Bên cạnh đó, Brasil còn phải đối mặt với nguy cơ thiên tai, hạn
hán ở miền đông bắc; lụt và thỉnh thoảng có đông giá ở miền nam.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Có nhiều giả thiết giải thích về nguồn gốc dân cư bản địa của Brasil. Một
trong những giả thiết Âu hoá được chấp nhận là những người dân này đã nhập cư từ
Châu Á, qua eo biển Bering cách đây 15.000-25.000 năm trước khi có sự xuất hiện
của người Châu Âu.
Gần đây, một số nhà khảo cổ Brasil cho rằng việc con người đã tới định cư
tại Brasil sớm hơn 20.000 năm so với giả thuyết ban đầu. Lãnh thổ Brasil ngày này
được hiểu cả về mặt ngôn ngữ lẫn văn hoá, với những nhóm người Amazon ở phía
Bắc Brasil(Lòng chảo Amazon) và nhóm người phía Nam và khu vực ven biển,
thường gọi là nhóm Tupi.
Lịch sử phát triển của Brasil có thể khái quát như sau:
- Năm 1500, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha đã đặt chân đến Brasil
- Năm 1531, Brasil là thuộc địa của Bồ Đào Nha
- Năm 1763: Rio de Janeiro tuyên bố là Thủ đô duy nhất của Brasil.
- Năm 1822: Pedro tuyên bố độc lập của Brasil và trở thành vua của Brasil
- Năm 1888: Brasil xoá bỏ chế độ nô lệ
- Năm 1889: Brasil tuyên bố chuyển từ chế độ dân chủ sang cộng hoà
- Năm 1937 – 1945: chính quyền của thủ tướng Getuslio Vargas bắt đầu tiến
trình công nghiệp hoá đất nước
- Năm 1960: Brasilia trở thành Thủ đô mới của Brasil
- Năm 1988: Brasil đã công bố Hiến pháp mới
- Năm 1994: Fernando Henrique Cardo (ứng viên Đảng Xã Hội Dân Chủ

Brasil) được bầu cử làm tổng thống và tái đắc cử năm 1998
- Năm 2002: Luz Inacio Lula Da Silva (ứng viên Đảng Lao động) được bầu cử
làm tổng thống
- Năm 2006: Luz Inacio Lula Da Silva tái đắc cử nhiệm kỳ 2
- Năm 2010, ứng viên Đảng Lao Động, bà Dilma Rousseff đã đắc cử tổng
thống, là nữ Tổng thống đầu tiên của Brasil
1.3. Đặc điểm chính trị, văn hóa, xã hội:
1.3.1. Chính trị
-7-
Brasil tên đầy đủ là Cộng hoà Liên bang Brasil với thủ đô là Brasilia. Brasil
lấy ngày 7-9 là ngày Quốc khánh (kể từ ngày dành độc lập từ Bồ Đào Nha năm
1822). Khu vực hành chính của Brasil gồm 26 bang trong đó có các thành phố
chính là Sao Paolo, Rio de Janeiro, Salvador, Belo Horizonte.
Theo hiến pháp, Brasil là một quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang, được
tạo lập dựa trên 4 thực thể chính trị gồm liên bang, bang, các chính quyền thành phố
tự trị và quận liên bang. Brasil không có sự phân cấp cụ thể nào về quyền lực giữa
các thực thể chính trị này. Chính quyền Brasil được chia thành 3 nhánh: lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Hoạt động của các nhánh này diễn ra độc lập với nhau và
đồng thời được kiểm tra và điều chỉnh cân bằng sao cho thích hợp. Nhánh hành
pháp và lập pháp được tổ chức ở cả 4 thực thể chính trị, trong khi nhánh tư pháp chỉ
được tổ chức ở cấp liên bang và bang. Nhánh hành pháp được thực thi bởi chính
phủ, trong khi nhánh lập pháp được thực thi bởi cả chính phủ và hai viện của quốc
hội Brasil. Nhánh tư pháp hoạt động riêng rẽ với hai nhánh trên. Về nhánh hành
pháp, người đứng đầu nhà nước là tổng thống Brasil có nhiệm kỳ 4 năm và được
phép nắm tối đa 2 nhiệm kỳ. Tổng thống có quyền chỉ định thủ tướng liên bang, có
vai trò hỗ trợ cho tổng thống trong việc điều hành đất nước. Về nhánh lập pháp,
Quốc hội của Brasil được chia làm 2 viện: thượng viện và hạ viện. Thượng viện
Liên bang Brasil gồm có 81 ghế, phân bố đều mỗi 3 ghế cho 26 bang và quận liên
bang (thủ đô) và có nhiệm kỳ 8 năm. Hạ viện có tổng cộng 513 ghế, được bầu cử
theo nhiệm kỳ 4 năm và phân bố theo tỉ lệ bang.

Một trong những nguyên tắc chính trị của nền cộng hòa là hệ thống đa đảng,
như một sự đảm bảo về tự do chính trị. Hiện nay có tổng cộng 15 đảng chính trị lớn
nhỏ có ghế trong Quốc hội Brasil. Bốn đảng lớn nhất hiện nay là Đảng Công nhân
Brasil (PT), Đảng Dân chủ Xã hội Brasil (PSDB), Đảng Vận động Dân chủ Brasil
(PMDB) và Đảng Dân chủ (tiền thân là Đảng Mặt trận Tự do - PFL).
Luật pháp của Brasil dựa trên luật La Mã - Germania truyền thống. Hiến
pháp liên bang, được thông qua vào ngày 5 tháng 10 năm 1988 là bộ luật cơ bản
nhất của Brasil. Tất cả những quyết định của nhánh lập pháp và tòa án đều phải dựa
-8-
trên Hiến pháp Brasil. Các bang của Brasil đều có hiến pháp riêng của bang mình,
nhưng không được trái với Hiến pháp liên bang. Các chính quyền thành phố và
quận liên bang không có hiến pháp riêng mà có bộ luật của riêng mình, gọi là luật
cơ bản.
Quyền lực pháp lý được thực thi bởi nhánh tư pháp, mặc dù trong một số
trường hợp đặc biệt Hiến pháp Brasil cũng cho phép Thượng viện liên bang thông
qua những quyết định về mặt luật pháp. Cơ quan quyền lực cao nhất trong ngành
tư pháp của Brasil là Tòa án liên bang Tối cao. Tuy nhiên hệ thống tư pháp của
Brasil trong vài thập kỉ qua trong việc thực hiện không hiệu quả nhiệm vụ của
mình. Các vụ kiện cáo thường mất tới vài năm để giải quyết và đi đến phán quyết
cuối cùng.
1.3.2. Văn hóa, xã hội
Brasil là một nước đông dân, dân số đầu năm 2011 ước tính là 192.376.496
người, xếp thứ 5 trên thế giới, trong đó:
- Tỷ lệ tăng trưởng dân số là 1,102 %/năm (2011).
- Tỷ lệ sinh: 17,48/1000 người (2011)
- Tỷ lệ tử: 6,38/1000 người (2011)
- Tỷ lệ giới tính: 0,96 nam/nữ (2011)
- Tuổi thọ trung bình: 72,37 tuổi (2011)
Brasil là nước có dân số trong độ tuổi lao động rất cao. Độ tuổi trung bình của
Brasil là 30. Trong đó:

- 0-14 tuổi: 26.3% (nam 27.219.651/nữ 26.180.040)
- 15-64 tuổi: 67% (nam 67.524.642/nữ 68.809.357)
- 65 tuổi trở lên: 6.7% (nam 5.796.433/nữ 7.899.650) (2011)
-9-
Nguồn: The World Factbook
Như vậy, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ rất lớn trong dân số
Brasil. Đây chính là một thuận lợi của Brasil trong việc phát triển kinh tế. Về dân
tộc, Brasil có 53,7% da trắng, 38,5% người lai, 6,2% da đen. Ở Brasil còn có các
nhóm dân tộc khác gồm người gốc Nhật Bản, Ả Rập, người da đỏ chiếm 0,9% và
không xác định rõ là 0,7%. Tổ tiên của người Brasil được xác định gồm người da
đỏ châu Mỹ (người Tupi và Guarani), người Châu Âu (Bồ Đào Nha, Ý, Đức, Tây
Ban Nha) và người châu Phi (Bantu và Yoruba), với một số cộng đồng châu Á
(Nhật Bản, Liban, và Ả Rập, Syria, Hàn Quốc)
Miền nam Brasil là nơi cư ngụ của người gốc châu Âu. Vùng đông nam và
tủng tây, số người da trắng tương đương người gốc Phi và những người Brasil thuộc
chủng tộc khác. Miền đông bắc Brasil đa phần là người gốc Bồ Đào Nha và gốc
Phi. Bên cạnh đó, miền bắc có nhiều người da đỏ châu Mỹ sinh sống.
Hiến pháp 1988 của Brasil coi phân biệt chủng tộc là một tội danh. Hơn một
nửa dân số Brasil có nguồn gốc di cư đến: 79 triệu người châu Phi và người đa
chủng; 13 triệu người Ả Rập, chủ yếu từ Syria và Liban ở Đông Địa Trung Hải và
khoảng 1,6 triệu người từ châu Á, đa phần từ Nhật Bản.
Về văn hoá, Brasil chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Bồ Đào Nha do nước này
từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha trong một thời gian khá dài, ba thế kỷ. Do đó,
những nét đặc trưng của văn hoá Brasil đó là tiếng Brasil, đạo Công giáo và kiến
-10-
trúc đậm chất Bồ Đào Nha. Bên cạnh đó, lối sống của người Brasil cũng ảnh hưởng
mạnh mẽ bởi người Bồ Đào Nha.
Bên cạnh đó, do là một nước đa chủng tộc, Brasil còn chịu ảnh hưởng văn
hoá từ các dân tộc khác nữa. Vốn từ vựng và ẩm thực của Brasil bị ảnh hưởng từ
những người thổ dân châu Mỹ. Trong khi âm nhạc và các điệu nhảy của Brasil lại bị

ảnh hưởng lớn từ người da đen gốc châu Phi, vốn được mang đến Brasil để làm nô
lệ trước kia.
Tôn giáo chủ yếu tại Brasil là Thiên chúa giáo. Nước này cũng là nước có
cộng đồng người theo đạo Thiên chúa lớn nhất trên thế giới.
Cơ cấu tôn giáo của người dân Brasil năm 2010 như sau (Nguồn: IBGE):
• 73,6% dân số theo Thiên chúa giáo.
• 15,4% dân số theo Đạo tin lành.
• 7,4% dân số tự cho mình là người theo Thuyết vô thần.
• 1,3% dân số theo Thuyết thông linh.
• 1,8% dân số là thành viên của các tôn giáo khác. Một số tôn giáo đó là
Mormon (930.000 tín đồ), Nhân chứng Jevoha(510.000 tín đồ), Phật
giáo(215.000 tín đồ), Do Thái giáo (152.000 tín đồ), và Hồi giáo (27.200 tín
đồ).
• 0,3% dân số theo các tôn giáo truyền thống Châu Phi
• Ngoài ra còn cố một số người theo tôn giáo pha trộn giữa các tôn giáo có mặt
ở Brasil
1.4. Khái quát chung về nền kinh tế thương mại Brasil
1.4.1. Phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP
Brasil có nền nông nghiệp, khai khoáng, sản xuất và dịch vụ rộng lớn và
đang trên đà phát triển. Brasil hiện nay đang rất tích cực trong việc mở rộng thị
trường ra nước ngoài.
-11-
Năm 2000, Brasil đã phục hồi sau khủng hoảng tài chính năm 1999. Tuy
nhiên, từ năm 2001- 2003, GDP của Brasil có tăng nhưng rất chậm, , trung bình chỉ
tăng 2,2%/năm. Nguyên nhân là do Brasil phải chịu cả biến động kinh tế. Ở bên
ngoài, Brasil phải chịu sự suy thoái của kinh tế toàn cầu. Trong nước, Brasil gặp
phải bất ổn thị trường do năm 2002 bộ máy cũ hết nhiệm kỳ. Trong thời kỳ này,
đồng tiền Real đã bị xuống giá mạnh, thất nghiệp gia tăng, thu nhập bình quân thấp,
đầu tư cũng giảm sút. Nhưng bằng nỗ lực của chính phủ mới trong việc sử dụng các
công cụ kinh tế vĩ mô như tỷ giá hối đoái thả nổi, chính sách tiền tệ thắt chặt, Brasil

đã vượt qua khó khăn một cách nhanh chóng và không làm ảnh hưởng tới nhiều tới
tài chính trong nước. Năm 2004 nền kinh tế Brasil đánh dấu tăng trưởng vượt bậc
với mức tăng GDP đạt 5,8%, thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2000
và thu nhập bình quân đầu người tăng. Không những thế, trong năm 2004, Brasil
còn đạt được cán cân thương mại thặng dư, lần đầu tiên kể từ năm 1992.
Năng suất lao động, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp đã đóng góp vào
việc tăng kim ngạch xuất khẩu. Nhờ quản lý kinh tế tốt, Brasil đã duy trì được
những vấn đề kinh tế quan trọng, đáng kể nhất là vấn đề liên quan đến nợ quốc gia.
Tổng thống LULA DA SILVA đã cam kết với trách nhiệm tài chính bằng cách duy
trì thặng dư thương mại trong giai đoạn bầu cử 2006. Trong lễ nhậm chức nhiệm kỳ
2, Tổng thống LULA DA SILVA tuyên bố cải cách kinh tế để giảm thuế và tăng
đầu tư khu vực công. Một thách thức lớn là suy trì tốc độ tăng trưởng nhanh để tạo
ra việc làm và giảm gánh nặng nọ của chính phủ.
Do ảnh hưởng của khủng khoảng tài chính toàn cầu, năm 2009, GDP Brasil
tăng trưởng âm. Tuy nhiên nền kinh tế Brasil đã đối phó tốt đối với khủng hoảng tài
chính toàn cầu. Các ngành kinh tế chủ chốt như chế tạo máy bay vận tải tầm ngắn
và tầm trung, sản xuất ôtô, khai thác mỏ, luyện kim, dịch vụ, nông sản thực phẩm
đã có tín hiệu vượt qua điểm đáy khủng hoảng, mở mang đầu tư, sản xuất, gọi
người lao động trở lại làm việc mà dịp đầu năm tạm nghỉ hoặc mất việc. Thặng dư
thương mại tiếp tục ở mức cao.
Sang năm 2010, niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư phục hồi và tăng
trưởng GDP đạt tới 7,5%, tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 25 năm qua. Mặc dù
tăng trưởng chậm trong năm 2011, GDP của Brasil đã đạt 2.518 tỷ USD, vượt qua
Anh Quốc để trở thành nền kinh tế thứ 6 thế giới về GDP. Thất nghiệp thành thị ở
-12-
mức thấp lịch sử là 4,7% (Tháng 12 năm 2011), và mức độ Brasil bất bình đẳng thu
nhập đã giảm trong 12 năm qua. Brasil tăng lãi suất làm cho đất nước này trở thành
một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ lãi suất hàng năm của
Brasil là 10.75% trong năm 2010 và đã tăng lên 11% trong năm 2011. Dòng vốn
chảy vào lớn trong vài năm qua đã góp phần vào sự tăng giá của tiền tệ, làm giảm

khả năng cạnh tranh của sản xuất của Brasil. Lãnh đạo chính phủ phải can thiệp vào
thị trường ngoại hối và tăng thuế trên một số dòng vốn đầu tư nước ngoài. Tổng
thống Dilma Rousseff đã giữ lại chính sách của chính quyền trước đây về mục tiêu
lạm phát của ngân hàng trung ương, tỷ giá hối đoái thả nổi, và kiềm chế tài chính
(Nguồn: The World Factbook).
Cơ cấu kinh tế Brasil dịch chuyển nhanh sang lĩnh vực công nghiệp và dịch
vụ, mang đặc điểm của nước công nghiệp hoá. Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất
trong GDP của Brasil nhờ vào sự đóng góp của khu vực tài chính và công nghệ viễn
thông. Hiện nay cơ cấu kinh tế của Brasil là: nông nghiệp: 5.8%, công nghiệp:
26.9%, dịch vụ: 67.3% (Nguồn: World bank).
Nguồn: World bank
1.4.2. Các ngành kinh tế trọng điểm
1.4.2.1. Ngành Công nghiệp chủ đạo
Brasil có nền công nghiệp phát triển nhất Mỹ La tinh. Sản lượng công nghiệp
chiếm hơn một phần tư tổng thu nhập quốc nội (GDP). Với nền kinh tế phát triển ổn
định nhờ Kế hoạch Real, các công ty Brasil và các công ty đa quốc gia đầu tư mạnh
vào công nghệ và thiết bị mới, một phần lớn trong số đó được nhập khẩu từ các
-13-
công ty Bắc Mỹ. Năm 2008 Brasil được tổ chức quốc tế S & P công nhận là “Nước
đạt cấp độ đầu tư ổn định, ít rủi ro”. (Nguồn: IBGE)
Brasil cũng có nền công nghiệp dịch vụ đa dạng, chất lượng cao. Những
năm đầu thập niên 1990, lĩnh vực ngân hàng chiếm tới 16% GDP. Dịch vụ tài chính
nước này đã cung cấp tiền vốn cho nhiều công ty trong nước sản xuất ra các loại
hàng hóa phong phú, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài, kể cả các công ty tài chính
lớn của Mỹ. Thị trường chứng khoán và Hàng hoá tương lai BM&F ở Sao Paulo rất
phát triển.
Một số ngành công nghiệp chủ đạo gồm: Hàng dệt và các hàng tiêu dùng
khác, giày dép, hóa chất, xi măng, gỗ quặng, thiếc, máy bay, sắt, thép, xe hơi và
linh kiện rời, máy móc, thiết bị.
Do giá thành hạ của năng lượng nguyên tử và sẵn có nguồn quặng uranium,

Chính phủ có kế hoạch xây dựng mới, đưa công suất các nhà máy điện nguyên tử
trong 50 năm tới lên 60 ngàn megawatt để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng,
bù đắp cho một số nhà máy thuỷ điện chưa hết công suất do lượng nước ở hồ chứa
đang giảm dần.
Lao động trong ngành công nghiệp của Brasil chiếm tỷ trọng 14%, tăng
trưởng công nghiệp trong năm 2011 cũng ở mức khá cao, đạt 4% (Nguồn: The
World Factbook).
Khai mỏ
Ngành khai mỏ của Brasil có sự đa dạng về nguồn và phạm vi diện tích. Sản
xuất sắt, vàng, granite, beauxite và đá vôi chiếm khoảng 70% giá trị sản lượng khai
mỏ. Brasil là nước dự trữ niobium lớn nhất thế giới (chiếm 96,7% năm 2011) và
tantalite (52.1%) và đứng thứ 3 thế giới về dự trữ beauxite (7.6%), đứng thứ 5 về dự
trữ sắt (6.4%). Brasil cũng là quốc gia sản xuất lớn nhất về các sản phẩm như
niobium (95.1%), sắt (19.1%) và tantalite (16.1%) tổng sản lượng của thế giới năm
2011 (Nguồn:J.P. Morgan).
Thị trường xuất khẩu chính của các sản phẩm khai mỏ của Brasil là Trung
Quốc, Mỹ và EU. Theo hiến pháp của Brasil toàn bộ nguồn tài nguyên khoáng sản
-14-
thuộc sở hữu của chính phủ liên bang. Quy định mọi hoạt động khai thác và chế
biến các sản phẩm về khi gas, dầu mỏ và hạt nhân thuộc độc quyền của chính phủ.
Công nghiệp chế tạo
Ngành chế tạo có sự đa dạng cao và đóng góp lớn vào tổng GDP của Brasil.
Tỷ trọng đóng góp lớn nhất trong GDP là công nghiệp chế biến thực phẩm, tiếp sau
là luyện kim cơ bản, máy móc và các trang thiết bị, các sản phẩm hoá chất.
Sau ngành chế biến thực phẩm, hầu hết lao động tập trung chính tại các
ngành như thêu, các sản phẩm kim loại, máy móc trang thiết bị, đồ nội thất. Gần
đây, danh mục công nghiệp nhập khẩu Brasil thấp như luyện kim, dệt và may mặc,
nội thất, cà phê, đường trong khi danh mục khác tăng lên đáng kể như trang thiết bị
điện tử, viễn thông, phương tiện gắn máy, máy bay.
Công nghiệp ô tô

Sản xuất ô tô ở Brasil đang ngày càng phát triển. Ngành ô tô tiếp nhận vốn
chủ yếu từ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Giai đoạn từ 1994 – 2009 đã có 47 tỷ
USD đầu tư vào ngành này. Hầu hết các tập đoàn xe hơi lớn đều có nhà máy sản
xuất ở Brasil. Doanh thu của ngành sản xuất ô tô chiếm 23% toàn khu vực công
nghiệp và chiếm 5% tổng GDP của Brasil. Ngành này tạo công ăn việc làm cho
khoảng 1,5 triệu người. Số lượng nhà phân phối không ngừng tăng. Vào năm 2010,
Brasil có hơn 4500 nhà phân phối lớn nhỏ(Nguồn: J.P. Morgan).
Tính đến cuối năm 2010, có khoảng 3,45 triệu ô tô được bán thị thị trưởng
Brasil, tăng gần 10% so với năm 2009. Tuy nhiên, Brasil vẫn phải nhập khẩu xe từ
nước ngoài do sản xuất trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân
Brasil. Ngành sản xuất ô tô Brasil xuất khẩu 17 tỷ USD và nhập khẩu 14 tỷ USD.
Năm 2010 quốc gia Nam Mỹ này vượt Đức trở thành thị trường ô tô lớn thứ 4 thế
giới – sau Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản(Nguồn: J.P. Morgan).
Xét về phương diện chế tạo, Brasil là nhà sản xuất ô tô lớn thứ 6 thế giới với
tổng sản lượng 3,64 triệu ô tô với 17 phương tiện khác nhau. Hiện tại ở Brasil có 25
nhà sản xuất với hơn 50 nhà máy. Bên cạnh đó, Brasil có 500 nhà sản xuất phụ tùng
ô tô với tổng số nhà máy lên đến 200.000. Con số này còn tiếp tục tăng trong thời
gian tới, khi Huyndai (Hàn Quốc) và Chery (Trung Quốc có kế hoạch mở thêm các
nhà máy sản xuất mới. Theo Anfavea, 6% ô tô sản xuất tại Brasil được xuất sang
-15-
Argentina và 20% xuất sang các khu vực khác. Tính chung trong cả năm 2010,
Brasil đã xuất khoảng 780.000 ô tô, tăng 64% so với năm 2009. Trên phương diện
nhập khẩu, 50% số ô tô nhập khâu là từ Argentina, 22% từ Hàn Quốc và Trung
Quốc, 10% từ Mexico và 6.5% từ châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên tình hình có thể thay
đổi khi đồng Real tiếp tục tăng giá so với USD và EURO, khiến ô tô nhập khẩu trở
nên rẻ, trong khi sản xuất gặp nhiều khó khăn (Nguồn: Money and Markets).
Công nghiệp máy báy
Brasil coi phát triển công nghiệp hàng không và vũ trụ là ngành công nghiệp
quan trọng trong việc phát triển quốc gia cũng như quốc phòng. Do diện tích rộng
lớn của đất nước, vận tải hàng không là một phương thức quan trọng. Đất nước này

phụ thuộc rất lớn vào hệ thống hàng không dân dụng trong việc liên kết các khu vực
dân cư thưa thớt với các trung tâm kinh tế lớn.
Lao động trong ngành công nghiệp máy bay đạt khoảng 25.700 lao động
năm 2010. Tổng doanh thu của ngành là 19,5 tỷ USD năm 2010. Tỷ lệ đóng góp
vào GDP xấp xỉ 1%. Năm 2010 xuất khẩu của ngành (gồm cả các bộ phận máy bay)
là 17 tỷ USD và tổng lượng nhập khẩu là 5 tỷ USD. Có 415 công ty hoạt động
trong ngành máy bay và không gian vũ trụ, hầu hết các công ty này đều tập trung ở
Đông – Nam của Brasil. Xấp xỉ 99% sản lượng của ngành (gồm cả công nghiệp
không gian) được bán cho thị trường nước ngoài. Thị trường hàng không nội bộ
Brasil chiếm 500 triệu USD mỗi năm, bao gồm cả nhu cầu lên đến 20 máy bay phản
lực mới và cánh quạt máy bay, cũng như máy bay trực thăng và máy bay cũ. Brasil
có lớn đội máy bay kinh doanh lớn thứ 2 trên thế giới, 351 công ty vận tải hàng
không và 839 máy bay nông nghiệp hoạt động (2010) (Nguồn: IBGE).
Ngành sản xuất máy bay của Brasil bị chi phối bởi EMBRASER.
EMBRASER là nhà sản xuất có trụ sở nằm tại Sao Jose, gần Sao Paulo.
EMBRASER là một trong 4 nhà sản xuất máy bay dân dụng và quân sự lớn nhất thế
giới. EMBRASER nắm giữ xấp xỉ 80% lượng xuất khẩu của toàn ngành của Brasil.
Năm 2010, EMBRASER kiểm soát xấp xỉ 29% thị trường thế giới trong ngành máy
bay. Trong năm 2010, EMBRASER là một trong những công ty công ty xuất khẩu
lớn nhất Brasil sang thị trường Mỹ với 143 máy bay thương mại, tư nhân và máy
bay chiến đấu (Nguồn: IBGE).
-16-
Thị trường sân bay ở Brasil đã được mở rộng trong vài năm qua. Sự tăng
trưởng của nền kinh tế cũng như nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng là động lực
để Brasil hiện đại hóa các sân bay lớn. Brasil sẽ được đầu tư rất nhiều trong việc cải
tạo, xây dựng sân bay mới trong cả nước, đặc biệt trong khu vực của Piaui, Rio
Grande do Sul, Sao Paulo, Recife, Maceio, Brasilia và Rio de Janeiro.
Công nghiệp đóng tàu
Brasil thực hiện cải tiến ngành công nghiệp đóng tàu trong những năm gần
đây. Brasil đang phát triển ngành công nghiệp đóng tàu để phục vụ nhu cầu trong

nước cũng như cạnh tranh với các quốc gia từ châu Á. Petrobras là tập đoàn lớn
nhất trong ngành ở Brasil. Petrobras vẫn tiếp kế hoạch đầu tư nhiều vào công
nghiệp đóng tàu, tạo ra hơn 10.000 việc làm trong nước. Giá trị đóng góp của
ngành công nghiệp đóng tàu là gần 1 tỷ $(năm 2010). Brasil có khoảng 100 xưởng
đóng tàu sản xuất đa dạng các loại tàu thuyền, từ tàu thuỷ bằng gỗ tới những tàu sử
dụng công nghệ cao như tàu chở gas và tàu chiến đấu (Nguồn: IBGE).
Trong những năm tới đây, Brasil tiếp tục chú trọng vào đầu tư cho đóng tàu.
Nhờ vào công nghệ mới, nguồn nhân công chất lượng cao, Brasil đặt mục tiêu đáp
ứng đủ nhu cầu trong nước, đồng thời cạnh tranh được với các nước Singapore, Hàn
Quốc.
Dệt may
Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt may Brasil (ABIT), ngành dệt may nước này
có thể tăng trưởng 5% mỗi năm, đạt 75 tỷ USD vào 2016, nếu chính phủ thông qua
luật nhằm giảm chi phí sản xuất và kiểm soát hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Theo ABIT, năm 2011, ngành dệt may Brasil sử dụng 8 triệu nhân công, và
tạo ra tài sản 50 tỷ USD, nhưng đang gặp rất nhiều khó khăn kể từ khi nhập khẩu
hàng dệt may tăng mạnh từ Trung Quốc, với mức tăng năm nay lên tới 35%. Trên
70% sản phẩm dệt may nhập khẩu vào Brasil đến từ Trung Quốc.
Ngành dệt may Brasil sản xuất trên 50 tỷ USD quần áo và vải vóc mỗi năm,
chủ yếu tiêu thụ trên thị trường nội địa và chỉ xuất khẩu 5%. ABIT đề nghị chính
phủ Brasil giảm thuế năng lượng và thuế nhân công lần lượt 35% và 20%, để người
-17-
Brasil có thêm tiền chi phí cho các dự án tăng sức cạnh tranh với đối thủ quốc tế
(Năm 2011).
Thị trường lớn của Brasil là Mỹ. Năm 2010, kim ngạch hàng dệt may Brasil
xuất khẩu sang thị trường này đạt 238 triệu USD với mặt hàng chủ yếu là hàng sản
xuất tại Brasil 100%. Ngành dệt may của Brasil cũng đang rất quan tâm tới thị
trường mới như Trung Đông và châu Á. Brasil đang đầu tư nhiều hơn để có thể
thâm nhập vào hai thị trường trên nhằm mở rộng thị phần.
Năng lượng

Dầu mỏ và gas
Khai thác Dầu mỏ và khí đốt là một khu vực kinh tế quan trọng cho nền kinh
tế vì nó chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ nhiên liệu và năng lượng đáp ứng nhu
cầu của xã hội. Ngành này đạt 300 tỷ USD (năm 2010) và đang ngày càng dành
được sự chú ý của các nhà đầu tư (Nguồn: JP Morgan).
Trữ lượng dầu ở Brasil hiện tại vào khoảng 15,1 tỷ thùng, với sản lượng vào
khoảng 2,6 triệu thùng/ngày, xếp thứ ba trong khu vực Mỹ La tinh, sau Mexico và
Venuzuela. Vào năm 2007, Brasil đã trở thành điểm sáng của thế giới khi Petrobras
phát hiện mỏ dầu ở khu vực nước sâu với trữ lượng vào khoảng 6-8 tỷ thùng, là
vùng có trữ lượng lớn thứ hai thế giới. Kể từ đó, Petrobras và các tập đoàn khác như
Devon, Anadarko, Exxon mở rộng các cuộc thăm dò ở các vùng nước sâu của
Brasil.
Chính phủ liên bang Brasil tin rằng, Brasil có trữ lượng khoảng 70 tỷ thùng
chưa được thăm dò. Theo ước tính của IEA (Cơ quan năng lượng toàn cầu), sản
lượng dầu của Brasil sẽ tăng 2,1% mỗi năm từ 2009 đến 2035, xếp thứ 2 thế giới
sau Iraq.
Để có thể đạt được mức tăng trưởng như vậy, Brasil dựa vào 77 công ty có
quyền khai thác dầu mỏ ở Brasil. Trong số đó có các tập đoàn Shell, Royal Dutch
Shell, Chevron, Exxon, BP và Statoil.
Petrobras vẫn là tập đoàn thống trị sản xuất và phân phối dầu mỏ và khí gas
thiên nhiên ở Brasil. Tính đến cuối năm 2010, chính quyền liên bang vẫn là cổ đông
chính của Petrobras sở hữu 55.7% cổ phiếu phổ thông. Petrobras sản xuất bình quân
-18-
hàng ngành 1.7 triệu thùng dầu mỏ và 43 triệu mét khối khí gas tự nhiên, xuất khẩu
xấp xỉ 439,000 thùng xăng và dẫn xuất/ngày. Tổng doanh thu của Petrobras là 95.7
tỷ R$ trong đó có 17.8 tỷ R$ lợi nhuận ròng (Nguồn: IBGE).
Nhà máy lọc dầu của Petrobras sản xuất 96% tổng sản lượng của Brasil đạt
1.6 triệu thùng/ngày (năm 2003). Dự án đầu tư của Petrobras vào nhà máy lọc dầu
đến 2007 là 5 tỷ đô la (Nguồn: IBGE).
Trong tháng 05/2010, tập đoàn dầu khí Petrobras của Brasil đã thông báo

phát hiện một mỏ dầu ở khu vực nước sâu có trữ lượng khoảng 4.5 tỷ thùng. Phát
hiện này có thể giúp Brasil hoàn thành mục tiêu trở thành một trong những nhà sản
xuất và xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới.
Brasil nhập khẩu lượng khí gas chính từ Bolivia thông qua đường ống dẫn
xấp xỉ 3,150km. Khả năng cung cấp tối đa là 30,1 triệu cubic metres trên
ngày(Nguồn: The World Factbook). Đường ống này chủ yếu được sử dụng bởi
Petrobras. Petrobras vừa là nhà nhập khẩu chính vừa cung cấp cho các công ty phân
phối địa phương, nhà máy nhiệt điện, nhà máy lọc dầu.
Điện
Khả năng sản xuất điện của Brasil là 113 Giga Watts (2010). Thuỷ điện của
Brasil chiếm tỷ trọng lớn nhất, với 71% tổng sản lượng điện của toàn ngành. Nhiệt
điện (sản xuất từ than, dầu) xếp thứ hai với 26% tổng sản lượng. Điện nguyên tử và
điện tử các nguồn nguyên liệu tái chế khác, chỉ chiếm phần nhỏ (Nguồn: JP.
Morgan).
Nguồn: J.P. Morgan
-19-
Nhu cầu về điện ở Brasil đang tăng, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm từ 2006 –
2010 là 4% và được dự báo là sẽ tăng trưởng đạt 5% trong năm 2011. Sự tăng
trưởng này yêu cầu sản lượng điện của Brasil phải tăng lên 5 giga watts và đây
chính là cơ hội cho các nhà đầu tư mới. Sản xuất điện ở Brasil hấp dẫn các nhà đầu
tư vì đây là khu vực kinh tế có luật rất rõ ràng và minh bạch, giá cả ít biến động
trong thời gian dài.
Tập đoàn Eletrobras là nhà cung cấp điện lớn nhất Brasil. Đây là tập đoàn
vừa sản xuất, vừa truyền tải và phân phối. Năm 2010, Eletrobras chiếm hơn 50%
tổng lượng điện cung cấp, đồng thời cũng sở hữu khoảng 59% đường dây chuyển
tải điện năng với công suất trên 230 kV (Nguồn: JP Morgan).
Chính quyền liên bang nắm giữ quyền sản xuát cũng như phân phối điện.
Chính phủ Brasil 52.5% cổ phần của Eletrobras. Qua đó, Eletrobras được sử dụng
như một công cụ của chính phủ nhằm điều hành ngành sản xuất và phân phối điện ở
Brasil.

Phân phối điện năng do 70 công ty đảm nhiệm, trong đó có sự tham gia của
24 công ty vốn đầu tư nước ngoài (Nguồn: JP Morgan).
1.4.2.2. Các sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu chủ đạo:
Nông nghiệp là một khu vực kinh tế quan trọng của Brasil và là một yếu tố
quan trọng trong phát triển kinh tế và ngoại thương của Brasil. Nông nghiệp của
Brasil chiếm 5,8% GDP và chiếm tới 36% kim ngạch xuất khẩu của Brasil. Số
lượng lao động làm việc trong khu vực kinh tế này là 20% (năm 2011).
Nông sản
Brasil là nhà sản xuất lớn nhất Cà phê (sản lượng 43,48 triệu bao vào năm
2011, gần một nửa sản lượng thế giới), mía đường (đứng đầu thế giới), hoa quả
nhiệt đới. Brasil cũng có đàn gia súc lớn nhất thế giới với 170 triệu con, nhiều hơn
50% so với Mỹ. Brasil còn là nhà sản xuất hàng đầu đậu nành(chỉ sau Mỹ), hạt
điều, ca cao, gạo, ngô (Nguồn: J.P. Morgan).
Lâm nghiệp
Ngành lâm nghiệp chiếm khoảng 3,7% GDP của Brasil. Lâm nghiệp tạo việc
làm cho hơn 2 triệu lao động. Gỗ và sản phẩm nội thất là sản phẩm quan trọng nhất
chiếm 43%, cellulose và giấy chiếm 36,7%, than củi chiếm 20,3% (Nguồn: IBGE).
-20-
Theo Bộ môi trường Brasil, 70% diện tích rừng trồng mang giá trị kinh tế
tiềm năng. Rừng trồng tập trung ở phía Nam và Đông – Nam khoảng 452.000 ha
thông và bạch đàn. Đây là hai nguồn gỗ chính của Brasil được chế biến hàng năm
nhằm đáp ứng nhu cầu về gỗ như một đầu vào. Thị trường chính tiêu thụ sản phẩm
gỗ của Brasil là Mỹ.
1.4.2.3. Dịch vụ
Ngành dịch vụ của Brasil rất phát triển, chiếm tới 67,3% GDP (năm 2011).
Ngành dịch vụ này gồm: sửa chữa và bảo trì ô tô; vận tải đường bộ, đường biển và
hàng không; dịch vụ tài chính; dịch vụ viễn thông; dịch vụ sửa chữa và mua tài sản
cá nhân; dịch vụ bất động sản,…
Ngành dịch vụ ở Brasil đóng vai trò rất quan trọng. Ngành này đã tạo hơn
70% việc làm chính thức cho Brasil. Xuất khẩu dịch vụ của Brasil cũng đang ngày

càng phát triển. Năm 2008, xuất khẩu dịch vụ của Brasil đat 28,8 tỷ USD, tăng
trưởng 27,4% so với năm 2007. Con số này đến năm 2011 đã là 37,8 tỷ USD
(Nguồn:IBGE).
Brasil đã cam kết cụ thể trong Hiệp định chung về Thương mại và Dịch vụ
chung (General Agreement on Trade in Sevices (GATS)) ít nhất là từng phần về:
Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ viễn thông, xây dựng và các dịch vụ liên quan tới ứng
dụng khoa học, dịch vụ tài chính, du lịch và lữ hành, dịch vụ vận chuyển.
Là một thành viên của khối MERCOSUR, Brasil đang tham gia đàm phán về
dịch vụ trong nhóm vùng, đây là những kế hoạch tự do hoá thương mại dịch vụ
trong 10 năm sau khi tham gia phê chuẩn nghị định thư Montevideo.
Hiện tại Brasil đang tham gia đàm phán FTAA và đây cũng là một phần hiệp
định đàm phán tự do hoá thương mại của MERCOSUR với uỷ ban châu Âu (EU).
Hệ thống ngân hàng
Hệ thống ngân hàng nói chung được phân loại theo 5 hình thức sở hữu: sở
hữu thuộc chính quyền liên bang, sở hữu chính phủ, tư nhân trong nước, tư nhân
nước ngoài giám sát hoặc có sự tham gia của tư nhân nước ngoài.
Trong số 50 ngân hàng hàng đầu có 6 ngân hàng thuộc sở hữu của chính
quyền liên bang, 4 ngân hàng thuộc sở hữu của chính phủ, 20 ngân hàng thuộc sở
-21-
hữu của tư nhân trong nước, 18 ngân hàng được điều hành bởi tư nhân nước ngoài
và 2 ngân hàng có sự tham gia của tư nhân nước ngoài.
Sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với thị
trường tài chính Brasil. 50 trong số 140 ngân hàng đa năng được điều khiển bởi
nguồn vốn nước ngoài, phần lớn sở hữu nước ngoài chiếm trên 90% lượng vốn. Có
233 tổ chức tài chính có sự tham gia của tư bản nước ngoài. Những tổ chức nước
ngoài chính trong hệ thống ngân hàng Brasil là Mỹ (chiếm 23%), Tây Ban Nha
(11%), Đức (10%), Hà Lan (8%). Khoảng 47% lượng vốn của cá nhân hàng nước
ngoài có nguồn gốc từ khu vực Châu Âu. Brasil cũng có 50 ngân hàng có khả năng
đầu tư ra thị trường nước ngoài (Nguồn: IBGE).
1.4.3. Thương mại hàng hoá

Thương mại của Brasil với thế giới phát triển nhanh, liên tục xuất siêu hơn
10 năm qua. Năm 2005 xuất khẩu đạt 118 tỷ USD, nhập khẩu đạt 73.5 tỷ USD.
Tổng kim ngạch năm 2006 đạt 228.825 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 137.469 tỷ
USD, nhập khẩu đạt 91,383 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt 48,08 tỷ USD. Tỷ lệ
xuất/nhập là 1,5 (Nguồn: IBGE).
Năm 2007 tổng kim ngạch thương mại với thế giới đạt 281,2 tỷ USD, trong
đó xuất khẩu đạt 160,6 tỷ USD (tăng 16.8%), nhập khẩu đạt 120,6 tỷ USD (tăng
32% so với năm 2006). Năm 2008 kim ngạch thương mại của Brasil đạt 371 tỷ
USD (xuất khẩu đạt 197,9 tỷ USD, nhập khẩu đạt 173,1 tỷ USD). (Nguồn: IBGE)
Năm 2009, ngành ngoại thương Brasil đạt kết quả đáng khích lệ. Tổng kim
ngạch trao đổi hai chiều với nước ngoài đạt 279,889 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt
152,252 tỷ USD, nhập khẩu đạt 127,637 tỷ USD, cán cân thương mại phản ánh xuất
siêu 24,615 tỷ USD. Xuất khẩu năm 2009 đã bị giảm 22.2% so với cùng kỳ 2008 do
ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Các nhóm hàng xuất khẩu như sản
phẩm chế tạo giảm 27,3%, sản phẩm nửa chế tạo giảm 23,4%, sản phẩm cơ bản như
nguyên nhiên vật liệu, thực phẩm giảm 14,1%. Trong nhóm thành phẩm chế tạo coi
là hàng xuất khẩu chủ lực, xuất khẩu mặt hàng đường kính tăng 32,4%, sản phẩm
nhựa tăng 10%. Tuy nhiên xuất khẩu xe vận tải giảm 49,8%, etanol giảm 43,3%, ô
tô giảm 33.7%, máy bơm, máy nén khí giảm 31,7%, dầu nhiên liệu giảm 31,5%.
Trong nhóm bán thành phẩm chế tạo, xuất khẩu mặt hàng sắt tấm đúc giảm

×